Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

truyện kiều trong con mắt người đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.96 KB, 82 trang )

Truyện Kiều trong con mắt người đời
PH ẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tuyệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi
hào dân tộc Nguyễn Du đang được giới học giả đánh giá và bình phẩm rất
nhiều, về mọi phương diện… Việc thảo luận và đánh giá “Truyện Kiều”
đang trở thành vấn đề “nóng” và “bức xúc” của nhiều người trên báo chí, các
diễn đàn văn hóa văn nghệ, trở thành đề tài của rất nhiều nhà xuất bản và sự
chạy đua xuất bản các ấn phẩm có liên quan đến tác phẩm tuyệt tác này. Rất
nhiều nhà nghiên cứu cũng đang ra sức bỏ công để “cày xới” mảnh ruộng
phong phú này để “định vị” và “cắm mốc”, vừa để tiếp cận thị trường, vừa
để thỏa lòng đam mê tác phẩm vang danh của thiên tài Tố Như.
Nhưng từ xưa đến nay, mọi sự xảy ra đều có nguyên nhân của nó
từ nhiều phía. Đã có rất nhiều quan điểm đã lợi dụng xu thế của thời đại
nhằm “hạ bệ” “Truyện Kiều” hoặc tôn vinh một cách thái quá, làm cho tác
phẩm văn chương kiệt tác trở thành một thứ trò chơi “rẻ tiền” trong quần
chúng… hoặc ca ngợi “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân mà
bài xích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, Đại thi hào dân tộc của chúng ta và
ngược lại… nhằm phủ định sạch trơn mọi giá trị mà tuyệt tác của Nguyễn
Du mang lại, phủ nhận sự sáng tạo tài ba và tấm lòng của Cụ trong tác phẩm.
chính vì lẽ đó, đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu một cách tích cực
các giá trị của danh phẩm, đánh giá các luồng dư luận và khẳng định lại một
lần nữa một cách khoa học về cách hiểu “Truyện Kiều” trong con mắt của
người đời, làm cho tác phẩm mãi mãi sống trong lòng yêu thương, giữ một
vị trí quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 1
Truyện Kiều trong con mắt người đời
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu lại các
giá trị của “Truyện Kiều”, tìm hiểu các luồng dư luận, tư tưởng của mọi


người, mọi thời đại về tác phẩm lừng danh này. Qua đó, trang bị cho bản
thân những kiến thức cần và đủ về “Truyện Kiều”, có kế hoạch về tư tưởng
sau này cho việc đánh giá và nghiên cứu tác phẩm. Đồng thời, tìm hiểu
nguyên nhân của các luồng dư luận trong xã hội về tác phẩm, đề xuất một số
ý kiến của bản thân nhằm định hướng và góp phần định vị vị trí của “Truyện
Kiều” trong xã hội và trong con mắt của người đời mọi thế hệ về tác phẩm.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là các luồng dư luận và tư tưởng của người đời về tác phẩm
“Truyện Kiều” của Thi hào dân tộc Nguyễn Du.
3.2 Khách thể nghiên cứu
Là tác phẩm “Truyện Kiều” của Thi hào dân tộc Nguyễn Du.
4. Thực trạng nghiên cứu
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ, của
công tác nghiên cứu và phê bình văn học, càng ngày càng có nhiều đề tài
nghiên cứu về “Truyện Kiều”, phát hiện những giá trị văn chương độc đáo
của tác phẩm Nguyễn Du trên nhiều phương diện.
Trong thời đại của Nguyễn Du, tác phẩm này cũng được các nho sĩ
đương thời lưu tâm bàn luận với nhiều xu hướng và ý kiến trái ngược nhau.
Trong thời kì đầu thế kỉ XIX, thế kỉ XX, các cuộc tranh luận về truyện kiều
vẫn chưa tới hồi kết. Thật là một tác phẩm “hot” trong giới văn học nghệ
thuật, được định hình với hai xu hướng khen chê rõ rệt với các quan điểm và
lí lẽ hùng hồn, không ai kém ai.
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 2
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Ngày hôm nay, vấn đề “Truyện Kiều” và Nguyễn Du cũng là một
trong những nội dung được quan tâm hàng đầu tại các cuộc hội thảo qua các
tham luận của những bậc thầy đầu ngành. Như các tham luận gần đây nhất
của P.G.S- T.S. Phạm Tú Châu, G.S- T.S. Ahn Kyong Hwan, T.S. Từ Thị

Loan, G.S. Vũ Hạnh, G.S- T.S. Trần Ngọc, G.S- T.S. Phạm Đan Quế…
Vì lòng đam mê nghiên cứu và muốn được góp phần nhỏ bé của
mình cho nền học thuật nước nhà về thiên tác phẩm nổi tiếng này, đề tài này
cũng theo gót của các bậc tiền bối đi trước và những luận điểm có sẵn để
đưa ra quan điểm của cá nhân, góp thêm vào cho kho tàng lí luận, phê bình
của dân tộc ngày càng thêm phong phú và sống động.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, tôi sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Tìm hiểu lại một lần nữa một cách chính xác và khoa học về
tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”.
• Tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu tác phẩm lừng danh này.
• Tìm hiểu các luồng dư luận, tư tưởng, các đánh giá về
“Truyện Kiều” từ khi ra đời cho đến nay một cách khái quát.
• Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các vấn đề trên, ý nghĩa của
vấn đề trước và sau khi vấn đề ra đời.
• Đánh giá các nhận định trên một cách khoa học và hợp lí
theo tiến trình phát triển và vị trí thời đại.
• Dẫn chứng cụ thể và chi tiết các dẫn chứng liên quan đến
các nội dung nhận định, đánh giá về “Truyện Kiều”, các cảm
hứng của người đời về tác phẩm.
• Đề xuất một số ý kiến của bản thân và đưa ra một số kết
luận nhằm đánh giá vá định hướng tư tưởng về tác phẩm.
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 3
Truyện Kiều trong con mắt người đời
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
• Mục đích
Để tìm hiểu một số vấn đề lí luận , một số vấn đề có liên quan đến đề tái
như các đánh giá của các bậc tiền bối đi trước, các tư tưởng nhận định của giới

nghiên cứu và độc giả về tác phẩm này…
• Qúa trình tiến hành
Tìm và sưu tầm các tài liệu có liên quan đến đề tài như:
• Các bài tham luận của các tác giả có liên quan đến “Truyện Kiều”.
• Các nhận xét đánh giá của các thế hệ nghiên cứu.
• Các loại sách, báo,tạp chí, và từ điển tra cứu.
• Truy cập mạng internet.
• Đọc, phân tích và phân loại để sắp xếp thành hệ thống theo yêu cầu của
đề tài.
• Tóm tắt và khái quát tài liệu để làm cơ sở lí luận khoa học. Ghi chép lại
để làm tư liệu viết đề tài.
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 4
Truyện Kiều trong con mắt người đời
PHẦN II: NỘI DUNG
Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài bằng phương pháp nghiên cứu
khoa học, tôi đã thu được các kết quả sau
1. Tác giả “Truyện Kiều”
1.1 Tiểu sử
Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng
Sơn lạp hộ, sinh năm Ất Dậu dưới triều Lê Cảnh Hưng (1765); người
xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.
Là dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn
Nghiễm, từng làm tới Tể Tướng triều Lê mạt; mẹ là người vợ thứ ba,
nhũ danh Trần Thị Tần người Kinh Bắc; anh là Toản Quận Công
Nguyễn Khản cũng làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều.
Sinh ra trong một gia đình quan lại, có truyền thống văn học, năng
khiếu thơ văn của Nguyễn Du sớm có điều kiện nảy nở và phát triển.
Từ nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh dĩnh ngộ. Năm 1783, Nguyễn Du
thi hương đậu Tam Trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi

lên nữa.
Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân Thanh.
Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan
cho nhà Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, vời
Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng
tuân mệnh. Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện học sĩ, tước Du
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 5
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Đức Hầu. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện học sĩ, được cử làm Chánh
Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ
Hữu Tham Tri.
Đường công danh của Nguyễn Du với nhà Nguyễn chẳng có mấy
trở ngại. Ông thăng chức nhanh và giữ chức trọng, song chẳng mấy khi
vui, thường u uất bất đắc chí. Theo Đại Nam Liệt Truyện: ``Nguyễn Du
là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi
lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì...''
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần
này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời.
Đại Nam Liệt Truyện viết: ``Đến khi ốm nặng, ông không chịu
uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói
"được" rồi mất; không trối lại điều gì.''
1.2 Niên biểu về Nguyễn Du
- Nguyễn Du, húy Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn
Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ. Sinh năm Ất Dậu 1765 tại phường Bích
Câu, thành Thăng Long. Quê quán: Làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh. Họ Nguyễn làng Tiên Điền vốn có gốc từ họ Nguyễn làng
Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, nay thuộc tỉnh Hà Tây. Có ý kiến cho
rằng, họ Nguyễn làng Canh Hoạch đây lại có gốc từ họ Nguyễn làng Nhị

Khê, cũng thuộc Hà Tây, là họ của Nguyễn Trãi.
-Năm 1480 Họ Nguyễn Canh Hoạch đã có cụ tổ Nguyễn Doãn Địch đậu
Thám hoa khoa Canh Tí.
- Năm 1532 Có Nguyễn Thuyến đậu Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn (nhà
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 6
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Mạc).
- Năm 1550: Năm Thuận Bình thứ 2. Nguyễn Thuyến cùng hai con là
Nguyễn Quyện và Nguyễn Dật đầu hàng nhà Lê. Nhưng sau khi Nguyễn
Thuyến mất thì Quyện và Dật lại trở về với nhà Mạc.
- Năm 1592: Năm Quang Hưng thứ 15. Quân Mạc Mậu Hợp thua,
Nguyễn Quyện bị bắt, được Trịnh Tùng trọng đãi. Sau Khi Mạc Mậu
Hợp bị giết, con cái Nguyễn Quyện, Nguyễn Dật buộc phải theo nhà Lê,
nhưng rồi lại mưu phản. Việc khôi phục nhà Mạc thất bại, cả nhà bị giết,
chỉ còn một người con của Nguyễn Dật là Nguyễn Nhiệm tước Nam
dương hầu trốn được vào ẩn ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh thuộc châu Hoan. Nguyễn Nhiệm giấu tên tuổi, gốc tích, chỉ gọi là
ông Nam Dương làm nghề bốc thuốc và trở thành danh y. Như vậy ông
Nam Dương tức Nguyễn Nhiệm là ông tổ của họ Nguyễn làng Tiên Điền.
Họ Nguyễn làng Tiên Điền về sau trở thành một dòng họ lớn, có nhiều
người đỗ đại khoa, làm quan to và hay thơ phú. Đời thứ 4: Có Nguyễn
Thể là quan võ đánh giặc có công, được phong Quả cảm tướng quân. Đời
thứ 5: Có Nguyễn Quỳnh thi hương đậu Tam trường, giỏi về thuật phong
thủy. Đời thứ 6: Con cả là Nguyễn Huệ (1705-1733) đỗ đồng Tiến sĩ.
Mất lúc 28 tuổi. Con thứ là Nguyễn Nghiễm là thân phụ Nguyễn Du. Con
trai út là Nguyễn Trọng là chú ruột Nguyễn Du.
- Năm Mậu Tí 1708: Nguyễn Nghiễm sinh ngày 14 tháng 8, tự Hy Di,
hiệu Nghi Hiên, biệt hiệu Hồng Ngư Cư Sĩ.
- Năm 1731: Nguyễn Nghiễm đỗ Nhị giáp Tiến sĩ khoa Tân Tị. Nguyễn

Nghiễm lấy vợ là hai chị em họ Đặng làng Uy Viễn, lấy từ thuở hàn vi.
- Năm 1734: Bà Đặng Thị Dương sinh Nguyễn Khản.
- Năm 1745: Bà ĐặngThị Thuyết sinh Nguyễn Điều rồi mất. Gần mười
năm sau, ông cưới thêm bà Trần Thị Tấn là thân mẫu Nguyễn Du. Bà
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 7
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Trần Thị Tấn là con gái một viên quan nhỏ người làng Hoa Thiều, huyện
Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc nay là làng Hoa Thiều, huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh. Họ Trần làng Hoa Thiều đời thứ sáu có Trần Phi Chiêu đậu
Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu (1589). Về sau, Phi Chiêu theo họ Mạc lên Cao
Bằng làm đến chức Thượng thư. Bà Trần Thị Tấn sinh ngày 3 tháng 7
năm Canh Thân 1740, kém chồng 32 tuổi. Khi lấy chồng bà mới khỏang
16 tuổi. Bà sinh được 5 con, 4 trai và 1 gái là:
+ Nguyễn Trụ: 1757 - 1775.
+ Nguyễn Nễ còn gọi là Đề: 1761 - 1805.
+ Nguyễn thị Diên: 1763 - ? Lấy Vũ Trinh.
+ Nguyễn Du: 1765 - 1820.
+ Nguyễn Ức: 1767 - 1823.
- Sau bà Trần Thị Tấn, Nguyễn Nghiễm còn cưới thêm 5 bà thiếp nữa,
tuổi cỡ mười tám đôi mươi là các bà: Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị
Xuân, Phạm Thị Diễm, Hồ Thị Ngạn, Hoàng Thị Thược, tất cả ông có 8
vợ, 21 con gồm 12 trai và 9 gái. Các con trai của Nguyễn Nghiễm là:
1- Nguyễn Khản: (1734 - 1786) con bà Dương, 26 tuổi đỗ Tiến sĩ làm
quan đến chức Thượng thư bộ Lại, tước Toản quận công.
2- Nguyễn Điều: (1745-1786) con bà Thuyết, làm Trấn thủ Sơn Tây.
3- Nguyễn Trụ (1757- 1775) con bà Tấn, thông minh từ bé, 15 tuổi đỗ Cử
nhân.
4- Nguyễn Quýnh (1759 - 1791) con bà Xuyên, tên tục là Luyện làm
Trấn tả đội.

5- Nguyễn Nễ (1761- 1805): Còn gọi là Đề. Con bà Tấn, làm quan đến
chức Đông các Đại học sỹ, tước Nghi thành hầu.
6 -Nguyễn Trừ (?): con bà Xuân, làm Tri Phủ Vĩnh Tường.
7- Nguyễn Du (1765 - 1820): con bà Tấn, làm quan đến chức Hữu tham
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 8
Truyện Kiều trong con mắt người đời
tri bộ Lễ, tước Du đức hầu.
8- Nguyễn Nhung: (?) con bà Ngạn, đỗ Tứ trường.
9 -Nguyễn Ức (1767 - 1823) con bà Tấn.
- Sau Nguyễn Ức còn ba người con trai nữa.
- Nguyễn Điều có hai người con trai gọi Nguyễn Du bằng chú, tuổi xấp xỉ
Nguyễn Du là:
+ Nguyễn Thiện: 1763 - 1818.
+ Nguyễn Hành: 1778 - 1823.
- Nguyễn Thiện và Nguyễn Hành đều là những người thông minh đỗ đạt,
giỏi thơ phú. Nguyễn Hành và Nguyễn Du được xếp vào 5 nhà thơ nổi
tiếng thời đó: An Nam ngũ tuyệt. Họ Nguyễn Tiên Điền không những có
nhiều người đỗ đại khoa, làm quan to, mà còn nhiều người hay thơ, giỏi
chữ như:
+ Cụ Nguyễn Nghiễm có hai tập Quân trung liên vận và Xuân
đình tạp ngâm. Cụ còn có bài phú nôm: Khổng Tử mộng Chu Công rất
được truyền tụng.
+ Nguyễn Khản cũng có nhiều bài thơ chép trong: Nguyễn gia
phong vận tập.
+ Nguyễn Nễ có hai tập: Quế hiên giáp ất tập và Hoa trình tiền
hậu tập.
+ Nguyễn Thiện có: Đông phố thi tập và là người nhuận sắc
truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự.
+ Nguyễn Hành có: Quan đông hải tập và Minh quyên tập.

+ Hai người con gái của Nguyễn Khản là Nguyễn Thị Bành và
Nguyễn Thị Đài đều giỏi thơ quốc âm.
- Đinh Sửu 1757: Nguyễn Nghiễm được thăng Tả thị lang bộ Hình.
- Canh Thìn 1760: Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ được bổ làm Đốc đồng xứ
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 9
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Sơn Tây.
- 1761: Nguyễn Nghiễm được thăng Đô ngự sử.
- Ất Dậu 1765: Bà Trần Thị Tấn sinh hạ Nguyễn Du ở phường Bích Câu,
thành Thăng Long. Nguyễn Du là con trai thứ bảy nên gọi là cậu chiêu
Bảy. Về năm sinh của Nguyễn Du, có ý kiến cho rằng: Vì ông sinh vào
cuối năm Ất Dậu nên vào đầu năm 1766.
- 1767: Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên nối ngôi chúa. Nguyễn Khản giữ
chức Tri binh phiên ở phủ chúa, được thăng Đông các Đại học sĩ kiêm Tế
tửu Quốc tử giám. Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử thái bảo, hàm
Tòng nhất phẩm, tước Xuân quận công. Ông được cử sát hạch quan lại,
chọn được Lê Quý Đôn là một trong ba người giỏi nhất.
- Mậu Tuất 1768: Nguyễn Khản được bổ làm Tri hộ phiên ở phủ chúa
Trịnh. Chúa Trịnh tự đặt riêng trong phủ của mình các chức Tham tụng,
Bồi tụng để sánh với Tả, Hữu Thừa tướng của triều đình nhà Lê. Đặt các
quan tri sáu phiên để sánh với Thượng thư sáu bộ. Tri hộ phiên phủ Liêu
ngang với Thượng thư bộ Hộ bên triều đình. Chúa Trịnh lộng quyền, lại
là người dâm đãng, quan lại dưới quyền phóng túng, đạo đức suy đồi, kỷ
cương rối loạn. Nhà Lê chỉ còn là một triều đình bù nhìn tuân theo mọi
sự điều hành của phủ Chúa. Nước ta trong giai đoạn này lâm vào tình
trạng suy đồi, rối ren. Các phe cánh, bè đảng xung đột, sát phạt nhau liên
miên. Trên cả nước thì chế độ phong kiến chia làm hai phe: Phe Đàng
Ngoài của vua Lê chúa Trịnh và phe Đàng Trong của chúa Nguyễn gây
nên cuộc chiến tranh tương tàn đã hai trăm năm chưa phân thắng bại.

Trong phe phong kiến Đàng Ngoài lại có mâu thuẫn ngấm ngầm giữa
triều đình nhà Lê và phủ chúa Trịnh, hễ có dịp là lại bùng ra. Trong phủ
chúa Trịnh lại có phe trưởng và phe thứ. Trịnh Sâm vì tình riêng mà phế
con trưởng là Trịnh Khải, lập con thứ là Trịnh Cán, con của Đặng Thị
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 10
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Huệ làm thế tử, gây nên bè phái tranh chấp. Nạn kiêu binh lộng hành.
Dân số nước ta lúc này chỉ khoảng 4 triệu người, với nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, người dân phải chịu nhiều tầng sưu thuế, đời sống cùng
cực. Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
- Tân Mão 1771: Khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ khởi binh ở ấp Tây Sơn nay thuộc làng Kiên
mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Cuộc khởi nghĩa
này nhanh chóng phát triển thành một phong trào rộng lớn, trở thành lực
lượng chính trị quyết định vận mệnh quốc gia sau đó. Nguyễn Nghiễm
xin trí sĩ (về hưu) được phong Đại tư đồ. Vua cho tàu mành, quân lính
đưa về đến làng, quan dân toàn hạt đến mừng nhiều vô kể (theo Hoàng
Xuân Hãn). Nguyễn Du 6 tuổi cùng mẹ theo cha về làng Tiên Điền. Đây
là lần đầu tiên Nguyễn Du về làng. Sau này ông có làm thơ nhớ lại việc
này (Bài Giang Đình hữu cảm).
- 1772: Tháng giêng, Nguyễn Nghiễm được vời trở lại phủ Chúa giữ
chức Tham tụng, tương đương Tể tướng.
- 1773: Nguyễn Khản được bổ chức Thập thị bồi tụng, tước Kiều nhạc
hầu cùng với cha ở trong chính phủ, được chúa ban tấm biển đại tự: Nhị
thân phụ tử.
- 1774: Mùa xuân, Nguyễn Nghiễm được sung chức Tả tướng cùng
Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- Tháng 10, trong lúc đang hành quân ở Quảng Nam thì bị nhiễm bệnh,
Nguyễn Nghiễm xin về quê để chữa trị. Nguyễn Khản cáo quan xin về

quê chăm sóc cha.
- Ất Mùi 1775: Nguyễn Du 10 tuổi. Tháng 11, Nguyễn Nghiễm qua đời ở
quê nhà, thọ 67 tuổi. Ông được truy phong tước Huân dụ đô hiến đại
vương thượng đẳng phúc thần. Nguyễn Trụ, anh cùng mẹ với Nguyễn
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 11
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Du, đỗ Cử nhân lúc 15 tuổi, qua đời (18 tuổi).
- 1776: Nguyễn Khản được phong Hữu tham tri bộ Lại. Trong lúc đi thu
mua lúa nhà giàu ở Nghệ An năm 1775 để giúp việc quân, Khản để bọn
tay chân nhũng nhiễu dân, bị dân kiện, phải tạm xin nghỉ để yên dân.
- Mậu Tuất 1778: Nguyễn Du 13 tuổi. Bà Trần Thị Tấn, thân mẫu
Nguyễn Du, qua đời (38 tuổi). Nguyễn Khản trở lại làm việc được thăng
Tả thị lang bộ Hình kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây. Nguyễn Điều được
thăng Trấn thủ Hưng Hóa.
- 1780: Nguyễn Du 15 tuổi. Vụ án Canh Tý. Trịnh Sâm phế con trưởng là
Tông tức Trịnh Khải, lập con thứ là Trịnh Cán con vợ bé Nguyễn Thị
Huệ làm thế tử. Nguyễn Khản đang làm Hiệp trấn xứ Sơn Tây liên kết
cùng một số triều thần định cất quân về giúp Trịnh Khải. Việc bị bại lộ,
nhiều người bị giết. Riêng Nguyễn Khản vốn thân với Trịnh Sâm được
miễn tội chết, được đem về giam lỏng ở nhà Châu quận công. Bà Đặng
Thị Dương, thân mẫu Nguyễn Khản qua đời. Cả gia đình với gần ba chục
người lúc này chỉ có một mình Nguyễn Điều đang tại chức ở Hưng Hóa.
Nguyễn Quýnh 21 tuổi mới thi hương đỗ Tam trường, các em còn bé.
Cảnh nhà lúc này gặp nhiều khó khăn, phải nhờ vào sự giúp đỡ của bạn
bè. Nguyễn Du được Đoàn Nguyễn Tuấn đem về nuôi ở Sơn Nam Hạ
tiếp tục học tập.
- 1782: Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán lên ngôi chúa. Kiêu binh nổi lên phế
bỏ Trịnh Cán, giáng Thị Huệ làm thứ dân, Thị Huệ uống thuốc độc tự tử.
Trịnh Khải lên ngôi chúa. Nguyễn Khản được Trịnh Khải gọi về làm

Thượng thư bộ Lại, tước Toản quận công. Nguyễn Điều làm Trấn thủ
Sơn Tây. Nguyễn Quýnh làm Quản Trấn tả đội.
- 1783: Nguyễn Du 18 tuổi. Nguyễn Khản được thăng Thiếu bảo, cuối
năm thăng Tham tụng tương đương Thừa tướng. Nguyễn Nễ cùng em là
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 12
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Nguyễn Nhung và cháu là Nguyễn Thiện thi đậu Tứ trường (Cử
nhân).Nguyễn Nễ học giỏi được làm quan ở phủ chúa, giữ chức coi việc
học của các con chúa. Nguyễn Du đậu Tam trường (Tú tài). Vì chỉ đỗ Tú
tài không được bổ làm quan, phải tập ấm chức Chánh thủ hiệu đội quân
hùng hậu của người cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Nguyễn Du lấy vợ là
em gái Đoàn Nguyễn Tuấn (1750 - ?) con gái Đoàn Nguyễn Thục (1718 -
1775) người làng An Hải, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam nay thuộc
tỉnh Thái Bình. Đoàn Nguyễn Thục đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ khoa Nhâm
Thân 1752, cùng làm quan với Nguyễn Nghiễm trong nhiều năm, đến
chức Ngự sử, tước Huỳnh châu bá. Nguyễn Trừ, Nguyễn Nhung cũng ra
làm quan, chỉ còn bốn em trai còn nhỏ. Từ đây, gia đình lớn của Nguyễn
Nghiễm có sự phân tán và người anh cả Nguyễn Khản cũng bớt được
gánh nặng.
- 1784: Kiêu binh là lính Thanh, Nghệ có công, được ưu đãi trở nên kiêu
căng. Khi Kiêu binh nổi lên, Nguyễn Khản và một số đại thần lập uy
chém bảy tên, họ kéo đến phường Bích Câu phá nhà Khản. Khản phải
trốn lên Sơn Tây với Nguyễn Điều. Khản tìm cách liên lạc với Trịnh
Khải ước hẹn các trấn cùng nhau kéo quân về dẹp Kiêu binh. Kiêu binh
biết được nên đề phòng cẩn mật. Việc không thành, Khản phải lánh về
Tiên Điền hai năm. Nguyễn Huệ đánh tan 2 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm-
Xoài Mút. Hạn hán nặng, mất mùa lớn, nhiều người chết đói.
- Bính Ngọ 1786: Nguyễn Du 21 tuổi. Tháng 6, Tây Sơn lấy thành Thuận
Hóa rồi kéo quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, kết thúc 216 năm Trịnh Nguyễn

phân tranh (1570-1786).
- Tháng 7, Lê Hiến Tông mất, Lê Chiêu Thống lên ngôi. Nguyễn Huệ
cưới công chúa Ngọc Hân. Nguyễn Du lánh về quê vợ ở Thái
Bình.Nguyễn Nễ lánh về quê ngoại ở làng Hoa Thiều.
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 13
Truyện Kiều trong con mắt người đời
- Tháng 7: Nguyễn Điều mất lúc 41 tuổi. Nguyễn Ức đang tập ấm chức
Hoàng tín đại phu trung thành môn vệ úy cũng lánh về quê vợ ở làng Phù
Đổng, huyện Tiên Du, kinh Bắc. Nguyễn Khản đang lánh Kiêu binh ở
quê nhà, bằng đường thủy ra Kinh đô để giúp chúa phò vua nhưng không
có kết quả, cảm bệnh rồi mất vào tháng 9 (mới 52 tuổi). Khi Nguyễn Huệ
rút đi, triều đình không có người quả quyết, Lê Chiêu Thống (cùng tuổi
với Nguyễn Du, 21tuổi) bạc nhược bị ép phải phong cho Trịnh Bồng làm
An đô vương, khôi phục quyền bính cho chúa Trịnh . Nguyễn Huệ sai
Nguyễn Hữu Chỉnh từ Nghệ An mang quân ra đánh Trịnh Bồng. Nguyễn
Hữu Chỉnh dẹp xong Trịnh Bồng thì lại chuyên quyền y như chúa Trịnh.
- 1787: Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra Thăng Long diệt
Nguyễn Hữu Chỉnh. Vua Lê Chiêu Thống hoảng sợ bỏ chạy sang Kinh
Bắc. Vũ Văn Nhậm cai quản Kinh thành. Nghi Vũ Văn Nhậm có nhị tâm,
Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ hai diệt Vũ Văn Nhậm. Vua Chiêu
Thống vẫn bỏ trốn nên Nguyễn Huệ đặt Lê Duy Cẩn làm Giám quốc, cử
Ngô Văn Sở ở lại rồi rút quân về Nam.
- 1788: Vua Chiêu Thống trốn ở Kinh Bắc cử người đi cầu viện nhà
Thanh. Nhà Thanh nhân cơ hội mang 29 vạn quân chia làm ba đạo sang
xâm lược nước ta. Lê Chiêu Thống theo quân Thanh trở về Kinh đô
Thăng Long. Biết thế giặc mạnh, Ngô Văn Sở tạm lui binh về trấn ở núi
Tam Điệp chờ đại binh của Nguyễn Huệ.
- Tháng 11, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế ở thành Phú Xuân, lấy hiệu
là Quang Trung rồi lập tức kéo quân ra Bắc Hà lần thứ ba để diệt quân

Thanh cứu nước. Quang Trung Hoàng đế vừa hành quân cấp tốc vừa
chiêu nạp thêm binh sĩ. Ngày 20 tháng chạp đã hội quân cùng Ngô Văn
Sở ở núi Tam Điệp. Quang Trung cho quân ăn tết , hẹn ngày mồng 7
tháng giêng sẽ ăn tết lại ở Thăng Long.
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 14
Truyện Kiều trong con mắt người đời
- 1789: Quân Quang Trung tiến đánh Thăng Long với thế mạnh như chẻ
tre. Chỉ trong nửa tháng đã đánh tan đội quân xâm lược 29 vạn tên. Đề
đốc Hứa Thế Hanh, tiên phong Trương Sĩ Long chết tại trận. Sầm Nghi
Đống thắt cổ tự tử ở gò Đống Đa. Tôn Sĩ Nghị và tàn quân chạy thục
mạng về nước. Ngày mồng 5 tết, Thăng Long được hoàn toàn giải phóng,
sớm hai ngày so với dự kiến. Lê Chiêu Thống cùng gia quyến theo Tôn
Sĩ Nghị chạy sang Trung Quốc và chết ở Bắc Kinh năm 1793. Triều Lê
kết thúc sau 360 năm tồn tại (1428-1788). Quang Trung ra tờ hiểu dụ
quan lại triều Lê ra giúp Tây Sơn. Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn ra
theo Tây Sơn. Nguyễn Nễ được bổ chức lo việc Từ hàn, rồi thăng Hàn
lâm viện thị thư. Đoàn Nguyễn Tuấn giữ chức Thị lang bộ Lại. Nguyễn
Du không theo kịp xa giá, về Thái Bình cử hợp hào mục mưu đồ khôi
phục nhà Lê nhưng bị thất bại, bị giam hai tháng, sau đó về ẩn ở nhà
người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn.
- 1790: Đoàn Nguyễn Tuấn đi sứ nhà Thanh, Nguyễn Nễ làm phó sứ tuế
cống. Sứ đoàn đông tới 150 người do vua Quang Trung giả (Phạm Văn
Trị đóng) dẫn đầu sang chầu vua Càn Long.
- Tân Hợi 1791: Nguyễn Nễ đi sứ về được thăng Đông các đại học sĩ,
tước Nghi thành hầu.
- Tháng 10, Nguyễn Quýnh chống Tây Sơn, định khôi phục nhà Lê
nhưng không thành, bị bắt giết. Quân Tây Sơn phá sạch dinh cơ họ
Nguyễn ở Tiên Điền.
- 1792: Nguyễn Du 27 tuổi. Quang Trung Nguyễn Huệ băng hà lúc mới

40 tuổi. Quang Toản lên ngôi lấy hiệu là Cảnh Thịnh.
- 1793: Nguyễn Du vào Phú Xuân thăm Nguyễn Nễ đang làm Thái sứ
viện Cơ mật, ông có ghé thăm quê Tiên Điền.
- 1794: Nguyễn Nễ được thăng Tả phụng nghi bộ Binh, vào Quy Nhơn
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 15
Truyện Kiều trong con mắt người đời
giữ chức Hiệp tán nhung vụ.
- 1795: Nguyễn Du 30 tuổi. Nguyễn Nễ đi sứ sang Trung quốc dự lễ
nhường ngôi của vua Càn Long. Bà vợ Nguyễn Du, em Đoàn Nguyễn
Tuấn, ốm rồi mất. Bà sinh bốn lần nhưng chỉ nuôi được một là Nguyễn
Tứ, tên chữ Hạo Như.
- Bính Thìn 1796: Nguyễn Du 31 tuổi. Nguyễn Nễ đi sứ về được thăng
Tả đồng nghị trung thư sảnh. Suốt mười năm, Nguyễn Du phải sống cảnh
ăn nhờ ở đậu ở nhà người anh vợ. Nay vợ mất, ông thấy mình bơ vơ nơi
quê người nên bế con trở về quê nhà. Nhà cửa cũng được Nguyễn Nễ bỏ
tiền ra sửa sang. Như vậy, Nguyễn Du đã sống ở Thái Bình đúng mười
năm (1786-1796), thời gian mà ông gọi là: Thập tải phong trần (mười
năm gió bụi). Mùa Đông, Nguyễn Du toan vào Gia Định theo Nguyễn
Ánh nhưng việc bị lộ. Ông bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Thận bắt giam
mười tuần (ba tháng). Sau nhờ Nguyễn Nễ xin mới được tha. Nguyễn Du
sống ở quê sáu năm (1796-1802). Ông lấy thêm hai người vợ. Bà vợ họ
Võ sinh được một con trai là Nguyễn Ngũ và một bà thiếp sinh được 16
người con gồm 10 trai 6 gái. Thời gian ở quê, ông gặp rất nhiều khó khăn
về kinh tế. Mặc dù vậy, ông vẫn đi săn bắn, hát Phường vải, hoặc đi thăm
các chùa, đàm đạo với các vị sư. Ông tự xưng hai biệt hiệu là Hồng Sơn
Liệp Hộ (Phường săn núi Hồng) và Nam Hải Điếu Đồ (Nhà chài bể
Nam).
- Nhâm Tuất 1802: Nguyễn Du 37 tuổi. Tây Sơn thất bại. Nguyễn Ánh
lên ngôi lấy hiệu là Gia Long.

- Tháng 6 Nguyễn Du kết thúc quãng đời ở ẩn dưới chân núi Hồng, ra
làm quan với triều Nguyễn. Ông được bổ tri huyện Khoái Châu, sau ba
tháng, thăng tri phủ Thường Tín. Nguyễn Nễ theo xe Gia Long ra Bắc, bị
người dèm pha, vua sai ở lại Bắc Thành (tức Thăng Long) làm việc dưới
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 16
Truyện Kiều trong con mắt người đời
quyền viên Tổng trấn.
- 1803: Mùa Đông, Nguyễn Du được cử vào đoàn đón sứ nhà Thanh ở ải
Nam Quan trên đường sang phong sắc cho Gia Long.
- 1804: Nguyễn Nễ được gọi về Kinh đô. Cuối năm, Nguyễn Du cáo bệnh
về quê.
- 1805: Tháng giêng, Nguyễn Du được triệu vào kinh đô Phú Xuân, được
thăng Đông các học sĩ, hàm Ngũ phẩm. Nguyễn Nễ có việc lôi thôi ở
làng, bị tri phủ là Nguyễn Văn Chiêu truy bức nên buồn rầu mà qua đời.
- 1807: Nguyễn Du làm giám khảo kỳ thi Hương ở Hải Dương.
- 1808: Mùa thu, Nguyễn Du xin về quê nghỉ được tám tháng.
- Kỷ Tỵ 1809: Nguyễn Du 44 tuổi. Tháng 4, Nguyễn Du lại được triệu ra
làm Cai bạ dinh Quảng Bình, hàm Tứ phẩm. Ông giữ chức này trong 4
năm (1809-1813).
- 1811: Đặng Trần Thường, Nguyễn Gia Cát, Vũ Quý Đình làm 560 đạo
sắc giả bán lấy tiền. Quan lại nhà Nguyễn ngày càng tham nhũng, nạn bè
phái giữa cựu thần Đàng Trong và các quan từ Bắc Hà mới vào vẫn chưa
dẹp bỏ được. Nguyễn Ức được bổ làm Thiêm sự bộ Công, đến năm 1822
được bổ làm Giám đốc coi việc ở Nội tào phủ. Phàm các miếu, điện xây
ở Kinh thành đều do ông sáng chế (thiết kế).
- 1812: Nguyễn Du xin về xây mộ Nguyễn Nễ hai tháng.
- Quý Dậu 1813: Nguyễn Du 48 tuổi. Tháng 2 Nguyễn Du được thăng
Cần chánh điện học sĩ, làm chánh sứ đi tuế cống nhà Thanh. Thời gian đi
sứ như sau:

Ngày 6 - 4 Quý Dậu: Đi qua ải Nam Quan.
Ngày 4 - 10 Quý Dậu: Đến Bắc Kinh.
Ngày 24 - 10 Quý Dậu: Rời Bắc Kinh.
Ngày 29 - 3 Giáp Tuất: Về qua ải Nam Quan.
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 17
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Tức từ 6 - 5 - 1813 đến 18 - 5 - 1814.
- 1814: Tháng 4 Sứ bộ về đến Phú Xuân. Cuối năm Nguyễn Du xin về
quê nghỉ 6 tháng.
- Ất Hợi 1815: Tháng 5 Nguyễn Du trở lại Kinh đô được đặc cách thăng
Hữu tham tri bộ Lễ, hàm Tứ phẩm, tước Du đức hầu. (Có ý kiến cho
rằng: Nguyễn Du được phong tước Du đức hầu trước khi đi sứ).
- 1816: Hai vị công thần của vua Gia Long là tướng Nguyễn Văn Thành
và tướng Lê Văn Duyệt hiềm khích nhau từ lâu. Lê Văn Duyệt tâu vua về
việc Nguyễn Văn Thuyên, con Nguyễn Văn Thành làm thơ có ý phản
nghịch. Vua sai bắt Thuyên và ít lâu sau bắt luôn cả Thành bỏ
ngục.Nguyễn Văn Thành bị ép phải uống thuốc độc tự tử. Nguyễn Văn
Thuyên bị xử lăng trì (cách hành hình dã man bằng xe cán hoặc voi dày).
Vũ Trinh, anh rể Nguyễn Du và là thầy dạy của Thuyên, chỉ nói một câu
mong nhẹ tội cho Thuyên cũng bị liên lụy, bị tuyên tội a tòng, xử trảm
giam hậu (tức xử chém nhưng giam lại, chưa chém ngay). Đến năm 1819
được giảm tội chết, giam ở Quảng Nam. Năm 1828 vua Minh Mạng vào
Quảng Nam mới tha cho về và mất trong năm đó.
- Canh Thìn 1820: Nguyễn Du 55 tuổi. Gia Long mất. Minh Mạng lên
ngôi. Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh báo tang và cầu
phong. Trong khi đang chuẩn bị thì bệnh dịch hoành hành. Đây là trận
dịch lớn và rộng từ Thái Lan lan đến Việt Nam. Nguyễn Du bị nhiễm
bệnh rồi mất vào ngày 10 - 8 tức ngày 16 - 9 - 1820, thọ 55 tuổi, tính theo
tuổi ta là 56. An táng tại làng An Ninh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa

Thiên.
- 1824: Tháng 8, Nguyễn Ngũ cải táng, mang hài cốt ông về chôn ở quê
nhà.
- Ất Tỵ 1965: Hội đồng hòa bình thế giới ghi tên Nguyễn Du vào danh
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 18
Truyện Kiều trong con mắt người đời
sách danh nhân văn hóa Thế giới. Nhà nước ta chính thức tổ chức lễ kỷ
niệm 200 năm ngày sinh của ông.
1.3 Con người
Cuộc đời Nguyễn Du là một chuỗi dài những bất hạnh nối tiếp
nhau, đeo bám lấy ông và theo ông suốt cả cuộc đời: Nguyễn Du sớm mồ
côi cả cha lẫn mẹ, cha ông mất năm ông lên 10 tuồi, mẹ mất năm ông lên
13 tuổi, mẹ ông chết rất trẻ, lấy chồng năm 16 tuổi, kém chồng 32 tuổi,
thế mà chỉ 3 năm sau khi chồng mất, bà cũng theo chồng qui tiên. Bà vợ
cả của Nguyễn Du là em gái của Đoàn Nguyễn Tuấn, quê ở Thái Bình,
cũng mất sớm, cho đến người con trai cả của ông là Nguyễn Tứ cũng
chẳng sống lâu (Theo Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Du người tình và
Nguyễn Du tình người). Bản thân Nguyễn Du cũng đau ốm triền miên:
"Ba tháng xuân, bệnh liên miên, nghèo không thuốc"(Khởi hứng lan man
I). cho nên, có phải vì thế mà các tác phẩm của ông đều nặng lòng xót xa
và cay đắng cho kiếp người, cho thân phận con người, nhật là người phụ
nữ.
Hơn vậy, nguyễn Du luôn luôn mang trong mình một tâm sự cay
đắng thầm kín và có thể nói là cay đắng nhất. Tấm lòng của ông luôn
ngong ngóng về nhà Lê như ngong ngóng một miền đất hứa sẽ phục sinh
trong nay mai, nó như một hòn than đỏ được vùi dưới lớp tro tàn. Thời
gian dù có qua đi, núi sông có thể thay đổi nhưng có lẽ tấm lòng cô trung
của ông vẫn không hề phai nhạt. Cuộc đời gói gọn trong nghịch cảnh,
người đời và thế gian vốn đã chẳng từ tâm mà cho phép ông làm một kẻ

ngoan dân. Bị triệu ra làm quan, ông không còn giữ được lòng trong sạch
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 19
Truyện Kiều trong con mắt người đời
như Bá Di- Thúc Tề. Ông không thể thoái thác sự chiếu cố hơn cả thánh
lệnh của vua Gia Long. Và cuối cùng, văn chương là phương tiện để ông
chuyển tải tâm tư tình cảm và thể hiện con người mình.
Với những tác phẩm của mình, ta có thể thấy tồn tại trong con
người Nguyễn Du là những mâu thuẫn tương đối phổ biến. Phải chăng,
Nguyễn Du luôn luôn bị giằng xé bởi những xung đột nội tâm mình, một
bên là tư tưởng chính thống của nhà thơ, một bên là hiện thực lịch sử
chói chang, sừng sừng, uy nghi. Nguyễn muốn cưỡng lại hiện thực, muốn
phò trợ những thiên kiến chính trị của giai cấp mình, nhưng hiện thực
cuộc đời với những sắc thái phức tạp, muôn màu muôn vẻ của nó, rất
mạnh mẽ, quá hấp dẫn đã làm cho bậc quân tử phải nao lung, bàng
hoàng, ngơ ngác, phân vân suy nghĩ và dần dần, theo quy luật tự nhiên,
ông đã phải để cho tình cảm chấp nhận ít nhiều lẽ phải của cuộc sống. Đó
là trong thời kì chạy loạn về quê vợ, Nguyễn Du đã tính chuyện phù Lê
chống Tây Sơn. Vốn là đứa con của “gia phong vọng tộc” từng nhiều đời
nặng ơn biển trời với Lê Trịnh, hàng động như vậy với Tây Sơn cũng dễ
hiểu. Nhưng một điều khá lạ lùng là mặc dù chống Tây Sơn nhưng ông
vẫn không hề lộ ra một thái độ hằn học nào đối với triều đại đó. Như
Hoài Thanh đã từng tham luận, sau này, khi chính Tây Sơn đã bị lật đổ,
chính Nguyễn Du đã thở ra một tiếng thở dài rất đỗi bùi ngùi: “Tây Sơn
cơ nghiệp tận tiêu vong_ Ca vũ không di nhất nhân tại” (Cơ nghiệp Tây
Sơn tiêu vong đâu hết_ Mà còn sót lại một người trong làng ca múa)
(Long Thành cẩn giả ca). Mặc dù thế, nhưng trước chiến thắng lẫy lừng
của Quang Trung chống quân Thanh xâm lược Nguyễn Du cũng không
hề biểu lộ một sự quan tâm nào. Ông rất “kín tiếng” đối với sự kiện này.
Bế tắc cùng quẫn, trong lúc đó, Nguyễn Du cũng như bao nhiêu người

Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 20
Truyện Kiều trong con mắt người đời
khác, ông tìm vào đời sống ẩn dật, tránh xa nhân thế… nhưng, khốn nỗi,
ở ần nhưng ông vẫn không sao thanh thản, ông vẫn cứ buồn sầu thầm
lặng, không thôi vương vấn: “ Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?_ Tiểu song
khai xứ liễu âm âm” (Đêm tối đen, tìm đâu thấy cảnh xuân tươi sáng?_
Chỗ cửa sổ nhỏ mở chỉ thấy bóng liễu âm u) (Xuân dạ). Từ đó, trong ông
luôn trách mình, ông cho rằng ông đã quá tỉnh trong cuộc trần ai cũng
say, đó là tỉnh mà như say, không làm được gì cho thời cuộc: “Hà dĩ
thanh tinh khan thế sự?_ Phù bình nhiễu cánh kham ai” (Sao cứ lấy con
mắt tỉnh để mà xem việc đời?_ Khiến cho nhân thế như những cánh bèo
trôi dạt rất đáng thương). Thật ra, chính cái ý thức “lấy con mắt tỉnh để
xem việc đời” này mới đúng là mặt tích cực của con người Nguyễn Du.
Ông không phải là con người của hành động mà là con người của tư
tưởng. Con người ấy thẩm thấu mọi đắng cay trong cuộc đời với một thái
độ bình lặng, chụi đựng, chấp nhận. Và bên trong đó là cả một cuộc đấu
tranh dữ dội, so với người khác, nỗi cực nhục mà con người ấy chụi còn
phải bội ước lên rất nhiều lần, sự dồn nén đã trở thành nỗi đau vò xé tâm
can mà không được xuất ra bằng hành động.
Nguyễn Du không có cái khí phách của Cao Bá Quát: “quyết xoay
bạch ốc lại lâu đài”. Con người chỉ biết chấp nhận, rồi từ đó, biền đau
khổ thành triết lí nhưng rồi chỉ luẩn quẩn ở trong cái triết lí mà không
thấy được căn nguyên nỗi khổ của mình. Ông phải nhẫn nhục diễn vai
“hàng thần lơ láo” dưới trướng của Gia Long. Nhưng cái đáng quý là ở
chỗ; con người Nguyễn Du là con người biết khao khát chân lí và sống
theo những chính cảm đúng, con người biết “tỉnh táo để nhìn đời” nhưng
càng nhìn, càng thấy chung quanh mình tràn đầy thống khổ, lai càng trở
nên bế tắc. Suốt đời nhà thơ vùng vẫy trong cái mớ bòng bong hỗn tạp đó
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai

Trang 21
Truyện Kiều trong con mắt người đời
mà không sao tìm được hướng ra. Thật là “Bâng khuâng đứng giữa đôi
dòng nước_ Chọn một dòng hay để nước trôi”.
Chính vì thế, vì gắn bó với thực tại, gắn bó với con người, thời
cuộc và nhìn sâu vào lịch sử. tuy bế tắc nhưng Nguyễn Du đã để lại cho
hậu thế một tấm lòng biết xót thương cho kiếp người, cho những con
người có tài và có tình trong thiên hạ. Đặc biệt là thân phận của người
phụ nữ. Trong tấm lòng ưu ái đó, Nguyễn Du cũng xót thương cho chính
mình là kẻ có chung một mối “phong vận kỳ oan” với các bậc giai nhân
tài tử. Nguyễn Du đã vạch ra được những đặc trưng đê hèn, bản chất xấu
xa của xã hội thời ông: chà đạp lên con người, lên mọi nhân phẩm, sự tha
hóa của mọi tính cách, sự tan vỡ của mọi giá trị cao đẹp.
Nguyễn Du có ba vợ, có mười hai con trai và sáu con gái. Người
con đầu của ông là Tứ, có theo nhà thơ sang Trung Quốc trong chuyến đi
sứ, về nước vài năm thì mất. Người thứ hai là Ngũ, thời Minh Mệnh giữ
chức tuần huyện. Người thứ ba là con bà thiếp, tên là Thuyến, trong gia
phả họ tộc nói ông “giỏi văn học” nhưng chưa hề thấy có tác phẩm để lại,
còn những người khác không được nói đến trong sử sách và tài liệu ghi
lại hiện có.
Nguyễn Du mất ở Kinh, lúc đầu chôn ở xã An Ninh, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên, bốn năm sau mới dời về táng ở Tiên Điền. Lúc
nhà thơ qua đời, quan lại ở kinh nhiều người làm câu đối phúng viếng,
khóc thương ông, hết lời ca ngợi tài hoa rất mực của ông, có những câu
da diết như:
“Nhất viện cầm tôn nhân ký thứ,
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 22
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Đại gia văn tự thế tranh truyền”.

(Rượu đàn đầy viện người đi vắng,
Văn tự hơn đời tiếng dội vang).
Hay:
“Nhất đại tài hoa, vi sứ, vi khanh, sinh bất thiểm,
Bách niên sự nghiệp, tại gia, tại quốc, tử do vinh”.
(Một kiếp tài hoa, làm sứ, làm khanh, sinh chẳng thẹn,
Trăm năm sự nghiệp, ở nhà, ở nước, chết còn vinh).
….
Tóm lại, con người của Nguyễn Du là con người kiểu cũ của xã hội
phong kiến suy vi, tuy có mong muốn vươn tới ánh sáng của thời đại
nhưng tàn dư của tư tưởng cũ quá lớn đã che lấp ánh sáng dù ánh sáng
chỉ mới lóe rạng. Muốn cứu đời, cứu mình, tuy có lòng nhưng càng tiến
bao nhiêu thì càng lún sâu trong vực thẳm bế tắc bấy nhiêu. Thật là “dẫu
lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Nhưng con người ấy là con người của lòng
nhân ái, của sự yêu thương và tấm lòng quảng đại quần chúng sâu sắc.
Con người ấy đáng được tôn vinh, con người ấy đáng được trân trọng và
ưu ái.
1.4 Văn nghiệp
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 23
Truyện Kiều trong con mắt người đời
Nguyễn Du là nhà thơ lớn của dân tộc, là “tập đại thành” của văn
học phong kiến, là người kế thừa một cách sáng tạo truyền thống tốt đẹp của
văn học dân tộc và nâng cao truyền thống ấy lên một đỉnh cao chói lọi.
Ông có ba tập thơ chữ Hán
- Thanh Hiên tiền hậu tập
- Nam trung tạp ngâm
- Bắc hành tạp lục
Cả ba tập này đến nay đã tập hợp được 250 bài.
Theo Mai Quốc Liên, Nguyễn Du toàn tập 1996: Hiện thời, có

các bản dịch “Thơ chữ hán Nguyễn Du” sau đây:
- Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Bùi Kỷ- Phan Võ- Nguyễn Khắc Hanh dịch.
Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội. 1959. Bản dịch gồm 102 bài.
- Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Lê Thước- Trương Chính dịch. Nhà xuất bản
Văn Học, Hà Nội. 1965. Bản dịch gồm 249 bài.
- Tố Như thi trích dịch. Quách Tấn dịch. An Tiêm, Sài gòn. 1973. Bản
dịch gồm 92 bài.
- Thơ chữ Hán Nguyễn Du. Đào Duy Anh dịch. Nhà xuất bản Văn Học.
1988. 249 bài.
Thơ quốc âm của ông có:
- Đoạn trường tân thanh tức truyện Kiều.
- Văn tế thập loại chúng sinh
- Văn tế Trường Lưu nhị nữ
- Thác lời trai Phường nón.
2. Tác phẩm “Truyện Kiều”
2.1 Xuất xứ
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 24
Truyện Kiều trong con mắt người đời
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du lúc đầu có tên là “Đoạn Trường
Tân Thanh”, được phóng tác theo một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc
có nhan đề là “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân,
một tác giả sống vào khoảng thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII. Truyện này
chia làm hai mươi hồi. Tuy thế, Thi hào Nguyễn Du của chúng ta chỉ mô
phỏng cốt truyện và kỹ thuật văn chương được xếp đặt trong “Truyện
Kiều” thì đó là sự sáng tạo của Cụ hoàn toàn.
Theo tác giả Nguyễn Thạch Giang, Triệu Ngọc Lan, Lô Uý Thu
trong cuốn “Một số nhận xét về ‘Kim Vân Kiều truyện’ với ‘Đoạn
Trường Tân Thanh’ ” thì: Khi viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã lược
bỏ hai phần ba cốt truyện, ông đã loại bỏ 142 trang trong tổng số 214

trang của cuốn “Kim Vân Kiều truyện”. Ông chỉ giữ lại 72 trang bao gồm
cả những ý trong bài tựa, trong những lời bàn đầu của mỗi hồi và trong cả
hai mươi hồi của “Kim Vân Kiều truyện”. Bấy nhiêu đó, Nguyễn Du đã
tập hợp và viết ra 1313 câu trong tổng số 3254 câu của “Đoạn Trường
Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Số còn lại, là do công lao của trí tuệ
tuyệt vời của Nguyễn.
Nguyễn Du đã dựa theo cuốn “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh
Tâm Tài Nhân và sáng tạo ra một thi phẩm lớn với một nội dung “đắt”,
một hệ thống hình tượng riêng của mình.
“Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân còn có tên khác
là “Song Kỳ Mộng”, nó đã chết ngay trên bàn sanh khi nó mới vừa ra đời
và tất cả những gì về nó đều bị lãng quên nhanh chóng, ít ai, thậm chí hầu
như không có ai nhắc đến. Từ khía cạnh nghiên cứu, ta có thể nói: viết
“Kim Vân Kiều truyện”, Thanh Tâm Tài Nhân chỉ vì cảm thương cho
Nguyễn Dzoãn Sơn- Lớp Văn_ GDCD K 32- Khoa Xã Hội- Trường CĐSP Đồng Nai
Trang 25

×