Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.16 KB, 75 trang )

Nhóm 3: Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế ? Liên hệ thực tế tại Việt Nam.

Lời mở đầu

Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc biệt là từ
sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn
đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 Việt Nam
sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là
một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn là đầu tư phát triển, không những
làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến phát triển
kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết vể đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động của đầu
tư đến tăng trưởng và phát triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý thuyết số
nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod-Domar…

Chính phủ Việt Nam với vai trò của mình đã luôn nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho
mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức kinh tế thế thế giới WTO từ ngày 11/01/2007. Đây vừa là cơ
hội vừa là thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ, khả
năng kiểm soát các luồng vốn đầu tư (trong nước và từ bên ngoài vào) còn hạn chế.

1


Nếu không có một cái nhìn đúng đắn về đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó
đứng vững trước làn sóng vốn tràn vào Việt Nam và luôn biến động một cách mạnh
mẽ như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế là rất lớn nhưng vấn đề giải thích sự tác động đó thông qua các lý thuyết
kinh tế về đầu tư còn ít được đề cập đến. Do đó Nhóm chúng em quyết định chọn đề
tài nghiên cứu là “Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Liên hệ thực tế tại
Việt Nam”.



2


Chương I: Cơ sở lý luận

3


I.

Các lý thuyết kinh tế về đầu tư.

Đầu tư là một yếu tố nằm trong tổng cầu của nền kinh tế. Trong khi đầu tư nhỏ hơn
rất nhiều so với tiêu dùng trong GDP, nhưng nó lại rất quan trọng bởi vì nó là thành
tố trong GDP biến đổi mạnh nhất và phản ánh rõ nét nhất hình mẫu biến động theo
chu kì mà các nền kinh tế thị trường phải đối mặt. Có rất nhiều lý thuyết kinh tế về
đầu tư, mỗi lý thuyết nghiên cứu một khía cạnh khác nhau của đầu tư với tăng trưởng
và phát triển kinh tế.

1.Khái niệm đầu tư:

Hoạt động đầu tư (gọi tất là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao
động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián
tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền
kinh tế nói chung, của ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) nói riêng. Xuất phát từ
phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác
nhau về đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn

hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài
nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng
thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.
4


Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại
nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực
tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh
trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

2. Phân loại hoạt động đầu tư:

Theo lĩnh vực hoạt động: 3 nhóm
– Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, GTVT, thông tin liên lạc…).
Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo tiền đề phát triển sản xuất kinh doanh (tạo ra sự ra đời các xí
nghiệp mới, quy mô sản xuất được mở rộng)
– Đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh (đầu tư thêm dây chuyền công nghệ để tăng
cường năng lực sản xuất, đầu tư bổ sung trang thiết bị hiện đại…). Đầu tư cho sản
xuất kinh doanh sẽ tạo năng lực mới, sản xuất phát triển có thêm tiềm lực kinh tế để
giúp phát triển trở lại cho cơ sở hạ tầng.
– Đầu tư phát triển các hoạt động lĩnh vực văn hóa – xã hội – môi trường (đầu tư các
dự án trùng tu các di sản văn hóa, lịch sử…) Đầu tư vào văn hóa xã hội sẽ nâng cao
5


học vấn, dân trí, phát triển khoa học kỹ thuật giúp phát triển trở lại cho sản xuất.
Theo mức độ đầu tư

– Đầu tư cải tạo mở rộng: nhằm tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cao hơn trên cơ sở
đầu tư cũ đã có (như mở rộng thêm mặt bằng mua sắm bổ sung thêm máy móc thiết
bị, cải tiến dây chuyền công nghệ…Kết quả của đầu tư này là nhằm nâng cao thêm
năng lực và hiệu quả sản xuất. Trường hợp này còn gọi là đầu tư chiều sâu.
– Đầu tư xây dựng mới: được tiến hành với quy mô lớn, toàn diện. Trong đó việc áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được quan tâm và sử dụng tối đa.
So sánh 2 dạng đầu tư này: đầu tư xây dựng mới lớn hơn về quy mô, dài hơn về thời
gian thực hiện; kỹ thuật công nghệ mới được sử dụng triệt để và vốn đầu tư thường
rất lớn. Trong khi đó: đầu tư cải tạo mở rộng thường tận dụng các nền tảng kỹ thuật
cũ hiện có và vốn đầu tư không lớn.
Theo thời hạn hoạt động
– Đầu tư ngắn hạn: là những đầu tư nhằm vào các yếu tố và mục tiêu trước mắt, thời
gian hoạt động và phát huy tác dụng thường ngắn, trong khoảng từ 2 đến 5 năm.
Trong đầu tư ngắn hạn, huy động kỹ thuật và vật chất không lớn. Tuy nhiên, đòi hỏi
của đầu tư ngắn hạn phải đảm bảo các yếu tố để thu hồi vốn nhanh, phải hoàn thành
công trình sớm và sớm đưa vào khai thác, thị trường sẵn sàng và sản phẩm được tiêu
thụ nhanh nhạy.
– Đầu tư trung hạn và dài hạn: là những đầu tư đòi hỏi nhiều về vốn đầu tư và lâu dài
về thời gian phát huy tác dụng, thường trên 5-10-15-20 năm hoặc có khi còn lâu hơn.
Theo tính chất quản lý
6


– Đầu tư trực tiếp: là đầu tư mà trong đó chủ đầu tư vừa bỏ vốn, vừa trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành. Thực chất trong đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn và nhà quản lý
sử dụng vốn là một chủ thể.
+ Do người bỏ vốn và nhà quản trị sử dụng vốn là một chủ thể, nên chính chủ thể này
hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư của chính mình.
+ Kết quả đầu tư có thể lãi hoặc lỗ. Có nghĩa là, khi đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn,
đồng thời là nhà quản trị sử dụng vốn, chấp nhận nguyên tắc “Lời ăn – Lỗ chịu”.

+ Trong đầu tư trực tiếp có đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI – Foreign Direct Investment).
– Đầu tư gián tiếp: ở đây chủ đầu tư chỉ đóng vai trò góp vốn mà không tham gia
quản lý, điều hành. Dạng này thường thấy ở lĩnh vực đầu tư tài chính, như: viện trợ
không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp của các chính phủ. Thực chất trong
đầu tư gián tiếp, người bỏ vốn (nhà đầu tư) và nhà quản trị sử dụng vốn là khác chủ
thể.

3. Phân loại đầu tư: có thể chia đầu tư thành 3 loại chủ yếu sau:

7


Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua
chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước hoặc lãi suất phụ thuộc vào kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty phát hành.

Đầu tư thương mại: Là loại đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hoá và sau
đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Hai
loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà chỉ làm tăng tài sản tài
chính của người đầu tư. Tuy nhiên, chúng đều có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển.

Đầu tư phát triển: Là hoạt động đầu tư mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến
hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản
xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm,
nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây
dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào
tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của
các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm
lực mới cho nền kinh tế xã hội.


4. Khái niệm về tăng trưởng.

8


Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định.

Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao
động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là
trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách
chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên
thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế.

4.1. Một số chỉ tiêu đánh giá.

Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế,
từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Do vậy, không có tiêu chuẩn chung về
sự phát triển. Các nhà kinh tế học phân quá trình đó ra các nấc thang: kém phát triển,
đang phát triển và phát triển… gắn với các nấc thang đó là những giá trị nhất định,
mà hiện tại chưa có sự thống nhất hoàn toàn.

9


Một số thước đo của sự tăng trưởng: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản
phẩm quốc dân (GNP), thu nhập bình quân đầu người.


Một số chí số về cơ cấu kinh tế: chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội,
chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X-M), chỉ số về mức tiết kiệm-đầu tư.

4.2. Một số thước đo của sự tăng trưởng.

-

Tổng sản phẩm trong nước (hay tổng sản phẩm quốc nội-GDP).

Thường được hiểu là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng
các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Có nhiều cách tiếp cận khác
nhau:

+Về phương diện xa, GDP có thể được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng
của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước. Giá trị gia tăng được
phí cácchi
yếuphí,
tố trung
Giá trịtrên
gia cơ sở
Giáhạch
trị sảntoán cácChi
xác định dựa
khoản
các yếu tố sản xuất và lợi nhuận
tăng (Y)

lượng (GO)


của các cơ sở sản xuất và dịch vụ.

gian (đầu vào) (IE)

10


=

+

+Về phương diện tiêu dùng, thì GDP biểu hiện ở toàn bộ hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ
quốc gia hàng năm

Xác định GDP theo tiêu dùng thường dựa trên cơ sở thống kê thực tế về tổng các
khoản tiêu dùng của các hộ gia đình (C), tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh
C+I+G+(X-M)
nghiệp (I), các khoản chi tiêu GDP=
của chính
phủ (G) và phần xuất khẩu ròng (X-M) so

sánh trong năm.

Do tính GDP theo giá hiện hành của thị trường, nó đã bao gồm cả thuế gián thu (Te),
cho nên GDP tính theo giá thị trường sẽ chênh lệch với GDP tính theo các chi phí
các yếu tố sản xuất một =lượng
- Te giá trị, đó là thuế gián thu (Te).

11



= C+I+G+ (X-M)

+Xác định theo phương pháp thu nhập, GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia
đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại.
Các khoản mà gia đình được quyền tiêu dùng (C_1), các doanh nghiệp tiết kiệm được
(S_1) dùng để đầu tư, bao gồm cả thuế khấu hao (S_1= I_1) và chi tiêu của Nhà nước
từ nguồn thu thuế (T).

GDP theo cách xác định trên đã thể hiện là một thước đo sự tăng trưởng kinh tế do
các hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo ra, không phân biệt sở
hữu trong hay ngoài nước đối với kết quả đó. Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả
năng sản xuất của nền kinh tế một nước.

12


Tổng sản phẩm quốc dân (GNP).

Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công
dân một nước tạo ra và có thể thu thập trong năm, không phân biệt sản xuất được
thực hiện ở trong nước hay ngoài nước. So với GDP thì GNP chênh lệch một khoản
thu nhập tài sản với nước ngoài.

GNP=GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài

Với ý nghĩa là thước đo thu nhập của nền kinh tế với sự tăng thêm GNP thực tế đó
chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hành động kinh
tế đem lại. GNP thực tế là GNP được tính theo giá cố định nhằm phản ánh đúng sản

lượng gia tăng hàng năm, loại trừ những sai lệch do biến động giá cả tạo ra. Khi GNP
tính theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa.

Thu nhập bình quân đầu người

Khả năng nâng cao phúc lợi vật chất cho nhân dân một số nước, không chỉ là tăng sản
lượng của nền kinh tế, mà còn liên quan đến vấn đề dân số-con người. Nó tỷ lệ thuận
với quy mô sản lượng và tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc độ tăng

13


trưởng dân số tự nhiên hàng năm. Do vậy chỉ số thu nhập bình quân đầu người là một
chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, nó
vẫn chưa nói lên mặt chất mà sự tăng trưởng đưa lại. Cho nên để nói lên sự phát triển
người ta dùng hệ thống các chỉ số.

5. Khái niệm về phát triển.

Phát triển kinh tế được phản ánh trong các nội dung cơ bản sau:

– Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch
vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả
năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước.

– Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống
dân cư.

14



– Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó
nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai
trò quan trọng.

Từ trước đến nay, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về phát triển kinh tế,
nhưng một cách chung nhất “phát triển kinh tế” được xem là tiến trình mà theo đó
các nước tăng cường khả năng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội. Vì vậy, phát triển kinh tế là phương thức duy nhất giúp
cho tất cả các dân tộc trên khắp thế giới sống tốt hơn, đặc biệt là các nước có mức thu
nhập thấp và trung bình.

5. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. ở những nước đang phát
triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người
thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên tục trong nhiều năm,
thì khó có điều kiện kinh tế để cải thiện mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội.Tuy
nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ để phát
triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bởi những phương thức khác
nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Nếu phương thức tăng trưởng
kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng tiến bộ, không
làm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế, sẽ
không thể tạo ra sự phát triển kinh tế. Nếu phương thức tăng trương kinh tế chỉ đem
15


lại lợi ích kinh tế cho nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích
không đáng kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ
khoét sâu vào bất bình đẳng xã hội. Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt cục,

cũng chỉ là kết quả ngắn hạn, không những không thúc đẩy được phát triển, mà bản
thân nó cũng khó có thể tồn tại được lâu dài.

II.

Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế

Từ trước tới nay khi nói về đầu tư, không một nhà kinh tế học nào và không một lí thuyết
kinh tế nào lại không nói đến vai trò to lớn của đầu tư đối với nền kinh tế . Có thể nói
rằng đầu tư là cốt lõi là động lực cho sự tăng truởng và phát triển nền kinh tế

Tác động tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

Đầu tư tác động mạnh tới tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Mức độ tác động cũng như
thời gian ảnh hưởng là khác nhau.

Đối với tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố cực kì quan trọng cấu thành tổng cầu. Bởi vì , đầu tư
một mặt tạo ra các sản phẩm mới cho nền kinh tế mặt khác nó lại tiêu thụ và sử dụng
một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, xét

16


về mặt ngắn hạn đầu tư tác động trực tiếp tới tổng cầu theo một tỉ lệ thuận- Mỗi sự
thay đổi của đầu tư đều ảnh hưởng tới ổn định của tổng cầu nền kinh tế.

Đối với tổng cung: Ta biết rằng,tiến hành một công cuộc đầu tư đòi hỏi một nguồn lực, một
khối lượng vốn lớn , thành quả (hay các sản phẩm và dịch vụ mới của nền kinh tế)
của các công cuộc đầu tư đòi hỏi một thời gian khá dài mới có thể phát huy tác dụng .
Do vậy, khi các thành quả này phát huy tác dụng làm cho sản lượng của nền kinh tế

tăng lên. Như vậy , đầu tư có tính chất lâu dài và nó sẽ làm cho đường tổng cung dài
hạn của nền kinh tế tăng lên .

Qua sự phân tích trên ta thầy rằng , đầu tư ảnh hưởng mạnh tới cả tổng cung và tổng
cầu. Bởi vì, xét về mặt cầu thì đầu tư tiêu thụ một khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ
cho nền kinh tế nhưng đứng về mặt cung thì nó làm cho sản xuất gia tăng, giả cả
giảm, tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập từ đó kích thích tiêu dùng. Mà sản
xuất phát triển chính là nguồn gốc của phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện để cải
thiện đời sống con người.Như vậy đầu tư là nhân tố cho sự tăng trưởng và phát triển
một nền kinh tế.

Ảnh hưởng hai mặt tới sự ổn định nền kinh tế.

17


Khi nghiên cứu về đầu tư ai cũng hiểu rằng đầu tư luôn có một độ trễ nhất định, tức là "đầu
tư hôm nay , thành quả mai sau”. Ngoài ra do đầu tư có ảnh hưởng tới tổng cung và
tổng cầu của nền kinh tế không ăn khớp về thời gian do vậy nó có thể phá vỡ sự ổn
định của một nền kinh tế.Nếu đầu tư tốt nó có thể giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển . Ví dụ như các nước NICs, do có đầu tư hiệu quả nên từ những nước còn
nghèo đã trở thành những nước công nghiệp với nền kinh tế công nghiệp tương đối
phát triển.

Giả sử bây giờ ta tăng đầu tư trong nước, khi đó làm cho nhu cầu tiêu thụ hàng hoá và dịch
vụ liên quan đến công cuộc đầu tư như máy móc , thiết bị sức lao động, nguyên vật
liệu... tăng theo . Điều đó làm cho tổng cầu của nền kinh tế của những loại hàng hoá
này tăng lên, theo qui luật cung cầu của kinh tế dẫn đến giả cả của những hàng hoá
này cũng tăng lên một cách mạnh mẽ, và đến một mức độ nào đó có thì dẫn tới lạm
phát ,với tỷ lệ có thể là rất cao. Khi lạm phát xảy ra, giá cả tăng vọt, dẫn đến các chi

phí đầu vào cho sản xuất tăng lên dấn đến sản xuất bị đình trệ, và người lao động thất
nghiệp , nền kinh tế bị giảm thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư bị gảm sút.
Tất cả những điều đó làm cho nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trì trệ và làm giảm
tốc độ phát triển. Tuy nhiên nếu các quốc gia điều tiết đầu tư thì không những khắc
phục được những ảnh hưởng tiêu cực mà còn làm cho nó trở thành động lực cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế .

18


Ta thấy rõ rằng đầu tư có ảnh hưởng đến tổng cung và tổng cầu và tác động đến sự ổn định
của nền kinh tế . Như vậy, sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế sẽ chịu ảnh
hưởng rất lớn của đầu tư .

Để xem xét cụ thể ta có thể sử dụng hàm Harrod- Domar để minh hoạ mối quan hệ giữa tốc
độ tăng trưởng và vốn đầu tư .

Như vậy, nếu ICOR không đổi thì tốc độ tăng trưởng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu
tư hay nói cách khác đầu tư quyết định sự tăng truởng của nền kinh tế.

19


Đối với mỗi quốc gia khác nhau ICOR cũng khác nhau ,nó tuỳ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế xã hội và cơ chế chính sách của nhà nước .Đối với các nước đang phát triển
có ICOR thấp còn các nước phát triển ngược lại . Đồng thời chỉ số ICOR của nhiều
ngành kinh tế là khác nhau , trong đó ICOR trong nông nghiệp thường là rất thấp tốc
độ tăng trưởng của nông nghiệp cũng không cao.


Ngoài ra đầu tư còn làm tăng năng suất lao động,chất lượng sản phẩm ,năng lực sản xuất do
vậy thay đổi tốc độ phát triển kinh tế . Vì vậy đối với mỗi quốc gia cần có một chính
sách thích hợp để huy động vốn và đầu tư có hiệu quả nhằm nâng cao tốc độ tăng
trưởng và phát triển kinh tế nước mình .

Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

Một quốc gia được coi là phát triển khi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp -dịch vụ
-nông nghiệp trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ lệ cao trong GDP của
nước đó . Bởi vì nông nghiệp do nhiều hạn chế về điều kiện tự nhiên và khả năng
sinh học của cây trồng vật nuôi nên chỉ có tốc độ tăng trưởng tối đa từ 5-6% .Do vậy
khi công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao , nó có khả năng đưa tốc độ tăng trưởng
kinh tế của nước đó lên cao 9-10% năm . Muốn vậy chúng ta phải chính sách đầu tư
thoả đáng .Mỗi nước cần tăng cường tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ và có
nhiều chính sách phát huy hiệu quả của đầu tư có vậy thì mới có công nghiệp và dịch
vụ phát triển .

20


Trong nông nghiệp ta cũng nên đầu tư nhiều hơn cho chăn nuôi bởi chăn nuôi thường có tỷ
lệ tăng trưởng mạnh hơn trồng trọt .

Còn đối với cơ cấu vùng lãnh thổ một quốc gia phát triển thường có cơ cấu kinh tế lãnh thổ
cân đối và đồng đều giữa các vùng trong cả nước .Do vậy bên cạnh việc đầu tư trọng
điểm để phát triển thành thị và các vùng đồng bằng chúng ta cũng cần có chính sách
để đầu tư phát triển kinh tế các vùng núi và nông thôn để vừa phát triển kinh tế xã hội
vừa tạo sự cân bằng ổn định trong nước.


Đầu tư góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ :

Ta biết rằng khoa học công nghệ là trung tâm của đời sống kinh tế xã hội hiện đại. Một đất
nước, một quốc gia chỉ phát triển được khi có khoa học công nghệ tiên tiến và hiện
đại. Ở các nước phát triển, họ có mức đầu tư lớn, có quá trình phát triển lâu dài nên
trình độ khoa học công nghệ của họ hơn hẳn các nước khác trên thế giới. Khi họ áp
dụng các thành tựu này làm cho nền kinh tế có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ, đời
sống nhân dân nâng cao. Còn đối với các nước đang phát triển, do công nghệ nghèo
làn, lạc hậu lại không có điều kiện để nghiên cứu phát triển khoa học kĩ thuật nền
kinh tế phát triển rất thấp, sản xuất kém phát triển và bị phụ thuộc vào các nước công
nghiệp . Muốn thoát khỏi tình trạng này thì các nước phải tăng cường đầu tư và tìm
cách thu hút đầu tư từ bên ngoài vào trong nền kinh tế. Đầu tư ở đây được hiểu là các
nước này thu hút công nghệ hiện đại bên ngoài phù hợp đồng thời tổ chức nghiên cứu
để phát minh ra các công nghệ mới hiện đại hơn. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại
21


của các nước này có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư phát
triển khoa học công nghệ.Có thể khẳng định rằng đầu tư khoa học công nghệ là một
chính sách cực kì quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

● Ngoài các vai trò chính yếu trên,đầu tư còn có một vài vai trò khác như làm tăng
ngân sách cho chính phủ, góp phần làm ổn định đất nước, mở rộng ảnh hưởng của
quốc gia...

Qua việc phân tích trên ta có thể khẳng định rằng đầu tư là chìa khoá cho sự phát triển của
mỗi quốc gia và cho toàn thế giới.

Chương II: Vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.


1

Thực trạng đầu tư và tăng trưởng phát triển kinh tế ở Việt Nam.

1.1 Tình hình đầu tư của Việt Nam thời gian qua.

a) Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

22


1.2 Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

11 tháng đầu năm 2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được
16,5 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017. Con số vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam trong 11 tháng đạt hơn 30 tỷ USD cho thấy, Việt Nam tiếp tục là một điểm
đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực. ( />
Theo lĩnh vực đầu tư:

Trong 9 tháng năm 2018 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm
của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 11,3 tỷ USD, chiếm 44,6 tổng vốn đầu tư đăng
ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,8
tỷ USD, chiếm 23% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán
lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,1 tỷ USD, chiếm 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký...

Theo đối tác đầu tư:

23



Trong 9 tháng năm 2018 có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 7 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng
vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,6 tỷ USD, chiếm
22,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư
đăng ký là 3,6 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư...

Theo địa bàn đầu tư:

Trong 9 tháng năm 2018 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó
Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký là 5,8 tỷ
USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng
ký là 4,2 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư. Bà Rịa – Vũng Tàu đứng thứ 3 với
tổng số vốn đăng ký 2,1 tỷ USD chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư...

Một số dự án lớn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 9 tháng năm 2018
là:

24


Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Đông Anh Hà Nội, tổng vốn đầu
tư 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư với mục tiêu xây dựng
khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội…

Dự án Nhà máy sản xuất polypropylene (PP) và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng
(LPG) tại Việt Nam, cấp phép ngày 30/5/2018 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,201 tỷ
USD do HYOSUNG CORPORATION (Hàn Quốc) đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Dự án Công ty TNHH Laguna (Việt Nam), cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngày

07/03/2007 do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Thừa Thiên Huế đã điều chỉnh tăng
vốn đầu tư thêm 1,12 tỷ USD vào ngày 25/5/2018.

25


×