Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.56 KB, 9 trang )

I. LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật là một phương tiện, công cụ quan trọng để
duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện định hướng cho sự phát triển xã hội, đặc
biệt là trong hoạt động điều tiết và quản lí kinh tế.
Tuy vậy, thực tiễn vận hành nền kinh tế thị trường trong thời gian qua đã
bộc lộ nhiều khó khăn phức tạp trong đó có không ít vấn đề nhức nhối nổi lên như
sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tình trạng vô chính phủ kinh doanh
bất hợp pháp, tranh chấp kinh doanh giữa trong nước với nước ngoàiv..v. Vì vậy
mà cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy rằng nền kinh tế nào cũng cần có sự quản lí
nhà nước trong đó pháp luật là công cụ quản lí nhà nước hữu hiệu nhất. Nền kinh
tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa lại rất cần sự quản lí đó sự tham
gia của pháp luật. Thông qua bài viết này em xin được phần nào làm rõ hơn vai trò
của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. KHÁI NIỆM
• Pháp luật là hệ thống các quy định (hay quy tắc xử sự chung,các
nguyên tắc và các khái niệm pháp lý) do nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước và là công cụ
điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ trật tự xã hội.
• Kinh tế nói chung là những hoạt động của con người nhằm biến đổi
những sản vật tự nhiên thành thức ăn, vật dụng nhằm thỏa mãn nhu
cầu của mình. Hay nói cách khác kinh tế là tổng thể các yếu tố sản
xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá
trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là
nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
2. Thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay
Năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với thế giới, thiên tai triền miên dẫn
tới những mối đe dọa nghiêm trọng từ các lò phản ứng hạt nhân ở Nhật, cuộc nổi
dậy của nhân dân Bắc Phi tạo nên sức ép lớn tới các nguồn cung nguyên liệu, rồi
đến cuộc khủng hoảng nợ công ở Mỹ, châu Âu và nạn lạm phát đang hoành hành ở
các quốc gia mới nổi. Ở cacViệt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc


dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới,
nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế
thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh
tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối
tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới.
Bước vào năm 2011, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó
khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp: Tăng trưởng
kinh tế chậm lại; giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên
thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; nợ
công châu Âu lan rộng; kinh tế Nhật Bản trì trệ sau thảm hoạ kép; lạm phát toàn
cầu và các nước trong khu vực tăng cao; bất ổn chính trị ở Trung Đông, châu Phi,
tình hình căng thẳng ở Biển Đông tăng lên. Trong nước, nền kinh tế tiếp tục phải
đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo cuối năm 2010.
Tăng trưởng kinh tế (GDP) có xu hướng chậm lại; lạm phát tiếp tục tăng cao; mặt
bằng lãi suất cao; tỷ giá, giá vàng biến động bất thường; dự trữ ngoại hối giảm
mạnh; tổn thất do rét đậm, rét hại kéo dài ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã tác động
bất lợi đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân. Nguy cơ lạm phát cao, bất
ổn kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội đã trở thành thách thức lớn đối với nền
kinh tế nước ta trong năm 2011.
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2011 và năm 2012 còn diễn biến
phức tạp và nhiều khó khăn do tác động, ảnh hưởng của cả những tồn tại, hạn chế
nội tại của nền kinh tế và tác động do diễn biến khó lường từ bên ngoài. Lạm phát,
mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao; khu vực sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó
khăn do phải tiếp tục thực hiện chính sách thắt chặt tài khoá, tiền tệ và kiềm chế
lạm phát. Tai nạn giao thông, tội phạm, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là vấn
đề bức xúc của xã hội. Đời sống của người lao động nhất là công nhân tại các khu
công nghiệp còn nhiều khó khăn.
3. Vai trò của pháp luật đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Từ thực trạng của nền kinh tế cho thấy vai trò quản lí của nhà nước đối với
nền kinh tế còn nhiều hạn chế và bất cập. Mà pháp luật là công cụ để nhà nước

điều tiết quản lí nền kinh tế vì vậy mà pháp luật (đặc biệt trong giai đoạn hiện nay)
đã và đang nắm giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm soát, phát triển
nền kinh tế đất nước.Với tính độc lập tương đối của mình, pháp luật có thể tác
động lại sự phát triển của kinh tế. Thông qua việc điều tiết nền kinh tế, pháp luật có
thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển khi những quy định của nó phù hợp với, phản
ánh đúng trình độ phát triển kinh tế.
Có thể thấy vai trò quan trọng của pháp luật với nền kinh tế Việt Nam qua
một số khía cạnh điển hình sau:
2.1 Trước hết pháp luật xác lập và điều chỉnh các quan hệ sở hữu
Quan hệ sở hữu là quan hệ kinh tế cơ bản của xã hội nên quyền sở hữu là
một trong các quyền cơ bản của công dân. Quyền này từng được xem như quyền
thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người. Do vậy nên từ khi ra đời quyền
sở hữu luôn được pháp luật điều chỉnh và cũng luôn được quan tâm trong mọi hệ
thống pháp luật. Ở Việt Nam pháp luật xác định rõ chế độ sở hữu, vai trò tác dụng
của từng hình thức cũng như việc xác lập và bảo vệ quyền sở hữu. Theo Hiến pháp
1992 quy định: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với các
hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể, sở hữu tư nhân mà sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Các
thành phần kinh tế gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế các thể, kinh tế
tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước.
Hiến pháp còn quy định cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần
kinh tế phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, bình đẳng trước pháp luật.
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể. Các quy định trên của
Hiến pháp đã được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp
luật khác bao gồm các nội dung pháp lí cơ bản như khái niệm quyền sở hữu đối
tượng của quền sở hữu, cơ sở xác lập chấm dứt quyền sở hữu, quyền và nghĩa vụ
của người chiếm hữu vv…
Các hình thức sở hữu cũng khá đa dạng, bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu
của tổ chức chính trị, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân…Pháp luật còn quy định khá
nhiều biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu từ biện pháp dân sự như quyền kiện đòi

lại tài sản, quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu…vv đến các biện
pháp hành chính, hình sự…
2.2 Thứ hai pháp luật đóng vai trò là công cụ quản lí và điều tiết nền kinh
tế
Pháp luật là công cụ quan trong trọng nhất có tác động to lớn nhất trong hoạt
động điều tiết và quản lí kinh tế. Tác động quản lí và điều tiết kinh tế của pháp luật
thể hiện qua việc thể chế hóa chiến lược chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế
theo hướng nhà nước mong muốn. Chẳng hạn hiện tại nhà nước đang tích cực đẩy
mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao thành phần hiệu quả của
nền kinh tế nhà nước dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và
cùng có lợi. Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn các hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô
ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát
triển. Thông qua các lĩnh vực thuế, tài chính, tiền tệ giá cả đầu tư lao động, pháp
luật góp phần cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm cải biến nền kinh tế nước ta từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại
đồng thời điều tiết kinh tế theo hướng vừa đảm bảo sự tăng trưởng của kinh tế
(thông qua việc khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh) vừa bảo đảm sự ổn định
kinh tế. Các quy định về bảo hộ một số ngành nông nghiệp non trẻ quy định về giá
cả và việc mua thóc, cà phê của nhà nước hiện nay, giá điện, gas, giá trần lãi suất
tiết kiệm, tỉ giá hối đoái tại thể hiện quy luật cung- cầu điều tiết. Song khi giá cả thị
trường biến động mạnh, nhà nước quy định mức giá tối đa hoặc tung hàng dự trữ
để tránh những cơn sốt giá. Pháp luật còn có thể cơ cấu lại các ngành kinh tế thông
qua việc quy định những mặt hàng cấm xuất nhập khẩu việc cấp giấy phép xuất,
nhập khẩu hỗ trợ giá, tỉ lệ đầu tư trực tiếp. Những quy định trên có thể khuyến
khích việc xuất khẩu hàng lương thực hoặc hàng may mặc, Nhà nước có thể miễn
giảm thuế cho những cơ sở sản xuất mặt hàng này hoặc hỗ trợ bằng đầu tư trực tiếp
cho vay vốn với tỉ lệ lãi suất ưu đãi. Để bảo hộ một ngành sản xuất nào đó nhà
nước có thể tăng thuế nhập khẩu hoặc cấm nhập khẩu những mặt hàng tương
đương.

Pháp luật có một vai trò đặc biệt quan trọng với nền kinh tế hội nhập của
Việt Nam hiện nay trước xu thế suy thoái kinh tế trên toàn cầu. Mặc dù nước ta đã
và đang có những biến đổi tích cực, mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế nội địa
nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong giao thương với nền kinh tế bên ngoài đặc biệt
là với Trung Quốc, Mỹ…Việc này đòi hỏi chính sách pháp luật của chúng ta cần
phải vừa cứng rắn hơn để không bị lấn át trong hoạt động kinh doanh, cạnh tranh
lại vừa cần mềm dẻo để không xảy ra tranh chấp xung đột trong giao dịch thương
mại quốc tế.
2.3 Thứ ba, pháp luật là công cụ điều tiết lợi ích của các chủ thể tham gia
thị trường
Lợi ích kinh tế là vấn đề đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường bởi
lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh sẵn
sàng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tìm kiếm thị trường, tìm các biện pháp sản
xuất kinh doanh có hiệu quả đồng thời sẵn sàng sử dụng các biện pháp tiêu cực
như: cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo, trốn thuế gây thiệt hại cho lợi ích của
các chủ thể khác, bảo vệ lợi ích của người kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy pháp
luật là công cụ không thể thiếu để điều tiết lợi ích của các chủ thể.
Pháp luật quy định khuôn khổ cạnh tranh để khuyến khích hành vi đúng
thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đồng thời quy định các biện pháp xử lí hành vi
cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế loại bỏ những hành vi này nhằm bảo vệ lợi
ích của người lao động, người sản xuất, người tiêu dùng. Những quy định của pháp
luật về bảo vệ người tiêu dùng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người sản xuất
kinh doanh đối với các loại hàng hóa, dịch vụ gây tổn hại đến quyền lợi của người
tiêu dùng đặc biệt là hàng hóa có ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của con
người, xác định những chế tài cho hành vi làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém
phẩm chất. Hiện tại quyền của người tiêu dùng Việt Nam được bảo vệ quy định
trong các văn bản như: Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Pháp lệnh về đo
lường chất lượng hàng hóa, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra
pháp luật khẳng định nguyên tắc hợp đồng ghi nhận và tạo cơ sở pháp lí cho tự do
kinh doanh, tạo cơ sở pháp lí cho việc thực hiện nguyên tắc tự do kinh doanh,

nguyên tắc mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật tạo ra “ sân chơi
chung” cho các chủ thể sản xuất kinh doanh. Pháp luật quy định về thủ tục giải
quyết các tranh chấp kinh tế, pháp luật bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ và người
lao động trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản, bảo vệ quyền lợi cho các chủ
thể sản xuất kinh doanh khi xảy ra các tranh chấp kinh tế giữa họ đồng thời đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
2.4 Pháp luật tạo ra điều kiện để giải quyết những vấn đề xã hội phát sinh
từ nền kinh tế thị trường.

×