Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nhiên cứu xác định các loại dịch vụ hệ sinh thái rừng tự nhiên tại xã Đông Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
RỪNG TỰ NHIÊN TẠI XÃ ĐÔNG VIÊN, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



HOÀNG VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
RỪNG TỰ NHIÊN TẠI XÃ ĐÔNG VIÊN, HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: QLTNR

Lớp

: K46 – QLTNR - N03

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Hoàng Chung


Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Nhiên cứu xác định các loại
dịch vụ hệ sinh thái rừng tự nhiên tại xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn’’ là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Hoàng Chung. Những phần sử dụng tài
liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo
dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.
Thái Nguyên, ngày…tháng….năm 2018
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

TS. Đỗ Hoàng Chung

Hoàng Văn Sơn

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên )


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, đây là thời

gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra, nghiên cứu, áp dụng những
kiến thức lý thuyết với thực tế nhằm củng cố và nâng cao khả năng phân tích,
làm việc sáng tạo của bản thân phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời đó là
thời gian quý báu cho em có thể học tập nhiều hơn từ bên ngoài về cả kiến
thức chuyên môn và không chuyên môn như giao tiếp, cách nhìn nhận công
việc và thực hiện công việc đó như thế nào.
Được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Đỗ
Hoàng Chung, em tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định các loại
dịch vụ hệ sinh thái rừng tự nhiên tại xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn’’.
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã cố gắng nỗ lực hết mình và
em cũng nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ địa phương, cán
bộ kiểm lâm, người dân địa phương, các bạn sinh viên cùng nhóm thực tập và
sự chỉ dạy tập tình của giáo viên hướng dẫn, thầy giáo TS. Đỗ Hoàng Chung.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới:
- Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp.
- Lãnh đạo xã Nông Quốc Huấn, và các bác trưởng thôn trong xã.
Đặc biệt là sự chỉ dạy của giáo viên hướng dẫn TS. Đỗ Hoàng Chung đã
tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện đề tài.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian thực hiện ngắn nên trong quá trình
thực hiện đề tài em đã gặp không ít khó khăn, do vậy đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các thầy giáo, cô giáo để bài đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày … tháng…. Năm 2018
Người thực hiện
Hoàng Văn Sơn


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Tỉ lệ phần trăm các sản phẩm người dân lấy từ rừng ...................... 24
Bảng 4.2: Thành phần loài, hình thức, mức độ khai thác và công dụng của
những loài LSNG làm dược liệu tại khu vực nghiên cứu ............... 25
Bảng 4.3. Thành phần loài, bộ phận khai thác và công dụng của những loài
LSNG làm thực phẩm tại khu vực nghiên cứu ............................... 28
Bảng 4.4 Thành phần loài, công dụng của những loài động vật rừng tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................ 30
Bảng 4.5. Mật độ cây rừng .............................................................................. 32
Bảng 4.6 lượng các bon tích luỹ ..................................................................... 34
Bảng 4.7 Chỉ số đa dạng sinh học rừng tự nhiên ............................................ 35
Bảng 4.8. Trữ lượng gỗ và phân loại rừng tại khu vực nghiên cứu. ............... 36


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

RTN

: Rừng tự nhiên

HST RTN

: Hệ sinh thái rừng tự nhiên

KH

: Kế hoạch


BHYT

: Bảo hiểm y tế

PRA

: Phương pháp Đánh giá nhanh/ nông thông
có sự tham gia của cộng đồng

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

UBND

: Uỷ ban nhân dân

Cp

: Che phủ

D00

: Đường kính gốc

D1.3

: Đường kính ở 1,3 m so với mặt đất

Dt


: Đường kính tán

Htb

: Chiều cao trung bình

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IUCN

: Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới

ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

TSTN

: Tái sinh tự nhiên

VQG

: Vườn Quốc gia



v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết................................................................................................. 1
2. Mục tiêu......................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến....................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 3
2.1. Cơ sở nghiên cứu........................................................................................ 3
2.2. Những nghiên cứu trên Thế giới ................................................................ 4
2.3. Những nghiên cứu trong nước. .................................................................. 6
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu .................................................................. 9
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu. ................................................. 9
2.4.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế.................................................................... 11
2.4.3. Văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế .............................................................. 13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 14
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 14
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 14
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 14
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
3.3.1. Cách tiếp cận ......................................................................................... 14



vi
3.3.2. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................... 14
3.3.3. Thu thập thông tin sơ cấp ...................................................................... 16
3.3.4. Tổng hợp và phân tích số liệu ............................................................... 18
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 22
4.1. Đánh giá sự hiểu biết, nhận thức của người dân về quan điểm dịch vụ hệ
sinh thái rừng tự nhiên. ................................................................................... 22
4.2. Xác định các dịch vụ cung ứng của hệ sinh thái rừng tự nhiên. .............. 23
4.2.1. Các loài cây sử dụng làm dược liệu. ..................................................... 25
4.2.2. Các loài sử dụng làm thực phẩm ........................................................... 27
4.3. Xác định các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ của hệ sinh thái rừng tự nhiên.. 30
4.4 Xác định mật độ cây rừng, trữ lượng cacbon........................................... 32
4.4.1 Xác định mật độ cây rừng. ..................................................................... 32
4.4.2. Trữ lượng các bon rừng......................................................................... 33
4.4.3. Tính đa dạng sinh học. .......................................................................... 34
4.4.4. Phân loại rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. .................................. 36
4.5. Đề xuất giải pháp ..................................................................................... 37
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 39
5.1. Kết luận. ................................................................................................... 39
5.2. Kiến nghị. ................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40
PHỤ LỤC


1
Phần 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Dịch vụ hệ sinh thái là các lợi ích mà hệ sinh thái mạng lại cho con

người như:
Hệ sinh thái rừng có tác dụng điều hòa khí hậu toàn cầu thông qua làm
giảm đáng kể lượng nhiệt chiếu từ mặt trời xuống bề mặt trái đất do che phủ
của tán rừng là rất lớn so với các loại hình sử dụng đất khác, đặc biệt là vai trò
hết sức quan trọng của rừng trong việc duy trì chu trình cacbon trên trái đất
mà nhờ đó nó có tác dụng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thực vật
sống mà chủ yếu là các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng
lớn cacbon trong khí quyển. Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái
rừng có vai trò đáng kể trong việc chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn
định khí hậu.
Hệ sinh thái rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất,
ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn,
nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị
mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì
nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui
luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt và đất tốt nuôi lại rừng tốt.
Hệ sinh thái rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có
vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng
nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất,
hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con
sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng
nước sông suối vào mùa mưa).


2
Ngoài ra hệ sinh thái rừng cung cấp một sản lượng lớn lâm sản, lâm sản
ngoài gỗ phục vụ nhu cầu của người tiêu dung như: gỗ, tre, nứa, dược liệu…
Chính con người cũng là tác nhân sử dụng không hợp lý, không những
không thu được hiệu quả cung cấp cao nhất và bền vững nhất của rừng, mà tại
nhiều nơi, nhiều lúc còn hủy hoại rừng, gây ra các tổn thất không lường trước

do vô trách nhiệm hoặc kém hiểu biết về rừng tự nhiên. Đó chính là nội dung
cần bàn luận xem theo tiêu chuẩn đáp ứng cao nhất cho con người về vật chất
và dịch vụ thì việc ứng xử với rừng tự nhiên như thế nào là bền vững và hiệu
quả nhất, từ đó từng bước sửa đổi các quy định liên quan trong hệ thống pháp
luật quản lý, bảo vệ rừng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: ”Nghiên
cứu xác định các loại dịch vụ hệ sinh thái rừng tự nhiên tại xã Đông Viên,
huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.”
2. Mục tiêu
 Xác định dịch vụ cung ứng, dịch vụ điều tiết, dịch vụ hấp thụ
carbon của hệ sinh thái rừng tự nhiên tại xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn.
 Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn và phát triển rừng tự nhiên tại
xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiến
 Ý nghĩa khoa học
Làm cơ sở lý luận khoa học cho việc bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên
 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá độ ổn định của hệ sinh thái rừng đối
với sự phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội. Làm cơ sở đề xuất các giải pháp
quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững trên địa bàn.


3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở nghiên cứu
Rừng tự nhiên (RTN) là một kiểu rừng mà thiên nhiên chọn lọc lâu đời
và ban tặng cho loài người, cùng tồn tại và phát triển trên trái đất này. Do
được chọn lọc tự nhiên, mà tự nhiên là hoàn cảnh sống có nhiều biến đổi

trong suốt cả thời gian dài hàng nghìn hàng triệu năm, mà mỗi giai đoạn này
lại có sự ổn định tương đối của hoàn cảnh sống (khí hậu, đất đai) đã tạo ra các
hệ sinh thái rừng phù hợp nhất phân bố tại các hoàn cảnh thích ứng khác
nhau. Con người là chủ trái đất đã từng quản lý sử dụng rừng sao cho đạt
được các mong muốn mà rừng có khả năng cung cấp tốt nhất cho mình, song
trong quá khứ và cả một số trường hợp hiện nay.
Mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái rừng tự nhiên đối với con
người và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Mối quan hệ giữa hệ sinh thái rừng tự nhiên (HST RTN ) và các dịch
vụ của chúng với con người hay sự phát triển kinh tế rất đa dạng và phức tạp.
hơn nứa mối quan hệ này cũng biến đổi theo thời gian. Trong quá trình tương
tác với tự nhiên, các hoạt động của con người luôn tạo ra những kết quả theo
dự tính, những hệ quả không mong muốn, và rât nhiều hệ quả không móng
muốn này lại rất có hại cho chính sự phát triển kinh tế.
Chức năng cung cấp của HST RTN cung cấp những hàng hóa và dịch
vụ đảm bảo duy trì sư phát triển kinh tế ở những khía cạnh khác nhau. Nếu
như các HST RTN không không cung cấp các loài lâm sản ngoài gỗ, nước
sạch, thực phẩm … cho con người thì sẽ gây ra những tác động xấu dối với sự
phát triển tinh tế xã hội.


4
Chức năng điều tiết của HST RTN cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế xã hội cảu con người theo những cách khác nhau. Sự điều tiết cảu các
HST RTN có thể thấy ở quá trình lọc và điều tiết nguồn nước, giảm lũ lụt là
hạn hán, ổn định khí hậu,… những biến đổi trong chức năng điều tiết của các
HST RTN sẽ đưa đến những tác động đối với sức khỏe con người cũng như
các yếu tố khác của sự phát triển kinh tế xã hội.
Để khai trác bền vững các dịch vụ HST RTN nhằm làm cho sự phát
triển theo đó cũng trở nên bền vững, yêu cầu trước hết là phải hiểu được đầy

đủ về mối quan hệ giứa những hoạt động của con người, các biến đổi của
HST RTN và sự phát triển ở cả quay mô ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc
quả lý tốt các dịch vụ HST RTN còn phụ thuộc nhiều vào thể chế hiện hành
và trọng tâm quản lý là hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của con người.
2.2. Những nghiên cứu trên Thế giới
Các dịch vụ hệ sinh thái là các chức năng và dịch vụ được cung cấp bởi
các hệ sinh thái cho phép sự sống trên trái đất tồn tại. Trong ngữ cảnh này,
cuộc sống không chỉ liên quan đến con người, mà cả hệ thực vật và động vật.
Trong số rất nhiều dịch vụ hệ sinh thái, một số dịch vụ đóng vai trò quan
trọng để duy trì cuộc sống trên trái đất hơn những dịch vụ khác. Theo Daily
(1997) [7], có tối thiểu 13 chức năng cung cấp dịch vụ hệ sinh thái và những
dịch vụ đó là cần thiết. Có thể liệt kê các dịch vụ hệ sinh thái bao gồm: Thanh
lọc không khí và nước, Thụ phấn cho cây trồng và thảm thực vật tự nhiên,
Kiểm soát phần lớn các dịch hại nông nghiệp tiềm ẩn, Giảm nhẹ lũ lụt và hạn
hán, Giải độc và phân hủy chất thải, Bảo vệ khỏi các tia cực tím có hại của
mặt trời, Ổn định một phần khí hậu, Hình thành và tái tạo đất và độ màu mỡ
của đất, Phân tán hạt và dịch chuyển chất dinh dưỡng, Duy trì đa dạng sinh
học (từ đó nhân loại có thể khai thác phục vụ cho phát triển nông nghiệp,
dược liệu và công nghiệp), Kiểm soát nhiệt độ cực đoan và hạn chế tác động


5
của gió và sóng, Hỗ trợ nền văn hoá đa dạng của con người, Cung cấp vẻ
đẹp thẩm mỹ và sự kích thích trí tuệ, nâng cao tinh thần con người (Daily,
1997) [7].
Costanza và cộng sự (1997) [6], đã liệt kê một danh sách tương tự bao
gồm 17 chức năng cơ bản và dịch vụ được coi là cần thiết tối thiểu để duy trì
sự sống trên trái đất: Chu trình dinh dưỡng, Hình thành đất, Điều hòa không
khí, Nguyên vật liệu, Cung cấp thực phẩm, Sinh cảnh sống và cư trú, Văn hoá,
Giải trí, Tài nguyên nguồn gen/di truyền, Cung cấp nước, Điều hòa chế độ nước,

Cân bằng các xáo trộn, Kiểm soát sinh học, Thụ phấn, Xử lý chất thải, Điều hòa
khí hậu, Kiểm soát xói mòn và giữ trầm tích (Costanza và cộng sự, 1997) [6].
Theo de Groot và cộng sự (2002) [9], danh sách các chức năng dịch vụ
hệ sinh thái bao gồm: điều hòa không khí, điều tiết khí hậu, ngăn ngừa xáo
trộn, điều tiết nước, cung cấp nước, giữ đất, hình thành đất, điều chỉnh dinh
dưỡng, xử lý nước, thụ phấn, kiểm soát sinh học, chức năng nơi cơ trú, chức
năng vườn ươm, tài nguyên di truyền, thông tin về thẩm mỹ, giải trí, thông tin
văn hoá nghệ thuật, thông tin tinh thần và lịch sử, khoa học và giáo dục.
Danh sách chức năng dịch vụ hệ sinh thái có thể được hiểu dễ dàng hơn
nếu nó được phân loại thành các nhóm. Trong cuốn Đánh giá thiên niên kỷ về
hệ sinh thái (2005) đã chia các dịch vụ hệ sinh thái thành bốn nhóm: hỗ trợ,
cung cấp, điều chỉnh và các dịch vụ văn hoá. Theo định nghĩa của họ, các
dịch vụ hỗ trợ là cần thiết cho việc sản xuất của các dịch vụ hệ sinh thái và
bao gồm chu trình dinh dưỡng và sự hình thành đất. Dịch vụ cung cấp là lợi
ích mà hệ sinh thái cung cấp cho người dân và bao gồm thực phẩm, nguồn
gen, nước và các hợp chất sinh học. Các dịch vụ điều tiết cung cấp cho mọi
người những lợi ích như điều tiết lũ lụt và giải độc từ việc điều chỉnh các quá
trình trong hệ sinh thái. Các dịch vụ văn hoá bao gồm tất cả các lợi ích phi vật


6
chất thu được từ các hệ sinh thái và có thể bao gồm giải trí, tinh thần và giáo
dục (Millennium Ecosystem Assessment, 2005 [11]).
Tương tự như Đánh giá thiên niên kỷ về hệ sinh thái, de Groot et al.
(2002) [9], cũng chia dịch vụ hệ sinh thái thành bốn loại: điều tiết, môi trường
sống, sản xuất và thông tin. Họ định nghĩa nhóm điều tiết tương tự như trong
cuốn Đánh giá thiên niên kỷ về hệ sinh thái. Môi trường sống (Habitat) được
đề cập đến những chức năng cung cấp nơi sinh sống và nơi ẩn náu cho động
vật hoang dã và thực vật, như các cây rỗng ruột tự nhiên mà Chim xanh miền
Đông (Sialia sialis) ở Bắc Mỹ cần để làm tổ. Do đó, người ta đã xây dựng các

ô làm tổ cho những con chim này do mất mát số lượng cây rỗng ruột tự nhiên.
Các chức năng sản xuất là những chức năng, chẳng hạn như chất dinh dưỡng
sự hấp thu bởi sự tự dưỡng và quang hợp bởi thực vật, kết quả là tạo ra năng
suất sinh khối sống, chẳng hạn như các nguyên liệu và thực phẩm. Chức năng
thông tin tương tự như Đánh giá thiên niên kỷ về hệ sinh thái và bao gồm
những chức năng đóng góp cho sức khoẻ con người, như giải trí và trải
nghiệm/chiêm ngưỡng cái đẹp (de Groot et al, 2002 [9]).
2.3. Những nghiên cứu trong nước.
Dịch vụ hệ sinh thái rừng tự nhiên là các lợi ích mà hệ sinh thái rừng tự
nhiên mang lại cho con người. Các lợi ích đó chia làm các nhóm: Dịch vụ
cung cấp như thực phẩm và nước, Dịch vụ hỗ trợ như hình thành đất và chu
trình dinh dưỡng, Dịch vụ điều tiết như: Điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói
mòn đất và dịch bệnh, Dịch vụ du lịch và văn hóa như: giá trị du lịch, giải trí,
nghiên cứu, tôn giáo và các lợi ích phi vật chất khác. Để khai thác các lợi ích
đó, con người đã đưa ra các sự lựa chọn hay quyết định về quản lý liên quan
đến các hệ sinh thái rừn tự nhiên. Do đó, các quyết định hay sự lựa chọn về
quản lý thường làm thay đổi chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái rừng tự
nhiên cung cấp.


7
Thuật ngữ Đánh đổi hệ sinh thái ngày càng được phổ biến ở Việt Nam.
Chẳng hạn, việc chuyển đổi lớn các diện tích đất rừng tự nhiên ở khu vục
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam để trồng cao su, hay việc chuyển đổi các
loại hình như khu rừng đặc dụng sang rừng sản xuất để trồng rừng, để làm
đường giao thông, khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy thủy điện là các
ví dụ điển hình về các quyết định đánh đổi giữa các dịch vụ HST.
Trong thập kỷ qua, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển đang
phải đối mặt với các thách thức trong việc ra quyết định khó khăn liên quan
đến các HST. Nhiều tranh luận ở các cấp quốc tế, quốc gia và địa phương

trong việc ra quyết định đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển
kinh tế - xã hội. Trong đó, các xung đột về lợi ích ở các cấp hay lợi ích của
các nhóm khác nhau, hay sự phân bổ giữa được và mất giữa các nhóm ngày
càng rõ rệt và thách thức các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Trong bối
cảnh đó, các quyết định mang tính đôi bên cùng có lợi (win-win) được dùng
phổ biến như một thuật ngữ mang tính thỏa hiệp và lý tưởng hóa các quyết
định khó khăn. Tuy nhiên, cách tiếp cận thỏa hiệp này đã và đang dẫn đến
nhiều hệ lụy và thách thức cho nhà quản lý và đòi hỏi một sự nhìn nhận thâu
đáo từ nhiều góc độ trong quá trình ra quyết định.
Những nghiên cứu về xác định dịch vụ hệ sinh thái hay định giá dịch vụ hệ
sinh thái ở Việt Nam hiện còn rất hạn chế, có thể điểm qua một vài nghiên
cứu có liên quan:
Bùi Thị Minh Nguyệt và Trần Quang Bảo (2013) [1], nghiên cứu các
hình thức khai thác dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch
sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì. Các tác giả đã chỉ ra Vườn quốc gia Ba Vi
đã thực hiện nhiều mô hình khai thác dịch vụ môi trường rừng để kinh doanh
du lịch sinh thái. Nghiên cứu này đã chỉ ra Vườn quốc gia Ba Vì trong năm
2012 đã thu được lợi ích từ khai thác giá trị dịch vụ hệ sinh thái phục vụ cho


8
du lịch với tổng doanh thu đạt 105.188.000.000 đồng. Trong đó nguồn thu từ
hoạt động cho thuê môi trường rừng chiếm 97% tổng doanh thu.
Nghiên cứu của Đinh Đức Trường (2009) [2], đã đánh giá giá trị kinh
tế toàn phần và từng phần của tài nguyên đất ngập nước áp dụng cho vùng
cửa sông Ba Lạt để phục vụ cho việc quản lý tài nguyên đất ngập nước tại khu
vực nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thử nghiệm hệ thống các
phương pháp lượng giá được phát triển trên thế giới vào trong trường hợp
lượng giá giá trị kinh tế của đất ngập nước ở Việt Nam, từ đó khuyến nghị với
các nhà quản lý về khả năng và qui trình áp dụng một số phương pháp lượng

giá tại Việt Nam. Một số kết quả và bài học của nghiên cứu như sau:
(1) Nghiên cứu đã chỉ ra được các nhóm giá trị kinh tế quan trọng của
đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy bao gồm: Giá trị sử dụng trực
tiếp (Giá trị nuôi trồng thủy sản tại vùng đệm: tôm, ngao, cua, Giá trị trồng
rong câu tại vùng đệm, Giá trị khai thác thủy sản tại vùng lõi, Giá trị khai thác
mật ong tại vùng lõi, Giá trị tham quan, du lịch tại Vườn Quốc gia); Giá trị sử
dụng gián tiếp (Giá trị hỗ trợ sinh thái cho nuôi trồng thủy sản, Giá trị bảo vệ
đê biển, Giá trị hấp thụ CO2); Giá trị phi sử dụng (Giá trị bảo tồn đa dạng
sinh học).
(2) Để lượng giá giá trị kinh tế của từng nhóm giá trị trên, nghiên cứu
đã sử dụng nhiều kỹ thuật lượng giá khác nhau bao gồm các nhóm phương
pháp lượng giá được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là dựa trên thị
trường thực (market based method), đánh giá dựa trên thị trường thay thế và
đánh giá dựa trên thị trường giả định.
(3) Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy tổng quát về giá trị của các dịch
vụ hệ sinh thái đất ngập nước. Tổng giá trị kinh tế của của đất ngập nước ở
cửa sông Ba Lạt xác định được trong nghiên cứu này là: 196.508 tỷ đồng.


9
Nguyễn Thị Hải và Trần Đức Thành (1999) [3], sử dụng phương pháp
chi phí du lịch để lượng giá lợi ích du lịch của vườn Quốc gia Cúc Phương.
Nghiên cứu này đã ước tính sự bằng lòng của khách du lịch để chi trả cho
việc thăm quan ở vườn Quốc gia Cúc Phương nhằm tăng cường hỗ trợ quản
lý nhà nước ở Vườn Quốc gia Cúc Phương. Các phương pháp chính được sử
dụng trong nghiên cứu này là: Phương pháp chi phí du lịch nhằm ước lượng
đường cầu cho cảnh quan ở Vườn Quốc gia và phương pháp đánh giá ngẫu
nhiên (CVM) để đánh giá sự bằng lòng trả của khách du lịch khi đến vườn
Quốc gia cúc Phương. Kết quả đã cho thấy tổng lợi ích từ nghỉ ngơi của
khách trong nước đến với vườn quốc gia là: 1,502 triệu mỗi năm với giá trị

thặng dư của người tiêu dung là 105 triệu mỗi năm. Khách du lịch sẵn lòng trả
đối với việc cải thiện hệ thống đường nội bộ trong khu vực và thiết lập khu
vực nhốt động vật hoang dã lên đến 288.47 triệu đồng đối với khách trong
nước và 215.57 triệu đồng đối với khách du lịch nước ngoài.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu.
2.4.1.1.Vị trí địa lý
Xã Đông Viên nằm ở phía Đông nam của huyện Chợ Đồn, cách thị trấn
Bằng Lũng 15 km giáp với các xã Rã Bản, Đại Sảo của huyện và 2 xã Đôn
Phong và Dương Phong của huyện Bạch Thông. Toàn bộ địa bàn xã nằm dọc
theo con sông Cầu và trên hai trục đường 257 từ tỉnh lỵ đi vào các xã khu
Đông trục đường 254B đi huyện Định Hóa – Thái Nguyên và đi các xã khu
Nam của huyện. Vị trí của xã Đông Viên rất thuận lợi để xã có điều kiện giao
lưu trao đổi kinh tế trong khu vực huyện và các xã của huyện bạn.
Địa giới hành chính xã được xác định như sau:
 Phía Bắc giáp xã Rã Bản.
 Phía Nam giáp xã Dương Phong huyện Bạch Thông.


10
 Phía Tây giáp xã Đại Sảo.
 Phía Đông giáp xã Đôn Phong huyện Bạch Thông.
Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 2,161.97 ha chiếm 2,37% tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 214,12 ha
chiếm 9,9%, đất lâm nghiệp là 1620,44 ha chiếm 47,95% diện tích toàn xã.
Xã Đông Viên được chia thành 12 thôn: bao gồm các thôn Bản Cáu, Cốc
Lùng, Nà Chang, Khau Chủ, Làng Sen, Nà Mèo, Nà Lào, Nà Pèng, Cốc Héc,
Nà Kham, Nà Cọ, Nà Vằn.
2.4.1.2.Đặc điểm địa hình, khí hậu:
Xã Đông Viên nằm ở phái Đông Nam của huyện Chợ Đồn là xã vùng đồi

núi cao có độ dốc lớn. Độ cao trung bình khoảng 400 – 600 m, hướng dốc
chính của địa hình từ Bắc xuống Nam và dốc về các dòng suối chính.
Xã có những nết đặc trưng của khí hậu miền núi bắc bộ, khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Mùa đông khô lạnh, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt dộ trung
bình năm là 21,2°C. Hướng gió chính là gió Đông nam.
Lượng mưa trung bình năm: 1700mm. mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
lượng mưa chiếm 75÷80% lượng mưa cả năm, tập chung vào các tháng 7 và
tháng 8. Số ngày mưa trong năm vào khoảng: 150-179 ngày/năm. Còn lại là
mùa khô khéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm bình quân năm là
82÷85%, thấp nhất đạt 50% vào các tháng mùa mưa. Lượng bốc hơi bình
quân năm là 750÷800mm.
Chế độ gió hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí
khô lạnh vào mùa đông, mùa hạ có gió Tây Nam. Do địa hình chia cắt và che
chắn bởi các dáy núi tạo nên các hướng tiểu vùng dọc theo các khe xuối.
Thời tiết đặc biệt, trên địa bàn xã Đông Viên đôi khi có những trận gió
lốc, hiện tượng sương mù cũng thường xảy ra, tuy nhiên ảnh hưởng không
nhiều đến đời sống sản xuất của người dân.


11
2.4.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế.
2.4.2.1. Đặc điểm dân số
Xã Đồng Viên có 574 hộ với 2338 người, thành phần chủ yếu là hai
dân tộc Tày và Kinh phân bố thành 12 thôn bản, bình quân 4,5 người/hộ, diện
tích đất ở tính đến 01/01/2017 là 36,76 ha, bình quân 615 m²/hộ. Sống bám
dọc theo hai tuyến tỉnh lộ 254B và 257 và một số làng bản, sống tại các thung
lũng ven các sườn dốc. Trong năm không có người sinh con thứ 3, tỉ lệ tăng
dân số tự nhiên 0,68%. Nguồn lao động hiện có 1.391 người trong độ tuổi lao
động chiếm khoảng 51% tổng dân số. Lao động trên địa bàn xã chủ yếu là lao
động nông nghiệp chiếm 85%, lao động dịch vụ 5%, hành chính sự nghiệp

khoảng 10%/ tổng số lao động tham gia lầm việc. Sống chủ yếu bằng nghề
nông, lâm nghiệp, các dịch vụ phát triển nhỏ lẻ manh mún chủ yếu phục vụ
nhu cầu trong xã.
2.4.2.2. Điều kiện kinh tế
2.3.2.2.1. Về lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp
* Trồng trọt (số liệu năm 2017)
 Cây lúa:
 Vụ xuân: Tổng diện tích gieo cấy được 130,01/130 ha = 100,1% KH,
năng xuất: 59 tạ/ha/47 tạ/ha = 103,5% KH, sản lượng đạt 767,1/741,0 tấn =
102,1% KH.
 Vụ mùa: Tổng diện tích gieo cấy được 156,01/156 ha = 100% KH,
năng xuất 48/tạ/ha /47 tạ/ha = 102,1% KH, sản lượng 748,8/733,2 tấn =
102,1% KH.
 Cây ngô:
 Vụ xuân: Tổng diện tích gieo cấy được 13,32/12,0 ha = 100% KH,
năng xuất 46 tạ/ha/ 46 tạ/ha = 100% KH, sản lượng 61,27/55,2 tấn =
102,1% KH.


12
 Vụ mùa: Tổng diện tích gieo cấy được 6,0/6,0 ha = 100% KH,
năng xuất 42,5/tạ/ha/42,5 tạ/ha = 100% KH, sản lượng 25,5/25,5 tạ/tấn =
100% KH.
 Trồng các loại cây màu khác:
khoai lang: 5,3 ha/3 ha = 176,7% KH; cây sẵn: 5,5 ha/6 ha = 91% KH;
cây khoai môn: 2,88 ha/3,0 ha = 96% KH; lạc 8,93 ha/7 ha = 127,6% KH;
Đậu tương: 0,2 ha/0,1 ha = 20% KH; Cây rau các loại: 20,57 ha/18 ha =
114,3% KH; Cây đậu, đỗ các loại 4,26 ha/3,0 ha = 142% KH.
 Cây ăn quả: Tổng diện tích hiện có là 131,8 ha (trong đó cây cam:
12,08 ha, cây quýt: 119 ha). Tổng diện tích cho sản phẩm là 98,91, năng xuất

80 tạ/ha, sản hượng đạt 791,28 tấn.
* Chăn nuôi thú y
Tổng đàn trâu hiện có là 217 con, đàn bò có 5 con, ngựa có 8 con, tổng
đàn lợn có 1502 con, chó có 451 con, đàn gia cầm: 14.551 con.
Công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm: Tiêm phòng dại chó được
396/150% KH, tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng cho trâu
bò được 313/434 con = 72,11% KH.
Xây dụng kế hoạch và triển khai phun thuốc khử trùng tiêu độc 12/12
thôn được tổng số 3 đợt phun.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ, kiểm
dịch vận chuyển gia súc, gia cầm tại địa phương.
* Lâm nghiệp
Trong năm 2017 công tác quản lý, bảo vệ chăm sóc rừng trồng được
quan tâm thực hiện tốt. Việc cấp phép và khai thác lâm sản được thực hiện
theo đúng quy định, đến nay UBND xã cấp phép được 43 giấy phép, với tổng
khối lượng là 492,033m³ chủ yếu là gỗ rừng trồng và gỗ mọc xen lẫn. Về
công tác trồng rừng năm 2017: UBND xã triển khai trồng được 23,8/22 ha


13
diện tích = 108% KH. Trồng rừng tập chung là 3,8/5 ha = 76% KH, cây phân
tán là 18,3/12 ha = 152% KH.
2.4.3. Văn hóa, giáo dục, xã hội, y tế
* Văn hóa
- Thực hiện tốt việc tuyên truyền treo băng zôn, khẩu hiệu kỷ niệm các
ngày lễ lớn của đất nước đến toàn thể các thôn trên địa bàn xã. Tổ chức thành
công đại hội thể dục thể thao cấp xã và ra mắt được 01 câu lạc bộ bóng đá
trên địa bàn.
- Tổ chức tốt công tác bình xét các danh hiệu văn hóa năm 2017 và
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.

* Giáo dục
Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết cho năm học mới 2017 – 2018, huy
động học sinh vào các dầu cấp học đạt 100% và tổ chức lễ khai giảng đồng
loạt cả 02 trường vào ngày 05/9. Tổ chức các hoạt động theo quy định của cấp
trên, của ngành giáo dục và của nhà trường.
* Y tế
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các chương
trình khác của ngành y tế được duy trì hoạt động theo kế hoạch. Tổng số lượt
khám chữa bệnh được 2.718/2.057 lượt người = 108,4% KH, trong đó số lượt
khám chữa bệnh, kê đơn và cấp thuốc BHYT được 2.659 lượt. Triển khai thực
hiện tốt chương trình an toàn thực phẩm, không có vụ ngộ độc nào sảy ra trên
địa bàn xã.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 100% học sinh trường mầm non,
khám sơ tuyển nghĩa vụ năm 2018, phối hợp với nhà trường cho học sinh
trường tiểu học uống thuốc tẩy giun định kỳ. Thực hiện tốt công tác kế hoạc
hóa gia đình, trong năm không có người sinh con thứ 3.


14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hệ sinh thái rừng tự nhiên và cộng đồng
dân cư tại xã Đông Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ các khía cạnh liên quan đến dịch vụ cung ứng,
dịch vụ điều tiết và hỗ trợ, dịch vụ lưu giữ cácbon của hệ sinh thái rừng tự
nhiên trên địa bàn xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Nghiên cứu xác định các loại dịch vụ hệ sinh thái rừng tự
nhiên ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Nội dung 2: Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường dịch vụ hệ sinh
thái của rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Cách tiếp cận
Đề tài được tiến hành trên cơ sở cách tiếp cận chính là liên ngành, tiếp
cận dựa trên hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học. Các số liệu và thông tin
được tổng hợp từ nghiên cứu thực địa của đề tài và các nghiên cứu của các tác
giả khác.
3.3.2. Thu thập thông tin thứ cấp
Đề tài tập trung thu thập và xem xét tài liệu liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn nghiên cứu.


15
Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu nhận thức và hiểu biết về vai trò của
hệ sinh thái rừng và những vấn đề môi trường nói chung. Phạm vi và nội dung
nghiên cứu đối với từng nhóm đối tượng đã được xác định như sau:
Nhóm cộng đồng địa phương:
Nghiên cứu chú trọng tìm hiểu nhận thức môi trường của người dân ở
các cộng đồng lựa chọn về:
Kiến thức và hiểu biết của họ về mức độ giàu có và sự thay đổi của tài
nguyên thiên nhiên tại địa phương, bao gồm tài nguyên nước, đất, đa dạng
sinh học, và tầm quan trọng của việc sử dụng và bảo tồn lâu dài các nguồn tài
nguyên đó.
Thái độ của họ đối với các giá trị của thiên nhiên cũng như sự ủng hộ
và tham gia của cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên.
Nhận thức của họ về các mối đe dọa do con người gây ra đối với tài

nguyên thiên nhiên của địa phương và mối liên hệ giữa thái độ của họ với các
hành vi ứng xử (tiêu cực, tích cực) đối với tài nguyên.
Nhóm cán bộ chính quyền và tổ chức xã hội của địa phương ở cấp xã
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhận thức môi trường và hiểu biết về
quản lý bền vững hệ sinh thái rừng với các nội dung như sau:
Nhận thức và thái độ về giá trị của thiên nhiên, vai trò của cộng đồng
địa phương và các bên liên quan đối với công tác bảo tồn tài nguyên và quản
lý tài nguyên rừng.
Hiểu biết về hiện trạng, sự thay đổi và nguyên nhân, hậu quả của hoạt
động khai thác và quản lý tài nguyên rừng không bền vững.
Nhận thức về các nguyên tắc và quan điểm đạo đức về quản lý bền
vững hệ sinh thái rừng và sự ủng hộ, quan tâm của họ đối với nỗ lực bảo vệ
môi trường.


16
3.3.3. Thu thập thông tin sơ cấp
a) Phỏng vấn bán cấu trúc
Sử dụng bảng hỏi riêng biệt để phỏng vấn cộng đồng địa phương, cán
bộ chính quyền địa phương xã, Mỗi bảng hỏi thể hiện nội dung phỏng vấn với
từng đối tượng như đã trình bày ở mục 2.2. Hoạt động này chú trọng vào việc
thu thập thông tin dựa trên trao đổi trực tiếp, theo từng vấn đề với các
đối tượng phỏng vấn. Phương pháp này giúp cho việc định lượng mức độ
nhận thức và hiểu biết của các nhóm khác nhau cũng như thái độ của họ về
môi trường và quản lý bền vững hệ sinh thái rừng. Dự kiến mỗi thôn phỏng
vẫn 10 phiếu.
b) Họp thôn đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA)
Thông qua các cuộc họp dân tại các thôn lựa chọn, áp dụng một số
công cụ PRA như: Lịch sử thôn bản và diễn biến tài nguyên rừng ở địa
phương, Cây vấn đề, và Phân hạng vấn đề/nguyên nhân để tìm hiểu nhận thức

và hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề môi trường, tài nguyên rừng, hậu
quả và nguyên nhân gốc rễ, xác định các hành vi chủ chốt có ảnh hưởng rõ
ràng đến tài nguyên tại địa phương, và đề xuất các giải pháp truyền
thông/giáo dục/nâng cao nhận thức để giải quyết các vấn đề theo phương
pháp tiếp cận thay đổi hành vi cộng đồng. Ngoài ra, các thảo luận từ các cuộc
họp thôn này cũng bổ sung, minh họa cho các kết quả định lượng từ hoạt
động phỏng vấn bằng bảng hỏi. Sự bổ sung này sẽ hỗ trợ cho việc diễn giải
thấu đáo hơn về mối quan hệ qua lại giữa nhận thức, hiểu biết môi trường của
cộng đồng địa phương và hành vi thực tế của họ.
c) Phỏng vấn sâu bán chính thức và thảo luận theo các nhóm
Tiến hành thực hiện các cuộc thảo luận/phỏng vấn sâu, bán chính thức
với các đối tượng: Người dân, cán bộ kiểm lâm, lãnh đạo các xã, thôn để tìm
hiểu sâu hơn về lịch sử địa bàn, đời sống cộng đồng, các vấn đề môi trường


17
dân cư và mối quan tâm của họ đối với công tác quản lý và sử dụng tài
nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất đai, nguồn nước trên lưu vực sông.
d) Quan sát hành vi cộng đồng
Trong quá trình tác nghiệp tại thực địa, đề tài sẽ thu thập các thông tin từ
việc quan sát các hoạt động khai thác tài nguyên, trồng rừng và sản xuất nông
nghiệp của cộng đồng địa phương vùng nghiên cứu.
 Xác định các dịch vụ cung ứng: Cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp
thực phẩm, cung cấp lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ), Cung cấp dược liệu,…
 Xác định các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ: Chức năng điều tiết nguồn
nước phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội (Nguồn nước phục vụ cho sinh
hoạt: Số hộ sử dụng nguồn nước tự nhiên/nước khe, chất lượng nước, khoảng
cách nguồn nước, Nguồn nước sử dụng cho sản xuất nông nghiệp: diện tích
ruộng một vụ, hai vụ, sản lượng bình quân), hạn chế xói mòn, sạt lở đất và lũ
(Tần suất lũ theo thời gian: những thiệt hại hay ảnh hưởng, mức độ và nguy

cơ xói mòn, sạt lở đất theo thời gian và thiệt hại), Mức độ phụ thuộc của các
loài cây trồng đối với quá trình thụ phấn nhờ côn trùng (Loài cây trồng, diện
tích, sản lượng, loài côn trùng thụ phấn, mối quan hệ giữa sự suy giảm loài
côn trùng với năng suất cây trồng và ngược lại).
e) Điều tra rừng lập OTC
Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến (điều tra trên 3 tuyến chính)
kết hợp điều tra ô tiêu chuẩn để thu thập các số liệu.
 Cách lập OTC
Cách bố trí các ô đo đếm được thể hiện trong hình 2.1.
- Đối với ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời:
Diện tích OTC: 2500 m2 (50 m x 50 m), OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện
cho từng trạng thái rừng khác nhau, đại diện cho địa hình, độ dốc, điều kiện
thổ nhưỡng khác nhau.


×