Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài nghiến (excentrodendron tonkinense) tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa – phượng hoàng huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI NGHIẾN
(EXCENTRODENDRON TONKINENSE) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ
NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI NGHIẾN
(EXCENTRODENDRON TONKINENSE) TẠI KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ
NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thoa


Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cám đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu
của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nhiên cứu là quá trình điều tra trên
thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai sót
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2018
Xác nhân của giáo viên hưỡng dẫn

TS. Nguyễn Thị Thoa

Người viết cam đoan

Nguyễn Anh Tuấn

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện


ii

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành theo chương trình đào tạo Đại học tại
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên. Được sự nhất trí của của
Nhà trường và Khoa lâm nghiệp, tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Nghiến (Excentrodendron
tonkinense) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện

Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .
Để có được kết quả đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến TS. Nguyễn Thị Thoa là người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ, cung cấp thông tin bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn tới: Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm
nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, thư viện Trường
Đại học Nông Lâm, Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, cùng bạn
bè đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng do kiến thức, kinh
nghiệm của bản thân và điều kiện về thời gian cũng như tư liệu tham khảo
còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy giáo, cô giáo, bạn
bè và người thân để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2018
Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn


3

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và Nghiến ................................. 33
Bảng 4.2 Hệ số tổ thành tầng cây cao ............................................................. 34
Bảng 4.3: Thành phần loài cây gỗ đi kèm với Nghiến ở các OTC ................. 37
Bảng 4.4. Chất lượng và nguồn gốc tái sinh ................................................... 37



4

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Hình thái thân cây Nghiến .............................................................. 30
Hình 4.2. Hình thái lá ...................................................................................... 31
Hình 4.3: Tầng cây .......................................................................................... 36
Hình 4.4: Điều tra cây tái sinh ........................................................................ 38


5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
T V N
T iế g
1 DĐ
ư
2 0DĐ
ư
3 tHC
hi
4 vNS

5 NS
/ ố
6 OÔ
Ddạ
7 OÔ
T ti
8 SS

Tố
9 TT
ốt
1 T Tr
0 Bu
1 T Ti
1 Cêu
1 T Ti
2 S ến
1 XX
3
ấu


6

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................
iii DANH MỤC HÌNH .........................................................................................
iv

DANH

MỤC

CÁC

TẮT.........................................




HIỆU
v



CHỮ

MỤC

VIẾT
LỤC

........................................................................................................ vi PHẦN 1.
MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3
1.3. Mục tiêu .................................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ......................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa về thực tiễn ......................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu .............................................................. 4
2.1.1. Cơ sở bảo tồn.................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở sinh học .................................................................................. 5
2.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới........................................................... 5
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây ........................................... 5
2.2.2. Nghiên cứu cấu trúc ......................................................................... 6

2.2.3. Đặc điểm chung về cây Nghiến ....................................................... 8
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam............................................................... 9
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây ........................................... 9
2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng ............................................................... 11
2.4. Nhận xét, đánh giá chung ..................................................................... 13


vii

2.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu..... 14
2.5.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 14
2.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 17
2.5.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn ..................................... 21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
..23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 23
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu .......................................................... 24
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp ................................... 24
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 30
4.1. Đặc điểm hình thái của cây Nghiến (Excentrodendron tonkinense) .... 30
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân, lá, cành, hoa, quả, hạt ............................ 30
4.1.2. Lá .................................................................................................... 30
4.2. Đặc điểm vật hậu của Nghiến ............................................................... 31
4.3. Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật nơi loài Nghiến (Excentrodendron

tonkinense) phân bố ..................................................................................... 32
4.3.1. Đặc điểm phân bố của loài Nghiến ................................................ 32
4.3.2. Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ của lâm phần và Nghiến................... 32
4.3.3. Cấu trúc tổ thành ............................................................................ 34
4.3.4. Cấu trúc tầng thứ ............................................................................ 35
4.4. Thành phần loài đi kèm với Nghiến ..................................................... 36
4.4.1. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh ............................................ 37


viii

4.1.2. Đặc điểm cây bụi thảm tươi nơi loài phân bố ................................ 38
4.4. Đề xuất một số các giải pháp bảo vệ và giải pháp phát triển loài cây.. 39
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 41
5.1. Kết luận................................................................................................. 41
5.2. Tồn tại Trong quá trình nghiên cứu đề tài còn tồn tại một số vấn đề sau...
42
5.3. Khuyến nghị.......................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là lá phổi xanh của nhân loại, rừng đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với con người, rừng có thể điều hòa khí hậu, giảm thiên tai, bão lũ,
hiệu ứng nhà kính…là nơi trú ẩn của động vật, làm thức ăn cho động vật và cả

con người. Đặc biệt các loài thực vật rừng còn có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với đời sống con người như cung cấp các nguyên liệu cho xây dựng, các
ngành công, nông nghiệp, cho các chất tinh dầu, chất béo, là thuốc, làm cảnh
và nhiều tác dụng khác.
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người ngày càng có
những như cầu cao hơn về mọi mặt. Cùng với sự phát triển đó thì ngành lâm
nghiệp Việt Nam nói chung và toàn thế giới nói giêng cũng đang không
ngừng phát triển để đáp ứng như cầu của con người.Con người và thiên nhiên
luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau.Vai trò của tài
nguyên rừng đối với đời sống con người đã đước nhiều tài liệu đề cập đến và
không phải bàn cãi nhiều.Tuy nhiên dưới nhiều nguyên nhân trược tiếp hay
gián tiếp khác nhau đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguên này,
làm cho tính đa dạng sinh học bị suy giảm trầm trọng. Do vậy việc nghiên
cứu đặc điểm lâm học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các nhà
lâm nghiệp. Xác định được đặc điểm lâm học của các loài có thể chủ động
trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thật tác động chính vào rừng.
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới đếu chú trọng quan tâm đến bảo tồn đa
dạng sinh học, việc bảo tồn các loại thực vật và nghiêm cấm khai thác những
loài thực vật quý hiếm.Việc bảo tồn và phát triển các loài thực vật là rất cần
thiết và quan trọng.


2

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu
về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từng vùng
gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã
tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên.
Trong những năm gần đây, Nghiến bị khai thác nhiều dẫn đến phân bố
tự nhiên bị thu hẹp nhanh chóng và số cá thể của loài bị giảm sút nghiêm

trọng do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do khai khai thác
quá mức vì nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, loài này đang đứng trước nguy
cơ giảm sút nhanh chóng về số lượng loài ngoài tự nhiên do vậy cần có biện
pháp bảo vệ và nhân rộng loài Nghiến. Nghiến là một loài có giá trị không
những về mặt kinh tế mà còn có giá trị về mặt khoa học. Những nghiên cứu
về loài Nghiến ở nước ta còn nhiều hạn chế, mới chỉ tập chung vào đặc điểm
hình thái, nghiên cứu trong giai đoạn vườn ươm các nghiên cứu về đặc điểm
cấu trúc rừng có loài Nghiến chưa nhiều. Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –
Phượng Hoàng Hoàng được thành lập theo Quyết định số 3841/QĐ -UB của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Theo Trần Xuân Sinh (2004) khu BTTN
Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) là khu rừng đặc
dụng, diện tích rừng tụ nhiên là 11.220ha có mục đích bảo vệ các hệ sinh thái
rừng trên núi đá vôi và bảo tồn các nguồn gen động vật đặc biệt các loài quý
hiếm và đặc hữu. Khu vực này có hệ sinh thái rừng núi đá độc đáo, có tính
ĐDSH phong phú với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và nhiều hệ
sinh thái chuẩn của vùng núi đá. Theo định hướng phát triển Nông Lâm
nghiệp của Bộ NN&PTNT từ nay đến năm 2020 đẩy mạnh công tác kinh
doanh trồng rừng gỗ lớn đối với các tỉnh miền núi Việt Nam nơi có thế mạnh
về phát triển Lâm Nghiệp trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Vì vậy, việc nghiên
cứu đặc điểm lâm học của loài Nghiến tại khu BTTN Thần Sa – Phượng là
một bước để góp phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển loài này để phục vụ
trồng rừng gỗ lớn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.


3

Từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm lâm học
loài Nghiến (Excentrodendron tonkinense) tại Khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu

Nhằm cung cấp thông tin về một số đặc điểm lâm học cơ bản của loài
cây Nghiến tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Mục tiêu
- Xác định được những đặc điểm cơ bản về hình thái và vật hậu của loài
Nghiến.
- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và phân bố, đặc điểm tái
sinh của loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn loài cây này.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận phương
pháp nghiên cứu khoa học, giúp trau dồi, cũng cố thêm kiến thức về các loài
thực vật đưa kiến thức vào thực tiến để tiến hành thu thập thông tin, phân tích
xử lý số liệu, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn.
Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Trang bị cho sinh viên cách tiếp cận với thực tiễn sản xuất.
Biết được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc,
tình trạng và vai trò của loài Nghiến.
Từ nghiên cứu đưa ra các biện pháp bảo tồn loài một cách tốt nhất.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên
ĐDSH trên thế giới cũng như của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ
sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới
loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Yêu cầu
đặt ra là phải tìm hiểu, nghiên cứu các đặc điểm sinh học của các loài động
thực vật để từ đó có thể đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn chúng một cách
có hiệu quả.
2.1.1. Cơ sở bảo tồn
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện
pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên
ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển
bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH …
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế
giới, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam, để hướng dẫn,
thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu
khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật
pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng
sinh học và môi trường sinh thái. Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các
loài và các tài liệu kế thừa của Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –Phượng
Hoàng cho thấy: tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –Phượng Hoàng tồn tại
rất nhiều loài động, thực vật được xếp vào các cấp bảo tồn CR, EN, VU,…
cần được bảo tồn nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở


5

Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cho nên việc nghiên cứu một số
loài thực vật quý hiếm đặc biệt là loài cây Nghiến và đề xuất các phương thức

bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý hiếm nói chung và loài Nghiến nói
riêng, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật quý hiếm và nguồn
gen của chúng là điều hết sức cần thiết. Đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp
tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
2.1.2. Cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật
quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường… là cơ sở khoa học xây dựng mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
2.2. Những nghiên cứu ở trên thế giới
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Việc nghiên cứu sinh học loài cây trong đó có các đặc điểm hình thái
và vật hậu đã được thực hiện từ lâu trên thế giới. Đây là bước đầu tiên, làm
tiền đề cho các môn khoa học khác liên quan. Có rất nhiêu công trình lien
quan đến hình thái và phân loại các loài cây. Những nghiên cứu này đầu tiên
tập trung vào mô tả và phân loại các loài, nhóm loài, .... Sự ra đời của các bộ
thực vật chí đã góp phần làm tiền đề cho công tác nghiên cứu về hình thái,
phân loại cũng như đánh giá tính đa dạng của các vùng miền khác nhau.
Ở Nga, từ 1928 đến 1932 được xem là thời kỳ mở đầu cho thời kỳ
nghiên cứu hệ thực vật cụ thể:
Về vật hậu học: Hoạt động sinh học có tính chất chu kỳ của các cơ quan
sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. Chu kỳ vật hậu của cùng 1 loài phân bố ở các
vùng sinh thái khác nhau sẽ có sự sai khác rõ rệt. Điều này có ý nghĩa cần
thiết trong nghiên cứu sinh thái cá thể loài và công tác chọn tạo giống. Các


6

công trình như nêu trên cũng đã ít nhiều nêu ra các đặc điểm về chu kỳ hoa,

quả và các đặc trưng vật hậu của từng loài, nhóm loài.
2.2.2. Nghiên cứu cấu trúc
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài làm cơ sở đề
xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả
trong kinh doanh rừng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo
đó, các lý thuyết về hệ sinh thái, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để
trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
Odum E.P (1971) [21] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái, trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) . Ông đã phân chia ra sinh thái học cá
thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh
vật hoặc từng loài, trong đó chu kỳ sống, tập tính cũng như khả năng thích
nghi với môi trường được đặc biệt chú ý.
Tái sinh là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng,
đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn
hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ
thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố.
Baur G.N (1976) [20] cho rằng, trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh
sáng đã làm ảnh hưởng đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm
thì ảnh hưởng đó thường không rõ ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài
cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh thường khá lớn. Vì vậy, khi
nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình hình tái sinh
rừng và có những biện pháp tác động phù hợp.
Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ
qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi trường
sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết được những mối quan hệ sinh thái bên
trong của quần xã, từ đó có cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động


7


phù hợp. Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu
trúc hình thái của quần thể thực vật và là cơ sở để tạo nên cấu trúc tầng thứ.
Phương pháp vẽ biểu đồ mặt cắt đứng của rừng đề sướng và sử dụng lần đầu
tiên ở Guyan, đến nay phương pháp đó vẫn được sử dụng nhưng nhược điểm
là chỉ minh hoạ được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng trong một diện tích
có hạn đã khắc phục bằng cách vẽ một số dải kề nhau và đưa lại một hình
tượng về không gian 3 chiều.
Richards P.W (1968) [22] phân rừng ở Nigeria thành 6 tầng, tương ứng
với chiều cao là 6- 12 m, 12- 18 m, 18- 24 m, 24- 30 m, 30- 36 m, 36- 42 m,
nhưng thực chất đây chỉ là các lớp chiều cao. Odum E. P (1971) nghi ngờ sự
phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng
không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả.
Richards P.W (1968) [22] đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mưa nhiệt
đới về mặt hình thái. Theo tác giả, đặc điểm nổi bật của rừng mưa nhiệt đới là
tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ và thường có nhiều tầng. Ông
nhận định: "Rừng mưa thực sự là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về
mặt cấu tạo và cũng phong phú nhất về mặt loài cây".
Như vậy, nghiên cứu về tầng thứ theo chiều cao còn mang tính cơ giới,
nên chưa phản ánh được sự phân tầng phức tạp của rừng tự nhiên nhiệt đới.
Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng đã và đang được chuyển từ mô tả định
tính sang định lượng với sự hỗ trợ của thống kê toán học và tin học đã biểu
diễn mối quan hệ giữa chiều cao và đường kính bằng các hàm hồi quy, phân
bố đường kính ngang ngực, đường kính tán bằng các dạng phân bố xác suất.
Những nhà khoa học đã sử dụng hàm Weibull để mô hình hoá cấu trúc
đường kính thân cây loài Thông,... Tuy nhiên, việc sử dụng các hàm toán học
không thể phản ánh hết được những mối quan hệ sinh thái giữa các cây rừng


8


với nhau và giữa chúng với hoàn cảnh xung quanh, nên các phương pháp
nghiên cứu cấu trúc rừng theo hướng này không được vận dụng trong đề tài.
Từ việc vận dụng các lý luận về sinh thái, tái sinh, cấu trúc rừng trên,
nhiều nhà khoa học trên thế giới đã vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm sinh
học, sinh thái cho từng loài cây. Một vài công trình nghiên cứu có thể kể tới
như:
Phạm Thị Mai (2012) [12], nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học của loài cây Tiêu Huyền (Platanus kerrii Gagnep), từ đó đề xuất
giải pháp nhằm bảo tồn nguồn gen quý này tại Khu bảo tồn thiên nhiên thần
sa phượng hoàng. Hay Triệu Văn Hùng( 1996) [14] cũng đã nghiên cứu đặc
tính sinh học của một số cây làm giàu rừng
Như vậy, với các công trình nghiên cứu về lý thuyết sinh thái, tái sinh,
cấu trúc rừng tự nhiên cũng như nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái đối
với một số loài cây như trên đã phần nào làm sáng tỏ những đặc điểm cấu
trúc, tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung. Đó là cơ sở để lựa chọn cho hướng
nghiên cứu trong luận văn.
2.2.3. Đặc điểm chung về cây Nghiến
* Tên gọi, phân loại
Nghiến có tên khoa học ( Excentrodendron tonkinense (Gagnep) chang
& Miau, 1978) họ đay Tiliaceace, bộ bông Malvales. Đặc điểm chung của họ
này là chủ yếu là cây bụi và cây thân gỗ phần lớn các họ phân bố ở các vùng
nhiệt đới và cận nhiêt đới, ít thấy ở các vùng ôn đới trên toàn thế giới.
Thân họ này có nhựa dính nhớt và vỏ nhiều sợi, các bộ phận non
thường được phủ lông hình sao. Lá đơn, mọc cách, kèm, sớm rụng, mép lá
nguyên hoặc có răng cưa, 3 gân gốc. Hoa đơn tính, lưỡng tính, quả nang, hạch
đôi khi quả khô không nứt. Họ này gần 40 chi và trên 400 loài ở Việt Nam có
13 chi và 50 loài.
* Đặc điểm



9

Cây gỗ lớn, cành non không có lông, lá hình trứng rộng 10 - 12 x 7 - 10
cm, mép nguyên gân bên 5 - 7 đôi trong đó có 3 gân gốc, cuống lá dài 3- 7cm,
hoa đơn tính, hoa đực có đường kính 1,5cm, đài hình chuông, ở đầu xẻ 5 10
thùy sâu dài 15cm, cánh hoa 5 dài 1,3cm, nhị hoa 25 xếp thành 5 bó, chỉ nhị
dài 1 - 1,3cm, bao phấn hình bầu dục dài 3mm. Quả khô tự mở dài 3 - 4cm,
đường kính 1,8cm, mùa ra hoa tháng 2 - 3 mùa quả chín tháng 6 - 7 Có nhịp
điệu sinh trưởng trong năm, nhịp mùa xuân thường vào tháng 2 - 3, nhịp mùa
thu thường vào tháng 6 - 7. Cây 4 tuổi bắt đầu cho quả nón. Nón hình thành
trong tháng 3 và chín từ tháng 6 đến tháng 7.
* Phân bố
Loài này được phân bố ở nhiều nơi trong đó có KBT Thiên Nhiên
Thần Sa-Phượng Hoàng,chúng được phân bố ở những dãy núi đá vôi có độ
cao từ 175m đên 800m.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cây
Khi nghiên cứu về thảm thực vật ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978)
[17] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn
phát triển cây tái sinh. Trần Ngũ Phương (1970) [16] khi nghiên cứu về kiểu
rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên
dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại
nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Hoàng
Xuân Tý, Nguyễn Đức Minh (2005) [5] cũng đã nghiên cứu các đặc điểm sinh
lý, sinh thái của cây Huỷnh và cây Giổi xanh. Hay Đỗ Đình Tiến(2002)
[4]cũng nghiên cứu một số đặc điểm của loài cây Camelia hoa vàng tại vường
quốc gia Tam Đảo,và cũng chính nơi đây Nguyễn Thu Trang (2009) [11] đã
nghiên cứu về cây Dẻ Gai Ấn Độ.Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự
nó phát triển lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần



10

lên những dạng thực bì cao hơn, thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối
cùng rừng có thể phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”.
Đối với mỗi miền có những tác phẩm lớn khác nhau như ở miền Nam
Việt Nam có công trình thảm thực vật Nam Trung Bộ của Schmid (1974),
trong đó tác giả đã chỉ rõ những tiêu chuẩn để phân biệt các quần xã khác
nhau là sự phân hóa khí hậu, chế độ thoát nước khác nhau. Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật đã xuất bản bộ sách “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập
do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ (1970-1972) cũng
cho ra đời công trình đồ sộ 2 tập về “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, trong đó
giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu, còn
lại là 5246 loài thực vật có mạch, và sau này là “Cây cỏ Việt Nam”.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bộ sách chuyên khảo khác, như bài giảng
môn điều tra rừng của Lê Văn Phúc (2012)[8] ngoài ra còn có bài giảng lâm
sinh học của Phùng Ngọc La(1986)[13], tuy tách riêng cho vùng Tây Nam Bộ
nhưng cũng đã góp phần vào việc nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật
chung, như các bộ về Cây gỗ rừng Việt Nam (Viện điều tra qui hoạch, 19711988), Cây thuốc Việt Nam (Viện dược liệu, 1990), Cây tài nguyên (Trần
Đình lý và cs, 1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam (Trần Hợp & Nguyễn Bội
Quỳnh, 1993)[15], 100 loài cây bản địa (Trần Hợp & Hoàng Quảng Hà,
1997), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn chi và Trần Hợp, 1999), Tài
nguyen đất(Nguyễn Xuân Quát và Ngô Nhật Tiến, 1997) [12] Tài nguyên cây
gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2002) [15], v.v...Gần đây Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật cũng đã xây dựng và biên soạn được 11 tập chuyên khảo đến
họ riêng biệt. Đây là những tài liệu vô cùng quý giá góp phần vào việc nghiên
cứu về thực vật của Việt Nam.


11


2.3.2. Nghiên cứu cấu trúc rừng
Trong vòng vài chục năm qua, nghiên cứu về cấu trúc rừng là một trong
những nội dung quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp kết thúc phù hợp. Thái
Văn Trừng (1978)[17], Trần Ngũ Phương (1970)[16] cũng đã nghiên cứu cấu
trúc sinh thái để làm căn cứ phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam
Trần Ngũ Phương (1970) [16] đã chỉ những đặc điểm cấu trúc của các
thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam trên cơ sở kết quả điều tra tổng quát
về tình hình rừng miền Bắc Việt Nam 1961 đến 1965. Nhân tố cấu trúc đầu
tiên được nghiên cứu là tổ thành và thông qua đó một số quy luật phát triển
của các hệ sinh thái rừng được phát hiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng như: tầng
vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B)
và tầng cỏ quyết (C) (theo Lương Thị Anh (2007) [6]). Thái Văn Trừng đã
vận dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt đứng của Davit –
Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm
tươi được vẽ phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và có ghi ký hiệu thành phần loài
cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu cùng biểu đồ
khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó, tác giả này còn dựa vào 4 tiêu
chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng sống ưu thế
của những thực vật trong tầng cây lâp quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh
thái, hình thái sinh thái của nó và trạng mùa của tán lá. Với những quan điểm
trên Thái Văn Trừng đã phân chia thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14
kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng triệt để trong phân
loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể.
Đoàn Đình Tam (2012) [3] thử nghiệm ô nghiên cứu một số quy luật
cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở



12

Kon Hà Nừng – Gia Lai cho rằng đa số loài cây có cấu trúc đường kính và
chiều cao giống với cấu trúc tương ứng của lâm phần, đồng thời cấu trúc của
loài cũng có những biến động.
Về nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng thì việc mô hình hóa cấu trúc
đường kính được nhiều người quan tâm nghiên cứu và biểu diễn chúng theo
các dạng hàm phân bố xác suất khác nhau, nổi bật là các công trình của các
tác giả sau: Bảo Huy (2009) [1] dùng làm Meyer và hệ đường cong Poisson
để nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ đường kính cho rừng tự nhiên làm
cơ sở cho việc lập biểu độ thân cây đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất
(1982, 1986) đã sử dụng hàm phân bố giảm, phân bố khoảng cách để biểu
diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá trình Poisson vào nghiên cứu cấu
trúc quần thể rừng, Trần Văn Con (1991) đã áp dụng hàm Weibull để mô
phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp Đăk lăk, Lê Sáu (1996) đã sử dụng
hàm Weibull để mô phỏng các quy luật phân bố đường kính, chiều cao tại khu
vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Bùi Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu cấu trúc
rừng phòng hộ đầu nguồn Lâm trường Sông Đà ở các trạng thái rừng IIa,
IIIa1 và rừng trồng, làm cơ sở cho việc lựa chọn loài cây (dẫn theo Nguyễn
Đăng Cường (2011) [9]).
Nhìn chung, các cấu trúc nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường
thiên về việc mô hình hóa các quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các
biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng thường ít đề cập đến các yếu tố sinh thái
nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh doanh rừng ổn định lâu dài. Muốn đề
xuất được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chính xác, đòi hỏi phải nghiên cứu
cấu trúc rừng một cách đầy đủ và phải đứng trên quan điểm tổng hợp về sinh
thái học, lâm học và sản lượng.
* Nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây rừng:



13

Đặc điểm lâm học của các loài cây bản địa ở nước ta chưa được nghiên
cứu nhiều, một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học thường được đề
cập trong các báo cáo khoa học và một phần công bố trong các tạp chí như:
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh (Tarrietia Javanica Bl)
và cây Giổi Xanh (Michelia Medioris Dandy) làm cơ sở xây dựng các biện
pháp kỹ thuật gây trồng của Hoàng Xuân Tý và Vũ Đức Minh [5] – Trung
tâm sinh thái môi trường (tài liệu hội nghị khoa học công nghệ lâm nghiệp
năm 2005).
2.4. Nhận xét, đánh giá chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu ở cả trên thế giới và ở Việt Nam,
đề tài rút ra một số nhật xét sau:
Các nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc rừng, tái sinh rừng, hình thái,
sinh thái,… của rừng mưa nhiệt đới đã được các nhà khoa học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Những kết quả đạt được cung cấp đầy đủ cơ
sở lý luận cũng như thực tiễn cho việc thực hiện định hướng nghiên cứu của
đề tài. Tuy nhiên, tài nguyên thực vật rừng nhiệt đới là rất đa dạng, phong
phú. Do đó, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về mô tả đặc điểm sinh
học, sinh thái cho từng loài cây cụ thể, đặc biệt là những loài cây quý hiếm
đang có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên để có biện pháp bảo tồn vẫn đang
là hướng nghiên cứu hết sức cần thiết và cấp bách. Hiện nay, tài nguyên rừng
đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự khai thác quá mức của con người dẫn tới
nhiều loài cây gỗ quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, số lượng loài bổ
sung vào sách đỏ Việt Nam ngày càng nhiều. Do đó, nếu chúng ta không có
biện pháp bảo tồn cấp bách thì tương lai không xa nguồn gen quý hiếm của
các loài cây này sẽ biến mất ngoài tự nhiên.


14


2.5. Tổng quan điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
2.5.1.1 Vị trí địa lý
Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc địa giới hành chính huyện
Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía Bắc, có tọa độ
địa lý: 105051’05’’ đến 106008’38’’ kinh độ Đông 21045’12’’ đến 21056’30’’
vĩ độ Bắc.
 Phía Bắc giáp huyện Na Rì, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
 Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
 Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
 Phía Nam giáp với huyện Võ Nhai và tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi quy hoạch Khu bảo tồn nằm trong địa giới hành chính của 7 xã
và một thị trấn thuộc huyện Võ Nhai gồm: Thị trấn Đình Cả, xã Phú Thượng,
xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Thượng Nung, xã Nghinh Tường, xã Vũ Chấn,
xã Cúc Đường. Với tổng diện tích đất quy hoạch khu rừng đặc dụng là
19.913,54 ha.
2.5.1.2 Địa hình, địa thế
Nhìn chung, địa hình Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng bị chia cắt
khá mạnh, do lịch sử kiến tạo địa chất và tạo sơn hình thành. Chúng có đặc
điểm chung là: núi đá có dốc lớn, bị chia cắt sâu. Có 3 kiểu địa hình chính
như sau:
+ Nhóm kiểu địa hình đồi núi thấp: Nhóm này chiếm điện tích khá lớn,
có độ cao dưới 800 m, là nơi hoạt động sản xuất lâm nghiệp vùng đệm của
Khu bảo tồn.
+ Kiểu địa hình núi đá vôi: Nhóm này chiếm hầu hết diện tích của Khu
bảo tồn, chúng có kiểu kiến trúc dễ nhận biết, độ cao trung bình trên 800 m.
+ Nhóm kiểu địa hình trũng nằm xen kẽ giữa núi đá vôi và núi đồi đất:
Nhóm này có địa hình thấp, bằng phằng, ở giữa những dãy núi thường xuất



15

hiện những con sông, suối và những cánh đồng lúa hoặc hoa màu của dân
chúng thuộc vùng đệm Khu bảo tồn.
2.5.1.3. Khí hậu, thủy văn
 Khí hậu
Khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, lạnh về mùa đông, mặt khác do ảnh hưởng
bởi hoàn cảnh địa lý, địa hình của dãy núi Bắc Sơn (bắt nguồn từ Bắc Sơn đến
Võ Nhai, Đồng Hỷ) tạo ra kiểu khí hậu đặc sắc, khắc nghiệt hơn so với các
vùng khác trong tỉnh, nóng nhiều về mùa hè, lạnh hơn và thường có sương
muối vào mùa đông.
Một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9; mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,30C;
nhiệt độ không khí tối thấp trung bình năm 19,30C, nhiệt độ không khí tối cao
trung bình năm 26,90C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.400 mm đến 1.600
mm.
 Thủy văn
Đặc điểm nổi bật của hệ thống thuỷ văn trong Khu BTTN là: Mật độ
dòng chảy bề mặt thấp do điều kiện địa hình núi đá vôi, nhiều hang động Cácxtơ và suối ngầm. Dòng chảy tương đối hẹp, độ dốc dòng chảy tương đối lớn.
Có suối ngầm, có sự xuất hiện đột ngột dòng chảy trên bề mặt tạo nên cảnh
quan đẹp trong Khu BTTN. Điều kiện khí hậu cùng với đặc điểm địa hình địa
mạo tạo nên những vùng có tài nguyên động, thực vật rừng phong phú, đặc
hữu và quý hiếm.
2.5.1.5 Địa chất, thổ nhưỡng
Khu bảo tồn gồm 2 loại đất chính:
- Nhóm đất màu nâu đỏ trên núi đá vôi và những nơi dốc tụ chân núi
đá: Loại đất này thường nằm kẹp giữa những dãy núi đá vôi, trên đất thường
xuyên xuất hiện nhiều đá lộ đầu, nhưng đất có độ phì cao nên thường bị đồng
bào phát nương làm rẫy. Đất có thành phần cơ giới nặng, hơi chua, tầng B



×