Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG GIAO NHẬN HANG HÓA ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.17 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ
(Năm học 2018-2019)

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
(KT337)


Đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG
DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
GIAO NHẬN HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Hữu Tâm

Nhóm thực hiện:
Hà Phương Trung B1302025 100%
Diệp Nhã Đang

B1707662 100%

Trần Ngọc Quyền B1610909 100%
Đỗ Minh Nguyệt B1707688 100%
Huỳnh Mỹ Mỹ

B1707680 100%


PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:


Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang đem lại những chuyển biến
mạnh mẽ trên toàn thế giới. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh tế
đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội. Việt Nam đang trên đường đổi mới, hoà
nhập vào sự phát triển chung trong khu vực và trên toàn thế giới, thương mại điện tử
ngày một phát triển đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế,
trong việc buôn bán trao đổi hàng hoá đặc biệt trong giao nhận hàng hoá giữa Việt Nam,
khu vực thế giới.
Người ta không còn phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc,… cho những
giao dịch kinh tế. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu
thế tất yếu của thời đại. Và Việt Nam - trong quá trình hội nhập không nằm ngoài xu
hướng phát triển đó. Tuy thương mại điện tử khong còn là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam,
nhưng rất nhiều người Việt Nam thậm chí còn chưa hiểu rõ bản chất, lợi ích của thương
mại điện tử chứ chưa nói đến việc áp dụng nó. Do đó, quá trình phát triển thương mại
điện tử ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc đòi hỏi phải có những công
trình nghiên cứu khách quan về quy luật vận động và phát triển lĩnh vực hoạt dộng
thương mại này. Xuất phát với những yêu cầu đó, nhóm chúng em xin phép chọn đề tài:
“Thực trạng của việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hoá ở Việt
Nam”.
2) Mục tiêu nghiên cứu:

2.1.Tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng
hoá ở Việt Nam:
Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của công nghệ, mạng xã hội là những yếu
tố thúc đẩy sự đi lên ngày càng cao của thương mại điện tử. Để phục vụ và đáp ứng nhu
cầu của thương mại điện tử, dịch vụ giao nhận cũng xuất hiện ngày càng nhiều, phủ rộng
trên khắp các tỉnh thành.
Theo tính toán của Euromonitor, doanh thu thương mại điện tử năm 2016 của
Việt Nam là 1 tỷ USD, trong đó doanh thu ngành giao nhận thương mại điện tử chiếm
khoảng 10 - 12%. Doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng đạt mức tăng



trưởng trung bình năm 23% từ năm 2020. Đến năm 2022, doanh thu thương mại điện tử
sẽ tăng 150% hằng năm và đạt 10 tỷ USD/năm.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 50 đơn vị giao hàng nhanh qui mô lớn nhỏ. Con số
này đã tăng 10 lần trong vòng 5 năm. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM)
ghi nhận một số doanh nghiệp chuyển phát cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ
chuyển phát từ 62% đến 200%.
Sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các thế hệ điện thoại thông
minh và tiện lợi, cùng với hệ thống mạng xã hội là những nhân tố sẽ thúc đẩy thương mại
điện tử ở cả phân khúc B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp với
người tiêu dùng) trong thời gian tới.
Loại hình dịch vụ giao nhận hiện nay đã và đang hoàn thiện nhằm nâng cao
chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kinh doanh thương mại điện
tử xuất hiện chưa lâu và cũng chưa thực sự phát triển ở mức độ hoàn thiện do tâm lý của
người tiêu dùng, đối với thị trường như Việt Nam thì tâm lý của người tiêu dùng vẫn
quen với việc chọn hàng hóa bằng việc quan sát, đánh giá sản phẩm trực tiếp sau đó mới
quyết định mua và trả tiền. tâm lý này còn khá nặng nề với một số đối tượng khách hàng
trong đó đa phần là những người lớn tuổi. Với giới trẻ hiện nay, cùng với sự phát triển
của công nghệ thì khả năng thích ứng rất nhanh, việc lựa chọn một sản phẩm hàng hóa
cũng không quá khắt khe mà chú trọng tới tiện ích và thời gian. Theo xu thế này thì
thương mại điện tử sẽ còn đi xa hơn nữa, sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nắm bắt
được xu thế này, sự đầu tư cho dịch vụ giao nhận trong thương mại điện tử đang được đặc
biệt quan tâm.
2.2.Đánh giá thực trạng của việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng
hoá ở Việt Nam:
Thương mại điện tử phát triển mạnh kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa
trong lĩnh vực này ngày càng cao, thu hút nhiều doanh nghiệp nhảy vào cạnh tranh.
Hàng loạt nhà cung cấp như Viettel Post, VNPost, Saigon Post,
Giaohangnhanh, Shipchung, Giaohangtietkiem…và các doanh nghiệp chuyển phát nhỏ lẻ
khác.

Gần đây, sự xuất hiện dịch vụ vận chuyển nội địa Việt Nam DHL eCommerce
(một trong những doanh nghiệp dịch vụ giao nhận hàng hóa lớn trên thế giới) cũng tạo
nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường. Hiện nay, DHL eCommerce có ý hợp tác
với nền tảng website bán hàng đang được dùng rất phổ biến Bizweb.vn. Hãng này tham


vọng sự hợp tác với Bizweb.vn sẽ giúp họ tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp Việt
cũng như hơn 30.000 khách hàng hiện tại đang sử dụng nền tảng website bán hàng đa
kênh này.
Chủ website Bizweb sẽ có thể tích hợp DHL eCommerce, quản trị tới từng
khâu khi sử dụng. Thay vì phải đăng nhập vào hệ thống của DHL eCommerce để tạo
thông tin đơn hàng, chủ website chỉ cần tạo đơn hàng một lần trong quản trị website, sau
đó lựa chọn đơn vị giao hàng là DHL eCommerce. Ngoài ra có thể theo dõi được các
thông tin cập nhật tự động về trạng thái đơn hàng tới từng khâu, không phải mất nhiều
thời gian với đơn vị giao hàng, chủ website sẽ tập trung hơn cho việc kinh doanh.
Nhiều dịch vụ vận chuyển trong nước hiện nay chưa bắt kịp nhịp độ phát triển
của thương mại điện tử, là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực
này.
Bên cạnh đó, để cạnh tranh, không ít doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận
chuyển chọn cách chạy đua về giá, nhưng lại không đảm bảo được chất lượng như đã
cam kết khiến nhiều khách hàng phàn nàn về việc lấy hàng, giao hàng muộn hoặc thất lạc
hàng hóa.
=> Vì vậy cần việc tập trung cải thiện chất lượng, trải nghiệm dịch vụ mới là
vấn đề cốt lõi hiện tại.
2.3.Những giải pháp giúp việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng
hoá được tốt hơn:


Nhanh và chính xác: Sản phẩm phải đến tay khách hàng đúng địa điểm và nhanh
chóng nhất.




Chuyên nghiệp: Thái độ phục vụ và trách nhiệm đối với khách phải chu đáo, chuyên
nghiệp.



Uy tín: Là tiêu chuẩn để đánh giá công ty giao nhận đấy có xứng đáng để cộng tác.
Chữ “tín” luôn được đánh giá cao trong mọi vấn đề, đặc biệt là trong kinh doanh.



Tiện ích: Sở hữu nhiều tiện ích và hoàn toàn miễn phí như chuyển khoản hộ, theo dõi
đơn hàng,… hỗ trợ tối đa những gì khách hàng cần.



Tiết kiệm: Giá cả cạnh tranh nhưng chất lượng dịch vụ phải đảm bảo chất lượng.

3) Phạm vi nghiên cứu:


3.1.Phạm vi về không gian:
Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều
quốc gia. Người ta không còn phải mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức,… cho những
giao dịch kinh tế. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu
thế tất yếu của mọi thời đại. Và Việt Nam - trong quá trình hội nhập không nằm ngoài xu
thế đó.
3.2.Phạm vi về thời gian:

Từ năm 2012, các đơn vị giao nhận bắt đầu đầu tư vào quy trình kiểm soát
quản lý COD (thanh toán khi nhận hàng) để có thể cung cấp dịch vụ giao hàng kèm thu
hộ COD, từ đó tạo cơ hội để người mua hàng trải nghiệm mua hàng thử và tiếp tục mua
tiếp.
Đầu năm 2015, một báo cáo cho rằng 42 triệu người Việt Nam được tiếp cận
với internet,tốc độ tăng trưởng này lên đến 9% và thời gian online chiếm 1/3 ngày của
người sử dụng. Đây được cho là năm bùng nổ của thị trường smartphone ở Việt Nam.
Năm 2017, Việt Nam có hơn 34 triệu người sử dụng smartphone trong đó 29%
người mua hàng thực hiện giao dịch online. Vì vậy, xu hướng thương mại điện tử trên
điện thoại di động là một xu hướng, dịch vụ giao nhận hàng đang thu hút sự đầu tư của
hàng trăm Doanh Nghiệp lớn nhỏ.
3.3.Phạm vi nội dung:
(Tìm hiểu thực trạng việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng
hoá ở Việt Nam.)
4) Phương pháp nghiên cứu:

4.1.Phương pháp thu thập thông tin số liệu:
Thông tin, số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập trên Internet.
4.2.Phương pháp phân tích:
• Sử dụng phương pháp thống kê mô tả thực trạng của việc ứng dụng thương mại

điện tử trong giao nhận hàng hoá ở Việt Nam.
• Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để đánh giá thực trạng của việc

ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hoá ở Việt Nam.


+

Đối với kinh doanh trên nền tảng website:


Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM)
đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng
năm 2017 so với năm trước ước tính trên 25%. Nhiều DN cho biết tốc độ tăng trưởng
năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ
tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực
tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số DN chuyển phát hàng đầu
cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.
+

Đối với lĩnh vực thanh toán:

Theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS),
năm 2017, số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016, trong
khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công
ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%. Tính đến cuối
năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam khoảng 4 tỷ USD. Dự báo
trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt
tới 10 tỷ USD.


Năm qua, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ chuyển đổi - số phần trăm
của số lượt truy cập website có thể dẫn đến mua sắm thành công. Các DN thương mại
điện tử tại Việt Nam có tỷ lệ chuyển đổi lên đến 65%, cao nhất trong khu vực. Singapore
sở hữu tỷ lệ chuyển đổi cao thứ hai và Indonesia bám sát ở vị trí thứ 3.
+ Trên nền tảng ứng dụng smartphone:
Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao
sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng

nổ trong thời gian tới. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của
lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn.

Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ
hiện khá ưa chuộng mua hàng qua các website thương mại điện tử của nước ngoài như
Amazon, eBay… do hàng hóa của nước ngoài phong phú, đa dạng và phù hợp với người
tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ thành thị, trong khi chi phí hoàn tất đơn hàng đối với các
hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước ngoài thấp hơn…


Thị trường thương mại điện tử bắt đầu trở nên sôi động hơn khi nhiều tân binh
mới như Adayroi, SIdeal.vn,v.v… bắt bắt đầu tham gia cuộc đua cạnh tranh với các sàn
thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Sendo, Zalora…, Cạnh tranh ngày càng khốc
liệt vì thế các trang web thương mại điện tử kinh doanh lâu năm như Hotdeal.vn,
muabannhanh.com, chotot.vn… cũng tăng cường mở rộng ngành hàng, dịch vụ giao –
nhận, thanh toán.


Một số chiến dịch khuyến mãi cạnh tranh với quy mô lớn của các doanh
nghiệp như Lazada, Zalora, Tiki… cũng siêng được triển khai như “Cách mạng mua sắm
trực tuyến” (Lazada), “Online Fever” (Zalora)…Và khi thực hiện chiến dịch khuyến mãi
càng lớn thì doanh thu thu về lại càng cao có khi gấp 10-20 lần so với ngày thường.
-Từ mô tả và đánh giá ở trên, nhóm tôi đề xuất các giải pháp để giúp cho việc ứng
dụng tương mại điện tử trong giao nhận hàng hoá được tốt hơn:


Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý. Để thương mại điện tử phát triển cần phải
hoàn thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các
văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập
quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban

hành mới chính sách, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh
toán điện tử.



Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu
hút đầu tư của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán
điện tử. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện
tử, kết hợp với Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán không
dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử;
Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế,
làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử…



Thứ ba, đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử. Thương mại điện tử có
nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus, tấn công vào các
website; Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác,
qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: ma túy, buôn lậu, bán hàng
giả… do vậy, cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm. Trong đó, cần yêu cầu
các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng sản
phẩm, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt với các DN bán hàng giả, hàng nhái… Đối với
các DN và các sàn thương mại điện tử, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn
thông tin thanh toán điện tử. Nếu có nền tảng công nghệ chắc chắn và ổn định, người
dùng dễ tiếp cận hơn thì chắc chắn rảo cản cho thương mại điện tử sẽ được thu hẹp.



Thứ tư, cần nâng cao khả năng quản trị DN thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh.
Các DN cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình, hợp

tác để đáp ứng từng phần trong quy trình thương mại điện tử, tránh tự trói chính mình
trong sợi dây áp lực “tự thực hiện”.




Thứ năm, đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả
cao nhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ lần lượt là 46% và 39%. Các vị trí tiếp theo thuộc về
hình thức quảng cáo tin nhắn và ứng dụng di động (22%), báo điện tử (21%). Tuy vậy,
nếu so với năm 2016 thì hiệu quả quảng cáo từ các công cụ tìm kiếm trong năm 2017 có
chiều hướng giảm (từ 44% xuống còn 39%). 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho
biết có sử dụng chữ ký điện tử, tỷ lệ này không đổi so với năm trước.


PHẦN NỘI DUNG
1) Một số định nghĩa có sử dụng trong đề tài:


Định nghĩa thương mại điện tử:

Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để tiến hành quá
trình làm thương mại, hay chính xác hơn thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin
thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy
trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ giao dịch. Bất cứ thời điểm nào cũng có thể cung
cấp cho người sử dụng Internet mọi thông tin đầy đủ nhất.
Những phương tiện kỹ thuật được sử dụng trong thương mại điện tử:



Điện thoại.



Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử.



Mạng nội bộ và mạng ngoại bộ .



Internet và web.

Với tốc độ tăng trưởng gần như 100%, thương mại điện tử ở Việt Nam là
mảnh đất cón quá màu mỡ, không chỉ với những tập đoàn, công ty lớn mà ngay cả với
những của hàng kinh doanh nhỏ lẻ, thậm chí vừa mới bắt đầu khởi ngiệp.
Tuy nhiên nó chưa đáp ứng được tốc độ phát triển đặc biệt là trong việc giao
nhận hàng hoá đến tay người tiêu dùng.
Với kiểu giao hàng truyền thống, người giao nhận phải đến trực tiếp địa điểm
và làm các thủ tục cần thiết. Điều này tốn rất nhiều thời gian, đòi hỏi phải trang bị một
lực lượng lao động lớn được đào tạo chuyên ngành cho vị trí ở các địa điểm khác nhau.
Nhưng khi áp dụng thương mại điện tử, không quan trọng hàng hoá nhận đặt như thế nào,
ở đâu. Bởi doanh nghiệp giao nhận sẽ dễ dàng theo dõi giao nhận ở nghiều nơi và đồng
thời thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát và các dịch vụ khác qua Internet.
2) Thực trạng của việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa ở Việt

Nam:
3) Đánh giá thực trạng của ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa ở


Việt Nam:


3.1.Những thành tựu đạt được:

3.2.Những hạn chế/ khó khăn:
4) Một số giải pháp để giúp việc ứng dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hoá

được tốt hơn:


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1) Kết luận:
2) Kiến nghị:


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử
Việt Nam năm 2018;



2. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), Thương mại điện
tử ở Việt Nam và một số giải pháp điều hành;



3. Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn

đàn Doanh nghiệp;



4. Hương Xuân (2017), Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển nhanh
hơn?, Tạp chí The Leader;



5. ThS. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá
trình hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017.

Link : /> /> />


×