Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO nội DUNG ôn THI môn LỊCH sử ĐẢNG, học PHẦN ĐẢNG LÃNH đạo xây DỰNG QUÂN đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.59 KB, 27 trang )

NỘI DUNG ÔN MÔN ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI
Câu 1. Phân tích cơ sở, nội dung nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt
đối, trực tiếp vệ mọi mặt. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt Nam

QĐND Online - Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam là tất yếu khách quan, là thực hiện sứ mệnh
của giai cấp công nhân giao cho Đảng. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của quân đội, từ yêu
cầu của sự nghiệp cách mạng vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng thực hiện
nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Thực tiễn hơn 70 năm qua,
từ khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời đến nay đã khẳng định sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội là nhân tố quyết định mọi thắng lợi và
sự trưởng thành của quân đội ta.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội phản
ánh đúng bản chất giai cấp công nhân, vị trí, vai trò, chức năng, của Đảng. Đảng Cộng sản Việt
Nam là chủ thể lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam. Quyền lãnh đạo quân đội là thuộc về
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng là lực lượng duy nhất lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quyền lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là tuyệt đối, không chia sẻ quyền lãnh đạo đó
cho bất kỳ một tổ chức, một đảng phái hay một cá nhân nào. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân
đội là trực tiếp, không thông qua một khâu trung gian nào, một tổ chức trung gian nào. Đồng thời
Đảng lãnh đạo về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam; bao gồm, Đảng lãnh đạo trên tất cả
các lĩnh vực: chính trị, tư tưởng và tổ chức; trên mọi nhiệm vụ: chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng
chiến đấu, xây dựng, lao động sản xuất; trên các mặt công tác: quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ
thuật, chuyên môn, nghiệp vụ. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân
đội không tạo ra “khoảng trống”, những “vùng cấm”, không “bỏ sót” bất cứ lĩnh vực, hoạt động
nào của quân đội. Ở đâu có tổ chức và hoạt động của quân đội thì ở đó có sự lãnh đạo của Đảng.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội tập trung vào Ban Chấp
hành Trung ương, mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội tập trung vào những
nội dung chủ yếu sau đây:


Một là, Đảng xác định đường lối, quan điểm quân sự, đường lối xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng,
chính quy, tính nhuệ, từng bước hiện đại.
Việc xác định đường lối quân sự, trong đó có đường lối xây dựng quân đội nhân dân giữ vị
trí quan trọng hàng đầu trong quá trình tổ chức sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Trong
đường lối đó, Đảng xác định rõ hệ tư tưởng, bản chất của quân đội; mục tiêu, lý tưởng chiến đấu
của quân đội; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của quân đội trong mối quan hệ với Đảng, với
Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị; vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quy mô
biên chế, tổ chức lực lượng của quân đội; quyền lợi, nghĩa vụ của người quân nhân cách
mạng...Những nội dung đó sẽ được Nhà nước thể chế hoá thành các điều luật, bộ luật, pháp lệnh,
chính sách, điều lệnh, điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của quân đội, của các hệ thống tổ
chức trong quân đội. Những quan điểm cơ bản của Đảng thể hiện trong đường lối quân sự luôn
được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ cách mạng, quy
mô biên chế, trình độ vũ khí, trang bị của quân đội.


Hai là, Đảng chăm lo xây dựng bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc
của quân đội.
Chăm lo xây dựng bản chất giai cấp cho quân đội là vấn đề cốt lõi của xây dựng quân đội
về chính trị. Ngay từ khi ra đời, quân đội ta đã là một quân đội kiểu mới, mang bản chất giai cấp
công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của chính đảng
của giai cấp công nhân. Trong hơn 70 năm qua, Đảng ta đã luôn quan tâm xây dựng bản chất giai
cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của quân đội, đảm bảo cho quân đội chiến đấu vì
mục tiêu cách mạng và đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; đảm
bảo cho quân đội được xây dựng theo những nguyên tắc tổ chức phù hợp với hệ tư tưởng, với
đường lối chính trị, quân sự và đường lối tổ chức của Đảng, của giai cấp công nhân.
Ba là, Đảng lãnh đạo tổ chức lực lượng, xây dựng cơ cấu biên chế của quân đội ngày càng
phù hợp, tính hiệu quả cao.
Quán triệt sâu sắc nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn

nhất quán tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương,
dân quân tự vệ. Trong lãnh đạo tổ chức xây dựng lực lượng, Đảng lãnh đạo việc xây dựng quân
đội với quy mô cơ cấu, biên chế, tổ chức các quân chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn, các
cơ quan, đơn vị, nhà trường… cân đối, hợp lý, vừa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt,
vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;
đảm bảo cho quân đội luôn hòan thành tốt mọi nhiệm vụ mà nhân dân tin tưởng, giao phó.
Bốn là, Đảng lãnh đạo việc xây dựng và phát triển nền khoa học và nghệ thuật quân sự Việt
Nam, làm cơ sở để huấn luyện, chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống.
Khoa học và nghệ thuật quân sự là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh chiến đấu của
quân đội ta. Ngày nay, để đối phó thắng lợi cuộc chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công
nghệ cao đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, trong đó lãnh đạo phát
triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam, làm cơ sở để huấn luyện bộ đội và chuẩn bị các
phương án tác chiến, sẵn sàng đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công
nghệ cao của chủ nghĩa đến quốc và các thế lực thù địch.
Năm là, Đảng lãnh đạo đảm bảo vũ khí, trang bị và không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ.
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Đảng ta đã lãnh đạo rất thành công việc đảm
bảo vũ khí, trang bị cho quân đội ta. Hiện nay, trong điều kiện mới, việc đảm bảo vũ khí, trang bị
đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ việc mua sắm, sản xuất, cải tiến, phát triển các loại vũ khí,
trang bị cho phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến
đấu của quân đội, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, nâng cao trình độ
sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh chiến đấu của quân đội ta.
Cùng với việc lãnh đạo đảm bảo vũ khí, trang bị cho quân đội, việc lãnh đạo công tác nuôi
dưỡng bộ đội, bao gồm toàn bộ những vấn đề đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ,
chiến sĩ quân đội là một nội dung đặc biệt quan trọng. Chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần
của bộ đội là thiết thực tạo ra động lực chính trị - tinh thần to lớn của cán bộ, chiến sĩ; đảm bảo
cho bộ đội có sức khỏe dẻo dai để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong bất cứ tình
huống nào.
Sáu là, Đảng lãnh đạo tiến hành đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng,
công tác chính trị, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị



Công tác đảng, công tác chính trị là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội; có vai trò quan trọng trong tổ chức và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội. Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị
trong quân đội trực tiếp xây dựng Đảng bộ quân đội trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến, đấu; xây dựng cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị;
xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh, xây dựng các tổ chức quần chúng trong quân đội
vững mạnh, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ. Thực tiễn lịch sử chiến đấu và trưởng thành của
quân đội ta đã chứng minh vai trò to lớn của công tác đảng, công tác chính trị, là “linh hồn, mạch
sống” của quân đội ta. Mọi biểu hiện hạ thấp vai trò của công tác đảng, công tác chính trị thực
chất là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Cho nên, đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn đòi “phi
chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch là yêu cầu nhiệm vụ và là tinh thần trách nhiệm
của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam lúc này. Đó là biểu hiện tập trung nhất sự
tận trung với Đảng, tận hiếu với dân; là cuộc chiến đấu thầm lặng trong thời bình nhưng vô cùng
quyết liệt, mạnh mẽ của người quân nhân cách mạng được mang tên “Bộ đội Cụ Hồ”.
Câu 2.Phân tích nguyên tắc tổ chức Đội Tự vệ công nông trong Nghị quyết về Đội Tự vệ của
Đảng?
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Nghị quyết đội tự vệ
* Hoàn cảnh quốc tế
Cuộc Cách mạng Tháng Mười thắng lợi ở Nga đã chia thế giới ra hai hệ thống chống chọi
nhau. Đến năm 1935, hệ thống xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố, phát triển ở Liên bang
Xôviết, hệ thống tư bản chủ nghĩa đang bị khủng hoảng trầm trọng trong bối cảnh phong trào
cách mạng phát triển rộng khắp trên thế giới.
- Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời ở nước Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
Sự kiến thiết xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xôviết ngày càng thắng lợi, kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất được hoàn thành trong bốn năm, nay đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai.
Trong khi sự phát triển về mặt kỹ thuật của các nước tư bản năm 1934 giảm hơn 25% so với năm
1929; thì tại Liên bang Xôviết lại tăng hơn bốn lần so với năm 1913, hơn hai lần so với năm 1930.

Tiền công của thợ năm 1930 bình quân mỗi năm 991 đồng mà năm 1933 tăng lên 1.519 đồng.
Nông dân lao động đều đủ ăn, đủ mặc, trình độ văn hoá nhân dân tăng lên rất cao, thực hiện thành
công việc xóa mù chữ trong cả nước.
Công cuộc kiến thiết xã hội chủ nghĩa thực hiện ở Liên Xô không những chỉ có ý nghĩa
trong nước, nó còn giúp các tầng lớp lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhận ra
rằng chủ nghĩa xã hội là học thuyết duy nhất thích hợp với sự phát triển và giải phóng của họ.


Tuy nhiên, cùng thời gian này, bọn lãnh tụ xã hội dân chủ và Tờrốtkít là tôi tớ trung thành của
đế quốc, dọn đường cho phát xít lên cầm quyền, ủng hộ phát xít và tự phát xít hoá bản thân. Chúng
tìm mọi cách chia rẽ giai cấp công nông, phá hoại cuộc tranh đấu cách mạng, cổ động chống Liên
bang Xôviết.
- Chủ nghĩa tư tư bản bị khủng hoảng toàn diện và chủ nghĩa phát xít hình thành , đe dọa
hoà bình thế giới.
Cuộc kinh tế khủng hoảng ở trong các nước tư bản, thuộc địa và bán thuộc địa, phát triển
từ năm 1929 tới năm 1935 đã lan rộng ra tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trở thành cuộc tổng
khủng hoảng. Do đó, “tư bản chủ nghĩa như bổ gánh nặng vào vai công nhân” – tăng cường bóc
lột nhân dân lao động trong nước và các dân tộc thuộc địa, hòng bù đắp cho những tổn thất kinh
tế và nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Chúng thiết lập những phương pháp bóc lột mới
như kinh tế chỉ huy (quyền lãnh đạo và can thiệp vào sản xuất), sự lạm phát, lối bán rẻ mạt một
phần hàng hoá để tăng giá phần còn lại cao lên, tăng thuế, v.v., nhưng nạn khủng hoảng vẫn
không được giải quyết; nó kéo dài và mỗi ngày một trầm trọng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn giai cấp ở các nước trở nên gay gắt, thậm
chí nó làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn ngay trong lòng giai cấp tư sản. Các bè phái, các lớp
trong giai cấp thống trị tranh nhau cầm chính quyền, ra sức thực hiện các âm mưu chính biến
hòng lật đổ chính quyền cũ và lập chính quyền mới. Vì thế, bọn tư bản không thể tiếp tục duy trì
sự chuyên chế của chúng theo lối cũ bằng nghị trường và dân chủ tư sản, bởi nó sẽ trở thành một
sự trở ngại cho tư bản cả về mặt đối nội (chống vô sản giai cấp) và mặt đối ngoại (đế quốc chiến
tranh, chia lại thị trường thế giới), nên cần phải có nền thống trị mạnh mẽ, chuyên chế ra mặt hơn
hòng cứu vớt chế độ tư bản sắp đổ nát. Hình thức chuyên chế ra mặt hơn đó chính là chủ nghĩa

phát xít, như: ở Ý, Ba Lan, ở Đức, Phần Lan, Áo, Nam Tư và đang phát triển ở Tây Ban Nha,
Nhật, Pháp, Anh, v.v.. “Phát xít chuyên chính là hình thức thống trị bằng bạo lực ra mặt, bằng
khủng bố trắng, của những phần tử hết sức phản động, hết sức vị quốc và hết sức đế quốc trong
tụi tư bản tài chính”1.
Các đế quốc muốn tự tìm đường ra khỏi khủng hoảng, nên làm cho các mối mâu thuẫn
của chúng càng tăng thêm: hệ thống Vécxây (Verseille) lay chuyển; Đức, Nhật bỏ Hội Quốc tế
liên minh; Đức, Hunggari không trả tiền bồi thường chiến tranh; Đức đòi lại thuộc địa; hội nghị
đàm phán về kinh tế, về giảm binh bị, về hải quân bị thất bại; Nhật Bản tự huỷ điều ước hải quân
ở Hoa Thịnh Đốn; Ý, Đức tranh nhau nước Áo; Ý, Pháp tranh nhau bá quyền ở Bancăng; Anh,
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN, 2002, tr. 4-5.


Mỹ tranh nhau bá quyền thế giới; Mỹ, Nhật tranh nhau bá quyền ở Thái Bình Dương; v.v…Tình
hình đó gây ra cảnh Ý chống Pháp và Đức; Đức chống Áo; Anh chống Mỹ; Mỹ chống Nhật, v.v..
Trong cuộc tranh giành quyền lợi và chống phá lẫn nhau, chủ nghĩa đế quốc nhận ra con
đường độc nhất để ra khỏi khủng hoảng kinh tế là: gia tăng sự bóc lột quần chúng lao động và
các dân tộc thuộc địa, bán thuộc địa; đồng thời gây ra chiến tranh trong phe đế quốc để chia lại
thị trường thế giới; mặt khác chuẩn bị tiến đánh Liên bang Xôviết và can thiệp vào Trung Quốc
để mở rộng thị trường tư bản thế giới.
Theo đó, các nước tư bản chạy đua vũ trang; các chính phủ dồn dập kiếm đồng minh, chiến
tranh trong phe đế quốc đã bắt đầu nổ ra ở Nam Mỹ; Ý, Pháp đánh nhau để giành giật Abítsini (Phi
châu). Đế quốc Nhật với Đức là hai nước hăng hái nhất trong việc chuẩn bị chiến tranh đế quốc
trong thời kỳ này.
Tuy mâu thuẫn, nhưng tất cả những tên đế quốc lại dựng lên một chiến tuyến chung để
chống Liên Xô với mục đích tiêu diệt thành trì cách mạng thế giới và chia nhau thị trường mới.
Việc Nhật cướp Mãn Châu và miền Bắc của Trung Quốc, việc Hítle lên cầm quyền ở Đức, chủ
nghĩa phát xít thắng lợi ở Ý, v.v., là những dấu hiệu báo trước cuộc tấn công chống Liên Xô từ
nhiều phía sắp diễn ra. Các nước đế quốc không chỉ giới hạn ở việc chống Liên Xô, chúng còn

trực tiếp can thiệp vào cách mạng Trung Quốc (miền Bắc thì đế quốc Nhật, miền Nam thì đế
quốc Pháp, miền Trung thì Anh, Mỹ, miền Tây thì đế quốc Anh) để mở rộng thị trường. Chủ
nghĩa đế quốc đẩy loài người tiến gần tới một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- Phong trào cách mạng phát triển rộng khắp trên thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho cuộc vận động cách mạng thêm sâu rộng. Do sự phát
triển mâu thuẫn của tư bản chủ nghĩa mà ở Trung Quốc, Tây Ban Nha đã xuất hiện tình thế cách
mạng (nhưng không khắp toàn quốc), còn ở các nước tư bản khác, cuộc khủng hoảng đang làm
cho phong trào cách mạng của quần chúng công – nông và các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa
lan rộng trên phạm vi toàn thế giới.
Những cuộc võ trang bạo động ở Áo tháng 2/1934, lập chính quyền Xôviết ở Tây Ban Nha
tháng 10/1934, các cuộc tranh đấu lưu huyết ở Pháp và ở các nước khác, những cuộc tổng đình công
ở Mỹ, đình công ở Anh, ở Nhật, ở Ba Lan, ở Trung Quốc, ở Ý, ở Đức, Bỉ, v.v., cuộc vận động mặt
trận hợp nhất chống phát xít, chống khủng bố trắng, chống đế quốc chiến tranh ở các nước tư bản:
Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Anh, Mỹ, v.v., không những thu hút được quần chúng theo chủ nghĩa
cộng sản, mà còn kéo được một phần lớn trong đám quần chúng của các đảng Xã hội dân chủ và


tiểu tư sản tham gia đấu tranh.
Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra rất rất oanh liệt, như: ở Nhật, Ba Lan, Hy
Lạp, có hàng chục, hàng trăm cuộc bạo động; ở Mỹ có hàng chục triệu nông dân bãi công chống giá
lúa hạ, chống thuế cao. Đặc biệt cách mạng ở Trung Quốc đã trở thành tiền phong cho cuộc cách
mạng phản đế và điền địa ở các thuộc địa và bán thuộc địa. Chính quyền Xôviết thắng lợi trên 1/6
diện tích Trung Quốc, bao gồm hơn 90 triệu nhân dân, hơn 40 vạn Hồng quân và 120 vạn xích vệ
đội dũng cảm đã chống lại các cuộc tấn công của đế quốc, Quốc dân Đảng quân phiệt. Ở Ấn Độ,
phong trào đấu tranh cách mạng lan khắp các tỉnh. Các nước thuộc Đông Nam Á, như: Cao Ly,
Xiêm, Đông Dương, v.v… đâu đâu cũng có phong trào cách mạng đang phát triển. Ảnh hưởng của
các đảng cộng sản toàn thế giới một ngày một lan rộng trong quần chúng lao động, nhất là ở Trung
Quốc, Tây Ban Nha, Mỹ, Ba Lan, Đức, Pháp, v.v…
Tóm lại, Nghị quyết Độ tự vệ ra đời trong hoàn cảnh thế giới đang trải qua một thời kỳ
hết sức biến động, sẽ phát sinh ra các cuộc xung đột xã hội và các cuộc chiến tranh mới.

* Hoàn cảnh Đông Dương và Việt Nam
- Kinh tế khủng hoảng trầm trọng
Nền kinh tế Đông Dương bị phụ thuộc vào nền kinh tế tư bản Pháp, đồng thời nó là một
bộ phận của nền kinh tế tư bản thế giới. “Chủ nghĩa đế quốc Pháp bóc lột quần chúng lao động,
chúng tích luỹ tài nguyên ở Đông Dương và làm giàu cho bọn tư bản Pháp. Chúng gây nên sự
khủng hoảng kinh niên cho nền kinh tế Đông Dương. Vì sự khủng hoảng kinh tế thế giới và sự
bóc lột ngày càng tăng của chủ nghĩa đế quốc Pháp, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Dương
ngày càng gay gắt và sâu sắc hơn”2.
Sau thời kỳ “phồn thịnh” trong những năm 20 của thế kỷ XX, chịu tác động bởi cuộc tổng
khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), nền kinh tế yếu ớt của Việt Nam, vừa phụ thuộc vào
thị trường thế giới vừa “gắn chặt” vào nền kinh tế chính quốc đã không tránh khỏi “rơi vào tình
trạng khủng hoảng trầm trọng”3. Trong đó, “một số ngành kinh tế “không được che chắn” đã bị
khủng hoảng làm cho suy sụp mà đứng đầu là thương nghiệp, sau là công nghiệp, rồi tới nông
nghiệp và các ngành nghề khác”4. Nhiều nhà máy, hầm mỏ, đồn điền bị đóng cửa; nông dân và
tiểu tư sản thành phố bị phá sản, hơn 41% công nhân bị mất việc, lương của họ bị giảm hơn 50%,
2

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, HN, 1999, tr. 156-157.
Tạ Thị Thúy (2010), “Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng 1929-1935”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (8), tr. 16.
4
Tạ Thị Thúy (2010), “Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng 1929-1935” (Tiếp theo và hết), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử
(9), tr. 34.
3


công nhân viên chức các loại khác nhau bị mất việc và tiền lương của họ bị giảm hơn 40%.
Nạn thất nghiệp ngày một tăng. Giá sản phẩm bản xứ giảm một cách thảm hại, trong khi
đó giá hàng hoá tiêu dùng nước ngoài không giảm nhanh như vậy. Để giữ độc quyền trên thị
trường Đông Dương, chủ nghĩa đế quốc Pháp tăng các thuế thương mại. Sức mua của dân bản xứ
ngày càng giảm. Giá thóc rất thấp, giá xuất khẩu gạo năm 1934 sụt giảm hơn 50% so với năm

1930. Diện tích trồng lúa bị bỏ hoang, ở một số nơi giá ruộng đất trồng lúa trong một năm không
vượt quá 1/20 giá năm 1929. Thế nhưng đa số nông dân vẫn không có đất cày cấy, không có gạo
để nuôi sống mình.
Bọn đế quốc Pháp sửa đổi việc làm của chúng nhằm bóc lột nhân dân Đông Dương. Ví
dụ, chúng lập ra tín dụng dài hạn cho bọn chủ đồn điền cao su, tuyên truyền việc bán gạo cho
Pháp, v.v., tất cả những việc đó với hy vọng là cứu được bọn tư bản và địa chủ trong thời gian
khủng hoảng.
Tóm lại, đế quốc Pháp đổ gánh nặng khủng hoảng kinh tế lên đầu nhân dân lao động Việt
Nam.
* Sau cao trào 1930- 1931, Thực dân Pháp và tay sai thực hiện khủng bố trắng đối với
lực lượng cách mạng
Sau cao trào cách mạng 1930 – 1931, hoảng hốt lo sợ trước sự lớn mạnh của cách mạng và
ảnh hưởng của Đảng ta ngày càng cao, đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay khủng bố hòng dập tắt
phong trào cách mạng Việt Nam, tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương. Hàng chục vạn chiến sĩ
cộng sản và quấn chúng yêu nước đã bị bắt và giết hại, các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung
ương và các địa phương bị phá vỡ nghiêm trọng. Đi đôi với khủng bố, tàn sát, thực dân Pháp còn
tìm cách lừa bịp mị dân hòng thủ tiêu tinh thần cách mạng của dân ta. Nhưng sự khủng bố của
thực dân Pháp không làm những chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường
cách mạng. Ngược lại, nó càng đẩy mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc tay sai thêm sâu sắc,
tất yếu dẫn đến bùng nổ các cuộc đấu tranh.
* Phong trào cách mạng tiếp tục phát triển
Sự thống trị dã man của bọn đế quốc và phong kiến, cuộc khủng hoảng kinh tế gay gắt, nạn
bóc lột tăng đã làm cho cuộc tranh đấu cách mạng của đông đảo quần chúng lao động bắt đầu phát
triển nhanh chóng. Từ cuối năm 1929 đến 1931 cuộc tranh đấu cách mạng đó đã làm rung chuyển


nền thống trị của đế quốc Pháp ở Đông Dương, buộc bọn địa chủ, phong kiến và tư bản bản xứ phải
khiếp sợ.
Mặc dù trong hai năm 1933 - 1934, do có sự khủng bố trắng dã man, phong trào cách
mạng nhìn bề ngoài dường như thụt lùi, nhưng ảnh hưởng của Đảng và kinh nghiệm tranh đấu

của những năm 1930 - 1931 đã thấm sâu và đang được phổ biến rộng rãi trong giai cấp vô sản và
quần chúng lao động trong cả nước.
Những cuộc đình công ở Huế, Sài Gòn, Gia Định, Nam Vang, trong các đồn điền Dầu Tiếng,
các cuộc biểu tình ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Sài Gòn, Sóc Trăng
(Nam Kỳ), các cuộc bãi khoá của sinh viên ở Sài Gòn, những cuộc biểu tình của chính trị phạm, các
cuộc bãi thị ở Hải Phòng, Hà Nội, Chợ Lớn, các cuộc biểu tình ở Cao Bằng (Bắc Kỳ), v.v.. Tất cả
những cuộc chiến đấu đó chứng tỏ rằng cuộc tranh đấu cách mạng đang tiếp diễn và được mở rộng.
Đặc điểm của cuộc tranh đấu này là có sự tham gia tích cực của phụ nữ, thanh niên và các dân tộc ít
người. Đồng thời các đảng cách mạng tiểu tư sản đang cải tổ và các phần tử tiến bộ của các đảng
này bắt đầu ngả theo chủ nghĩa cộng sản (ví dụ Đảng Vừng hồng).
Tất cả các sự kiện trong nước và tình hình thế giới nêu trên đã tạo những điều kiện khách
quan cần thiết cho cuộc tranh đấu cách mạng ở Việt Nam phát triển và trở thành cao trào cách
mạng trong những năm tiếp theo. Muốn vậy, trước đó Đảng Cộng sản Đông Dương cần phải ra
sức củng cố tổ chức và xây dựng lực lượng tự vệ nhằm bảo vệ phong trào cách mạng.
1.2.4. Tổ chức Đội tự vệ công nông thường trực
Thực chất nội dung này là trình bày nguyên tắc tổ chức, bản chất cách mạng các đội công
nông thường trực. Nghị quyết xác định quyền chỉ huy thống nhất của Đảng đối với tự vệ thường
trực: Công nông cách mạng Tự vệ đội đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương, Quân
uỷ của Đảng Cộng sản; lấy các cơ sở công nông nghiệp, các làng, xã làm cơ sở tổ chức ra các
Đội tự vệ. Các Đội tự vệ được tổ chức theo nguyên tắc:
“a) Từ năm người tới chín người tổ chức thành một tiểu đội, mỗi tiểu đội có một người đội
trưởng chỉ huy, tiểu đội lớn thì có một chánh, một phó đội trưởng.
b) Ba tiểu đội tổ chức một trung đội. Trung đội có một người chánh và một người phó trung đội
trưởng và một người đại biểu của Đảng Cộng sản chỉ huy.
c) Ba trung đội tổ chức thành một đại đội. Đại đội có một chánh, một phó đại đội trưởng
và một người đại biểu của Đảng Cộng sản chỉ huy.


d) Cứ theo phép "tam tam chế" mà tổ chức lên tiểu đoàn, kế trung đoàn, đại đoàn và tập đoàn.
Tuỳ lực lượng phát triển của Đảng, của Thanh niên Cộng sản Đoàn, của các hội quần chúng mà định

coi trong mỗi sản nghiệp, mỗi làng, hay xã tổ chức bao nhiêu tiểu đội, trung đội, đại đội, v.v.. Căn cứ
vào khu vực mà hiệp công nông Tự vệ đội thành bộ đội để tiện việc chỉ huy thao diễn”5.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở, tuỳ theo sự phát triển của lực lượng,
yêu cầu phát triển của cách mạng từ các Đội tự vệ, chúng ta sẽ tổ chức thành các Đội tự vệ
thường trực. Đội tự vệ thường trực bao gồm những người lao động nhiệt tình, cương quyết, cả
trai, cả gái bất luận là dân tộc, tôn giáo nào, những người từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia
Đội tự vệ.
Quan điểm của Đảng về tổ chức xây dựng Đội tự vệ còn chỉ rõ: Đội tự vệ luôn mang bản
chất cách mạng của Đảng Cộng sản, đó là bản chất giai cấp công nhân, có kỷ luật nghiêm minh,
luôn phát huy dân chủ về mọi mặt của đội, nhất là dân chủ về quân sự.
Trước hết, Nghị quyết xác định nguyên tắc xây dựng kỷ luật và dân chủ của Đội tự vệ
dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản, Nghị
quyết chỉ rõ: “Tự vệ đội viên có quyền và cần phải thảo luận rộng rãi những vấn đề thuộc về
phương diện ủng hộ cách mạng vận động, lúc hành động phải tuyệt đối phục tùng mệnh
lệnh; phải giữ bí mật, tiểu đội nào biết tiểu đội ấy; thượng cấp với hạ cấp trực tiếp quan hệ
với nhau chỉ do những người phụ trách của các cấp ấy” 6. Về kỷ luật của Đội tự vệ, Nghị
quyết nhấn mạnh: “Kỷ luật tự vệ công nông cách mạng không phải là kỷ luật nhà binh,
nhưng cũng nghiêm khắc. Không thoả hiệp được với tính lười biếng, sụt sè và bất tuân
mệnh lệnh thượng cấp” 7. Trong hoạt động của đội phải tuyệt đối giữ bí mật, công tác của đội
nào chỉ được đội ấy biết, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới chỉ thông qua người phụ trách
cùng cấp.
Đồng thời, Đội tự vệ luôn gắn bó mật thiết với quần chúng, được xây dựng trên cơ sở phát
triển lực lượng cách mạng của quần chúng, luôn giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng. Các đội
trưởng và đại biểu phải hợp tác chỉ huy, phải bàn bạc thống nhất. Tuy nhiên, hành động hàng ngày
phải phục tùng sự lãnh đạo của đảng bộ tương đương. Mọi bất đồng giữa đội trưởng và đại biểu

5

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2002, tr.94-95.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2002, tr.95.

7
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.2002, tr.95.
6


phải được đảng uỷ tương đương hoặc thượng cấp giải quyết. Mọi hành động phải phục tùng
thượng cấp tự vệ và quân uỷ tương đương của Đảng.
Như vậy, trong nội dung nghị quyết về Đội tự vệ Đảng ta đã xác định rõ mục đích, nhiệm
vụ, hình thức tổ chức vũ trang của Đội tự vệ. Đó là một tổ chức có tính chất nửa quân sự của
quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nông, do Đảng của giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo,
giáo dục và rèn luyện. Thành phần của đội là những người lao động có nhiệt tình, hăng hái, kiên
quyết, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia. Đây là
những quan điểm đầu tiên của Đảng về tổ chức và lãnh đạo Đội tự vệ, đặt nền móng cho công
tác tổ chức, lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang nói chung, quân đội ta nói riêng sau này.

Câu 3. Phân tích những quan điểm đầu tiên của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
thời kỳ 1930-1945. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
Câu 4.Phân tích cơ sở và nội dung quan điểm của Đảng về xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại?
Câu 5. Phân tích chủ trương của Đảng về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
Câu 6. Phân tích cơ sở khoa học của chủ trương xây dựng một số lực lượng trong Quân đội nhân
dân Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại?
Hai nhân tố cơ bản cần phải giải quyết để xây dựng quân đội hiện đại, tạo nên sức mạnh
quốc phòng của một quốc gia là con người và vũ khí trang bị (VKTB), trong đó con người là yếu
tố quyết định, VKTB là yếu tố rất quan
Từ sự phát triển nhận thức, tổng kết lý luận và thực tiễn bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta qua
gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung
ương 8 khóa IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; kế thừa và vận dụng sáng
tạo quan điểm mang tính quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” của cha ông, Hội nghị lần thứ

8 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã ra Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới. Trong đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định chủ trương xây dựng Quân
đội nhân dân (QĐND) Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ sức
đảm nhiệm vai trò nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ
quốc.
Hai nhân tố cơ bản cần phải giải quyết để xây dựng quân đội hiện đại, tạo nên sức mạnh
quốc phòng của một quốc gia là con người và vũ khí trang bị (VKTB), trong đó con người là yếu
tố quyết định, VKTB là yếu tố rất quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không quân
đội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thể một dân tộc”.
Quan điểm xây dựng QĐND hiện đại của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh là “người trước,
súng sau”. Hiện đại hóa (HĐH) quân đội không đơn thuần chỉ là hiện đại VKTB mà còn phải


thông qua giáo dục, huấn luyện để giải quyết mối quan hệ con người và VKTB, trong đó con
người giữ vai trò quyết định. Một quân đội dù VKTB có hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng nếu
thiếu những con người vững vàng về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, ý chí cách mạng;
hiện đại về tri thức,... thì cũng trở thành vô nghĩa. Thấm nhuần tư tưởng đó, những năm qua, Việt
Nam luôn đặt lên hàng đầu việc xây dựng con người. QĐND Việt Nam thường xuyên được giáo
dục, huấn luyện, xây dựng vững mạnh toàn diện, thực sự xứng đáng là đội quân chiến đấu trung
thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Những năm tới, chúng ta tập trung xây dựng, giáo dục và rèn luyện cán bộ, chiến sĩ
QĐND Việt Nam thực sự có bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo, có trình độ KHKT và nghệ thuật quân sự
cao. Thực tiễn đòi hỏi cấp ủy, người chỉ huy các cấp phải quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 765NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020
và những năm tiếp theo”, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu
của quân đội. Đặc biệt các cơ quan, đơn vị cần dành sự quan tâm xứng đáng cho việc chăm lo
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức, có tri
thức và sức khỏe, đủ khả năng làm chủ, khai thác, sử dụng có hiệu quả các loại VKTBKT mới;
thành thạo kỹ thuật, chiến thuật bộ binh và chuyên ngành, đáp ứng kịp thời sự phát triển của tình
hình mới. Công tác giáo dục-đào tạo, huấn luyện phải toàn diện; giáo dục-đào tạo phải gắn với
huấn luyện, chiến đấu... Trước hết, phải tập trung nâng cao nhận thức cho các đối tượng về quan

điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng; niềm
tin vào VKTBKT và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Trên cơ sở đó, xây dựng cho bộ đội có bản
lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
Cùng với yếu tố con người, một quân đội hiện đại, nhất thiết phải có VKTBKT hiện đại.
Theo quan điểm của Đảng ta, xây dựng quân đội từng bước hiện đại nhưng không nôn nóng,
phải dần dần, từng bước; hiện đại hóa quân đội phải trên tinh thần phát huy tự lực, tự cường, đặc
biệt không thể thoát ly điều kiện của đất nước, không thể vượt quá khả năng phát triển của nền
kinh tế. Thông qua hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, chúng ta phải biết tranh thủ sự
giúp đỡ của bạn bè quốc tế và vận dụng sáng tạo thành tựu KH-KT quân sự trên thế giới để phát
triển công nghiệp quốc phòng. Đi đôi với bổ sung vào biên chế những VKTB mới, phải đặc biệt
quan tâm đến công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa VKTBKT, đẩy mạnh Cuộc vận động
“Quản lý, khai thác VKTBKT tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông”; tăng cường
kiểm tra, kiểm định chất lượng các loại VKTB, đạn theo tiêu chuẩn...
Căn cứ vào khả năng của nền kinh tế, những năm qua, Việt Nam đã từng bước mua sắm,
sản xuất, cải tiến, bổ sung VKTBKT hiện đại cho quân đội. Các lực lượng Hải quân, Phòng
không-Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử, Trinh sát kỹ thuật được xây dựng theo
hướng tiến thẳng lên hiện đại. Nhưng trước mắt, Việt Nam tập trung đầu tư nguồn lực để xây
dựng Hải quân, Không quân và một số lực lượng, đơn vị trọng điểm có các loại VKTB hiện đại,
đủ khả năng sẵn sàng đối phó với các tình huống quốc phòng, quân sự đột xuất xảy ra. Cùng với
mua sắm một số VKTB hiện đại, chúng ta còn coi trọng việc nâng cao chất lượng các loại
VKTBKT hiện có, đảm bảo tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội, đủ sức bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc, sẵn sàng đánh thắng mọi loại
hình chiến tranh và mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.
Hải quân nhân dân Việt Nam đã được đầu tư mua sắm, bổ sung vào biên chế nhiều loại
VKTBKT, phương tiện hiện đại. Năm 2013, Hải quân nhân dân Việt Nam đã có thêm Lữ đoàn
Tàu pháo-Tên lửa, đơn vị chiến thuật có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các


lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng Hải quân và hiệp đồng quân binh chủng.

Chúng ta đã khôi phục lực lượng Không quân Hải quân được trang bị thủy phi cơ DHC-6, một
loại máy bay hiện đại, với tầm bay khá xa, có thể cất cánh, hạ cánh cả trên cạn lẫn dưới nước,
đường băng ngắn, bay thấp, bay chậm, rất phù hợp với nhiệm vụ tuần tra, tìm kiếm, cứu nạn trên
biển. Hải quân nhân dân Việt Nam đã có trong biên chế tàu bệnh viện mang tên Khánh Hòa-01,
được trang bị khá hiện đại với 15 giường bệnh, 3 buồng bệnh, 1 kho vật tư, 1 kho thuốc và nhiều
phòng chức năng. Ngoài đảm nhiệm khám, chữa bệnh, tàu Khánh Hòa-01 còn làm nhiệm vụ chở
quân, vận chuyển lương thực, thực phẩm… tiếp tế cho các đảo, nhà giàn DK1 và ngư dân trên
các vùng biển. Đặc biệt, việc trang bị tàu ngầm Kilo 636 đã giúp Hải quân nhân dân Việt Nam có
thêm một lực lượng mới, tăng cường tiềm lực quốc phòng nhằm sẵn sàng đối phó với các thách
thức về an ninh.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quân đội ta là tuần tra, bảo vệ vững
chắc bầu trời và sẵn sàng đánh trả đối phương trong chiến tranh công nghệ cao. Yêu cầu cao của
nhiệm vụ đòi hỏi chúng ta phải hiện đại hóa lực lượng Phòng không-Không quân, đặc biệt là
Không quân. Những năm gần đây, Không quân nhân dân Việt Nam đã có những chuyển biến
mạnh mẽ theo hướng tiến thẳng lên hiện đại. Những đơn vị máy bay tiêm kích MiG-21 và một số
máy bay cường kích Su-22 ngày càng lạc hậu và đang dần được thay thế bằng các loại máy bay
thế hệ mới hiện đại. Đặc biệt, việc trang bị những máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến như Su30MK2 (một trong những dòng máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới), đã góp phần tăng cường
đáng kể sức mạnh chiến đấu cũng như khả năng tuần tra, giám sát, kiểm soát bầu trời Tổ quốc
của Không quân nhân dân Việt Nam...
Tuy nhiên, việc HĐH quân đội cũng có nhiều vấn đề đặt ra. Trong các cuộc chiến tranh
giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trước đây, Việt Nam không chỉ nhận được sự ủng hộ to lớn
về tinh thần mà còn được bạn bè quốc tế viện trợ, giúp đỡ số lượng lớn VKTB. Hiện nay, tình
hình đã khác, muốn có VKTB chúng ta phải mua sắm. Những năm qua, tuy nền kinh tế có nhiều
khởi sắc nhưng nhìn chung nước ta vẫn còn nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, do đó
việc hiện đại hóa quân đội không thể vượt quá khả năng phát triển của kinh tế đất nước. Cùng
với việc mua sắm, bổ sung cho quân đội các loại VKTB hiện đại, chúng ta cần phải có một
nguồn tài chính đáng kể để chi cho việc đưa cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật ra học tập,
đào tạo ở nước ngoài. Để khai thác tính năng, tác dụng của các loại VKTB hiện đại, chúng ta
phải giải quyết hàng loạt những vấn đề về công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, vật tư thay
thế, trận địa, nhà xưởng, kho tàng v.v..

Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó
lường, Việt Nam chủ trương tiếp tục từng bước HĐH quân đội. Một số hợp đồng mua sắm
VKTB mới sẽ được triển khai. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế phát triển chưa mạnh, Việt Nam
sẽ lựa chọn ưu tiên đầu tư mua sắm và tiến hành HĐH quân đội từng bước phù hợp với tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Dù còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhưng chúng ta quyết tâm thực hiện
cho được chủ trương xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước
hiện đại.
Câu7 . Phân tích làm rõ chủ trương của Đảng về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong
thời kỳ đổi mới. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?


Câu 8. Phân tích quan điểm “chính trị trọng hơn quân sự” trong quá trình tổ chức và hoạt động
của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân?
Luôn coi trọng chính trị và tuyên truyền
QĐND - Thứ tư, 13/08/2014 | 18:34 GMT+7
QĐND - Trong quá trình tổ chức, xây dựng, giáo dục và rèn luyện quân đội ta, xuất phát từ
đặc điểm của phong trào đấu tranh cách mạng ở nước ta, như trong “Chỉ thị thành lập Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân” đã chỉ rõ: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến
của toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân”; xuất phát từ đặc điểm về sự ra đời
của quân đội ta, như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
(TCCT) từng khẳng định: “Quân đội ta là con đẻ của phong trào chính trị của quần chúng nhân
dân”, nên từ khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Đảng ta, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng chính trị và tuyên truyền.
Ngay trong “Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”, Đảng ta và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tư tưởng coi trọng chính trị, coi trọng tuyên truyền: “Nó là
đội tuyên truyền”, thực hiện phương châm “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng
hơn tác chiến”. Cán bộ, chiến sĩ phải bằng những hoạt động phong phú, đa dạng để tuyên truyền,
giáo dục đường lối, chính sách của Đảng cho quần chúng, giác ngộ cách mạng cho quần chúng,
động viên quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, cùng nhân dân xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Tư tưởng “chính trị

trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến” còn được thể hiện trong suốt quá trình
xây dựng quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Quân sự mà không có chính trị như
cây không có gốc, vô dụng lại có hại”, và “Nếu anh em tư tưởng vững, chính trị vững thì nhất
định thắng”.
Quán triệt và thực hiện phương châm “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng
hơn tác chiến” phải được thể hiện ở việc quan tâm chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh về
chính trị. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị không chỉ để bảo đảm cho quân đội luôn có
bản chất cách mạng, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, mà còn làm cơ sở cho các mặt
xây dựng khác, nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Sức
mạnh của sự kết hợp giữa con người và vũ khí, chính trị và kỹ thuật, tư tưởng và tổ chức, khoa
học quân sự và phương tiện chiến tranh, trong đó, yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất, làm cơ sở
cho việc xây dựng và phát huy các yếu tố khác trong sức mạnh chiến đấu của quân đội, là yếu tố
chính trị-tinh thần. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là bảo đảm cho quân đội luôn
“Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ
nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng”.
Quán triệt và thực hiện phương châm “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng
hơn tác chiến” phải được thể hiện ở việc quan tâm chăm lo xây dựng quân đội vững mạnh trên
các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc
và CNXH; làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống tinh thần của quân đội; xây dựng quân đội theo những nguyên tắc tổ chức xây dựng của giai
cấp công nhân. Cần quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện cho cán bộ, chiến sĩ có đạo đức
cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân
dân, đoàn kết quốc tế tốt; có dân chủ tốt; có kỷ luật tự giác, nghiêm minh; có tinh thần khắc phục
khó khăn, gian khổ; có ý chí, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân giao phó trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.


Thực tiễn gần 70 năm xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta đã
khẳng định, sự vững mạnh về chính trị của quân đội phải trải qua quá trình xây dựng, giáo dục,

bồi dưỡng, rèn luyện của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Nhà nước, của các tổ chức chính
trị-xã hội, của nhân dân các dân tộc Việt Nam; trực tiếp là của các tổ chức, cán bộ, chiến sĩ trong
quân đội thông qua công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách; thông qua việc tiến hành tốt công
tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội; thông qua hoạt động thực tiễn thực hiện chức năng,
nhiệm vụ đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất của quân đội cả
trong thời bình và thời chiến.
Thực hiện phương châm “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”,
coi trọng xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, trong 70 năm qua, quân đội ta đã thể hiện
bản chất cách mạng tốt đẹp, thực sự là LLVT cách mạng, lực lượng chính trị tuyệt đối trung
thành với Đảng, với Tổ quốc, với Nhà nước, với nhân dân, với chế độ XHCN, sẵn sàng chiến
đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân,
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Câu 9. Quá trình phát triển và hoàn thiện chủ trương của Đảng về lãnh đạo xây dựng quân đội
trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
Câu 10.Theo đồng chí, có quân đội phi giai cấp không? Đề xuất biện pháp đấu tranh làm thất bại âm
mưu “phi chính trị hóa” quân đội của kẻ thù hiện nay?
Một trong những thủ đoạn nham hiểm của chiến lược “Diễn biến hoà bình” mà các thế lực thù địch đã và
đang sử dụng để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có nước ta, là tách quân đội khỏi sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản với chiêu bài “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”. Đây là một thủ đoạn rất tinh vi,
nhằm thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” quân đội của các nước này, mà thoạt nghe, những người nhẹ dạ, cả
tin, ít trải nghiệm qua thực tiễn đấu tranh cách mạng dễ ngộ nhận, mắc lừa.
Để thực hiện mưu đồ đó, các thế lực thù địch sử dụng mọi biện pháp, cả về lý luận, tư tưởng, lẫn hành
động. Trên lĩnh vực lý luận, tư tưởng, chúng rêu rao: quân đội là của Nhà nước nên chỉ phục tùng Nhà nước chứ
không phục tùng bất cứ chính đảng nào; do đó, quân đội nên “trung lập về chính trị”. Trong hành động thực tiễn,
chúng vận động đòi xóa bỏ nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội; hạ thấp, đi đến đòi xóa bỏ hoạt động
công tác đảng, công tác chính trị cùng hệ thống cán bộ chính trị và cơ quan chính trị trong quân đội; xuyên tạc
các sự kiện lịch sử có quân đội tham gia, thổi phồng khuyết điểm của một vài đơn vị quân đội và một bộ phận
quân nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; bôi nhọ đời tư của các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang,
hòng qua đó làm cho quân đội mất uy tín trong nhân dân, hạ thấp vị thế của quân đội trong xã hội, v.v.
Bằng thủ đoạn này, chủ nghĩa đế quốc đã thành công trong việc lật đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông

Âu trước đây. Ngày nay, các thế lực thù địch cũng đang hy vọng sẽ lặp lại chiến tích đó tại Việt Nam thông qua
chiến dịch đòi thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội,
trong đó bao hàm sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; hy vọng thông qua việc thực hiện chế độ nghĩa vụ quân
sự để đưa người của họ vào quân đội, nhằm thực hiện cái gọi là “dân chủ hóa quân đội”, v.v. Những việc làm này
đều nhằm mục tiêu nhất quán là: loại bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, vô hiệu hoá vai trò
quân đội là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN;
bởi họ luôn hy vọng rằng: một khi quân đội đã bị mê hoặc bởi khẩu hiệu “quân đội nên phi chính trị”, đội ngũ
cán bộ quân đội đã dao động, mất phương hướng chính trị, họ sẽ ra tay lật đổ thể chế XHCN theo kiểu “cách
mạng sắc màu” như đã diễn ra ở các nước XHCN trong những năm cuối của thế kỷ trước.
Cần phải nhắc lại rằng, nói đến “chính trị” của một tổ chức là nói đến tính giai cấp mà tổ chức đó quán
triệt và thực hiện trong thực tiễn xây dựng về mặt tư tưởng, tổ chức và thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Lịch sử ra đời và phát triển của các quân đội trên thế giới luôn cho thấy một sự thật hiển nhiên: nhà nước và quân


đội đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp; mà theo đó, nhà nước nào cũng là nhà nước giai cấp nên không
có chuyện nhà nước “phi chính trị”. Là một thành phần của nhà nước, quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai
cấp của nhà nước - người quản lý và nuôi dưỡng nó. Theo đó, không có và không thể có quân đội đứng ngoài
chính trị, “trung lập về chính trị”. ở các nước theo thể chế chính trị tư bản, với chế độ đa đảng, mặc dù có hiện
tượng các đảng phái thay nhau cầm quyền (thí dụ: Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa ở Mỹ; Đảng Bảo thủ hay
Công đảng ở Anh; Đảng người Thái yêu người Thái hay Đảng Quyền lực nhân dân ở Thái Lan...), nhưng thực
chất đó chỉ là các tổ chức khác nhau (đại diện cho các nhóm, các tầng lớp khác nhau) của giai cấp tư sản, và
chính phủ do các đảng đó chi phối vẫn đều phục tùng quyền lợi của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư
sản là chủ yếu, mặc dù vẫn phải thực thi chức năng công quyền- một trong hai chức năng cơ bản (chức năng giai
cấp và chức năng công quyền)- của bất cứ nhà nước nào.
Về điều này, ngay từ rất sớm, V.I. Lê- nin đã khẳng định rằng: “Không lôi kéo quân đội vào chính trị- đó
là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản và của chế độ Nga hoàng, bọn này trong thực
tế bao giờ cũng đã lôi kéo quân đội vào chính trị phản động” 1. Những người hô hào quân đội chỉ là của nhà nước,
nên cần “phi chính trị, đứng ngoài chính trị” đã cố tình làm ngơ bản chất giai cấp của nhà nước. Trên thực tế,
quân đội của bất kỳ nước nào, trong quá trình xuất hiện và trưởng thành, cũng luôn là một lực lượng chính trị

quan trọng mà bất cứ nhà nước nào, giai cấp cầm quyền nào cũng phải tìm cách nắm chặt lấy nó để hướng quân
đội ấy phục tùng và bảo vệ quyền lợi chính trị- kinh tế của mình. Đòi quân đội các nước XHCN chỉ phục tùng
Nhà nước, không phục tùng Đảng Cộng sản (cầm quyền), về thực chất là tuyên truyền cho sự chuyển hoá lập
trường chính trị vô sản của quân đội các nước này sang lập trường chính trị của giai cấp tư sản; lôi kéo quân đội
tham gia vào chính trị của giai cấp tư sản; trên cơ sở đó, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến” trong bản thân quân
đội và trong xã hội, để khi đủ điều kiện sẽ tiến hành lật đổ chế độ XHCN mà không cần đến chiến tranh.
Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh của quần chúng, được Đảng Cộng sản
Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, không có mục tiêu chiến đấu nào khác là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
(CNXH) để đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Đó cũng là mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Quân đội ta không chỉ mang bản chất giai cấp công nhân mà còn mang đầy đủ tính nhân dân sâu sắc
và dân tộc chân chính. Là quân đội cách mạng kiểu mới, quân đội ta không thể là một công cụ bạo lực “phi chính
trị”, đứng ngoài cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH; bởi bản thân nó chính là một lực lượng chính trị, là
công cụ bạo lực của Nhà nước XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Lịch sử hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta đã chứng minh rất rõ điều
đó và nay không có lý do gì phải thay đổi. Trái với luận điệu “quân đội cần phi chính trị”, chúng ta phải đẩy
mạnh xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị làm cơ sở nền tảng để xây dựng vững mạnh toàn diện. Đó là sự
bảo đảm vững chắc để quân đội ta không đi chệch mục tiêu chiến đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc
của nhân dân. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, mà cốt lõi là chăm lo xây dựng bản chất giai cấp công
nhân gắn liền với xây dựng tính nhân dân thực sự và tính dân tộc chân chính trong xây dựng bản chất chính trịxã hội của quân đội ta là một bài học thành công của cách mạng Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam và của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê-nin về xây dựng quân đội kiểu mới của
giai cấp vô sản ở một nước có nền kinh tế chậm phát triển. Lịch sử đã kiểm nghiệm và khẳng định tính đúng đắn
của bài học đó. Nhờ xây dựng vững mạnh về chính trị, quân đội ta đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của
mình trong mọi giai đoạn cách mạng, xứng đáng với lời tuyên dương của Bác Hồ: “Quân đội ta trung với Đảng,
hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” 2. Bài học thành công đó cần phải được tiếp tục
vận dụng một cách sáng tạo trong giai đoạn hiện nay.

Âm mưu “Phi chính trị hóa” quân đội ta hiện nay tính chất nguy hiểm và biện pháp phòng, chống
Thứ tư, 25/02/2015 - 09:19 sáng GMT
1. “Phi chính trị hóa” quân đội ta là một âm mưu cực kỳ nham hiểm, là một mũi nhọn trong tổng thể chiến lược

“diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch. “Phi chính trị hóa” quân đội tuyệt
nhiên không phải là làm cho quân đội ta “không chính trị”, “trung lập”, “đứng ngoài chính trị” trong các cuộc
đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp như chúng vẫn thường rêu rao, lừa phỉnh, hoặc như những nhận thức mơ hồ


của một số người, mà thực chất đó là nhằm phá hủy chính trị vô sản của quân đội ta, là lái chính trị của quân đội
ta trượt sang chính trị khác - chính trị tư sản, làm cho Quân đội nhân dân Việt Nam không còn là quân đội kiểu
mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nữa. Vì thế, đấu tranh phòng, chống âm
mưu “phi chính trị hóa” quân đội ta thực sự là một yêu cầu, một nội dung đặc biệt quan trọng và cấp thiết trong
quá trình xây dựng quân đội ta về chính trị.
Trong thực tiễn, các thế lực thù địch dùng nhiều ngón đòn và các chiêu thức khác nhau, với nhiều giọng điệu
khác nhau, khi thì đứng hẳn về phía đối lập ra sức và trực diện chống phá, khi thì như là “người trong cuộc” thể
hiện “thiện chí”, “tâm huyết” của mình đối với sự nghiệp xây dựng quân đội, cố gắng “khuyên nhủ” chúng ta
phải thế này, thế nọ. Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch ra sức rêu rao quan điểm: quân đội “chỉ là
của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái nào, lực lượng chính trị nào”[1]. Để nhấn
mạnh thêm các luận điểm trên, chúng còn đặt vấn đề quân đội ta cần phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của
quốc gia dân tộc, đề cao khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết”, “vì quốc gia dân tộc”, “vì nhân dân” trong mục tiêu, lý
tưởng chiến đấu của quân đội. Chúng tỏ ra “thiện chí” kiên trì “khuyên nhủ” chúng ta cần phải thực hiện “chuyên
nghiệp hóa” quân đội càng sớm càng tốt[2]; rằng, Việt Nam cần phải nhìn vào quân đội của các nước khác mà
noi theo, cần phải “học tập kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang theo mô hình của quân đội tư sản”[3].
Cốt lõi trong âm mưu, thủ đoạn chống phá quân đội ta của các thế lực thù địch là chống phá về chính trị, là đánh
vào cái “gốc” chính trị của quân đội - chính trị của Đảng của giai cấp công nhân.Chúng tập trung công kích, phá
hoại những vấn đề rất cơ bản của quân đội ta. Đó là: thứ nhất, phá hoại nền tảng tư tưởng của quân đội; thứ
hai,phủ định sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; thứ ba, xuyên tạc, phủ định mục tiêu, lý tưởng và bản chất,
truyền thống của quân đội ta; thứ tư, phá hoạimốiquan hệmật thiết giữaquân đội với nhân dân; thứ năm,lôi kéo
quân đội ta tham gia liên minh quân sự, phá hoại tình đoàn kết quốc tế và khống chế các mối quan hệ hợp tác
giữa quân đội ta với quân đội các nước.
2. Âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội là đặc biệt nguy hiểm. Nếu chưa thể xóa bỏ được vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội, thì cũng có thể làm cho một bộ phận quân nhân hoài nghi,
thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, dễ dẫn đến những biểu hiện xem nhẹ sự lãnh đạo của

Đảng, nhất là đối với các tổ chức đảng ở cơ sở. Luận điệu “Quân đội là của quốc gia, dân tộc”, “chỉ để bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân” như làmột yêu cầu, kiến nghị tưởng là khách quan, "không
chính trị”, không giai cấp, nhưng lại rất mang đậm tính giai cấp, thực chất là nhằm lái chính trị của quân đội ta
sang chính trị tư sản, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội, dễ dẫn đến sự hoài
nghi, thiếu tin tưởng trong cán bộ, chiến sĩ quân đội ta đối với sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, lơ là, thiếu cảnh giác
trước sự chống phá của các thế lực thù địch.
Những nghi vấn đại loại là: hay là cần phải theo mô hình quân đội tư sản thì quân đội ta mới có thể hùng mạnh
được; hay là cần phải tổ chức, biên chế và trang bị vũ khí kỹ thuật hiện đại theo kiểu quân đội của các nước tư
sản trên thế giới thì mới có thể đủ sức bảo vệ Tổ quốc; hoặc là, hiện nay sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội
không còn phù hợp nữa, cần phải thay đổi, rằng sự lãnh đạo của Đảng không còn cần thiết nữa vì điều đó "gây
nên” những trở ngại, khó khăn và dẫn đến làm suy yếu quân đội... xuất hiện ở lúc này, lúc khác trong nhận thức,
tư tưởng ở một bộ phận nào đó trong cán bộ, chiến sĩ quân đội ta.
Trong thời kỳ mới, âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch không những được
đẩy mạnh ráo riết và tăng cường hơn, mà còn tinh vi, xảo quyệt, nham hiểm hơn. Chúng không chỉ chọc vào
những vấn đề cơ bản, cốt lõi của quân đội, mà còn chọc vào những vấn đề tưởng chừng rất “đơn giản” như cơm
áo, gạo tiền, đời sống quân nhân; không những ảnh hưởng tiêu cực đến quân đội, mà còn tác động mạnh mẽ đến
cả xã hội; không những nguy hiểm hơn, mà còn khó nhận biết và khó đấu tranh hơn.
3. Không thể xây dựng quân đội thực sự vững mạnh về chính trị, nếu chúng ta không quan tâm đúng mức, không
phòng, chống có hiệu quả âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch. Cũng không thể đấu
tranh có hiệu quả âm mưu “phi chính trị hóa”, nếu chúng ta không thực hiện tốt việc xây dựng quân đội về chính
trị. Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là tạo ra sức mạnh nội sinh, khả năng và sức “đề kháng” trước
mọi ngón đòn “phi chính trị hóa”; đồng thời điều đó cũng là hiện thực cho thấy sự thất bại, phá sản mọi mưu đồ
“phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch. Mối quan hệ biện chứng giữa xây và chống này cần phải
được nhận thức đúng và giải quyết tốt trong thực tiễn xây dựng quân đội về chính trị, cũng như trong thực tiễn
đấu tranh phòng, chống âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch trong tất cả các gian
đoạn.
4. Trong tình hình hiện nay, đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế
lực thù địch cần chú ý thực hiện tốt một số vấn đề sau:



Thứ nhất, cần nhận thức sâu sắc hơn chính trị của quân đội, làm cơ sở vững chắc cho đấu tranh phòng, chống
âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch. V.I.Lênin cho rằng, không thể có thứ
quân đội phi chính trị, phi giai cấp, quân đội “trung lập”, “đứng ngoài chính trị”; “Không lôi kéo quân đội vào
chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản”[4]. Bất cứ quân đội nào thì vấn
đề chính trị của quân đội cũng đều là vấn đề quan trọng hàng đầu, đó thực chất là vấn đề bản chất giai cấp, mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội, do ai tổ chức và lãnh đạo, chiến đấu cho ai, vì ai. Chính trị của quân đội vô
sản là thực hiện chính trị của Đảng Cộng sản, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, phục vụ Đảng, Tổ quốc, phục vụ
nhân dân, biểu hiện tập trung ở chiến đấu đánh giặc, bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng quân đội về chính trị là yêu cầu
cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của
quân đội. Xem nhẹ, buông lỏng vấn đề xây dựng quân đội về chính trị là làm suy yếu, thậm chí làm biến chất
quân đội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do
Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”[5]; trong xây dựng quân đội “phải lấy chính trị là gốc”; chính
trị của quân đội là chính trị của Đảng Cộng sản, biểu hiện tập trung ở “đánh giặc” và đánh thắng.
Quân đội nhân dân Việt Nam không có mục đích chính trị tự thân, mà là thực hiện chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì
hạnh phúc của nhân dân. Đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế
lực thù địch là phải bám chắc, tuân theo, phục tùng và bảo vệ chính trị ấy.
Thứ hai, quán triệt sâu sắc hơn nữa quan điểm của Đảng: tích cực, chủ động tiến công. Phải kiên quyết khắc
phục mọi biểu hiện thụ động, bị động, hoặc chỉ hô hào chung chung, mà trên thực tế không đấu tranh. Vạch rõ
bản chất, thực chất phản động, phản khoa học và tính chất nguy hiểm, những tác hại của âm mưu, thủ đoạn “phi
chính trị hóa” quân đội ta mà các thế lực thù địch đang tiến hành. Cần tổ chức lực lượng đấu tranh với sự lãnh
đạo, chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ; bồi dưỡng lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh cả về phẩm chất chính trị,
trình độ và năng lực, dũng khí đấu tranh; nâng cao tính Đảng, tính chiến đấu, tính khoa học, sự nhạy bén và sắc
sảo trong đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch.
Phát huy hơn nữa vai trò của các lực lượng ở các viện nghiên cứu, các học viện, nhà trường quân đội, đặc biệt là
đội ngũ nhà khoa học xã hội và nhân văn trong đấu tranhphòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”
quân đội ta của các thế lực thù địch. Cần lựa chọn một số nhà khoa học, lý luận có bản lĩnh chính trị và chuyên
môn cao, có năng lực đấu tranh tập hợp, bồi dưỡng, giao nhiệm vụ cụ thể trong đấu tranh phòng, chống "diễn
biến hoà bình" trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội,
nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp và lực lượng “mũi nhọn” cần thiết, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng, hiệu quả

đấu tranh. Cần có chính sách rõ ràng phù hợp, hợp lý cả về vật chất và tinh thần có cơ chếxuất bản, phát hành
rộng rãi những sản phẩm đấu tranh tư tưởng, lý luận, phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân
đội ta của các thế lực thù địchcó giá trị đã được công bố, tạo đà kích thích cho cuộc đấu tranh chung.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, giác ngộ mục tiêu lý tưởng
chiến đấu, xây dựng ý chí quyết tâm, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng cho mọi quân nhân, tạo ra sự
“miễn dịch” cần thiết, tăng sức “đề kháng” để ngăn chặn, loại trừ sự thẩm thấu và xâm nhập của các luận điệu
“phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch. Quán triệt sâu sắc tư tưởng “tự bảo vệ” của Đảng, “Nâng
cao khả năng tự bảo vệ của mỗi người, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị”[6]trong các đơn vị quân đội.
Thứ tư, đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp xây dựng quân đội, đảm bảo quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ
quốc, Nhà nước và nhân dân, có đủ sức mạnh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, có đủ khả năng hoàn thành xuất
sắc phận sự trung thành trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Dù các thế lực thù địch có chống phá quyệt liệt;
âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta có thâm độc và tinh vi như thế nào chăng nữa, thì chúng sẽ bị
thất bại nếu chúng ta mạnh lên, nếu quân đội ta thực sự vững mạnh về chính trị.
Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần đặc biệt chú trọng xây dựng quân đội không chỉ giỏi đấu tranh vũ trang
mà còn phải giỏi cả trong đấu tranh phi vũ trang, đáp ứng mọi yêu cầu của phương thức đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc. Xây dựng quân đội thực sự mạnh, phải có “thực lực mạnh” như tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 khóa
XI của Đảng, có khả năng “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; “ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung
đột từ sớm, từ xa”[7]; làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, âm mưu, thủ
đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của chúng; đặc biệt có khả năng giành thắng lợi trong điều kiện kẻ thù liều
lĩnh tiến hành chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao đối với nước ta, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội. Đó là những vấn đề bức thiết, cơ bản trong sức mạnh
chiến đấu và sự vững mạnh về chính trị của quân đội ta trong tình hình mới, mà cuộc đấu tranh phòng, chống âm
mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội ta của các thế lực thù địch cần hướng tới và phục vụ hiệu quả.


Câu 11. Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh tính tất yếu giữ vững và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với Quân đội trong tình hình hiện nay. Theo đồng chí đề xuất những giải pháp
để thực hiện điều đó?
1.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong tình hình mới
Lịch sử ra đời, phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện nhà nước cho thấy, bất kỳ

giai cấp, đảng phái nào khi nắm quyền lãnh đạo đất nước cũng đều tổ chức ra quân đội để bảo vệ
quyền lợi chính trị, kinh tế của mình và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. Bởi thế, quân đội là
một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, mang bản chất
giai cấp sâu sắc, không có quân đội phi giai cấp, siêu giai cấp, trung lập, đứng ngoài chính trị.
V.I. Lênin đã khẳng định: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội
vào chính trị, đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản…”.
Trong xã hội hiện đại, mỗi quốc gia đều có một hay đa đảng lãnh đạo và quân đội của
quốc gia đó luôn gắn và phục tùng sự lãnh đạo của đảng chính trị cầm quyền. Vì thế, luận điệu
đòi "phi chính trị hóa” quân đội là sự xuyên tạc, bịa đặt, hòng mưu đồ chính trị. Quan điểm quân
đội chỉ trung thành với Tổ quốc là phi lý và chưa bao giờ thực tiễn xác nhận. Những gì đã trải
qua trên thế giới cho thấy, quân đội của bất kỳ nước nào, trong quá trình xuất hiện và trưởng
thành cũng luôn là một lực lượng chính trị quan trọng được nhà nước, giai cấp cầm quyền quan
tâm lãnh đạo, xây dựng.
Lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, cảnh tỉnh cho những ai còn mơ hồ
trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch về bản chất của quân đội và xa rời, coi nhẹ sự
lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với quân đội. Điển hình là vào những năm 80 của thế kỷ XX,
những người lãnh đạo Đảng Cộng sản (ĐCS) Liên Xô do mắc bẫy của chiến lược “Diễn biến hòa
bình” đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của học thuyết Mác - Lê-nin, xóa bỏ
cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội và hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp trong
Hồng quân. Vì thế, đã làm cho Quân đội Liên Xô lúc bấy giờ bị “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa,
dẫn đến phân rã về tư tưởng và tổ chức. Mặc dù, lúc đó lực lượng quân đội mạnh, với khoảng 3,9
triệu quân thường trực, được trang bị rất hiện đại, vượt xa các nước cả về lực lượng chiến đấu
thông thường và lực lượng hạt nhân chiến lược, nhưng do bị "phi chính trị hóa”, mất phương
hướng chính trị, mục tiêu chiến đấu, không bảo vệ Đảng Cộng sản. Đó là một trong những
nguyên nhân quan trọng làm cho chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ; và tương tự như vậy là các
nước Đông Âu. Hiện nay, với kinh nghiệm đó và được bổ sung từ thực tiễn ở một số nước Bắc


Phi - Trung Đông vừa qua, các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, hòng xóa bỏ các nước XHCN còn lại và các lực lượng tiến bộ trên thế giới, trong đó

có Việt Nam.
Tiếp thu học thuyết Mác - Lê-nin về xây dựng quân đội kiểu mới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lãnh đạo xây dựng QĐND Việt Nam từ các phong trào đấu tranh cách mạng của
quần chúng; thường xuyên được giáo dục, rèn luyện qua thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến
đấu và chiến đấu, đảm bảo cho Quân đội luôn mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và
tính nhân dân sâu sắc; là công cụ bạo lực của Nhà nước Việt Nam XHCN, chiến đấu vì mục tiêu,
lý tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc, vì CNXH. Ngày 22-12-1944, trong Chỉ thị thành lập Đội
Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “chính trị trọng hơn
quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến”, v.v. Đây chính là nền tảng tư tưởng, phương châm
hành động để Đảng ta xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong suốt
70 năm qua. Ra đời từ phong trào đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơ sở chính
trị - xã hội của Quân đội ta là đường lối của Đảng, phong trào cách mạng của nhân dân. Quân đội
được xây dựng trên nền tảng vũ trang toàn dân và làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh
vũ trang, gắn bó máu thịt với nhân dân, thực sự là quân đội cách mạng của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân. Bản chất của Quân đội là sự thống nhất hữu cơ giữa tính đảng, tính giai cấp,
tính nhân dân và tính dân tộc, được biểu hiện sinh động ở lý tưởng chiến đấu, cơ sở chính trị - xã
hội, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy và chức năng, nhiệm vụ, v.v. Lý tưởng chiến đấu của Quân đội ta là
vì độc lập dân tộc và CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân. Đó là lý tưởng cao đẹp không chỉ mang
tính cách mạng, khoa học, mà còn thấm đượm tính nhân văn sâu sắc; không chỉ phản ánh sự vận
động, phát triển đúng quy luật của xã hội Việt Nam đương đại, mà còn phản ánh khát vọng
thiêng liêng tự giải phóng, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vươn lên làm chủ của các
thế hệ người Việt Nam xuyên suốt hành trình lịch sử. Đồng thời, thể hiện tình cảm sâu nặng,
trách nhiệm chính trị, đạo đức cao cả của Quân đội đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Cần khẳng định, chỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta mới có đường hướng phát
triển đúng đắn, thực sự là đội quân có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với
Đảng, Nhà nước, Tổ quốc, nhân dân và luôn có ý chí quyết tâm, sức mạnh chiến đấu cao trước
mọi kẻ thù xâm lược. Đảng thực hiện sự lãnh đạo Quân đội thông qua hệ thống tổ chức đảng, tổ
chức chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và các tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ
sở. Nhà nước thống nhất quản lý quân đội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các tổ chức



đảng trong Quân đội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, phân công cá
nhân phụ trách, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình. Dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi
mặt của Đảng, Quân đội ta đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong chiến đấu,
Quân đội thực hiện xuất sắc vai trò nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, hỗ trợ tích cực cho phong
trào đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang của quần chúng, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm,
sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trong lao động sản xuất,
Quân đội tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh;
xung kích đến với vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo để xây dựng những khu kinh tế - quốc
phòng, những công trình có ý nghĩa chiến lược của đất nước. Đồng thời, phát huy tinh thần tự
lực tự cường, đẩy mạnh tăng gia, sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội.
Thực hiện chức năng đội quân công tác, Quân đội luôn đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, tích
cực tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa mới, giúp dân xóa đói giảm
nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững ổn
định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Khi có tình
huống xảy ra, Quân đội là lực lượng nòng cốt, hết lòng giúp đỡ nhân dân phòng, chống, khắc
phục hậu quả thiên tai, cứu hộ cứu nạn v.v. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội luôn thực
hiện tốt vai trò là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc
XHCN và nhân dân; thực sự là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đó là điều
được thực tiễn khẳng định.
Thực tiễn lịch sử xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của QĐND Việt Nam khẳng định vai
trò lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng đối với Quân đội. Đó là điều không thể
phủ nhận. Các thế lực thù địch dù có mưu mô, xảo quyệt đến đâu cũng không thể phủ nhận,
chống phá
1.2 Cơ sở xuất phát khẳng định Đảng lãnh đạo quân đội là tất yếu khách quan
Trước hết, khẳng định Đảng lãnh đạo quân đội là yêu cầu khách quan xuất phát từ sự ra
đời của quân đội ta.
Giai cấp và nhà nước, chiến tranh và quân đội là những hiện tượng chính trị – xã hội mang
tính lịch sử. Sự xuất hiện của chiến tranh và quân đội gắn chặt với sự xuất hiện của giai cấp và
nhà nước. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nghiên cứu lý luận về chiến tranh và quân đội

trong mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chế độ tư hữu và đối


kháng giai cấp đã nẩy sinh nhà nước của giai cấp thống trị và để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp
thống trị đã tổ chức ra quân đội làm công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để bảo vệ lợi ích và
địa vị của giai cấp thống trị xã hội. Như vậy, quân đội ra đời gắn với sự xuất hiện của nhà nước,
là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa trong xã hội có đối kháng giai cấp.
Từ quy luật giai cấp và đấu tranh giai cấp, quy luật ra đời của chiến tranh đã khẳng định sự
ra đời của quân đội mang tính quy luật. Các kiểu quân đội do giai cấp bóc lột thống trị xã hội tổ
chức ra đều nhằm mục đích củng cố chế độ bóc lột, áp bức nhân dân lao động, bảo vệ quyền lợi
và sự thống trị của giai cấp thống trị; và để xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc khác.
Nghiên cứu về quân đội của giai cấp tư sản, V.I.Lênin chỉ rõ: Về đối nội “Quân đội thường trực ở
bất cứ đâu và trong mọi nước đều chủ yếu dùng để chống kẻ thù bên trong hơn là để dùng chống
lại kẻ thù bên ngoài. Ở bất cứ đâu quân đội thường trực cũng trở thành công cụ của thế lực phản
động, tôi tớ của tư bản trong cuộc đấu tranh chống lại lao động, cũng là tên đao phủ đối với tự do
của nhân dân”. Về đối ngoại, quân đội các nước tư bản thực hiện chức năng, nhiệm vụ xâm lược,
áp bức các dân tộc, các nước khác.
Nghiên cứu về chức năng của quân đội cách mạng của giai cấp công nhân, V.I.Lênin nhấn
mạnh những luận điểm mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra: “Điều quan tâm đầu tiên của bất cứ
cuộc cách mạng thắng lợi nào – như C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần nhấn mạnh – là tiêu
diệt, là giải tán quân đội cũ, thay nó bằng một quân đội mới; xây dựng “một đạo quân mới, một
kỷ luật mới, tổ chức quân sự mới của giai cấp mới”. Quân đội của giai cấp công nhân do Đảng
Cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa nghĩa tổ chức, lãnh đạo đó là những “đạo quân xã hội
chủ nghĩa”, “Hồng quân xã hội chủ nghĩa của công nhân và nông dân”. V.I.Lênin nhấn mạnh:
“Quân đội chúng ta là quân đội giai cấp, chống lại giai cấp tư sản”. Khi quân đội của nước Nga
Xô – viết ra đời, V.I.Lênin khẳng định: “Chúng ta đã thành lập một quân đội thống nhất hiện nay
do một bộ phận tiên tiến những người cộng sản có kinh nghiệm lãnh đạo”; “Tất cả mọi người
đều biết rằng cuộc cách mạng Tháng Mười thực tế đã đưa lên hàng đầu những lực lượng mới,
một giai cấp mới; rằng hiện giờ những người đại diện ưu tú nhất của giai cấp vô sản đang quản
lý nước Nga; họ lập ra quân đội, họ đã chỉ huy quân đội”.

Những luận điểm trên của V.I.Lênin cho thấy, sự ra đời của quân đội mang tính quy luật
trong xã hội có phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Bất cứ quân đội nào ra đời cũng đều do
giai cấp thống trị xã hội tổ chức ra và là công cụ bạo lực vũ trang để bảo vệ lợi ích và địa vị


thống trị của giai cấp đó. Giai cấp thống trị xã hội bao giờ cũng nắm quân đội để thực hiện mục
đích chính trị của giai cấp mình. Đây cũng là vấn đề mang tính quy luật về sự lãnh đạo của giai
cấp thống trị xã hội đối với quân đội do giai cấp tổ chức ra. Điều đó khẳng định, không có bất cứ
quân đội nào đứng trung lập, quân đội không trung thành và bảo vệ lợi ích của bất cứ giai cấp
nào trong một chế độ xã hội nhất định.
Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra, tiền thân từ
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Sự ra đời của quân đội ta có đặc thù riêng, quân đội
ra đời trước khi giai cấp công nhân Việt Nam giành được chính quyền, chưa có nhà nước. Quân
đội ta là sản phẩm do Đảng tổ chức ra và Đảng trực tiếp thực hiện sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối
về mọi mặt. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và sự tuyệt đối trung thành của quân đội với
sự lãnh đạo của Đảng là hai mặt có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, biện chứng, không tách
rời. Mối quan hệ đó đã được thực tiễn gần 70 năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành của quân
đội ta khắng định. Những luận điểm đòi quân đội không trung thành với Đảng, đòi tách quân đội
ra khỏi Đảng nhằm mục đích “phi chính trị hóa” quân đội là trái quy luật, là phi lý, cần phải bác
bỏ.
Hai là, xuất phát từ bản chất chính trị của quân đội và các mối quan hệ của quân đội ta.
Từ quy luật ra đời của quân đội, khi nghiên cứu bản chất chính trị của quân đội C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin luôn đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nghiên cứu lý luận về
giai cấp, nhà nước, chiến tranh và chính trị. Từ đó các ông khẳng định, bản chất giai cấp, mục
tiêu chiến đấu và chức năng, nhiệm vụ của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp, mục đích
chính trị của nhà nước, của lực lượng, giai cấp tổ chức ra và nuôi dưỡng nó. Do đó, chính trị của
quân đội là chính trị của giai cấp, nhà nước tổ chức ra quân đội.
Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn khác, đó là thủ đoạn bạo lực. Chiến
tranh là biểu hiện tập trung nhất của chính trị, biểu hiện mâu thuẫn, xung đột gay gắt về chính trị,
phục vụ cho mục tiêu, quan điểm, đường lối chính trị của một giai cấp nhất định. Quân đội là

công cụ để tiến hành chiến tranh nhằm thực hiện mục đích chính trị của một giai cấp, một nhà
nước nhất định; do đó quân đội là công cụ của chính trị, luôn gắn liền với chính trị.Mọi mặt hoạt
động của quân đội đều bị quy định bởi chính trị và phụ thuộc vào chính trị. Chính trị quy định
bản chất, chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ cơ bản giữa quân đội với Đảng, Nhà nước, với
nhân dân và dân tộc.


Quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp, nhà nước để tiến hành chiến tranh. Xét trên hai
mối quan hệ cơ bản: Quan hệ giữa quân đội với giai cấp thống trị, chính quyền, nhà nước và
quan hệ giữa quân đội với chiến tranh đều cho thấy quân đội bao giờ cũng gắn liền với chính trị,
là công cụ của chính trị. Quân đội là một bộ phận của nhà nước, tham gia vào chính trị nhà nước,
không đứng ngoài chính trị. Tất cả những vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp, lợi ích, nhà nước,
chính quyền, quyền thống trị đều là chính trị gắn bó chặt chẽ với quân đội. V.I.Lênin nghiên cứu
về bản chất chính trị của quân đội, Người chỉ rõ: “Hiện nay, cũng như trước kia và sau này, quân
đội sẽ không bao giờ có thể trung lập được”; “Quân đội không thể và không nên trung lập.
Không lôi kéo quân đội vào chính trị – đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân, giả nghĩa của giai
cấp tư sản”.
Từ những vấn đề trên, chúng ta thấy rõ tính chất phi lý, phản khoa học của cái gọi là “quân
đội là chỉ của dân tộc”, “chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân”. Lịch
sử nhân loại cũng chứng tỏ rằng con đường phát triển của các quốc gia, dân tộc, sự nghiệp cách
mạng của các dân tộc bao giờ cũng do một lực lượng chính trị đại biểu cho lợi ích quốc gia, dân
tộc dẫn dắt và lãnh đạo. Lực lượng chính trị lãnh đạo dân tộc ấy cũng đồng thời là lực lượng tổ
chức và lãnh đạo “quân đội của dân tộc”. Quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp,
nhà nước nhất định, của chính lực lượng chính trị đang đại biểu cho lợi ích quốc gia, dân tộc,
đang lãnh đạo và dẫn dắt dân tộc trên con đường phát triển.
Để làm cho quân đội kiểu mới thực sự trung thành và phục vụ lợi ích của giai cấp vô sản,
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin hết sức chăm lo xây dựng quân đội về chính trị, nhất là chăm
lo củng cố và tăng cường bản chất giai cấp công nhân cho quân đội. Xây dựng quân đội về chính
trị trên cả ba phương diện chính trị, tư tưởng, tổ chức, chăm lo xây dựng các mối quan hệ giữa
quân đội với Đảng, với Nhà nước, nhân dân và quan hệ trong nội bộ quân đội.

Trong mối quan hệ giữa Đảng với quân đội, Đảng Cộng sản là người lập ra quân đội, lãnh
đạo quân đội; do vậy phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, V.I.Lênin chỉ ra
phải “thành lập các chi bộ cộng sản trong mỗi một đơn vị quân đội”. Quân đội nhân dân Việt
Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn
luyện. Đảng ta thực hiện sự lãnh đạo đối với quân đội bằng một cơ chế đặc thù, bảo đảm cho
Đảng thường xuyên giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Thực tiễn lịch sử xây
dựng chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta đã khẳng định: sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố


quyết định sự trưởng thành và chiến thắng vẻ vang của quân đội trong suốt gần 70 năm qua. Mối
quan hệ giữa Đảng với quân đội đã trở thành bản chất, truyền thống quý báu của quân đội. Do
đó, không thể chấp nhận một sự phi lý tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Đây thực
chất là âm mưu “phi đảng hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội, vừa nhằm làm cho quân đội mất
phương hướng chính trị, mất đi yếu tố cơ bản nhất của sức mạnh chính trị – tinh thần, dẫn đến
suy yếu, mất sức chiến đấu. Mặt khác, âm mưu tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng nhằm
cô lập Đảng, làm cho Đảng mất đi lực lượng chính trị trung thành, tin cậy nhất, mất đi sức mạnh
vật chất to lớn để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Trong mối quan hệ giữa quân đội với Nhà nước, quân đội ta là công cụ bạo lực của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, do Nhà nước quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chúng ta đang xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quân
đội là công cụ bạo lực của Nhà nước thực chất cũng chính là công cụ bạo lực của nhân dân; quân
đội bảo vệ Nhà nước xét đến cùng cũng chính là bảo vệ nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội, tất yếu Đảng phải lãnh đạo quân đội. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh rất
quan tâm xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ giữa quân đội với nhân dân, coi đây là
một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng để làm cho quân đội kiểu mới khác về chất với
các kiểu quân đội của giai cấp, nhà nước bóc lột trước đây. Việc tăng cường xây dựng các mối
quan hệ trong nội bộ quân đội, nhất là mối quan hệ giữa cán bộ và chiến sĩ trên tinh thần đoàn
kết, dân chủ, kỷ luật, thống nhất về nghĩa vụ và quyền lợi; tăng cường củng cố, phát triển mối
quan hệ hữu nghị giữa quân đội các nước xã hội chủ nghĩa trên tinh thần quốc tế vô sản là những
vấn đề thuộc về bản chất quân đội cách mạng của giai cấp công nhân.

Ba là, xuất phát từ thực tiễn lịch sử xây dựng, chiến đấu trưởng thành và chiến thắng vẻ
vang của Quân đội nhân dân Việt Nam gần 70 năm qua.
Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức và lãnh đạo quân đội; quân đội phục tùng sự
lãnh đạo của Đảng là hai mệnh đề song hành ngay từ khi mới thành lập quân đội cho đến nay, đã
tồn tại suốt gần bảy thập kỷ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta. Đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới ra đời đã là đội quân mang bản chất của giai cấp
công nhân Việt Nam, gánh vác sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, của nhân dân và của dân
tộc Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Báo cáo tại Hội nghị lần
thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá II, tháng 4 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh


chỉ rõ: Quân đội ta là quân đội “quyết chiến quyết thắng”, có “lập trường chính trị vững chắc, lập
trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho thấy rõ bản chất giai cấp của quân đội ta là bản chất giai cấp công nhân và quân
đội ấy là quân đội của nhân dân, do Đảng Cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh
đạo.
Mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực chất là nhằm đem lại độc lập, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân. Như vậy, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, mục
tiêu, nhiệm vụ của cách mạng, của dân tộc cũng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta.
Quân đội ta chiến đấu là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp
công nhân, của dân tộc và nhân dân Việt Nam, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của
cách mạng, của dân tộc trong từng giai đoạn. Đó là sự biểu hiện sâu sắc bản chất giai cấp công
nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội ta, một tổ chức quân sự kiểu mới của giai cấp
công nhân và nhân dân Việt Nam. Nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, quân đội ta đã xây dựng được
sức mạnh chiến đấu vô địch để chiến thắng kẻ thù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quân đội ta có sức
mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo
dục”.
Vận dụng sáng tạo những nguyên lý xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác –

Lênin, kế thừa những kinh nghiệm quý báu về xây dựng quân đội trong quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn đặt lên hàng đầu vấn vấn đề xây
dựng quân đội về chính trị, xây dựng và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân
và tính dân tộc của quân đội, làm cho quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành và tin
cậy của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Xây dựng quân đội về chính trị, đó là gốc, là cơ
sở để xây dựng quân đội ta vững mạnh về mọi mặt, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Nhờ vậy, quân đội ta luôn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành,
tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước
và nhân dân giao phó, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta
trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ
nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng
đáng thắng”. Lịch sử xây dựng, chiến đấu trưởng thành và chiến thắng vẻ vang của quân đội ta là


×