Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BIỆN PHÁP sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP nêu vấn đề TRONG dạy học môn GDCD PHẦN CÔNG dân với đạo đức tại TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.33 KB, 24 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU
VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC
MÔN GDCD PHẦN "CÔNG
DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC" TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN GIỒNG
RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG


Xuất phát từ tình hình thực tế của Trung tâm GDTX
Giồng Riềng với đối tượng học sinh, với đội ngũ GV dạy
GDCD. Bản thân xin nêu ra một số biện pháp nhằm vận dụng
và phát huy hiệu quả phương pháp nêu vấn đề trong dạy học
môn GCDCD phần "Công dân với đạo đức" với những biện
pháp sau:
- Kết hợp phương pháp nêu vấn đề (qua xử lý tình
huống) với tiểu phẩm
Theo bố trí và phân phối chương trình, trong dạy học
phần "Công dân với đức" đối với PPNVĐ thì đây là phương
pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy học môn GDCD.
Từ thực tế dạy học cho thấy GV cho HS dựng tiểu phẩm,
phần kịch bản HS tự viết sau đó GV đọc lại chỉnh sửa cho
hoàn chỉnh hơn. HS cũng tự phân vai cho các bạn diễn và sau
đó với tình huống của tiểu phẩm thì các bạn trong lớp cùng
nhau giải quyết và sau cùng GV sẽ nhận xét, chốt lại vấn đề.
Đây là một phương pháp pháp huy được tích tích cực
chủ động sáng tạo của HS. Từ thực tế dạy học bộ môn tại
Trung tâm GDTX Giồng Riềng cho thấy muốn xử lý tình



huống kết hợp với tiểu phẩm cần phải thực hiện các bước sau
đây:
- Mô tả tình huống, tình huống phải là một sự việc xảy ra
trong quá trình dạy học và giáo dục.
- Xác định mục tiêu xử lý tình huống, nghĩa là học sinh
phải xác định được mục đích cuối cùng mà khi xử lý xong
tình huống này phải đạt được.
- Phân tích nguyên nhân phải chỉ ra được nguyên nhân
dẫn đến tình huống.
Xây dựng và lựa chọn phương án xử lý tình huống. HS
bàn bạc để tìm ra phương án tối ưu nhất để giải quyết tình
huống.
- Tiến hành giải quyết tình huống. Đây là khâu quan
trọng đòi hỏi HS phải nhập vai diễn tiểu phẩm và đưa ra
phương án để giải quyết tình huống.
- Kết luận, học sinh phải đưa ra những ý kiến kết luận
của mình sau khi xử lý tình huống.


- Và cuối cùng giáo viên đưa ra nhận xét và đánh giá.
Theo Phan Trọng Ngọ “phương pháp này tốn rất nhiều
thời gian và công sức của cả GV và HS, để có thể vận dụng
tốt phương pháp này người GV nên phải thay đổi cách đánh
giá cho điểm đối với HS. Sau mỗi giờ học GV có thể cho chủ
đề để HS về nhà soạn kịch bản và sau đó gửi lại cho GV chỉnh
sửa cho hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình dựng tiểu phẩm HS
nên phân vai cụ thể và nên có sự chuẩn bị trước để tránh tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, còn về phía GV khi HS
diễn tiểu phẩm GV nên đánh giá cho điểm để từ đó tạo cho
HS một động lực trong quá trình học tập và rèn luyện. Đây là

phương pháp tuy không mới nhưng trên thực tế dạy học chưa
thấy GV vận dụng và trong quá trình DH" [20,tr75]. .
Ví dụ khi dạy Bài 11: "Một số phạm trù cơ bản của đạo
đức học" GV có thể tổ chức cho HS giải quyết tình huống sau:
Tình huống: Trong giờ kiểm tra môn GDCD, phần trắc
nghiệm Minh đã làm xong và biết chắc là mình đã đúng rồi.
Nhưng còn phần tự luận Minh có nhờ nhưng không rõ lắm.
Bạn bên cạnh Minh đã làm xong rồi, bạn ấy học giỏi lắm,
Minh có thể liếc qua bài của bạn là có thể giải quyết được.


Và còn cách khác nữa: Cô giáo đang ngồi trên bục giảng,
không hề chú ý về hướng Minh nên Minh có thể làm thao tác
thật nhanh vì quyển sách giáo khoa đang nằm ngay trong
ngăn bàn. Nói chung các phương án đều có thể được thực
hiện nhanh gọn và an toàn, để rồi Minh sẽ được điểm cao.
Minh đã nghĩ đến các phương án này rồi. Thế nhưng… Minh
không làm như thế. Nộp bài rồi máy bạn trong lớp bảo Minh
sao dạy thế, lật sách xem một chút có ảnh hưởng gì đến đạo
đức đâu! Nhưng Minh thì không nghĩ thế. Minh cảm thấy thật
thanh thản trong lòng.
Qua xử lý tình huống trên GV sẽ giáo dục được HS lòng
trung thực và tính tự học, không gian lận trong kiểm tra và thi
cử. Từ đó, giúp HS khắc sâu được kiến thức của bài học và có
thể vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tiễn của
cuộc sống. Như vậy, vận dụng phương pháp này được coi là
cách học tích cực, đúng với nguyên lý của giáo dục: “ học tập
đi đôi với thực hành”.
- Ứng dụng mạnh mẽ phương tiện dạy học hiện đại
trong dạy học nêu vấn dề nhằm nâng cao chất lượng dạy



học phần “Công dân với đạo đức” ở Trung tâm GDTX
Giồng Riềng, tình Kiên Giang
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, khoa học kỹ thuật đã
và đang tiến bộ nhanh khoa học và công nghệ là công cụ đắc
lực trong đó nó hỗ trợ để đổi mới PPDH nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Từ những phương tiện này, GV có thể khai thác, sử
dụng, cập nhật và trao đổi thông tin kịp thời cập nhật những
vấn đề mới để đưa vào thực tiễn bài học. Việc khai thác mạng
Internet giúp GV tránh được tình trạng dạy chay một cách
thiết thực đồng thời giúp GV có thể cập nhật thông tin nhanh
chóng và hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt
cần thiết đối với GV giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và
cho phần dạy học phần "Công dân với đạo đức" nói riêng, bởi
GDCD là một môn học rất nhạy bén đối với những vấn đề xã
hội, việc cung cấp thông tin, liên hệ thực tế là một trong
những yêu cầu quan trọng xuất phát từ đặc trưng của bộ môn.
Ứng dụng các phương tiện hiện đại trong việc dạy học
phần “Công dân với đạo đức” được thể hiện ở những nội dung
sau:


Phát huy các ứng dụng trong tìm kiếm thông tin, những
sự kiện, những vấn đề mới mang tính ứng dụng vào thực tiễn
bài giảng. Việc tìm kiếm thông tin được GV vận dụng một
cách triệt để bằng cách tìm kiếm sử dụng các trang Web và
khai thác thông tin từ mạng Internet; các nguồn thông tin tìm
kiếm được rất phong phú nên chúng ta có thể lưu trữ để có

nguồn tư liệu phong phú để phục vụ cho việc giảng dạy, đem
lại sự hứng thú trong học tập của HS.
“Với việc ứng dụng công nghệ thông tin và kết hợp bằng
phương pháp trình chiếu phần mềm PowerPoint để thiết kế
bài giảng điện tử, là yếu cơ bản để thu hút sự chú ý của học
sinh vào bài học. Vì vậy, GV chỉ cần soạn thảo giáo án điện tử
chỉ cần một số slide, trong đó các slide chỉ chứa một số từ
khóa hoặc một vài hình ảnh minh họa hay một đoạn video để
minh họa cho nội dung của bài học. Để làm được như vậy,
GV phải xây dựng cho mình đề cương bài giảng, đề cương bài
giảng phải ghi rõ tên bài giảng, số tiết, nội dung cụ thể mà GV
cần truyền đạt cho HS trong tiết học, vấn đề trọng tâm, vấn đề
cơ bản, phân bố thời gian cho từng vấn đề. Có như thế, GV
mới đảm bảo được thời gian cũng như kiến thức của bài
giảng. Từ đó, HS học tập sôi nổi và hứng thú với giờ dạy của


GV và hiệu quả học tập của HS không ngừng được nâng lên
đáng kể và đồng thời, trong một thời gian ngắn của một tiết
học, giáo viên có thể hướng dẫn cho HS tiếp cận một lượng
kiến thức lớn, phong phú đa dạng và sinh động” [20,tr107].
Bằng điều kiện và những ưu điểm sẵn có, trong dạy học
môn GDCD 10 phần “Công dân với đạo đức” ở Trung tâm
GDTX Giồng Riềng khi sử dụng PPNVĐ cần đúc kết sao
cho: HS tiếp thu bài nhanh hơn và giờ dạy có hiệu quả cao
hơn. Đồng thời, GV phải thu thập những địa chỉ web hay
trong từng lĩnh vực cụ thể, phải trang bị cho mình các kỹ năng
tìm kiếm thông tin trên mạng, kỹ năng tra cứu, lưu giữ, xử lý
thông tin. Để phát huy năng lực tự học, tự sáng tạo của HS
trước hết người thầy phải là tấm gương sáng về tự học, tự đào

tạo, tự nâng cao trình độ hiểu biết. Mặt khác, GV phải biết
cách thức tổ chức hoạt động học tập cho HS trong môi trường
công nghệ thông tin.
Qua thực tế đã cho thấy việc dạy học bộ môn GDCD
phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống như đặc trưng
vốn có của nó, do vậy GV không chỉ tăng cường tìm kiếm và
sử dụng các tình huống, các câu chuyện, hiện tượng thực tế,


các vấn đề bức xúc của xã hội để phân tích, đối chiếu, minh
họa cho bài giảng mà quan trọng hơn là GV cần phải hướng
dẫn cho HS tự liên hệ, điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá
các sự kiện trong đời sống xã hội... GV và HS sẽ thực hiện tốt
nhiêm vụ này với sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện dạy học,
đặc biệt là mạng Internet. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng
phương tiện dạy học hiện đại để phát huy hiệu quả cho
phương pháp dạy học nêu vấn đề thì điều cần lưu ý là việc
ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học cần kết
hợp một cách hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung câu hỏi,
tình huống đặt ra phải biết kết hợp giữa sử dụng giáo án điện
tử và giáo án truyền thống, kết hợp giữa trình chiếu và ghi
bảng. Sau khi GV sưu tập tài liệu để phục vụ cho công tác
giảng dạy của mình thì GV phải chọn lọc những tư liệu tiêu
biểu nhất để đưa vào nội dung của bài giảng. GV không nên
sử dụng quá nhiều hình ảnh, tư liệu mà chỉ cần sử dụng ở một
mức độ vừa phải để tránh phân tán sự tập trung của HS. Sau
khi đưa hình ảnh minh họa vào bài giảng, thao tác cơ bản mà
GV phải nắm đó là việc thiết lập hiệu ứng để cho mang lại sự
sinh động cho bài giảng. Hiệu ứng GV cũng cần phải sử dụng



ở mức độ vừa phải để không làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu
bài của HS.
Tại đơn vị Trung tâm GDTX Giồng Riềng khi được các
phương tiện dạy học hiện đại đã giúp cho GV tiết kiệm được
nhiều thời gian, trình bày nhiều nội dung hơn qua đó giúp cho
HS hiểu bài một cách sâu sắc.
Ví dụ, khi dạy bài 15: "Công dân với vấn đề cấp thiết
của nhân loại" chúng ta nên tải đoạn video về thực trạng ô
nhiễm môi trường hiện nay hoặc khi dạy bài 14: "Công dân
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" GV nên chiếu cho
HS xem đoạn video về cảnh tượng thực dân Pháp đàn áp
nhân dân Đông Dương để từ đó, giáo dục lòng yêu quê
hương đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho HS.
- Kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để đúc kết vấn đề
nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần “Công dân với
đạo đức” ở Trung tâm GDTX Giồng Riềng, tỉnh Kiên
Giang
Như chúng ta đã biết, ông cha ta từ xưa đến nay vẫn
thường khuyên con cháu “phải chăm chỉ học hành”. Đây cũng


chính là yêu cầu trong dạy học phải kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn trong dạy học bộ môn GDCD ở Trung tâm GDTX
Giồng Riềng nói chung và phần “Công dân với đạo đức” nói
riêng. Đồng thời, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thực
tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận
suông”. Nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD
lớp 10 bao gồm những tri thức cơ bản về đạo đức, nội dung

của tri thức phần “ Công dân với đạo đức” không khô khan
như triết học. Để tạo gây ra sự hứng thú cho người học đối
với môn GDCD là một điều không dễ dàng gì. Người GV
muốn dạy tốt phần này thì cần phải dạy cho HS phương pháp
học tập học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với
thực tiễn. Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình dạy
học nói chung cũng như trong việc giảng dạy phần “Công dân
với đạo đức” môn GDCD 10 nói riêng.
Nếu người GV chỉ dạy những kiến thức cơ bản đã được
trình bày trong sách giáo khoa thì sẽ gây ra sự nhàm chán
thậm chí HS không chú ý đến bài học vì HS cho rằng thầy chỉ
nói giống như trong sách giáo khoa chứ không có gì mới mẻ
cá chỉ cần đọc sách là đã biết.


“Chúng ta đã biết, ngay từ những thập kỷ 70, Đai–rai đã
cảnh báo cho chúng ta rằng giảng như trong sách giáo khoa
hoặc tách khỏi sách giáo khoa đều không đúng, nhất là không
tính đến điều kiện cụ thể: tính chất của tài liệu học tập, chất
lượng của bài đọc trong sách giáo khoa và lứa tuổi của HS.
Ông đã nêu lên mối quan hệ giữa bài giảng của GV trên lớp
và nội dung sách giáo khoa bằng sơ đồ như sau:

1

2
2

3


Số (1) chỉ phần của tài liệu dạy học không có trong sách
giáo khoa, GV bổ sung phần này vào bài giảng, nhằm nâng
cao tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức của sách giáo
khoa.
Số (2) chỉ phần có trong nội dung vừa có trong bài
giảng, vừa có trong sách giáo khoa.
Số (3) chỉ nội dung của sách giáo khoa nhưng không đưa
vào bài giảng trên lớp, mà hướng dẫn HS tự học ở nhà”.


Để dạy học tốt phần này đòi hỏi người GV phải có kinh
nghiệm sống phong phú, phải lấy ra được những ví dụ mang
tính chất điển hình. Chẳng hạn, khi GV dạy cho HS bài ô
nhiễm môi trường thì GV không chỉ đưa ra định nghĩa thế nào
là ô nhiễm môi trường mà điều quan trọng là GV phải biết
liên hệ chỉ ra cho HS thấy được tại địa phương mình có ô
nhiễm môi trường như thế nào, địa điểm nào là ô nhiễm?
Khi GV dạy bài “Tự hoàn thiện bản thân” phải nêu ra
được những tấm gương tự hoàn thiện bản thân mình nơi cư
trú hoặc những HS nghèo vượt khó trong tại trường mình và
như vậy bài giảng của GV sẽ mang lại hiệu quả cao.
GV có thể mời những nhân vật điển hình vượt khó trong
học tập, vươn lên trong cuộc sống để giao lưu với các em
trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, qua đó tính giáo dục sẽ tác
động sâu sắc đến các em. GV còn tổ chức cho các em đi thăm
trẻ em khuyết tật, mồ côi, đền thờ liệt sĩ. Từ đó, giúp các em
hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người khó khăn, sẽ khơi
lên trong lòng các em sự yêu thương con người, biết ơn cha
mẹ, thầy cô, những người đã hi sinh xương máu để cho chúng
ta có được hòa bình như ngày hôm nay và các em sẽ cố gắng



vươn lên trong học tập. Có như vậy, HS mới thấy được trách
nhiệm của mình trong xã hội. Đồng thời, qua đó, GV giáo dục
HS tiến bộ hơn trong học tập và đạo đức, các em ngoan hơn,
biết lễ phép, biết làm điều tốt tránh điều xấu, biết sửa sai khi
phạm lỗi. Bên cạnh đó, GV cũng phải thường xuyên truy cập
mạng Internet, sưu tầm hình ảnh trên các trang báo, chụp
những tấm ảnh về những cuộc sống đời thường và tùy đặc
điểm của từng bài mà GV sẽ minh họa bằng những hình ảnh
phù hợp như bài “Tự hoàn thiện bản thân”, GV sẽ đưa cho
HS xem những tấm hình về những người có ý chí và nghị lực
vươn lên trong cuộc sống từ đó GV giảng cho HS hiểu được
tự hoàn thiện bản thân là có ý chí và nghị lực để vươn lên
trong cuộc sống để qua đó, GV giáo dục HS sẽ có ý chí cố
gắng để vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức. Hoặc
bài “ Công dân với cộng đồng trong phần nhân nghĩa GV cho
HS xem đoạn Video về tình cảnh lũ lụt của đồng bào ở các
tỉnh miềm Trung. Từ đó, khuyến khích HS quyên góp tiền
giúp đỡ đồng bào lũ lụt, từ đó gieo vào lòng các em sự nhân
ái, tình yêu thương đồng bào. GV có thể nêu ví dụ cụ thể từ
hình ảnh các em bé đập heo lấy tiền ủng hộ bão lụt được nêu
thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.


Từ đó, khẳng định khi dạy và học môn GDCD 10 phần
“Công dân với đạo đức” thì sự kết hợp giữa lý luận và thực
tiễn có vai trò quan trọng nó sẽ khắc sâu được kiến thức cho
HS và giúp HS có thể vận dụng tốt những kiến thức đã học
vào thực tiễn của cuộc sống. Để thực hiện tốt phương pháp

kết hợp giữa lý luận và thực tiễn cần thực hiện tốt các giải
pháp cơ bản sau đây:
- Kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực
khác:
Là một môn khoa học về xã hội môn GDCD có rất nhiều
phương pháp giúp các em có thể nhận thấy rõ ràng những
biểu hiện đạo đức trong cuộc sống. Khi sử dụng PPNVĐ, đối
với từng nội dung trong bài giảng nếu GV khéo léo vận dụng
và kết hợp với các PPDH tích cực khác sẽ mang lại rất hiệu
quả, vừa giúp các em hứng thú trong học tập, vừa giúp các em
nhận rõ biểu hiện nhanh chóng nhất mà không cần nói những
lý thuyết trừu tượng, HS khó hình dung. Trong dạy học phần
"Công dân với đạo đức" có thể kết hợp với một số phương
pháp
- Phương pháp động não:


Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một
thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về
một vấn đề nào đó. Đây là một phương pháp có ích để nêu ra
một danh sách các thông tin.
Ví dụ như khi dạy bài 15: "Những vấn đề cấp thiết của
nhân loại" với nội dung ô nhiễm môi trường, GV có thể đặt
các câu hỏi để học sinh để nêu ra các yếu tố nào làm ảnh
hưởng đến môi trường? Vì sao chưa khắc phục được? Biện
pháp khắc phục hoặc làm hạn chế sẽ là gì? Qua các câu hỏi,
các em phải suy nghĩ tìm ra những nội dung-những yếu
tố,...và GV hướng dẫn HS đúc ke671t được vấn đề ô nhiễm
môi trường.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là một
phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự lực nghiên cứu
một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình
huống đặt ra. Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó
chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột. Người ta phải đưa ra
một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác nhau.
Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện


có cốt truyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức
hợp được viết ra để minh chứng một vấn đề hay một số vấn
đề của thực tế cuộc sống. Tình huống trong dạy học là những
tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được
cấu trúc háo nhằm mục đích dạy học.
- Phương pháp đóng vai:
Đóng vai là một phương pháp tổ chức cho học sinh thực
hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả
định.
Đây là phương pháp giúp học sinh rèn luyện thực hành
những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an
toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, gây hứng thú và chú
ý trong học tập cho học sinh, khuyến khích sự thay đổi thái
độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và
chính trị - xã hội, sau đó các em sẽ phát hiện ra ngay những
biểu hiện về đạo đức hoặc pháp luật liên quan đến bài học có
thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm
của các vai diễn.


Trong môn GDCD, tôi thấy bài nào cũng có thể vận

dụng phương pháp này được. Giáo viên không cần đưa ra tình
huống yêu cầu các em đóng vai theo tình huống có sẵn mà
giáo viên chỉ cần đưa ra đề tài để các em tự soạn tình huống
và đóng vai theo tình huống các em soạn. Tôi chắc chắn rằng
các em sẽ rất hào hứng, và sẽ có tinh thần đoàn kết trong
nhóm để hợp tác cùng làm việc.
Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau : Học sinh
được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ
thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong
thực tiễn; gây hứng thú và chú ý cho học sinh; tạo điều kiện
làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh; khích lệ sự thay đổi
thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức
và chính trị – xã hội; có thể thấy ngay tác động và hiệu quả
của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.
Ví dụ: Tổ chức cho học sinh đóng vai theo các tình
huống:
Từ chối khi bạn bạn bè rủ rê uống rượu, sử dụng ma túy

-




Cảm thông với người bị nhiễm HIV/AIDS ...

-

- Phương pháp dự án:
Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp
trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp,

gắn với thực tiễn, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tự lực
lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm
việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm
hoạt động có thể giới thiệu được.
Ví dụ: Có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án
sau:
+ Dự án “Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân
tộc” – Bài 14.
+ Dự án “Đền ơn đáp nghĩa các giai đình thương binh,
liệt sĩ ở địa phương” – Bài 14.
+ Dự án “Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS ở cộng
đống” – Bài 15.
+ Dự án “Làm xanh, sạch đẹp quê hương” – Bài 15.


- Phương pháp hoạt động nhóm:
Với phương pháp này, lớp học được chia thành các
nhóm nhỏ. Căn cứ vào mục đích yêu cầu của nội dung học
tập, các nhóm được phân chia một cách chủ định hoặc phân
chia ngẫu nhiên, các nhóm được duy trì ổn định hay thay đổi
trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ
hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng
nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một
phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc
tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng
động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu
vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết
quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập
chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm
trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân

công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao
cho nhóm là khá phức tạp.
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong
nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng
nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều


đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của
mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.
Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải
là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Ngoài ra, các em cũng
có thể thảo luận nhóm để phát hiện những biểu hiện liên quan
đến đạo đức và pháp luật xung quanh chủ đề bài dạy đó, hoặc
một vấn đề liên quan đến những vấn đề về địa phương...
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình
tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi
là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp này
bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian
hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp
lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có
kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực
của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của
phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành
viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình
thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm
là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động
nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi
mới.



Ví dụ 1: Khi dạy bài 10 – Quan niệm về đạo đức, sau khi
hướng dẫn học sinh tìm hiểu về quan niệm đạo đức, giáo viên
có thể tổ chức cho học sinh thảo luận nhằm phân biệt đạo đức
với pháp luật và phong tục, tập quán theo câu hỏi: Giữa đạo
đức và pháp luật, giữa đạo đức và phong tục, tập quán có sự
giống và khác nhau như thế nào? Nêu ví dụ?
Ví dụ 2: Khi dạy bài – Công dân với tình yêu hôn nhân
và gia đình, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận
câu hỏi sau: Theo em, có nên yêu khi đang ở tuổi học trò
không? Vì sao?
- Phương pháp trò chơi:
Đây là phương pháp giúp các em nhanh nhẹn, hoạt bát
và hứng thú nhất, bởi lứa tuổi các em là lứa tuổi thích hoạt
động chứ không chịu ngồi yên. Nếu giáo viên biết tận dụng
đặc điểm tâm lý này của các em kết hợp với cách đưa ra trò
chơi phù hợp thì hiệu quả bài học sẽ đạt kết quả cao.
Ở tất cả hệ thống dạy giảng dạy, giáo dục làm người trong
bậc học THPT thì môn GDCD là một trong những bộ môn có vai
trò quan trọng nhất, môn học nhằm cung cấp kiến thức và tạo


điều kiện rèn luyện, hình thành nhân cách cho học sinh, tạo ra
được những người công dân trong thời kỳ mới để phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy muốn môn học
GDCD phát huy được vai trò thì cần phải căn cứ và từng điều
kiện cụ thể của từng đơn vị nhà trường nói riêng và của từng địa
phương nói riêng để có những biện pháp sao cho hợp lý.
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề phải căn cứ vào những
đặc điểm: Môn học, đối tượng-trình độ tiếp cận tri thức, tình
hình chung của một đơn vị-của một tập thể hội đồng sư phạm

để đưa những biện pháp vào trong quá trình dạy học sao cho
có tính thiết thực nhất, hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu
của bài giảng, mục tiêu của giáo dục đối với học sinh trong
dạy học môn GDCD nói chung phần "Công dân với đạo đức"
nói riêng.
Việc kết hợp giữa lý luận với thực tiễn là biện pháp có
vai trò quan trọng nhất vì thông qua đó học sinh áp dụng được
phần lý thuyết để đưa vào thực tiễn trong đời sống và những
biện pháp khác đã nêu có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy sự nhận thức
của học sinh nó bổ trợ cho nhau để góp phần đào tạo, giáo dục


một công dân có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần nhiệt
huyết tham gia tích cực vào các vấn đề của xã hội.
Đơn vị Trung tâm GDTX Giồng Riềng với đặc điểm học
sinh đa số chưa có thái độ, động cơ học tập nghiêm túc còn thiếu
thốn về cơ sở vật chất bản thân tác giả đã đưa ra một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học phần “Công dân
với đạo đức” tại đơn vị và các giải pháp này đã được kiểm
chứng và khẳng định hiệu quả thông qua quá trình thực nghiệm
sư phạm mà tác giả đã tiến hành tại Trung tâm GDTX Giồng
Riềng. Vì vậy có thể vận dụng các biện pháp này vào việc giảng
dạy môn GDCD nói chung và phần "Công dân với đạo đức" nói
riêng ở đơn vị và có thể áp dụng tại các đơn vị khác.



×