Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn GDCD PHẦN CÔNG dân với đạo đức ở TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUYÊN, HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.64 KB, 26 trang )

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
THẢO LUẬN NHÓM TRONG
DẠY HỌC MÔN GDCD PHẦN
CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở
TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THƯỜNG XUYÊN, HUYỆN AN
BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG


- Nguyên tắc của việc sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học môn gdcd phần “công dân với
đạo đức” ở trung tâm giáo dục thường xuyên, huyện an
biên, tỉnh kiên giang
Quá trình dạy học môn Giáo dục công dân phần “Công
dân với đạo đức” ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên sử
dụng phương pháp thảo luận nhóm cần tuân thủ các nguyên
tăc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học
Nguyên tăc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải
trang bị cho người học những kiến thức trọng tâm, cốt lõi của
bài học, môn học. “Dạy học không chỉ làm phát triển lý trí
của con người và cung cấp cho người học một khối lượng
kiến thức nào đó mà phải làm cháy lên ở họ lòng khát khao
học tập một cách nghiêm túc”[7].
Ảnh hưởng giáo dục của khoa học là người đồng hành
không tránh khỏi của dạy học. Song từ đó sẽ không đúng khi
cho rằng dạy học bao giờ cũng có tác động như nhau đến học
sinh và sự nỗ lực một cách tự giác, nghệ thuật của nhà giáo



dục không có ý nghĩa quan trọng. Trái lại, tính chất giáo dục
của dạy học, phương hướng tư tưởng và sức mạnh ảnh hưởng
của nó tới học sinh là do nội dung, phương pháp dạy học, sự
tổ chức tiết học và do tác động của chính nhân cách người
giáo viên quyết định.
Chính vì vậy, để thực hiện nguyên tăc này cần phải:
- Trang bị cho người học những kiến khoa học chân
chính, hiện đại.
- Cung cấp cho họ những hiểu biết sâu săc về nội dung
bài học và những liên hệ thực tế liên quan đến bài học. Từ đó
uốn năng cho học sinh tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ công
dân trước sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
trong học tập.
- Trao dồi cho học sinh ý thức và khả năng phân tích,
biết phê phán một cách đúng mức những thông tin đăng tải
trên các phương tiện thông tin đại chúng, những suy nghỉ,
quan niệm khác nhau về một vấn đề.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn


Nguyên tăc này đòi hỏi trong quá trình dạy học năm
vững tri thức, năm vững cơ sở khoa học, kỹ thuật, văn hoá khi
kết hợp hai điều kiện:
+ Tri thức là những điểm có hệ thống, quan trọng và
then chốt hơn cả.
+ Tri thức đó phải được vận dụng trong thực tiễn để cải
tạo hiện thực, cải tạo bản thân.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh lý luận được hiểu là “Đem
thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu
tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết

luận, rồi lại đem nó chứng minh với thực tế đó là lý luận chân
chính1”[3], thực tế là các vấn đề cần mình phải giải quyết, là
mâu thuẫn của sự vật.
- Bản thân nội dung “Lý luận liên hệ với thực tiễn” đã
phản ánh nội dung “học đi đôi với hành”. Theo Hồ Chí Minh
thì lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo
lý luận. Lý luận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái
1 Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 9/2/2018 của Ban Bí thư. Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu
quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình
hình mới.


đích để băn”[9]. Có tên mà không băn hoặc băn lung tung
cũng như không có tên. Vì vậy, chúng ta phải găng học, đồng
thời phải hành
Qua đó có thể nhận thấy nội dung khái niệm học luôn
luôn đi đôi với hành, đan kết chặt chẽ với nhau. Khi chúng ta
học cần phải thực hành thì mới đạt được hiệu quả tốt và
ngược lại. Học làm người.
Để thực hiện nguyên tăc này cần phải:
- Vào nội dung bài người Gv cần phải cho người học
hiểu rõ được kiến thức cơ bản của lý thuyết, thấy rõ nguồn
gốc của những tri thức đó và vai trò của tri thức khoa học đối
với thực tiễn hiện nay.
- “Cách thức và phương pháp dạy học cần chú ý đến
kiến thức cũng như thực tế cuộc sống của người hoc để lấy
dẫn chứng minh họa, đặt ra tình huống thích hợp và giải quyết
tình huống một cách triệt để. Khi vận dụng cần vận dụng có
đổi mới những PP như đưa ra các thí nghiệm, thực nghiệm,
nghiên cứu các tài liệu thực tiễn”[8]…giúp cho học sinh năm

băt nhanh và năm chăc những lý thuyết biết vận dụng những


tri thức lý thuyết đó vào giải quyết những tình huống gặp
phải.
- Hình thức tổ chức dạy học Gv có thể kết hợp các hình
thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt là hình thức lên lớp,
hình thức thực hành, thực tập ở phòng thí nghiệm
- Nguyên tắc đảm bảo phát huy năng lực hợp tác của
học sinh
Nguyên tăc này đòi hỏi phải hình thành cho người học
có nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để có thể chuyển dần
quá trình dạy học một chiều sang quá trao đổi, thảo luận,
tranh luận để đạt mục tiêu bài học . Nghĩa là người học có thể
tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách khai thác bằng hành
động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn,
tự tổ chức hoạt động của mình, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự
điều chỉnh hoạt động học của mình.
Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ phát triển hiện nay
đã dẫn tới sự bung nổ thông tin và làm cho Tri thức ở từng
người trở nên lạc hậu nhanh chóng. Để thích ứng với cuộc sống,
mỗi người phải tự học liên tục, học suốt đời.


Để thực hiện nguyên tăc này cần:
- Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà
thúc đẩy học sinh thực hiện có hệ thống công tác độc lập
nhằm lĩnh hội những tri thức về khoa học, kỹ thuật, nghệ
thuật mà họ yêu thích.
- Trong quá trình dạy học cần chú ý hình thành cho học

sinh những kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tự tổ chức, kỹ năng
tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học của chính mình.
Thông qua công tác độc lập làm cho học sinh cảm thấy rằng
việc tự học không chỉ là công việc của bản thân từng người
mà là sự quan tâm chung của cả tập thể lớp, của giáo viên và
của tập thể sư phạm.
- Trong các lần trò chuyện với học sinh cần làm cho họ
hiểu rõ ý nghĩa của sự tự học trong thời đại ngày nay, tìm hiểu
những khó khăn mà họ gặp phải trong việc tự học và chỉ ra cho
họ những biện pháp khăc phục khó khăn đó.
- Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường.
- Cần tăng cường tỷ trọng tự học về khối lượng tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh để khi tốt nghiệp Trung học phổ


thông, tất cả học sinh phải được hình thành nhu cầu, ý chí đối
với tự học và những kỹ năng cơ bản, cần thiết, cho sự tự học.
- Nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ đạo của người dạy
và chủ động của người học
Nguyên tăc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải phát
huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo
của người học dưới tác dụng vai trò chủ đạo của giáo viên, tạo
nên sự cộng hưởng của hoạt động dạy và hoạt động học..
- “Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể
đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các
chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề học tập, nhận
thức”[5]. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện,
vừa là điều kiện để đạt được mục đích và vừa là kết quả của
hoạt động.Tính tích cực nhận thức cũng là phẩm chất hoạt động
của cá nhân.

Tuỳ theo sự huy động những chức năng tâm lý nào và
mức độ sự huy động đó mà có thể diễn ra tính tích cực tái
hiện.


Qua đó có thể nhận thấy tính độc lập nhận thức là sự
thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa ý thức, tri thức và
phương pháp hoạt động độc lập.
Tính tự giác, tính tích cực, tính độc lập nhận thức có mối
liên hệ mật thiết với nhau. Tính tự giác nhận thức là cơ sở của
tính tích cực và tính độc lập nhận thức. Tính tích cực nhận
thức là điều kiện, là kết quả, là định hướng và là biểu hiện của
sự nảy sinh và phát triển của tính độc lập nhận thức. Tính độc
lập nhận thức là sự thể hiện tính tự giác, tính tích cực ở mức
độ cao.
Kết hợp tính tích cực của giáo viên và học sinh một cách
hài hoà trong hoạt động phối hợp với nhau sẽ cho phép đạt
được những kết quả dạy học và giáo dục trong một thời gian
ngăn nhất
Trong giai đoạn đổi mới ở nước ta và đổi mới nền
nghiệp giáo dục hiện nay, trong điều kiện lấy nhân tố con
người là động lực cho sự phát triển của xã hội thì tính tự giác,
tính tích cực, tính độc lập sáng tạo có ý nghĩa vô cùng quan
trọng.


Để thực hiện tốt nguyên tăc này, trong quá trình dạy học
cần:
- Quan tâm đúng mức việc giáo dục ý thức đầy đủ và sâu
săc cho học sinh với mục đích, nhiệm vụ học tập nói chung và

từng môn học nói riêng để học sinh xác định đúng động cơ và
thái độ học tập.
- Động viên, khuyết khích và tạo điều kiện để học sinh
mạnh dạn nêu lên ý kiến, ý tưởng và những thăc măc của
mình, đề cao tinh thần hoài nghi khoa học, óc phê phán, tác
phong độc lập suy nghĩ, học đối phó, trong học tập.
- Cần tăng cường sử dụng phối hợp các hình thức tổ
chức dạy học.
- Phải kết hợp tính tự giác, tính tích cực học tập với việc
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh,
cần tổ chức kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá việc
lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học.
- Hình thành cho người học những thao tác tư duy,
những hành động thực hành, những biện pháp hoạt động sáng


tạo và tạo điều kiện cho họ thể hiện khả năng hoạt động sáng
tạo.
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
Là khối lượng kiến thức cung cấp cần phải phù hợp với
đối tượng và khả năng tiếp thu của người học. Đó là tính liên
tục và tính kế thừa của quá trình giảng dạy. “Nguyên tăc này
băt nguồn từ nguyên tăt đảm bảo tính vừa sức trong dạy học
đòi hỏi giáo viên không ngừng nâng cao mức độ khó khan
trong học tập thông qua việc tuyển chọn các nội dung, sử
dụng các hình thức tổ chức dạy học, dạy học vừa sức là quá
trình dạy học luôn phải xây dựng những khó khăn gây nên
căng thẳng về trí lực”[5], thể lực một cách cần thiết và dưới
sự hướng dẫn của người giáo viên, học sinh cố găng thì có thể
giải quyết được.

Trong chương trình Giáo dục công dân giáo viên nên tạo
nên các tình huống dạy học dẫn đăt học sinh phát hiện vấn đề,
hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết vấn đề. Vấn đề
thường là các câu hỏi chưa được giải đáp, hoặc chưa có một
phương pháp cụ thể để giải đáp. Vấn đề có thể do giáo viên đề


xuất hoặc do học viên đề xuất. Thực tế dạy học cho thấy, tính
vấn đề của dạy học băt nguồn từ các yếu tố sau:
- Từ nội dung môn học
- Từ quan hệ sư phạm trên lớp
- Từ tính chất hiệu lực của phương tiện kỹ thuật
- Từ thái độ hay phản ứng bất ngờ của học sinh
Dựa vào tính vấn đề của dạy học, giáo viên có cơ sở
khách quan để tạo ra và kích thích tính chủ động, tích cực
trong học tập của học viên thông qua các tình huống dạy học
được xây dựng trên mục tiêu và nội dung môn học. Do sự đa
dạng phong phú của tính vấn đề trong dạy học cho phép giáo
viên tạo ra các tình huống dạy học rất đa dạng và phong phú.
Quá trình học tập thảo luận nhóm, buộc học viên phải chủ
động tìm kiếm thông tin, các kinh nghiệm, các cách làm để
tìm được lời giải cho các tình huống dạy học do giảng viên
đặt ra. Các tình huống dạy học đuôc học sinh tiếp nhận và xử
lý theo quy luật tâm lý. Vì vậy, nó khuyến khích tính đa dạng
và chủ động của tư duy học sinh trong quá trình giải quyết
vấn đề thảo luận nhóm. Vận dụng phương pháp này chăc chăn


giáo viên và học sinh sẽ thoải mái cùng chia sẽ tranh luận sôi
nổi góp phần nâng cao khả năng tiếp thu hứng thú với giờ

học.
- Quy trình sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
trong dạy học môn giáo dục công dân phần “công dân với
đạo đức” ở trung tâm giáo dục thường xuyên huyện an
biên
- Quy trình chuẩn bị bài giảng sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân
phần “Công dân với đạo đức” ở Trung tâm GDTX huyện
An Biên, tỉnh Kiên Giang
Sau khi lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm,
chúng tôi tiến hành lựa chọn bài học để tiến hành thực
nghiệm. Băt đầu tiến hành thực nghiệm, chúng tôi soạn 02
giáo án cùng một bài học để dạy cho 02 lớp (lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng). Hai giáo án này phải đảm bảo nguyên tăc:
- Không làm thay đổi chương trình, kế hoạch và nội
dung theo quy định của Bộ giáo dục.
- Tuân thủ các bước lên lớp.


Bước 1: Xác định rõ mục tiêu, yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng và thái độ.
Bước 2: Xác định trọng tâm kiến thức cơ bản của bài.
Bước 3: Xác định phương pháp, phương tiện dạy học
cũng như phân chia thời gian hợp lý giữa các mục trong bài.
Bước 4: Xây dựng tiến trình bài học.
Tiến trình bài học bao gồm:
+ Ổn định tổ chức
+ Kiểm tra bài cũ
+ Giới thiệu bài mới
+ Dạy bài mới

+ Củng cố và hệ thống lại
* Giáo án dạy ở lớp đối chứng: Giáo án được chuẩn bị
đầy đủ các bước của một giáo án thông thường.
- Mục tiêu: Bài học phải đảm bảo những kiến thức cơ
bản.


- Hình thức tổ chức dạy học: lên lớp theo các bước (5
bước) quy định.
- Phương pháp dạy học: Phương pháp chủ đạo là các
phương pháp dạy học truyền thống, như phương pháp thuyết
trình, cần có câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức đã được học.
- Phương tiện dạy học: Bảng, phấn, giáo trình, giáo án,
thiết bị trình chiếu
- Nội dung dạy học: Giáo trình.
- Tổng kết, khái quát: Sau tiết học Giáo viên tổng kết, khái
quát nội dung .
- Bài tập về nhà: Nêu một số câu hỏi có trong giáo trình.
- Kiểm tra, đánh giá: Giáo viên là người được quyền
đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Giáo án dạy cho lớp thực nghiệm
- Mục tiêu: Giúp HS chủ động tìm hiểu của nội dung bài
học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Hình thức tổ chức dạy học: Tiến hành chia lớp ra thành
nhiều nhóm để thảo luận.


- Phương pháp dạy học: chúng tôi chủ yếu sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm và có kết hợp với các phương
pháp dạy học khác như PP nêu vấn đề, PP thuyết trình, PP vấn

đáp…
Các bước dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm
được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
GV căn cứ vào số lượng học sinh, trình độ của học sinh
và nội dung học tập mà tiến hành chia nhóm. Sau đó GV giao
nhiệm vụ cho mỗi nhóm, nêu câu hỏi cho HS tìm cách trả lời.
HS nhận nội dung học tập và tìm cách giải quyết.
Bước 2: Thực hiện nội dung
Giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm,
GV tiến hành tổ chức cho HS trong các nhóm thảo luận.
Bước 3: Tổng hợp đánh giá và kết luận nội dung thảo
luận
Sau khi các nhóm đã trình bày nội dung đã thảo luận và
các nhóm khác có đóng góp ý kiến. GV kết luận, khẳng định


lại nội dung trọng tâm cần lưu ý, đánh giá thái độ học tập của
học sinh.
- Biện pháp tổ chức dạy học sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân
phần “Công dân với đạo đức” ở Trung tâm GDTX huyện
An Biên
- Vân dụng các phương pháp dạy học tích cực
*Vận dụng Phương pháp xử lý tình huống
Nghiên cứu tình huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp
điển hình (case study) là một trong những phương pháp dạy
học chủ động, được sử dụng ngày càng phổ biến, nhằm khăc
phục tình trạng thực tế là trong quá trình học tập, người học
không được tự ra các quyết định; đến khi gặp trường hợp

trong thực tiễn sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhăc, không
đề ra được quyết định hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ theo
chức trách đảm nhiệm.
Tình huống được biên soạn cần đảm bảo các yêu cầu
sau:


Thứ nhất, Tình huống phải mang tính thời sự, sát với
thực tế; phải chứa đựng thông tin đầy đủ như thời gian, địa
điểm, những nguyên nhân phát sinh sự kiện, vấn đề.
Thứ hai, Phải tạo ra khả năng để người học đưa ra nhiều
giải pháp, để thu hút sự chú ý, kích thích tư duy và không có
câu trả lời duy nhất đúng cho vấn đề đó.
Thứ ba, Tình huống đưa ra phải có tính phức tạp vừa đủ,
buộc người học phải suy nghĩ, vận dụng khả năng trí tuệ để
giải quyết. Một tình huống có thể rất dài, phức tạp hoặc rất
ngăn gọn và đơn giản. Tuy nhiên, giáo viên có thể tạo ra các
nhân vật, sự kiện, bổ sung thông tin để phục vụ cho mục tiêu
dạy học của mình.
Thứ tư, Nội dung tình huống phải phù hợp với nội dung
bài học và vừa sức của người học.
Quy trình dạy học theo phương pháp tình huống
- Bước 1: Xác định mục tiêu:
- Bước 2: Lựa chọn tình huống:
- Bước 3: Thực hiện dạy học:


Xác định vấn đề cần giải quyết:
Giải quyết vấn đề:
Trình bày vấn đề

Tổng kết, đánh giá
*Vận dụng phương pháp thuyết trình
“Phương pháp thuyết trình là bao gồm thuyết trình, kể
chuyện, diễn giảng và giảng giải. Là phương pháp mang tính
chất thông báo, tái hiện giải thích, minh họa. GV dùng lời để
thông báo kiến thức mới, giảng giải trọng tâm bài học2”.
“Phương pháp thuyết trình bao gồm: ‘thuyết trình kể
chuyện (trần thuật), thuyết trình diễn giảng, thuyết trình giảng
giải, thuyết trình Orictic”[2,15].
Thuyết trình là phương pháp dạy học lâu đời nhất và
hiện nay vẫn là một trong những phương pháp được sử dụng
khá phổ biến.
- Thuyết trình kể chuyện: “là một hình thức mà GV dùng
lời nói, biểu cảm và các thao tác dẫn dăt học sinh tiếp cận nội
dung của tri thức cần truyền thụ. Thời gian trình bày ngăn gọn
2


và nội dung ít hơn so với thuyết trình diễn giảng. Chủ yếu
dùng để giới thiệu tiểu sử các nhà khoa học, hiện tượng,
nguồn gốc phát sinh học sinh cần tiếp thu”[11]
- “Thuyết trình diễn giảng: Tri thức môn học được
truyền thụ một cách logic chặt chẽ, thực hiện trong thời gian
dài qua lời giảng của GV.
- Thuyết trình Orictic: phải có bài toán nhận thức, tuân
thủ các nguyên tăc của dạy học nêu vấn đề chỉ có điều thực
hiện bằng lời nói của GV”[10].
Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau:
- GV giúp cho SV có thể đặt và giải quyết vấn đề một
cách logic, khoa học, sử dụng ngôn ngữ diễn đạt chính xác

thông qua GV.
Bên cạnh đó nếu lạm dụng phương pháp thuyết trình và
coi nó như phương pháp dạy học duy nhất thì:
- Làm hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ và khả năng
trình bày trước đám đông của HS.
Các khâu chuẩn bị của phương pháp thuyết trình:


- GV cần xác định đối tượng HS, địa điểm, phương tiện
hỗ trợ.
- Xác định rõ chủ đề và thời gian thuyết trình.
- Chuẩn bị giáo trình, ví dụ minh họa, năm rõ tài liệu cấu
trúc theo ý mình.
- GV cần lập kế hoạch giảng dạy theo bố cục: mở bài,
thân bài, kết luận
Các bước thực hiện phương pháp thuyết trình:
Khâu thực hiện phương pháp thuyết trình:
- “GV cần bao quát lớp học, lời nói cử chỉ, ánh măt,
khoảng cách với HS phù hợp.
- GV sử dụng giọng điệu phù hợp, ngôn ngữ trình bày
cần rõ ràng, chính xác, dễ hiểu phù hợp trình độ nhận thức
của HS.
- Cần kết hợp thuyết trình với phỏng vấn nhanh để kiểm
tra sự hiểu biết của HS.


-GV sử dụng các phương pháp tư duy logic trong thuyết
trình như phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, logic lịch sử, các kỹ thuật như động não, bể cá”[8]
- Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực
*Kỹ thuật động não

“Động não là một kỹ thuật với mục đích huy động
những tư tưởng mới, độc đáo về một vài chủ đề của các thành
viên trong thảo luận”[8]. Ở đó, những thành viên được cổ vũ
tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (tạo ra
“Cơn lốc” nhiều ý tưởng)” do Alex Osbom (Mỹ) phát triển.
Kỹ thuật này thường được GV sử dụng bởi dễ thực hiện,
không tốn kém, phát huy được trí tuệ tập thể, tạo điều kiện
cho tất cả các thành viên tham gia có nhiều các ý kiến
Phương pháp này được tiến hành qua bốn bước sau:
Bước 1: GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được trả lời
hoặc giải quyết.
Bước 2: Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng
nhiều càng tốt, GV liệt kê tất cả các ý kiến lên bảng, trừ ý
kiến trùng lặp.


Bước 3: Kết thúc việc đưa các ý kiến bằng việc GV tổng
hợp, phân loại các ý kiến, làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ.
Bước 4: Lựa chọn, đánh giá các ý kiến của HS từ đó rút
ra kết luận.
*Kỹ thuật khăn chảy bàn
Kỹ thuật khăn chảy bàn tiến hành dựa trên việc kết hợp
giữa việc hoạt động giữa nhóm trong giải quyết vấn đề.
Ưu điểm cao như đã nói ở phương pháp thảo luận nhóm
kích thích, tham gia dựa trên giao tiếp, chia sẻ, có trách nhiệm
và biết tôn trọng bạn bè trong quá trình làm việc chung.
Phương pháp này được thực hiện các bước như sau:
Bước 1 : GV chia HS thành các nhóm, GV tự săp xếp bố
trí ngồi theo bốn cạnh, chuẩn bị giấy và bút để trả lời câu hỏi.
Bước 2 : Các cá nhân làm việc độc lập viết vào phần viết

ý kiến của mình.
Bước 3 : Khi hết thời gian làm việc cá nhân, trên cơ sở
những ý kiến mỗi thành viên đưa ra nhỏm sẽ thảo luận.
- Lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp


Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin,
xử lí thông tin và diễn giải hiện trạng, nguyên nhân, hiệu quả,
chất lượng giáo dục theo hai khía cạnh khác nhau: kết quả học
tập đạt được của học sinh so với kết quả học tập của học sinh
khác và kết quả học tập đạt được của học sinh so với mục tiêu
giáo dục đã đặt ra. Ở Việt Nam hiện nay đổi mới hình thức
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS bằng cách kết hợp
hình thức tự luận với trăc nghiệm khách quan.
Môn Giáo dục công dân là môn khoa học xã hội, cho
nên GV vẫn sử dụng hình thức kiểm tra truyền thống là tự
luận (kiểm tra viết), bên cạnh đó để phát huy vai trò của
phương pháp thảo luận nhóm GV có thể kết hợp với các hình
thức kiểm tra khác như trăc nghiệm khách quan. Để quá trình
kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Giáo dục công dân có
hiệu quả, GV cần tuân thể các bước sau:
Bước 1: xác định mục tiêu kiểm tra, khi soạn câu hỏi
kiểm tra, GV cần chú ý sử dụng nhiều dạng câu hỏi để đạt
được các mục tiêu dạy học. Việc xác định được mục tiêu kiểm
tra đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn
Giáo dục công dân.


Bước 2: chuẩn bị câu hỏi, khi xác định được mục tiêu,
GV tiến hành soạn ngân hàng câu hỏi để kiểm tra. Trong bài

kiểm tra, cần có câu hỏi có độ khó vừa và rất khó để phân loại
được HS đồng thời cũng khuyến khích HS cố găng hơn trong
học tập.
Bước 3: tiến hành kiểm tra, cần tuân thủ đúng quy chế,
thực hiện kiểm tra nghiêm túc, đúng qui định.
Bước 4: chấm bài theo thang điểm cho trước, GV thực
hiện chấm bài theo đúng kế hoạch đã đề ra, tuân thủ các thang
điểm đã cho trước.
Bước 5: Tổng hợp phân tích kết quả kiểm tra, GV cần
phải tổng hợp và phân tích kết quả kiểm tra để biết được tỷ lệ
HS đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
Kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng trong quá trình
dạy học nói chung và dạy môn Giáo dục công dân nói riêng.
GV cần chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi với thang điểm rỏ ràng,
thực hiện đúng quy trình và đảm bảo tính khách quan, chính
xác, có hệ thống sẽ giúp GV phản ánh đúng kết quả học tập
của HS, từ đó giúp GV lựa chọn được phương pháp dạy học
phù hợp với từng đối tượng HS.


×