Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP sử DỤNG TRUYỆN kể TRONG dạy học môn GIÁO dục CÔNG dân PHẦN CÔNG dân với đạo đức ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.86 KB, 35 trang )

NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG TRUYỆN KỂ TRONG DẠY
HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
PHẦN CÔNG DÂN VỚI ĐẠO ĐỨC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
AN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1


- Nguyên tắc sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo
dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung
học phổ thông An Khánh
- Đáp ứng mục tiêu và nội dung của bài học
Theo Robert F. Mager, 1994 “Mục tiêu thực hiện là một
lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của HS vào
cuối buổi dạy”. Nó không chỉ đơn giản là cái đích cần đạt đến
mà còn là con đường, cách thức để đạt đến kiến thức.
Nói đến nội dung bài học là nói đến những tri thức chứa
đựng trong bài học đó. Và những tri thức này cần được truyền
đạt đến với người học thông qua việc người dạy sử dụng các
phương pháp và kỹ thuật truyền đạt phù hợp. Nhằm giúp
người học lĩnh ngộ và vận dụng những tri thức ấy vào trong
thực tiễn cuộc sống.
Khi sử dụng truyện kể trong dạy học môn GDCD phần
Công dân với đạo đức ở trường Trung học phổ thông đòi hỏi
người GV phải nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ,
những năng lực cần đạt của HS qua từng bài học để lựa chọn
truyện kể cho phù hợp. Vì ở mỗi bài học đều chứa đựng
2




những mảng tri thức khác nhau nên trong quá trình chuẩn bị
người dạy cần chú ý dùng những mẫu chuyện bám sát nội
dung giảng dạy. Truyện được chọn phải phù hợp với nội dung,
với đơn vị kiến thức cụ thể. Ví dụ như ở bài số 12 “Công dân
với tình yêu, hôn nhân và gia đình” có đơn vị kiến thức nói về
mối quan hệ giữa vợ chồng chung thủy, anh chị em trong gia
đình phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Ví dụ: GV có thể sử
dụng truyện “Sự tích trầu cau” [48] Vì ở câu chuyện thể hiện
sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa hai anh em, tình yêu
chung thủy trong nghĩa vợ chồng. Họ hy sinh vì nhau, trèo
non vượt suối vì nhau. Và tình cảm ấy đã làm lay động lòng
trời cho họ được hóa kiếp sống cạnh nhau. Sự tích đã để lại
bài học cho hậu thế ngày nay. Hoặc sử dụng Video truyện “Bí
mật của cha” [51] câu chuyện nói về sự hy sinh của người cha
dành cho con mình.
Hay khi nói về sự “Tự hoàn thiện bản thân” GV có thể
kể về nhân vật người thật việc thật thầy giáo Nguyễn Ngọc
Ký qua tự truyện “Tôi đi học” [35]. Ở quyển tự truyện này
thầy Nguyễn Ngọc Ký đã kể lại cuộc đời mình từ khi bắt đầu
học viết đến lúc trưởng thành. Và những khó khăn, gian khổ
của thầy được thể hiện rất rõ trong quyển tự truyện này. Về
3


việc nghèo khó, bệnh tật, tập viết trên đôi chân, ... Đặc biệt
cuốn tự truyện “Tôi đi học” của thầy đã được đưa vào tủ sách
Hạt giống tâm hồn của First News.
Một bài giảng được sử dụng phương tiện dạy học phù

hợp sẽ góp phần rất lớn vào việc đảm bảo mục tiêu và nội
dung bài học. Và truyện kể là một điển hình, nó giúp người
dạy khái quát hóa nội dung tri thức làm cho người học có cái
nhìn tổng quan hơn về bài học. Tuy nhiên, nếu không thực
hiện được nguyên tắc đáp ứng mục tiêu và nội dung bài học
thì truyện được kể sẽ làm cho HS mất phương hướng, không
thể xác định được nội dung trong bài học và câu chuyện có sự
liên quan với nhau. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn trong tư duy
người học vì rất có thể HS sẽ xem đây đơn thuần là một tiết
kể chuyện mà không truyền tải bất cứ nội dung nào có trong
bài học. Cho nên, khi thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp GV
xác định được cần lựa chọn những câu chuyện có nội dung
như thế nào để đáp ứng được mục tiêu bài dạy môn GDCD
phần Công dân với đạo đức.
- Phát huy tính tích cực của HS

4


Sử dụng truyện kể trong dạy học môn GDCD phần Công
dân với đạo đức có nhiều phương thức thực hiện khác nhau.
Người dạy có thể tự kể hoặc sử dụng video hoặc phân công
cho HS kể. Việc GV giao nhiệm vụ cho HS lựa chọn mẫu
truyện theo gợi ý và kể lại cũng làm cho không khí lớp học
trở nên sinh động hơn. Hơn nữa, HS sẽ thể hiện được tính hợp
tác của mình qua việc tìm hiểu nội dung bài học trước khi
chọn truyện kể phù hợp. Và khi kể chuyện trước tập thể lớp
và GV một lần nữa khả năng của HS được phát huy. Qua việc
làm trên giúp HS chủ động tiếp cận tri thức và thể hiện bản
thân nhiều hơn. Ngoài ra, GV có thể sử dụng những mẫu

chuyện, những tình huống mang tính chất tuy duy, gợi mở và
đôi khi có thể không kể hết câu chuyện nhằm mục đích kích
thích sự suy nghĩ của HS. HS có thể tranh luận đưa ra những
giả thuyết khác nhau cho phần còn lại của truyện đang được
kể. Từ đó giúp người dạy phát hiện những suy nghĩ chưa hoàn
thiện của HS để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn
mực đạo đức xã hội. Đồng thời với cách làm như trên cũng
góp phần giúp cho HS rèn luyện khả năng tư duy độc lập và
phát huy tính tích cực trong quá trình học tập của bản thân.

5


Ở nguyên tắc này đòi hỏi người dạy cần đầu tư tìm
hiểu tâm lý lứa tuổi HS cũng như năng lực học tập của từng
lớp. Đối với những lớp có học lực khá, giỏi nhiều – lớp
“chọn” GV cần đưa ra những câu chuyện mang tính tư duy
cao kích thích sự mong muốn lĩnh ngộ tri thức của bài học. Và
ở những lớp có trình độ nhận thức thấp hơn thì người dạy
cũng cần đầu tư lựa chọn những câu chuyện với những tình
tiết dễ hiểu, dễ cảm nhận hơn. Từ những câu chuyện nói về
cái đẹp trong cuộc sống sẽ tạo cho người học sự vui vẻ và
ngưỡng mộ. Hoặc ngược lại với những câu chuyện nói về
những cái xấu vẫn đang tồn tại cũng làm cho HS có thái độ
nghiêm túc trong việc tự nhận thức và điều chỉnh bản thân sao
cho cuộc sống của mình có giá trị đó là sống tốt, sống hữu ích
cho xã hội. Qua mỗi tiết học đạo đức trong môn GDCD sẽ
giúp người học hình thành rõ hơn những kĩ năng, thái độ của
mình. Do đó, việc sử dụng truyện kể cần đánh mạnh vào việc
hình thành các kĩ năng quan trọng cho HS như kĩ năng nói, kĩ

năng kể, kĩ năng phản biện, kĩ năng tổ chức,…. Và ở mỗi
chuyện đều mang theo ý nghĩa thông điệp, khác nhau nên
người dạy cần khai thức triệt để nhằm giúp HS chủ động,
sáng tạo hơn trong quá trình tiếp nhận tri thức.
6


- Đảm bảo yếu tố cảm xúc trong quá trình biểu đạt
GV luôn được mọi người ví von là “người lái đò”,
“người gieo hạt giống vàng của chân lý” hay “nhà kiến trúc
mẫu người tương lai của đất nước”. Nhưng đặc biệt hơn,
người thầy còn được gọi với một chức danh khác đó là “kỹ sư
tâm hồn”. Bởi lẽ nếu là một kỹ sư anh sẽ là người thiết kế xây
dựng nên những công trình vững chắc mang tính thẩm mỹ
cao. Và với việc dạy học thì người GV cũng chính là những
người vẽ lên những “trang giấy trắng” ngây thơ những tác
phẩm nghệ thuật của mình đó là những tri thức cần thiết cho
một HS khi chuẩn bị bước vào đời. Có quan niệm cho rằng,
trong đời sống tâm lý của chúng ta luôn tồn tại ba mặt đó là
nhận thức, tình cảm và hành động. Từ nhận thức đưa đến tình
cảm và nó được thể hiện thông qua hành động cụ thể. Do đó,
đời sống tình cảm của con người cũng rất đa dạng và phong
phú. Khi sử dụng truyện kể trong quá trình dạy học thì người
dạy cần giữ được cảm xúc biểu đạt câu chuyện đó. Cảm xúc
chính là thái độ của bản thân đối với sự vật, hiện tượng trong
hiện thực khách quan nó có thể là yêu hoặc ghét, xúc động
hoặc dửng dưng, …. Nó mang yếu tố chủ quan nhiều hơn.
Nên trong quá trình kể truyện người GV cần đảm bảo đúng
7



cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện đó, không nên đưa
cảm xúc cá nhân vào trong nhân vật. Vì như thế sẽ không đảm
bảo được tính khách quan cho nội dung truyện được kể. Ví
dụ: trong bài số 11 “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”
có nội dung nói về “lương tâm”. Ở nội dung này GV có thể
dụng video truyện “Hạt đậu của mẹ” [52]. Câu chuyện nói về
chàng trai vì không muốn nuôi mẹ già nên quyết định đưa mẹ
lên núi bỏ, nhưng trong quá trình đi phát hiện mẹ mình đang
đánh dấu đường đi bằng những hạt đậu khô nhằm giúp anh
biết đường quay về. Nhân vật con trai trong truyện đã làm sai
và biết hối lỗi việc mình đã làm. Như vậy có thể thấy hai
trạng thái trái ngược nhau trong cùng một nhân vật nên khi kể
truyện người kể phải thể hiện cho người nghe cảm nhận được
từng trạng thái của nhân vật trên. Nếu không đảm bảo được
yếu tố cảm xúc của nhân vật sẽ không làm nổi bật được sự
cắn rứt lương tâm của người con trai và câu chuyện sẽ không
thể hiện được hết ý đồ người dạy.
Hay khi cần minh chứng cho nội dung kiến thức “Danh
dự, nhân phẩm” GV có thể cho HS xem video “Cậu bé đánh
giày” [50]. Truyện kể về câu chuyện một cậu bé đánh giày
nghèo khổ. Sau đi đanh giày cho khách nhưng khách không
8


có tiền lẻ để trả nên cậu bé này đã chạy đi tìm nơi đổi tiền để
trả lại cho khách phần tiền thừa. Không may cậu gặp tai nạn
bị gảy chân nhưng cậu vẫn yêu cầu em trai mình tìm đến nhà
vị khách để đưa lại tiền thừa. Vì cậu bé cho rằng đã hứa thì
phải giữ lời. Hành động trên của cậu bé đánh giày cho thấy

việc giữ gìn nhân phẩm và bảo vệ danh dự là cần thiết đối với
mỗi con người không phân biệt nghèo hay nghèo, già hay
trẻ…
Hoặc nhằm giúp HS hiểu rõ nhơn nguyên nhân dẫn đến
gia tăng dân số GV có thể sử dụng truyện “Câu chuyện vỡ kế
hoạch” [53]. Đây là loại truyện cười nhẹ nhàng nhưng nó
chứa đựng nội dung nói về quan niệm trọng nam khinh nữ tồn
tại từ thời phong kiến đến nay trong xã hội Việt Nam. Chính
quan niệm lỗi thời ấy đã góp phần làm dân số nước ta bùng
nổ.
Mỗi một câu chuyện đều mang tính nghệ thuật trong đó
nhưng nó chưa đủ để người học cảm thụ được nếu thiếu đi
nghệ thuật truyền đạt của người dạy. Muốn tạo ra và phát huy
sự tích cực của người học yêu cầu người dạy cần đầu tư nhiều
hơn cho khâu chuẩn bị truyện, cách thể hiện truyện và biết xử
lý tình huống sư phạm bất ngờ trong giờ học. Ngoài ra, người
9


dạy không cần phải lúc nào cũng kể toàn bộ câu chuyện đôi
khi chỉ cần chọn ra những tình tiết được coi là “đắt” nhất của
chuyện để truyền đạt. GV phải gắn cảm xúc của mình vào
chính câu chuyện mình kể bởi có như vậy mới tạo ra được
niềm tin, tình cảm cho người học. Làm động lực cho người
học đưa những cảm xúc đó đi vào thực tiễn đời sống.
- Biện pháp sử dụng truyện kể trong dạy học môn Giáo
dục công dân phần Công dân với đạo đức ở trường Trung
học phổ thông An Khánh
- Xây dựng ngân hàng truyện kể phục vụ cho việc dạy học
phần Công dân với đạo đức



Ngân hàng truyện kể và ý nghĩa của việc xây dựng ngân
hàng truyện kể
Từ trước đến nay khi nhắc đến ngân hàng thì người ta
đều nghĩ nó thuộc về lĩnh vực kinh tế. Vì thực tế ngân hàng là
nói xoay vòng vốn tức, là cho vay và nhận tiền tiết kiệm của
các các nhân, tổ chức. Tuy nhiên, nó còn mang nghĩa là nơi
lưu trữ những thông tin, dữ liệu đã được điều chỉnh, sắp xếp
theo trình tự khoa học.

10


Và khi nói về ngân hàng truyện kể tức là nói đến nơi
chứa đựng rất nhiều những câu chuyện với nhiều thể loại khác
nhau, mang ý nghĩa khác nhau nhưng đã được biên tập lại
theo một trình tự nhất định như mong muốn của người tạo ra
nó.
Để thuận lợi cho quá trình giảng dạy với truyện kể thì
ngân hàng những truyện kể của GV phải thật sự phong phú,
thú vị với những nội dung định hướng rõ ràng. Ngân hàng
truyện kể là nơi qui tụ những câu chuyện được GV lựa chọn
phù hợp với từng đơn vị kiến thức trong nội dung bài học
GDCD phần Công dân với đạo đức. Trong ngân hàng truyện
kể có thể chứa đựng nhiều thể loại truyện khác nhau như:
truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn,
truyện cười, truyện lịch sử, truyện danh nhân, truyện người
thực việc thực, truyện sáng tác, truyện cảnh giác, truyện khoa
học,…Những câu chuyện này cần được GV sưu tầm và tỉa gọt

sao cho phù hợp với nội dung bài cần giảng của mình. Vì đôi
khi chúng ta không cần sử dụng hết nội dung câu chuyện hoặc
câu chuyện chưa cung cấp đủ cho chúng ta nội dung mong
muốn. Việc chuẩn bị cho mình những câu truyện còn nhằm
giúp GV nắm vững nội dung, nhuần nhuyễn cách trình bày, có
11


thể biến tấu cho nó vui tươi hơn hoặc lãng mạn hơn,… Nếu
GV chủ quan vào việc cứ lấy một mẫu chuyện nào đó bất kỳ
mới được nghe hay mới đọc được mà không có sự chuẩn bị
trước sẽ dẫn đến nội dung câu chuyện có thể không ăn nhập gì
với nội dung bài hậu quả là làm phản tác dụng của phương
pháp. Ngoài ra, việc lập cho mình ngân hàng truyện kể cũng
làm đa dạng, phong phú hơn cho quá trình giảng dạy của
mình. Giúp người dạy tự tin hơn với phương pháp cũng như
tri thức mong muốn HS lĩnh ngộ.


Sưu tầm và biên tập truyện kể
Để xây dựng được ngân hàng truyện kể như đã nói ở trên
cũng không dễ dàng nên người dạy cần đặc biệt quan tâm mình
muốn có những mẫu chuyện mang nội dung gì? Ý nghĩa giáo
dục của nó ra sao? Nó có phù hợp với lứa tuổi của người học
hay không? Muốn làm được điều đó người dạy phải nắm vững
nội dung từng bài, từng tiết học mà mình có dự kiến sử dụng
truyện kể. Kế tiếp có thể tự bản thân GV sưu tầm hoặc dưới
hình thức yêu cầu HS làm bài tập dự án về nhà tìm các mẫu
chuyện nói về nội dung mà mình cần.


12


Sau quá trình sưu tầm GV cần hoàn thành khâu biên tập
lại các mẫu chuyện cho tương ứng với đơn vị kiến thức trong
chương trình GDCD phần Công dân với đạo đức. Khi biên tập
lại truyện GV có thể sử dụng nguyên văn bản của truyện hoặc
có thể thêm, bớt chi tiết nhằm làm rõ nội dung cần truyền đạt
đến HS mà không ảnh hưởng đến dung lượng thời gian của
tiết dạy. Ngoài ra, GV cũng chuẩn bị những hình thức cụ thể
để kể chuyện như GV tự kể, HS kể, GV và HS cùng kể, phát
truyện kể qua những đồ dùng trực quan… Những câu chuyện
có thể dùng để thực hiện các ý đồ khác nhau của người dạy
như kể để vào bài mới, kể để vào từng phần tri thức của bài,
kể để làm rõ tri thức hoặc kể để củng cố bài học. Như vậy,
việc biên tập lại những câu chuyện sau khi sưu tầm được tùy
thuộc vào mục đích khác nhau của GV mà sẽ có cách sắp xếp
khác nhau.
Từ những ưu điểm nói trên trong việc xây dựng ngân
hàng truyện kể cho ta thấy được ý nghĩa to lớn khi việc làm
này là giúp GV hứng thú hơn trong quá trình dạy học, họ có
tâm lý vững vàng hơn với hệ thống những câu chuyện tâm đắt
được chọn lọc cẩn thận. Tạo thuận lợi cho GV khi lựa chọn
câu chuyện có nội dung phù hợp với mục tiêu, nội dung bài
13


học. Ngoài ra, việc xây dựng ngân hàng truyện kể còn mang
tính nhân văn, tính cộng đồng khi người xây dựng ra nó biết
chia sẻ với những người GV trong bộ môn hoặc trên diễn đàn

“Trường học kết nối” dành cho GV. Từ đó, người dạy có thể
học tập lẫn nhau cùng nhau tìm tòi, phát huy hơn nữa những
phương pháp, kĩ năng, kỷ thuật và phương tiện dạy học hữu
ích.


Mã hóa truyện kể
Sau quá trình sưu tầm và biên tập lại ngân hàng truyện
kể GV cần mã hóa lại truyện tương ứng với đơn vị kiến thức
phù hợp của bài. Đây được xem là khâu chuẩn bị cuối cùng
cho việc sử dụng truyện kể trong dạy học môn GDCD phần
Công dân với đạo đức. Trong bài nghiên cứu này tác giả đưa
ra một số truyện thích hợp với những nội dung bài cụ thể
trong chương trình GDCD lớp 10, học kỳ 2. Cụ thể như sau:

14


Truyện
Những cô gái ở
ngã ba Đồng Lộc.
2. 117 truyện kể về
tấm gương đạo
đức
Hồ
Chí
Minh.
3. Người thợ đúc và
anh học nghề.
4. Cây tre trăm đốt

5. Những giai thoại
Ba Giai tứ Xuất
6. Video
“Ngày nước lũ”
7. Video
“Hạt đậu của
mẹ”
8. Em bé bán quạt
9. Video
“Cậu bé đánh
giày”.
10. Thơ
“Má kể chuyện
xưa”
11. Video
“Đường đua
xanh”

- Sự hy sinh lợi
ích bản thân vì
lợi ích chung của
đất nước của
nhân dân.

Thoại Khanh –
Châu Tuấn
13. Video
“Nợ 3 giọt máu”

Nói về tình yêu

nam nữ, tình
nghĩa vợ chồng,
sự hiếu thảo của

1.

12.

Đơn vị
kiến thức

Tác dụng
của truyện

-

Nghĩa vụ
- Lương tâm
- Danh dự
- Nhân phẩm
- Hạnh phúc
- Tự trọng

- Có thể sử
dụng để mở
đầu
bài
mới, làm rõ
đơn vị kiến
thức, củng

cố
kiến
thức.

Tình yêu
- Hôn nhân
- Gia đình

Củng
cố
nội
dung
bài

Ý nghĩa truyện

- Thực hiện
nghĩa vụ của bản
thân đối với Tổ
quốc
Con người sống
phải ngay thẳng,
giữ lương tâm
trong sáng, phải
giữ gìn danh dự
nhân phẩm của
mình.

15


-


Truyện

Đơn vị
kiến thức

Ý nghĩa truyện

Tác dụng
của truyện

Trọng Thủy – Mỵ con đối với cha
Châu.
mẹ
15. Nhị thập tứ hiếu.
16. Video “Hũ bạc
của ông già đốt
than”
17. Video
“Bí mật của cha”.
18. Video
“Vay tiền anh
trai”.
19. Thơ “Tâm sự”
20. Video “Gái rượu?
14.

Hoàng hoa sứ

trình đồ
22. Truyện Bó đũa
23. Nghị lực tuổi 19
24. Video
“Lòng nhân ái
thực sự”
25. Video
“Chiếc lồng của
thượng đế”.
26. Video
“Lưu Bình
Dương Lễ”.
27. Video
“Lão nông”.
28. Video
“Một nửa bí kíp”
21.

Cộng đồng và
vai trò của cộng
đồng đối với
cuộc sống con
người.
Sống
nhân
nghĩa, hòa nhập
và hợp tác

16


-

Công dân Dùng làm
với cộng rõ nội dung
đồng
bài học


Truyện

Ý nghĩa truyện

Đơn vị
kiến thức

Tác dụng
của truyện

Hòa
nhập
Nân
nghĩa
Hợp tác

Dùng
để
củng cố nội
dung
bài
học


Những cô gái ở
ngã ba Đồng Lộc
30. Video
“Thánh
Gióng”
31. Yết Kiêu
32. 12 sứ quân
33. Trạng Quỳnh
34. Thơ “Tâm sự”

Nói về lòng yêu
nước, thể hiện
trách nhiệm của
công dân trong
công cuộc xây
dựng và bảo vệ
tổ quốc

Chuyện cười:
“Câu chuyện vỡ
kế hoạch”
36.
Những
câu
chuyện bảo vệ
môi trường ở Mỹ.

Chuyện nói về
việc kế hoạch

hóa gia đình ở
VN.

Cao Bá Quát
luyện chữ
38.
Thầy
giáo
Nguyễn Ngọc Ký
“Tôi đi học”
39. Tự tuyện Nick
Vujicic.
40.
Video “Bức
tượng phật trên
núi cao”.
41. Video
“Cảm ơn cuộc
đời”

Tự nhận thức ra Tự
điểm yếu của thiện
bản thân và thân
quyết tâm hoàn
thiện nó.

29.

35.


37.

Những
tình
huống đáng suy
nghĩ về bảo vệ
môi trường ở Mỹ

17

-

Công
dân Dùng
để
với những mở đầu bài
vấn đề cấp mới
thiết
của
nhân loại

hoàn Dùng
để
bản làm rõ nội
dung kiến
thức


Truyện
42.


Ý nghĩa truyện

Đơn vị
kiến thức

Tác dụng
của truyện

Video
“Vay tiền”

- Đa dạng hóa các hình thức biểu đạt của truyện kể
Khi biểu đạt truyện kể tránh việc gập khuôn, máy móc
mà người kể cần sử dụng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể
như:


Biểu đạt bằng văn xuôi
Hầu hết những thể loại truyện được kể trong môn GDCD
phần Công dân với đạo đức đều được trình bày bằng lối văn
xuôi. Nó thể hiện đầy đủ những chi tiết của cốt truyện giúp
GV kể lại truyện rõ ràng và khoa học. Ví dụ như cần làm rõ
đơn vị kiến thức “Tự trọng” GV có thể kể truyện dưới đây:
“ Em bé bán quạt”
“….Trên chiếc phà trưa nắng rát, một bé gái lên mười
đang nài nỉ khách qua sông mua quạt giấy. Gương mặt bé thơ
lam lũ nhễ nhại mồ hôi trong càng tội nghiệp khi món hàng
18



của em ế ẩm. Một người khách nước ngoài mua giúp một
chiếc, đặt vào tay em từ mười ngàn đồng.
Cô bé bối rối:
- Cháu không có tiền thối bán hết quạt nước không đủ
đâu!
- Khỏi, chú cho cháu đón.
Cô bé khẽ lắc đầu giọng nhỏ nhẹ:
- Dạ không, cháu chỉ bán quạt, không xin tiền.
Càng bất ngờ trước câu trả lời khách hàng muốn cô bé
nhận món quà nhỏ của mình. Người đi phà xuống vào
khuyên: “Chú đã cho, mày cứ nhận” Cô bé cất tờ 10 ngàn vào
túi, lễ phép cám ơn rồi tiếp tục đi bán quạt. Phà cập bến,
khách vào quán giải khát. Xong, gọi tính tiền….
Cô chủ đặt lên bàn món tiền lẻ:
- Bé Xuân đã trả tiền giải khát của ông và nhờ tôi thối lại
tiền thừa, nó chỉ lấy đúng giá chiếc quạt.
Khách gần như lao ra đường nhưng không kịp hình ảnh
cô bé bán quạt lam lũ đã mất hút…”
19


Qua câu chuyện này ở phần đầu để làm rõ tình tiết ta có thể
kể lại như sau:
“…Giữa trưa hè bỏng rát, trên chiếc phà, một bé gái lên
mười đang nài nỉ khách qua sông mua quạt giấy. Gương mặt
bé thơ lam lũ nhễ nhại mồ hôi trong càng tội nghiệp khi món
hàng của mình ế ẩm. Từ sáng đến giờ em chưa bán được chiếc
nào, mặc dù đôi chân nhỏ của em đã rải bước khắp nơi và
tiếng rao của em đã len vào mọi ngõ ngách. Một người khách

nước ngoài thương tình mua dùm em một chiếc, đặt vào tay
em tờ 10 ngàn đồng….”
Nội dung câu chuyện trên ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa
vừa đảm bảo phù hợp với nội dung tri thức bài học vừa phù hợp
với việc phân bố thời gian tiết dạy.


Biểu đạt bằng thơ
Ngoài những truyện được trình bày bằng lối văn xuôi thì
trong ngân hàng truyện kể cũng tồn tại truyện được trình bày
bằng thơ. Khi GV sử dụng những bài thơ để kể lại truyện cho
HS nghe sẽ tạo sự khác biệt. Vì trong thơ sẽ có những vần
được gieo tạo mối liên hệ giữa câu trên với câu dưới giúp HS
dễ nhớ nội dung truyện. Ví dụ trong bài thơ “Tâm sự”[58] của
20


Tố Hữu sáng tác vào tháng 02/1967 để trả lời cho một người
bạn nước ngoài có đoạn:
……..
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...”

“Chuyện cô du kích xóm Lai Vu”
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
“Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!”
Từ đoạn 1 của bài thơ GV có thể vận dụng vào phần nội

dung “Một số điều nên tránh trong tình yêu”. Ở đây nói về sự
vụ lợi trong tình yêu của Trọng Thủy và sự ngu muội khi yêu
của Mỵ Châu làm mất cả nước về tay giặc Triệu Đà gây ra
cảnh dân chúng lầm than…
Và ở đoạn 2 GV có thể sử dụng để làm rõ nội dung
“Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Đoạn
thơ miêu tả lại cảnh lại hình ảnh cô du kích xóm Lai Vu đang
21


đánh giặc gặp phải rắn quấn vào chân. Hầu hết phụ nữ đều sợ
rắn nhưng trong hoàn cảnh này cô gái ấy vẫn kiên cường đánh
Mỹ vì chúng “hại trăm nhà” nên phải diệt. Chính suy nghĩ và
hành động kiên cường này của cô du kích giúp cho HS cái
nhìn chân thật hơn về sự hy sinh chiến đấu của các thế hệ đi
trước để bảo vệ nền hòa bình cho đất nước hôm nay. Đó cũng
là một tấm gương cho các thế hệ kế tiếp nhau học tập vì tổ
quốc hy sinh tất cả.
Hay khi cần minh chứng cho nội dung bảo vệ “nhân
phẩm”, “danh dự” GV có thể sử dụng bài thơ “Má kể chuyện
xưa” [49] của tác giả Đinh Kim Chung với nội dung như sau:
“Ngồi nghe má kể chuyện năm nào
Giữa chốn quê nghèo cực khổ sao
Nấu những khoai hà thay hải vị
Hầm đôi cá lẹp tưởng sơn hào
Hơi tàn sức kiệt niềm đau khảo
Gối mỏi chân chồn nỗi hận trao
Vẫn sống thanh bần dân kẻ chợ
Đời như lá rụng cõi ba đào”


22


Bài thơ cho thấy sự khổ cực của người dân lúc bấy giờ
nhưng họ vẫn quyết giữ sự “thanh bần” cho mình. Bản thân mỗi
người phải biết bảo vệ “nhân phẩm” và danh dự của mình vì một
khi nó đã mất đi thì khó mà tìm lại được.


Biểu đạt bằng tranh ảnh
Tranh ảnh là những phương tiện được sử dụng trong
phương pháp dạy học trực quan. Trong việc sử dụng truyện kể
GV có thể kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác nhau
trong đó có phương pháp trực quan. Thay gì dùng lời nói để
kể GV có thể sử dụng một số tranh ảnh có nội dung bao hàm
một câu chuyện phù hợp với nội dung bài học GDCD. Ví dụ
trong nội dung bài 12 “Công dân với tình yêu, hôn nhân và
gia đình” có đơn vị kiến thức nói về sự “thủy chung”, lòng
“hiếu thảo”. Trong trường hợp này GV đưa ra một bức tranh
để kể lại câu chuyện gia đình Thoại Khanh – Châu Tuấn cho
HS theo dõi và nhận xét.

23


Hay khi cần truyền đạt nội dung “Công dân với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc” GV có thể sử dụng một số tranh
ảnh nói về vua Đinh Bộ Lĩnh – vị hoàng đế cờ lau dẹp loạn 12
sứ quân thống nhất đất nước:


-

Nội dung câu chuyện thể hiện rõ ràng qua các bức tranh:
Đầu tiên tranh 1 nói về xuất thân của Đinh Bộ Lĩnh - cậu bé mục
đồng.
24


-

Tranh 2 thể hiện ngày từ bé Đinh bộ Lĩnh đã có tư chất của
một người lãnh đạo – dùng cờ lau để chỉ huy các bạn cùng

-

-

trang lứa.
Tranh 3 vẽ lên hình ảnh vị tướng cầm quân đánh trận – dẹp
loạn 12 sứ quân.
Tranh 4 khắc họa hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh sau khi lên làm vua.
Qua tranh ảnh GV sẽ hướng dẫn người học tiến gần với
nội dung tri thức bài học. Liên kết việc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc là hai nhiệm vụ khó khăn phải đấu tranh lâu dài với cả
thù trong giặc ngoài để có thể thống nhất đất nước như ngày
hôm nay. Như vậy, HS cần thấy được vai trò và nhiệm vụ của
mình đối với tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Muốn thực
hiện tốt vai trò công dân của mình trước hết HS cần học tập
nhiều hơn nhằm để phát triển tri thức bản thân và giúp ích cho




đất nước.
Biểu đạt bằng phim
Phim ảnh luôn tạo sự thu hút mọi người ở mọi lứa tuổi.
Người dạy cần tận dụng yếu tố này để sử dụng kể chuyện
truyền đạt đến người học. Việc sử dụng phim để kể lại câu
chuyện cũng cần có sự chuẩn bị kỳ công vì nếu GV không tỉ
mỉ lựa chọn phim có thể sẽ gây ra những hậu quả ngoài mong
muốn. Phim có nhiều thể loại khác nhau như phim lịch sử,
phim chiến tranh, phim dã sử, phim hoạt hình,…Và hầu như
25


×