Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT phần Địa Lí tự nhiên theo hướng phát
huy
tính tích cực của học sinh
GVTH: ĐOÀN NGỌC
KÍNH
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT DẦU GIÂY
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 10 PHẦN ĐỊA LÝ
TỰ NHIÊN THEO HƯỚNG TÍNH CỰC
Người thực hiện: ĐOÀN NGỌC KÍNH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Địa lý
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác:
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013-2014.
Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT phần Địa Lí tự nhiên theo hướng phát
huy
tính tích cực của học sinh
GVTH: ĐOÀN NGỌC
KÍNH
Trang 2
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ĐOÀN NGỌC KÍNH
2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 13 tháng 07 năm 1971
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Quang Trung – Thống Nhất – Đồng Nai
5. Điện thoại: 061.8649129 (CQ)/0613.771.306(NR); ĐTDĐ:
0907.369.625
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo Viên THPT
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Địa Lí Khối 12, 11 và 10; chủ
nhiệm lớp 10B
1
.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Dầu Giây
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử Nhân
- Năm nhận bằng: 1998
- Chuyên ngành đào tạo: Địa Lí
I. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Địa Lí THPT
Số năm có kinh nghiệm: 16 Năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA BỘ MÔN ĐỊA LÍ THPT
+ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ - GRAP TRONG DẠY HỌC ĐỊA
LÍ 10 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH
+ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC BÀI THỰC HÀNH
+ KỸ THUẬT SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN TRONG DẠY
HỌC ĐỊA LÍ 11 THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT phần Địa Lí tự nhiên theo hướng phát
huy
tính tích cực của học sinh
GVTH: ĐOÀN NGỌC
KÍNH
Trang 3
HỌC SINH
+ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN BÀI TẬP
NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 12
Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT phần Địa Lí tự nhiên theo hướng phát
huy
tính tích cực của học sinh
GVTH: ĐOÀN NGỌC
KÍNH
Trang 4
MỤC LỤC
MỤCLỤC………………………………………………………………………… ……Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trang 2
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Trang 2
2.1. Mục tiêu Trang 2
2.2. Nhiệm vụ của đề tài Trang 2
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trang 3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Trang 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trang 3
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết Trang 3
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Trang 3
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Trang 3
6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SÁCH GIÁO KHOA VỚI VIỆC SỬ DỤNG
KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10. Trang 4
6.1. Thuận lợi Trang 4
6.2. Khó khăn Trang 4
7. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 THPT HIỆN
NAY Trang 4
7.1. Đối với giáo viên Trang 4
7.2. Đối với học sinh Trang 5
PHẦN NỘI DUNG Trang 5
1. QUAN NIỆM VỀ KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ Trang 5
2. CÁC LOẠI HÌNH, TRANH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 Trang 6
2.1 Các loại hình bao gồm: Trang 6
2.2 Các loại tranh ảnh và bảng biểu Trang 6
3. MỘT SỐ VÍ DỤ PHỐI HỢP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG PHẦN DẠY HỌC ĐỊA LÍ
10 PHẦN TỰ NHIÊN (cơ bản) Trang 6
VÍ DỤ 1. Bài 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ
QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT Trang 6
VÍ DỤ 2. Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI
ĐẤT Trang 8
VÍ DỤ 3. Bài 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI
ĐẤT Trang 11
VÍ DỤ 4. Bài 12: PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH Trang 12
VÍ DỤ 5. Bài 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA Trang 15
VÍ DỤ 6. Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN Trang 16
PHẦN KẾT LUẬN Trang 19
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI Trang 19
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Trang 19
3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA ĐỀ TÀI Trang 19
4. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 21
GVTH: ĐOÀN NGỌC
KÍNH
Trang 5
Phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT phần Địa Lí tự nhiên theo hướng phát
huy
tính tích cực của học sinh
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN MỞ ĐẦU
Xu thế chung của phương pháp dạy học tích cực hiện nay là biến chủ thể nhận
thức thành chủ thể hành động, đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy
học. Thầy giáo giữ vai trò tổ chức điều khiển, trò thi công và quá trình dạy học là
dạy cách học để trò tự học có hiệu quả chứ không chỉ dạy kiến thức. Tuy nhiên, ở
nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt
động nhận thức của học sinh còn nhiều hạn chế cả về chiều sâu và chiều rộng,
thực trạng giảng dạy bộ môn Địa Lí ở trường phổ thông cũng trong tình trạng trên.
Việc lựa chọn và thực hiện các phương pháp dạy học còn mang tính hình thức,
chưa đi sâu vào chất lượng của việc thực hiện phương pháp và hiệu quả dạy học.
Ngoài kiến thức Địa Lí được tàng trữ ở kênh chữ dưới dạng các khái
niệm, thì các kiến thức Địa Lí còn được tàng trữ trong kênh hình rất đa dạng,
chúng có tính trực quan cao và tính diễn giải logic các hiện tượng trong dạy học
Địa Lí.
Khi lên lớp, giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh khai thác hết kiến thức ở
kênh chữ và kênh hình. Do đó, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm chắc kiến thức
mà giáo viên đã hướng dẫn ở trên lớp. Sự phối hợp biểu hiện kiến thức trên
kênh
chữ của các nhà biên soạn sách giáo khoa và sự khai thác triệt để kiến
thức ở
kênh chữ và kênh hình của giáo viên và học sinh đã tạo điều kiện cho
hoạt động
nhận thức kiến thức địa lí trực quan sinh động hơn, giúp cho việc tiếp thu kiến
thức địa lí dễ dàng hơn và lưu giữ kiến thức trong kí ức bền chặt hơn, chắc
chắn
hơn.
Thực tiễn việc dạy học Địa Lí tại các trường trung học phổ thông hiện nay
cho thấy: việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa mới chỉ dừng lại ở
mức
độ đơn thuần là minh họa cho bài giảng mà chưa hướng dẩn cho học sinh
khai
thác hết nguồn tri thức phong phú và bổ ích này. Vì vậy, học sinh tiếp
thu bài
giảng một cách máy móc, hời hợt, khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tế còn
hạn chế. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Phương pháp sử dụng
kênh hình
trong dạy học Địa lí 10 THPT phần Địa Lí tự nhiên theo hướng
phát huy tính
tích cực của học sinh”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu được cách thức và phương pháp sử dụng thích hợp, có hiệu quả
sử dụng kênh hình dạy học Địa Lí 10 phần Địa Lí tự nhiên, góp phần vào việc
nâng cao chất lượng dạy học địa lí.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp sử dụng sử dụng kênh hình trong
dạy học Địa lí 10 THPT phần Địa Lí tự nhiên theo hướng phát huy tích cực của
học
sinh.
- Nghiên cứu đặc điểm chương trình và sách giáo khoa địa lí 10.
- Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý học sinh 10.
- Nghiên cứu phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 10 THPT
phần Địa Lí tự nhiên theo hướng phát huy tích cực của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm về phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa
lí 10 THPT phần Địa Lí tự nhiên theo hướng phát huy tích cực của học sinh
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Để đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của đất nước, góp phần
đổi
mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhiều nhà khoa học giáo
dục
trong và ngoài nước đã nghiên cứu việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa
địa lí theo hướng tích cực:
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học
địa lí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000
- PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy
học địa lí ở trường phổ thông, NXB Giáo Dục, năm 1998.
- Ths. Nguyễn Hữu Huấn, Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học
địa lí ở lớp 7 trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, 2005.
- PGS-TS Lâm Quang Dốc, Nguyễn Quang Vinh, Hướng dẫn sử dụng kênh
hình trong sách giáo khoa địa lí 10, NXB Giáo Dục, năm 2007.
Nghiên cứu các đề tài của các nhà khoa học giáo dục, chúng ta nhận thấy
rằng
việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa địa lí đã
tạo điều
kiện cho hoạt động nhận thức kiến thức địa lí trực quan, sinh động hơn,
việc tiếp
thu kiến thức địa lí dễ dàng và khắc sâu kiến thức trong trí nhớ học sinh
hơn, giúp
học sinh say mê, hứng thú trong việc học tập môn Địa Lí.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã giúp cho tôi về cơ sở lí luận,
những
định hướng, những tư liệu quý giá, những gợi ý để xây dựng và thực
hiện đề tài
trên cơ sở kế thừa và phát triển kiến thức của những người đi trước.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Chương trình Địa Lí lớp 10 (ban cơ bản)
- Xây dựng phương pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Địa Lí 10 THPT
phần Địa Lí tự nhiên, trong quá trình dạy học ở trên lớp.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Thu thập và phân tích các tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến đề tài, tài
liệu các phương pháp dạy học, SGK Địa Lí 10 ban cơ bản.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực tế về dạy và học của giáo viên và học sinh nhằm biết được thực
trạng của việc sử dụng kênh hình trong học tập môn Địa Lí ở Đồng Nai qua phiếu
điều tra, dự giờ.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các giáo
viên giỏi, giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm, lắng nghe mọi ý kiến, những
định hướng tốt cho đề tài nghiên cứu.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở ba trường THPT huyện Thống Nhất nhằm
đánh giá tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thống kê để xử lí kết quả sau thực nghiệm, gồm phương pháp
tính trung bình cộng, số trung vị, phương pháp đo độ phân tán.
- Tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu các tài liệu để xác định cơ sở xây
dựng nội dung đề tài.
6. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SÁCH GIÁO KHOA VỚI
VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10.
6.1. Thuận lợi
- Kênh hình được trình bày ngắn gọn, súc tích, có định lượng kiến thức rõ
ràng, số lượng sơ đồ nhiều, giúp giáo viên thuận lợi trong việc giảng dạy.
- Phần địa lí tự nhiên mang tính đại cương với các kiến thức gồm các khái
niệm, đặc điểm, quy luật… Đây là những vấn đề khó vì tính chất trừu tượng của
chúng. Để học sinh nắm được kiến thức giáo viên cần tìm những ví dụ, những
minh họa, mô hình …cụ thể để làm rõ. Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên xây
dựng các phương pháp phù hợp với nội dung của bài.
- Với nội dung của phần Địa Lí tự nhiên đại cương có thuận lợi cho việc xây
dựng sử dụng kênh hình.
6.2. Khó khăn
- Với số lượng kênh hình có sẵn trong sách giáo khoa sẽ tác động không ít đến
giáo viên. Đó là tính ỷ lại, không tìm tòi xây dựng phương pháp sử dụng ở những
nội
dung phù hợp mà chỉ sử dụng những phương pháp có sẵn.
- Việc xây dựng kênh hình yêu cầu giáo viên phải tìm tòi chọn lọc những nội
dung phù hợp. Để xây dựng được phương pháp cần nhiều thời gian và công sức
hoặc in ấn tốn kém. Vì thế, đây là yếu tố hạn chế việc xây dựng phương pháp sử
dụng kênh hình của giáo viên phục vụ cho việc giảng dạy.
7. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10
THPT HIỆN NAY.
7.1. Đối với giáo viên
Qua kết quả trao đổi, thăm dò ý kiến của 8 giáo viên dạy địa lí ở các trường
THPT tại huyện Thống Nhất cho thấy việc sử dụng kênh hình trong quá trình dạy
học được tất cả giáo viên đều sử dụng, tuy nhiên mức độ sử dụng có khác nhau, thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1 - Ý kiến của giáo viên về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí
Mức độ
Sử dụng sơ đồ trong dạy học
SL %
Thường xuyên 2 25
Thỉnh thoảng 5 62,5
Ít khi 1 12,5
Ở mức độ thường xuyên sử dụng sơ đồ trong dạy học chiếm tỉ lệ ít 25%,
chủ y ế u là c á c gi á o viên có t u ổi ng h ề c a o
, ngo à i ra c á c g
i á o viên còn x â
y dự
ng
thêm nhiều kênh hình khác phù hợp với nội dung bài giảng. Giáo viên thỉnh thoảng
sử dụng chiếm tỉ lệ cao là 62,5%, chủ yếu là những giáo viên còn trẻ. Giáo viên ít
khi sử dụng kênh hình trong dạy học chiếm tỉ lệ nhỏ là 12,5% chủ yếu với việc sử
dụng phương pháp cũ.
Tuy nhiên trong thực tế cho thấy và các giáo viên thừa nhận rằng vấn đề giáo
viên sử dụng kênh hình trong giờ học Địa Lí còn quá ít, vì mất nhiều thời gian và
công sức, mặt khác học sinh chưa quen cách học bài bằng kênh hình, cũng như
chưa biết cách sử dụng. Điều này thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2 - Ý kiến của giáo viên về việc sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học
Kiểm tra bài cũ Bài mới Củng cố Tất cả các khâu
SL % SL % SL % SL %
2 7,69 14 53,84 7 26,92 3 11,55
Như vậy qua bảng thống kê ở trên ta thấy việc sử dụng kênh hình trong quá
trình dạy học thì ở khâu bài mới được sử dụng nhiều chiếm 53,84%, ở khâu củng
cố cuối bài chiếm 26,92%. Còn lại ở khâu kiểm tra bài cũ và sử dụng tất cả các
khâu chiếm tỉ lệ nhỏ.
Trong khâu giảng bài mới, được giáo viên sử dụng nhiều vì trong quá trình
giảng bài mới có nhiều cơ hội cho việc sử dụng kênh hình, đồng thời truyền thụ
kiến thức theo một hệ thống chặt chẽ với các mối liên hệ cụ thể nhất định, qua đó
giờ học sinh động và hứng thú hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
7.2. Đối với học sinh
- Giờ học địa lí sẽ trở nên sinh động, hứng thú hơn. Học sinh đỡ nhàm chán,
căng thẳng do sự thay đổi trạng thái tâm lý trong giờ học. Học sinh tích cực động
não sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn. Tránh được lối ghi nhớ máy móc, nặng nề
những kiến thức mang tính giáo khoa, lí thuyết.
- Học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ tái hiện kiến thức qua kênh hình trực quan, nên
nội dung kiến thức được khắc sâu hơn.
- Đối với việc tự học bài cũ, làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh độc lập làm việc và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, kỹ năng xây dựng và sử dụng kênh hình của học sinh còn hạn chế,
nhiều em còn lúng túng và gặp khó khăn vì chưa quen.
PHẦN NỘI DUNG
1. QUAN NIỆM VỀ KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ.
Trong chương trình Địa Lí THPT, kênh hình có một vai trò quan trọng đối với
việc dạy và học. Điều đó được thể hiện ở chỗ kênh hình vừa có tính trực quan cao
vừa diễn giải logic các sự vật tự nhiên và kinh tế - xã hội. Chính vì việc khai thác
tốt kênh hình trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh dễ dàng nhận thức được các sự
vật, hiện tượng Địa Lí, thiết lập được các mối quan hệ nhân quả từ nội dung bài
học.
2. CÁC LOẠI HÌNH, TRANH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 10.
2.1 Các loại hình bao gồm:
- Các hình vẽ, sơ đồ (gồm các sơ đồ có nguồn gốc từ tài liệu bản đồ hoặc sơ
đồ không có nguồn gốc từ tài liệu bản đồ), lược đồ, bản đồ và các sản phẩm của
khoa học bản đồ để bàn hoặc treo tường.
- Các loại hình trong sách giáo khoa trình bày sự phân bố không gian và các
mối quan hệ của đối tượng, hiện tượng được đề cập đến trong sách giáo khoa mà
thầy và trò học tập, nghiên cứu. Tùy từng qui mô nghiên cứu và tính chất của các
đối
tượng, hiện tượng mà hình được vẽ theo một tỉ lệ nhất định tương ứng với nội
dung
địa lí cần biểu hiện.
- Dựa vào tính chất của các hình và cách sử dụng mà chia ra:
+ Các sơ đồ có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ, các lược đồ và bản đồ treo
tường hoặc để bàn.
+ Các sơ đồ không có nguồn gốc tài liệu từ bản đồ, các sơ đồ grap và các sơ
đồ khác nhìn gần hoặc nhìn xa.
+ Các hình vẽ không theo tỉ lệ, trình bày các mối quan hệ không gian
hai
chiều, ba chiều, các mối quan hệ thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai của
các
đối tượng, hiện tượng; các hình vẽ treo tường hay để bàn.
Khi sử dụng các hình vẽ nên phối hợp giữa chúng, phối hợp giữa hình vẽ
với
các tranh ảnh và bảng biểu dùng trong chương trình địa lí 10.
2.2 Các loại tranh ảnh và bảng biểu
Nhận rõ được vai trò to lớn của tranh ảnh và bảng biểu, nước ta và nhiều
nước khác đã có quy định số lượng tranh ảnh và bảng biểu cho từng chương trình
địa lí. Các loại tranh ảnh treo tường hoặc để bàn.
Các loại bảng biểu bao gồm: bảng biểu minh hoạ, sơ đồ, đồ thị, mặt cắt,
biểu
đồ, số liệu thống kê nằm ở trong sách giáo khoa hay treo ở trên tường
dùng cho
giáo viên giảng dạy.
Trong sách giáo khoa địa lí 10, tranh ảnh và bảng biểu cũng có đủ loại như
đã trình bày ở trên. Song mỗi loại có cách khai thác riêng hoặc khai thác kết hợp
với bản đồ, với hình vẽ, với biểu đồ, sơ đồ, mặt cắt phục vụ từng bài học địa lí.
3. MỘT SỐ VÍ DỤ PHỐI HỢP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG
PHẦN
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 PHẦN TỰ NHIÊN (cơ bản)
VÍ DỤ 1. Bài 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ
CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
1. Khi giảng mục I.1. Vũ Trụ. Giáo viên có thể sử dụng hình 5.1 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Hình 5.1
Đây là hình ảnh thể hiện vị trí của Mặt Trời trong vũ trụ bao la, vô tận. Vũ Trụ
là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thên hà là một tập hợp của rất
nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi….)
Qua hình 5.1, chúng ta thấy hệ Mặt Trời chỉ là 1 chấm sáng trong hàng tỉ
chấm sáng trong Dải Ngân Hà.
b) Phương pháp sử dụng
Khái niệm "Vũ Trụ", học sinh đã được học, ở đây giáo viên cần hướng dẫn
học sinh kết hợp quan sát ảnh và kiến thức đã học để nắm được nội dung cơ bản
của khái niệm này.
– Mặt Trời chỉ là 1 ngôi sao trong rất nhiều ngôi sao (hàng tỉ) trong Dải
Ngân Hà.
– Bằng kiến thức đã học, giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại: Trái Đất của
chúng ta là một khối cầu vĩ đại, nhưng Mặt Trời còn lớn hơn rất nhiều.
– Từ đó các em có thể hình dung cụ thể về sự bao la, vô cùng vô tận của
Vũ
Trụ.
- Qua hình 5.1, giáo viên dẫn dắt hoặc đặt câu hỏi phát vấn để học sinh rút ra
được nhận xét: Mặt Trời trong Dải Ngân Hà chỉ như là một hạt cát trong sa mạc
mênh mông.
2. Khi giảng mục I.2. Hệ Mặt Trời. Giáo viên có thể sử dụng hình 5.2 SGK
(cơ
bản)
a) Nội dung
Hình 5.2
1- Thủy tinh; 2- Kim tinh; 3- Trái đất ; 4- Hỏa tinh; 5- Mộc tinh; 6-Thổ tinh; 7- Thiên
vương tinh; 8- Hải Vương tinh
Hình 5.2 thể hiện các hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời gồm có: Mặt
trời ở trung tâm, các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí. Hệ
Mặt Trời gồm có 8 hành tinh.
Các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo hình êlíp xung quanh Mặt Trời theo
hướng từ tây sang đông.
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 5.2 kể tên các hành tinh trong Hệ
Mặt Trời và xác định vị trí Địa Lí trong toàn Hệ Mặt Trời. Sau đó giáo viên
hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi giữa bài: Quan sát hình 5.2, nhận xét về hình
dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh.
Giáo viên tổng kết đối với học sinh như phần nội dung trên. Giáo viên cần lưu
ý để học sinh nắm được: Ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời, các hành tinh
còn tự quay quanh trục với hướng ngược chiều kim đồng hồ (trừ Kim tinh và
Thiên vương tinh).
2. Khi giảng mục II.2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. Giáo
viên
có thể sử dụng hình 5.3 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Hình 5.3
Một trong những hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là
giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. Quan sát hình 5.3 ta thấy, người
ta chia Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, mỗi phần là một múi tương ứng với 1
giờ. Các địa phương nằm trong một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ
ở múi số 0 có kinh tuyến giữa đi qua đài thiên văn Greenwich được lấy làm giờ
gốc hay còn gọi là giờ quốc tế, giờ GMT. Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh
tuyến 180
0
nằm giữa múi giờ 12 được quy định là kinh tuyến đổi ngày – Đường
đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180
0
thì lùi lại
một ngày lịch và ngược lại.
Phía dưới bản đồ, dọc theo mép của khung phía nam người ta ghi các chữ số
dương (+) dùng để ghi các giờ sớm hơn giờ GMT và chữ số âm (-) dùng để ghi các
giờ muộn hơn giờ GMT. Các chữ số này cũng được ghi tương ứng với các chữ số
ghi trên phần đất có số giờ sớm hơn, muộn hơn giờ GMT ở các châu lục. Phía trên
bản đồ, người ta ghi số độ của hai múi Đông – Tây bán cầu.
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các múi giờ, đường kinh tuyến số 0 đi
qua đài thiên văn Greenwich; đường kinh tuyến đổi ngày (180
0
). Sau khi học sinh
xác định được các kinh tuyến quan trọng. Giáo viên yêu cầu học sinh tên của một
số địa phương có giờ sớm hơn giờ GMT và các địa phương có giờ muộn hơn giờ
GMT.
Để khắc sâu kiến thức cho học sinh, giáo viên có thể kết hợp với các bài tập
tính giờ minh họa để các em biết được nội dung kiến thức đã trình bày trong SGK.
VÍ DỤ 2. Bài 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI
CỦA TRÁI ĐẤT
1. Khi giảng mục I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. Giáo viên
có
thể sử dụng hình 6.1 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Hình 6.1
Trái Đất khi chuyển động xung quanh Mặt Trời, tạo cho chúng ta cảm giác
như Mặt Trời di chuyển. Nhưng trên thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là
Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động được gọi là
chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Hình 6.1 biểu hiện đường đi của
tia nắng mặt trời chiếu thẳng góc xuống bề mặt Trái Đất (Mặt Trời lên thiên đỉnh).
Trên biểu đồ hình 6.1 trục tung biểu hiện từ 23
0
27’N đến 0
0
và 23
0
27’B tương
ứng với các kinh tuyến, các chí tuyến và xích đạo. Trục hoành biểu hiện từ tháng I
đến tháng XII. Đường biểu diễn mang tính ước lệ, song phản ánh diễn biến của tia
nắng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống bề mặt đất khi Trái Đất chuyển động xung
quanh Mặt Trời.
Thông qua hình 6.1 chúng ta nhận thấy khu vực nội chí tuyến có hiện tượng
Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần; tại 2 chí tuyến (Bắc và Nam) mỗi năm chỉ
có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh; khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt
Trời lên thiên đỉnh.`
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK và dựa vào hình 6.1 xác định
những khu vực trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần,
khu vực chỉ có Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần.
Giáo viên tổng kết và giải thích nguyên nhân chuyển động biểu kiến cho học
sinh.
2. Khi giảng mục II. Các mùa trong năm. Giáo viên có thể sử dụng hình 6.2
SGK
(cơ bản)
a) Nội dung
Hình 6.2
Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo với trục nghiên không đổi nên đã sinh
ra hiện tượng mùa trong năm. Hình 6.2 thể hiện vị trí đặc biệt của Trái Đất trên
quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời. Quan sát hình 6.2, chúng ta thấy được
ở bán cầu Bắc, theo dương lịch có 4 mùa: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa
đông.
+ Mùa xuân kéo dài từ ngày 21/3 đến ngày 22/6.
+ Mùa hạ kéo dài từ ngày 21/6 đến ngày 23/9.
+ Mùa thu kéo dài từ ngày 23/9 đến ngày 22/12.
+ Mùa đông kéo dài từ ngày 22/12 đến ngày 21/3.
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 6.2 và xác định 4 vị trí đặc biệt trong
năm của Trái Đất khi chuyển động biểu kiến của Mặt Trời và điền các thông tin
vào bảng sau:
Thời gian các mùa trong năm của hai nữa bán cầu
Bán cầu Bắc Bán cầu Nam
Mùa
xuân
Mùa hạ Mùa thu Mùa
đông
Mùa
xuân
Mùa hạ Mùa thu Mùa
đông
3. Khi giảng mục III. Ngày đên dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Giáo viên có thể
sử
dụng hình 6.3 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Hình 6.3
Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời sinh ra hệ quả là ngày đêm dài
ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Quan sát hình 6.4 chúng ta thấy hình vẽ biểu hiện 2
vị trí đặt biệt của Trái Đất trên quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời, đó là
ngày 22-6 và ngày 22-12.
Bề mặt Trái Đất thể hiện bằng một hình tròn. Phần được Mặt Trời chiếu sáng
(màu trắng) là ban ngày, phần không được Mặt Trời chiếu sáng (màu đen) là ban
đêm. Khoảng thời gian ban ngày và ban đêm tại 1 thời điểm bất kì trên bề mặt Trái
Đất được thể hiện bằng những đoạn thẳng vẽ từ điểm đó và song song với đường
xích đạo thuộc phần màu trắng hoặc màu đen. Quan sát hình ta thấy:
Ngày 22-6 (Hạ chí) Ngày 22-12 (Đông chí)
Xích đạo Ngày, đêm dài bằng nhau Ngày, đêm dài bằng nhau
Chí tuyến Bắc Ngày dài hơn đêm Ngày ngắn hơn đêm
Vòng cực Bắc Ngày dài 24 giờ Đêm dài 24 giờ
Chí tuyến Nam Ngày ngắn hơn đêm Ngày dài hơn đêm
Vòng cực Nam Đêm dài 24 giờ Ngày dài 24 giờ
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm rõ các đối tượng thể hiện trên hình 6.3:
Trục Trái Đất, đường phân chia sáng tối, tia sáng Mặt Trời, các vĩ tuyến, kí hiệu
ngày đêm.
Giáoviên y êu c
ầuhọc si n h m ôtả s
ựchi ế u sáng của M
ặtTrờit r ê n Trái Đ ấtvào
ngày 22-6 và 22-12, từ đó giải thích nguyên nhân và rút ra kết luận về hiện tượng
ngày đêm dài ngắn theo màu và theo vĩ độ.
VÍ DỤ 3. Bài 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT KHÔNG KHÍ TRÊN
TRÁI ĐẤT
1. Khi giảng mục II.1. Bức xạ và nhiệt độ không khí. Giáo viên có thể sử dụng hình
11.2 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Mặt Trời là một ngôi sao phát sáng khổng
lồ, nguồn năng lượng Mặt Trời được tỏa đi
các hướng trong không gian. Hình 11.2 minh
hoạ sự phân phối năng lượng Mặt Trời hướng
tới Trái Đất. Nguồn năng lượng được phân bố
như sau.
– 30% phản hồi vào không gian.
– 19% khí quyển hấp thụ.
– 47% bề mặt Trái Đất hấp thụ.
– 4% tới bề mặt Trái Đất rồi bị phản hồi
vào không gian.
b) Phương pháp sử
dụng
Hình 11.2
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 11.2 và yêu cầu học sinh trình bày
sự phân phối bức xạ Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất với câu hỏi là:
Dựa vào hình 11.2, em hãy cho biết nguồn bức xạ từ Mặt Trời đến bề
mặt
Trái Đất được phân phối như thế nào?
Sau khi học sinh trình bày giáo viên cần nhấn mạnh nguồn bức xạ từ Mặt
Trời đến Trái Đất, thì khí quyển trực tiếp hấp thụ chỉ được 19%; nhưng bề mặt
Trái Đất hấp thụ được 47%, lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất hấp thụ được lại toả
vào khí quyển.
Như vậy nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt
của bề mặt Trái Đất được Mặt Trời đốt nóng.
2. Khi giảng mục II.2.b. Phân bố theo lục địa và đại dương. Giáo viên có thể
sử
dụng hình 11.3 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Sự phân bố nhiệt trên Trái
Đất là không đồng đều đó có thể
do vị trí ở gần hay xa đại dương.
Trên bản đồ hình 11.3, biểu
hiện biên độ nhiệt độ thay đổi
theo
vị trí gần hay xa đại
dương. Các
địa điểm dọc theo vĩ
tuyến 52
0
B,
lần lượt từ đại dương
vào sâu trong
lục địa: Va-len-xi-a
(9
0
C); Pô-dơ-
nan (21
0
C); Vac-
xa-va (23
0
C);
Cuốc-xcơ (29
0
C).
b) Phương pháp sử dụng
Hình 11.3
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét sự thay đổi biên độ nhiệt từ biển vào
lục địa. Giáo viên dùng câu hỏi gợi ý:
- hãy cho biết sự thay đổi của biên độ nhiệt ở vĩ tuyến 52
0
B.
- Giải thích sự thay đổi của biên độ nhiệt ở các địa điểm trên hình 11.3. Giáo
viên gợi ý cách giải thích nguyên nhân về sự thay đổi biên độ nhiệt và tổng kết
nhấn mạnh với học sinh về sự thay đổi biên độ nhiệt giữa lục địa và đại dương.
3. Khi giảng mục II.2.c. Phân bố theo địa hình. Giáo viên có thể sử dụng hình
11.3
SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Sự phân bố nhiệt độ không
khí trên Trái đất phụ thuộc vào
nhiều nhân tố, một trong những
nhân tố đó là yếu tố địa hình.
Hình 11.4 minh hoạ sự đốt
nóng của bề mặt Trái Đất
phụ
thuộc vào độ dốc và
hướng
phơi của sườn núi. Ảnh
vẽ một
Hình 11.4
đỉnh núi, với độ dốc của sườn bắc và sườn nam khác nhau. Tia sáng Mặt
Trời
chiếu đến được biểu diễn bằng những mũi tên màu đỏ.
Tại hai sườn khác nhau và tại các điểm khác nhau trên cùng một sườn núi,
ta
thấy góc nhập xạ (góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời và mặt đất) khác nhau.
Từ
sườn núi phía bắc lên đỉnh núi và xuống sườn phía nam có các điểm với trị số
góc
nhập xạ là: 46
o
, 30
o
, 0
o
, 90
o
, 70
o
. Do góc nhập xạ khác nhau như vậy nên
sự đốt
nóng bề mặt Trái Đất cũng khác nhau. Mức độ đốt nóng được biểu hiện
bằng độ
dày của lớp được đốt nóng (tô màu đỏ). Như vậy ta thấy góc nhập xạ
càng lớn thì
mức độ đốt nóng và lượng nhiệt nhận được càng lớn.
b) Phương pháp sử dụng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình 11.4 bao
gồm: góc nhập xạ, mức độ đốt nóng của hướng phơi….Từ đó yêu cầu học sinh
nhận xét mối quan hệ giữa hướng phơi với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được.
- Giáo viên tổng kết và hướng dẫn học sinh trả lời như phần nội dung trên.
VÍ DỤ 4. Bài 12: PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH
1. Khi giảng mục I.1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất. Giáo viên có thể sử
dụng
hình 12.1 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Hình 12.1 thể hiện các đai khí áp và gió trên Trái
Đất, cụ thể như sau:
- Về mặt khí áp: Do tỉ trọng không khí có sự khác
nhau ở các nơi trên Trái Đất nên khí áp cũng có sự
khác biệt giữa các nơi. Trên Trái Đất, từ cực Bắc đến
cực Nam hình thành 7 vành đai áp cao và áp thấp xen
kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
+ Đai áp thấp xích đạo hình thành ở vùng xích
đạo.
Hình 12.1
+ Hai đai áp cao chí tuyến hình thành ở khoảng vĩ tuyến 30
o
B và 30
o
N.
+ Hai đai áp thấp ôn đới hình thành ở khoảng vĩ tuyến 60
o
B và 60
o
N.
+ Hai đai áp cao cực, hình thành ở vùng cực Bắc và cực Nam.
- Một số loại gió chính được thể hiện trên hình 12.1 như sau:
+ Gió Mậu dịch: thổi từ hai vùng áp cao chí tuyến về vùng áp thấp xích đạo;
hướng đông bắc ở bán cầu Bắc, hướng đông nam ở bán cầu Nam.
+ Gió Tây ôn đới: thổi từ hai vùng áp cao chí tuyến về hai vùng áp thấp
ôn
đới; hướng tây bắc ở bán cầu Bắc, hướng tây nam ở bán cầu Nam.
+ Gió Đông cực: phạm vi hoạt động từ hai cực tới vĩ tuyến 60
o
B và 60
o
N
; hướng thịnh hành là hướng đông.
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 12.1 và trả lời câu hỏi:
- Nêu sự phân bố của các đai khí áp cao và khí áp thấp trên thế giới. Em có
nhận xét gì về sự phân bố này? Hãy giải thích về sự phân bố đó.
- Kể tên và xác định hướng của một số loại gió chính trên Trái Đất.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời theo phần nội dung gợi ý trên.
2. Khi giảng mục II.3. Gió mùa. Giáo viên có thể sử dụng hình 12.2 và 12.3
SGK
(cơ bản)
a) Nội dung
Trên lược đồ hình 12.2 biểu hiện các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7. Về
mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới dịch lên phía bắc Xích đạo. Các cao áp ở bán cầu
Nam hình thành trên dọc chí tuyến nam, còn các cao áp ở bán cầu Bắc thì hình
thành ở phía bắc chí tuyến bắc. ở bán cầu Bắc còn hình thành các hạ áp như hạ
áp Bắc Mĩ, bắc Đại Tây Dương, bắc Thái Bình Dương.
Hình 12.2
Trên lược đồ hình 12.3 thể hiện các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1. Về
mùa đông, các khu áp cao phân bố dọc theo chí tuyến Bắc Nam và các cao áp
cực lục địa Âu Á, Bắc Mĩ được hình thành xen lẫn với các hạ áp dọc theo
chí tuyến Nam (phần lục địa Nam Mĩ, Nam Phi, Ô -xtrây -li-a) và vòng cực
Bắc. Dải hội tụ nhiệt đới dịch xuống phía nam Xích đạo. ở bán cầu Bắc, gió tín
phong thổi từ cao áp cận chí tuyến về khu vực Xích đạo bị lu mờ do gió thổi
mạnh từ các cao áp cực lục địa về Xích đạo cùng hướng gió mùa đông bắc với
gió tín phong.
b) Phương pháp sử
dụng
Hình 12.3
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ hình 12.2 và 12.3 xác định các
khu vực áp cao, áp thấp trong từng tháng (tháng 7, tháng 1), ranh giới hoạt động
của dải hội tụ nhiệt đới.
Sau khi học sinh xác định vị trí các khí áp, giáo viên gợi ý học sinh giải thích
nguyên nhân của sự thay đổi các khí áp thheo mùa trong năm.
3. Khi giảng mục II.4.a. Gió biển, gió đất. Giáo viên có thể sử dụng hình 12.4
SGK
(cơ bản)
a) Nội dung
Hình 12.4
- Ban ngày ở lục địa ven bờ, mặt đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước
ven bờ nên áp suất thấp hơn, trong khi đó mặt nước ven biển mát hơn do nóng lên
chậm hơn (hấp thu nhiệt chậm và có sự truyền nhiệt xuống sâu) nên có áp suất cao
hơn. Gió thổi từ biển (áp cao) vào đất liền (áp thấp) gọi là gió biển.
- Ban đêm đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn, nhiệt độ hạ xuống thấp hơn vùng nước
biển ven bờ, do vậy có áp suất cao hơn. Gió thổi từ đất liền (áp cao) ra biển (áp
thấp) gọi là gió đất.
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hai hình ảnh của hình 12.4 và cho biết
thời gian hoạt động của các loại gió, hướng gió. Sau khi học sinh mô tả được nội
dung của hai hình ảnh của hình 12.4, giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu nguyên
nhân hình thành loại gió đất và gió biển như phần nội dung trên.
4. Khi giảng mục II.4.b. Gió fơn. Giáo viên có thể sử dụng hình 12.5 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Gió fơn là một loại
gió địa phương. Xuất
hiện khi luồn gió thổi
qua một dãy núi chắn
ngang. Hình 12.5 minh
họa hoạt động của gió
fơn. Trong hình, sườn
núi phía tây là sườn đón
gió, sườn đông là sườn
khuất gió.
Hình 12.5
Gió ẩm thổi tới từ hướng tây, gặp núi chắn lại, gió vượt núi, càng lên cao
nhiệt
độ càng giảm (từ 22
o
C ở chân núi xuống 7
o
C ở đỉnh núi). Nhiệt độ giảm,
mây hình
thành và gây mưa ở sườn núi đón gió. Khi gió thổi sang sườn núi
bên kia (sườn
đông), hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ lại tăng lên theo tiêu
chuẩn không khí khô
khi xuống núi; tăng từ 7
o
C (đỉnh núi) lên 32
o
C (chân núi).
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên mô tả các thông tin qua hình 12.5, sau đó yêu cầu học sinh trả lời
các câu hỏi giữa bài:
+ Dựa vào hình 12.5, hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây và sườn đông
khác nhau như thế nào?
+ Khi gió lên cao nhiệt độ giảm đi bao nhiêu độ/1000m, khi xuống thấp nhiệt
độ không khí tăng lên bao nhiêu độ/1000m?
Sau đó giáo viên dẫn dắt để học sinh nêu được một cách khái quát về gió
fơn
(hay hiện tượng fơn) - là gió vượt núi, lên cao nhiệt độ giảm, gây mưa ở
sườn núi
đón gió; khi gió vượt sang sườn núi bên kia thì độ ẩm giảm, không khí
trở nên khô
và nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi.
Cần liên hệ với
bản đồ khí hậu Việt Nam để giải thích hiện tượng gió Lào ở nước
ta.
VÍ DỤ 5. Bài 13: NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA
1. Khi giảng mục II.1. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ. Giáo viên có
thể
sử dụng hình 13.1 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ. Hình 13.1 minh họa rõ nhận định
này. Quan sát hình 13.1 chúng ta thấy:
- Khu vực xích đạo có lượng mưa cao nhất (1000 – 1700mm/năm) do khí áp
thấp, nhiệt độ cao, khu vực này có diện tích đại dương và rừng xích đạo lớn nên
nước bốc hơi nhiều.
- Hai khu vực chí tuyến mưa ít (200 – 700mm/năm) do khí áp cao, diệm tích
lục địa lớn.
- Hai khu vực ôn đới lượng mưa trung bình (500 – 1000mm/năm) do có khí áp
thấp, chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.
Hai khu vực địa cực có lượng mưa ít nhất (< 200mm/năm) do áp cao, nhiệt độ
không khí rất thấp nước khó bốc hơi để ngưng tụ thành mây.
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét sự phân bố lượng mưa theo vĩ độ theo câu
hỏi gợi ý trong bài. Sau đó hướng dẫn học sinh giải thích nguyên nhân của sự phân
hóa không đều ở từng vĩ độ khác nhau như phần nội dung trên.
1. Khi giảng mục II.2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại
dương.
Giáo viên có thể sử dụng hình 13.2 SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Ngoài sự phân bố không đều theo
vĩ độ, lượng mưa còn phụ thuộc vào
các nhân tố khác như vị trí gần hay xa
đại dương. Hình 13.2 minh họa rõ sự
phân hóa này. Quan sát hình chúng ta
thấy, ở các khu vực có lượng mưa lớn
thường tập trung ở vùng ven biển,
chẳng hạn như khu vực Đông Nam Á
lượng mưa trung bình năm lên tới từ
1000mm đến trên 2000mm/năm.
Ngược lại, các khu vực càng xa đại
Hình 13.2
dương lượng mưa càng thấp dần điển hình như ở các vùng trung tâm lục địa Ô-
trây-li-a. Bắc Phi, Trung Á lượng mưa chỉ đạt trung bình dưới 200mm/năm.
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát phần chú giải, sau đó nhận xét về sự
phân bố lượng mưa của các khu vực trên thế giới dựa vào đặc điểm vị trí địa lí gần
hay xa đại dương.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng yêu cầu học sinh quan sát hình 13.2 và trả lời câu
hỏi giữa bài: Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích
tình hình phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 40
0
B từ Đông sang Tây.
- Lượng mưa ở bờ đông lớn hơn bờ tây ở lục địa Bắc Mĩ và bờ tây lớn hơn bờ
đông ở lục địa Á-Âu. Do bờ đông ở Bắc Mĩ và bờ tây ở Á-Âu chịu ảnh hưởng của
dòng biển nóng, còn bờ kia chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
- Càng vào sâu trong các lục địa, lượng mưa càng giảm do tính chất lục địa
tăng và ảnh hưởng của biển giảm.
VÍ DỤ 6. Bài 16: SÓNG. THỦY TRIỀU. DÒNG BIỂN
1. Khi giảng mục II. Thủy triều. Giáo viên có thể sử dụng hình 16.1; 16.2;
16.3
SGK (cơ bản)
a) Nội dung
Hình 16.1 thể 4 vị trí
đặc biệt của Mặt Trăng
trên quỹ đạo chuyển
động quanh Trái Đất:
- Vị trí 1: Không
trăng (Mặt Trăng nằm
trên
đường thẳng nối
Trái Đất và
Mặt Trời).
- Vị trí 3: Trăng tròn
(Mặt Trăng nằm trên
phần
kéo dài của đường
thẳng
nối từ Mặt Trời
đến Trái
Đất).
Hình 16.1
- Vị trí 2 và 4: Trăng khuyết (Mặt Trăng nằm trên đường thẳng kẻ từ tâm Trái
Đất vuông góc với tia sáng Mặt Trời).
Hình 16.2 thể hiện hai vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các
ngày “triều cường” (dao động thủy triều lớn nhất). Vào ngày “triều cường”, ở Trái
Đất sẽ thấy Mặt Trăng ở vị trí 1 không trăng và vị trí 3 trăng tròn.
Hình 16.2
Hình 16.3 thể hiện vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các
ngày “triều kém” (dao động thủy triều nhỏ nhất). Vào các ngày “triều kém” ở Trái
Đất sẽ thấy Mặt Trăng ở vị trí 2 và 4 trăng khuyết.
b) Phương pháp sử
dụng
Hình 16.3
Giáo viên hướn dẫn học sinh mô tả vị trí của chu kì tuần trăng cũng như dao
động thủy triều trong các ngày triều cường và triều kém theo các câu hỏi gợi ý
trong bài thông qua các hình ảnh minh họa.
- Dựa vào hình 16.1 và hình 16.2, hãy cho biết vào các ngày có dao động thủy
triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
- Dựa vào hình 16.3, cho biết vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất ở
Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?
Giáo viên tổng kết và ghi nhớ cho học sinh các nội dung như ở phần trên.
1. Khi giảng mục III. Dòng biển. Giáo viên có thể sử dụng hình 16.4 SGK (cơ
bản)
a) Nội dung
Hình 16.4 minh
họa sự chuyển động
của các dòng biển
nóng, lạnh trên các
đại dương . Quan sát
lược đồ, ta thấy:
- Các dòng biển
nóng chảy từ vùng vĩ
độ
thấp lên vĩ độ cao,
các
dòng biển lạnh
chảy
theo hướng
ngược lại.
- Các dòng biển
nóng và dòng biển
Hình 16.4
lạnh xuất hiện đối xứng nhau qua hai bên bờ lục địa và đại dương.
b) Phương pháp sử dụng
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sự di chuyển của các dòng biển nóng,
biển lạnh và yêu cầu dựa vào hình 16.4 để chứng minh các ý đã được nêu ra trong
bài, đồng thời cũng yêu cầu học sinh dựa vào hình 16.4 để minh họa trả lời câu hỏi
giữa bài: Chứng minh rằng có sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở
bờ Đông và bờ Tây các đại dương? Theo gợi ý sau:
Có sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ Tây các
đại dương, ví dụ:
- Ở Đại Tây Dương:
+ Khoảng 30
0
B: bờ Đông là dòng biển lạnh Ca-na-ri, bờ Tây là dòng biển nóng
Gơn-xtrim.
+ Khoảng 60
0
B: bờ Đông là dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương, bờ Tây là
dòng biển lạnh La-bra-do.
+ Khu vực Nam Đại Tây Dương: bờ Đông là dòng biển lạnh ben-gan, bờ Tây
là dòng biển nóng Bra-xin.
- Ở Thái Bình Dương:
+ Khoảng 30
0
B: bờ Đông là dòng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a, bờ Tây là dòng
biển nóng Cư-rô-xi-vô.
+ Khoảng 60
0
B: bờ Đông là dòng biển nóng A-la-xca, bờ tây là dòng biển lạnh
Bê-rinh.