NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP SỬ
DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG
VAI TRONG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
PHẦN “ CÔNG DÂN VỚI ĐẠO
ĐỨC” Ở TRƯỜNG THCS VÀ
THPT THẠNH THẮNG, HUYỆN
VĨNH THẠNH, TP CẦN THƠ
1
- Nguyên tắc sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học môn GDCD lớp 10 phần “ Công dân với đạo đức”
ở trường THCS và THPT Thạnh Thắng, Huyện Vĩnh
Thạnh, TP Cần Thơ
Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học
Trong quá trình dạy học, khi sử dụng bất kỳ một phương
pháp dạy học nào, kể cả phương pháp dạy học truyền thống
như: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề … hay các
phương pháp dạy học tích cực khác như: phương pháp dạy
học dự án, thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai… Cũng
phải cần đảm bảo mục tiêu của môn học. Nếu xa rời mục tiêu
môn học thì các phương pháp dạy học không có giá trị, không
đạt được mục đích của quá trình dạy học. Môn GDCD ở
trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm
vụ, mục tiêu giáo dục là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đức, trí, thể ,mĩ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân
cách truyền thống con người Việt Nam, xây dưng tư cách và
trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh học lên hoặc
tham gia vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp đóng vai trong
2
dạy học môn GDCD chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc mục
tiêu chung và những mục tiêu cụ thể.
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
GDCD phải đảm bảo nguyên tắc mục tiêu chung của môn
học.
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
GDCD phải đảm bảo quá trình hình thành nhân cách học sinh.
Mỗi đứa trẻ ban đầu giống như một tờ giấy trắng, chính
sự dạy của gia, nhà trường và sự tác động của xã hội từ từ
hình thành nên nhân cách của con người. Nhà trường là nơi
trẻ được giáo dục toàn diện nhất về các mặt như: trí tuệ, đạo
đức, thẩm mỹ… Trong đó môn GDCD đóng vai trò chủ đạo
cho sinh. Môn học hình thành cho các em những tri thức,
niềm tin đạo đức, từ đó hình thành nên hành vi đạo đức và
động cơ đạo đức tương ứng. Những hành động sai thường bắt
nguồn từ những quan điểm sai lệch. Chính vì vậy, ngay từ đầu
chúng ta phải hướng học sinh đến những quan điểm đạo đức
đúng đắn, phù hợp với quan điểm đạo đức của xã hội, để hình
thành nên những thói quên đạo đức tốt. Thông qua nội dung
kiến thức môn học, sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy
3
học, giáo viên là người trực tiếp phát hiện và uốn nắn những
tư tưởng sai lệch của học sinh, phân tích cho các em cái đúng
phù hợp, cái sai không phù hợp với quan niệm đạo đức của
xã hội để các em kịp thời sửa sai. Đây là nguyên tắc cơ bản,
quan trọng của môn hoc GDCD, do đó khi sử dụng phương
pháp đóng vai giáo viên phải đảm bảo mục tiêu này.
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học GDCD phải
đảm bảo việc cung cấp cho học sinh cái nhìn đúng đắn về thế
giới quan, nhân sinh quan.
Sống trong một môi trường xã hội nhìn nhận mọi vấn đề
một cách khách quan, không nhìn theo ý kiến chủ quan của
mình. Nhận thức quá trình hình thành và phát triển của thế
giới một cách đúng đắn. Tin tưởng vào sự phát triển của xã
hội, biết tránh xa những hủ tục, lạc hậu và mê tí dị đoan. Bình
tỉnh nhìn nhận từ nhiều khía cạnh trước mọi tình huống diễn
ra trong cuộc sống. Có thái độ cầu thị trong học tập, rèn luyện
và lao động sản xuất. Tránh cho học sinh những tư tưởng chủ
quan, coi thường việc nhỏ. Đây là đức tính tốt, cần thiết trong
quá trình học tập và nghiên cứu của học sinh sau này. Là con
đường để hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình sử dụng phương pháp đóng vai, khi đưa ra
4
các tình huống, các vấn đề, hình thành vai diễn cho học sinh
chúng ta phải đảm bảo bám sát vào những nôi dung trên để
tránh xa rời mục tiêu môn học, tạo điều kiện tốt nhất trong
việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh.
Sử dụng phương pháp đóng vai phải đảm bảo nguyên tắc
môn học GDCD là phương tiện hữu hiệu để giúp học sinh
hình thành kỹ năng sống.
Kỹ năng sống của học sinh là khả năng vận dụng những
kiến thức ( khái niệm, cách thức, phương pháp…) để giải
quyết một vấn đề. Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa vào cơ
sở lý thuyết. Những kiến thức mà môn GDCD đã truyền thụ
cho học chính là những cơ sở lý luận đầy đủ và mang tính
khách quan nhất. Kỹ năng quan trọng mà học sinh tiếp thu
được khi học môn GDCD là những kỹ năng như: Kỹ năng
giáo tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng quyết định, kỹ năng tiếp
nhận thông tin, kỹ năng nhận xét, kỹ năng phân tích, kỹ năng
phán đoán, kỹ năng phản hồi thông tin,… Nhờ những kỹ năng
này mà học sinh tự tin hơn trong cuộc sống, sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Sử dụng phương pháp
đóng vai trong dạy học môn GDCD là chúng ta đang trực tiếp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua những tình
5
huống có vấn đề, việc giao vai, nhận vai và diễn vai của học
sinh. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp đóng vai không
những phải đảm bảo nguyên tắc này của môn GDCD mà còn
phải phát huy và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hoàn
thiện hơn.
Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học môn
GDCD phải đảm bảo những mục tiêu cụ thể, mục tiêu xây
dựng con người Việt Nam XHCN.
Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam XHCN là đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng, năng động, sáng tạo, tích cực xây
dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN, có văn
hóa cao, phát triển toàn diện. Mục tiêu giáo dục và đào tạo trả
lời câu hỏi: Giáo dục, dạy học để làm gì? Đáp ứng yêu cầu gì
của xã hội? Môn GDCD có mục tiêu giáo dục học học sinh
THPT trở thành người công dân nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam XHCN trong thời kỳ mới. Nói cách khác, môn GDCD
có nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có
ích cho xã hội, hình thành ở các em những phẩm chất, năng
lực, nhân cách của người công dân Việt Nam trong thời kỳ
mới. Để đạt được những mục tiêu trên, đòi hỏi quá trình dạy
6
hoc, giáo dục phải hướng tới việc nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách
cho các em. Mục tiêu giáo dục theo điều 2 của Luật giáo dục
năm 2005 đã xác định: “ Đào tạo con người Việt Nam phải
phát triển toàn diện, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”… Điều 27 của Luật giáo dục cũng xác định, mục tiêu
đối với giáo dục phổ thông: “ Giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ
bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng
tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.Môn GDCD hướng vào ba mục tiêu
cơ bản sau:
+ Trang bị kiến thức công dân trên các lĩnh vực chính trị,
tư tưởng, đạo đức, kinh tế, pháp luật.
7
+ hình thành ý thức công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ,
giáo dục tinh thầ, trách nhiệm, tình cảm lành mạnh của công
dân.
+ Rèn luyện hành vi, thói quen, ý thức, tình cảm, đạo
đức phù hợp với chuẩn mực xã hội, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức đã tích lũy, giải quyết những vấn đề trong thực
tiễn cuộc sống.
Ngoài việc đảm bảo những nguyên tắc chung, khi sử
dụng phương pháp đóng vai trong dạy học GDCD nói chung,
phần “ Công dân với đạo đức” lớp 10 nói riêng, giáo viên phải
đảm bảo nguyên tắc này, để đảm bảo tốt nguyên tắc này khi
sử dụng phương pháp đóng vai giáo viên phải bám sát vào
những mục tiêu cụ thể nói trên, lấy phương pháp đóng vai là
phương tiện chủ đạo để đảm bảo và thực hiện tốt những mục
tiêu của môn học GDCD.
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
Đảm bảo nguyên tắc này trong dạy học được cho là quá
trình dạy học phù hợp với trình độ tiếp thu kiến thức mới của
học sinh, kích thích thúc đẩy và đi trước sự phát triển trí tuệ
của học sinh.
8
Đảm bảo tính vừa sức trong dạy học môn GDCD nói
chung và trong dạy học phần “ Công dân với đạo đức” nói
riêng là nguyên tắc đòi hỏi quá trình dạy học, giáo viên bộ
môn phải đảm bảo dạy học sao cho phù hợp với đặc điểm,
trình độ của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động và sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến
thức.
Những yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
Nắm được đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh. Học sinh
lớp 10, Trung học phổ thông ở lứa tuổi 15 -16, đây là lứa tuổi
thay đổi mạnh về tâm - sinh lý không chỉ có tác động đến
năng lực, thái độ, hành vi, tình cảm của HS trong quá trình
học tập mà còn tác động mạnh đến việc hình thành nhân cách
của các em. Vì vậy, mỗi giáo viên dạy môn GDCD trước hết
phải trang bị cho mình những kiến thức về tâm lý học lứa
tuổi, tâm lý học giáo tiếp … những kiến thức về giới tính để
vận dụng đánh giá đúng HS, phải kịp thời mắn bắt được tâm
tư, nguyện vọng, thái độ, tình cảm của các em. Trên cơ sở xác
định đặc điểm tâm – sinh lý của HS để từ đó lựa chọn nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh
giá sao cho phù hợp, hiệu quả.
9
Nắm được trình độ nhận thức và khả năng lĩnh hội của học
sinh. Trình độ nhận thức của học sinh ở mỗi lớp, mỗi khối lớp
cũng khác nhau. Vì vậy, trong quá trình dạy học phần “ Công
dân với đao đức”, GV cần phải tìm hiểu và đánh giá đúng khả
năng nhận thức, lĩnh hội tri thức của HS trong từng lớp học, từng
khối lớp để chọn mức độ, khối lượng kiến thức, phương pháp và
các hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá phù hợp. Nếu GV bộ
môn nắm được khả năng nhận thức, lĩnh hội tri thức của HS, từ
đó lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với trình độ của từng học sinh sẽ phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Như vậy, nếu đảm bảo được nguyên tắc này trong dạy
học môn GDCD lớp 10 phần “ Công dân với đạo đức” sẻ phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học
sinh trong quá trình nhận nhức.
- Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của người học.
Để trở thành người công dân có tài và đức, ai cũng phải
được giáo dục về tri thức và đạo đức, về quyền lợi và nghĩa
vụ của mỗi công dân, từ đó mỗi công dân tự giác thực hiện và
hành động ứng xử cho đúng . Môn GDCD lớp 10 phần “
10
Công dân với đạo đức” với tên gọi đã nói lên vị trí quan trọng
của nó trong nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường, góp
phần giáo dục học sinh bước đầu hình thành và hoàn thiện
nhân cách để trở thành người công dân hữu ích cho gia đình
và xã hội. Để làm được điều này, đòi hỏi GV giảng dạy môn
GDCD phải phát huy tính tích cực của học sinh. Những yêu
cầu của nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực của học
sinh:
Đảm bảo vận dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp
dạy học tích cực và phương pháp dạy học truyền thống trong
dạy học môn GDCD phần “ Công dân với đạo đức”. Để phát
huy cao tính tích cực học tập của học sinh phụ thuộc rất nhiều
vào cách vận dụng phương pháp của giáo viên chứ không
phải phụ thuộc vào bản thân phương pháp đó. Việc lựa chọn
và phối hợp các phương pháp dạy học được linh hoạt phụ
thuộc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nội dung bài học,
đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường,… Giáo
viên lựa chọn và vận dụng phương pháp dạy học như thế nào
để kích thích được người học hoạt động tích cực về mặt nhận
thức cũng như về mặt thực hành để học sinh tự khám phá ra
tri thức mới. Theo lý luận dạy học, về mặt nhận thức thì các
11
phương pháp hoạt động thực hành “ tích cực” hơn các phương
pháp trực quan, các phương pháp trực quan lại “ tích cực” hơn
các phương pháp dùng lời. Nhưng đối với môn GDCD nói
chung và phần “ Công dân với đạo đức” lớp 10, do đặc thù
của môn học nên việc sử dụng phối hợp các phương pháp rất
khó thực hiện. Mặt khác chúng ta không được quan niệm một
cách cứng nhắc phương pháp này tích cực hơn phương pháp
kia mà chúng ta phải trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu của từng phương pháp, từ đó chúng ta vận dụng sao cho
hiệu quả theo mục đích, khả năng của GV và HS.
Như vậy giáo viên phải nhận thức sâu sắc rằng khơi dậy
và phát huy tính tích cực của học sinh không có nghĩa là gạt
bỏ, loại trừ hay thay thế hoàn toàn một PPDH nào. Dạy học
phần “ Công dân với đạo đức” phải gắn liền với thực tiễn
cuộc sống hàng ngày của HS. Về bản chất, GDCD là môn học
giáo dục HS về cách sống và ứng sử phù hợp với các giá trị xã
hội, các chuẩn mực đạo đức, với quyền và nghĩa vụ của công
dân. Vì vậy, để dạy học phần “ Công dân với đạo đức” có hiệu
quả cần gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống hàng
ngày của học sinh. Để làm được điều này GV cần tăng cường
đưa các tình huống về đạo đức trong đời sống xã hội để học
12
sinh đóng vai, từ đó học sinh sẽ nhớ lâu hơn về hành vi và
cách ứng sử cho đúng chuẩn mực.
Dạy học phần “ Công dân với đạo đức” phải kết hợp sử
dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học. Phát huy tính tích cực
của học sinh trong dạy học phần “ Công dân với đạo đức” cần
phải gắn với các phương tiện dạy học. Trong quá trình dạy
học, GV cần lựa chọn và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các thiết
bị dạy học đã được cung cấp; Đặc biệt phải tích cực sử dụng
công nghệ thông tin để có thể tạo các cảm nhận khác nhau từ
những hình ảnh, âm thanh sống động,… Qua việc nghe, nhìn
như vậy, học sinh có thể nhận xét, so sánh, tư duy và rút ra
những kiến thức cần thiết, từ đó nâng cao tính tư duy, sáng tạo
một cách tích cực của học sinh trong học tập.
Như vậy có thể khẳng định, dạy và học phát huy được
tính tích cực là một trong những mục tiêu quan trọng chung
và cũng là một tiêu chẩn về giáo dục hiệu quả, hướng tới việc
đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT nói chung và
dạy môn GDCD nói riêng. Trên cơ sở này, môn GDCD mới
thực sự góp phần quan trọng trong việc thự hiện mục tiêu
giáo dục đào tạo đúng với vị trí và vai trò của bộ môn ở bậc
THPT. Đó là khuyến khích phát triển năng lực diễn xuất,
13
chiếm lĩnh vững chắc và vận dụng những nội dung giáo dục
cần thiết cho học sinh vào thực tế cuộc sống.
-Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Trường THCS và THPT Thạnh Thắng, Huyện Vĩnh
Thạnh, TP Cần Thơ là ngôi trường mới được thành lập, nằm
trong huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần thơ – là một huyện xa nhất
TP Cần Thơ, chủ yếu người dân sống bằng nghề nông, kinh tế
còn thấp. Học sinh đại đa số là con em nông thôn, điều kiện
vật chất còn thấp, nên các em chưa được làm quen nhiều với
phương pháp đóng vai. Học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin
khi đứng trước đám đông. Vì vậy, muốn thực hiện tốt phương
pháp đóng vai, người giáo viên phải thường xuyên quan tâm,
tìm hiểu về điều kiện, hoàn cảnh, động viên học sinh để các
em tự tin tham gia vào quá trình đóng vai, nhằm đạt được mục
tiêu của quá trình dạy học.
Mục tiêu của quá trình giáo dục phổ thông là hình thành
và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ mang đậm bản sắc nhân
cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của bộ môn cũng như
hiện thực hóa phương pháp đóng vai trong dạy học phần “
14
Công dân với đạo đức”, người giáo viên cần phải thực hiện tốt
nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.
Những kiến thức của môn GDCD ở trường THPT là
những tri thức liên quan trực tiếp đến những vấn đề đang diễn
ra trong đời sống xã hội. Vì vậy, việc giảng dạy và học tập
môn GDCD gắn liền với cuộc sống luôn biến động của xã hội,
làm cho những tri thức của bộ môn thực sự là cơ sở cho việc
hình thành nhân cách và ứng xử của học sinh là bản chất
nguyên tắc tính thực tiễn trong dạy học môn GDCD ở trường
THPT.
Những yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:
Đảm bảo tính thực tiễn vừa là yêu cầu vừa là nguyên tắc,
là phương châm trong quá trình dạy học nói chung và trong dạy
học khi sử dụng phương pháp đóng vai nói riêng. Một trong
những nguyên tắc quan trọng, có tác dụng to lớn đối với việc
dạy học phần “ Công dân với đạo đức” – môn GDCD lớp 10 là
nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, phải kết hợp chặt chẽ những
kiến thức mang tính khoa học với những vấn đề sinh động trong
thực tiễn cuộc sống, áp dụng vào bài giảng tránh rơi vào tình
15
trạng chỉ dạy “ lý thuyết suông” xa rời thực tiễn, thiếu tính
thuyết phục, gây nhàm chán cho người học.
Quán triệt nguyên tắc tính thực tiễn, nguyên tắc này
cũng xuất phát từ nguyên tắc giáo dục của Đảng là “ Học đi
đôi với hành”, giáo dục phải kết hợp với lao động và sản xuất,
nhờ trường kết hợp với gia đình và xã hội. Do đó việc giảng
dạy các bài học về đạo đức ở các môn học đặc biệt là môn
GDCD và thực hiện các hoạt động giáo dục là để học sinh
phải đạt được mục tiêu đề ra là nắm được chính xác kiến thức
đã học đến mức làm chủ được nó và sử dụng thuần thục vào
trong hoạt động nhận thức cũng như trong thực tiễn. Chỉ có
thế mới nắm vững được tri thức đặc biệt là những tri thức về
đạo đức. Trên cơ sở kiến thức đã học HS sẻ biết nhìn thẳng
vào sự vận động của xã hội để thấy được mặt tích cực và tiêu
cực của xã hội, biến những kiến thức về đạo đức đã được học
và được giáo dục qua các hoạt động giáo dục thành những
hành động và việc làm thiết thực, hướng những hành động và
việc làm đúng với chuẩn mực đạo đức.
Trong quá trình dạy học môn GDCD lớp 10 phần “ Công
dân với đạo đức” ở trường THPT, GV bộ môn phải nắm vững
và vận dụng một cách đồng bộ tất cả các nguyên tắc dạy học.
16
Mỗi nguyên tắc đều có một vị trí, vai trò nhất định và không
ngừng bổ trợ, quy định lẫn nhau. GV bộ môn cũng cần căn cứ
vào mục tiêu, yêu cầu và đặc thù của từng bài, từng khối
lượng kiến thức để vận dụng các nguyên tắc sao cho phù hợp.
Có như vậy, mới mang lại kết quả cao trong quá trình dạy học
bằng phương pháp đóng vai.
- Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng phát triển năng
lực cho học sinh.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là chủ
trương của Bộ giáo dục và đào tạo, yêu cầu việc dạy và học
phải hướng tới hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là một khái niệm
đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm hướng tới tích cực
hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người
học. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức và định
hướng bởi giáo viên; giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ,
khuyến khích học sinh nhằm tạo điều kiện cho học sinh được
học theo cách tự mình tìm hiểu, khám phá, chủ động tham gia
giải quyết kỹ năng mới “ học tập trải nghiệm sáng tạo”.
17
Thực hiện theo Nghị quyết số 88 ngày 28/11/2014 của
quốc hội về đổi mới chương trình: Mục tiêu giáo dục phổ
thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành những
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Để thực hiện tốt
mục tiêu này, giáo dục phổ thông cần: Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống
văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng
lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
phát triển khả năng sáng tạo, tự nghiên cứu, khuyến khích học
tập suốt đời. Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực nhằm phát triển ở người học năng lực sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực thực tiễn … Nghĩa là hướng
mục tiêu của quá trình dạy nhọc chuyển từ: chúng ta muốn
học sinh cần biết cái gì sang chúng ta muốn học sinh biết và
có thể làm được những gì?
Trong các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên đều
hướng tới hình thành những năng lực cần thiết cho học sinh
như : năng lực thực hành, năng lực nhận thức, năng lực giao
tiếp và ứng xử … Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các
phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức
18
trong những tình huống thực tiễn, nhằm chuẩn bị cho học sinh
năng lực giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
Phương pháp đóng vai là một trong những phương pháp
dạy học tích cực, có vị trí quan trọng trong việc hình thành
nên các năng lực cần thiết cho học sinh. Sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học môn GDCD lớp 10 phần “ Công
dân với đạo đức” phải được tổ chức theo một chủ đề đạo đức
gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp.
Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập
tạo điều kiện cho học sinh tư duy tri thức theo cá nhân và
trong mối quan hệ xã hội về học tập. Các chủ đề dạy học đóng
vai là những chủ đề thuộc từng phần, từng nội dung của môn
học GDCD, gắn với thực tiễn. Vì vậy, sử dụng các chủ đề này
góp phần hạn chế tình trang xa rời thực tiễn của môn học, rèn
luyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp.
Thông qua bài học bằng phương pháp đóng vai nhằm
hình thành ở học sinh năng lực tư duy, có ý thức vươn lên
trong học tập để có kiến thức, xác định mục đích học tập là
cho bản thân, cho gia đình và xã hội trở thành người có ích
cho cuộc sống; phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, có ý
chí vươn lên, luôn chịu khó nghiên cứu và phát huy tính sáng
19
tạo trong học tập, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm
vật chất và tinh thần cho xã hội. Nó là cơ sở để con người
được phát triển toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, làm cho
đất nước trở thành một nước văn minh, phát triển.
Như vậy, có thể nói, trong quá trình dạy học phải hướng
tới việc hình thành và phát triển năng lực cần thiết cho học
sinh, tạo điều kiện tốt nhất để các em được phát triển toàn
diện, có đủ tri thức và tự tin giải quyết những vấn đề thực tiễn
đặt ra trong cuộc sống.
- Biện pháp sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học môn Giáo dục công dân lớp 10 phần “ Công dân với
đạo đức” ở trường THCS và THPT Thạnh Thắng, Huyện
Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.
- Lựa chọn “ nội dung phù hợp” để thực hiện phương
pháp đóng vai.
Để chuẩn bị xây dựng tình huống đóng vai, giáo viên phải
lựa chọn nội dung đóng vai phải phù hợp với mục tiêu của quá
trình dạy và học. Trong chương trình GDCD lớp 10 phần “ Công
dân với đạo đức”, đặc điểm của tri thức phần này là hệ thống các
giá trị đạo đức, pháp luật, thể chế chính trị và những phương
20
hướng phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước … rất thích
hợp cho giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai – một phương
pháp dạy học tích cực.
Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào chúng ta
cũng có thể sử dụng phương pháp đóng vai trong quá trình
dạy học. Tùy vào từng bài cụ thể, giáo viên lựa chọn nội dung
đóng vai, xây dựng chủ đề, tình huống đóng vai cho phù hợp.
Từ đó, học sinh được giao nhiệm vụ đóng vai, hóa thân vào
nhân vật cụ thể, thể hiện vai diễn của mình, nếu học sinh thực
hiện tốt các vai diễn của mình sẽ làm cho nội dung kiến thức
bài học ấn tượng hơn nên được ghi nhớ sâu hơn, học sinh
hứng thú, tích cực hơn với môn học, bài giảng, giờ học sẽ
thêm phần sinh động và hiệu quả của quá trình dạy học sẽ đạt
được kết quả cao.
Khi đã chọn được nội dung đóng vai, dưới sự tổ chức
định hướng giao nhiệm vụ của giáo viên, học sinh xây dựng
kịch bản, soạn kịch bản. Kịch bản phải phù hợp, đơn giản và
dể hiểu.
21
Căn cứ vào nội dung hay chủ điểm được phân công , học
sinh nghiên cứu, phát hiện vấn đề, thảo luận đưa ra ý kiến và
lựa chọn tình huống, tiến hành xây dựng kịch bản. Xây dựng
kịch bản thể hiện ở tiến trình diễn biến, các nhân vật, nội dung
tư tưởng và lời thoại, sự hình thành kịch tính có tính xung đột,
mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn và cao trào có thể được giao
cho một người đảm nhận, sau đó đưa ra cả nhóm trao đổi,
đóng góp ý kiến và chỉnh sửa hoàn thiện. Cũng có thể kịch
bản và lời thoại sẽ được các em cùng xây dựng trên cơ sở vừa
xây dựng vừa phát hiện, chỉnh sửa, bổ sung để kịch bản được
hoàn thiện.
Nội dung được lựa chọn đóng vai, dưới sự khơi gợi dẫn
dắt vấn đề của giáo viên xây dựng kịch bản đóng vai, các em
cũng lựa chọn người đóng vai, phân vai phù hợp với vai diễn.
sau khi đã thống nhất nội dung kịch bản, phân công vai diễn:
người đóng vai chính, người đóng vai phản diện, người đóng
vai quan sát, theo dõi … Mỗi thành viên trong nhóm đều được
đảm nhiệm vị trí, vai trò và nhân vật khác nhau, sẽ có thời
gian để các em định hình thể hiện nội dung thông qua ngôn
ngữ, cử chỉ. Các em khi lên “ sân khấu”, phải thực sự là
những “ diễn viên” nhập vai nhanh, phải phát huy được óc
22
tưởng tượng, tư duy sáng tạo, linh hoạt để giải quyết các tình
huống có thể xảy ra ngay trong khi biểu diễn. Giáo viên phải
đưa ra thời gian chuẩn bị, xây dựng kịch bản là trong bao lâu?
Để các em phát huy tính tích cực, chủ động cùng tham gia
làm việc tập thể xây dựng kịch bản, lựa chọn người đóng vai
phù hợp. Trong quá trình chuẩn bị lựa chọn nội dung, xây
dựng kịch bản, phân công vai diễn, giáo viên cũng cần chú ý
đến việc chuẩn bị những phương tiện, cơ sở vật chất: trang
phục, dụng cụ đóng vai, sân khấu, màn hình … để phục vụ
cho việc đóng vai. Dựa vào nội dung chủ đề, tình huống được
lựa chọn đóng vai, đóng ở đâu, trong lớp học hay trong các
giờ ngoại khóa mà học sinh cần có sự chuẩn bị về phương tiện
đóng vai, để phục vụ cho các vai diễn để vỡ kịch tăng phần
hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của toàn bộ học sinh cùng
tham gia, tạo bầu không khí lớp học thêm phần sinh động.
Như vậy, để vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy
học phần “ Công dân với đạo đức” đạt hiệu quả cao, phải có
quá trình chuẩn bị thật chu đáo của giáo viên và học sinh,
người giáo viên phải có sự đầu tư về thời gian, kiến thức, phải
có khả năng nhận thức sâu sắc, am hiểu về phương pháp đóng
vai. Đặc biệt phải có năng lực lựa chọn nội dung đóng vai
23
“phù hợp” với khả năng nhận thức và thực hiện vai diễn của
học sinh.
- Kết hợp phương pháp đóng vai với phương pháp
thuyết trình.
PPDH thuyết trình là phương pháp giáo viên sử dụng
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ
thống thông tin về nội dung học tập. Người học tiếp thu hệ
thống thông tin đó từ người dạy và sử lý chúng tùy theo chủ
thể người học và yêu cầu của người học. Đây là phương pháp
lâu đời nhất và hiện nay vẫn là một trong những phương pháp
được sử dụng khá phổ biến. Đối với môn GDCD, nó giữ vai
trò quan trọng. Trong thời gian ngắn với PPDH thuyết trình
GV có thể cung cấp cho HS một khối lượng tri thức lớn và
học sinh có thể lĩnh hội khối kiến thức đó một cách có hệ
thống theo một logic chặt chẽ. Đây là PPDH dễ thực hiện,
không đòi hỏi bất cứ một phương tiện nào đối với giáo viên.
Cung cấp cho HS những thông tin cập nhật, chưa kịp trình
bày trong SGK từ những nguồn tài liệu khác nhau mà học
sinh phải mất nhiều thời gian , công sức mới tim hiểu và tổng
hợp được.
24
Học phần công dân với đạo đức là phần mang kiến thức
trừu tượng, khái quát cao, khi sử dụng PPDH đóng vai làm
chủ đạo thì rất dễ không đảm bảo về thời gian, lạc đề hoặc các
vai diễn chưa thể hiện hết nội dung của bài học. Nhưng nếu
kết hợp PPDH đóng vai với PPDH học thuyết trình sẽ mang
lại hiệu quả cao hơn, khắc phục được nhược điểm của phương
pháp đóng vai. Khi sử dụng phương pháp thuyết trình GV
điều khiển HS thực hiện các vai diễn lưu loát, hướng dẫn HS
biết cách tổng hợp, khái quát những kiến thức từ những vai
diễn thành lý luận, tức hình thành và phát triển tư duy, nhận
thức khoa học cho HS.
Ví dụ: GV thuyết trình về phạm trù lương tâm, nhân
phẩm kết hợp với việc cho HS đóng một vỡ kịch về câu
chuyện giữa một cậu bé nhà nghèo nhặt được của rơi trả lại
cho chủ, với một cô gái giàu có luôn khinh khi người nghèo,
nhưng khi thấy được hành động cao quý của cậu bé nhà nghèo
kia khi trả lại tài sản cho mình thì cô gái cảm thấy lương tâm
bị cắn rứt. Từ vỡ kịch đó vừa giúp học sinh lĩnh hội tri thức
còn nhận thức được hành vi đạo đức mà bản thân cần phải đạt
được, giúp GV đạt được hiệu quả cao hơn trong GDĐĐ qua
bài học.
25