Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 4 trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.34 KB, 38 trang )

Đề tài: Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở lớp 4 trường
tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế.
1.Lí do chọn đề tài
Theo điều 27 Luật giáo dục năm 2005 đã nêu rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học:
Thứ nhất “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội công
nghiệp, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Thứ hai “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các
kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS”. Điều đó có nghĩa giáo dục toàn
diện đang là mục tiêu của giáo dục hiện nay, để làm được điều đó cần bắt đầu từ
giáo dục tiểu học để hình thành cơ sở xây dựng nhân cách trong tương lai.
Ở nhà trường tiểu học giáo dục toàn diện cho trẻ không chỉ giáo dục thông qua
hoạt động dạy học mà còn chú trọng giáo dục qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp
như : Chủ điểm giáo dục, tiết chào cờ, tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn - Đội,
hoạt động ngoại khóa….Thông qua các hoạt động đó, học sinh sẽ được rèn luyện
những hành vi đạo đức, tích lũy được nhiều “kinh nghiệm” sống. Dần dần những
hành vi, kinh nghiệm đó trở thành thói quen và nhu cầu của học sinh. Từ đó, tạo ra
những phẩm chất, kĩ năng , kĩ xảo cần thiết của xã hội cũng như tạo ra tình yêu
thương, lòng hiếu thỏa với mọi người xung quanh.
Điều đó, chứng tỏ vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất
quan trọng trong nhà trường tiểu học, là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học
tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp. Đó là sự chuyển hóa giữa giáo dục
với tự giáo dục, chuyển hóa những yêu cầu về chuẩn mực hành vi đã được quy
định thành hành vi và thói quen tương ứng.
Tại điều 40 của điều lệ trường tiểu học ban hành ngày 30/12/2010 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, đã quy định tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14
(tính theo năm). Chứng tỏ, bậc tiểu học là bậc học tiếp nối giữa trẻ con đi lên thiếu
niên. Đây là giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống của các em vì xảy ra đồng thời


những biến đổi về cả thể chất và tinh thần điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh


lí của các em. Đây còn là độ tuổi các em bắt đầu tìm hiểu thế giới xung quanh, xây
dựng tri thức đầu đời. Có nhiều em tiếp nhận rất tốt về sự thay đổi hoàn cảnh học
tập cũng như thời gian hoạt động cá nhân của các em nhưng cũng có nhiều em còn
mặc cảm, chưa thực sự thay đổi để phù hợp với môi trường học tập mới. Vì thế,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lại càng cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ
làm quen với các hoạt động tích lũy dần dần những kinh nghiệm thực tiễn của cuộc
sống giúp hình thành những nhân cách đầu đời.
Đối với học sinh tiểu học người ta vẫn nói đến mối quan hệ giữa học và chơi,
chơi và học. Vì vậy, ngoài học tập nhu cầu chơi là vô cùng cần thiết với các em:
học để vui chơi, vui chơi để tiếp thu kiến thức để học tập, học – chơi được đan xen
một cách hài hòa. Sau những giờ học căng thẳng các hoạt động ngoài giờ lên lớp
được các em tiếp nhận. Các em thích chơi, thích múa, thích hát, thích tham quan....
Nhưng dường như, vai trò và vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở
trường tiểu học chưa thực sự được chú trọng và nâng cao phù hợp với nhu cầu phát
triển của học sinh hiện nay.
Do đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở lớp 4 trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế”.
2.Mục đích
Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Vỹ Dạ rồi từ đó
đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 4 tiểu trường tiểu học Vỹ Dạ
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Thu nhập, xữ lí, phân tích, tổng hợp vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp


4.2. Tìm hiểu hoạt động giáo dục thông qua ngoại khóa của học sinh tiểu học tài
trường tiểu học Vỹ Dạ
4.3. Tìm ra nguyên nhân, phân tích ảnh hưởng của hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
5.Giả thiết khoa học
Nếu đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh
lớp 4 trường tiểu học Vỹ Dạ, thành phố Huế thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục cho học sinh lớp 4 nói riêng học sinh tiểu học nói chung giúp đạt được
mục đích giáo dục đề ra.
6.Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
Thu thập các tài liệu liên quan đến hành vi nói dối và ảnh hưởng của hành vi
nói dối đến cuộc sống. Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được phân tích, xử lí số
liệu để dễ dàng cho quá trình nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng
+ Phương pháp điều tra
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp trò chuyện
+ Phương pháp toán học

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lí luận
1.Khái niệm thuật ngữ có liên quan
1.1.Hình thức tổ chức hoạt động



Hình thức tổ chức hoạt động thường được hiểu là sự biểu hiện bên ngoài của hoạt
động. Mỗi hình thức hoạt động giáo dục là một quá trình, hiện tượng giáo dục trọn
vẹn, được tiến hành theo một trình tự xác định. Hay nói cách khác hình thức tổ
chức hoạt động là cái bên ngoài để thể hiện được nội dung giáo dục của nhà giáo
dục muốn hướng đến.
Ở trường tiểu học, hình thức hoạt động giáo dục được phân biệt theo nhiều
tiêu chí khác nhau như:
Tính chất của hoạt động: Văn nghệ, báo tường, thi “hái hoa dân chủ”….
Thành phần học sinh tham gia: Tập thể (lớp, khối lớp, toàn trường), theo tổ,
theo nhóm hay theo cá nhân.
Không gian tiến hành hoạt động: Trong lớp, trong trường, ngoài trường
Thời gian tiến hành hoạt động: Nội khóa, ngoại khóa môn học, hoạt động
ngoài giờ lên lớp…
Cho nên, giáo viên khi tổ chức hoạt động cần lựa chọn hình thức hoạt động
giáo dục phù hợp phụ thuộc vào nhiệm vụ giáo dục đặt ra, tính chất của hoạt động,
khả năng của học sinh tiểu học, điều kiện thực hiện….Ngoài ra còn có nhiều tác
động khác như trình độ giáo viên, cơ sở vật chất của nhà trường, điểm trường.
1.2. Hình thức hoạt động giáo dục ở tiểu học
Không có một khái niệm cụ thể nào về hình thức hoạt động giáo dục. Nhưng theo
như tìm hiểu hình thức hoạt động giáo dục là những biểu hiện bên ngoài của hoạt
động có mục tiêu hướng đến là giáo dục
Nên hình thức hoạt động giáo dục tiểu học là một bộ phận của hình thức
hoạt động giáo dục đó là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động có mục tiêu
giáo dục nhưng chỉ bó hẹp trong cấp tiểu học. Hình thức hoạt động giáo dục tiểu
học rất đa dạng như: Văn nghệ, báo tường, thi báo tường, tham quan, “hái hoa dân
chủ”, các trò chơi, lao động, cắm trại, vẽ tranh theo chủ điểm….
1.3. Hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức
ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là



sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn,
tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh”[1].
“Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua
hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kĩ thuật, lao động công ích, hoạt
động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui
chơi giải trí, v..v. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng
lực, sở trường…)”[2].
Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục được
tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục
cơ bản, được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà
trường; là hoạt động tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp,
nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo,
đáp ứng những yêu cầu đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức và quản lí với
sự tham gia của các lực lượng xã hội. Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt
động dạy – học trong nhà trường hoặc trong phạm vi cộng đồng. Hoạt động này
diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục,
làm cho quá trình này được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc.
2. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học
2.1.Các em luôn có sự mặc cảm
Từ bẩm sinh, các em đã mang mặc cảm Edipe. Thần thoại Hy Lạp kể rằng:
Edipe, do cuộc đời oan nghiệt đưa đẩy đã ngộ sát cha mình là Laios để lên ngôi
vua và cưới luôn mẹ Jocaste làm hoàng hậu. Các nhà tâm lí học mượn điển tích
này để diễn tả hiện tượng tâm lí bẩm sinh phổ biến nơi lứa tuổi thiếu nhi.
Các em luôn tìm sự gần gũi, yêu thương, che chở của người lớn khác phái: Bé
gái gần bố và xa mẹ, bé trai lại gần mẹ xa bố.
Từ đó cần khéo léo hướng dẫn, quan tâm, giúp các em từ từ nhận ra sự cần thiết
phải có đủ các tính cách của cả cha mẹ , ông bà, anh chị và mọi người xung quanh

tạo nên sự “bình đẳng” trong tình thương.


Người lớn không được quá khắc nghiệt hoặc thiếu quan tâm đến các em sẽ tạo
nên ấn tượng xấu có thể ám ảnh các em suốt đời. Ngược lại, cần tạo ra một sợi dây
vô hình hết sức tế nhị để gặp gỡ chính tâm hồn bé bỏng, non nớt của các em. Khi
đó, trẻ mới dễ bộc lộ một cách hồn nhiên những tâm sự, “bí mật” giúp cha mẹ hiểu
con mình nhiều hơn.

2.2. Các em tin tưởng người lớn tuyệt đối
Khi bắt đầu bước vào trường tiểu học, trẻ em không muốn chơi những đồ chơi
cũ hay không muốn nói chuyện với ông bà, cha mẹ. Trẻ em bắt đầu thích làm quen
nhiều bạn mới và những người lớn khác. Và dường như các em tự tạo một lòng tin
rất lớn đối với những người luôn quan tâm , giúp đỡ hoặc hay chiều chuộng các
em.
Hãy tránh đừng bao giờ đùa chơi với các em bằng cách xí gạt để các em mắc
lừa cho vui. Đồng thời, đừng bao giờ tạo cho các em cảm tưởng bị người lớn áp
đặt, ăn hiếp, lấn lướt, sai bảo vặt…..bằng những luật lệ mà chính người lớn chưa
chắc đã tuân thủ theo.
Do đó, thông qua các hoạt động về giáo dục, hoạt động ngoại khóa…. Người
lớn phải luôn làm gương cho các em noi theo, biết tạo ra cơ hội để gần gũi các em,
xóa bỏ mọi ngăn cách về tuổi tác và tâm lí, tổ chức cùng chơi, cùng làm việc với
các em. Đồng thời, cần kích thích khả năng giao tiếp với những bạn mới những
người hàng xóm hay đó là bạn bè của cha mẹ.

2.3. Các em ôm ấp những giấc mơ
Trẻ em rất giàu trí tưởng tượng, nhiều khi quá tin vào những điều có trong cổ
tích “công chúa-hoàng tử”, những thần thoại, bài vè…được ông bà kể, được học ở
lớp hay được mọi người truyền miệng. Từ những điều đó tạo nên những giấc mơ
rất dễ thương dù hơi phi thực tế.

Khi lớn lên một chút các em được gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người. Những giấc
mơ dần dần thay đổi, ví dụ nhiều trẻ khi được đến lớp ước sau này lớn lên mình sẽ
làm một cô giáo hay bác sĩ, họa sĩ…..Mỗi độ tuổi trẻ em lại có những ước mơ thay
đổi.


Do đó, cha mẹ không nên nghiêm cấm trẻ ước mơ hãy luôn cho các bé thỏa sức
sáng tạo. Ở một thời điểm nhất định khi trẻ đã nhận thức rõ thì lúc này chúng ta sẽ
giúp trẻ xây dựng ước mơ phù hợp, tạo động lực vươn lên trong học tập để đạt
được ước mơ của mỗi em.

2.4. Các em rất đa cảm, dễ xúc động
Tâm hồn các em còn hết sức trong sáng hồn nhiên như “trang giấy trắng”.
Ngay cả trường hợp một số em phải chịu những di chứng do sự đổ vỡ gia đình thì
chắc chắn tâm hồn các em vẵn luôn luôn đa cảm, rất dễ xúc động.
Do đó, bất cứ hành động thô bạo nào đối với chính bản thân các em, đối với các
em khác, đối với súc vật và đối với thiên nhiên đều gây tổn thương nơi các em, để
lại trong tâm lí các em vết sẹo không không bao giờ phai nhạt. Cần tránh cho các
em xem những bộ phim bạo lực, những hình ảnh bạo lực. Đồng thời, tránh tìm
sách thiếu nhi với những câu chuyện quá bi lụy hay quá tàn nhẫn sẽ tạo ra áp cảm
lớn cho trẻ.

2.5. Các em rất hiếu động
Năng lực ở độ tuổi đang tăng trưởng nơi các em luôn dồn dào. Bên cạnh đó, các
em cũng đang trải qua một cơn khủng hoảng về trí tuệ, còn gọi là khủng hoảng về
ý thức cử động.
Về mặt sinh hoạt thể lí, các em kể cả các bé gái, cần phải luôn tay, luôn chân,
chạy nhảy, leo trèo, nô đùa và hò hét thỏa thích hoặc im lặng ngồi táy máy, hì hục
nghịch phá một trò gì đó. Riêng bên nam, các em rất thích các trò đối kháng, mang
tính giao chiến và đua tranh giữa hai phe (ví dụ: kéo co, bóng đá…). Các em sẵn

sàng chơi hăng say hết mình, bởi đối với các em việc thắng thua rất quan trọng, nó
nhằm mục đích tự khẳng định cá tính cho dù các em chưa đủ lí luận cao xa gì lắm
về bản thân. Với các bạn nữ, vấn đề cũng tương tự nhưng các em đặc biệt thích các
trò chơi nhẹ nhàng hơn con trai nhưng cũng là chuyện luân phiên giành phần
thắng.
Trong thực tế, người lớn thường khó chịu, ghét sự ồn ào, náo động, lại cho rằng
các em chơi những trò quá hiếu động, ảnh hưởng đến tâm lí phát triển. Nên người
lớn thường ngăn cấm trẻ chơi đùa. Nhưng thực ra cha mẹ đã vô ý tạo nên một sức


ép cho trẻ khi trẻ muốn mà không được thực hiện, dần dần tạo nên bệnh lí nếu
không có sự thay đổi.
Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân sự việc khi trẻ quá hiếu động làm vỡ
bình hoa hay cốc nước để khuyên bảo từ từ giúp trẻ hiểu và có ý thức khi chơi.

2.6.Các em có thể trung tính đến cùng
Khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt hoặc trong một số trường hợp bất ngờ, nếu các
em được người lớn tin cậy giao phó một trách nhiệm nào đó, với lời giải thích kĩ
lưỡng và căn dặn chi tiết, các em hết sức ý thức về công việc, cảm thấy vinh dự và
hãnh diện để cố gắng chu toàn hơn cả mong đợi của người lớn. Ấn tượng sâu sắc
này sẽ theo các em suốt cuộc đời, hình thành một nhân cách khó có thể biến dạng.
Hiểu được điều này giáo viên hãy thường xuyên giao một số công việc đơn giản
trong lớp như chuẩn bị một số dụng cụ vệ sinh hay đảm nhận chuẩn bị âm thanh,
bắt nhịp và đồng ca trong các Đại Hội. Từ những điều này, giúp các em có trách
nhiệm trong công việc, tạo tính tự tin trong bản thân và giúp phát triển khả năng
giao tiếp tạo tiền đề phát triển sau này.
Đồng thời gia đình hay luôn khuyến khích những công việc của trẻ nhưng
không ép buộc trẻ phải làm hãy để trẻ tự chủ trong công việc, phát triển tính sáng
tạo trong các em. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt
động giúp trẻ phát triển được những ưu điểm và hạn chế được những mặt chưa tốt

ở trẻ tiểu học.
3. Đặc điểm của các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
tiểu học ( 5 ĐẶC ĐIỂM )
3.1.Giáo dục nhiều mặt cho học sinh khi tổ chức hình thức hoạt động ngoài giờ
Học sinh tiểu học thường nhận thức từ cụ thể rồi mới đến trừu tượng nên khi
tổ chức hình thức hoạt động nào đó, có thể đồng thời giáo dục cho học sinh tiểu
học một số mặt khác nhau của nhân cách: Đạo đức, thẩm mỹ, lao động, thể chất….
Ví dụ: Khi nhà trường tổ chức một cuộc thi nhân ngày thành lập trường không chỉ
giáo dục đạo đức cho học sinh về công ơn của thầy cô giáo, hiểu rõ được cội nguồn
nơi mình đang học tập, tình cảm của các em đối với thầy cô giáo. Đó còn giáo dục
cho các em về thẩm mỹ biết tìm ra những ý tưởng trong buổi lễ kĩ niệm thành lập


trường như tổ chức cắm trại, múa hát, nhảy dân vũ hay viết lời tri ân. Đồng thời
còn giáo dục lao động cũng như giúp học sinh học được kĩ năng, kĩ xão về tinh
thân thần đoàn kết, biết góp ý kiến tạo ra khả năng chủ động làm việc từ bị động
sang chủ động, từ rập khuôn sang sáng tạo trong mỗi thành viên của lớp.
Do đó, khi tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục, cần tính đến khả năng
giáo dục toàn diện của nó để từ đó khai thác khả năng đó sao cho có hiệu quả nhất
đối với học sinh tiểu học.
3.2. Các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gắn bó chặt chẽ với
giáo dục thông qua dạy học, với dạy học nói chung.
Có nghĩa là một mặt, giáo dục thông qua dạy học và dạy học nói chung
không những giúp học sinh tiểu học có được những tri thức, thái độ và kĩ năng cần
thiết để tham gia, thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, mà còn định hướng
cho việc tổ chức các hình thức hoạt động này. Mặt khác, hoạt động ngoài giờ lên
lớp có tác dụng vừa giúp các em cũng cố, khắc sâu, mở rộng kết quả học tập nhiều
môn học không chỉ ở những môn học trên lớp mà còn những kiến thức bên ngoài
tạo ra sự kích thích, hứng thú và điều chỉnh việc học tập của học sinh tiểu học.
Đồng thời, hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài

giờ lên lớp đều có mục đích chung là mục đích giáo dục tiểu học. Cho nên, khi tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục trong giờ
lên lớp người giáo dục cần phải khai thác mối quan hệ biện chứng giữa hai hoạt
động này để tạo nên một thể thống nhất mà trong đó, các tác động tích cực này tạo
ra sức mạnh chung trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh tiểu
học. Cần tránh hiện tượng chỉ coi trọng giáo dục qua dạy học mà coi nhẹ hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, hay ngược lại. Ngoài ra, khi giáo dục cần coi trọng vấn
đề kiến thức của học sinh bởi vì với một số trường hợp yêu cầu đặt ra quá lớn so
với trình độ học vấn của học sinh tạo ra sức ép. Vì vậy, khi giáo dục dù là hoạt
động trong giờ lên lớp hay ngoài giờ lên lớp cũng cần sự vừa sức, cân bằng.
3.3. Trong việc tổ chức các hình thức hoạt động giáo dục, vai trò của người giáo
viên là chủ đạo, định hướng, tổ chức, điều kiện hoạt động của học sinh.
Từ xưa đến nay dù giáo dục đã có những thay đổi để phù hợp hơn với nhu
cầu của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhưng dù thay đổi gì thì giáo


viên vẫn là người chủ đạo. Góp phần định hướng, tổ chức, điều kiện hoạt động của
học sinh. Còn học sinh tiểu học, tuy mức độ phát triển tập thể, khả năng tự quản,
kinh nghiệm tham gia, thực hiện, tổ chức hoạt động của các em có thể khác nhau
qua từng giai đoạn, những các em luôn là chủ thể hoạt động của mình.
Vì vậy, khi tổ chức từng hoạt động giáo dục, giáo viên cần coi trọng kết quả
giáo dục (thể hiện qua ý thức, thái độ, kĩ năng và hành vi mà các em đạt được) hơn
là kết quả hoạt động.
Ví như, khi tổ chức cho học sinh tiểu học làm văn nghệ theo chủ điểm kỉ
niệm thành lập trường. Điều quan trọng, thông qua hoạt động này học sinh học
được về giáo dục đạo đức, học sinh có những hiểu biết gì về thầy cô giáo, về nguồn
gốc lịch sử nhà trường. Từ đó, học sinh nhận biết được vai trò của nhà trường, giáo
viên để có một thái độ đúng đắn, tạo ra sự gần gũi, thân thiết ….. hình thành những
kĩ năng và hành vi liên quan …. Còn vấn đề giải thì chỉ là thứ yếu trong hoạt động
giữa các lớp trong nhà trường. Người giáo viên cần chấp nhận một thực tế là, do

các em học sinh kinh nghiệm làm và khả năng hạn chế, sản phẩm học sinh làm ra
chưa có chất lượng thật cao, hình thức thật đẹp như mong muốn, bài trình diễn
chưa thực sự tốt. Nhưng trong giáo dục, điều đó chưa thực sự quan trọng, bởi lúc
này không còn là mục đích nữa mà nó chỉ là phương tiện giáo dục học sinh, mà
điều quan trọng nhất ở đây là qua sản phẩm do chính học sinh tiểu học làm ra qua
hình thức hoạt động này, chúng ta giáo dục được gì cho học sinh thông qua các
hoạt động.
Do đó, khi tổ chức từng hình thức hoạt động giáo dục, giáo viên cần coi ý
thức, thái độ, tình cảm và kĩ năng, hành vi, thói quen về các mặt giáo dục toàn diện
(đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mỹ…) là những kết quả đáng quan tâm nhất.
Cần tránh những hiện tượng như giả mạo sản phẩm hoạt động của học sinh, bệnh
thành tích trong các cuộc thi của các em….
3.4. Hình thức hoạt động giáo dục ở tiểu học rất đa dạng
Hình thức hoạt động giáo dục ở tiểu học rất đa dạng và phong phú. Trong
đó, mỗi một hình thức, bên cạnh những đặc trưng, thế mạnh riêng của mình và
đồng thời cũng có những hạn chế nhất định. Hay nói cách khác, không tồn tại một
hình thức hoạt động giáo dục nào là vạn năng mà có thể thay thế được những hình
thức khác.


Ví dụ, hình thức hoạt động giáo dục văn nghệ chủ yếu được tổ chức nhằm giáo dục
đạo đức và giáo dục thẩm mỹ và hạn chế của hình thức này là nó hầu như ít có tác
dụng giáo dục lao động, giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học. Đồng thời, đối với
hoạt động văn nghệ chỉ có một bộ phận học sinh trong lớp tham gia được còn đa
phần các thành viên trong lớp không thể tham gia được.
Do đó, giáo viên cần thường xuyên tổ chức nhiều hình thức hoạt động giáo
dục, không được quá đề cao một hình thức nào. Cần tránh hiện tượng chỉ tổ chức
một vài hình thức hoạt động nào đó lặp đi, lặp lại từ chủ điểm này sang chủ điểm
khác, từ học kì này, năm học này sang học kì khác.
3.5. Các hình thức hoạt động giáo dục ở tiểu học có tính mềm dẻo nhất định

Đối từng hoạt động ngoại khóa khác nhau của nhà trường có thể lựa chọn
những hình thức hoạt động thích hợp với tình hình trường mình, đặc điểm địa
phương, trình độ của học sinh. Cũng theo chủ điểm giáo dục, dựa vào kế hoạch
chung của trường, các lớp học sinh có thể tổ chức các hoạt động tập thể khác nhau
ngoài những hoạt động bắt buộc theo kế hoạch của nhà trường đã đưa ra. Đồng
thời, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng trường cũng như từng thời điểm nhất
định mà nhà trường có thể đưa ra các hoạt động
Ví dụ: Trong thời điểm vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học đang rất cấp
thiết, nhà trường có thể phối hợp với các trung tâm giáo dục ở địa phương để xây
dựng được một buổi ngoại khóa cho học sinh hiểu rõ để từ đó gia đình , nhà trường
và bản thân các em nhận thức được vấn đề và từ đó thực hiện được mục đích giáo
dục đưa ra.
Lúc thực hiện hoạt động nhà trường cần xác định và lựa chọn nhiệm vụ, nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức…. phụ thuộc vào các yếu tố khách quan từ
nên ngoài và cả những yếu tố chủ quan từ phía nhà trường.
Cho nên, khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhà trường cần tránh hiện
tượng “khuôn mẫu” cứng nhắc. Cũng một chủ điểm giáo dục, nhà trường cần thay
đổi theo từng năm cũng như từng hoạt động trong mỗi chủ điểm tránh hiện tượng
lặp đi lặp lại các hoạt động sẽ gây nhàm chán, không có đổi mới cho học sinh nhất
là học sinh tiểu học các em rất muốn tìm hiểu những cái mới, cái lạ…. từ đó sẽ tạo
ra kết quả hoạt động cao.


Tóm lại, chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm của các hình thức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học để có thể xây dựng được các hình thức hoạt
động trong từng chủ điểm giáo dục khác nhau vừa phù hợp với tâm sinh lí học sinh
vừa phù hợp với mục đích giáo dục tạo ra hiệu quả của hoạt động.
4. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cơ bản ở trường
tiểu học.
Ở trường tiểu học, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ trên

lớp rất đa dạng và phong phú. Tôi dựa vào tài liệu trước đây và đặc điểm của từng
trường để đưa ra 3 hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cơ bản ở
trường tiểu học: Chủ điểm giáo dục, tiết chào cờ và tiết sinh hoạt lớp.
4.1 Chủ điểm giáo dục
4.1.1. Khái niệm
Chủ điểm giáo dục là một hình thức hoạt động giáo dục được tổ chức theo
các ngày lễ, ngày kỉ niệm nào đó của đất nước, của dân tộc. Thông thường, qua
mỗi chủ điểm, học sinh được giáo dục mối quan hệ cụ thể với những nội dung nhất
định.
Ví dụ, qua chủ điểm 22/12 ngày thương binh liệt sĩ, học sinh được giáo dục về
công ơn của các anh chiến sĩ những người đã hi sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc
cho đến ngày nay. Từ đó, giúp học sinh biết ơn, tôn trọng, giúp đỡ những người
chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh cũng như những người mẹ có công với đất
nước.
Các chủ điểm giáo dục ở trường tiểu học được xây dựng theo cấu trúc đồng
tâm – chúng được tổ chức lặp đi lặp lại từ lớp dưới lên lớp trên và càng lên lớp trên
nội dung hoạt động càng phong phú và khó dần với tri thức của các em.
Hiện nay, ở trường tiểu học các chủ điểm giáo dục ngày càng phong phú và
đa dạng có thể tổ chức nhiều chủ điểm khác nhau sao cho phù hợp những ngày kĩ
niệm lớn của đất nước cũng như của từng trường, từng địa phương…. Những chủ
điểm được tổ chức thường xuyên là “Kính trọng biết ơn thầy cô giáo” (20/11),
“Anh bộ đội Cụ Hồ” (22/12), “Ngày phụ nữ Việt Nam” (20/10)……
4.1.2. Nội dung giáo dục theo chủ điểm


Nội dung giáo dục theo chủ điểm gắn liền với tính chất của chủ điểm.
Những nội dung này có thể được chia làm 3 nhóm: Tri thức; thái độ, tình cảm và kĩ
năng, hành vi.
4.1.2.1. Tri thức
- Xuất xứ, ý nghĩa của những ngày lễ, ngày kĩ niệm.

- Những người cần được chúc mừng, tưởng nhớ kỉ niệm theo các ngày lễ,
ngày kỉ niệm đó.
- Công lao, tình cảm của những con người đó đối với Tổ quốc, đối với các
em học sinh, những chiến công, truyền thống, tấm gương tiêu biểu của học, đời
sống, lao động hằng ngày của họ….
- Trách nhiệm của học sinh về học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn, tình
cảm của những con người đó…..
4.1.2.2. Thái độ, tình cảm
- Tình cảm của học sinh tiểu học đối với các đối tượng khác nhau liên quan
đến từng chủ điểm được tổ chức.
- Những thái độ của học sinh thể hiện khi tham gia các hoạt động theo chủ
điểm.
4.1.2.3. Kĩ năng, hành vi
- Những kĩ năng tổ chức, thực hiện các hoạt động theo chủ điểm.
- Những hành vi, việc làm được học sinh thực hiện qua các mối quan hệ liên
quan đến từng chủ điểm….
Ví dụ: Theo chủ điểm ngày 20/11 có thể giáo dục cho học sinh tiểu học những nội
dung như sau.
i)Về tri thức
- Xuất xứ, ý nghĩa của ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam


- Những người cần được chúc mừng, tưởng nhớ, kỉ niệm theo ngày lễ này là
tất cả những con người đã từng đã là giáo viên, những con người đang là giáo viên
và các giáo viên tương lai.
- Công lao của những thầy cô giáo đã truyền đạt tri thức, những người “lái
đò” thầm lặng cho các thế hệ trẻ bước vào cuộc sống.
- Trách nhiệm của học sinh về học tập, rèn luyện để đền đáp công ơn và
hành trang vào đời.
ii)Về thái độ, tình cảm

- Tình cảm kính trọng, biết ơn của học sinh tiểu học đối với giáo viên dạy
mình trong các cấp học.
- Tình cảm tự hào về truyền thống “đền ơn đáp nghĩa”
- Tình cảm yêu thương, tôn trọng thầy cô giáo.
- Những thái độ của học sinh thể hiện khi tham gia các hoạt động theo các
chủ điểm.
iii) Về kĩ năng, hành vi
- Những kĩ năng tổ chức, thực hiện các hoạt động theo chủ điểm 22/11 (báo
tượng, văn nghệ, hội trại, lao động….)
- Những hành vi, việc làm được học sinh thực hiện như chăm sóc khuôn viên
trường, giúp đỡ những thế hệ giáo viên khó khăn, viết thư cho những giáo viên ở
xa….
Những nội dung trên đây được thể hiện, cụ thể hóa qua các hoạt động được
tổ chức theo chủ điểm cho học sinh tiểu học. Việc lựa chọn nội dung trên đây sao
cho phù hợp với từng trường, từng lớp phụ thuộc vào nhiều yếu tố - mức độ được
giáo dục của học sinh, khả năng, kinh nghiệm của học sinh tiểu học, các điều kiện
về cơ sở vật chất, tình hình cụ thể của địa phương…
4.1.3. Quy trình tổ chức chủ điểm giáo dục
4.1.3.1. Quy trình tổ chức chủ điểm giáo dục ở phạm vi trường


Tổ chức chủ điểm theo phạm vi trường không phải riêng cho một lớp học
sinh cụ thể mà là chung cho các lớp trong trường. Những hoạt động được tổ chức
theo phạm vi này có sự tham gia của nhiều khối, nhiều lớp và có khi là tất cả các
lớp trong trường. Các lớp không chỉ cũng nhau tham gia các hoạt động mà còn thi
đua lành mạnh với nhau tạo ra được không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi
khắp toàn trường.
Quy trình tổ chức chủ điểm theo phạm vi trường gồm 3 bước : Bước chuẩn
bị, lập kế hoạch; tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Tuy
nhiên một số bước cụ thể hóa qua tiết chào cờ

a) Bước chuẩn bị, lập kế hoạch
- Các hoạt động sẽ tổ chức: Cần xác định rõ nhưng nội dung
+ Ở phạm vi toàn trường có những hình thức hoạt động nào được tổ chức,
tính chất, nội dung, cách đánh giá từng hoạt động đó…
+ Ở phạm vi lớp, tùy thuộc vào tính chất của các khối, nhà trường sẽ phát
động, khuyết khích từng lớp học sinh thực hiện những nội dung, công việc gì…
- Người thực hiện các công việc, hoạt đông:
Cần dự kiến và phân công cụ thể về người thực hiện những công việc được tổ chức
theo phạm vi trường như:
+ Người phụ trách, theo dõi chung việc tổ chức chủ điểm giáo dục.
+ Người phụ trách và những lớp học sinh tham gia, thực hiện những hoạt
động đã dự kiến.
- Thời gian thực hiện: Cần dự kiến thời gian một cách cụ thể
+ Cho cả chủ điểm: Trong thực tiễn giáo dục, để bảo đảm tính liên tục của
các chủ điểm, thông thường chủ điểm bắt đầu vào tuần tiếp theo khi chủ điểm
trước kết thúc và kết thúc vào tuần lễ, ngày kỉ niệm hay sau đó một tuần.
+ Cho từng công việc, hoạt động cụ thể như: phát động thi đua, tổ chức, tiến
hành các hoạt động dự kiến…


- Cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức chủ điểm: Cần dự kiến cơ sở vật chất,
phương tiện cho từng hoạt động đã xác định dựa vào tính chất của ngày lễ, các hoạt
động được tổ chức, khả năng của nhà trường…
- Địa điểm tiến hành các hoạt động: Có thể nói, hầu hết các hoạt động được
tổ chức theo chủ điểm diễn ra ở nhà trường nhưng cũng có những hoạt động được
tổ chức ở ngoài nhà trường như tham quan di tích lịch sử, chăm sóc nghĩa trang liệt
sĩ….
b) Bước tổ chức thực hiện
Trước hết, nhà trường phổ biến kế hoạch tổ chức chủ điểm trước giáo viên
và học sinh và học sinh toàn trường. Khi đó, cần nêu rõ những hoạt động sẽ được

tổ chức ở các phạm vi trường và phạm vi lớp với những nội dung, hình thức, thời
gian….
Theo nội dung được triển khai những người có trách nhiệm như giáo viên,
ban cán sự lớp sẽ triển khai các hoạt động và thường xuyên báo cáo kết quả cho
nhà trường . Nhờ đó, nhà trường có thể kịp thời nắm được tình hình chung và đưa
ra những biên pháp điều chỉnh hay giúp đỡ nhằm đảm bảo cho việc tổ chức chủ
điểm có kết quả tốt đẹp. Đồng thời, nhà trường cần khuyến khích học sinh các lớp
thực hiện kế hoạch, tạo không khí thi đua khắp toàn trường.
Khi các công việc đã được chuẩn bị, thực hiện xong thì đối với các hoạt
động ở phạm vi trường cần tổ chức chúng một cách trang trọng, phù hợp với ngày
lễ - liên hoan thi văn nghê…..
c) Bước tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
Sau khi đã hoàn thành các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường cần họp
lại để tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm.
-Tính hợp lí của kế hoạch đã dự kiến.
- Sự điều hành của Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội và những giáo viên
có trách nhiệm.
- Những công việc, hoạt động được tổ chức tốt, nguyên nhân.


- Những công việc, hoạt động chưa thành công và chưa thực hiện được,
nguyên nhân.
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc tổ chức chủ điểm.
- Những lớp học sinh được khen thưởng hay phê bình.
- Dự kiến nội dung báo cáo tổng kết chủ điểm.
4.1.3.2. Quy trình tổ chức chủ điểm giáo dục ở phạm vi lớp
Quy trình này được vận dụng để tổ chức chủ điểm cho một lớp học sinh cụ
thể. Việc tổ chức chủ điểm ở phạm vi lớp vừa mang tính chất độc lập, vừa phụ
thuộc vào việc tổ chức chủ điểm ở phạm vi trường.
a)Bước chuẩn bị sơ bộ của giáo viên

Mục đích của bước này là giáo viên xây dựng được mô hình tổ chức chủ
điểm tối ưu cho học sinh lớp mình. Mô hình này mang tính chất vừa là dự kiến vừa
là định hướng cho việc lập kế hoạch, giao nhiệm vụ ở cấp kế tiếp.
- Các hoạt động sẽ tổ chức
+ Những hoạt động do giáo viên phát động
+ Những hoạt động do lớp tổ chức
- Người thực hiện các hoạt động
+ Những tổ, nhóm, cá nhân học sinh tham gia hoạt động.
+ Người phụ trách, theo dõi hoạt động.
+ Lực lượng giáo dục hỗ trợ tổ chức
Việc lựa chọn, dự kiến này phụ thuộc và nội dung và tính chất của công việc,
hoạt động, khả năng và hứng thú của học sinh, khả năng giáo dục của từng
trường…
- Thời gian thực hiện: Dựa vào thời gian dành cho cả chủ điểm và thời gian
cho từng công việc. Điều này phụ thuộc vào tính chất công việc, cũng như theo chủ
điểm, khả năng của học sinh, điều kiện thực hiện….


- Cơ sở vật chất phục vụ tổ chức chủ điểm.
Giáo viên cần căn cứ vào tính chất của từng hoạt động, điều kiện của lớp,
của trường, khả năng hổ trợ của giáo dục để dự kiến cơ sở vật chất phục vụ chủ
điểm.
- Địa điểm tiến hành các hoạt động
Những hoạt động này chủ yếu được tổ chức tại trường, tại lớp và một số
hoạt động được tổ chức ngoài trường ( thăm bà mẹ anh hùng, tham quan di tích
lịch sử….)
b) Bước lập kế hoạch, giao nhiệm vụ
Tùy thuộc vào trình độ cũng như khả năng của từng lớp mà giáo viên giao nhiệm
vụ lập kế hoạch hay gợi ý lập kế hoạch cho học sinh. Khi lập kế hoạch, học sinh
trao đổi, bàn bạc và quyết định các vấn đề sau:

- Lớp sẽ tham gia, thực hiện, tổ chức các hoạt động gì?
- Cần tổ chức, thực hiện những hoạt động như thế nào?
- Ai sẽ tham gia công việc đó?
- Khi nào thì tiến hành ? Ở đâu ?
Ngoài ra mỗi lớp sẽ bầu ra Ban chỉ huy để tổ chức, theo dõi, đánh giá, quản
lí và có những biện pháp giúp đỡ khi cần thiết. Bước này sẽ được thực hiện vào
buổi sinh hoạt lớp.
c) Bước tiến hành
Theo kế hoạch đã được định, với nhiệm vụ đã giao, các tổ nhóm, cá nhân
học sinh thực hiện công việc của mình. Trong quá trình làm luôn luôn báo cáo với
Ban chỉ huy về tiến độ, mức độ thực hiện, những thuận lợi và khó khăn, những ý
kiến đề nghị….. Từ đó Ban chỉ huy sẽ tổng kết và đưa ra những biện pháp phù
hợp.
d) Bước tổng kết đánh giá


Cũng như quy trình tổ chức chủ điểm giáo dục ở phạm vi trường cũng phải
tổng kết bao gồm:

- Những công việc, hoạt động được tổ chức tốt, nguyên nhân.
- Những công việc, hoạt động chưa thành công và chưa thực hiện được,
nguyên nhân.
- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc tổ chức chủ điểm tới.
- Những tổ, nhóm được khen thưởng hay phê bình.
Ngoài ra từ buổi tổng kết học sinh có thể nêu ra kế hoạch của chủ điểm tuần
tiếp theo.
4.2 Tiết chào cờ
4.2.1.Khái niệm:
Tiết chào cờ (còn gọi là tiết sinh hoạt dưới cờ) là hình thức sinh hoạt tập thể
chung cảu học sinh quy mô toàn trường. Nó có vị trí xác định trong thời khóa biểu(

theo “mục tiêu , kế hoạch giáo dục tiểu học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành),
được tiến hành vào thứ 2 hàng tuần.
4.2.2. Nội dung:
Tiết chào cờ có nội dung rất đa dạng và phong phú. Đó là:
-Nghi thức chào cờ.
-Nhận xét các hoạt động trong tuần một cách toàn diện.
-Phổ biến những quy định trong nhà trường, nội quy học sing.
-Phát động các phong trào thi đua (vở sạch chữ đẹp,phòng học sạch đẹp,..)
-Nhận xét, đánh giá các đợt các phong trào thi đua.
-Phổ biến các công việc trong tuần.
-Phát động thi đua theo chủ nhiệm giáo dục.


-Giao ước thi đua theo chủ nhiệm giáo dục.
-Sơ kết việc tổ chức chủ nhiệm giáo dục.
-Tổ chức hoạt động theo chủ nhiệm giáo dục.
-Tổng kết việc tổ chức chủ nhiệm giáo dục.
-Những nội dung của gióa dục cập nhật.
-Những nội dung vui chơi, giải trí (văn nghệ , đọc báo , trò chơi,..)
-Thông tin thời sự ( những vấn đè thời sự nổi bật ở địa phương, trong nước,
trên thế giới,..)
-Những nội dung mang tính chất nghi lễ ( sơ kết học kỳ, tổng kết năm
học,mít tinh kỉ niệm ngày lễ,…)
-Nhận xét tiết chòa cờ…
Trong những nội dung trên có những nội dung bắt buộc có những nội dung
là thường xuyên và có những nội dung ít khi được tổ chức. Người giáo viên cần sử
dụng một cách phù hợp và có sự thay đổi để học sinh không bị nhàm chán khi
tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4.2.3.Quy trình tổ chức tiết chòa cờ.
Tiết chào cờ đầu tuần của tiểu học phải được tổ chức theo một quy trình nhất

định.Quy trình này là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho tiết chào cờ có hiệu quả
giáo dục tốt, giúp học sinh trưởng thành hơn sau mỗi lần sinh hoạt dưới cờ.
Quy trình tổ chức tiết chòa cờ ở tiểu học gồm 3 bước: bước chuẩn bị, bước
tiến hành và bước nhận xét.Quy trình này là quá trình khép kín giữa các bước có
mốt lien quan chặt chẽ với nhau, tạo nên sự thống nhất trong việc tổ chức tiết chào
cờ.
4.2.3.1. Bước chuẩn bị
Tiết chào cờ được tổ chức cho các học sinh toàn trường, nên việc chuẩn bị
cho tiết chào cờ có nhiều lực lượng khác nhau tham gia. Trong Ban giám hiệu,
Tổng phụ trách đội, giáo viên trực tuần, Ban chỉ huy liên đội là những thành phần


giữ vai trò chủ chốt trong quá trình chuẩn bị cũng như quá trình tổ chức tiết chào
cờ nói chung.
Ban giám hiệu nên có mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục tổng thể cho
tháng, chủ điểm, học kỳ, năm.Dựa vào kế hoạch này Tổng phụ trách đội sẽ xây
dựng kế hoạch chi tiết nhằm cụ thể hóa các mục tiêu đã định. Kế hoạch chi tiết lại
được cụ thể hóa qua các tiết chào cờ ,
Trong qua trình chuẩn bị choa các tiết chào cờ, cần xác điịnhk, dự kiến
những yếu tố sau:
-Nội dung:
Nội dung của từng tiết chào cờ được chia làm 2 nhóm:
+Nội dung cơ bản( nội dung trọng tâm được ưu tiên thực hiện);
+Những nội dung khác ( là những nội dung phụ, trong đó có vui chơi, giải trí
đẻ tránh sự căng thẳng, mệt mổi nhàm chán cho học sinh tiểu học,..)
-Biện pháp thực hiện:
Biện pháp thực hiện ở đây được hiểu là trình tự các nội dung sẽ được thực
hiện trong tiết chào cờ, trong đó có chương trình của tiết sẽ diễn ra trong tiết chào
cờ.
-Người thực hiện:

Trên cơ sở nội dung chương trình đã được xác định, Ban giám hiệu cùng với
Tổng phụ tracshduwj kiến phân công người thực hiện theo từng công việc như:
Chuẩn bị cơ sở vật chất, kéo cờ, điều khiển tiết chào cờ, những nội dung đã dự
kiến( nội dung cơ bản, nội dung khác)…Trong những lực lượng tham gia tiết chào
cờ, một số trường hợp nên có lượng lượng giáo dục ngoài nhà trường như cha mẹ
học sinh, đại diện các tổ chức, đoàn thể xã hội.
-Thời gian:
Thời gian của tiết chào cờ được dự kiến theo 2 phương diện:
+Thời gian trong buổi học: Thông thương tiết chào cờ thương được tổ chức
vào ngày đầu tuần và tốt nhất nên tổ chức tiết này trước giờ học bắt đầu. Trong


những trường hợp đặc biệt ( do điều kiện thời tiết không thuận lợi,..) có thể chuyển
tiết chòa cờ vào thời điểm khác cho thích hợp:
+ Thời gian cho từng nội dung hoạt động cụ thể: ổn địn trật tự chung toàn
trường, tiến hành nghi lễ chào cờ, giới thiệu chương trình,các nội dung cơ bản, các
nội dung khác…
- Cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất của tiết chào cờ phụ thuộc vào nội dung của nó. Tuy nhiên có
thể chia cơ sở vật chất cần chuẩn bị thành 2 nhóm:
+ Những cơ sở vật chất chung cho tiết chòa cờ ( quốc kỳ, ảnh Bác,phông
màn. Bàn ghế, lọ hoa,phương tiện truyền thanh,..)
+ Những cơ sở vật chất đặc biệt riêng cho mỗi tiết chào cờ (khẩu hiệu, chào
mừng chủ điểm mới,..
- Địa điểm:
Sân trường là địa điểm tổ chức tốt nhất. Vì vậy nó cần được vệ sinh sạch sẽ
và được trang trí đẹp mắt.
Bản kế hoạch cần được thông báo cho những người có trách nhiệm để biết
và chuẩn bị cho chú đáo.
4.2.3.2. Bước tiến hành tiết sinh hoạt

Sau khi ổn định tổ chức, đội ngũ giáo viên và học sinh toàn trường đã chỉnh
tề, tư thế nghiêm túc, tiết chào cờ được bắt đầu bằng lễ chào cờ, hát Quốc ca , Đội
ca. Sau khi lễ chào cờ, người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình của
tiết, giới thiệu đại biểu rồi mời người phụ trách nội dung thứ nhất trình bày.
Từng nội dung lần lượt được thực hiện theo trình tự và thời gian đã được dự
kiến. Việc trình bày phải rõ ràng, mạch lạc, đủ nghe.
4.2.3.3. Bước nhận xét tiết chào cờ
Cuối tiết chào cờ, nên dành ít phút để nhận xét về thái độ, hành vi của học
sinh trong quá trình tiến hành tiết chào cờ và sự chuẩn bị của những người có trách


nhiệm. Việc nhận xét này thường do đại diện Ban giám hiệu hoặc Tổng phụ trách,
giáo viên trực tuần đảm nhận. Việc nhận xét cần công bằng, cụ thể, rõ ràng.
4.3 Tiết sinh hoạt lớp
4.3.1. Khái niệm
Tiết sinh hoạt là hình thức hoạt động tập thể theo phạm vi lớp. Tiết sinh hoạt
lớp có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tập thể - xây dựng mối quan hệ thân ái,
đoàn kết, tôn trọng, hợp tác giữa học sinh với nhau, hình thành cho các em những
kĩ năng tự quản, những kĩ năng tổ chức các hoạt động của mình, tạo ra dư luận tập
thể lành mạnh biết đánh giá đúng mức những ưu điểm và nhược điểm của bạn….
Khi đó, tập thể vừa là môi trường vừa là phương tiện giáo dục quan trọng.
- Hình thức hoạt động giáo dục sinh hoạt lớp có mối quan hệ chặt chẽ với
các hình thức khác, đặc biệt là hoạt động theo chủ điểm, tiết chào cờ đầu tuần.
Đồng thời, tiết sinh hoạt còn giúp học sinh bớt căng thẳng sau những ngày học mệt
mỏi.
4.3.2. Nội dung của tiết sinh hoạt lớp
Nội dung sinh hoạt lớp rất phong phú và đa dạng như:
- Phổ biến nội quy, những quy định của trường, các lớp giành cho học sinh.
- Đánh giá việc học sinh thực hiện các công việc trong tuần một cách toàn
diện như học tập, lao động, thể dục, vệ sinh….

- Nhận xét, đánh giá các mặt thi đua theo tuần, theo tháng hay theo kì.
- Phổ biến, bàn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới, tuần tới,
tháng tới….
- Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ về tham gia, tổ chức các hoạt động theo
chủ điểm.
- Sơ kết việc tổ chức các hoạt động theo chủ điểm.
- Tổ chức các hoạt động theo chủ điểm (văn nghệ, báo tường…)
- Tổng kết việc tổ chức các hoạt động theo chủ điểm.


- Những nội dung vui chơi giải trí
- Những nội dung giáo dục cấp thiết.
- Bầu ban tự quản.
- Nhận xét tiết sinh hoạt.
Nội dung các tiết sinh hoạt lớp rất uyển chuyển, mềm dẻo. Giáo viên phải
cần quản lí tốt các tiết sinh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất và phụ thuộc vào
từng vị trí của tiết trong học kì, năm học, trong từng chủ điểm để từ đó lựa chọn
nội dung phù hợp. Tránh việc có quá nhiều nội dung trong một tiết học hay có quá
ít nội dung trong tiết sinh hoạt.
4.3.3. Quy trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp
Để có được một tiết sinh hoạt lớp cũng cần được tiến hành theo các bước :
Bước chuẩn bị, bước tiến hành tiết sinh hoạt, bước nhận xét bước sinh hoạt. Việc tổ
chức tiết sinh hoạt lớp theo một quy định như vậy là một yếu tố đảm bảo sự thành
công.
4.3.3.1. Bước chuẩn bị
- Nội dung: Nội dung của một tiết sinh hoạt lớp có thể chia thành hai nhóm:
+ Nội dung cơ bản: là nội dung chủ yếu, mỗi tiết sinh hoạt cần có ít nhất một
nội dung chủ yếu và được ưu tiên mọi mặt trong việc tổ chức.
+ Những nội dung khác nhằm bổ sung cho nội dung chủ yếu và thường
mang tính giải trí, vui chơi.

- Biện pháp thực hiện:
+ Trình tự những nội dung đã xác định ở trên sẽ được thực hiện
+ Cách thực hiện từng nội dung.
- Người thực hiện:
Dựa vào tính chất các nội dung, khả năng của học sinh, cần dự kiến và phân
công : Người điều khiển, người chuẩn bị cơ sở vật chất, những người chịu trách
nhiệm từng nội dung cụ thể.


- Thời gian tiến hành
Tiết sinh hoạt lớp được thực hiện heo thời khóa biểu. Ở đây cần dự kiến
phân phối thời gian cho từng mục công việc cụ thể như ổn định lớp, giới thiệu
chương trình, nội dung cơ bản, nội dung khác….
- Phương tiện vật chất
Việc chuẩn bị phương tiện vật chất tùy thuộc vào tính chất, nội dung của tiết
như phương tiện văn nghệ sẽ khác với phương tiện trò chơi.
- Địa điểm tiến hành
Thông thường, tiết sinh hoạt được tiến hành tại lớp học, song do tính chất
của một số nội dung nên có thể tổ chức tại sân trường hay một nơi khác.
4.3.3.2. Bước tiến hành tiết sinh hoạt
Sau khi ổn định lớp người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình
của tiết sinh hoạt và sau đó giới thiệu người phụ trách nội dung thứ nhất trình bày
vấn đề như đã chuẩn bị.
Tiếp theo, từng nội dung lần lượt được trình bày và tạo điều kiện đóng góp ý
kiến của học sinh. Cần khuyến khích các em bạo dạn, tự tin trong các tiết sinh hoạt.
Ở giai đoạn đầu, khi tổ chức lớp chưa chặt chẽ, tập thể lớp chưa phát triển,
học sinh chưa có kĩ năng tự quản thì giáo viên sẽ hướng dẫn. Dần dần, giao cho các
em các công việc nhỏ và sau này học sinh sẽ quen dần và có thể tự tổ chức lớp học
trong các tiết sinh hoạt.
4.3.3.3. Bước nhận xét tiết sinh hoạt

Sau khi đã tổ chức các tiết sinh hoạt giáo viên sẽ nhận xét những mặt tốt và
mặt yếu của buổi sinh hoạt nhằm giúp cho học sinh rút được kinh nghiệm để tổ
chức các tiết sinh hoạt sau tốt hơn.
Dựa vào trình tự này có thể xây dựng được các mô hình tiết sinh hoạt lớp.
Từ đó, giáo viên cần thiết kế các tiết sinh hoạt phù hợp với điều kiện nhà trường,
địa phương và tâm sinh lí học sinh tiểu học. Đồng thời, cần có sự thay đổi nhằm
làm hứng thú cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp.


×