Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

Bài thuyết trình chủ đề Bảo tồn loài Tê Tê trước nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 31 trang )

NỖ LỰC BẢO TỒN LOÀI TÊ TÊ
KHỎI SỰ TUYỆT CHỦNG TẠI VIỆT NAM
Ngành: Sinh thái học K28
Bộ môn: Sinh học bảo tồn
Giảng Viên: TS.Nguyễn Thị Anh Đào
Học Viên: ĐỖ THỊ KIM NHỊ - 18C65007


I - GIỚI THIỆU

1.

Tê tê là loài gì? Tại sao nó lại quan trọng?

Là một trong những loài vật đẹp đẽ và vô cùng thú vị, tê tê là động vật có vú duy nhất trên thế giới có vảy. Các móng vuốt lớn và dài của chúng cho phép chúng đào
hang dưới lòng đất để trú ngụ và đào ổ kiến, mối mọt để ăn, đồng thời cũng giúp xới lên và tạo độ thoáng khí cho đất. Điều này cải thiện chất lượng dinh dưỡng của đất
và hỗ trợ cho quá trình phân hủy, cung cấp một lớp đất nền tốt cho thảm thực vật tươi tốt phát triển.

2. Tại sao lại đặt tên là “Tê tê”?
Tê tê trong tiếng Anh là “pangolin” trong tiếng Mã Lai có nghĩa là “cuộn tròn lại”. Cái tên này xuất phát từ
cơ chế phòng vệ của loài tê tê: Chúng cuộn tròn cơ thể lại thành một khối cầu khi gặp nguy hiểm. Thật không
may, chính đặc điểm này khiến loài tê tê dễ bị săn bắt hơn bởi người thợ săn chẳng cần tốn sức để bắt chúng.


3. Đặc điểm



Tê tê hay còn được gọi là “trút”, “xuyên sơn giáp”
hay “thú ăn kiến” là loài động vật có vú thuộc Bộ
Tê tê (Pholidota). Bộ Tê tê hiện nay chỉ có 8 loài


trong họ Manidae, trong đó có 4 loài sinh sống
chủ yếu ở 17 nước châu Á và 4 loài sinh sống ở 31
nước châu Phi.



Thân tê tê có vảy lớn và cứng. Chúng là loài thú ăn kiến sinh sống ở miền nhiệt đới châu Á và châu Phi. Phần lớn các loại tê tê sinh hoạt vào ban đêm, dùng khứu
giác rất thính để tìm côn trùng. Ban ngày thì cuộn tròn như quả bóng để ngủ. Ở Việt Nam có 2 loài phổ biến là tê tê vàng (Manis pentadactyla) và tê tê Java (Manis
javanica).


Khứu
giác
Nhạy
bén
Thính
giác

Nước bọt

Có chất
dính

Tìm mồi


Không có răng




Không thể nhai

Nuốt các viên sỏi/ đá



Giúp nhào trộn, nghiền nhỏ thức ăn

nhỏ

Mề (dạ dày) có các gai
keratinous



Hỗ trợ nghiền nát và tiêu hóa
mồi


Tê tê sống đơn độc và chỉ gặp nhau để giao phối và thường là một lần trong năm. Con đực đánh dấu vị trí của chúng bằng nước tiểu hoặc phân
và con cái sẽ tìm đến.

Giao phối


Mang thai 70-140 ngày

Tê tê con mềm và màu
trắng


Ở cùng mẹ trong hang 2-4 tuần


CÁC LOÀI TÊ TÊ Ở VIỆT NAM

TÊ TÊ VÀNG
Đặc điểm nhận dạng
Tê tê vàng có tai to vành thịt rõ ràng, lòng bàn chân trước không có da trơn, phần
đuôi tương đối ngắn hơn và vảy không che sống mũi, đầu ngắn và không nhọn như
đầu của tê tê Java

 Phân bố
Sống ở bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, miền nam Trung Quốc, Việt
Nam….Tại Việt Nam bản địa của tê tê vàng chủ yếu là Miền Bắc và Miền Trung
xuống Cao nguyên Lâm Viên.

Mức độ bảo tồn
Sách đỏ IUCN: Cực kì nguy cấp (CR)
Sách đỏ Việt Nam: Nguy cấp (EN)

Tên tiếng Anh

Tên khoa học

Chinese pangolin

Manis pentadactyla 


TÊ TÊ JAVA

Đặc điểm nhận dạng
Tê tê Java có đầu nhọn, tai nhỏ, vành tai gần như không có, chỉ có gờ nổi, lòng bàn
chân trước có da trơn, và vảy bọc sống mũi xuống gần sát lỗ mũi, kích thước và tỷ
lệ phần đuôi dài hơn tê tê vàng

 Phân bố
Sống ở Đông Nam Á bao gồm Thái Lan, Indonesia (các đảo Java, Sumatra, Borneo
và quần đảo Sunda nhỏ), Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia và
Singapore. Tại Việt Nam, tê tê Java sinh sống ở miền Nam trở ra đến vùng Quảng
Nam.

Mức độ bảo tồn
Sách đỏ IUCN: Cực kì nguy cấp (CR)
Sách đỏ Việt Nam: Nguy cấp (EN)

Tên tiếng Anh

Tên khoa học

Sunda pangolin

Manis javanica


II - MỐI ĐE DỌA BÊN BỜ VỰC TUYỆT CHỦNG LOÀI

1.

Lí do dẫn đến bị đe dọa


Do niềm tin vô căn cứ và phản khoa học của nhiều người dân ở Việt Nam, Trung Quốc và một
số nước châu Á như:

•.

Vảy phơi khô của Tê tê vàng (Manis pentadactyla) được gọi là xuyên sơn giáp (Squama
Manidis), theo y học dân gian thì được xem như là một loại dược liệu quý, đơn thuốc có
xuyên sơn giáp giúp trị các chứng tắc tia sữa, tràng nhạc vỡ loét, mụn nhọt, giúp bổ tuần
hoàn, tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh hay chữa được ung thư…Nhưng trên thực tế, vảy tê
tê có bản chất là keratine - chất cấu tạo nên tóc, móng tay móng chân của các loài động vật
nói chung, kể cả con người.




Các loài tê tê ở Phi lẫn Á châu đều bị con người săn bắn lấy thịt. Bên Trung Hoa thịt tê tê được coi là cao lương bổ ích trong Đông y, giúp điều hòa lưu huyết, khử
trùng và tăng lượng sữa cho sản phụ nên bán rất được giá.




Thực trạng đáng buồn là tê tê dễ được tìm thấy trên các thực đơn ở một số nhà hàng Hà Nội được bày ra trước mắt cho khách hang lựa chọn.




Ngoài ra, bào thai tê tê được cho là có công dụng tăng cường sinh lực phái mạnh…..

 Các mối đe dọa này cùng với nạn phá rừng, phá hoại môi trường sống của chúng đã làm giảm đáng kể số lượng tê tê ngày nay.



2. Thực trạng bị đe dọa tại Việt Nam



Nếu căn cứ trên ước đoán mỗi năm có khoảng 10.000 con tê tê bị săn giết và bán qua các ngả
đến hai thị trường chính là Trung Quốc và Việt Nam, thì con số thật có lẽ cao gấp 5 đến 10 lần.



Theo IUCN, số lượng tê tê vàng đã giảm đáng kể trong 15 năm qua và nghi ngờ sẽ suy giảm
tiếp tục trong vòng 15 năm tới, với tốc độ trên 50%, do đó IUCN đã liệt kê tê tê vàng vào danh
sách cực kỳ nguy cấp.




Mặc dù, phần lớn tê tê còn sống bị đưa sang thị trường Trung Quốc, một số lượng nhỏ tê tê vẫn được bán cho nhà hàng hoặc hiệu thuốc y học cổ truyền tại Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lớn trong cả nước.



Tình trạng buôn bán trái phép tê tê ở Việt Nam gia tăng góp phần đẩy tê tê đến bờ vực tuyệt chủng. Trong những năm trước đây chỉ ghi nhận các vụ buôn bán các
loài tê tê châu Á, song kể từ năm 2014 đã ghi nhận các vụ buôn bán tê tê có nguồn gốc châu Phi.





Hoạt động buôn bán trái phép tê tê diễn ra phức tạp và tinh vi. Các đối tượng buôn bán sử dụng các thủ đoạn dấu hàng và khai báo sai về loại hàng hóa, chủ yếu

dùng ô tô vận chuyển với sự ngụy trang tinh vi như dùng biển số giả, trộn lẫn với các loại hàng hóa khác, dấu trong các container...



III - CÁC NỖ LỰC BẢO TỒN TÊ TÊ

1. Thực trạng bảo tồn

• Ngày nay, các loài tê tê đã được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực
vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).

• Nhiều quốc gia đã ban hành luật nghiêm cấm việc bắt giữ, buôn bán trong nước loài động vật này.
• Thế giới lấy ngày 16 tháng 02 hằng năm là ngày “Quốc tế Tê Tê” (HAPPY WORLD PANGOLIN DAY)


• Tại Việt Nam, cả hai loài tê tê đều nằm trong danh mục bị cấm kinh doanh, buôn bán quốc
tế thuộc phụ lục I của Công ước CITES, được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao nhất, nằm
trong danh mục bảo vệ của Nghị định 160/2013/NĐ-CP, Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày
12/11/2013. Theo đó, mọi hành vi săn, bắn, bẫy, tàng trữ, giết mổ, vận chuyển, buôn bán hay
quảng cáo tê tê hoặc các sản phẩm làm từ tê tê đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy
định.


2. Các nỗ lực bảo tồn
a. Tăng cường thể chế, chính sách và thực thi pháp luật



Triệt phá tận gốc những mạng lưới tội phạm buôn bán ĐVHD lớn bằng cách
nỗ lực điều tra, truy bắt và xử lý nghiêm khắc những kẻ cầm đầu các đường

dây này.



Các cơ quan chức năng đã phối hợp chặt nhẽ với nhau nhằm tăng cường thực thi pháp luật và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc ngăn chặn các vi
phạm đối với tê tê. Trong đó, nhiều trường hợp vi phạm đã được người dân thông báo qua đường dây nóng miễn phí về bảo vệ ĐVHD 1800 1522




Tăng cường nhận dạng mẫu vật tê tê; điều tra, phát hiện các thủ đoạn buôn bán
động vật hoang dã liên biên giới. Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi pháp luật,
đặc biệt là các cơ quan tại khu vực biên giới, cửa khẩu, tại các sân bay, cảng
biển và dọc theo biên giới phải luôn giữ vững tinh thần thép và không vì những
cám dỗ vật chất mà sẵn sàng tiếp tay cho các đường dây tội phạm.



Thúc đẩy hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin trong đấu tranh với tội phạm
buôn bán tê tê và động vật hoang dã. Các nước nên xây dựng và ký kết các
biên bản hợp tác song phương nhằm tăng cường sự phối hợp trong kiểm soát
buôn bán quốc tế tê tê.


b. Xây dựng các chiến dịch gia tăng nhận thức và giảm nhu cầu tiêu thụ tê tê tại các quốc gia.



Triển khai chiến dịch khảo sát tập trung và tăng cường thực thi pháp luật để giảm thiểu các vi
phạm liên quan đến ĐVHD và các sản phẩm từ chúng trong đó có tê tê. Chiến dịch này được

tiến hành tại các nhà hàng, hiệu thuốc y học cổ truyền, quán rượu và một số cơ sở kinh doanh
khác tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm kêu gọi chủ các cơ sở này tự nguyện từ bỏ
việc buôn bán vảy tê tê. Kết quả từ năm 2013 đến nay cho thấy số lượng vi phạm đã giảm 42%
tại các quận trọng điểm ở hai thành phố lớn, trong đó có quận ghi nhận mức giảm thiểu lên
đến 77%. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch tại nhiều quận khác đồng thời
mở rộng hoạt động này đến một số đô thị lớn tại Việt Nam.




Ngày 29.7, Tổ chức quốc tế WildAid và CHANGE khởi động chiến dịch “Cứu tê tê” với sự kiện mở màn mang tên “Tê tê có còn phê?” diễn ra tại Hà Nội. Các đại
sứ kêu gọi mọi người cùng nhau bảo vệ tê tê. Trong chương trình, một số nghệ sĩ lớn nhứ Ca sĩ Thu Minh, MC – Nghệ sỹ Trấn Thành và Hoa hậu Hoàn vũ Việt
Nam Phạm Hương trở thành đại sứ thiện chí chiến dịch .




Chiến dịch truyền thông sáng tạo mang hơi hướng tâm linh kêu gọi bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp bao gồm tê giác, tê tê và voi do tổ chức Change và
WildAid cùng Agency Dinosaur phối hợp thực hiện mang tên “Không tạo thống khổ, ấy là cứu độ!” được phát động tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) vào ngày
28/1/2019.

Các tượng ĐVHD được di chuyển đến đặt tại Pháp viện Minh Đăng Quang – TP HCM từ ngày 30/1 đến 11/2, Tu viện Khánh An - TP HCM  từ 12/2 đến 18/2 và 28/2 –
3/3, chùa Tây Thiên - Vĩnh Phúc từ 22/2 đến 24/2 và cuối cùng là quay lại Chùa Vĩnh Nghiêm từ ngày 4/3 cho đến ngày kết thúc chiến dịch là 10/3.


×