Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG
THỰC NGHIỆM PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC
CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
--------------------------------------

NGUYỄN THỊ QUYÊN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG
THỰC NGHIỆM PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC
CHO HỌC SINH
Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ THỊ THÚY HẰNG



HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Hoá học – Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.
Với tấm lòng tri ân và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn PGS.TS Đỗ
Thị Thúy Hằng đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Em xin chân thành cám ơn tập thể các thầy cô giáo khoa Hoá học, đặc biệt là
các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy Hóa học – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô giáo và toàn thể các
em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên
tôi hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ QUYÊN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn dạy học hiên nay. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.


Học viên

Nguyễn Thị Quyên


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTHH

Bài tập hóa học

ĐC

Đối chứng

ĐHSP

Đại học sư phạm

ĐHQG

Đại học Quốc gia

GV

GV

HS


Học sinh

NLVDKT

Năng lực vận dụng kiến thức

NXB

Nhà xuất bản

PTHH

Phương trình hóa học

SGK

Sách giáo khoa

TN

Thực nghiệm

THPT

Trung học phổ thông

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


VD

Ví dụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ
DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM HÓA HỌC TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG .......................................................................................................... 6
1.1. Lý thuyết về bài tập có nội dung thực nghiệm ............................................... 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm .................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm bài tập có nội dung thực nghiệm ........................................................ 6
1.1.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm ......................................................... 6
1.1.2. Tác dụng và ý nghĩa của bài tập có nội dung thực nghiệm ................................. 9
1.1.2.1. Tác dụng của bài tập có nội dung thực nghiệm ................................................... 9
1.1.2.2. Ý nghĩa của bài tập có nội dung thực nghiệm ...................................................... 9
1.1.3. Cấu trúc bài tập có nội dung thực nghiệm .......................................................... 10
1.1.4. Phương pháp xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm 11
1.1.4.1. Phƣơng pháp xây dựng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm .................. 11
1.1.4.2. Phƣơng pháp sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ..................... 12
1.1.5. Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ....... 13
1.1.5.1. Quy trình xây dựng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm .......................... 13
1.1.5.2. Quy trình sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ............................ 15

1.2. Đặc điểm của bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 ........ 16
1.3. Năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh trung học phổ thông ............. 16
1.3.1. Khái niệm năng lực, năng lực thực nghiệm hóa học ............................................... 16
1.3.1.1. Khái niệm năng lực ............................................................................................... 16
1.3.1.2. Khái niệm năng lực thực nghiệm hóa học ......................................................... 17

1.3.2. Cấu trúc năng lực thực nghiệm ........................................................................... 17
1.3.3. Biểu hiện năng lực thực nghiệm .......................................................................... 19
1.3.4. Đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh phổ thông .................... 24
1.3.4.1. Nguyên tắc đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh.................... 24
1.3.4.2. Các phƣơng pháp đánh giá năng lực thực nghiệm hóa học của học sinh ......... 26

1.4. Thực trạng xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ở
trƣờng trung học phổ thông..................................................................................... 28
1.4.1. Mục đích và đối tượng điều tra ................................................................................. 28
1.4.2. Phương pháp điều tra............................................................................................... 28


1.4.3. Kết quả điều tra ........................................................................................................ 28
1.4.3.1. Kết quả điều tra giáo viên ...................................................................................... 28
1.4.3.2. Kết quả điều tra học sinh ................................................................................... 33

Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 38
CHƢƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC
NGHIỆM PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ LỚP 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC THỰC NGHIỆM HÓA HỌC CHO HỌC SINH ....................................... 39
2.1. Khái quát về chƣơng trình phần hóa học vô cơ lớp 12 ................................ 39
2.1.1. Mục tiêu chương trình phần hóa học vô cơ lớp 12 ............................................. 39
2.1.1.1. Kiến thức ............................................................................................................ 39
2.1.1.2. Kĩ năng ............................................................................................................... 40
2.1.1.3. Thái độ ............................................................................................................... 40
2.1.1.4. Định hƣớng phát triển năng lực học sinh .......................................................... 40
2.1.2. Chương trình hóa học vô cơ lớp 12 ..................................................................... 40

2.2. Phƣơng pháp và quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần
hóa học vô cơ.......................................................................................................... 43

2.2.1. Phương pháp xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ 43
2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ ....... 45
2.2.3. Xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 12 ............ 46
2.2.3.1. Bài tập có nội dung thực nghiệm chƣơng đại cƣơng về kim loại ...................... 47
2.2.3.2. Bài tập có nội dung thực nghiệm chƣơng kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, và
nhôm................................................................................................................................. 58
2.2.3.3. Bài tập có nội dung thực nghiệm chƣơng sắt và một số kim loại quan trọng .... 71
2.2.3.4. Bài tập có nội dung thực nghiệm chƣơng phân biệt một số chất vô cơ .............. 74

2.3. Phƣơng pháp và quy trình sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm trong
dạy học phần hóa học vô cơ lớp 12 ....................................................................... 76
2.3.1. Quy trình sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 12
......................................................................................................................................... 76
2.3.2. Phương pháp sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ lớp
12 ..................................................................................................................................... 77
2.3.2.1. Sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 trong giờ
nghiên cứu tài liệu mới ................................................................................................... 77
2.3.2.2. Sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 trong giờ ôn
tập, luyện tập. .................................................................................................................. 80


2.3.2.3. Sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 trong giờ thực
hành ................................................................................................................................. 81
2.3.2.4. Sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 trong kiểm tra
và thi ................................................................................................................................ 81

2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh .............. 81
2.4.1. Cơ sở thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực nghiệm................................. 81
2.4.2. Thiết kế bảng kiểm quan sát................................................................................. 82
2.4.3. Thiết kế bảng hỏi .................................................................................................. 82

2.4.4. Thiết kế phiếu tự đánh giá kết quả của HS ......................................................... 82
2.4.5. Thiết kế bài kiểm tra ............................................................................................. 82

Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 83
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 85
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm ........................................ 85
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm........................................................................... 85
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ......................................................................................... 85

3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 85
3.2.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................. 85
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................................ 87

3.3. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm....................................................................... 87
3.3.1. Kết quả thực nghiệm sư phạm qua bảng kiểm quan sát ..................................... 87
3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm qua bài kiểm tra ................................................. 89
3.3.2.1. Kết quả các bài kiểm tra .................................................................................... 89
3.3.2.2. Xử lí kết quả các bài kiểm tra ............................................................................ 91
3.3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................ 98

Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 100
1. Kết luận ............................................................................................................ 100
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 103
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc bài tập có nội dung thực nghiệm...................................... 10

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc năng lực thực nghiệm ...................................................... 19
Hình 1.3. Biểu đồ tỉ lệ đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển năng lực thực
nghiệm hóa học cho học sinh phổ thông ................................................................. 29
Hình 1.4. Biểu đồ tỉ lệ về lợi ích của việc phát triển năng lực thực nghiệm hóa học
cho học sinh phổ thông ............................................................................................ 29
Hình 1.5. Biểu đồ tỉ lệ xác định mức độ biểu hiện năng lực thực nghiệm hóa học của
học sinh thông qua đánh giá của giáo viên ............................................................. 30
Hình 1.6. Biểu đồ tỉ lệ về những khó khăn khi dạy học định hƣớng phát triển năng
lực thực nghiệm hóa học cho học sinh phổ thông.................................................... 31
Hình 1.7. Biểu đồ tỉ lệ loại thí nghiệm mà giáo viên lựa chọn trong dạy học hóa học
................................................................................................................................ 31
Hình 1.8. Biểu đồ tỉ lệ giờ học mà giáo viên lựa chọn để áp dụng PPDH nhằm phát
triển năng lực thực nghiệm cho học sinh ................................................................. 32
Hình 1.9. Biểu đồ tỉ lệ lựa chọn các giải pháp để hình thành và phát triển năng lực
thực nghiệm hóa học cho học sinh. ......................................................................... 32
Hình 1.10. Biểu đồ tỉ lệ cảm nhận của học sinh về giờ học có tiến hành TN ........... 33
Hình 1.11. Biểu đồ tỉ lệ đánh giá của học sinh về tầm quan trọng của kĩ năng thực
hành trong việc học hóa học ................................................................................... 33
Hình 1.12. Biểu đồ tỉ lệ mức độ thể hiện nhiệm vụ khi tiến hành thí nghiệm của học
sinh .......................................................................................................................... 34
Hình 1.13. Biểu đồ tỉ lệ mức độ lựa chọn giải pháp khi gặp bài tập thực hành khó
của học sinh............................................................................................................. 34
Hình 1.14. Biểu đồ thể hiện mức độ thay đổi kĩ năng thực hành của học sinh sau nội
dung học tập có sử dụng thí nghiệm minh họa ........................................................ 35
Hình 1.15. Biểu đồ thể hiện cách thức hoạt động có hiệu quả khi tiến hành thí
nghiệm của học sinh ................................................................................................ 35
Hình 1.16. Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh tham gia hoạt động nhóm khi làm thí
nghiệm ..................................................................................................................... 36
Hình 1.17. Biểu đồ thể hiện mức độ thƣờng xuyên đƣợc làm thí nghiệm trong giờ
học hóa học ............................................................................................................. 36

Hình 1.18. Biểu đồ thể hiện mức độ học sinh đề xuất cách cải tiến thí nghiệm thành
công sau khi tiến hành thí nghiệm ........................................................................... 37
Hình 1.19. Biểu đồ thể hiện cảm nhận của học sinh khi làm bài tập hóa học có nội
dung thực nghiệm .................................................................................................... 37
Hình 1.20. Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng BTHH có nội dung thực nghiệm trong
bài kiểm tra. ............................................................................................................ 38
Hình 3.1. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra số 1 .... 93
Hình 3.2. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra số 2 .... 94
Hình 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra số 3 .... 94


Hình 3.4. Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra số 1 ................................................... 96
Hình 3.5. Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra số 2 ................................................... 96
Hình 3.6. Đồ thị đƣờng lũy tích bài kiểm tra số 3 ................................................... 97


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lƣợng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ 12 ... 16
Bảng 1.2. Tiêu chí, mức độ của năng lực thực nghiệm ....................................... 20
Bảng 1.3. Số lƣợng đối tƣợng điều tra ................................................................. 28
Bảng 2.1. Bảng phân phối chƣơng trình hóa học vô cơ lớp 12 ........................... 41
Bảng 2.2. Nội dung các chƣơng hóa học vô cơ 12................................................ 42
Bảng 2.3. Bảng kiểm quan sát năng lực thực nghiệm của học sinh ................... 82
Bảng 2.4. Bảng hỏi tự đánh giá thái độ của ngƣời học ....................................... 82
Bảng 2.5. Phiếu tự đánh giá năng lực thực nghiệm của HS ............................... 82
Bảng 3.1. Đối tƣợng, địa bàn thực nghiệm sƣ phạm ........................................... 86
Bảng 3.2. Bài dạy thực nghiệm sƣ phạm và bài kiểm tra đánh giá ................... 86
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá học sinh qua bảng kiểm quan sát về năng lực thực
nghiệm hóa học của học sinh ................................................................................ 88
Bảng 3.4. Kết quả các bài kiểm tra ...................................................................... 90

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả các bài kiểm tra ...................................................... 91
Bảng 3.6. Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh ...................................... 93
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất số % học sinh đạt điểm Xi .......................... 95
Bảng 3.8. Bảng phân phối tần suất số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống......... 95
Bảng 3.9. Bảng giá trị các tham số đặc trƣng ...................................................... 97


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trên thế giới, các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối
tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại nhiều cơ hội phát triển
vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia,
nhất là các các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, những biến
đổi về khí hậu, tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng
sinh thái và những biến động về chính trị, xã hội cũng đặt ra những thách thức có
tính toàn cầu. Để đảm bảo phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi
mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đó có Việt Nam. Tại hội
nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) đã
thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp
phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, với mục tiêu: “ Đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện
về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định
hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức

sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí,
thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”
Trong kế hoạch giáo dục cấp THPT, có định hướng về nội dung giáo dục
khoa học tự nhiên với hai giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề
nghiệp. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp được thực hiện qua các môn
học Vật lý, Hóa học và Sinh học ở cả ba lớp 10, 11 và 12. Nội dung mỗi môn học
vừa bảo đảm phát triển tri thức và kĩ năng thực hành trên nền tảng những năng lực
chung và năng lực tìm hiểu tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa


2

đáp ứng yêu cầu định hướng vào một số ngành nghề cụ thể.
Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, thực hành thí
nghiệm là cơ sở và nguồn gốc của các lý thuyết cơ bản, nó giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng quan sát, phát hiện và giải thích hiện tượng hóa học, hiện tượng tự nhiên từ
đó giúp học sinh hình thành, phát triển tư duy và khả năng lao động sáng tạo. Để
rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học, ngoài việc trực tiếp thực hành thí nghiệm thì
bài tập thực nghiệm là một phương pháp dạy học hóa học hiệu quả, thúc đẩy quá
trình học tập và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Do đó, mỗi giáo viên cần
chủ động, sáng tạo xây dựng nên hệ thống bài tập thực nghiệm vừa để giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức một cách chủ động vừa rèn luyện kĩ năng thực hành, phân tích,
tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Có như vậy môn Hóa học
mới thực sự tạo hứng thú học tập cho học sinh, mới phát huy được vai trò của khoa
học thực nghiệm, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp rèn luyện kỹ năng lao động
sáng tạo. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu ‘‘xây dựng và sử dụng bài
tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực
thực nghiệm hóa học cho học sinh”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện dần dần ở các trường phổ

thông hiện nay. Tuy nhiên vẫn nặng về trang bị kiến thức và kĩ năng tính toán, ít
chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng và phát triển năng lực thực hành cho học sinh.
Có nhiều nguyên nhân hạn chế giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và dạy học hóa học ở trường phổ thông nói riêng. Một trong những
nguyên nhân đó là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên về rèn luyện kĩ năng thực
hành, phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh phổ thông còn ít. Hiện nay
đã có một số đề tài viết về bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm và về kĩ năng
thực hành thí nghiệm từ các luận văn và bài báo như:
Lê Kim Dung: “Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm cho học sinh
thông qua dạy học phần hóa học phi kim lớp 11 THPT”. Luận văn thạc sĩ khoa học
giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2017. Luận văn đã đề xuất các bài


3

thực hành phần hóa học phi kim 11, hướng dẫn thực hành một số thí nghiệm và xây
dựng một số giáo án minh họa phần hóa học phi kim lớp 11 nhằm phát triển năng
lực thực hành thí nghiệm cho học sinh. [3]
Nguyễn Thị Hồng Quyên: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực
nghiệm trong dạy học phần hóa học phi kim ở trƣờng trung học phổ thông”. Luận
văn thạc sĩ giáo dục học, trường ĐHSP TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh năm
2011. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài, xây dựng được một số bài
tập thực nghiệm theo chương phần hóa học phi kim lớp 10 và 11 và sử dụng chúng
để thiết kế các hoạt động dạy học trong một số giáo án lên lớp cụ thể. [21]
Trịnh lê Hồng Phương, Lưu Thị Hồng Duyên: “Dùng bài tập thực nghiệm
để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh phổ thông”. Bài báo,
tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang năm 2015. Bài báo đã đưa ra một số cơ
sở lí thuyết và phân tích một vài ví dụ về sử dụng bài tập thực nghiệm để phát triển
năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh. [21]
Đào Hồng Hạnh: “Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh

thông qua dạy học chƣơng cacbon – silic hóa học lớp 11 trung học phổ thông”.
Luận văn thạc sĩ khoa học, trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội, năm 2017. Luận văn đã
nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài, thiết kế kế hoạch dạy học các bài thực hành
chương cacbon – silic hóa học 11, nhằm phát triển năng lực thực hành hóa học cho
học sinh. [18]
Lê Thị Tươi: “Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua
dạy học chƣơng Nitơ – Photpho Hóa học 11 trung học phổ thông”. Luận văn thạc sĩ
khoa học, trường ĐHGD – ĐHQG Hà Nội, năm 2016. Luận văn đã nghiên cứu cơ
sở lí thuyết của đề tài, đề ra một số biện pháp phát triển năng lực thực hành hóa học
cho học sinh thông qua dạy học chương nitơ – photpho hóa học lớp 11 trung học
phổ thông.[29]
Ngoài những luận văn trên, còn một số luận văn và bài báo khác cũng nghiên
cứu các nội dung liên quan đến đề tài, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về xây
dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 12 nhằm


4

phát triển năng lực nghiệm hóa học cho học sinh. Đó là vấn đề đặt ra định hướng
lựa chọn đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm phần hóa học vô cơ
lớp 12 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn hóa học ở trường phổ thông.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học ở trường THPT
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12
5. Giả thuyết khoa học

Trong quá trình dạy học hóa học phổ thông, nếu giáo viên xây dựng được hệ
thống bài tập có nội dung thực nghiệm phong phú, chất lượng tốt và sử dụng phối
hợp với các phương pháp dạy học tích cực một cách hợp lí thì sẽ phát triển được
năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, cụ thể:
Năng lực thực nghiệm của học sinh
Thực hành thí nghiệm môn hóa học
Lý thuyết về bài tập có nội dung thực nghiệm môn hóa học
Đặc điểm của bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ
6.2. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô
cơ lớp 12
Tổng quan về chương trình hóa học vô cơ lớp 12
Phương pháp và quy trình xây dựng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học
vô cơ lớp 12
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm trong dạy học hóa học
vô cơ lớp 12


5

6.3. Thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng bài tập có nội dung thực
nghiệm hóa học vô cơ lớp 12 đem lại.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu nội dung phần hóa học vô cơ lớp 12 và thực
nghiệm với giáo viên và học sinh của 9 trường THPT thuộc huyện Yên Lạc và
Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích, tổng hợp và
hệ thống hóa, phương pháp tìm kiếm các nguồn tài liệu, phương pháp mô phỏng…..
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp tìm hiểu, quan sát.
Phương pháp xây dựng phiếu điều tra. Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, trao đổi
và khảo sát. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
8.3. Phương pháp toán học thống kê (áp dụng toán thống kê để xử lý số liệu và sử
dụng phần mềm đánh giá trong Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng).
9. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô cơ lớp 12
THPT nhằm phát triển năng lực thực nghiệm môn hóa học cho học sinh, hỗ trợ giáo
viên thực hiện một số bài giảng ôn tập củng cố hay thực hành thí nghiệm một cách
hiệu quả nhất.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1 . Cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng và sử dụng bài tập có nội
dung thực nghiệm hóa học THPT
Chƣơng 2. Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học vô
cơ lớp 12 nhằm phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC NGHIỆM HÓA HỌC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lý thuyết về bài tập có nội dung thực nghiệm
1.1.1. Khái niệm và phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm

1.1.1.1. Khái niệm bài tập có nội dung thực nghiệm
Theo từ điển Tiếng Việt “bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng
những điều đã học” và tham khảo các tài liệu, trong luận văn này, chúng tôi khái
niệm bài tập có nội dung thực nghiệm là các bài tập chứa đựng các nội dung gắn
liền với các hiện tượng thí nghiệm, tình huống xảy ra trong phòng thí nghiệm hay
trong quá trình sản xuất có thể được đơn giản hóa, lý tưởng hóa nhưng vẫn chứa
đựng các yếu tố quan trọng của thực tiễn thí nghiệm.
Khi xây dựng các bài tập này giáo viên thường đưa ra thêm các điều kiện
hoặc giả thuyết phù hợp, hạn chế những yếu tố không cần thiết để người học tiếp
cận với vấn đề học tập theo ý của giáo viên. Vì vậy, muối giải các bài tập có nội
dung thực nghiệm, học sinh cần nắm vững lý thuyết, các kĩ năng thực hành và vận
dụng linh hoạt giữa kiến thức lý thuyết và thực hành thực tiễn.
1.1.1.2. Phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm
Ở trường trung học, học sinh mới bắt đầu làm quen cới hóa học, do đó bài
tập có nội dung thực nghiệm cần chú trọng tới mục tiêu rèn luyện các kĩ năng cơ
bản về thực hành thí nghiệm như đã trình bài ở phần trên, nhằm đạt mục đích của
quá trình dạy học. Bài tập có nội dung thực nghiệm có thể sử dụng các thí nghiệm
trong phòng thí nghiệm; có thể sử dụng các thí nghiệm ảo, mô hình mô phỏng hay
đơn giản là hình vẽ mô tả thí nghiệm; có thể mô tả thí nghiệm bằng lời rồi đặt ra các
yêu cầu của bài toán mà học sinh có khả năng tư duy.
Dựa vào mục đích yêu cầu của bài tập ta chia bài tập có nội dung thực
nghiệm thành hai loại: [21]


7

- Bài tập định tính có nội dung thực nghiệm: là loại bài tập yêu cầu học
sinh nêu và giải thích hiện tượng thí nghiệm; yêu cầu lắp dụng cụ thí nghiệm hoặc
tìm cách lắp dụng cụ đúng hay sai; yêu cầu chọn lựa, làm thí nghiệm để chứng minh
tính chất; yêu cầu nhận biết, tách và điều chế chất,…hay đơn giản là viết phương

trình hóa học xảy ra.
- Bài tập định lƣợng có nội dung thực nghiệm: là loại bài tập yêu cầu học
sinh xác định các đại lượng vật lí (như khối lượng, thể tích, khối lượng riêng, nhiệt
độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các chất); các đại lượng vật lí tương đối (như tỉ khối
hơi của chất khí, độ tan, nồng độ các chất trong dung dịch); công thức hóa học; hiệu
suất phản ứng;…. Tuy nhiên đây là dạng bài tập mà đã được đơn giản hóa các điều
kiện thực tế nhưng lại phức tạp hóa về mặt lý thuyết và mặt toán học, nên đây là
dạng bài tập dễ xa rời thực tiễn nếu giáo viên không chú ý đến mặt thực nghiệm
thực tiễn của bài toán.
Tuy nhiên nếu dựa vào độ khó của bài tập trong việc chuyền tải thông tin,
đánh giá năng lực của học sinh ta có thể chia bài tập có nội dung thực nghiệm theo
hai loại như sau: [20]
- Bài tập có đầy đủ dữ kiện của nội dung thực nghiệm: là những bài tập
chứa đựng đầy đủ các dữ kiện về dụng cụ, hóa chất và phương pháp tiến hành thí
nghiệm giúp học sinh phát hiện, phân tích tình huống của bài toán một cách dễ dàng
và nhanh chóng nhất.
Ví dụ: Một học sinh sử dụng hóa chất và lắp dụng cụ tiến hành thí nghiệm
đƣợc mô tả bằng hình vẽ sau:


8

Hiện tƣợng quan sát đƣợc trong ống nghiệm đựng nƣớc vôi trong dƣ là
A. Xuất hiện bọt khí.

B. Xuất hiện kết tủa.

C. Không hiện tƣợng gì.

D. Xuất hiện chất rắn màu xám.


Phân tích bài tập: trong bài tập này đã cho chất phản ứng là CO và Fe2O3
trong điều kiện đun nóng, khí thoát ra đƣợc sục qua dung dịch nƣớc vôi trong dƣ
nên học sinh sẽ viết đƣợc PTHH:
t
 2Fe + 3CO2
3CO + Fe2O3 
0

t
 2Fe3O4 + CO2
Hoặc CO + 3Fe2O3 
0

t
 2FeO + CO2
Hoặc CO + Fe2O3 
0

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Kết luận đáp án: B.
- Bài tập khuyết dữ kiện của nội dung thực nghiệm: là loại bài tập khuyết
một hay nhiều dữ kiện của nội dung thực nghiệm như dụng cụ, hóa chất, chú thích
trong thí nghiệm. Đây là loại bài tập khuyết càng nhiều dữ kiện thì mức độ khó
càng tăng, tuy nhiên vẫn cần có đủ các thông tin khác để học sinh có thể kết luận
nội dung thực nghiệm hợp lí và chính xác cho thí nghiệm đã nêu trong bài tập.
Ví dụ: Điều chế kim loại bằng phƣơng pháp nhiệt luyện, ngƣời ta lắp dụng
cụ và dùng hóa chất đƣợc mô tả nhƣ hình vẽ dƣới đây.

Sau thí nghiệm, thấy ống nghiệm trong cốc nƣớc lạnh có hơi nƣớc ngƣng tụ, oxit

kim loại X không thể là oxit nào sau đây?
A. FeO.

B. CuO.

C. MgO.

D. Cr2O3.


9

Phân tích bài tập: Trong bài tập trên để khuyết chất tham gia phản ứng,
nhƣng cho thêm dữ kiện về sản phẩm có hơi nƣớc ngƣng tụ, nên học sinh vận dụng
kiến thức về H2 có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa, từ đó
kết hợp với các phƣơng án đƣa ra kết luận đáp án C.
Tùy vào từng đối tượng học sinh và mục đích của bài học mà giáo viên vận
dụng, kết hợp linh hoạt các loại bài tập trên để xây dựng lên những bài tập có chất
lượng trong quá trình hình thành, rèn luyện, phát triển năng lực cho học sinh.
1.1.2. Tác dụng và ý nghĩa của bài tập có nội dung thực nghiệm [21]
1.1.2.1. Tác dụng của bài tập có nội dung thực nghiệm
Bài tập nói chung đều có tác dụng phát huy tính tích tự, chủ động, sáng tạo
trong quá trình học tập, ngoài ra bài tập có nội dung thực nghiệm còn có những tác
dụng sau:
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để phát hiện, giải quyết những
vẫn đề thực tiễn đặt ra trong phòng thí nghiệm, đời sống, sản xuất và thậm chí
những vấn đề mang tính toàn cầu (như vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay,…).
- Bài tập có nội dung thực nghiệm hóa học còn giúp học sinh rèn luyện và
phát triển kĩ năng học tập, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực
thực hành hóa học.

- Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phát triển
khả năng tưởng tượng, liên hệ lí thuyết với thực tiễn của học sinh.
- Giúp học sinh hứng thú, đam mê môn học, học tập và làm việc có trách
nhiệm với bản thân.
1.1.2.2. Ý nghĩa của bài tập có nội dung thực nghiệm
Bài tập có nội dung thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp
dạy học hiện nay. Sử dung bài tập có nội dung thực nghiệm là cách thức để học sinh
tiếp cận với thực nghiệm trong những điều kiện thời lượng và cơ sở vật chất chưa
đầy đủ ở các trường phổ thông hiện nay; đó cũng là cách thức để học sinh ghi nhớ,
khắc sâu kiến thức được lâu bền nhất.


10

1.1.3. Cấu trúc bài tập có nội dung thực nghiệm
Dựa vào khái niệm về bài tập có nội dung thực nghiệm, chúng tôi đưa ra cấu
trúc của bài tập có nội dung thực nghiệm gồm hai thành tố: kiến thức lý thuyết và
tình huống thí nghiệm
- Kiến thức lý thuyết: là những kiến thức mà học sinh có thể vận dụng để giải
quyết bài tập đó phải thuộc phạm vi chương trình mà học sinh đã và đang được nghiên
cứu.
- Tình huống thí nghiệm: là các dữ kiện của bài tập đặt ra phải bảo đảm chứa
nội dung thực nghiệm, cần vận dụng các nguyên tắc, kĩ năng thực hành thí nghiệm
của học sinh trong việc giải quyết bài tập đó.
Như vậy, ta có thể mô tả cấu trúc của bài tập có nội dung thực nghiệm theo
sơ đồ hình 1.1:
Bài tập có nội dung
thực nghiệm

Kiến thức lý thuyết


Lý thuyết về các chất
Thuyết và định luật hóa
học
Công thức tính các đại lƣợng
vật lí của các chất

Tình huống thực
nghiệm

Kết luận mối liên hệ
trong nội dung bài
tập

Quá trình vật lí, hóa học xảy
ra giữa các chất

Nguyên tắc và kĩ năng thực
hành cần bảo đảm

Lời giải bài tập

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc bài tập có nội dung thực nghiệm


11

1.1.4. Phương pháp xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực
nghiệm
1.1.4.1. Phƣơng pháp xây dựng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm [19]

Khi xây dựng bài tập hóa học theo xu hướng hiện nay là: loại bỏ những bài
tập có nội dung hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để
giải; loại bỏ những bài tập giả định rắc rối, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học; tăng
cường sử dụng bài tập có nội dung thực nghiệm; tăng cường sử dụng bài tập trắc
nghiệm khách quan; đa dạng hóa các loại hình bài tập bằng hình vẽ, đồ thị,…; xây
dựng và tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm định lượng. Do đó việc xây dựng
bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm phần hóa học rất phù hợp với xu hướng
hiện nay.
Từ nội dung lý thuyết và các kĩ năng thực hành cần kiểm tra ta xây dựng
được một bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm điển hình (bài tập gốc). Kết hợp
với những sai lầm về lý thuyết và thực hành mà học sinh hay mắc phải chúng ta có
thể biến đổi bài tập gốc thành nhiều bài tập khác nhau dựa theo các phương pháp
sau:
* Phƣơng pháp tƣơng tự
Thay đổi các yếu tố trong một bài tập gốc: thay đổi số liệu đã cho; thay đổi
các chất (thay chất tương tự hoặc tăng, giảm số lượng chất); thay đổi các quan hệ;
thay đổi một trong những dữ kiện đã cho bằng dữ kiện gián tiếp; thay câu hỏi bằng
câu hỏi khó hơn hoặc dễ hơn.
* Phƣơng pháp đảo cách hỏi
Từ bài tập gốc, bằng cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như: Khối
lượng, số mol, thể tích,…, ta tạo ra được nhiều bài tập mới có độ khó tương đương.
Các bài tập này có độ khó tương đương nhau nhưng không giống nhau hoàn toàn
nên không những chỉ có tác dụng trong việc rèn luyện kĩ năng mà còn luyện tư duy
cho học sinh.
* Phƣơng pháp tổng quát


12

Thay các số liệu cụ thể bằng chữ để tính mối liên hệ tổng quát, tạo ra bài tập

tổng quát mang tính trừu tượng và khó hơn bài tập có số liện cụ thể.
* Phƣơng pháp phối hợp
Chọn những chi tiết hay ở các bài để phối hợp lại thành một bài mới.
* Phƣơng pháp biên soạn bài tập hoàn toàn mới
Để biên soạn một bài tập hóa học mới cần thực hiện theo các bước sau:
+ Chọn nội dung kiến thức cần ôn tập và kiểm tra.
+ Xét tính chất và mối quan hệ giữa các chất có trong nội dung kiến
thức, chọn các chất khác tham gia quá trình biến đổi hóa học giữa chúng. Trên cơ sở
đó xây dựng các giả thiết và kết luận của bài tập.
+ Giải bài tập bằng nhiều cách, phân tích ý nghĩa hóa học, tác dụng
của mỗi cách và xem mỗi cách giải đó ứng với trình độ tư duy của đối tượng học
sinh nào. Tránh trường hợp bài toán thừa hoặc thiếu dữ kiện, sửa chữa và hoàn thiện
đề bài, đáp án.
Ngoài ra ta có thể biến đổi bài tập dạng tự luận sang các dạng trắc nghiệm
khách quan sao cho phù hợp và ngược lại.
Tùy vào từng mục đích dạy học khác nhau, từng đối tượng học sinh khác
nhau mà ta thiết kế bài tập có mức độ khó tương đương, tăng dần giúp học sinh
hứng thú với việc học hóa học.
1.1.4.2. Phƣơng pháp sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm
Sử dụng các bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm kết hợp với các
phương pháp dạy học trong các giờ học cụ thể:
- Giờ nghiên cứu tài liệu mới: Trong giờ nghiên cứu tài liệu mới, bài tập có
nội dung thực nghiệm được lựa chọn thường là các bài tập đơn giản, mô tả các phản
ứng hóa học trong sách giáo khoa, nhằm hình thành khái niệm mới, giải quyết vấn
đề đặt ra hay củng cố kiến thức vừa mới học.
- Giờ ôn tập, luyện tập: Trong giờ ôn tập và luyện tập, hoạt động chủ yếu của
giáo viên và học sinh là hệ thống kiến thức và thực hiện các hoạt động giải bài tập.


13


Vì vậy việc sử dụng các bài tập có nội dung thực nghiệm giúp học sinh ôn tập một
cách hứng thú và khắc sâu kiến thức.
- Giờ thực hành: Giờ thực hành là giờ học mà học sinh được rèn luyện kĩ
năng thực hành một cách hiệu quả và thực tế nhất. Những yêu cầu của thí nghiệm
thực hành cũng chính là các bài tập hóa học đặt ra cho các em học sinh, để chứng
minh tính chất của các chất, để đánh giá chính xác kĩ năng thực hành thực tế của
học sinh. Ngoài ra, sử dụng thêm một số bài tập có nội dung thực nghiệm trong và
sau hoạt động thực hành giúp học sinh tổng hợp kiến thức, phát triển tư duy và hoàn
thiện kĩ năng thực hành.
- Giờ kiểm tra và thi: Trong hầu hết các đề kiểm tra trong hầu hết các kì thi,
yêu cầu đề kiểm tra môn hóa luôn có phần bắt buộc về nội dung là có các bài tập mô
tả thí nghiệm thực hành (bằng hình vẽ hay mô tả bằng lời). Đây là một trong những
hình thức đánh giá năng lực lĩnh hội kiến thức hóa học, cũng như đánh giá về năng
lực thực hành hóa học của học sinh phù hợp với điều kiện dạy và học hóa học ở nước
ta.
1.1.5. Quy trình xây dựng và sử dụng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm
1.1.5.1. Quy trình xây dựng bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm
Để xây dựng một bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm ta cần thực hiện theo quy
trình như sau:
Bƣớc 1: Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức kĩ năng cần đạt của bài tập
Cần xác định rõ mục tiêu của bài tập dùng làm gì để xây dựng câu hỏi có tính
định hướng cao. Ta cần xác định rõ mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần đạt khi nghiên
cứu nội dung kiến thức này. Các mục tiêu đó cần xác định rõ theo các mức độ nhận
thức của học sinh: mức độ nhận biết, mức độ hiểu, mức độ vận dụng, mức độ phân
tích, mức độ tổng hợp và mức độ sáng tạo. Tuy nhiên, cần chú ý nhất là ba mức độ
đầu tiên, nó tương ứng với mục đích dạy học cần đạt về mặt kiến thức. Mục tiêu của
một bài tập hóa học được xác định dựa trên các yếu tố sau:
+ Luyện tập cho sinh về kiến thức, kĩ năng cần đạt được trong nội dung
bài học đã nghiên cứu.



14

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở các mức độ khác nhau.
+ Kiểm tra tính sáng tạo hay phẩm chất đạo đức của học sinh sau kiến
thức lý thuyết đã nghiên cứu.
+ Kiểm tra khả năng tổng hợp kiến thức của học sinh.
Bƣớc 2: Thiết kế bài tập
Dựa vào mục tiêu đã xác định được và cấu trúc của bài tập có nội dung thực
nghiệm, giáo viên lựa chọn hình thức biên soạn câu hỏi (trắc nghiệm tự luận hay
chắc nghiệm khách quan) để xây dựng nội dung câu hỏi cụ thể.
Khi xây dựng câu hỏi cần lưu ý đến các nguyên tắc soạn thảo cho từng loại
một.
Khi soạn câu hỏi cần xây dựng câu hỏi và đáp án hoàn chỉnh, đúng. Sau đó
thay đổi các nội dung khác nhau để làm phương án nhiễu nếu là câu hỏi trắc nghiệm
khác quan nhiều lựa chọn hoặc cắt bớt nội dung nếu là câu điền khuyết,….
Bƣớc 3: Lập kế hoạch dạy học cho bài tập
Sau khi xây dựng nội dung bài tập, giáo viên cần lập kế hoạch (thời gian và
phương pháp) để sử dụng triển khai bài tập đó. Tuy nhiên khi lập kế hoạch dạy học
cho bài tập cần dựa trên kế hoạch dạy học chung của môn học trong chương trình
hiện đang áp dụng.
Bƣớc 4: Sử dụng bài tập
Với các mục đích cụ thể (để nghiên cứu bài học mới, củng cố kiến thức, luyện
tập hay kiểm tra kiến thức) mà giáo viên lựa chọn và sử dụng câu hỏi/bài tập cho phù
hợp.
Lƣu ý: Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp với quy trình xây dựng
bài tập hóa học có nội dung thực nghiệm để xây dựng hệ thống bài tập hóa học có
chất lượng và phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Bƣớc 5: Chỉnh lí và hoàn thiện nội dung bài tập

Trong quá trình sử dụng bài tập có những nội dung chưa chính hay chưa phù
hợp với đối tượng dạy học thì giáo viên sẽ điều chỉnh sao cho chính xác và phù hợp
để đưa ra bài tập có tác dụng và ý nghĩa nhất cho học sinh.


×