Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Hiệp định TPP ảnh hưởng tới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.42 KB, 40 trang )

Mục lục
Contents
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1............................................................................................................... 3
GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI
BÌNH DƯƠNG( TPP)...............................................................................................3
1.1 Khái niệm............................................................................................................3
1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành TPP.......................................................................3
1.2.1 Lịch sử hình thành............................................................................................3
1.2.2 Nguyên nhân hoạt động của TPP......................................................................5
CHƯƠNG 2............................................................................................................... 6
VAI TRÒ CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.....................................6
2.1. Đối với thế giới...................................................................................................6
2.2 Đối với trong nước..............................................................................................8
CHƯƠNG 3............................................................................................................. 16
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THAM GIA TPP..........................16
3.1 Cơ hội................................................................................................................ 16
3.2 Thách thức:........................................................................................................21
CHƯƠNG 4............................................................................................................. 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................................30


MỞ ĐẦU

Ngày nay khi xu thế quốc tế hóa kinh tế toàn cầu ngày một gia tăng thì chính phủ
các nước sử dụng phương pháp kí kết các hiệp định mậu dịch để thực hiện mục tiêu
của mình trong thương mại quốc tế (ASEAN, WTO,.. ). Và không có ai có thể phủ
định lợi ích to lớn mà các liên kết kinh tế hay hiệp định mậu dịch mang lại cho nền
kinh tế quốc tế. Ngoài những hiệp định trên ta còn có một số hiệp định mới, trong
đó phải kể đến Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
( Trans-Pacific Parnership - TPP). TPP là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới


giữa 12 nền kinh tế hai bờ Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Sau hơn 05
năm đàm phán, Hiệp định này đã hoàn tất đàm phán cuối năm 2015, được ký chính
thức đầu năm 2016 và dự kiến sẽ có hiệu lực vào khoảng năm 2018. Với phạm vi
cam kết rộng, mức độ tự do hóa sâu, TPP chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ tới
toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam. Hiệp định này mang lại rất nhiều lợi ích cho các nước tham gia nên được
đánh giá là cơ hội không thể bỏ qua.
Tháng 11/2010, Việt Nam tham gia đàm phán TPP, quy mô TPP có thể nói là đem
lại rất nhiều thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam khi cam kết về các lĩnh vực quan
trọng như dịch vụ, đầu tư, bưu chính viễn thông. Ngoài ra còn có thuận lợi trong
nghành xuất khẩu như giảm, miễn thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt ở
các nước thành viên. Song để làm rõ hơn về TPP cũng như tác động của TPP đối
với nền kinh tế Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì hôm nay nhóm em
chọn đề tài “Vai Trò Hiệp Định TPP Đối Với Kinh Tế Trong Và Ngoài Nước”.

1


Mục Tiêu, Đối Tượng, Phạm Vi Và Các Phương Pháp Nghiên Cứu
+ Mục tiêu nghiên cứu:
 Nghiên cứu, đánh giá những thông tin tổng quát về hiệp định TPP.
 Tìm hiểu, phân tích vai trò của TPP đối với kinh tế Việt Nam và thế giới.
 Xác định tác động của TPP đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt nam
(2015 - 2020).
+ Đối tượng nghiên cứu:
 Nghiên cứu về hiệp định TPP
 Nghiên cứu về tách động của TPP đối với Việt Nam
+ Phạm vị nghiên cứu:
 Nghiên cứu từ khi hiệp định TPP được thành lập cho đến nay từ đó có thể xác
định và dự đoán tác động của TPP đối với kinh tế Việt Nam (2015 - 2020).

+ Các phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp tổng hợp lý thuyết về hiệp định TPP kết hợp phân tích biểu
đồ và đồ thị minh hoạ để có thể hiểu về hiệp định một cách đầy đủ toàn.
 Phương pháp nghiên cứu thống kê để xử lý các tài liệu về hiệp định TPP đã
thu thập được.
 Phương pháp so sánh dựa trên cơ sở kiến thức kinh tế học của các thành
viên trong nhóm với các tư liệu có sẵn.

2


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ CHIẾN LƯỢC XUYÊN THÁI
BÌNH DƯƠNG( TPP).
1.1 Khái niệm
TPP là gì ?
TPP là hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement), là một hiệp định thương mại tự
do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm:

Hình 1.1.
Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc đã
bày tỏ sự quan tâm đến TPP.

3


1.2 Sơ lược về lịch sử hình thành TPP
1.2.1 Lịch sử hình thành
Đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay có nguồn

gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4) - một Hiệp định thương
mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước
Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (Về phạm vi cam kết của P4, xem Phụ lục
1).
Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của
Hiệp định này ra các vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về
khả năng nước này tham gia vào đàm phán mở rộng của P4. Phía Hoa Kỳ cũng bắt
đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với các nhóm lợi ích và Nghị
viện về vấn đề này. Tháng 9/2008, USTR thông báo quyết định của Hoa Kỳ tham
gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa
thị trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Tháng 11 cùng năm, các nước Úc,
Peru và Việt Nam cũng bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số
thành viên tham gia lên 8 nước (trừ Việt Nam đến 13/11/2010 mới tuyên bố tham
gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước khác quyết định tham gia
chính thức ngay từ đầu). Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4 được đặt tên
lại là đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy nhiên đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối 2009 do phải chờ đợi
Hoa Kỳ hoàn thành kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thống
Obama tham vấn và xem xét lại việc tham gia đàm phán TPP. Tháng 12/2009 USTR
mới thông báo quyết định của Tổng thống Obama về việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia
TPP. Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được chính thức khởi động.
Vòng đàm phán TPP đầu tiên được tiến hành tại Melbourn - Úc vào tháng
3/2010. Năm 2010 đã chứng kiến 4 vòng đàm phán trong khuôn khổ TPP (Vòng 2,
3 đã tiến hành tại San Francisco - Hoa Kỳ tháng 6/2010 và tại Brunei tháng
10/2010, Vòng 4 vừa kết thúc trung tuần 12/2010 tại New Zealand). Các nước đàm

4



phán đặt mục tiêu là sẽ hoàn thành đàm phán TPP vào cuối 2011 sau 5 vòng đàm
phán dự kiến trong năm này. Mục tiêu này được đánh giá là hơi quá tham vọng bởi
các đối tác tham gia TPP hiện còn khá xa nhau về quan điểm trong một số vấn đề
cũng như kỳ vọng ở TPP. Tuy nhiên với quyết tâm của các nước, khả năng những
vấn đề quan trọng và cơ bản nhất của TPP sẽ được thống nhất trước khi kết thúc
2011 là tương đối hiện thực.
1.2.2 Nguyên nhân hoạt động của TPP.
Xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các
nước thành viên.
Ngoài ra, TPP sẽ thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như:
sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện
pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng hóa
thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dich vụ. Cùng với
tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kì vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của 12 nhóm thành viên.

5


CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
2.1. Đối với thế giới
TPP không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của các thành viên tham gia mà nó
còn tác động đến nền kinh tế thế giới. Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(TPP) được xem là hiệp định thương mại đầy tham vọng nhất của thế kỷ. Những lợi
ích trước mắt và ngay lập tức là nới lỏng hàng rào thuế quan, từ đó giảm đáng kể
chi phí thương mại giữa các bên.
Các chuyên gia nói về TPP như một thỏa thuận ảnh hưởng đến "40% nền kinh
tế thế giới", đây chỉ là phép cộng đơn giản về GDP của các nước tham gia đàm

phán. Giá trị thương mại hàng hóa thực sự bị ảnh hưởng bởi TPP khoảng 13% tổng
giá trị toàn cầu. Các nhà kinh tế học dự đoán, những nước hưởng lợi nhiều nhất
chính sau khi tham gia TPP chính là Việt Nam, Malaysia và Singapore, nhờ việc mở
rộng tiếp cận thị trường. Về lý thuyết, Mỹ có thể không phải là nước được lợi nhiều
do nền kinh tế đã lớn và mở cửa. Đối với những nước còn lại, giá trị kinh tế có thể
suy giảm khi dòng chảy xuất khẩu tìm đến những kênh hiệu quả hơn.

6


Bảng 1.1: Tác động của TPP đối với GDP đến trước năm 2025,
Theo bảng 1.1 Việt Nam là nước hưởng lượi nhiều nhất. Đối với Mỹ, con số
0,2% trong Bảng 1.1 phản ánh sự chuyển dịch trong kinh tế Mỹ từ những ngành lao
động nhân lực chất lượng thấp đến các công việc yêu cầu tay nghề cao. Nếu dự
đoán này trở thành sự thật, quá trình sản xuất của Mỹ sẽ chuyển dần ra nước ngoài;
bù lại, những công việc đòi hỏi kỹ năng cao, và mức lương cao, sẽ tập trung về Mỹ.
Mức giảm khoảng 40 tỷ USD của sản lượng sản xuất chiếm chưa tới 1,4% những
giá trị khác sẽ được tạo ra.
Ở khía cạnh khác, TPP, Hiệp định trao đổi thương mại tự do giữa 12 nước
xuyên Thái Bình Dương, vốn chiếm đến 40% GDP của toàn thế giới, sẽ có tác động
thúc đẩy các vòng đàm phán Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây
Dương (TTIP). Hiệp định bao gồm một khối các nước chiếm 50% GDP và 1/3 giá
trị thương mại toàn cầu giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ này được cho là một
7


trong những “cơ hội vàng” để giúp châu Âu phát triển trong giai đoạn trung và dài
hạn sắp tới. Sự tạo lập của hai khối thương mại tự do khổng lồ xuyên Thái Bình
Dương và Đại Tây Dương trên thực tế có thể dẫn đến sự thay đổi cán cân địa-chính
trị thế giới, với cuộc chơi của những nước tư bản cũ và một số nước đang phát triển,

tạo một động lực mạnh mẽ lên khối các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, buộc họ phải hạ thấp hàng rào thuế quan và
chống bán phá giá.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Il Sole 24 Ore, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế
Italy Carlo Calenda cho rằng, việc ký kết TPP "không phải là một tin tức tốt lành
mà là một tin tuyệt vời. Tác động có thể cảm thấy ngay tức khắc. Việc tạo lập một
khu vực thương mại tự do tại Thái Bình Dương có thể tạo đà cho việc thương lượng
giữa EU và Mỹ cho Hiệp định TTIP. Nếu Hiệp định này trở thành hiện thực, chúng
ta mới chỉ ở bước đầu của một quá trình phát triển thực sự."
Ông Calenda cho rằng "nếu TTIP thành hiện thực và kết nối với khu vực thương
mại tự do Thái Bình Dương, các nước có nền kinh tế đang phát triển sẽ rất khó có
thể giữ mức thuế và hàng rào thương mại cao như hiện tại với hàng hóa nhập khẩu.
Họ thường xuyên ngăn chặn các sản phẩm công nghiệp từ các nước châu Âu."
2.2 Đối với trong nước
Hiệp định TPP bao gồm các quy định và cam kết thương mại truyền thống và
phi truyền thống, tại đó các nội dung về thương mại truyền thống như mở cửa thị
trường hàng hóa, xuất nhập khẩu, thuế quan, phi thuế quan và các biện pháp tại biên
giới vẫn tiếp tục duy trì và thực hiện tự do hóa ở cấp độ sâu rộng hơn. Hiệp định sẽ
điều chỉnh các nội dung thương mại phi truyền thống, trực tiếp gắn với hoạt động
kinh doanh đầu tư, cũng như hình thành thị trường trao đổi các yếu tố của quá trình
sản xuất như: Lao động, đất đai, môi trường, vốn, khoa học công nghệ, sở hữu trí
tuệ...
TPP sẽ là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư
nước ngoài, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu
vực và thế giới. Về mặt kinh tế, Việt Nam được đánh giá sẽ đạt được các lợi ích lớn
8


và lợi ích “cốt lõi” khi tham gia vào TPP: Đối với ngành Dệt may, thuế nhập khẩu
vào Hoa Kỳ giảm 50% ngay năm đầu tiên TPP có hiệu lực (tương đương 1 tỷ USD)

và tăng lên trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 30%/năm;
kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản và sản phẩm chế biến có khả năng tăng lên.
Tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập
đoàn lớn trên thế giới, nhất là chuỗi cung ứng hàng điện tử, công nghệ cao (do các
nước TPP chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu); cơ cấu lại thị trường xuất
nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, không quá dựa vào thị trường Trung Quốc và
Đông Á...
+ Những lợi ích và một số điều chỉnh đối với Việt Nam
Trong khi tất cả các nước thành viên khác đều có lợi từ TPP, Việt Nam hẳn là
quốc gia hưởng lợi nhiều nhất. Theo […] kết quả nghiên cứu năm 2012, Viện
Peterson ước tính rằng nếu so với thời điểm chưa có TPP, thu nhập của Việt Nam
trong năm 2025 khi ký kết TPP sẽ cao hơn 13% và xuất khẩu sẽ tăng hơn 37%.
Phần lớn những nguồn thu này trước mắt đến từ việc sản xuất và xuất khẩu các mặt
hàng quần áo và giày dép, vốn là những mặt hàng đang tăng trưởng của Việt Nam,
do việc xóa bỏ mức thuế cao của các nước TPP, đặc biệt là Mỹ.Nhưng một TPP tiêu
chuẩn cao cùng với hiệp định thương mại mới của Việt Nam với EU sẽ đòi hỏi Việt
Nam tiến hành cải tổ cơ chế bao gồm những bước đi quan quan trọng nhằm nâng
cao tính minh bạch và hiệu lực pháp luật, thực hiện những chuẩn mực lao động và
môi trường mới, thúc đẩy thương mại số, điều chỉnh bản thông tin cạnh tranh cho
các công ty nhà nước, và những thay đổi quan trọng khác.
Trong hơn hai thập kỷ qua, các đối tác thương mại với Mỹ và chính Mỹ cũng đã
tiến hành những cải cách triệt để theo các hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao
(FTAs). Việc thực hiện những thay đổi này là một thách thức. Nhưng các nước
thành viên cũng nhận ra lợi ích của việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do
toàn diện là rất lớn và vượt xa những ích lợi hiển nhiên của việc xóa bỏ thuế quan
đối với các mặt hàng chủ lực của nước mình. Những điều chỉnh theo yêu cầu của
FTAs tiêu chuẩn cao cũng có thể thúc đẩy đầu tư nước ngoài, cải tiến và đổi mới
công nghệ, mở rộng tham gia vào thương mại và những lĩnh vực phát triển chủ lực
9



khác mà cùng với những cải cách bổ sung khác có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế
mạnh hơn và rộng rãi hơn. Khi Việt Nam chuyển dịch sang một hệ thống các hiệp
định thương mại mới với tiêu chuẩn cao hơn, Việt Nam đã có những lợi ích rõ rang
từ đó. Chúng tôi nhấn mạnh dưới đây năm đóng góp quan trọng mà các hiệp định
FTA tiêu chuẩn cao có thể mang lại cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế của một quốc
gia : thu hút đầu tư, thăng bậc giá trị, thúc đẩy thương mại của các công ty vừa và
nhỏ, thỏa thuận thêm các FTA khác, giúp mở rộng hơn về lợi ích kinh tế.
+ Thu hút đầu tư
Hiệp định TPP có thể đóng một vai trò sống còn trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài . Để chọn đúng nơi đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những quốc
gia có môi trường đầu tư ổn định và những qui định chặt chẽ để đảm bảo tính minh
bạch, thương mại tự do hơn, và những thị trường tài chính mở - Việt Nam sẽ chứng
kiến mức gia tăng về FDI khi gia nhập TPP. Lịch sử cho thấy một hiệp định mới
cùng với sự cam kết một môi trường đầu tư thuận lợi có thể đảm bảo tăng trưởng
của đầu tư liên tục.
+ Thăng bậc giá trị
TPP có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các nước “thăng bậc giá
trị" và có thể cạnh tranh trong những lĩnh vực kinh tế tiên tiến hơn và hỗ trợ việc
làm chất lượng cao hơn. Việt Nam đã là một đối thủ đáng kể trong các ngành kinh
tế tiên tiến như điện tử. Để gia tăng sự tinh xảo trong sản xuất ở Việt Nam dĩ nhiên
phải cần đầu tư thêm, phát triển những kỹ năng, và hàng loạt các cam kết khác.
+ Thúc đẩy thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những động lực chính cho sự tăng trưởng và
việc làm tốt tại các quốc gia trên khắp thế giới. Nhưng ở nhiều nước – kể cả Mỹ chỉ có một tỉ lệ nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện xuất khẩu. Nguyên nhân
chính là các rào cản thương mại như thuế cao, những qui định phức tạp và tình
trạng quan liêu thường tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp nhỏ với
kinh nghiệm và nguồn lực còn hạn chế. Là một quốc gia với một môi trường kinh
doanh năng động và số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam và nhiều
các doanh nghiệp nhỏ có thể hưởng lợi đáng kể từ TPP. Và bởi vì thương mại điện

10


tử là một công cụ hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các điều khoản TPP
về thúc đẩy thương mại số có thể hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu tham vọng của Việt
Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đạt một phần tư tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
+ Thương thảo thêm nhiều hiệp định thương mại tự do khác
Việt Nam với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là TPP và hiệp
định mới ký kết với EU có thể nâng cao vị thế vốn đã mạnh của Việt Nam với vai
trò là một trung tâm đầu mối có khả năng cạnh tranh toàn cầu về thương mại, sản
xuất và đầu tư.
+ Giúp mở rộng nền kinh tế
Cuối cùng, các hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao có thể mang lại những
ích lợi kinh tế rộng lớn ngoài những lợi ích về thương mại hay đầu tư FDI.
Những nghiên cứu về Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA cho thấy hiệp
định này đã giúp Mexico tiến đến gần hơn với mức tăng trưởng kinh tế của Canada
và Mỹ, giúp nâng sản lượng của các nhà máy sản xuấtcủa Mexico, hỗ trợ các nhà
máy của Mexico tiếp nhận đổi mới công nghệ của Mỹ nhanh hơn, và tạo tác động
tích cực đến số lượng và chất lượng công ăn việc làm ở Mexico.
+ Hướng đến tương lai
Với nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, Việt Nam đã tập trung đáng kể vào việc
mở rộng thương mại quốc tế. Thương mại phát triển có thể là một công cụ hiệu quả
cho sự phát triển kinh tế như các nước láng giềng của Việt Nam, kể cả Nhật, Hàn
Quốc và Trung Quốc, đã từng minh chứng trong bảy thập kỷ qua.
Việt nam đã thực hiện một bước đi quan trọng qua việc tham gia đàm phán
thương mại với một số nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới và đóng một vai trò quan
trọng trong nỗ lực hoàn tất Hiệp định TPP tiêu chuẩn cao. Một TPP toàn diện sẽ
mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên TPP và tạo cho Việt Nam một hướng tiếp
cận mới đáng kể vào những thị trường lớn như Nhật và Mỹ đối với các mặt hàng

xuất khẩu chủ lực như hàng may mặc. Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa, Việt Nam
cần phải tiếp tục giữ vững cam kết của mình với việc điều chỉnh cơ cấu chính theo
TPP để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng đầu tư cũng như cải tiến công nghệ, mở
11


rộng sự tham gia vào thương mại, và thực hiện những thay đổi khác vốn có thể thúc
đẩy sự phát triển kinh tế mạnh hơn, sâu hơn và lâu dài hơn.
Với nỗ lực hướng đến sự phát triển kinh tế ở mức cao hơn, Việt Nam có thể học
hỏi nhiều kinh nghiệm của các nước thành viên dưới những hiệp định thương mại tự
do trước đây. Và, khi đã phát triển và thắt chặt hơn những cam kết của mình với
TPP, Việt Nam cũng có thể mang lại những bài học giá trị cho các đối tác của mình
khi chia sẽ về thành công.
Hiệp định TPP được thực hiện là một mốc sự kiện có ý nghĩa to lớn đối với nền
kinh tế các nước thành viên nói chung và đối với Việt Nam nói riêng. Ta có cơ hội
tận dụng các ưu đãi, mở cửa thị trường của các nước để phát triển, thu hút mạnh đầu
tư và công nghệ tiên tiến, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản. Các doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội tham gia đấu thầu mua sắm; có cơ hội tiếp cận thị trường dịch vụ và
đầu tư từ các nước của TPP. Tham gia TPP sẽ thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, cải
cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Là một thành viên của TPP nên các
doanh nghiệp Việt Nam là đơn vị chịu tác động trực tiếp đầu tiên, xuất hiện nhiều
cơ hội nhưng cũng không ít thách thức lớn đối với hoạt động của hệ thống doanh
nghiệp Việt Nam.
2.3 Tác động đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai
đoạn 2015-2020
TPP sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, thể hiện ở các mặt: Về kinh tế, theo
tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng
thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng

thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.
Đáng chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm
thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất khẩu cua
nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép, thủy sản... nhiều
khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường
12


này.
Đặc biệt, đối với ngành dệt may, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam sẽ có
điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu. Trên
thực tế, đã xuất hiện các dự án đầu tư lớn và rất lớn để đón đầu TPP. Đây là mặt tích
cực của quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, giúp Việt Nam tăng giá trị gia tăng nội địa
cho hàng may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững trước các đối thủ
cạnh tranh tiềm tàng.
Ngoài ra, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam có được các cơ hội mới từ chuỗi cung
ứng mới hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Các nước TPP chiếm tới 40% GDP và
30% thương mại toàn cầu lại bao gồm các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, Intel, Microsoft, LG...
đã đầu tư mạnh vào Việt Nam với mục tiêu biến nước ta trở thành một trong những
cứ điểm quan trọng nằm trong chuỗi sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như bộ vi
xử lý máy tính, điện thoại thông minh, các mặt hàng gia dụng sử dụng công nghệ
mới... Tham gia TPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là
điều kiện quan trọng để nước ta bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử,
công nghệ cao. Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5-10
năm tới.
Thêm vào đó, cam kết trong TPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng
tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư
nước ngoài. Gần đây, nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đã đầu tư dự án mới hoặc

mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong các lĩnh vực như sản xuất sợi, dệt may, giày
da, chế biến gỗ... để đón đầu TPP. Do đó, có cơ sở để khẳng định rằng đầu tư nước
ngoài sẽ gia tăng mạnh mẽ hơn khi TPP được ký kết, không chỉ trong các lĩnh vực
sản xuất hàng xuất khẩu mà còn trong các lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng,
bất động sản....
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của nước ta cũng dễ tiếp cận thị
trường của các nước tham gia TPP hơn, tuy tác động này không nhiều do khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường nước ngoài còn thấp. Mặc
13


dù vậy, cùng với thời gian, một số doanh nghiệp của nước ta cũng có điều kiện
vươn ra một số thị trường TPP (như Tập đoàn Viettel và Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đã đầu tư tại Peru) qua đó lan tỏa ra các thị trường khu vực, nhất là khu vực
Trung Mỹ (lớn nhất là Mê-hi-cô) và Nam Mỹ (Pê-ru, Chi-lê).
Việc có quan hệ FTA với Hoa Kỳ (và cùng với đó là EU, Liên minh Kinh tế Á Âu) sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng
cân bằng hơn (hiện đang dựa quá mạnh vào các thị trường tại Đông Á như Trung
Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN). Đây là yếu tố then chốt giúp Việt Nam
nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ có điều kiện tham gia vào thị trường mua sắm công của Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Canada… trong khi doanh nghiệp của các nước cạnh tranh với Việt Nam do chưa có
quan hệ FTA với Hoa Kỳ sẽ không được tham gia. Theo số liệu của Hoa Kỳ, chỉ
tính riêng mua sắm công các loại hàng hóa, vật dụng văn phòng thông thường của
các cơ quan chính quyền liên bang Hoa Kỳ hàng năm đã vào khoảng 10-12 tỷ USD.
Đây cũng là một kênh tiêu thụ hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam và là
lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các nước trong khu vực chưa có quan hệ FTA với
Hoa Kỳ.
Về mặt thể chế, cũng như việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
tham gia TPP sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể
chế kinh tế thị trường - một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ

trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của Việt
Nam, đồng thời giúp nước ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh
theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư
trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, việc hoàn thiện và tăng cường công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ
mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm lượng tri thức cao, thí dụ
như sản xuất dược phẩm, trong đó có thuốc sinh học (đặc biệt là với vaccine và một
số sản phẩm Việt Nam có bước phát triển mạnh trong các năm qua).
Thêm vào đó, TPP với các tiêu chuẩn rất cao về quản trị minh bạch và hành xử
khách quan của bộ máy Nhà nước sẽ giúp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện Nhà nước
14


pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy hoàn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn,
trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường trách nhiệm, kỷ
luật, kỷ cương và phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Về mặt xã hội, tham gia TPP sẽ tạo cho Việt Nam các cơ hội giúp nâng cao tốc
độ tăng trưởng. Hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp
phần xoá đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp Việt Nam có thêm nguồn
lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Do nhập khẩu từ Hoa Kỳ và các nước TPP chưa có FTA với Việt Nam phần lớn
là không cạnh tranh trực tiếp, do đó nếu có một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp
với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, Việt Nam có thể xử lý được các vấn đề xã
hội nảy sinh do tham gia TPP. Đặc biệt, do TPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ
môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được
thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp Việt Nam tăng trưởng bền
vững hơn.

15



CHƯƠNG 3
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THAM GIA TPP
3.1 Cơ hội:
3.1.1 Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngoài (các nước đối tác
TPP)
Lợi ích ở thị trường các nước đối tác TPP mà Việt Nam có thể tận dụng từ TPP
thể hiện ở 2 hình thức chủ yếu:
- Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa):
Lợi ích này được suy đoán là sẽ có được khi hàng hóa Việt Nam được tiếp cận
các thị trường này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Như vậy lợi ích này chỉ
thực tế nếu hàng hóa Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở các thị trường
này và thuế quan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
trên các thị trường này.
Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc chúng ta có thể tiếp cận các thị
trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp như vậy sẽ mang lại
một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều

16


ngành hàng của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động
hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở
những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ như dệt
may, giầy dép…), nó còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có
kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi
thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn được nhìn thấy ở cả tiềm năng
trong tương lai.
Tuy nhiên, lợi ích này cần được đánh giá một cách chừng mực hơn, đặc biệt khi
quyết định đánh đổi quyền tiếp cận thị trường Việt Nam của hàng hóa nước ngoài

để có được những lợi ích này. Cụ thể:
+ Thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất cả khi mà ví dụ đối
với Hoa Kỳ, hàng thủy sản chưa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam sang thị trường này) thực tế đã đang được hưởng mức thuế suất gần
bằng 0, vì vậy có TPP hay không cũng không quan trọng. Cũng như vậy, dù rằng
tương lai không hẳn chắc chắn nhưng một số mặt hàng có thể được Hoa Kỳ xem xét
cho hưởng GSP “miễn phí” nếu chúng ta có nỗ lực vận động tốt mà không cần TPP
với những cái giá phải trả có thể lớn (bằng việc mở cửa thị trường nội địa cũng như
những ràng buộc khác). Đối với các ngành thuộc nhóm này, lợi ích thuế quan là
không đáng kể (hoặc không có). Tình trạng tương tự với một số thị trường khác (ví
dụ Úc, New Zealand, Peru hiện đã áp dụng mức thuế 0% cho các sản phẩm thủy sản
như cá, tôm, cua… của Việt Nam);
+ Đối với những mặt hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnh
tranh là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giầy), những rào cản dưới dạng quy
định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tế
phi thị trường mà Hoa Kỳ thực hiện rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm
thuế quan. Cũng như vậy những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ
nguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng được lợi ích từ
việc giảm thuế trong TPP.

17


Nói một cách khác, những lợi ích về thuế quan trên thị trường nước đối tác TPP
(đặc biệt là Hoa Kỳ) chỉ thực sự đầy đủ khi xem xét tất cả các yếu tố. Và nếu bất kỳ
yếu tố nào trong số những rào cản đối với hàng xuất khẩu không được cải thiện thì
lợi ích thuế quan từ TPP sẽ bị giảm sút, thậm chí nếu những rào cản này bị lạm
dụng, lợi ích từ thuế quan có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Phương án đàm phán về
thuế quan vì vậy cần phải lưu ý đến tất cả những yếu tố này.
- Lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư)

Về lý thuyết Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác
thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn. Tuy vậy trên thực tế dịch vụ của
Việt Nam hầu như chưa có đầu tư đáng kể ở nước ngoài do năng lực cung cấp dịch
vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Trong tương lai, tình hình này có
thể thay đổi đôi chút (với những nỗ lực trong việc xuất khẩu phần mềm, đầu tư viễn
thông hay một số lĩnh vực dịch vụ khác) tuy nhiên khả năng này tương đối nhỏ.
Ngoài ra, với hiện trạng mở cửa tương đối rộng về dịch vụ của các đối tác
quan trọng trong TPP như hiện nay, lợi ích này có thể không có ý nghĩa (bởi có hay
không có TPP thì thị trường dịch vụ của họ cũng đã mở sẵn rồi). Đây cũng chính là
lý do nhiều ý kiến cho rằng các nước phát triển sẽ được lợi về dịch vụ trong TPP
trong khi những nước như Việt Nam hầu như không hưởng lợi gì từ việc này.
3.1.2 Nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa (Việt Nam)
Trong thực thi các FTA, thị trường nội địa thường được hiểu là nơi chịu thiệt
hại. Tuy nhiên, đối với trường hợp của Việt Nam, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng
chúng ta có thể “có lời” từ TPP ngay cả ở thị trường nội địa, nơi vốn được xem là
“chỉ chịu thiệt” từ các FTA nói chung “Khoản lời” này nằm ở những khía cạnh sau
đây:
-

Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: Người tiêu

dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này làm
nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm

18


chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của
những ngành này;
-


Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối

tác TPP: Đó là một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ
hơn chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, những công nghệ và phương thức quản
lý mới cho đối tác Việt Nam và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn
vị dịch vụ nội địa;
-

Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những

đòi hỏi chung của TPP: TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn
đề xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây
là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội,
đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh
nghiệp nhỏ và vừa) và do đó là rất đáng kể;
-

Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm công: Mặc dù mức độ

mở cửa đối với thị trường mua sắm công trong khuôn khổ TPP chưa được xác định
cụ thể nhưng nhiều khả năng các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong
WTO sẽ được áp dụng cho TPP, và nếu điều này là thực tế thì lợi ích mà Việt Nam
có được từ điều này sẽ là triển vọng minh bạch hóa thị trường quan trọng này – TPP
vì thế có thể là một động lực tốt để giải quyết những bất cập trong các hợp đồng
mua sắm công và hoạt động đấu thầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch hiện
nay;
3.1.3 Giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu thị
trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.

Tham gia vào TPP, Việt Nam có nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản, đó là: Mở rộng
thị trường xuất khẩu, nhất là thị trường xuất khẩu nông sản. Việt Nam sẽ tiếp cận
sâu rộng hơn vào hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Năm
2014, xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên TPP đạt 58,41 tỷ USD,

19


chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan
hệ thương mại với các nước TPP, Việt Nam ở vị thế xuất siêu khá lớn, xuất siêu tới
7/11 thị trường của TPP. Điều quan trọng nhất là, thuế nhập khẩu nhiều loại hàng
hóa sẽ được giảm xuống 0%, là cú huých mạnh cho xuất khẩu, tác động tích cực
đến thu nhập của người dân, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, nâng
cao kim ngạch xuất khẩu
Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng
thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu sẽ tăng
thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.
Nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cũng chỉ ra rằng, sau khi TPP
được ký kết, Việt Nam sẽ là nước có thu nhập và xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 12
quốc gia TPP, với tốc độ tăng trưởng lần lượt 13,6% và 31,7%. Trong khi đó, những
nước không tham gia TPP sẽ chịu thiệt hại do giao thương chuyển hướng.
3.1.4 Thu hút được dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn.
Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế
giới. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam cũng sẽ tăng mạnh, tạo thuận lợi
cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và tiếp cận các nguồn vốn quốc tế
với chi phí thấp hơn.
Tham gia TPP chắc chắn thúc đẩy đầu tư của các nước vào Việt Nam. Tính đến
nay, đầu tư trực tiếp của các nước TPP vào Việt Nam đạt hơn 100 tỷ USD vốn đăng
ký của những dự án còn hiệu lực, chiếm gần 40% tổng lượng vốn FDI của Việt
Nam. Dòng vốn từ nhiều nước thành viên TPP có trình độ phát triển cao có thể

mang lại những lợi ích lan tỏa đáng kể về công nghệ và kỹ năng quản lý, hay các
lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn. Mức tăng đầu tư sẽ giúp thúc đẩy sự
hình thành vốn cố định và tạo cơ hội cho Việt Nam khai thác các lợi thế tiềm năng
về nông nghiệp.
Các công ty dệt may nội địa và nước ngoài sẽ đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam để
tận dụng cơ hội hưởng thuế xuất khẩu thấp vào TPP. Như vậy, ngành dệt may Việt
20


Nam không chỉ nhận ưu đãi từ thị trường Hoa Kỳ, mà còn đạt giá trị gia tăng lớn
hơn trong chuỗi cung ứng. Gia nhập TPP sẽ mở ra cơ hội thu hút đầu tư, hợp tác với
các nước nhằm hiện đại hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu
hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
3.1.5 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.
TPP góp phần tạo điều kiện để Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô
hình tăng trưởng. Với những cam kết sâu và rộng hơn trong WTO, TPP tạo điều
kiện để nền kinh tế Việt Nam phân bổ lại nguồn lực theo hướng hiệu quả hơn.
Đồng thời, hỗ trợ tích cực cho quá trình tái cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng
trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh sẵn có sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa vào
việc khai thác lợi thế cạnh tranh động để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
xuất khẩu.

3.1.6 Cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
Bên cạnh có lợi từ việc đầu tư doanh nghiệp Việt Nam còn được mua nguyên vật
liệu nhập khẩu từ các nước TPP với chi phí thấp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có cơ hội được tham gia đấu thầu minh bạch, công
khai khi mở cửa thị trường mua sắm công; đồng thời, tạo cơ hội tốt cho các doanh
nghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường và bảo vệ người lao động; được
hưởng những tác động tích cực từ việc cải cách và thay đổi thể chế nhằm tuân thủ
những cam kết chung của TPP; nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội, điều kiện,

sự hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược tái cấu trúc và phát triển, nâng cao vị thế
trên trường quốc tế.

21


3.2 Thách thức:
Tham gia FTA nói chung và TPP nói riêng, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhanh và
mạnh thị trường nội địa của mình cho hàng hóa, dịch vụ từ các nước đối tác, nếu
Việt Nam có “mất” gì khi tham gia TPP thì là mất ở điểm này chủ yếu. Bên cạnh đó,
cũng có ý kiến cho rằng nếu chúng ta không chú ý để tránh các cam kết bất lợi,
“mất” còn có thể là hiện thực ở cả thị trường các nước đối tác TPP.

3.2.1 Những bất lợi ở thị trường nội địa
Bất lợi ở thị trường nội địa khi Việt Nam thực hiện TPP có thể được thể hiện ở
các hình thức sau:
- Bất lợi từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa từ các nước đối tác TPP
Việt Nam hiện vẫn còn là thị trường tương đối đóng với nhiều nhóm mặt hàng
và còn giữ mức thuế MFN khá cao (và với lộ trình mở cửa dài). Vì thế việc phải
cam kết giảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các nước đối tác TPP dự
kiến sẽ gây ra 02 bất lợi trực tiếp, bao gồm (i) giảm nguồn thu ngân sách từ thuế
nhập khẩu và (ii) cạnh tranh trong nước gay gắt hơn.
+ Thứ nhất, việc giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP là
hệ quả chắc chắn và trực tiếp. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng lượng thất thu từ
thuế nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác TPP không thật sự lớn so với hiện trạng
(do phần lớn các đối tác trong TPP đã có FTA với Việt Nam và do đó chúng ta đã và
sẽ phải cắt giảm thuế theo các FTA này mà không phải chờ đến TPP). Và do đó tác
động bất lợi này không phải là quá nghiêm trọng.
+ Thứ hai, giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP
vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Hệ quả tất yếu là thị phần hàng

hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đây là
thực tế đã từng xảy ra khi chúng ta thực hiện các FTA đã ký mà đặc biệt là ACFTA
với Trung Quốc. Nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn

22


gắn liền với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân và nông
thôn. Tuy vậy, các ý kiến lạc quan lại cho rằng trong trường hợp cụ thể của TPP, cái
“mất” này có thể không phải là quá nghiêm trọng, ví dụ với đối tác Hoa Kỳ, hàng
hóa của Hoa Kỳ có phân khúc và khách hàng khác với hàng hóa tương tự của Việt
Nam, vì vậy đối với một số ngành, cạnh tranh đến từ hàng hóa Hoa Kỳ sẽ không
quá nguy hiểm. Theo cách hiểu này, thị phần nội địa có thể sẽ bị phân chia lại sau
TPP, nhưng là giữa các đối thủ Hoa Kỳ với những đối thủ nước ngoài khác trên thị
trường Việt Nam chứ không phải là với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cạnh
tranh trong thị trường hàng hóa nội địa cũng là sức ép tốt để các doanh nghiệp Việt
Nam tự thích nghi, điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

- Bất lợi từ việc mở cửa các thị trường dịch vụ
Dịch vụ là mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa thị trường của Việt
Nam là hạn chế và dè dặt nhất. So với cách thức đàm phán chọn-cho của WTO,
phương pháp chọn-bỏ dự kiến trong đàm phán TPP sẽ khiến cho bức tranh mở cửa
dịch vụ của Việt Nam đối với các đối tác TPP thay đổi mạnh mẽ.
Đây cũng chính là điểm được suy đoán là sẽ tạo ra bất lợi lớn cho doanh
nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP. Với TPP, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của
các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên
thế giới (đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ) có thể khiến cho các đơn vị
cung cấp dịch vụ của Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kịch bản thực tế có thể không toàn bất lợi như vậy. Cụ thể cạnh tranh
có thể là động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và nâng cao năng lực để phát

triển tốt hơn. Cạnh tranh cũng giúp xóa những đơn vị sản xuất yếu kém, không
thích hợp với tình hình mới (đây cũng là điều nên xảy ra, dù rằng Việt Nam chưa
quen với tình trạng phá sản của các doanh nghiệp yếu kém). Ngoài ra, không thể
không nhắc tới những khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác từ

23


TPP để cùng phát triển. Mở cửa thị trường cũng là cơ hội để thu hút đầu tư vào các
ngành dịch vụ, đặc biệt các ngành cần vốn và công nghệ quản lý cao. Đây có thể là
cơ sở để phát triển nhiều ngành dịch vụ ở Việt Nam trong tương lai.
-

Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh

tranh… và các ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên
quan đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ...
Các kết quả đàm phán FTA của Hoa Kỳ trong giai đoạn gần đây cho thấy nước
này nhấn mạnh việc tuân thủ các yêu cầu cao về môi trường (theo một danh mục
tương đối dài các công ước quốc tế về môi trường), lao động (tiêu chuẩn ILO) hay
các ràng buộc nhiều hơn về mặt thủ tục khi ban hành hay thực thi các quy định về
cạnh tranh, phòng vệ thương mại, TBT, SPS (theo hướng tăng cường thủ tục tham
vấn trao đổi trước khi ban hành quy định/biện pháp, quyền tiếp cận tư pháp để giải
quyết vướng mắc…)… Các đối tác phát triển như Úc, New Zealand khá quan tâm
đến các vấn đề này. Hiệp định P4 (tiền thân của TPP) cũng bao gồm các quy định
liên quan. Vì vậy khả năng TPP tương lai có thể bao trùm các lĩnh vực này là tương
đối lớn.
Một mặt, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu này sẽ là một gánh nặng lớn đối
với Nhà nước (trong việc gia nhập các công ước liên quan, sửa đổi quy định pháp
luật nội địa, xây dựng các cơ chế, thủ tục ban hành thực thi mới…). Việc thực thi

cũng tao ra nhiều chi phí cho doanh nghiệp để thực thi (ví dụ như thay đổi công
nghệ nuôi trồng – sản xuất, thay đổi nguồn cung nguyên vật liệu, bổ sung cơ chế
kiểm soát…). Ngoài ra, có những vấn đề thuộc về thể chế không dễ thay đổi (như
quyền lập hội, quyền đàm phán tập thể…).
Mặt khác, thực hiện các cam kết dạng này sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cải thiện
hệ thống pháp luật, đặc biệt là từ góc độ phát triển bền vững (môi trường), vì quyền
con người (lao động), minh bạch hóa và cải cách hành chính (các vấn đề còn lại).
Từ góc độ này, những lợi ích mà việc thực hiện những cam kết này mang lại có thể

24


×