Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Những giải pháp cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN việt nam đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.29 KB, 18 trang )

Những giải pháp cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam đương đại
Việc tiếp thu, kế thừa và phát triển những thành tựu xây dựng pháp luật tố tụng
của nhà nước PKVN là những yêu cầu và đòi hỏi hết sức tự nhiên, cần thiết, quan trọng
trong nghiên cứu lập pháp. Trên cơ sở nghiên cứu cổ luật so sánh với đương đại, tác giả
xin tạm thời đề xuất một số giải pháp như sau:
1. Giải pháp trong việc xây dựng ý thức hệ tư tưởng pháp trị, pháp quyền và đề
cao quyền con người trong hoạt động tư pháp tố tụng trong và ngoài ngành
Ý thức hệ tư tưởng pháp trị, pháp quyền và quyền con người trong hoạt động tố
tụng được định hình khi các nhà lập pháp nhà nước PKVN ban hành pháp luật. Dù chủ
thể ở trình độ nhận thức nào, địa vị giai cấp nào cũng cần hiểu rõ hành vi mình thực hiện
có vi phạm pháp luật hay không và do vậy, ý thức hệ tư tưởng pháp trị, pháp quyền trong
hoạt động tố tụng luôn mang tính phổ quát, đó chính là “Phụng công thủ pháp”.
Do đó, giải pháp đầu tiên chính là xây dựng ý thức hệ tư tưởng chính trị pháp lý
trong hoạt động tố tụng phải đại diện cho thể chế chính trị được quy định trong Hiến
pháp & pháp luật và được phổ cập đến toàn dân. Không có tổ chức chính trị và cá nhân
nào được đứng trên pháp luật. Xây dựng ý thức hệ pháp trị để hướng đến pháp quyền,
nhân quyền và nhân văn. Muốn thực thi được mục tiêu Pháp quyền và Nhân quyền, điểm
quan trọng thiết yếu chính là sự liêm chính, chuyên nghiệp của bộ máy công quyền. Là ý
thức về mục tiêu lấy con người làm trung tâm, lấy quyền con người là mục đích của cả
thể chế và xã hội. Pháp trị, pháp quyền và nhân quyền vẫn còn rất nhiều việc phải nỗ lực
thiết kế thực thi ở đương thời. Đây cũng là yêu cầu lâu dài, thực hiện bởi nhiều thế hệ
trong quá trình cải cách tư pháp. Cải tổ từ thể chế đến pháp chế, từ con người đến quy
trình đào tạo và sử dụng, từ nhân phẩm đến lương bổng, từ xử phạt đến vinh danh. Việc
đề cao này cần thực thi theo tính chiến lược của Đảng, Chính phủ, Quốc hội; từ trung
ương đến địa phương, từ cá nhân đến tổ chức. Theo đó, Đảng là một cơ chế giám sát
ngoài cùng nhân dân và truyền thông công nghệ 4.0. Cũng có thể xây dựng tượng đài


hoặc “Bảo tàng về ngành Tòa án tư pháp” để ghi nhớ những bài học của lịch sử nghìn
năm. Có thể quy định trong luật về “Chế độ Khảo khóa” trong ngành tư pháp, Tòa án kịp


thời khảo xét theo định kỳ, 1 năm, 3 năm, 6 năm, 9 năm. Căn cứ vào đó để thăng giáng
thưởng phạt kịp thời nhanh chóng. Khảo xét truyền thông về sự hài lòng của dân chúng
và những người đã tham gia vào tố tụng.
2. Giải pháp trong xây dựng nhà nước và thể chế tư pháp kết hợp giữa tập
quyền với phân quyền, tản quyền & tăng cường giám sát quyền lực
Nghiên cứu về lịch sử tư pháp, học thuyết về tam quyền cho rằng:“Tư tưởng phân
quyền của Mongtesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến”. Còn
theo John Locke thì "chỉ có thể có một quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp, mà tất cả
các quyền lực còn lại là, và phải là, những cái phụ thuộc vào nó" . Nhà vua cũng phải
chấp nhận đứng sau Hiến pháp, thực thi Hiến pháp. Vậy thì tại sao, nghiên cứu pháp luật
tố tụng nhà nước phong kiến tập quyền, lại đề ra giải pháp xây dựng nhà nước theo mô
hình phân quyền có sự thống nhất và phân công quyền lực.
Nhà nước quân chủ PKVN theo mô hình tập quyền, quyền tối cao về ban hành
pháp luật, quyền tổng điều hành quản lý nhà nước và quyền tố tụng xét xử tối cao đều
thuộc về vua chúa. Cơ quan hành chính và xét xử không phân tách, trong đó, quản lý và
thực hiện các hoạt động tố tụng được phân cấp, phân công theo ngành dọc, cấp hành
chính song trùng quân sự tư pháp. Mô hình Lê Thánh Tông, Lê Trịnh và Minh Mệnh về
sự phối hợp phân quyền, tản quyền và tập quyền thống nhất, giám sát quyền lực chung và
tư pháp có hiệu quả là rất điển hình mẫu mực.
Bản chất của nhà nước tập quyền, khi quyền lực tập trung sẽ xuất hiện xu thế lạm
quyền và chuyên quyền. Do vậy, cần phải thiết lập pháp chế nhằm khống chế và giới hạn
quyền bằng các công cụ pháp lý của hoạt động tố tụng. Cho nên, mô hình cơ quan quyền
lực của nhà nước quân chủ vừa mang tính tiến bộ, khoa học nhưng cũng kèm theo đó là
những hạn chế nhất định cần khắc phục. Chính vì như vậy, cần đặt ra giải pháp thứ hai là
xây dựng nhà nước theo mô hình phân quyền có sự thống nhất và phân công quyền lực,
tránh độc quyền dẫn đến lạm quyền. Giáo sư Nguyễn Đăng Dung cho rằng:“Chủ nghĩa


Hiến pháp gắn liền với mục tiêu hạn chế quyền lực của nhà nước nên việc tổ chức nhà
nước phải theo nguyên tắc phân quyền”. Và cần phải hiểu“Bản chất của phân quyền chỉ

là cơ chế kiềm chế, đối trọng và không để quyền lực đi đến lạm quyền, chuyên chế” .
Giải pháp này đòi hỏi sự phân công trách nhiệm kèm theo chế tài quyền lực, trong
đó, hệ thống cơ quan kiểm soát nằm bên trong và ngay bên trên cơ quan hành chính nhà
nước nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của các cơ quan này, theo mô hình song hành và
phối hợp các bậc thang kiểm soát. Hình thức đó được gọi là kiểm tra, soát xét, giám sát
theo hệ thống. Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập, phân quyền để thực
hiện tốt chức năng giám sát, kiểm soát, đối trọng lẫn nhau, cũng giống như trong việc
phân công và kiểm soát hoạt động tố tụng được quy định trong các Bộ luật của nhà nước
PKVN trước đây.
Cụ thể như hiện nay, việc kiểm soát tài chính thực hiện thông qua hoạt động kiểm
toán hàng năm, hoặc thanh tra, kiểm tra tài sản cá nhân trong “Luật Phòng chống tham
nhũng” nhưng cũng chưa phát huy hiệu quả vì chưa thực hiện tốt việc kiểm soát để
phòng ngừa, ngăn ngừa hậu quả, hoặc hoạt động kiểm tra chưa thật sự kịp thời, sát sao,
còn buông lỏng và thiếu cơ chế. Việc phòng ngừa chính là tạo ra xu thế không thể tham
nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng. Do đó, cũng cần nghiên cứu
pháp luật PKVN trước đây để từ đó tìm ra những giải pháp tốt nhất trong việc giám sát
quyền lực hiện nay. Cơ chế này cũng được thể hiện trong mối quan hệ cơ bản trong tính
thống nhất, phân công phối hợp và giám sát quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; giữa
Đảng, Chính phủ, Quốc hội, công an & quốc phòng; giữa an ninh quân đội và an ninh
công an và an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế. Cơ chế giám sát trong, ngoài, trên dưới
và giám sát độc lập thực sự có hiệu quả, chỉ là bởi nhà cầm quyền chưa thực sự vào cuộc
để tự trói buộc chính mình. Tôn quân, Chính danh, “Tiên vương chi pháp”, “Hậu vương
chi pháp” vẫn là những giá trị bền vững tất yếu của quyền lực kể cả trong Lập pháp,
Hành pháp, Tư pháp tố tụng và tòa án.
3. Giải pháp nghiên cứu Lập pháp chuẩn mực và cần có cơ chế Kiểm soát
Quyền lực tối cao & đảm bảo Thượng tôn pháp luật


Thành quả trong lập pháp của nhà nước phong kiến từ triều Lê cho đến triều
Nguyễn thực sự đáng ghi nhận. Bản chất nhà nước phong kiến tập quyền, quyền lực nhà

vua là tối thượng. Thế nhưng, dưới triều đại vua Lê và nhà nước phong kiến trước đó và
sau đó đã xây dựng và đề cao quản lý nhà nước bằng các văn bản pháp luật. “Pháp luật là
phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi đều phải tuân theo” (Lê Thánh Tông). Có thể
nói, đấy là sự tiến bộ vượt bậc trong vấn đề nhận thức chính trị và kỹ thuật lập pháp,về
hành pháp, tư pháp, đối nội và đối ngoại.
Dù Bộ QTHL, QTKTĐL, HVLL xét trên phương diện cấu trúc hình thức và nội
dung trình độ kỹ thuật lập pháp cũng chưa thật hoàn thiện, nhưng đó là thành quả không
thể phủ nhận và không phải quốc gia nào cũng có được trong thời kỳ lịch sử này. Giá trị
pháp lý trong nghiên cứu, ban hành và áp dụng pháp luật của các Bộ luật là thiết lập nên
mô hình quản lý hành chính và tư pháp xét xử theo cơ chế tuân thủ chấp hành và kiểm tra
giám sát. Có lẽ, không có công cụ quản lý nào hiệu quả hơn thế.
Từ thời Lý, để tránh những quyết sách có thể mắc sai lầm khi điều hành chính sự,
nhà vua đã phong bổ chức quan có quyền góp ý và can gián nhà vua với chức danh ban
đầu là Tả hữu Gián nghị Đại phu. Đến nhà Lê, nhà Nguyễn, chức Đô đài Ngự sử, Phó
Đô Ngự sử, Ngự sử đài, Đô sát viện ngoài nhiệm vụ xét xử án phức tạp, thanh tra, giám
sát, kiểm soát, tâu báo trực tiếp với nhà vua, còn được đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là
can gián vua chúa. Đây là việc cần thiết trong điều hành chính sự, để đảm bảo kiểm soát
quyền lực với mọi đối tượng và kể cả người đứng đầu nhà nước cũng không phải ngoại
lệ. Hiện nay, nhà nước ta đang trao quyền này cho Ban bí thư, các Ủy ban Kiểm tra TW,
Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban kiểm tra các cấp. Việc nhất thể hóa chức danh
Tổng Bí thư và Chủ tịch nước là một giải pháp phù hợp song lại đặt cược vận mệnh dân
tộc vào tài năng và đức độ của Nguyên thủ quốc gia. Bởi Chủ tịch nước, Tổng Bí thư có
thẩm quyền trong thể chế tư pháp, quân sự, an ninh; có quyền tham chính trong Chính
phủ về nhân sự, có quyền tham dự và đề xuất với Quốc hội những chính sách để Luật hóa
thành các Quy phạm. Lập pháp, Hành pháp hay Tư pháp cho dù ở cơ chế nào thì vẫn
quyết định bởi tài năng và nhân phẩm của nhà cầm quyền.


Nhà nước phong kiến tập quyền, các quyền tối cao đều thuộc về nhà vua là một
chủ thể duy nhất vẫn quy định có các chức quan giám sát, can gián. Nhưng nếu bộ máy

quyền lực cao nhất là một Hội đồng tập thể thì sao? Ví dụ: Nghị viện, Quốc hội, được
quyền thông qua Hiến pháp, Tổng thống, Chủ tịch nước phê chuẩn ban hành. Cá nhân
hay tổ chức nào có thể kiểm soát được việc thực hiện chuẩn mực, đúng đắn quy định của
Hiến pháp đây ? Đáp ứng vấn đề này, hầu hết các nước phát triển G20 và các nước Đông
Á, Đông Nam Á (Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Campuchia…) đều thành lập Hội đồng
Hiến pháp hoặc Tòa Bảo Hiến . Bài học về dự án Luật đặc khu về quy hoạch Thủ Thiêm
và những dự án treo kéo dài hai ba mươi năm qua là một minh chứng về quyền Lập pháp
tối cao chưa được giám sát. Làm cho dân quyền bị xâm phạm cả về vật chất và tinh thần.
Nếu không quyết tâm xây dựng cơ chế phòng ngừa sự tha hóa của người nắm quyền lực
tối cao, bài học của các đời vua chúa dường như vẫn còn nguyên giá trị. Ngoài ra, để đảm
bảo tính chất tối cao của Hiến pháp, loại bỏ văn bản pháp luật vi Hiến, các quốc gia bảo
vệ bằng Tòa bảo hiến hoặc Tòa án tối cao. Tại Mỹ, quá trình thẩm tra vi hiến thuộc về
Tòa phúc thẩm, Đức thành lập Tòa án đặc biệt bảo vệ Hiến pháp, Anh quy định quyền
thẩm tra vi hiến thuộc về Nghị viện, Nhật Bản thẩm tra vi hiến thuộc Cục Pháp chế của
Nội các [72;75]. Cho nên, vẫn cần phải có một cơ quan chuyên trách để thẩm tra tính hợp
hiến của hệ thống VBQPPL và do đó, giải pháp nghiên cứu lập pháp trong việc thiết lập
cơ chế trao quyền bảo vệ Hiến pháp là cần phải có. Cho dù còn có nhiều tranh luận song
cơ chế Bảo Hiến là sự kết nối từ truyền thống đến đương đại, để bảo đảm rằng: Quyền
lực tối cao không thể để tha hóa gây tổn hại đến quốc gia, dân tộc, pháp nhân, tổ chức và
quyền con người và an sinh xã hội. Nhìn trong suốt chiều dài lịch sử, sai lầm lập pháp,
sai lầm của nhà cầm quyền tối cao là có tầm ảnh hưởng đến cả quốc gia dân tộc rất lâu
dài và khó khăn khi khắc phục. Nếu chưa thể xây dựng Hội đồng Hiến pháp, Tòa án Hiến
pháp thì cũng có thể thiết kế một cơ chế phù hợp hài hòa hơn để thực sự kiểm soát quyền
lực về kinh tế, quân sự, tài chính và tư pháp tòa án. Với Việt Nam, kết hợp giữa tập
quyền với phân quyền và tản quyền, song thống nhất quyền lực vẫn là dòng chủ đạo.
Theo đó, có 3 cơ chế như sau:
(i) Đảng lãnh đạo kiểm soát toàn diện: Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp;


(ii) Hội đồng thẩm phán Tối cao; Hội đồng kinh tế tài chính tối cao;…

(ii) Hội đồng An ninh tối cao: Quân đội - Công an -Tư pháp độc lập & phối hợp;
Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để có một cơ chế tối ưu bảo vệ và bảo đảm chủ
quyền, an ninh nhà nước đồng thời bảo vệ và bảo đảm quyền con người; kiểm soát cả
Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, từ cơ sở đến trung ương; từ tầng đáy đến đỉnh cao
quyền lực; kiểm soát an ninh thông tin, an ninh tài chính, an ninh nội bộ; an ninh an toàn
đối nội & đối ngoại. Thượng tôn pháp luật cần phải có “Hội đồng lập pháp tối cao”
chuẩn mực với những Nhà lập pháp tài năng tâm huyết, điều này cần phải soi vào lịch sử
để học tập và lựa chọn. Thời đại Lê Thánh Tông, Minh Mệnh và Hồ Chí Minh đều cho
thấy, nhà cầm quyền tài năng đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí quyết định
những bước phát triển của cả quốc gia dân tộc. Để kiểm soát quyền lực của Nhà nước tối
cao, cần thiết lập cơ chế kiểm soát đủ mạnh theo cấu trúc ba bên, ba tầng, ba hệ thống
độc lập tương đối; kiểm soát để hạn chế sai lầm rủi ro hoặc tha hóa. Ví dụ, Chính phủ và
Thủ tướng được kiểm soát bởi Quốc hội, Chủ tịch nước và Ban bí thư; nếu có sai phạm
thì cơ quan điều tra của Bộ công an hoặc Bộ quốc phòng, Viện kiểm sát (cơ quan Công
tố) và Tòa án sẽ đồng hành điều tra, soát xét, kết luận và thụ lý. Ví dụ, Chủ tịch tỉnh được
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh kiểm soát, định kỳ cùng văn phòng Chính phủ tra xét công
vụ; Chủ tịch nước sẽ được kiểm soát bởi Quốc hội, bởi Ban bí thư và các Ủy viên trung
ương và sự tín nhiệm của nhân dân toàn quốc; Hình thức Bầu phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm
cần có cơ chế về mức phiếu để buộc phải từ nhiệm hoặc phế truất, bãi nhiệm. Nếu không
có định mức, định lượng để định tính cho hạn chế, kiềm chế, kiểm soát quyền lực tối cao
cả Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp thì đến khi “dân nổi can qua”, biểu tình phản ứng là
tất yếu.
Bài học lịch sử cho thấy, quyền lực nền tảng vẫn là kinh tế & quân sự, từ đó chi phối
cả lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thực chất của quản trị hành chính là quản trị tài
chính. Quản trị hành chính quân sự là nền của quản trị về tư pháp xét xử. Trong đó, nhà
cầm quyền, quan chức các cấp đóng vai trò quyết định sự thịnh suy. Đúng như Kinh thư
đã khẳng định: Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan, người giỏi thì nước thịnh, người xấu


thì nước loạn. Các bậc đế vương sở dĩ hưng nghiệp được là bởi dùng người quân tử, bị

mất nước là bởi dùng phải kẻ tiểu nhân. Đó vẫn là những định đề mang tính quy luật tất
yếu của quyền lực công tư kết hợp trong nhà cầm quyền tối cao.
4. Giải pháp kiểm soát việc thực thi pháp luật của cơ quan tố tụng, áp dụng các
chế tài thưởng phạt nghiêm minh
Kiểm soát việc thực thi pháp luật của cơ quan tố tụng là một trong những nội dung
cơ bản được quy định trong Bộ luật của nhà nước PKVN. Để bảo vệ quyền sở hữu, đảm
bảo quyền chính trị, kinh tế, nhà nước phải thi hành pháp luật và thực hiện kiểm soát.
Một trong những yếu tố quy luật chung liên kết các hoạt động tố tụng là thực hiện kiểm
soát, giám sát theo chuỗi logic, dây chuyền, tầng bậc từ cấp trung ương xuống cấp địa
phương và ngược lại, kết nối hệ thống dọc ngang để đảm bảo tạo thành một cơ cấu đồng
bộ, vững chắc. Mối quan hệ giữa các cơ quan kiểm soát quyền lực, sự khác biệt về thẩm
quyền chủ yếu căn cứ vào vị trí, vai trò trong bộ máy quyền lực chính trị quân sự và trách
nhiệm kiểm soát hoạt động tố tụng.
Tính chất thực hiện công vụ trong hoạt động tố tụng buộc quan lại, người tiến
hành tố tụng phải luôn tiếp xúc với những hành vi trái pháp luật, những yêu cầu phân
giải, tranh kiện, những việc làm đi ngược với đạo đức luân lý của con người trong xã hội,
đòi hỏi người thực hiện phải xác định làm đúng bổn phận, chức trách và tuân thủ pháp
luật, do vậy, không khỏi có những xung đột nhận thức khi chấp hành công vụ tư pháp và
tòa án. Một mặt triệt tiêu lộng quyền, mặt khác thừa nhận thành tích và khuyến khích
quan chức thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Ngay từ năm 1456, vua Lê Nhân Tông đã chỉ dụ cho các quan Đại thần và văn võ
trong ngoài rằng: “Phận làm tôi phải hết sức với chức vụ. Đại thần thì giúp đỡ nhà vua,
điều hòa âm dương, tiến cử người hay, loại bỏ người dở, để mưu toan chính trị. Quan
quản quân các vệ thì thương yêu quân lính, luyện tập nghề võ. Các chức Hành khiển
năm đạo thì nêu rõ việc lợi hại, phân biệt người thiện với người ác, về dân mạng, chính
sự, sổ sách, kiện tụng, cần phải xử trí cho hợp phép, không theo tình riêng làm mất lẽ
công, để hại đến thể thống. Quan coi Phong Hiến (phong hóa, pháp độ - Quan Ngự sử)


thì sửa chữa điều lỗi, bẻ hặc điều lầm, ngăn ngừa kẻ dở, cất nhắc người hay, chớ nên đem

lòng tư bàn việc, hoặc sợ sệt không dám nói. Nội mật viện thì tuân theo pháp điển. Quan
coi việc hình thì xét hỏi minh bạch, gỡ trừ oan uổng, cốt cho đúng thực, chớ nên nhận lời
nhờ cậy, ăn của hối lộ, để đến nỗi trầm tệ oan lạm. Các quan phủ, lộ, châu huyện thì nên
tuyên bố đức ý nhà vua, vỗ về dân trong hạt, về việc kiện tụng sưu thuế, cốt phải liêm và
công, không được đem tiền của nịnh hót quan trên, để cầu cất nhắc. Các quan điện tiền,
điện hậu, cục kho xuất nạp nghiêm cẩn. Các học quan theo đúng học quy. Các chức ở ty,
cục, thư, siêng năng chức vụ. Tất cả các quan, đều phải tuân theo lời trên mà làm” . Quan
chức và công vụ bấy nhiêu cũng đã đủ, không cần bình luận gì thêm.
Như vậy, tổ chức và kiểm soát hoạt động thực thi pháp luật, áp dụng các chế tài
thưởng phạt đóng góp vào sự vững chắc của hệ thống cơ quan tố tụng, đồng thời, mang
lại thành quả trong quản lý nhà nước và xã hội. Hiện nay, cơ quan kiểm soát hoạt động tố
tụng chưa thực sự trở thành một tổ chức quyền lực của Tòa án tối cao để thực hiện
nghiêm cẩn chức năng nhiệm vụ của mình. Các Tòa án cấp huyện, tỉnh, thành phố đều
chưa có quy trình kiểm tra, kiểm soát hồ sơ án và hoạt động tố tụng theo định kỳ. Chính
vì thế, giải pháp kiểm soát việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp tố tụng, áp dụng
các chế tài thưởng phạt nghiêm minh là giải pháp thứ tư cần phải đặt ra đối với tất cả các
triều đại và Việt Nam đương đại.
5. Giải pháp trong việc đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng nhân sự
trong cơ quan tư pháp tố tụng
Cơ quan tố tụng là công cụ thực thi đảm bảo sự minh chính của pháp luật. Hoạt
động của cơ quan tố tụng hội tụ tất cả các khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, vật chất, tinh thần, tôn giáo, lễ nghi, cá nhân, gia đình, thể nhân, pháp nhân,
tổ chức, hiệp hội và chiếm ưu thế trong hoạt động quản lý nhà nước bằng công cụ trấn
áp, tước đoạt và bảo hộ công dân, cả trong và ngoài nước. Trong xã hội phong kiến, việc
trao quyền của nhà vua đối với các quan chức đã tạo nên bậc thang xã hội. Giới quan lại
vừa có chức sắc vừa có quyền, tiền, bổng lộc của triều đình và thuộc đẳng cấp cao quý


trong xã hội, cho nên, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng nhân sự trong cơ quan công
quyền và nha môn tố tụng được quy định hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt.

Để khẳng định vị thế của mình, nhà vua, người đứng đầu nhà nước phong kiến đã
xây dựng bộ máy quyền lực công làm sao vừa tinh gọn, vừa hoạt động hiệu quả, nhưng
không thể lộng quyền làm ảnh hưởng đến vương quyền thiên mệnh và nguyên lý thân
dân. Trong các Bộ luật PKVN, một mặt quản lý nhân sự trong bộ máy tố tụng bằng
thưởng phạt phân minh, được công khai quy định trong luật và công bố rộng rãi toàn xã
hội, mặt khác, thực hiện chặt chẽ trong việc tuyển chọn người tham gia vào bộ máy
quyền lực, thực sự tuân thủ pháp luật và trung thành với nhà vua, có nhiệm vụ bảo vệ sự
nghiêm minh của pháp luật, loại bỏ hiện tượng và hành vi trái pháp luật.
Để sử dụng người hiền tài trong cơ quan tố tụng, ngay từ khâu thi cử, tuyển chọn,
nhà nước phong kiến đã thực hiện sàng lọc rất kỹ càng. Vua Lê Thánh Tông định ra thể lệ
Khoa cử: kể từ năm 1468, tổ chức thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở
Kinh đô, cứ 3 năm một kỳ thi đại khoa để chọn tiến sỹ bổ nhiệm làm quan. Ngoài ra, còn
có quy chế Bảo cử bổ sung cho Khoa cử; bổ dụng theo khóa trình, khảo khoá làm căn cứ
thăng bổ giáng phạt quan chức; giảm thải những quan lại hèn kém, không có đạo đức,
không làm được việc. Trong triều Nguyễn, thực hiện rất nghiêm các quy định Hồi tỵ, Lưu
quan. Ngoài khoa cử, nhà nước PKVN còn thực hiện tiến cử, tự tiến cử, nạp tiền thóc,
mở Ân khoa, Chế khoa, thi Võ cử. Đây là hình thức lựa chọn trực tiếp những người có
thực tài đức ra làm quan giúp nước.
Trong chính sách tuyển cử, căn cứ vào các quy định pháp luật, cho thấy, nhà nước
PKVN rất khách quan trong việc lựa chọn nhân sự. Theo Đại Việt sử ký toàn thư (1498)
“các Nha môn trong ngoài, nếu có ai liêm khiết, có tài, trung thực đáng khen thưởng sẽ
cất nhắc”. Các Bộ luật quy định chặt chẽ về khoa cử, như trong QTHL, việc quan chấm
thi nếu có người nhà thì không được tham gia, nếu người thi mượn người làm hộ bài thi,
hoặc giấu sách vở mang vào trường thi thì đều bị xử phạt nghiêm minh (Điều 98, 99, 100
– QTHL). Trong hoạt động tố tụng, các chức quan chấp pháp nghiêm chỉnh, tuân thủ
pháp luật, với nguyên tắc “Dụng công thủ pháp, chí công vô tư” trong hoạt động xét xử.


Một mặt, hoàn thành mọi công việc được đảm trách, mặt khác chấp hành hoạt động kiểm
soát của các cấp có thẩm quyền, thực hiện khảo khóa, soát tụng hàng năm, do đó, hạn chế

các hành vi làm trái pháp luật. Chế độ thưởng phạt nghiêm minh phải đi cùng với “Chế
độ đãi ngộ xứng đáng”. Đóng góp cả cuộc đời cho lợi ích quốc gia nhưng sự trả công
không đầy đủ thì thực lại là bất công của công lý tự nhiên.
Từ những kinh nghiệm và thành quả xây dựng áp dụng và thực thi pháp luật của
nhà nước phong kiến, trong tình hình mới, giải pháp trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và
sử dụng nhân sự trong cơ quan tố tụng hiện nay cần phải có sự lựa chọn thật khoa học và
bài bản, biết vận dụng phát huy những thành quả tiến bộ, có như vậy mới đáp ứng được
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự vươn lên mạnh mẽ của xã hội hiện đại. Đây là giải
pháp thứ năm trong công cuộc quản lý nhà nước, ổn định chính trị và phát triển kinh tế.
Chế độ công vụ tư pháp thời đại 4.0 sẽ có sự chuyển đổi về kỹ thuật pháp lý song những
vấn đề cơ bản về tố tụng thì luôn cần có sự nối kết từ truyền thống đến đương đại và
tương lai. Đào tạo, tuyển bổ, đãi ngộ và xử phạt trong chế độ công vụ tư pháp chuẩn là
những giải pháp giá trị cốt yếu của cổ luật cần được phát huy, phát triển.
6. Giải pháp xây dựng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể công
quyền trong hoạt động tố tụng
Quyền tư pháp là vấn đề quan trọng cần phân định để đáp ứng tiến trình phát triển
đi lên của xã hội hiện đại văn minh vì con người. Quyền tư pháp là quyền lực nhà nước
được trao cho các cơ quan tố tụng, thực hiện các quyền công tố, điều tra, thụ lý, quyền
xét xử, kháng án, thi hành án, quyền sử dụng Lệ án.
Trở lại vấn đề khi nghiên cứu pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến, đối
chiếu trong QTKTĐL, cho thấy, dù Bộ luật còn chưa định ra các khái niệm định nghĩa lý
luận, mà đi ngay vào các quy định cụ thể nhưng nhìn khái quát tổng thể đều thấy quyền
tư pháp được thể hiện rất rõ ràng, trong từng điều khoản, từng quy phạm, chế định. Xét
về cấu trúc điều luật, các quyền được đặt ra cho các chủ thể đã được định hình, phân biệt
và lựa chọn rất rõ ràng, tất cả đều quy định gọn trong một Bộ luật. Chỉ có một vấn đề
khác, đó là, đặc điểm của nhà nước phong kiến là chế độ chính trị quân chủ chuyên chế,


cho nên, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp xét cho cùng, đều thuộc về nhà vua,
về “Tứ trụ triều đình” và “Hội đồng đình thần”. Vậy thì, giải pháp xây dựng quyền tư

pháp trong hoạt động tố tụng sẽ là gì?
Về quyền công tố, cơ quan tố tụng có quyền quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án
có quyền thụ lý tất cả các đơn khiếu kiện để giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của
pháp luật. Sẽ không có bất cứ cơ quan, tổ chức, đảng phái nào được quyền can thiệp.
Viện kiểm sát và Tòa án có vai trò độc lập với các ngành quyền lực còn lại là điều quan
trọng nhất của một nhà nước dân chủ. Song nó vẫn phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ,
logic; đảm bảo các quy trình tố tụng và hướng đến mục đích bảo vệ xã hội. Điểm lợi thế
của tố tụng pháp đương đại là có thể sử dụng ngay lập tức một cỗ máy tư pháp đủ sức
mạnh để tìm ra sự thật, truy nguyên các chứng cứ chứng minh, tìm ra các văn bản, nhân
chứng vật chứng,..Khoa học đã giúp cho nền tư pháp dân chủ dân quyền hoạt động hiệu
quả hơn, nhanh chóng hơn, chuyên nghiệp hơn. Theo đó nghĩa vụ trách nhiệm của viện
Công tố (viện Kiểm sát) và Tòa án được xác lập, vận hành, giám sát, huy động lực lượng
nhanh chóng xác minh, chứng minh, bảo vệ nhà nước, xã hội cộng đồng hiệu quả, chính
xác .
Về quyền của cơ quan điều tra, cần thiết lập cơ chế ba bên trong quá trình điều tra
nhằm đảm bảo tính khách quan, kịp thời, chính xác, kiềm chế, đối trọng trong điều hành
quyền lực tư pháp. Cấp trên cấp dưới, cấp kiểm soát độc lập, cấp kiểm soát có trình độ
chuyên môn sâu rộng. Cơ chế “Đệ tam nhân” - Tam quyền luôn có khả năng cao để
chống lại sự tha hóa và độc quyền về quyền lực hành chính, kinh tế, quân sự, tư pháp nói
chung và tố tụng nói riêng. Việc trao thêm quyền cho Tòa án trong sự đối trọng với cơ
quan Công tố kiểm sát và cơ quan Điều tra là một cơ chế khá ưu việt để kiểm soát phòng
ngừa, tránh án oan sai do cơ quan điều tra lập hồ sơ chứng cứ bằng biện pháp bạo lực
(giả cung, lừa cung, dối cung, ép cung, nhục hình cung). Trong quá trình đó, kết hợp sự
tham gia của tổ chức Luật sư, với các bên có liên quan, của các tổ chức truyền thông và
xã hội dân sự. Phán quyết một vụ việc tố tụng cũng cần phải có “tầm nhìn tổng diện”,
tổng quan, tổng thể, hữu cơ, biện chứng nhiều chiều. Quá trình điều tra luôn đóng vai trò


đặc biệt quan trọng trong quy trình tố tụng. Sai lầm điều tra có thể dẫn đến sai lầm chứng
cứ, chứng minh buộc hoặc gỡ tội nên thủ tục tranh tụng trước tòa và quyền của Luật sư

sẽ phần nào giúp cho đương sự, bị can, bị cáo, các bên và Thẩm phán thẩm định vụ việc
công minh, để khi kết luận ra phán quyết định tội, lượng hình phải chắc chắn về tính
khách quan của con đường công lý cho mọi người.
Về quyền xét xử, Thẩm phán và tất cả các bên trong phiên tòa xét xử đều có quyền
thực hiện vai trò của mình, trong đó, quan trọng nhất là quyền kết tội và quyền được gỡ
tội theo một quy trình được quy định trong luật. Các quyền khác cũng như vậy,“cho dù
những mối quan hệ của ngành tư pháp như thế nào với lập pháp và hành pháp, thì hiện ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới người ta đều dựa vào tư pháp để giải thích pháp luật
và để buộc hai ngành kia phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như phải tuân thủ
các điều khoản của Hiến pháp”. Quyền tư pháp cũng không chỉ dừng ở xét xử mà còn
cần phải giám sát quyền hành pháp và cả lập pháp, quyền tuyên bố vi hiến và làm vô hiệu
những VBQPPL có nguy cơ ảnh hưởng đến dân tộc, quốc gia, lợi ích công cộng; Tòa án
có quyền đưa những chủ thể cấp cao vào tầm kiểm soát quyền lực và nếu vi phạm thì
cũng cần phải có một cơ chế đủ sức mạnh về quyền lực tư pháp để xét xử và kết tội. Cơ
chế này trong lịch sử được trao cho Ngự sử đài, Đô sát viện, Tam pháp ty, Đình nghị,
triều đình Hội đồng tranh biện và phán quyết, Chánh đường phủ chúa, Chính dinh của
chúa Nguyễn,..Xây dựng và đảm bảo quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong mọi hoạt động
của cơ quan tố tụng bên cạnh các quy trình, tổ chức thì chủ thể con người, đào tạo bổ
dụng, tâm và tài vẫn đóng vai trò quyết định.
Qua đó, định ra giải pháp xây dựng quyền tư pháp trong hoạt động tố tụng là rất
cần thiết để làm tăng giá trị hiệu lực của các văn bản pháp luật trong thực tiễn áp dụng,
đưa hoạt động tố tụng vào đúng quy trình, bảo đảm quyền được bảo vệ của công dân
trong mọi hoàn cảnh, đề cao quyền con người, quyền được bảo hộ cả trong nước và quốc
tế. Đây cũng là giải pháp thứ sáu trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
7. Giải pháp thiết kế “Phân loại tố tụng theo vụ việc” chuyên nghiệp


Đây cũng là vấn đề đã được luận giải ở các phần trên, chương 3, mục 3.5. Khi
nghiên cứu về“Phân loại tố tụng theo vụ việc”, có thể nhận thấy tính cẩn trọng, sâu sắc,
chi tiết và khoa học của cấu trúc pháp luật tố tụng PKVN. Từ nội dung pháp luật tố tụng

trong Danh lệ, Đấu tụng, Bộ vong, Đoán ngục của QTHL, cùng với 4 văn bản Điển chế
về tố tụng thời Lê Thánh Tông và Lê Trịnh, cùng với Luật Hình về sự phán quyết bản án
trong HVLL, đã để lại cho thế hệ chúng ta những thành tựu pháp lý đặc sắc về tư pháp tố
tụng. Ví dụ, thủ tục tố tụng về án về nhân mạng, đánh người, trộm cướp, lừa đảo; thủ tục
tố tụng án về gia đình, hôn nhân, người già, trẻ em; thủ tục tố tụng án về tài chính ngân
hàng, thông tin, mạng Internet; thủ tục tố tụng án về đất đai, chia thừa kế, hương hỏa, thờ
cúng; thủ tục tố tụng án có yếu tố nước ngoài, dẫn độ, hợp tác điều tra;
Những giá trị này có thể sẽ được các Luật gia Việt Nam nghiên cứu, thiết kế xây
dựng và nó còn có giá trị cho việc hoạch định chiến lược trong tương lai của luật tố tụng
Việt Nam, kể cả trong khu vực và toàn cầu. Ví dụ như pháp luật tố tụng trong lĩnh vực
công pháp, ngân hàng, tiền ảo, tội phạm mạng, lĩnh vực hàng không, hàng hải, thể thao,
trẻ vị thành niên, cờ bạc, trộm cướp, lừa đảo, đất đai, tài chính, thuế, bảo hiểm y tế…
Tính chuyên sâu, chuyên nghiệp là một xu hướng tất yếu của quy trình tố tụng tương lai,
kết nối luật nội dung, luật hình thức và thủ tục; giữa điều chỉnh, vi phạm, xử lý hành
chính, xử lý dân sự, hình sự và cơ chế “hoán đổi chế tài bằng tiền” đối với một số loại
tội hình sự nhẹ hoặc các tội có liên quan đến tiền tệ, tài chính và tài sản, có thể nghiên
cứu cho phép chuộc hình phạt bằng tiền đối với một số loại tội phạm không quá nghiêm
trọng. Để có thể so sánh với pháp luật tố tụng ngày nay và để có thể nhận diện rõ hơn giá
trị của cách phân loại tố tụng chuyên sâu theo các loại vụ việc, tác giả đã khái lược các
Lệ kiện theo ba lĩnh vực tố tụng chuyên ngành hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành
chính và quan chế.
Phân loại tố tụng theo vụ việc chuyên sâu trong một số lĩnh vực quan trọng không
chỉ có ý nghĩa về giáo dục đào tạo nguồn lực, xây dựng thiết chế tố tụng chuyên ngành
trong nước mà còn có ý nghĩa trong hợp tác về tư pháp với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Cần có những thống kê, tổng kết án từ hàng năm để đưa ra thông số từ hiện


trạng xã hội, để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm; từng bước chuyên nghiệp hóa
quy trình tố tụng.
Thực tiễn án từ cho chúng ta nhiều điều suy ngẫm về toàn cảnh bức tranh pháp

luật tố tụng PKVN. Đồng thời cũng cho thế hệ chúng ta bài học kinh nghiệm về những
hạn chế của nền quân chủ chuyên chế và ưu điểm của thể chế chính trị cộng hòa dân chủ.
Nghiên cứu so sánh về án từ trong lịch sử trong sự phân loại theo vụ việc có thể cho
chúng ta cách nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về những biến động của chính trị, kinh tế,
văn hóa & xã hội trong hành trình phá án cũng như trước và phía sau bản án. Qua đó làm
rõ hơn những yêu cầu cấp thiết của cuộc sống để điều chỉnh hoạt động lập pháp cho kịp
thời và phù hợp với thời thế mới.
Công việc lưu trữ án từ chuyên ngành là một yêu cầu quan trọng và thực sự cần
thiết. Đó là những tư liệu thực sự cần thiết cho ngành khoa học tự nhiên xã hội công nghệ
nhân văn và khoa học pháp lý nhân văn nghiên cứu về tụng đình ở Việt Nam. Nó cũng có
thể giúp cho các Thẩm phán cẩn trọng hơn và ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của
mình khi ra phán quyết trước số phận con người và nhân sinh.
Đây có thể là những giá trị quan trọng để chúng ta tham khảo một cách thiết kế hệ
thống tư pháp tố tụng chuyên nghiệp, thống nhất và hiệu quả. Một thể chế tư pháp
chuyên nghiệp đủ sức để bảo vệ quyền con người, xây dựng nhà nước pháp quyền khi
nhà cầm quyền có đủ tài năng và minh chính.
8. Các giải pháp trên cần được xây dựng thống nhất, áp dụng đồng bộ phù hợp
trong quá trình cải cách tư pháp, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở
Việt Nam
Nội dung Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020:“Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững
mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,
phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [2]. Đó là mục tiêu cần đặt ra để xây dựng
nhà nước pháp quyền, lấy hoạt động xét xử làm chủ đạo thực hiện thành công quá trình
cải cách tư pháp.


Khi nghiên cứu các giải pháp ở trên, cho thấy, đây là những vấn đề mang tính thời
sự, cần thiết và quan trọng trong cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền.
Vấn đề đặt ra là, trong “Chiến lược cải cách tư pháp” đang được triển khai một

cách sâu rộng ở Việt Nam hiện nay thì việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mới là rất
cần thiết, mang lại những quan điểm và xu hướng tiến bộ, xúc tiến những cải cách trong
hoạt động tư pháp tố tụng, đó là việc làm hết sức thiết thực và có ý nghĩa về mặt lý luận
cũng như thực tiễn. Từng bước đưa nhánh quyền Tư pháp mạnh lên, sánh ngang và có thể
kiểm soát được nhánh quyền Lập pháp và Hành pháp. Tạo lập sự tôn nghiêm của nhà
nước pháp luật, lành mạnh hóa bộ máy công quyền, tạo niềm tin vào công lý và phát triển
cho cá nhân, gia đình, thể nhân pháp nhân, tổ chức hiệp hội, dân tộc và quốc gia, khu vực
và quốc tế. Công lý trong hòa bình là mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ tác
phẩm đầu tay của người “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Cho dù chế độ thực dân cũ mới
đã sụp đổ nhưng thế lực “Thực dân Công nghệ” “Thực dân Thương mại” đang hình
thành. Cái vòi Bạch tuộc đang vươn xa trên thế giới. Nền chính trị quân sự tư pháp Việt
Nam không chỉ bảo hộ công dân Việt Nam trong nước mà còn phải có trách nhiệm bảo vệ
trên toàn cầu. Việc thành lập Trường Đại học Tòa án (Học viện Tòa án) đặt dưới sự điều
hành của “Hội đồng thẩm phán tối cao” với sự tài trợ của nhà nước và Hiệp hội Tòa án
Hàn Quốc là một bước đi ban đầu tiến bộ. Tuy nhiên, cần có một kế hoạch chiến lược cho
đào tạo chuyên sâu và để cạnh tranh tố tụng khu vực và toàn cầu. Cũng có thể tuyển chọn
sinh viên theo nhiều cấp độ, theo mục tiêu đào tạo đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0 Công
nghệ IOT, tuyển bổ chuyên gia đầu ngành, liên thông nghiệp vụ và liên ngành trong quản
trị tư pháp.
Đặc biệt trong bối cảnh cải cách tư pháp tập trung vào trọng tâm là đổi mới hoạt
động xét xử nên cần trang bị ý thức hệ tư tưởng pháp quyền cho các chủ thể, thực hiện
song song giữa hoạt động tố tụng xét xử và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động đó. Để làm
trong sạch tổ chức bộ máy tố tụng thì vấn đề nhân sự chủ chốt trong việc tuyển dụng, bổ
nhiệm và sử dụng nhân sự là rất quan trọng. Đồng thời, lập Hội đồng Hiến pháp để kiểm
soát hoạt động áp dụng pháp luật theo đúng quy định của Hiến pháp. Từ đó phát huy


quyền tư pháp trong lĩnh vực thực thi pháp luật, nhất là trong hoạt động xét xử, đảm bảo
tranh tụng trước tòa cần phải được thực hiện một cách toàn diện, công bằng và khách
quan. Nâng cao chất lượng xét xử đồng bộ với đề cao quyền con người, đảm bảo mục

tiêu của công cuộc cải cách tư pháp đến năm 2020 và những năm sau nữa, để xây dựng
thành công nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
Sự kết hợp Đông Tây trong“Lệ án”, thủ tục“Tranh tụng”, quyền im lặng, quyền
tự bào chữa, sự hỗ trợ pháp lý của“Luật sư” mở rộng cho các bên và các chủ thể tham
gia trong quá trình tố tụng chuyên sâu chuyên nghiệp sẽ tạo lập niềm tin tâm lý, hy vọng
công lý. Một cơ chế tốt cho hệ thống tư pháp Việt Nam trong quá trình cải cách, đáp ứng
yêu cầu của nền dân chủ pháp quyền, hội nhập, sáng tạo và cơ động. Từng bước kiến
thiết nền tư pháp trong thể chế Cộng hòa, chuyên nghiệp, chuyên sâu, nhân văn, vì con
người và chủ quyền dân tộc. Bản án về tranh chấp chủ quyền biển Đông của Philippin,
bản án Đoàn Thị Hương tại Malaysia, vụ án Đặng Lê Nguyên Vũ và Trung Nguyên,
những tranh chấp thương mại và các cuộc đàm phán quốc gia, liên quốc gia; Nền tư pháp
tố tụng trong thời đại mới luôn cần những giải pháp tối ưu cho hòa bình nhân loại và sự
bảo vệ, bảo đảm và bảo hộ cho các quốc gia dân tộc và con người.
Những xung đột về chủng tộc, dân tộc, quốc gia; xung đột về lợi ích, danh dự,
quyền và nghĩa vụ; xung đột ba bên hay nhiều bên; tất cả xung đột đều cần phải đưa ra
những biện pháp giải quyết ôn hòa nhất và có lợi ích nhất. Con đường “ Khế ước xã hội”
và “Tòa án nhân văn” là con đường hòa bình và văn minh để loài người đi tìm công bằng
xã hội. Để khiến cho công lý như ánh mặt trời soi tỏ đến nhân gian, đến tận dân đen, tận
cùng thế giới, cho cả người sống và đã chết, cho con người và cả tự nhiên. Con đường
công lý đó đã được đặt ra từ Bộ Luật Hammourabi của vùng Lưỡng Hà cổ đại “ để công
lý như ánh mặt trời soi tỏ đến dân đen”(1760 TCN) và nó cũng gần như ý tưởng của
Nguyễn Trãi ở Đại Việt thế kỷ XV: “Hòa bình là gốc của Nhạc, thanh âm là văn của
Nhạc, xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn
than. Như thế mới không làm mất đi cái gốc của Nhạc”. Còn vua Gia Long thì mong luật
pháp được thực thi bởi quan chức thanh liêm để “Khiến cho Bộ luật như mặt trời mặt


trăng không còn chỗ nào bị che khuất nữa” và những điều nghiêm trị sáng như ánh chớp,
vang động như sấm sét không thể sai phạm. Công lý chính là con đường của đạo đức
nhân sinh cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và nhân loại.

Những giải pháp ở trên là một số trong rất nhiều giải pháp cần đặt ra trong tiến
trình hoàn thiện pháp luật tố tụng hiện nay, được đúc rút từ việc nghiên cứu thành quả
tiến bộ của pháp luật tố tụng của nhà nước phong kiến. Nhưng để đánh giá toàn diện
những giá trị của các Bộ luật của nhà nước phong kiến về ưu điểm tiến bộ cũng như
những tồn tại thì cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu kỹ càng hơn nữa.
Dự báo, hội nhập và định hướng phát triển mô hình tố tụng trong tương lai
Thứ nhất, đào tạo nguồn nhân lực sử dụng thành thạo ngôn ngữ quốc tế và các quốc
gia trên thế giới. Bên cạnh các quốc gia Âu Mỹ cần bổ sung khu vực Asean, Trung Đông
và châu Phi. Kết hợp mô hình xét hỏi thẩm vấn với tranh tụng hài hòa. Huy động các lực
lượng tham gia tụng theo nguyên tắc và cơ chế 3 bên (bên nguyên, bên bị, bên Tòa), 3
cấp (sơ thẩm và 2 phúc thẩm), 3 tầng (kiểm soát, giám đốc, thanh tra). Kết nối theo hệ
thống dọc và ngang, thống nhất, liên thông, liên ngành, liên kết. Hỗ trợ trong toàn bộ quy
trình tố tụng, hướng đến sự hài hòa bình yên cho cá nhân, gia đình, thể nhân, pháp nhân,
nhân chủng, dân tộc, quốc gia, xã hội và cộng đồng khu vực và nhân loại.
Thứ hai, liên kết đào tạo nhân sự trong chuyên ngành tư pháp tài chính ngân hàng,
thương mại điện tử, tổ chức tư pháp liên quốc gia sử dụng cảnh sát, thẩm phán, luật sư
mang nhiều quốc tịch. Nguyên tắc là bảo vệ người Việt Nam, bảo vệ Pháp nhân và các tổ
chức của Việt Nam trên phạm vi toàn cầu. Thiết lập hệ thống thông tin, lý lịch tư pháp,
hộ khẩu, mã hóa, bảo mật, bảo hộ công dân trong suốt cuộc đời, dữ liệu này do Bộ Công
an quản lý.
Thứ ba, tôn trọng tính độc lập của hệ thống tư pháp, tòa án, bảo đảm quyền của luật
sư trong các loại hình tố tụng. Hình thành mô hình Án lệ song cùng với xây dựng luật
pháp điển, các bản Án mẫu cần được kiểm duyệt và đảm bảo tính thống nhất trong so
sánh và áp dụng tương tự. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia như Anh – Mỹ là
các nước có hệ thống án lệ lâu đời. Suy cho cùng là cần đem luật đến với cuộc sống, đến


với dân một cách hiệu quả nhất, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên và tạo nên sự phát
triển.




×