Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.98 KB, 41 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
––––––––––––––––––

SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện

: TS. Lê Thị Hiền
: Nhóm 3

Lớp

: Đh. QLNN 15B

Hà Nội 2016


DANH SÁCH NHÓM

STT

HỌ VÀ TÊN

NGÀY SINH


LỚP

NHIỆM VỤ

1

Sầm Thị Lê

28/02/1997

Đh. QLNN 15B Phần 3 và 5

2

Đinh Mỹ Linh

22/03/1997

Đh. QLNN 15B 2.2

3

Lê Thùy Linh

05/09/1997

Đh. QLNN 15B Phần kết luận

4


Nguyễn Khánh Linh

17/07/1997

Đh. QLNN 15B 2.1

5

Trương Thị Thùy Linh

03/10/1996

Đh. QLNN 15B 1.1

6

Nình A Lồng

04/12/1997

Đh. QLNN 15B 2.1

7

Nguyễn Trúc Ly

28/06/1997

Đh. QLNN 15B Phần 6 và Tổng hợp


8

Bùi Thị Mai

23/03/1997

Đh. QLNN 15B 2.2

9

Lý San Mẩy

13/08/1997

Đh. QLNN 15B 1.2

10

Đỗ Đức Minh

02/08/1997

Đh. QLNN 15B Phần 7

11

Nguyễn Bảo Mỹ

01/08/1997


Đh. QLNN 15B Lời mở đầu và Phần 8

12

Lục Thị Ngà

28/06/1997

Đh. QLNN 15B Phần đầuvà phần 4

13

Nguyễn Thị Kim Ngân

10/03/1997

Đh. QLNN 15B 1.3

14

Đỗ Thị Hồng Ngọc

11/09/1997

Đh. QLNN 15B 3.3 và 3.4

15

Vì Thị Thảo Nguyên


30/08/1997

Đh. QLNN 15B 3.1 và 3.2

16

Nguyễn Thị Nhẫn

26/03/1997

Đh. QLNN 15B 2.1

GHI CHÚ

Nhóm trưởng

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của khoa học công
nghệ, sự bùng nổ thông tin thì hình ảnh chiếc điện thoại thông minh trở nên phổ
biến và gần như là vật dụng không thể thiếu đối với nhiều người.
Điện thoại di động, hay còn gọi là điện thoại cầm tay, là thiết bị viễn thông
liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà


cung cấp dịch vụ. Điện thoại di động đã là một bước tiến trong việc liên lạc, tuy
nhiên với những chiếc điện thoại di động cơ bản, con người chỉ có thể truyền và
nhận những thông điệp đơn giản với âm thanh và tin nhắn ký tự.
Ngày nay với smartphone, dù đang ở bất cứ lúc nào hay ở bất cứ nơi đâu, chỉ
cần một vài thao tác là bạn đã có vô số lựa chọn để kết nối với người thân, từ hội
thoại kèm video, gửi tin nhắn có hình, chat tức thời và sinh động trên ChatOn, hay

đơn giản là cập nhật trạng thái, hình ảnh trên Facebook.Với hàng trăm ngàn ứng
dụng trên nhiều lĩnh vực, smartphone ngày nay đã trở thành một thiết bị “all-inone” nhỏ gọn, luôn sẵn sàng phục vụ người dùng mọi lúc mọi nơi từ làm việc, học
tập, giải trí cho đến những hoạt đông quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Chính
vì vậy, giới trẻ - nhất là học sinh, sinh viên càng có nhu cầu sử dụng điện thoại.
Chắc hẳn điện thoại thông minh sẽ có tác động không nhỏ đến sinh viên nói chung
và sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu ''sự tác động của điện thoại
thông minh đến sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội'' là đúng sự thật. Chúng
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung trong đề tài đã nghiên cứu.
Thay mặt nhóm 3
( Ký tên)


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài tại trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội chúng tôi xin cảm ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn sinh viên và nhà
trường đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến
đề tài.
Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Lê Thị Hiền giảng viên
bộ môn ''phương pháp nghiên cứu khoa học'' trong Khoa Văn Hóa Thông tin và Xã
hội đã trang bị cho chúng tôi nhiều kiến thức, những kĩ năng cơ bản để hoàn thành
đề tài nghiên cứu này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài do kiến thức còn hạn chế nên nhóm chúng
tôi không tránh khỏi những thiếu xót khi tìm hiểu đánh giá và trình bày về đề tài
nghiên cứu. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy (cô) giảng
viên bộ môn, các nhóm khác để bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi được hoàn
thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !


BẢNG KÊ TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3

Từ viết viết
Smartphone
ĐTTM
all – in - one

Tên cụm từ viết tắt
Điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh
Tất cả tỏng một


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐỐI VỚI..............5
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI..........................................5
1.1 Sự ra đời, cách sử dụng và tiện ích của điện thoại thông minh......................5
1.1.1 Khái niệm điện thoại thông minh.....................................................................5
1.1.2 Sự ra đời của điện thoại thông minh.................................................................6
1.1.3. Cách sử dụng của điện thoại thông minh........................................................7
1.1.4. Tiện ích của điện thoại thông minh.................................................................8

1.2. Tầm quan trọng của điện thoại thông minh đối với sinh viên Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội....................................................................................................9
1.2.1. Tầm quan trọng chung của điện thoại thông minh..........................................9
1.2.2. Tầm quan trọng của điện thoại thông minh đến sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội.........................................................................................................10
Chương 2................................................................................................................13
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN.13
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI........................................13
1% sử dụng ĐTTM vào mục đích khác để phục vụ việc học tâp.........................18
2.2.1. Tác động tích cực của điện thoại thông minh đến sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội..........................................................................................................19
2.2.2. Tác động tiêu cực của điện thoại thông minh đến sinh viên trường Đại học
Nội vụ Hà Nội..........................................................................................................22
TIỂU KẾT..............................................................................................................23
Sang chương 2, nhóm nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về đặc điểm của sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội qua nhiều mặt, trên nhiều phương diện. Bên
cạnh những mặt tốt đáng tuyên dương là những đánh giá một cách khách
quan, dám chỉ ra những mặt còn hạn chế.Cùng với đó là phân tích những ảnh
hưởng tiêu cực và tích cực của việc sử dụng điện thoại thông minh lên sinh


viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi
sinh viên đang sử dụng điện thoại thông minh...................................................23
Chương 3................................................................................................................24
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN
THOẠI THÔNG MINH ĐẾN SINH VIÊN.........................................................24
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI..............................................................24
3.1. Phương hướng góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng hiệu quả điện
thoại thông minh đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội........................24
3.2. Một số phương pháp cụ thể............................................................................25

3.2.1: Giải pháp về phía sinh viên...........................................................................25
3.2.2. Giải pháp phía nhà trường.............................................................................26
3.2.3. Giải pháp về phía gia đình.............................................................................27
KẾT LUẬN............................................................................................................28
6.Đức Nam (2016), “7 cách smartphone hủy hoại cuộc sống của bạn”, Báo
Zing.VN..................................................................................................................30


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ
của công nghệ thông tin, các sản phẩm công nghệ ngày một phong phú, đa
dạng. Trong ngành điện thoại di động, các nhà sản xuất đã liên tục đưa ra
những dòng điện thoại smartphone có tính năng ưu việt và nhiều tiện ích thiết
thực hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng smartphone đã trở thành một phong trào
của các bạn sinh viên. Hầu hết các bạn sinh viên chưa hiểu biết hết những ứng
dụng cũng như mặt lợi ích và tác hại của smartphone mang lại, chưa biết cách
ứng dụng hợp lý smartphone trong học tập, giải trí.
Vì vậy nhóm tác giả chọn đề tài “ Sự tác động của điện thoại thông
minh đến sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” nhằm giúp các bạn sinh
viên cả nước nói chung và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng
biết, hiểu, nhận thức được những lợi ích và tác hại của smarphone.
2. Đối tượng nghiên cứu và pham vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên Trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội.
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Từ ngày12/9/2016 đến ngày 25/9/2016
3. Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát :
Tìm hiểu danh mục các tính năng của smartphone để hiểu được lý do
tại sao con người lại gọi nó là điện thoại thông minh. Thấy được xu hướng sử
dụng điện thoại thông minh của các bạn sinh viên cả nước nói chung và sinh
viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.

1


- Phân tích thói quen sử dụng điện thoại thông minh của các bạn sinh
viên để thấy được điện thoại thông minh chiếm một vai trò quan trọng
và hầu hết thời gian của sinh viên.
- Nhận biết một cách rõ ràng về tác động của điện thoại thông minh đến
sinh viên. Bao gồm tác động tích cực và tiêu cực. Từ đó đánh giá mức
độ ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
- Đưa ra giải pháp thich hợp để sử dụng điện thoại thông minh một cách
thông minh.
3.2 Mục tiêu cụ thể:
Thể chất: đánh giá mức độ ảnh hưởng của đt thông minh đến các cơ
quan trong cơ thể và chức năng sinh lý của cơ thể. Thấy được các triệu chứng
và bệnh lý cụ thể khi sử dụng điện thoại thông minh.
Tinh thần: Những ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, nhận thức và
hoạt động cũng như quan hệ xã hội của người sử dụng điệnn thoại thông
minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp quan sát;
Phương pháp điều tra (Điều tra bằng bảng hỏi);

Phương pháp phỏng vấn;
Phương pháp, phân tích, tổng hợp;
Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

5. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu “ Sự tác động của điện thoại thông minh tới sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nôi” là đề tài khá mới đối với các đơn vị, tổ chức.
Nhóm nghiên cứu chúng tôi khai thác đề tài tác động của điện thoại thông
minh đến sinh viên. Thật vậy, đây là đề tài có khá nhiều sinh viên cũng như
phụ huynh, các nhà quản lý,… quan tâm.

2


Trong để tài làm nổi bật lên thực trang sử dung điện thoại thông minh
đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ. Từ thực trạng chỉ ra tích cực và tiêu
cực. Sau đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra một số giải pháp.
6. Đóng góp của đề tài
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của
smartphone trong đời sống hàng ngày. Ngoài chức năng nghe gọi thông
thường, smartphone còn đem lại một cuộc sống luôn luôn kết nối, thông minh
hơn, phù hợp với sự năng động của con người hiện đại.Vì thế nhu cầu sử
dụng điện thoại thông minh của sinh viên ngày càng cao. Nhóm nghiên cứu
chúng tôi đã đưa ra một số đóng góp từ đề tài.
- Về phía cá nhân:
Đối với sinh viên ĐH Nội Vụ nói riêng và sinh viên nói chung có
thể nhận ra được tác động của ĐTTM để từ đó sử dụng ĐTTM một
cách hợp lý.
Hệ thống hóa các vấn đề về ĐTTM và sử dụng ĐTTM góp phần
nhỏ vào cơ sở thông tin để độc giả tham khảo.

- Về phía tập thể:
Gia đình và nhà trường nhìn nhận được tác động của ĐTTM để
có những biện pháp phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
ĐTTM đối với sinh viên. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho
những người quan tâm và những nghiên cứu tương tự.
Đánh giá đúng thực tiễn sử dụng ĐTTM, đưa ra một số giải pháp
để các sinh viên tham khảo. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, chất
lượng, hiệu quả việc sử dụng ĐTTM.

3


7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đề tài
gồm có 03 chương như sau:
Chương 1: Tầm quan trong của điện thoại thông minh đối với sinh đối
với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chương 2: Thực trạng tác động của điện thoại thông minh đến sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiểu quả việc sử dụng điện thoại
thông minh đến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Kết luận

4


Chương 1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐỐI VỚI
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
1.1 Sự ra đời, cách sử dụng và tiện ích của điện thoại thông minh

1.1.1 Khái niệm điện thoại thông minh
Điện thoại thông minh (tên gọi tiếng Anh: smart phone) là khái niệm để
chỉ loại điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính
năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện
thoại di động thông thường. [ 2; trang 1]
Ban đầu điện thoại thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại di
động thông thường kết hợp với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị
điện tử cầm tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Điện
thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt
web, Wi-Fi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm
cho máy. Những điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay dựa trên nền
tảng của hệ điều hành Windows Phone của Microsoft,Android của Google,
IOS của Iphone.
Các ngành công nghiệp tin rằng điện thoại thông minh đa số có một màn
hình độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống và điện thoại thông
minh như một máy tính di động, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt; có thể
hiển thị phù hợp các trang website bình thường và người dùng có thể thay đổi
một giao diện còn sở hữu khả năng mở ứng dụng, tiện hơn và dễ dàng cài đặt
lẫn gõ bỏ ứng dụng; điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng độ phân giải
cao; sẵn sàng để gọi bàn phím ảo và viết chữ tay.
Có thể tiến hành đa thao tác và có một đa phương tiện mạnh mẽ, Email.
Truy cập và hoàn toàn có thể thay đổi các thiết bị truyền thống như MP3,
MP4, PDA điện thoại thông minh có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính
văn phòng và các vấn đề khác, nó có thể giao tiếp với mạng duy trì một thời
5


gian kết nối liền mạch với thời gian, đồng thời có thể vô hiệu hóa mạng bất cứ
lúc nào và đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính, máy tính xách tay và các thiết bị
khác.

1.1.2 Sự ra đời của điện thoại thông minh
Lịch sử smartphone bắt đầu từ năm 1993, khi những thiết bị hỗ trợ
doanh nghiệp xuất hiện. Cùng với thời gian, nhiều thương hiệu mới xuất hiện
hơn, các tên tuổi cũ chìm vào dĩ vãng. Sự xuất hiện của iPhone năm 2007 đã
đưa nền công nghiệp này bước sang một chương mới, di động lướt web, giải
trí.
Pilot không phải là một chiếc smartphone, đây là thiết bị di động truyền
tải dữ liệu cho người dùng doanh nghiệp. Model xuất hiện năm 1996 với vi
xử lý 16MHz, RAM 128KB và có giá 300 USD.
Nokia 9110 Communicator đích thị là thiết bị đặt nền móng cho
smartphone với thiết kế bàn phím QWERTY gập. Cuối thập niên 90 của thế
kỷ trước, nhà sản xuất Canada, Research in Motion được biết tới là hãng giới
thiệu các thiết bị nhắn tin hai chiều với hàng triệu người dùng trên toàn thế
giới. Nhưng từ 2002, RIM đã tiến vào thị trường di động với BlackBerry
5810, chiếc di động tích hợp e-mail, khả năng lướt web. Sau đó, hãng phát
triển thêm BlackBerry 6210 vào đầu 2004.
Treo 600 là chiếc smartphone đích thực đầu tiên, model ra mắt bởi hãng
Palm với khả năng hỗ trợ cả GSM lẫn CDMA máy có bộ nhớ RAM 32MB, vi
xử lý 144MHz.
Android đang lớn lên và trở thành một trong những nền tảng được chú ý.
Ra mắt năm 2007, hệ điều hành mở hiện còn đáng sợ hơn iPhone, BlackBerry,
Windows Mobile hay Symbian. Android hiện chiếm 7% thị phần smartphone
tại Mỹ vào không ngừng mở rộng, nền tảng này được nhiều nhà sản xuất ủng
hộ giới thiệu di động mới. Nhà mạng Mỹ Sprint cùng HTC mới đây đã công
bố chiếc EVO 4G, tích hợp WiMax bên cạnh các kết nối thời thượng khác.
6


Đây được xem là smartphone mạnh mẽ nhất với màn hình cảm ứng rộng 4,3
inch, chạy trên nền Android, có chân chống dựng lên và sử dụng vi xử lý

1GHz.Thị trường smartphone được dự đoán sẽ tiếp tục có những biến đổi bất
ngờ khác trong thời gian tới, Motorola sẽ ra mắt di động tốc độ 2GHz,
Samsung, Apple đang chạy đua về công nghệ hiển thị, ngoài ra gian ứng dụng
cũng là một tronnhững chiến lược để các hãng bành chướng thị trường.
1.1.3. Cách sử dụng của điện thoại thông minh
1.1.3.1. Cách sử dụng
Thời buổi công nghệ ai cũng sở hữu một, thậm chí nhiều chiếc
smartphone và nó đã trở thành vật bất ly thân của con người hiện nay. Tuy
nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng smartphone một cách hiệu quả và
thông minh. Tùy vào từng dòng điện thoại khác nhau sẽ có những cách hướng
dẫn sử dụng, bảo vệ điện thoại khác nhau. Nhưng hầu hết các điện thoại
Smartphone đều đòi hỏi người sử dụng phải có khả năng am hiểu về nó
Có những người dùng sở hữu tới 2 hay 3 chiếc smartphone nhằm phục
vụ tối đa nhu cầu cá nhân. Nhưng sở hữu một thiết bị điện thoại thông minh
thì rất dễ, thế nhưng sử dụng như thế nào cho đúng cách( tức là sử dụng sao
cho thiết bị của chúng ta luôn bền bỉ mà không gặp phải các tình huống như
cháy nổ bất thường và nhiều tính huống khác) và sử dụng điện thoại như thế
nào để khoa học. Đó là hai vấn đề chúng tôi đưa ra trong phần cách sử dụng
1.1.3.2. Sử dụng đúng cách
Để sử dụng Smartphone được hiệu quả và luôn như mới
Để giải đáp vấn đề này chúng tôi đưa ra một số cách sử dụng khoa học
như sau:
- Thiết lập một số phần mềm dành cho Smartphone
- Tắt bớt một số ứng dụng chạy nền
- Quản lý lưu lượng sử dụng
- Giải phóng bộ nhớ
7


- Sử dụng pin hiệu quả

- Đề phòng các ứng dụng quảng cáo1.1.3.3. Sử dụng khoa học
Cách sử dụng pin trên smartphone một cách hiệu quả và an toàn. Do tất
cả các thiết bị di động đều sử dụng củ sạc chuẩn USB, bạn có thể cắm thiết bị
của mình vào bất cứ củ sạc nào miễn là củ sạc đó là sạc của một nhà sản xuất
tên tuổi. Tránh sử dụng các thiết bị không có tên tuổi sẽ gây cháy nổ khi dùng.
Sử dụng điện thoại Smartphone đảm bảo khoa học: tư thế, giới hạn sử
dụng, ....
1.1.4. Tiện ích của điện thoại thông minh
1.1.4.1 Tiện ích chung
Smartphone là sản phẩm điện thoại thông minh có nhiều ứng dụng cho
người sử dụng thao tác ngày càng ngắn gọn và dễ dàng hơn, tiện lợi hơn như:
gọi điện thoại hình, tin nhắn đa phương tiện, cửa hàng, google, ...
Với những sáng kiến và thiết kế hiện đại những chiếc Smartphone đời
mới mang nhiều tính năng mới hơn, kiểu dáng đẹp và tiện lợi hơn cho người
sử dụng có nhiều sự lựa chọn. Ví dụ: Năng cấp về Androi, màn hình có độ
phân giải cao hơn, thiết kế kiểu dáng nhỏ gọn, mỏng hơn.
1.1.4.2 Tiện ích dành cho sinh viên
Với những đặc thù riêng của các trường đại học, quy mô trường học
rộng, số lượng sinh viên lớn không phải lúc nào cũng có thời gian để thông
báo, học nhóm cho sinh viên. Để giải quyết vấn đề thì Smartphone là cách
giải quyết tối ưu dành cho sinh viên.
Sinh viên dễ dàng lập nhóm chát, nhóm học tập, nhóm bạn cùng tiến,..
thông qua tiện ích nhờ Smartphone cung cấp như : Facebook, mesenger, We
chat,.. Sinh viên có thể họ trực tuyến thông qua chiếc Smartphone.
Có thể học được nhiều kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp,...thông qua việc
đọc tin tức, bài văn,... Tuy nhiên ở đây cũng có mặt tích cực và hạn chế, các
bạn biết sử dụng đúng cách, đúng mức và biết lựa chọn thông tin để học tập
8



thì mới là tốt. ĐốI với học sinh thì tiện ích đầu tiên phải kể đến là gọi điện
thoại, tiếp là trả cứu thông tin.
1.1.4.3 Tiện ích đối với đối tượng khác
Với dung lượng bộ nhớ ngày càng được nâng cao, người sử dụng có thể
lưu lại nhiều tài liệu quan trọng, sử lý thông tin luôn trên chiếc Smartphone
của mình. Có trao đổi công việc cơ quan một cách dễ dàng thông qua các tiện
ích máy đem lại.
Cũng như đối với đối tượng học sinh, sinh viên ngoài tiện ích gọi điện
thoạ, nhắn tin trực tiếp Smartphone còn có nhiêù tiện ích giúp cho người bận
công việc cơ quan có thể thao tác dễ dàng: phần mềm điều chỉnh, tìm kiếm
bằng giọng nói, tin nhắn đa phương tiện có thể gửi file đính kèm ảnh, cuộc
gọi video để giúp cuộc trao đổi công việc thuận tiện hơn,...
Ngoài ra còn có một số tiện ích như: định vị GPS giúp người quản lý dễ
dàng thông báo hay thực hiện công việc của mình.
1.2. Tầm quan trọng của điện thoại thông minh đối với sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội
1.2.1. Tầm quan trọng chung của điện thoại thông minh
Điện thoại di động đã trở thành một điều cần thiết đối với nhiều người
trên toàn thế giới. Khả năng để giữ liên lạc với gia đình, đối tác kinh doanh và
truy cập vào email chỉ là một số trong những lý do cho tầm quan trọng ngày
càng tăng của điện thoại di động. Điện thoại di động kỹ thuật tiên tiến ngày
nay có khả năng không chỉ tiếp nhận và thực hiện cuộc gọi điện thoại, nhưng
lưu trữ dữ liệu, chụp ảnh và cũng có thể được sử dụng như bộ đàm walkie,
đến tên một vài trong số các tùy chọn có sẵn.
Điện thoại di động là cách hoàn hảo để giữ liên lạc với những người
khác và cung cấp cho người dùng một cảm giác an toàn. Trong trường hợp
khẩn cấp, bạn có một điện thoại di động cho phép giúp đỡ để tiếp cận với bạn
một cách nhanh chóng và có thể có thể cứu mạng sống. Nhưng tầm quan
9



trọng của điện thoại di động đi cách xa an toàn cá nhân. Điện thoại di động
hiện đại có khả năng truy cập Internet, gửi và nhận hình ảnh và các tập tin và
một số điện thoại di động được trang bị với công nghệ GPS, cho phép sử dụng
trong hầu hết các nơi trên thế giới và rằng điện thoại di động để được tìm thấy
hoặc sử dụng nằm trong trường hợp bị mất hoặc trường hợp khẩn cấp.
Tầm quan trọng của điện thoại di động đã tăng cạnh tranh trong ngành
công nghiệp khai thác di động, làm cho điện thoại di động rất phải chăng và
rất dễ sử dụng. Điện thoại di động đã trở thành gần như một biểu tượng tình
trạng ngoài sự thoải mái và an ninh mà xuất phát từ sở hữu chúng.
1.2.2. Tầm quan trọng của điện thoại thông minh đến sinh viên
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Cách đây khoảng 15 năm, điện thoại di động ra đời đã mở ra cách thức
giao tiếp mới không còn bị giới hạn về thời gian và địa điểm. Đặc biệt trong
khoảng 5 năm qua, không chỉ ngày càng phổ biến hơn, với sự ra đời của
smartphone, điện thoại di động đã và đang mang đến cho con người hàng loạt
khả năng mới trên mọi lĩnh vực như: cách trao đổi thông tin, làm việc di động,
giải trí mọi lúc mọi nơi... Điện thoại di động thực sự đã giúp thay đổi toàn
diện cuộc sống theo hướng tích cực hơn. Dưới đây là những tính năng cũng
như tầm quan trọng của smartphone đối với mọi người nói chung và sinh viên
trường đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng.
Giữ liên lạc đơn giản và dễ dàng hơn điện thoại di động đã là một bước
tiến trong việc liên lạc, tuy nhiên với những chiếc điện thoại di động cơ bản,
sinh viên Nội vụ chỉ có thể truyền và nhận những thông điệp đơn giản với âm
thanh và tin nhắn ký tự. Ngày nay với smartphone, dù đang ở bất cứ lúc nào
hay ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một vài thao tác là họ đã có vô số lựa chọn để
kết nối với người thân, từ hội thoại kèm video, gửi tin nhắn có hình, chát tức
thời và sinh động trên ChatOn, hay đơn giản là cập nhật trạng thái/hình ảnh
trên Facebook...
10



Làm việc, giải trí, đọc tin tức, nghe nhạc, tra cứu thông tin… tất cả chỉ
trong một thiết bị. Với khả năng di động cao, phần cứng mạnh mẽ, cùng hàng
trăm ngàn ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, smartphone ngày nay đã trở thành
một thiết bị all-in-one nhỏ gọn luôn sẵn sàng phục vụ sinh viên mọi lúc mọi
nơi. Thật vậy, với một chiếc smartphone, nghe nhạc và chụp ảnh là những
chức năng cơ bản không thể thiếu, lịch làm việc thì vô cùng tiện lợi kèm theo
cả tính năng nhắc nhở tùy chọn. Còn nếu muốn tra từ điển hay chơi game,
sinh viên chỉ cần truy cập vào kho ứng dụng và tải về mọi thứ cần thiết. Vì
vậy, không hiếm nhà phân tích đã đưa ra những thống kê và dự đoán rằng
smartphone đang và sẽ làm cho nhiều thiết bị điện tử chuyên dụng như kim từ
điển, máy nghe nhạc, máy chơi game... có nguy cơ trở nên lạc hậu.
Tận hưởng thời gian “chết” một cách thú vị. Có một khoảng thời gian
“chết” khi ngồi trên xe buýt, khi trống tiết, khi được giải lao giữa môn... Thay
vì để những giây phút này trôi qua một cách vô vị, với một chiếc smartphone
mỗi sinh viên có thể trò chuyện với bạn bè, lướt web đọc báo, chơi game, xem
video trên Youtube… Đơn giản là nếu muốn “lấp đầy” những khoảng thời
gian trống, một chiếc điện thoại di động là tất cả những gì bạn cần.
Gửi và nhận email không phụ thuộc máy vi tính. Email là công cụ
truyền tin và làm việc không thể thiếu của sinh viên đại học Nội vụ. Ngày nay
với sự trợ giúp của điện thoại di động, việc gửi và nhận email đã có thể được
thực hiện mọi lúc mọi nơi, không còn bị hạn chế về thời gian và không gian
như trước. Từ đó có một thực tế là càng ngày càng ít người mang theo laptop
khi cần phải di chuyển.
Ghi chú không cần giấy bút. Mọi sinh viên đều có thể ghi chép ghi nhớ
bất kì thông tin nào như lịch học, lịch làm việc, lịch nghỉ ngơi hoặc các công
thức tính toán, các câu nói ý nghĩa vào trong chiếc điện thoại của mình một
cách dễ dàng và tiện lợi.


11


Chụp ảnh trên điện thoại di động và chia sẻ ngay trên mạng xã hội.
Camera trên smartphone ngày càng tốt và thậm chí còn có nhiều tính năng
hơn. sinh viên có thể chụp ảnh, dùng ứng dụng tự động chỉnh sửa nhanh cho
đẹp hơn, rồi chia sẻ ngay lên mạng xã hội với bạn bè và người thân. Có thể
nói đây là một trong những tính năng vô cùng được yêu thích ở những chiếc
smartphone hiện đại.
Nắm tất cả thời gian và kế hoạch trong lòng bàn tay. Có thể nói rằng,
chiếc smartphone ôm trọn mọi lịch trình học tập cũng như vui chơi giải trí của
sinh viên. Chúng có đồng hồ báo thức, có mục lời nhắc cụ thể, như một người
bạn nhắc nhở sinh viên mọi lịch trình, chính vì vậy, nó ngày càng được sinh
viên ưa chuộng và sử dụng rất nhiều thay bằng việc ghi chép sổ tay hay giấy
ghi nhớ rất phức tạp.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, 1 chiếc điện thoại thông minh với vô vàn
các tính năng hữu hiện thì quả là một sự lựa chọn đúng đắn của sinh viên Nội
vụ.
TIỂU KẾT
Kết thúc phần nội dung của chương 1, nhóm nghiên cứu đã đưa ra phần
khái quát chung về quá trình hình thành, phát triển cũng như những tính năng
vượt trội của một chiếc điện thoại thông minh. Qua đó nêu bật lên tầm quan
trọng của một chiếc điện thoại thông minh đối với cuộc sống hiên nay, đặc
biệt là đến đối tượng sinh viên Trường Đại Học Nội vụ Hà Nội.

12


Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nội
vụ, có chức năng; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại
học, cao đẳng và thấp hơn trong lĩnh vực công tác nội vụ và các ngành nghề
khác có liên quan; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa
học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là ngôi trường có một bề dày lịch sử
với 40 năm hoạt động, đào tạo từ hệ trung câp đến hệ đại học, với những kinh
nghiệm của quá trình giảng dạy lâu dài Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ngày
càng thu hút được đông đảo các thế hệ học sinh, sinh viên tới nhâp học. Sinh
viên đại học là những con người năng động, sáng tạo, ham học hỏi và rèn
luyện. Đến với trường Đại học Nội vụ Hà Nội, bạn sẽ được thấy những con
người năng động làm việc và hoc tâp như thế nào qua các câu lạc bộ như CLB
Nghệ thuật, CLB Võ thuật, CLB Sách, CLB Kĩ năng… vì là những con người
năng động cũng như ham tìm tòi học hỏi, nên với họ công nghệ thông tin là
một điều không thể thiếu trong cuộc sông của mình. Chiếc điện thoại thông
minh chính là một trong những vật dụng rất cần thiêt đối với sinh viên nội vụ
trong công việc cũng như giải trí, có thể giúp cho sinh viên trao đổi với nhau
trên các diễn đàn, lên mạng tra thông tin, tìm hiểu các dữ liệu cần thiêt hoặc
giải trí bằng các trò chơi đang rất thịnh hành trên thị trường ngày nay.
Trong học tập sinh viên đã thể hiện rõ tính mục đích, tính tích cực, chủ
động, hăng say. Số sinh viên giỏi và khá tăng lên, đặc biệt xuất hiện một số
sinh viên xuất sắc, có những em trong thời gian học tập đại học đã đạt được

13



hai đến ba bằng cử nhân. Mấy năm gần đây phong trào tự kiếm tiền lo ăn học
đã trở thành lối sống của sinh viên.
Một số sinh viên vừa học vừa tham gia nghiên cứu, sáng tạo và đã đạt
được những giải thưởng có giá trị. Có nhiều sinh viên nghèo vượt khó, họ đã
nêu những tấm gương mới về ý chí quyết tâm và lòng hiếu học.
Sinh viên đòi hỏi cao đối với nội dung, chương trình, phương tiện, điều
kiện và phương pháp giảng dạy của sinh viên, cơ chế quản lý công bằng
nghiêm minh của nhà trường. Có thế nói, sinh viên đã nhận thức rõ việc học
tập vươn lên để khẳng định mình, để cạnh tranh được trong "thị trường chất
xám" là quan trong nhất đối với họ. Vì vậy, thái độ "trung bình chủ
nghĩa","học cầm chừng" của thời trước đã bị đẩy lùi. Bên cạnh đó xuất hiện
không ít sinh viên sống theo kiểu thực dụng, cốt có tấm bằng rồi xoay xở tìm
việc làm bằng các thủ đoạn ranh mãnh. Do đó xuất hiện hàng loạt hiện tượng
tiêu cực:
- Xô vào học những ngành nghề "thơm" hy vọng ra dễ kiếm việc làm.
- Hiện tượng học lệch còn phổ biến (chỉ học những môn thị trường lao
động đang cần).
- Cùng 1 lúc học nhiều thứ, nắm bắt nhiều thông tin nhưng còn học qua
loa, hời hợt.
- Học lớt phớt lại muốn đạt yêu cầu, thậm chí muốn điểm cao nên khá
đông sinh viên ra mua chuộc hối lộ giảng viên bằng nhiều hình thức và
dùng đủ mọi mánh khoé trong thi cử.
2.1.2. Hành vi tiêu dùng điện thoại thông minh
2.1.2.1. Nhận thức nhu cầu
- Nguồn thông tin
Sinh viên tiềm kiếm thông tin đáng tin cậy để chọn mua ĐTTM qua
nhiều nguồn thông tin khác nhau. Vì mỗi sinh viên có cách tham khảo nguồn

14



thông tin khác nhau và theo quan điểm của cá nhân mỗi người. Qua phỏng
vấn thì thấy
Có đến 50% sinh viên tin tưởng vào nguồn thông tin từ gia đình, bạn bè và
người bán giới thiệu vì đây là nguồn thông phổbiến dễ tiếp cận và độ tin cậy
cao và bạn bè, gia đình đã từng tiêu dùng ĐTTM sẽ cung cấp cho mình những
thông tin hữu ích như về chất lượng, giá, độ bền... còn người bán sẽ giới thiệu
chính xác về các chức năng của ĐTTM cũng như cộng dụng của nó.
Nguồn thông tin chiếm tỷ lệ cao thứ hai la Internet 18% vì thời đại
ngày nay Internet rất phát triển và phổ biến trong cuộc sống điều này cho thấy
sinh viên đã quan tâm đến việc truy cập Internet để tìm kiếm các nguồn thông
tin khác nhau phục vụ nhu cầu trong cuộc sống và quá trình học tập.
Nguồn thông tin mà các bạn quan tâm đứng hàng thứ ba là kinh nghiệm
của bản thân và khác chiếm 12%.
Cuối cùng là nguồn thông tin từ Tivi, Rado, báo chí chiếm thấp nhất 8%.
Tóm lại các doanh nghiệp kinh doanh ĐTTM nên đào tạo những nhân
viên bán hàng chuyên và có kiến thức sâu về chức năng , cộng dụng của điện
thoại di động đặc biệt là phải có thái độ vui vẽ, tận tình phục vụ khách hàng.
Để tạo ấn tượng tốt cho khách hàng trong quá trình mua và sau quá trình mua.
Đồng thời các doanh nghiệp nên tạo ra các phương thức tiếp thị mới lạ để thu
hút nhiều khách hàng về phía mình nhiều hơn.
- Sự quan trọng của điện thoại thông minh
Đa số sinh viên cho rằng ĐTTM thì cần thiết đối với sinh viên chiếm 54%,
còn rất cần thiết chiếm 42%. Qua đó cho thấy sinh viên đã nhận thấy được
tầm quan trọng của ĐTTM trong cuộc sống như liên lạc vì các tính năng vượt
trội cần thiết của ĐTTM
Bình thường 4%, không cần thiết 0%.
2.1.2.2. Điện thoại thông minh với đời sống sinh viên Đại học Nội vụ
- Nhãn hiệu ĐTTM sinh viên đang dùng
15



ĐTTM của Samsung được sử dụng nhiều nhất chiếm 38%. Vì Samsung là
nhãn hiệu xâm nhập vào thị trường di động Việt Nam đã lâu với chất lượng
tốt nhiều mẫu mã phù hợp với túi tiền sinh viên. Bên cạnh đó Samsung sử
dụng phần mềm Androi dễ sử dụng.
ĐTTM của Iphone cũng chiếm vị trí khá cao 29%. Với thiết kế đẹp về kiểu
dáng phú hợp thời trang, chất lượng tốt nên Iphone được nhiều bạn sinh viên
sử dụng
ĐTTM của Nokia chiếm 15%
ĐTTM của Oppo với chức năng chụp ảnh đẹp giá cả phù hợp chiếm 10%
Các loại ĐTTM khác như Lenovo, Sony, LG .... chiếm thấp nhất 8%
Thương hiệu là sản phẩm vô hình. Để xây dựng được một thương hiệu
có uy tín trên thị trường và được nhiều người biết đến là một giai đoạn vô
cùng khó khăn tốn rất nhiều công sức. Sinh viên đã biết được điều này nên,
nên sinh viên chọn mua ĐTTM dựa vào tiêu chí thương hiệu là cao nhất
chiếm 30%, vì mua điện thoại có thương hiệu trên thị trường sẽ tạo được sự
an tâm trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó vấn đề giá cả cũng được phần lớn sinh viên quan tâm
chiếm 22% vì thời sinh viên tài chính chủ yếu phụ thuộc vào gia đình nên giá
cả mua điện thoại ít nhiều cùng phụ thuộc vào tài chính của gia đình do đó giá
cả được sinh viên quan tâm thứ hai trong các tiêu chí.
Tiêu chí được quan tâm thứ ba là chất lượng vì sở hữu một chiếc
ĐTTM chất lượng sẽ tăng thời gian sử dụng lên rất lâu.
Tiếp đến là mẫu mã kiểu dáng kiểu dáng chiếm 18% cũng giành được
sự quan tâm khá cao vì mẫu mã, kiểu dáng ngày đa dạng, phong phú, đổi mới
cực kì nếu không quan tâm thường xuyên chúng ta sẽ dễ bị lỗi thời trong quá
trình mua. Hai tiêu chí ít được sự quan tâm nhất là quãng cao, khuyến mãi
6%, khác 4%.Tóm lại sinh viên đã so sánh các thương hiệu trong qua trình
chọn mua và lựa chọn những sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình.

16


2.1.2.3. Thời gian sử dụng ĐTTM của sinh viên trong 1 ngày
Qua 100 mẫu khảo sát hầu hết sinh viên đã biết điều chỉnh thời gian sử
dụng ĐTTM hợp lý đúng cách. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số ít sinh viên
đã lãm dụng ĐTTM sử dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng “ nghiện
ĐTTM”
- Có 45% sinh viên sử dụng điện thoại thông minh 2 giờ - 4 giờ/ 1ngày
- Có 35% sinh viên sử dụng ĐTTM 4-6 giờ/ ngày
- Có 15% sinh viên sử dụng ĐTTM 6-8 giờ/ ngày
- 5% sinh viên sử dụng ĐTTM 8 giờ/ ngày
Với những số liệu trên đây, sinh viên cần điều chỉnh thời gian sử dụng
ĐTTM cho hợp lí để tránh gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng về thời
gian và sức khoẻ.
2.1.2.4 Mục đích sử dụng ĐTTM của sinh viên
Thông qua quá trình khảo sát cho thấy sinh viên cho rằng:
- Chức năng vào mạng được sinh viên đánh giá là quan trọng nhất với
35%. Vì ngày nay sinh viên thường sử dụng facebook, tìm tài liệu, xem
phim trên điện thoại nên đây là chức năng không thể thiếu với sự cần
thiết của sinh viên
- Chức năng nghe nhạc chiếm 31% vì nghe nhạc sẽ tạo cảm giác thoải
mái sau thời gian làm việc mệt mỏi, chúng ta có thể nghe nhạc theo
cảm hứng và sở thích của mình một cách tự do.
- Chơi game 16%
- Quay phim, chụp hình, ghi âm chiếm 18%
- Biểu đồ thực trang sử dụng điện thoại thông minh của sinh viên
Trường Đại học Hà Nội (1)
Những số liệu trên là một yếu tố giúp các công ty lựa chọn những phương
thức sản xuất thích hợp, vừa tạo được sản phẩm có chất lượng tốt vừa đưa ra


17


×