ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
Môn học:
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Đề tài:
“Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh
đến thể chất và tinh thần của học sinh Trung
học Phổ thông địa bàn Quận 1 tp.HCM”
Giáo viên giảng dạy :Th.S Nguyễn Thị Hồng
Sinh viên thực hiện :Nhóm 5M-5F
Lớp :XHH K19
Tp. HCM, ngày 30/12/2014
1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT Họ và tên MSSV GHI CHÚ
1 Nguyễn Hoàng Dương Kha 1356090066
NHÓM TRƯỞNG
2 Huỳnh Thị Hồng 1356090051
THƯ KÝ
3 Nguyễn Thị Anh Đào 1356090031
THƯ KÝ
4 Dương Thị Thiên Thảo 1356090154
5 Nguyễn Hữu Bình 1356090014
6 Thân Nguyên Minh Anh 1356090005
7 Phùng Thị Xuân Mai 1356090085
8 Huỳnh Văn Hoàng Bảo 1356090011
9 Lê Văn Khoa 1356090069
10 Nguyễn Đình Toàn 1357070058
11 Nguyễn Thị Linh Xuân 1357070070
2
MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài 3
Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6
Phương pháp nghiên cứu 8
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 9
Kế hoạch nghiên cứu 10
Phân công công việc 16
Tổng quan tình hình nghiên cứu 21
Lý thuyết nghiên cứu 37
Thao tác hóa khái niệm 38
Nội dung nghiên cứu 41
Câu hỏi nghiên cứu 42
Giả thuyết nghiên cứu 42
Danh mục tài liệu tham khảo 44
1. Lý do chọn đề tài:
3
Theo số liệu do báo Business Insider (15.12.2013) công bố, tính đến
cuối năm 2013, tổng số điện thoại thông minh trên toàn cầu là 1,4 tỉ chiếc,
tăng tới 1,3 tỉ chiếc so với cuối năm 2009.
Ở Anh, một cuộc Nghiên cứu nhận thức, thanh thiếu niên và điện
thoại di động (SCAMP), đã đánh giá 2500 học sinh ở độ tuổi từ 11 đến 12
trong vòng ba năm để kiểm tra xem điện thoại di động và các thiết bị không
dây khác ảnh hưởng như thể nào tới chức năng nhận thức của trẻ em, chẳng
hạn như khả năng đưa ra quyết định và xử lý thông tin. Dự án được tài trợ
bởi Bộ Y tế, Vương quốc Anh, sử dụng một phần tiền từ ngành công nghiệp
điện thoại di động và đang được dẫn dắt bởi các nhà nghiên cứu của trường
Imprial College London.
Theo />smartphone-o-gioi-tre-chau-a-d14534.html, tỷ lệ nghiện điện thoại thông
minh ở trẻ em và thanh thiếu niên ở Hàn Quốc đã tăng gấp ba lần so với năm
ngoái và chính phủ cho biết hiện đã có gần 1 trong số 5 học sinh nghiện các
thiết bị này. Không chỉ giới trẻ Hàn Quốc mà hiện nay tỷ lệ nghiện điện
thoại thông minh ở giới trẻ nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang tăng lên
trong đó có Việt Nam. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống học
tập ở trường và sinh hoạt ở nhà của các em…
Xã hội phát triển, công nghệ số thúc đẩy mọi người vào vòng xoáy sôi
động, dường như 24 giờ trong ngày không đủ để con người ta làm việc, học
tập… Nhu cầu giải trí của mọi người cũng trở thành vấn đề cần được quan
tâm. Ứng dụng khoa học ra đời hỗ trợ cho đời sống con người. Với những
tính năng và ứng dụng thông minh, tiện ích được tích hợp lại dường như tất
cả chỉ trong một chiếc điện thoại nhỏ gọn, điện thoại thông minh trở thành
4
tâm điểm, xu hướng, là trào lưu của xã hội hiện nay nói chung và giới trẻ nói
riêng.
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng điện thoại thông minh ở lứa tuổi vị thành
niên, mà đặc biệt là học sinh Trung học Phổ thông cần được xã hội nhìn
nhận một cách nghiêm túc và có trách nhiệm hơn.
Đang trong giai đoạn phát triển cả về tâm sinh lý, các bạn ở độ tuổi
Trung học Phổ Thông rất nhạy cảm, tò mò với xu hướng thị trường. Đây là
mục tiêu chính mà điện thoại thông minh nhắm đến. Song song đó, nhận
thức chưa hoàn thiện khiến các bạn dễ bị cám dỗ, lạm dụng điện thoại thông
minh, cũng như sử dụng nó vào những mục đích không lành mạnh, không
phù hợp với lứa tuổi của mình. Có rất nhiều yếu tố liên quan đến viêc sử
dụng điện thoại thông minh của các bạn: gia đình, nhà trường, bạn bè… và
chính bản thân của các bạn. Dù tích cực hay tiêu cực, điện thoại thông minh
đều có những ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh Trung học Phổ thông. Liệu
sức khỏe của các bạn có được đảm bảo? Điện thoại thông minh tác động như
thế nào đến trạng thái, tình cảm, thái độ của các bạn với mọi người, mọi việc
xung quanh? Thói quen học tập, sinh hoạt của các bạn có biến chuyển gì
mới? Sử dụng điện thoại thông minh có mang lại kết quả học tập tốt hơn?
Từ những phản ánh cấp thiết nêu trên, với mong muốn tìm ra được
ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến cả mặt thể chất lẫn tinh thần của
giới trẻ nói chung, trẻ vị thành niên nói riêng mà đặc biệt là các bạn học sinh
Trung học Phổ thông đang ngồi trên ghế nhà trường, nhóm chúng tôi quyết
định chọn đề tài “Những ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể chất
và tinh thần của học sinh Trung học Phổ thông địa bàn Quận 1 tp.HCM” để
tiến hành nghiên cứu.
5
2. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể
chất và tinh thần của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn Quận
1 – Tp. Hồ Chí Minh.
2.2. Khách thể nghiên cứu:
Các bạn là học sinh THPT đang theo học tại trường THPT
Lương Thế Vinh, 131 Cô Bắc, phường Cô Giang, Quận 1 và trường
THPT Bùi Thị Xuân, 73-75 Bùi Thị Xuân, phường Phạm Ngũ Lão,
Quận 1, tp. Hồ Chí Minh; có độ tuổi trung bình từ 15- 18 và có sử
dụng điện thoại thông minh.
2.3. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: 10/09/2014- 26/11/2014
Không gian:
- Trường THPT Lương Thế Vinh, 131 Cô Bắc. phường Cô
Giang, quận 1, tp. Hồ Chí Minh.
- Trường THPT Bùi Thị Xuân, 73-75 Bùi Thị Xuân, phường
Phạm Ngũ Lão, Quận 1, tp. Hồ Chí Minh.
Qui mô: Học sinh lớp 10, 11, 12 (mỗi trường 100 học sinh)
Nội dung nghiên cứu: Xem xét có hay không và mức độ ảnh hưởng
của việc sử dụng điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần
của học sinh THPT trên địa bàn Quận 1 tp. Hồ Chí Minh.
Về mặt nhận thức, chúng tôi tìm hiểu:
- Học sinh có ý thức về sự ảnh hưởng của việc sử dụng điện
thoại thông minh đến bản thân mình hay không?
- Xem xét chiều hướng thay đổi của học sinh sau khi nhìn nhận
về vấn đề nghiên cứu như thế nào?
Về mặt thái độ, chúng tôi tìm hiểu:
- Phản ứng của học sinh về vấn đề nghiên cứu
6
- Sự hợp tác của học sinh đối với công tác nghiên cứu của
nhóm và khả năng nhận thức của họ đối với vấn đề nghiên
cứu để cùng rút ra cách sử dụng hợp lí.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung:
- Thấy được xu hướng sử dụng điện thoại thông minh của giới
trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh THPT trong lứa tuổi từ 15-18
trên địa bàn tp, Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 nói riêng.
- Xem xét có hay không sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của
việc sử dụng điện thoại thông minh giữa học sinh nam và học
sinh nữ.
- Phân tích thói quen sử dụng điện thoại thông minh của học sinh
để thấy được điên thoại thông minh chiếm một vai trò rất quan
trọng và hầu hết thời gian của học sinh.
- Nhận biết một cách rõ ràng về những tác động của điện thoại
thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh ở lứa tuổi
này.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điện thoại thông minh đến thể
chất và tinh thần của học sinh THPT trên địa bàn tp. Hồ Chí
Minh. Từ đó đưa ra được các giải pháp thích hợp để sử dụng
điện thoại thông minh một cách ‘thông minh’’.
Mục tiêu cụ thể:
- Thể chất: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của điện thoại thông
minh đến các cơ quan trong cơ thể và chức năng sinh lý của cơ
thể. Thấy được các triệu chứng và bệnh lý cụ thể khi sử dụng
điện thoại thông minh.
- Tinh thần: Những ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, nhận thức
và hành động cũng như quan hệ xã hội, tương tác xã hội của
người sử dụng điện thoại thông minh.
7
3.2. Nhiệm vụ :
- Nhiệm vụ chung: phản ánh khái quát thực tế tác động của điện
thoại thông minh đến đời sống con người, đặc biệt là đối với thể
chất và tinh thần; những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực và
những hệ quả mang lại từ việc nghiện sử dụng điện thoại thông
minh. Từ đó đưa ra những khuyến nghị, những mô hình, dự án
nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và cảnh báo, hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực. Hướng đến đối tượng là học sinh
THPT.
- Nhiệm vụ cụ thể: Tìm hiểu tất cả những tài liệu có liên quan
đến đề tài nghiên cứu trong khả năng của nhóm. Quan sát, tìm
hiểu thực trạng sử dụng kết hợp khảo sát ý kiến của học sinh,
phụ huynh, giáo viên nhà trường.
4. Phương pháp và mẫu nghiên cứu:
Phương pháp: kết hợp định tính và định lượng, khảo sát bằng
bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp phỏng vấn sâu. Quan sát thực
nghiệm: sử dụng số liệu thống kê và tài liệu sẵn có.
Mẫu nghiên cứu:
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa lí luận:
Nghiên cứu liệu có tồn tại hay không sự ảnh hưởng của điện thoại
thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh THPT.
Làm rõ sự liên quan giữa việc sử dụng điện thoại thông minh cũng
như ảnh hưởng của nó với các yếu tố: giới tính, độ tuổi, trình độ….
Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu là một cơ hội để sinh viên trực tiếp thực hiện một công
trình nghiên cứu khoa học phù hợp với chuyên ngành học cũng như thực
hành những kiến thức đã học ở môn học Phương pháp nghiên cứu khoa
học.
8
Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm và những nghiên
cứu tương tự.
Cung cấp cho giới trẻ hiện nay cái nhìn chung về vấn đề này
Định hướng cho giới trẻ sử dụng điện thoại thông minh một cách
thông minh
Các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng đắn về thiết bị mà con em
mình đang sử dụng, từ đó có cách giáo dục, ứng xử phù hợp trong việc
cho con em mình sở hữu và sử dụng điên thoại thông minh.
6. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
Thuận lợi:
Đối tượng: do hầu hết học sinh THPT hiện nay đều có sở hữu điện
thoại thông minh nên gần gũi và dễ dàng tiếp cận.
Khách thể: học sinh, cùng với phụ huynh và giáo viên là những
người có cùng mối quan tâm, do đó dễ tiếp cận và tìm hiểu.
Địa bàn tiến hành nghiên cứu là quận 1 tp. Hồ Chí Minh- quận
trung tâm, thuận lợi giao thông, là nơi cư trú của một thành viên trong
nhóm tạo điều kiện tốt cho việc liên hệ và tiến hành nghiên cứu.
Về tài liệu: có nhiều nguồn thông tin khác nhau phục vụ nhu cầu
nghiên cứu.
Nhóm nhận được sự hướng dẫn tận tình từ Giảng viên bộ môn
trong quá trình thực hiện đề tài.
Khó khăn:
Mặc dù có nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng thông tin chưa
đảm bảo tính khách quan.
Khách thể nghiên cứu có thể có khả năng hợp tác không hiệu quả
gây ra những sai lệch thông tin nghiên cứu.
Hầu hết các thành viên nhóm đang lưu trú tại quận Thủ Đức và có
lịch học tương đối dày đặc nên khó khăn trong việc sắp xếp thời gian và
quá trình di chuyển.
Thể chất và tinh thần khó đo lường chính xác nên chỉ mang tính
khái quát trong nghiên cứu.
9
Đây là lần đầu tiên nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nên
chưa có kinh nghiệm, còn nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện.
7. Kế hoạch nghiên cứu
7.1. Kế hoạch chung
CÔNG VIỆC
THỜI GIAN
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10
Lập nhóm X
Chọn đề tài X
Lí do chọn đề
tài
X X
X
Tìm tài liệu
X X
Sơ lược tổng
quan
X X
Viết tổng quan
X
X
Xây dựng đề
cương chi tiết
X
Xây dựng bảng
hỏi
X X
Thu thập thong
tin
X
Xử lí thông tin,
số liệu
X
Phân tích số
liệu
X
Viết đề tài X
Báo cáo kết
quả
X
10
CÔNG VIỆC
THỜI GIAN
T11 T12 T13 T14 T15 T16 T17 T18 T19
Họp kiểm điểm
rút kinh
nghiệm
X X
Xác định và
phân công công
việc cho đề
cương chi tiết
X
Chỉnh sứa bài
làm của các
thành viên
X X
Tìm tài liệu bổ
sung
X
Thống nhất nội
dung
X
Hoàn chỉnh đề
cương
X
11
Họp rút kinh
nghiệm
X
7.2. Kế hoạch cụ thể
Thời gian Kế hoạch
10/09/2014
- Hoàn thiện cơ cấu nhóm
- Bầu nhóm trưởng, thư ký
12
THÁNG
9/2014
+ Nhóm trưởng: Nguyễn Hoàng Dương Kha
+ Thư ký 1: Nguyễn Thị Anh Đào
+ Thư ký 2: Huỳnh Thị Hồng
- Đặt tên nhóm: 5M5F
16/09/2014
- Thông qua nội quy nhóm, lịch họp nhóm
- Triển khai công việc sắp tới
17/09/2014
- Thảo luận chọn đề tài nghiên cứu
- Đặt ra các vấn đề, tính khả thi của đề tài
06/10/2014
- Thống nhất tên đề tài nghiên cứu: Những ảnh hưởng của
điện thoại thông minh đến thể chất và tinh thần của học sinh
Trung học Phổ thông địa bàn Quận 1 tp.HCM
- Xác định hướng đi, khó khăn gặp phải khi nghiên cứu
07/10/2014
- Tham khảo các đề cương mẫu cũng như nghiên cứu giáo
trình để lên ý tưởng, xây dựng, thiết kế đề cương
08/10/2014
- Hoàn thành lý do chọn đề tài
13
THÁNG
10/2014
- Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
- Xác định phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
khách thể nghiên cứu
14/10/2014
- Xây dựng cấu trúc đề cương tổng quát
- Khoanh vùng tìm kiếm tài liệu, chia nhóm đọc tài liệu
16/10/2014
- Thảo luận về các tài liệu đã tìm kiếm được
18/10/2014
- Nộp tài liệu
- Nghiên cứu, lên ý tưởng phần tổng quan
20/10/2014
- Sơ lược phần tổng quan
- Kiểm tra mức độ hoàn thành công việc của các thành viên
25/10/2014
- Tổng hợp tài liệu, liên kết tài liệu
- Hoàn thành phần tổng quan
- Đánh giá nhận xét công việc của từng thành viên
31/10/2014
14
- Tổng kết công việc đã hoàn thành
- Nhận xét ưu khuyết điểm và cách khắc phục trong thời
gian tới
THÁNG
11/2014
6/11/2014
- Họp kiểm điểm từng thành viên.
- Đưa ra hướng khắc phục hạn chế của từng thành viên.
- Tuyên dương các thành viên tích cực.
- Rút kinh nghiệm cho đề cương chi tiết.
19/11/2014
- Xác định công việc cần làm cho đề cương chi tiết.
- Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên.
- Quy định thời gian nộp bài cụ thể.
26/11/2014
- Chỉnh sửa bài làm của các thành viên.
- Phân công làm lại những phần chưa đạt.
- Quy định thời gian nộp lại.
THÁNG
12/2014
12/12/2014
- Đọc và tổng hợp tài liệu trên văn phòng khoa.
15
- Tổng hợp tài liệu các thành viên tìm bổ sung trên internet.
19/12/2014
- Thống nhất nội dung các phần công việc mà các thành
viên đã thực hiện:
+ Làm thêm phần Lý thuyết nghiên cứu.
+ Bổ sung nội dung phần tổng quan.
+ Hoàn chỉnh phần Thao tác hóa khái niệm.
28/12/2014
- Trình bày hình thức của đề cương.
- Hoàn chỉnh các tập tin nộp kèm với đề cương.
- In đề cương.
30/12/2014
- Họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm cho đề cương chi tiết.
- Tuyên dương các thành viên tích cực.
- Góp ý cho hạn chế của từng thành viên.
- Liên hoan.
8. Phân công công việc
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC (ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT)
16
ST
T
NHIỆM
VỤ
NỘI DUNG
CÔNG VIỆC
NGƯỜI
THỰC
HIỆN
THỜI
GIAN
HOÀN
THÀNH
MỨC
ĐỘ
HOÀN
THIỆN
ĐÁNH
GIÁ
1
Lập
nhóm
Đặt tên nhóm
Cả nhóm
10/09/201
4
100% TỐT
Nội quy
2
Chọn đề
tài
Tên đề tài
Cả nhóm
6/10/2014 80% TỐT
Lý do chọn đề
tài
08/10/201
4
70% KHÁ
Cấu trúc đề
cương tổng
quát
Kha
14/10/201
4
80% TỐT
3 Tìm tài
liệu tổng
quan
Thư viện Đại
học Bách Khoa
Mai, Kha
16/10/201
4
80% TỐT
Thư viện Đại
học Tự Nhiên
Thảo,
Minh
Anh
80% TỐT
Thư viện
CNTT
Thảo,
Minh
Anh
80% TỐT
Thư viện Đại
học Sư Phạm
Kỹ Thuật
Đào, Mai 90% TỐT
Thư viện trung
tâm
Xuân,
Toàn
80% TỐT
Thế giới di
động quận 1
Bình 60% TB
Thư viện ĐH
KHXH & NV
(Thủ Đức)
Bảo 80% TỐT
Thư viện ĐH
KHXH & NV
(Đinh Tiên
Hoàng)
Hồng,
Khoa
70% KHÁ
Cao đẳng Công
Thương
Xuân,
Toàn
70% KHÁ
17
Cao đẳng Kỹ
thuật Cao
Thắng
Bình,
Khoa
50% TB
Sơ lược tổng
quan
Cả nhóm
20/10/201
4
70% KHÁ
5
Viết tổng
quan
Tổng hợp, liên
kết tài liệu
Kha,
Hồng,
Minh
Anh
25/10/201
4
70% KHÁ
6
Duyệt
tổng quan
Đóng góp ý
kiến, chỉnh sửa
Cả nhóm
28/10/201
4
80% KHÁ
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC (ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT)
ST
T
NHIỆM
VỤ
NỘI DUNG
CÔNG VIỆC
NGƯỜI
THỰC
HIỆN
THỜI
GIAN
HOÀN
THÀNH
MỨC
ĐỘ
HOÀN
THIỆN
ĐÁNH
GIÁ
18
1
Kiểm
điểm và
rút kinh
nghiệm
Kiểm điểm
Cả nhóm 06/11/2014 100% TỐT
Tuyên dương
Định hướng
2
Xác định
và phân
công
công việc
Viết lại lý do
chọn đề tài
Kha 20/11/2014 100% TỐT
Viết lại tổng
quan
Đào,
Thảo,
Hồng,
Anh, Kha
28/12/2014 80% TỐT
Lý thuyết
nghiên cứu
Kha, Anh 20/12/2014 100% TỐT
Thao tác hóa
khái niệm
Mai, Bảo,
Anh
19/12/2014 80% TỐT
Nội dung
nghiên cứu
Bình,
Khoa
21/11/2014 80% TỐT
Câu hỏi nghiên
cứu
Bình,
Khoa
21/11/2014 60% KHÁ
Đào,
Thảo,
Anh
23/11/2014 90% TỐT
Giả thuyết
nghiên cứu
Xuân,
Toàn
21/11/2014 50% TB
Thảo,
Đào
14/12/2014 80% TỐT
Hồng,
Kha
28/12/2014 100% TỐT
Trình bày hình
thức
19
ĐIỂM DANH ĐI HỌC
STT MSSV
Ngày Điểm cộng
12/11 19/11 26/11
1 1356090066 X X X
2 1356090051 X X X
3 1356090031 X X X
4 1356090054 X X X
5 1356090014 X X X
6 1356090005 X X X
7 1356090085 X X X
8 1356090011 X X
9 1356090069 X
10 1357070070 X X X
11 1357070058 X X X
20
BẢNG CHẤM CÔNG
STT MSSV
Ngày
6/11 19/11 26/11 12/12 19/12 28/12
1 1356090066 X X X X X X
2 1356090051 X X X X X X
3 1356090031 X X X X X X
4 1356090054 X X X X X X
5 1356090014 X X V (P) X X X
6 1356090005 X X X X X X
7 1356090085 X X X X X X
8 1356090011 X X X X X
9 1356090069 X X V (P) X X
10 1357070070 X X X X X X
11 1357070058 X X X X X X
9. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Điện thoại thông minh, hay còn được gọi ngắn gọn là “smartphone”
theo tiếng Anh, đã trở nên phổ biến. Những tiện ích mà nó mang lại cho
21
người sử dụng là không thể phủ nhận. Những ảnh hưởng cụ thể của điện
thoại thông minh đến thể chất cũng như tinh thần của người sử dụng, đặc
biệt khi mà độ tuổi sử dụng điện thoại thông minh đang có xu hướng trẻ hóa
thì chưa được khẳng định. Trước nhóm, có nhiều bài viết cũng như nghiên
cứu về điện thoại thông minh và những vấn đề liên quan đã phản ánh các
khía cạnh khác nhau về ảnh hưởng của điện thoại thông minh. Đi kèm với
bài viết là nhận định chủ quan của tác giả bài viết và các nhà nghiên cứu.
Hướng đến việc tìm ra một hướng đi mới cho cuộc nghiên cứu của
mình, nhóm đã tham khảo các bài viết, các đề tài nghiên cứu có liên quan
trong khả năng của nhóm. Song song với việc tiếp thu, kế thừa các phương
pháp, thông tin hữu ích, việc tham khảo tài liệu còn giúp nhóm tìm ra những
hạn chế, những khoảng trống trong các bài viết trước, từ đó rút ra kinh
nghiệm cũng như ý tưởng bổ sung vào đề cương nghiên cứu.
Tình hình kinh doanh sôi nổi và tăng trưởng vượt bật mặt hàng điện
thoại thông minh được trình bày rõ nét trong loạt bài viết: “Thống kê tình
hình kinh doanh nửa đầu năm 2014 của FPT Shop” (tigon, 22/07/2014,
/>2014-cua-fpt-shop/), “Người Việt chi hơn 40 nghìn tỷ mua điện thoại năm 2013”
(Lưu Quý, Nhịp sống số, 01/03/2014, />40-nghin-ty-mua-dien-thoai-nam-2013-LQ3-ylt36727.html) “Chiếc lồng di
động” – người muốn trốn ra, kẻ đâm đầu vào” (5/9/2014,
/>Cả ba bài viết đều là dẫn chứng thuyết phục cho xu hướng sử dụng điện thoại
thông minh giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đây không phải là mảng chính mà nhóm
nghiên cứu.
22
Điện thoại thông minh trở thành thiết bị không thể thiếu, chi phối toàn
bộ cuộc sống hằng ngày của mọi người, từ công việc đến giải trí, từ chức vụ
này đến hoàn cảnh khác, ngoài ra còn hỗ trợ các dịch vụ tiện ích khác giúp
cuộc sống trở nên thuận tiện dễ dàng hơn.Nhóm đặc biệt quan tâm tìm hiểu, thu
thập, đúc kết thông tin từ các tài liệu đề cập đến ảnh hưởng của điện thoại thông minh
đối với thể chất và tinh thần của người sử dụng, cụ thể:
Về thể chất
Tích cực: Điện thoại thông minh đang trở thành thiết bị yêu thích của
con người cho mọi mục đích, từ tương tác công việc cho tới giải trí mọi lúc,
mọi nơi. Thiết bị đủ thông minh để theo dõi sức khỏe cá nhân thông qua các
ứng dụng về chế độ dinh dưỡng, thể dục thể thao…
Những tính năng hiện đại trong một chiếc điện thoại thông minh và
lợi ích của những tính năng đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với người sử
dụng trong các hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên bên cạnh những tích cực mà
điện thoại thông minh mang lại thì người sử dụng chưa nhận ra được những
ảnh hưởng tiêu cực đi kèm. Điển hình như:
Điện thoại thông minh gây ra những tác hại khôn lường tới thị lực,
cột sống, khớp tay và nguy cơ ung thư.
Điện thoại thông minh ảnh hưởng tới thị lực: Hậu quả dễ nhận thấy
nhất của những “con nghiện” điện thoại thông minh nằm ở chính đôi mắt.
Theo nghiên cứu năm 2011, 90% những người nhìn chằm chằm vào thiết bị
kĩ thuật số trong 2 giờ mỗi ngày đều mắc phải nhiều vấn đề phức tạp về mắt.
[19:44]
Với một chiếc điện thoại có màn hình nhỏ, bạn phải vận dụng hết khả
năng thị lực tập trung. Điều này có nghĩa là bạn phải nheo mắt và căng mắt
khi đọc chữ.
[1:44]
Bên cạnh đó việc sử dụng điện thoại thông minh cũng gây
23
ra các bệnh về mắt như bệnh đục thủy tinh thể: kể cả di động được sử dụng
trong tiêu chuẩn tia bức xạ an toàn quốc tế, nhưng thời gian dài sử dụng sẽ
gây tổn thương mạnh cho mắt và các bộ phận khác, đặc biệt là khi nghe điện
thoại, làn sóng điện từ gây ra sẽ tổn hại đến tinh thể nhãn cầu, từ đó phá vỡ
chức năng tiếp nhận thông tin của tế bào.
[2:44]
Ngoài ra, điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng đến xương cốt:
Nhiều luận điểm từ các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết, khi bạn ngồi sử
dụng điện thoại cụ thể là việc nhắn tin quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới hình
dạng cột sống. Với tư thế cúi người trong một thời gian dài sẽ dần dần làm
quẹo cột sống.
[1:44]
Bên cạnh đó, trạm điện từ di dộng có thể sẽ giảm thấp mật độ xương
cốt, gây loãng chất xương. Nghiên cứu chứng minh, họ kiểm tra 150 nam
giới có thói quen giắt di động ở thắt lưng, liên tục dùng trong 6 năm và bình
quân đều sử dụng trên 15 tiếng, kết quả hiển thị, mật độ chất xương của bên
xương hông giảm thấp.
[2:44]
Hơn nữa, việc sử dụng điện thoại thông minh trong một thời gian dài
cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cổ, “hội chứng cắm đầu”.
“Khi bạn ngồi và cúi đầu xuống, đầu bị treo trong một khoảng không, bạn
phải dùng các cơ cổ để đỡ trọng lượng đó” (Giáo sư Jack Dennerlein).
[4:44]
Bên cạnh các bài viết đã nêu ở trên, nhóm cũng thu thập được rất
nhiều nguồn tài liệu có đề cập đến tác hại của điện thoại thông minh. Sau
đây là những đúc kết của nhóm:
Điện thoại thông minh ảnh hưởng đến tay: điển hình như bệnh “ngón
tay cò súng”
[3:44]
; hay nhẹ hơn là đau các khớp tay và ngón tay,các cơn đau
24
mãn tính cho cánh tay xuất phát từ tư thế sử dụng điện thoại cho việc nhắn
tin hay cầm nắm thiết bị trong một thời gian dài.
[1:44]
Điện thoại thông minh làm giảm miễn dịch của cơ thể: sau một ngày
sử dụng, các chất nhờn, dầu mỡ, bụi bặm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh bám
trên bề mặt của điện thoại thông minh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho
người sử dụng.
[1:44]
Điện thoại thông minh ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của người sử
dụng: Nhiều người không thể rời chiếc điện thoại thông minhđể đi ngủ dẫn
đến người sử dụng luôn ngủ muộn hơn 1 đến 2 tiếng mỗi đêm, làm tăng
nguy cơ gây ra các chứng bệnh như trầm cảm, béo phì, các bệnh liên quan
đến tim mạch,…
[5:44]
Điện thoại thông minh gây các bệnh về da: Rất nhiều người do sử
dụng di động quá nhiều trong thời gian dài nên xuất hiện những nốt mẩn đỏ
ở vùng má, tai và ngón tay (da dị ứng)
[5:44]
; đồng thời cũng gây ra mụn trứng
cá, nếp nhăn, nám da,quầng thâm ở mắt,…
[1:44]
Từ các tài liệu nhóm tham khảo và đúc kết được như trên, những ảnh
hưởng tiêu cực của điện thoại thông minh đến sức khỏe người sử dụng đã
được phân tích, đề cập rất nhiều. Đa số các bài viết áp dụng phương pháp
khảo sát, thu thập số liệu, từ đó rút ra kết luận. Tuy nhiên, khó khăn mà
nhóm gặp phải từ các bài viết này là đây chỉ là những kết luận ban đầu. Rất
nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát được tiến hành, nhưng hầu hết các nhà khoa
học, các nhà nghiên cứu đều chưa đưa ra khẳng định cuối cùng về mức độ
nguy hại của điện thoại thông minh đến sức khỏe thể chất của người sử
dụng.
25