Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng lớp 9 theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.05 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN

Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng lớp 9 theo
chủ đề


- Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng
lớp 9 theo chủ đề
- Lĩnh vực áp dụng: Khoa học xã hội
Đề tài này áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 ở các lớp đại trà và đối
với những trường đã thực hiện việc dạy học theo chủ đề. Với mong muốn đưa ra một
số giải pháp thiết kế giảng dạy phần văn bản nhật dụng lớp 9 theo định hướng phát
triển năng lực. Từ đó giúp giáo viên có được những định hướng chung khi dạy học
theo chủ đề văn bản nhật dụng, phát huy được tốt nhất các năng lực và kĩ năng cho
người học, đặc biệt là kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội, vấn đề xã hội đặt ra từ
văn bản nhật dụng.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến: Các giải pháp thiết kế văn bản nhật dụng lớp
9 theo chủ đề.
Giải pháp 1: Lựa chọn chủ đề
Để việc dạy học theo chủ đề được tiến hành, trước hết giáo viên phải lựa chọn
các tiết học có chung một chủ đề rồi sắp xếp chúng thành một cụm bài. Chúng tôi căn
cứ vào chương trình sách giáo khoa và phân phối chương trình hiện hành để lựa chọn
nội dung xây dựng chủ đề dạy học văn bản nhật dụng lớp 9 (kì I) như sau:

Tiết theo
PPCT hiện
hành


Tuần 1
Tiết 1,2:
Tuần 2
Tiết 6,7:
Tuần 3
Tiết 11,12:

Tên bài dạy

Tuần/Tiết theo
PPCT mới

Tên chủ đề/ bài
học

Tuần 1,2 - Chủ đề: Văn bản nhật dụng
Phong cách Hồ Chí Tiết 1,2:
Minh

Phong cách Hồ Chí Minh

Đấu tranh cho một thế Tiết 3,4:
giới hoà bình

Đấu tranh cho một thế giới
hoà bình

Tuyên bố thế giới về Tiết 5,6:
sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát

triển của trẻ em

Tuyên bố thế giới về sự
sống còn, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em

Giải pháp 2: Xác định mục tiêu cần đạt chung cho cả chủ đề
Khi dạy học chủ đề văn bản nhật dụng, giáo viên cần xác định mục tiêu chung
của cả chủ đề về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực phẩm chất cần hình thành
2


cho học sinh; không xây dựng mục tiêu riêng cho từng tiết học như cách giáo viên
đang làm hiện nay.
* Về kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong
đời sống và trong sinh hoạt; hiểu được ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong
việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nắm được một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan
đến văn bản; nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản;
thấy được nghệ thuật nghị luận của bài văn, mà nổi bật là chứng cứ cụ thể xác thực,
cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
- Giúp học sinh thấy được thực trạng của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm
quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em; hiểu được sự quan tâm sâu sắc của
cộng đồng quốc tế đối với vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
* Về kĩ năng
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và
bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết
văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến nhiệm vụ

đấu tranh vì hòa bình của nhân loại.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội đặt ra từ văn bản.
* Về thái độ
Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương
Bác; giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh ngăn chặn chiến tranh,
giữ gìn ngôi nhà trái đất; giáo dục học sinh yêu chuộng hoà bình, ý thức đấu tranh
ngăn chặn chiến tranh, giữ gìn ngôi nhà trái đất.
* Các năng lực phẩm chất cần hình thành cho học sinh
- Năng lực giao tiếp, hợp tác qua việc phát biểu, trao đổi về nội dung bài học.
- Năng lực tự học: xác định mục tiêu học tập, nhiệm vụ học tập một cách tự
giác, chủ động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ…
Giải pháp 3: Lập bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng năng
lực (cả chủ đề) và biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả (theo từng
bài, từng tiết)
Việc lập bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng năng lực của chủ
đề và biên soạn hệ thống câu hỏi bài tập theo từng bài, từng tiết rất quan trọng. Việc
làm này giúp giáo viên định hướng cho việc sử dụng các phương pháp và câu hỏi bài
tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. Với học sinh khá giỏi, giáo viên sử dụng
câu hỏi ở mức độ thông hiểu, vận dụng nhiều hơn, phát huy được năng lực sáng tạo
3


của học sinh, năng lực tư duy ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ và cảm thụ được phát huy
tối đa nhất. Sau đây là một số câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức của từng
bài/tiết.
Tiết 1,2: Phong cách Hồ Chí Minh
Câu hỏi/Bài tập
Nêu xuất xứ của văn bản?


Năng lực

Mức độ

Phẩm chất

Nhận biết

Phân tích

Phong cách Hồ Chí Minh thuộc văn bản nào?
Nhận biết
Phương thức biểu đạt?

Phân tích

Theo em vì sao Bác lại có vốn tri thức sâu rộng
Thông hiểu
như vậy?

Cảm thụ

Điều gây ấn tượng trong em về cách học của
Thông hiểu
Bác?

Tư duy tổng hợp

Em có nhận xét gì về cách học của Bác?


Thông hiểu

Tư duy tổng hợp

Qua đó em cảm nhận được vẻ đẹp ở Bác là gì?

Thông hiểu

Cảm thụ thẩm mĩ

Em thấy điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn
Thông hiểu
hoá HCM là gì?

Quan sát

Để làm rõ phong cách văn hoá HCM tác giả sử
Thông hiểu Phân tích, cảm thụ
dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
Em có nhận xét gì về nghệ thuật thể hiện của tác
giả? Từ đó vẻ đẹp nào của Bác được làm rõ? Suy Thông hiểu
nghĩ của em về lối sống đó?

Tư duy tổng hợp,
cảm thụ

Em có thể tìm thêm những ví dụ để chứng minh Vận dụng
thêm cho lối sống giản dị của Bác?
thấp


Tư duy tổng hợp

Qua lối sống của Bác em học được điều gì?

Thông hiểu

Cảm thụ thẩm mĩ

Vận dụng

Năng lực sáng tạo

Liên hệ, bài tập

Tiết 3,4 : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Câu hỏi/Bài tập
Theo em tư tưởng nổi bật của văn bản là gì?

Mức độ
Thông hiểu

Năng lực
Phẩm chất
Tư duy tổng hợp

Tư tưởng ấy được thể hiện trong luận điểm, luận
Nhận biết
cứ của văn bản ntn?


Phân tích

Nhận xét về hệ thống luận điểm, luận cứ?

Phân tích

Nhận biết

4


Em có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn
Thông hiểu
văn?

Tư duy tổng hợp

Lập bảng thống kê, so sánh các lĩnh vực của đời
Nhận biết
sống xã hội.

Quan sát, tổng hợp

Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng và so
Thông hiểu
sánh của tác giả?

Tư duy tổng hợp

Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?

Thông hiểu
Qua đó tác giả muốn nói lên điều gì?

Tư duy tổng hợp

Phần cuối của văn bản tác giả đã đưa ra nhiệm
Nhận biết
vụ gì?

Phân tích

Em có nhân xét gì về bản đồng ca ấy?

Phân tích

Thông hiểu

Đồng thời tác giả có đề nghị như thế nào nếu
Nhận biết
chiến tranh hạt nhân xảy ra?

Phân tích

Qua tư tưởng này ta hiểu thêm gì về nhà văn?

Thông hiểu Cảm thụ thẩm mỹ

Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?

Thông hiểu


Tư duy tổng hợp

Qua văn bản, nhà văn muốn trình bày những nội
Thông hiểu
dung nào?

Tư duy tổng hợp

Suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản?
Nhiệm vụ của em trong cuộc sống để có một Vận dụng
cuộc sống hoà bình?

Năng lực sáng tạo
Tư duy tổng hợp

Tiết 5,6 : Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được phát triển và bảo
vệ của trẻ em
Câu hỏi/Bài tập
Vấn đề đặt ra trong văn bản? Vai trò của nó?

Mức độ
Nhận biết

Năng lực
Phẩm chất
Tư duy tổng hợp

Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em thế giới được
Nhận biết

tuyên bố nhằm mục đích gì?

Phân tích

Phần văn bản đã nêu thực trạng của trẻ em trên
Nhận biết
thế giới như thế nào?

Phân tích

Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở
Thông hiểu
nhiều nơi?

Tư duy tổng hợp

Qua đó bản tuyên bố muốn khẳng định điều gì?

Nhận biết

Phân tích

Em hãy tóm tắt phần “nhiệm vụ” mà bản tuyên
Nhận biết
bố nêu ra?

Phân tích
5



Qua những nhiệm vụ đó thể hiện điều gì?

Thông hiểu

Tư duy tổng hợp

Nhận xét về nghệ thuật của văn bản? Nêu nội Thông hiểu
dung chính của văn bản?

Tư duy tổng hợp

Liên hệ, bài tập

Năng lực sáng tạo

Vận dụng

Giải pháp 4: Sử dụng tranh ảnh, video liên quan đến chủ đề ở hoạt động
Khởi động
- Hoạt động khởi động tạo tâm thế cho học sinh, giúp học sinh ý thức được
nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Ở hoạt động khởi động khi dạy chủ đề văn
bản nhật dụng, giáo viên có thể đưa ra những bức tranh liên quan đến các vấn đề
được đề cập trong bài học như: lối sống của Bác, chiến tranh hạt nhân, bảo vệ quyền
trẻ em hoặc những đoạn video minh họa. Sau đó giáo viên sử dụng câu hỏi gợi mở để
dẫn dắt đến tình huống, nội dung của chủ đề. Giáo viên có thể sử dụng các bức ảnh
và liên kết sau:
- Phương tiện: máy chiếu projecter.
- Phương pháp tổ chức dạy học: sử dụng câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên
nhận xét và chuyển dẫn đến bài mới.
Giáo viên cho học sinh xem video, tranh ảnh và đặt câu hỏi:

Câu hỏi: Những bức tranh (đoạn video) sau gợi cho em biết điều gì?

/>
6


7


Giải pháp 5: Thiết kế bài tập viết đoạn văn ở hoạt động Luyện tập
- Với học sinh lớp 9, việc rèn kĩ năng viết đoạn văn rất cần thiết, đặc biệt là các
đoạn văn nghị luận xã hội được đặt ra từ văn bản. Trong chương trình hiện hành, khi
dạy các tiết học về văn bản nhật dụng, giáo viên hầu như không chú trọng rèn kĩ năng
này cho học sinh hoặc nếu có thì thời gian dành cho hoạt động này cũng rất ít, chủ
yếu là giao bài về nhà. Vì vậy, kĩ năng viết đoạn cũng như kiến thức tổng hợp của học
sinh còn yếu.
- Khi dạy học theo chủ đề, giáo viên được chủ động về thời gian và kiến thức,
không bị gò bó theo trình tự các bước lên lớp truyền thống. Vì thế, khi dạy về chủ đề
văn bản nhật dụng, giáo viên cần dành 30 đến 45 phút cho hoạt động Luyện tập.
- Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã
học để giải quyết các vấn đề đặt ra từ văn bản, rèn được kĩ năng viết đoạn văn nghị
luận cho học sinh; đồng thời phát triển được tư duy logic, phản biện, tư duy ngôn
ngữ, năng lực sáng tạo cũng như vận dụng được những kiến thức thực tế vốn có của
học sinh.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Giáo viên đưa ra bài tập, hướng dẫn học sinh
thảo luận nhóm (hoặc cặp đôi chia sẻ). Khi có kết quả, yêu cầu các nhóm (cặp đôi)
trình bày để nhóm khác phản biện và cùng trao đổi.
- Phương tiện dạy học: máy chiếu projecter.
Bài tập 1: Từ văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em hãy trình bày suy
nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

trong thời kỳ hội nhập và phát triển bằng một đoạn văn diễn dịch.
Gợi ý:
* Câu mở đoạn: Trong thời kì hội nhập và phát triển, thế hệ trẻ có vai trò vô
cùng quan trọng đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
* Các câu triển khai:
- Giải thích: Thời kỳ hội nhập là thời kì các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội
nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước. Bản sắc văn hóa dân
tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, là kết tinh những giá trị tinh thần mang tính
truyền thống của dân tộc: yêu nước, hiếu học, tôn sư trọng đạo…
- Thực trạng: Trong thời kì hội nhập và phát triển, bên cạnh những yếu tố tích
cực của nền văn hóa các nước còn có mặt tiêu cực của nó. Đó là sự du nhập của lối
sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng
hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều bạn trẻ thích dùng đồ ngoại, bắt
chước nhuộm tóc xanh tóc đỏ, quần áo cộc cỡn, cử chỉ, hành động thiếu chuẩn mực…
- Nguyên nhân: Các bạn trẻ ít quan tâm đến văn hóa dân tộc, thích điều mới lạ,
không chọn lọc. Đất nước trong quá trình hội nhập, xuất hiện nhiều nền văn hóa mới,
được nhiều bạn trẻ đón nhận
- Hậu quả: Làm mất bản sắc văn hóa dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
8


- Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
+ Nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, niềm tự hào về những truyền thống văn hóa
tốt đẹp: truyền thống yêu nước; uống nước nhớ nguồn; văn hóa lễ hội truyền thống;
phong tục tập quán; di sản, di tích lịch sử,…
+ Tiếp thu những ảnh hưởng tích cực từ văn hóa nước ngoài đồng thời gạn lọc
những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
+ Là học sinh, phải học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt; lên án, phê phán
những biểu hiện văn hóa lai căng, đánh mất thuần phong mỹ tục.

Bài tập 2: Qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình, có ý kiến cho
rằng: Tuổi trẻ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ hòa bình Tổ quốc. Trình
bày quan điểm của em bằng một đoạn văn quy nạp.
Gợi ý:
- Trong bối cảnh hiện nay, tuổi trẻ đang được sinh ra và trưởng thành trong nền
hòa bình thế giới. Chúng ta được sống và hưởng thụ những thành quả mà biết bao thế
hệ cha ông đã đổi lấy bằng cả xương máu và trí tuệ. Vì thế, tuổi trẻ phải có nghĩa vụ
và trách nhiệm bảo vệ hòa bình Tổ quốc và chống chiến tranh.
- Biểu hiện:
+ Không ngừng học tập, trau dồi tri thức góp sức mình xây dựng đất nước, làm
cho đất nước ngày càng vững mạnh.
+ Xây dựng lí tưởng sống cá nhân cao đẹp kết hợp chặt chẽ với quyền lợi của
Tổ quốc, của dân tộc…
+ Bảo vệ Tổ quốc là giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; đồng
thời tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa hiện đại của nước ngoài.
+ Chống lại các luận điệu xuyên tạc, những âm mưu và hành động thù địch
chống phá Đảng và nhà nước của kẻ thù.
+ Thực hiện nghiêm túc luật nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng lên đường khi Tổ quốc
cần…
- Phê phán những thái độ, hành vi ích kỉ cá nhân, đặt quyền lợi cá nhân hơn
trách nhiệm với Tổ quốc.
- Tóm lại, tuổi trẻ ngày nay cần xây dựng lí tưởng sống cao đẹp, ý chí tự tôn, tự
cường dân tộc, bản lĩnh, tri thức và kĩ năng sống để góp phần giữ gìn nền hòa bình
của Tổ quốc Việt Nam thân yêu.
Bài 3: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của bản thân khi được sự quan
tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Gợi ý:
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là mối quan tâm đặc
biệt của mỗi gia đình, nhà trường và xã hội. Được sống trong sự quan tâm đó, em
cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.

9


- Sự quan tâm, chăm sóc ân cần của gia đình đối với trẻ em: yêu thương, nuôi
nấng, dạy dỗ, cho con em đi học … để trở thành người có ích cho xã hội.
- Nhà trường: luôn chăm lo, bồi đắp cho thế hệ trẻ, truyền thụ tri thức, rèn
luyện đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh … ; giáo dục học sinh phát triển toàn diện
cả đức, trí, thể, mĩ; là cái nôi ươm mầm cho những tài năng của đất nước.
- Xã hội: Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và các đoàn thể luôn dành
sự quan tam, yêu thương đặc biệt đối với trẻ em: Tháng hành động vì trẻ em, Tết
trung thu cho thiếu nhi, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi, chương trình
“Cặp lá yêu thương” (VTV1)
- Được sống trong sự yêu thương, quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội,
mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng và cố gắng học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức
để trở thành những người công dân có ích, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp
hơn.
Giải pháp 6: Tích hợp với môn Mĩ thuật ở hoạt động Mở rộng
- Đối với hoạt động này, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ tranh nhằm tích hợp với
môn Mĩ thuật, phát huy được năng khiếu và trí tưởng tượng sáng tạo của học sinh.
- Phương pháp: giao bài tập về nhà, làm theo tổ/nhóm, nộp bài vào tiết học sau.
- Bài tập: Vẽ tranh với các chủ đề sau:
Tổ 1: Bác Hồ kính yêu.
Tổ 2: Em yêu hòa bình.
Tổ 3: Mái trường mến yêu.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sau khi áp dụng sáng kiến trên, tôi nhận thấy học sinh hứng thú với giờ học,
hiểu bài hơn, nắm vững kiến thức sâu hơn về chủ đề, về nội dung, nghệ thuật của
từng văn bản và đặc biệt là những vấn đề xã hội liên quan đến văn bản.
Với các phương pháp tiếp cận trên, có thể áp dụng đại trà cho tất cả các đối
tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình…và ở tất cả các trường THCS trong toàn huyện.

Sáng kiến này đồng thời là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong toàn huyện
về phướng pháp dạy học mới theo chủ đề, định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
trong đơn theo ý kiến của tác giả:
+ Về lợi ích kinh tế:
Áp dụng sáng kiến này, giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức vào việc
soạn bài, tiếp cận được phương pháp mới trong dạy học bộ môn Ngữ văn theo chủ đề
nhằm nâng cao chất lượng học cho học sinh tại các trường THCS trong toàn huyện.
Hơn nữa, khi áp dụng các giải pháp sáng kiến này, giáo viên và học sinh sẽ tiết kiệm
kinh phí cho việc mua sách và tài liệu tham khảo.
+ Về lợi ích xã hội:
Kết quả bộ môn Ngữ văn: tăng số lượng học sinh khá, giỏi; giảm số lượng học
sinh trung bình. Kết quả thi vào 10: tăng tỉ lệ học sinh đỗ vào trường THPT. Học sinh
hứng thú hơn trong học tập.
10


Sau khi áp dụng sáng kiến trên, tôi nhận thấy học sinh không chỉ hiểu bài
nhanh hơn mà còn tiếp thu kiến thức một cách liền mạch, liên tục, không bị ngắt
quãng. Học xong một chủ đề, giáo viên có thể đánh giá được mức độ nhận thức của
học sinh về chủ đề vừa dạy. Từ đó, giáo viên có thể đưa ra những bài học kinh
nghiệm cho việc dạy những chủ đề tiếp theo một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, với giải pháp thiết kế viết đoạn văn ở hoạt động Luyện tập thực
hiện ngay trên lớp còn giúp học sinh viết được một đoạn văn nghị luận xã hội đặt ra
từ văn bản. Đây cũng là kĩ năng cần thiết đối với học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp
10.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Đối với giáo viên: cần tìm hiểu và đọc kĩ văn bản, các tài liệu tham khảo để
có kiến thức sâu rộng về các vấn đề liên quan đến văn bản nhật dụng lớp 9: vấn đề về

giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập, vấn đề hòa bình, vấn đề về
quyền trẻ em...
- Đối với học sinh: cần đọc trước văn bản, soạn bài trước khi đến lớp thì hiệu
quả tiếp nhận của học sinh đạt cao hơn.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy: máy chiếu, máy tính..
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức
nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
- Với các giải pháp trên, có thể áp dụng đại trà cho tất cả các đối tượng học
sinh: giỏi, khá, trung bình và ở tất cả các trường THCS trong toàn huyện.
- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT

Tên tổ chức/cá
nhân

1

Lưu Văn Việt

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

Trường THCS Lý Tự Trọng Dạy văn bản nhật dụng Ngữ
văn 9

Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận
sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,

không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm
về thông tin đã nêu trong đơn.
Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

11


Nguyễn Thị Hồng Phương

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:……………

Hương Canh, ngày 27 tháng 01 năm 2019

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
Trường THCS Lý Tự Trọng nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của
bà: Nguyễn Thị Hồng Phương
- Ngày tháng năm sinh: 01/06/1979

; Nam, nữ: Nữ


- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường THCS Lý Tự Trọng.
- Chức danh: Thạc sĩ
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác
giả, nếu có): 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): Nguyễn Thị Hồng Phương
- Tên sáng kiến: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng
lớp 9 theo chủ đề.
- Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy Ngữ văn 9.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.
-

Tôi tên là Vũ Thị Lan Hương;

-

Chức vụ: Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường,

Thay mặt nhà trường nhận xét, đánh giá như sau:
1. Đối tượng được công nhận sáng kiến:
- Giải pháp tác nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng
lớp 9 theo chủ đề.
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến:
a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, vì:
12


- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp
trước.
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến

mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được.
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử,
hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng,
phổ biến.
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải
thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Sáng kiến trên giúp học sinh hứng thú với giờ học, hiểu bài hơn, nắm vững
kiến thức sâu hơn về chủ đề, về nội dung, nghệ thuật của từng văn bản và đặc biệt là
những vấn đề xã hội liên quan đến văn bản.
- Giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách liền mạch, liên tục, không bị ngắt
quãng. Học xong một chủ đề, giáo viên có thể đánh giá được mức độ nhận thức của
học sinh về chủ đề vừa dạy. Từ đó, giúp giáo viên đưa ra những bài học kinh nghiệm
cho việc dạy những chủ đề tiếp theo một cách hiệu quả nhất.
- Giúp học sinh viết được một đoạn văn nghị luận xã hội đặt ra từ văn bản. Đây
cũng là kĩ năng cần thiết đối với học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào lớp 10.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức
nào:
- Với các giải pháp trên, có thể áp dụng đại trà cho tất cả các đối tượng học
sinh: giỏi, khá, trung bình…và ở tất cả các trường THCS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Kiến nghị đề xuất:
Trường THCS Lý Tự Trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên xét
công nhận sáng kiến của bà Nguyễn Thị Hồng Phương.
Xin trân trọng cảm ơn./.
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu)

13




×