Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản “rô bin xơn ngoài đảo hoang” thuộc chương trình ngữ văn 9 trung học cơ sở’’

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.71 KB, 19 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với văn học Việt Nam, văn học nước ngoài là bộ phận quan trọng trong
chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Các tác phẩm văn học nước ngoài được lựa
chọn giảng dạy trong trường trung học cơ sở là tinh hoa của văn học thế giới, là
những tác phẩm lớn, giàu giá trị nhân văn, có tác dụng lớn trong việc bồi dưỡng
tâm hồn, hoàn thiện nhân cách. Bộ phận văn học này đã tạo điều kiện cho học sinh
mở rộng tầm nhìn và khả năng cảm thụ tinh hoa văn hóa nhân loại, hiểu biết thêm
về cuộc sống, con người, dân tộc, văn hóa thế giới. Từ đó phát triển về tinh thần
quốc tế, tình đoàn kết nhân loại. Trong xu thế hội nhập hiện nay, học tác phẩm văn
học nước ngoài là cơ sở cho vấn đề hội nhập văn hóa thế giới. “Văn học là lịch sử
tâm hồn mỗi dân tộc vì thế nó là nhịp cầu hữu nghị giúp giao lưu văn hoá của các
dân tộc vốn đã diễn ra từ nghìn xưa. Dù vô cùng đa dạng, song văn học của các
dân tộc đều có nét chung là hướng tới “ chân, thiện , mỹ” giúp con người sống tốt
hơn, nhân ái hơn” (Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử- SGK
lớp 10- nâng cao- Tập 1- NXBGD-2007- Trần Đình Sử Chủ biên). Bởi thế, những
hiểu biết về di sản văn hoá tinh thần quý giá đó không thể thiếu trong hành trang tri
thức của con người hiện đại.
Cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài khác,văn bản: “Rô-bin-xơn ngoài
đảo hoang” là văn bản có nội dung giáo dục rất phong phú. Tinh thần kiên trì, vượt
khó của Rô-bin-xơn chính là tấm gương sáng cho lớp lớp học sinh noi theo. Đây là
phẩm chất cần có ở mỗi con người. Bởi trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với
muôn vàn những khó khăn, thử thách. Để đi đến thành công nhất định chúng ta
phải có đủ dũng khí, bản lĩnh, phải biết kiên trì vượt khó. Bên cạnh đó thông qua
việc dạy học văn bản này, giáo viên có thể giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống
cần thiết như: Kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng
tạo, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiểm soát cảm xúc… Các kĩ năng sống trên
thật sự rất cần thiết cho các em trong cuộc sống học tập hiện tại cũng như trong
tương lai. Ngoài ra từ tác phẩm này, người học còn học tập được từ nhân vật chính,
sự tự tin làm chủ cuộc sống, làm chủ thiên nhiên và một tinh thần lạc quan đến kì
lạ…


Giá trị giáo dục của các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung văn bản“Rôbin-xơn ngoài đảo hoang” nói riêng là vô cùng lớn. Tuy nhiên trong thực tế giảng
dạy giáo viên chỉ chú ý giúp học sinh cảm nhận sâu sắc tác phẩm văn học Việt
Nam, chưa chú ý giúp học sinh cảm nhận sâu sắc các tác phẩm văn học nước ngoài
trong đó có tác phẩm Rô - Bin – Xơn Cru xô của nhà văn Đ. Đi phô. Giáo viên
ngại nghiên cứu, còn học sinh thì không muốn quan tâm nên chất lượng giờ học
chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” thuộc chương trình Ngữ
văn 9 trung học cơ sở’’


1.2. Mục đích nghiên cứu:
Văn học là sản phẩm của tâm hồn nên dạy văn là một công việc lí thú nhưng
không hề đơn giản. Dạy văn như thế nào cho hay, cho hấp dẫn lại càng khó khăn
bội phần. Vì vậy các nghiên cứu về dạy học văn nói chung, văn học nước ngoài nói
riêng cũng có tương đối nhiều. Tuy nhiên số giáo viên được tiếp cân với tài liệu
này rất ít do không có thời gian hoặc tài liệu quá dài, dàn trải khó thau tóm nội
dung chính. Mặt khác các tài liệu lại chỉ mang tính lí thuyết chung chung nên khi
mang áp dụng vào từng bài dạy cụ thể còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở kế thừa thành
tựu của những người đã đi trước với đề tài: : “Một số biên pháp nâng cao hiệu quả
dạy học văn bản: Rô - Bin – Xơn ngoài đảo hoang thuộc chương trình Ngữ văn 9
ở trường trung học cơ sở”. Tôi muốn đưa ra cách giải quyết cho một văn bản cụ
thể để gây hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng giờ dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này được xác định là phương pháp dạy học tác
phẩm văn học nước ngoài ở trường trung học cơ sở. Hiện nay, cùng với xu thế đổi
mới phương pháp dạy học nói chung thì phương pháp dạy văn học nước ngoài
cũng không ngừng được đổi mới. Tuy nhiên việc này được tiến hành ra sao, có ứng
dụng những khoa học liên ngành ở mức độ nào thì cần được xem xét, nghiên cứu
cụ thể.
Hơn nữa, muốn ứng dụng một lý thuyết mang tính mới mẻ như lý thuyết tiếp

nhận vào việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn học nước ngoài thì
trước hết phải tiếp cận đối tượng “phương pháp” này mà thầy trò trường trung học
cơ sở đang thực hiện.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp rất cần thiết trong việc tìm hiểu về lý thuyết
tiếp nhận. Do liên quan đến lý luận văn học, cách cảm cách nghĩ, cách vận dụng
của đối tượng tiếp nhận qua từng bài viết khác nhau ở từng tài liệu khác nhau, nên
phương pháp này giúp chúng tôi nắm bắt được tổng quát nội dung vấn đề .
- Phương pháp Anket để phỏng vấn học sinh và giáo viên để nắm thực trạng dạy
và học tác phẩm văn học nước ngoài của thầy trò, đem lại tư liệu cho việc đánh giá
thực tiễn dễ dàng, chính xác hơn.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp này để chúng tôi tổng hợp số liệu
và xử lí số liệu thu được qua kiểm tra .
- Phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của việc vận dụng lý thuyết
tiếp nhận vào đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn học nước ngoài.
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: xây dụng hệ thống các kiến thức lí
thuyết để áp dụng vào thực tế giảng dạy.
- PP điều tra khảo sát thực tế: thu thập thông tin phản hồi từ phía người học.


PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Các tác phẩm văn học nước ngoài đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ
thông thường là những tác phẩm lớn. Văn bản để giảng dạy chỉ là một đoạn trích
ngắn, thậm chí rất ngắn như văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”. Tuy nhiên để
giảng dạy được tốt đòi hỏi cả giáo viên cũng như học sinh phải đọc hết tác phẩm
lớn. Điều này là rất khó, nhiều giáo viên còn chưa đọc trọn vẹn tác phẩm chứ chưa
nói đến học sinh. Qua phỏng vấn, chỉ có 25 % học sinh được hỏi có biết về tên tác
phẩm. Học sinh đọc trọn vẹn tác phẩm 0%. Thực trạng trên đòi hỏi phải có những
nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy thật cụ thể cho mỗi tác phẩm văn học

nước ngoài để hỗ trợ cho cả người dạy và người học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thực trạng vấn đề :
Qua thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ của các đồng nghiệp trong nhiều
năm về dạy học phân môn Văn phần văn học nước ngoài nói chung và văn bản
“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” nói riêng, tôi thấy còn tồn tại một số vấn đề như
sau:
* Đối với giáo viên:
Thứ nhất: Những tác phẩm văn học nước ngoài đưa vào giảng dạy trong nhà
trường là những tác phẩm văn học nổi tiếng được được cả thế giới ghi nhận. Nó có
giá trị cả về mặt thẩm mỹ và mặt giáo dục. Tuy nhiên nhiều giáo viên chưa ý thức
được tầm quan trọng của các tác phẩm văn học này nên ít có sự đầu tư, nghiên cứu
để khai thác hết các giá trị của nó. Khi giảng dạy, các thầy cô chỉ chú ý truyền đạt
sao cho đầy đủ kiến thức theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng.
Thứ hai: Văn bản: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” là văn bản văn học nước
ngoài đầu tiên trong chương trình ngữ văn 9 học kì II. Tác phẩm này giống như
một làn gió mới, một hơi thở mới, một món ăn tinh thần mới cho học sinh. Nhiệm
vụ của người giáo viên là phải làm cho ngừơi học cảm nhận được tất cả những điều
mới mẻ đó. Thế nhưng theo quan sát, tìm hiểu, tôi nhận thấy nhiều giáo viên vẫn
tiến hành giờ dạy một cách đơn điêu thậm chí còn bỏ qua khâu giới thiệu bài hoặc
giới thiệu một cách qua loa nên không gây được hứng thú học tập cho học sinh.
Thứ ba: Văn bản“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” có rất nhiều kĩ năng sống cần
rèn luyện cho học sinh. Nhưng rất ít giáo viên chú ý đến việc này.
Thứ tư: Nhiều giáo viên cho rằng phần văn học nước ngoài rất ít khi sử dụng
trong nội dung thi cử nên dạy học theo kiểu “ Cưỡi ngựa xem hoa”. Vì vậy, chất
lượng giờ học rất thấp.


* Đối với học sinh:
Thứ nhất: Do sự phát triển của xã hội, con người nói chung, học sinh nói riêng

có nhiều hình thức giải trí hấp dẫn, việc đọc sách ngày càng trở nên xa lạ với các
em. Các tác phẩm văn học nổi tiếng của nước ngoài hầu như các em chưa từng biết
đến.
Thứ hai: Do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, do sức ép của gia đình nên
một bộ phận học sinh chưa thật sự quan tâm đến môn học xã hội, đặc biệt là môn
Ngữ Văn. Các tác phẩm văn học Việt Nam các em còn chưa chú ý học nói gì đến
văn học nước ngoài.
Thứ ba: Thực tế cho thấy, học sinh giao tiếp, ứng xử còn vụng về, nói năng cộc
lốc. Đó chính là kĩ năng sống của các em trong và ngoài trường học chưa được chú
ý.
Thứ tư: Khâu chuẩn bị bài mới cho các tác phẩm văn học nước ngoài của học
sinh là rất sơ xài nên khả năng nhập cuộc của học sinh rất chậm. Nhiều câu hỏi ở
mức độ nhận biết học sinh cũng trả lời rất khó khăn.
2.2.2. Kết quả thực trạng:
Qua khảo sát chất lượng giờ học Văn bản: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” ở lớp
9A1, 9A2 trường THCS Thạch Lập cuối học kì II năm học: 2014- 2015, tôi thu
được kết quả như sau:
Mức độ
Lớp
9A1 ( 32)
9A2 ( 33)

Không yêu thích
SL
TL
20
62,5 %
21
63,63 %


SL
5
6

Trung bình
TL
15,62 %
18,18 %

Yêu thích môn học
SL
TL
7
21,87 %
6
18,18 %

2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết
vấn đề.
2.3.1: Giáo viên phải làm tốt việc giới thiệu bài:
Giới thiệu bài là khâu vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp học sinh ghi nhớ
kiến thức cũ, hệ thống lại kiến thức đã học mà còn tạo hứng thú, tạo sự tò mò để
học sinh khám phá bài mới. Có thể coi việc giới thiệu bài giống như khúc nhạc dạo
đầu nhẹ nhàng, êm ái dẫn dắt học sinh đến với vấn đề chính của tiết học một cách
tự nhiên không chút gò bó, tạo tâm lí thoải mái và niềm hứng khởi cho người học.
Giới thiệu bài trong phân môn văn giống như trải thảm hoa cho học sinh đi vào tác
phẩm vậy. Với văn bản: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” việc làm này lại càng cần
thiết hơn bao giờ hết. Vì như đã nói ở trên, tác phẩm này là tác phẩm văn học nước
ngoài đầu tiên của chương trình ngữ văn 9 trong học kì II, là làn gió mới, là món
ăn tinh thần mới. chúng ta phải tạo hứng thú và tâm thế học tập cho học sinh.



Chính vì thế các giáo viên - những kĩ sư tâm hồn không nên bỏ qua khâu này mà
phải làm thật tốt.
Dưới đây là một vài cách giới thiệu bài, chúng ta có thể tham khảo:
* Kết hợp kiểm tra bài cũ giới thiệu bài mới.
Ví dụ:
- Kiểm tra bài cũ:
Hỏi : Nêu cảm nhận của em về những cô gái thanh niên xung phong trong đoạn
trích: “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
Học sinh trả lời::
+ Hoàn cảnh sống, chiến đấu:
- Nguy hiểm, ác liệt.
- Luôn mạo hiểm với cái chết.
+ Nét chung:
- Đều là thanh niên tình nguyện tuổi đời còn rất trẻ.
- Hay xúc động, giàu mơ mộng.
- Thích làm đẹp.
+ Phẩm chất:
- Tinh thần trách nhiệm cao.
- Dũng cảm, không sợ hy sinh.
- Tình đồng đội gắn bó.
=> Cảm nhận: Những cô gái thanh niên xung phong trong văn bản: “Những ngôi
sao xa xôi”là những cô gái đáng yêu, đáng khâm phục. Họ có tâm hồn trong sáng,
tính cách trẻ trung, tinh thần dũng cảm. Họ chính là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ
Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.
- GV: Nhận xét, cho điểm và giới thiệu bài mới:
Qua phần trả lời của bạn(…), Ta thấy các cô gái thanh niên xung phong trong
truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi”của Lê Minh khuê thật đáng yêu, đáng khâm
phục bởi họ có tâm hồn trong sáng, tính cách trẻ trung và tinh thần vô cùng dũng

cảm. Họ chính là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống
Mỹ. Việc làm và lí tưởng của các cô gái ấy đáng để chúng ta phải học tập và noi
theo. Còn tiết học hôm nay cô trò chúng ta sẽ đến vương quốc Anh xa xôi để gặp
gỡ với một nhân vật bất hủ trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đ. Đi Phô
đó chính là Rô- bin – xơn( Người đã một mình sống trên hoang đảo với khoảng
thời gian là: .. ).Là niềm tự hào của người dân Anh. Vậy Rô- bin – xơn là người
như thế nào? Chúng ta sẽ học tập ở nhân vật này điều gì? Để biết được điều đó,
chúng ta cùng tìm hiểu tiết….
* Từ hệ thống các nhân vật đã học để giới thiệu nhận vật trong văn bản mới:
Trước khi học văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” học sinh đã học các văn
bản : Làng, Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi và biết các nhân vật: Ông Hai,
Bé Thu, Phương Định…nên giáo viên sẽ nhắc lại vài nét tiêu biểu
các nhân vật này để giới thiệu đến nhân vật Rô-bin-xơn.


Ví dụ:
Các nhân vật trong một số truyện ngắn đã học đều có sức hấp dẫn riêng. Nhân
vật ông Hai trong truyện ngắn Làng hấp dẫn người đọc bởi tình yêu làng tha thiết.
Nhân vật bé Thu được người đọc yêu mến bởi tính kiên định và tình yêu cha mãnh
liệt. Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi” lại chiếm
được cảm tình của người đọc bởi ngoại hình xinh đẹp, tâm hồn trong sáng và tinh
thần dũng cảm. Còn nhân vật Rô- bin – xơn trong văn bản “Rô- bin – xơn ngoài
đảo hoang” có điều gì đặc biệt? Để biết được điều đó, tiết học hôm nay, chúng ta
cùng tìm hiểu.
2.3.2: Sử dụng tranh ảnh minh họa để khai thác nội dung bài học:
Tranh ảnh minh họa là đồ dùng trực quan giúp cho học sinh phát hiện ra
nội dung kiến thức một cách dễ dàng. Văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” có
rất nhiều tranh minh họa chân dung của Rô-bin-xơn. Tuy nhiên không phải bức
tranh nào cũng có thể sử dụng. Muốn có hiệu quả, giáo viên phải biết lựa chọn bức
tranh có thể giúp cho học sinh thông qua quan sát để phát hiện kiến thức theo đúng

chuẩn kĩ năng. Điều đó có nghĩa là phải xác định kiến thức cần làm sáng tỏ trước,
sau đó mới chọn tranh phù hợp sử dụng để khai thác dẫn đến kết luận.
Ví dụ: Để học sinh phát hiện ra kiến thức về cuộc sống của Rô-bin-xơn trên hoang
đảo : Khí hậu khắc nghiệt, vật chất thiếu thốn : Cuộc sống của Rô – bin – xơn đầy
gian khổ và thử thách. Tôi chọn bức chân dung sau :
- GV Cho học sinh quan sát tranh :

( Nguồn tranh lấy từ internet)


- Sau đó GV nêu câu hỏi dẫn dắt đến vấn đề:
Câu 1: Em có nhận xét gì về bức chân dung của Rô – bin – xơn ?
Với câu hỏi mang tính chất bình tranh này, rất nhiều học sinh sẽ có hứng thú
trình bày nhận xét của mình. Tuy nhiên giáo viên nên khuyến khích câu trả lời:
-> “ Hình dạng kì quặc, cổ quái, lạ lùng, nực cười”.
Sau đó giáo viên hỏi tiếp:
Câu 2 : Điều gì làm cho ngoại hình của Rô – bin – xơn trở nên lạ lùng, cổ quái
như vậy ?
Học sinh trả lời: => Khí hậu khắc nghiệt, vật chất thiếu thốn.
Câu 3 : Qua bức chân dung này, em có nhận xét gì cuộc sống của Rô – bin – xơn
trên hoang đảo?
=> Cuộc sống của Rô – bin – xơn đầy gian khổ và thử thách.
Như vậy, học sinh đã phát hiện được kiến thức một cách dễ dàng. Giáo viên kết
luận và dẫn sang phần 2.
2.3.3: Chú ý tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
Các văn bản giảng dạy trong nhà trường trung học cơ sở ngoài bôi dưỡng cho
học sinh những tình cảm nhân văn như: yêu nước, yêu con người, yêu thiên
nhiên…thì giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng vô cùng cần thiết. Văn
bản“Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” có rất nhiều các kĩ năng sống cần rèn luyện cho
học sinh. Sẽ là thiếu xót lớn nếu như bỏ qua giáo dục các kĩ năng sống vô cùng

quan trọng khi tiến hành dạy văn bản này. Các kĩ năng sống trong văn bản này
không chỉ giúp các em biết giao tiếp, biết nhận thức, ra quyết định mà các em còn
biết kiểm soát cảm xúc, tự tin, tư duy sáng tạo, kiên định, đặt mục tiêu...
Trong tiết học này, tôi tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như sau:
Trong quá trình nghiên cứu bài dạy, giáo viên cần chọn các kĩ năng sống cần
thiết có thể giáo dục từ văn bản. Tôi quan tâm đến các kĩ năng sống sau đây:
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Giáo dục học sinh biết kiểm soát cảm xúc trong
mọi hoàn cảnh. Bởi vì chỉ khi kiểm soát được cảm xúc con người ta mới đủ tỉnh
táo để nhìn nhận vấn đề và tìm ra cách giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo: Qua bộ trang phục làm bằng da dê của Rô- bin –
xơn, giáo viên cho học sinh thấy sự sáng tạo của nhân vật là rất đáng khâm phục.
Nếu như không có sự sáng tạo ấy thì nhân vật không thể tồn tại được trên đảo
hoang. Vậy học sinh cần phải rèn luyện cho mình biết tư duy sáng tạo trong cuộc
sống.
- Kĩ năng giao tiếp: giáo dục cho các em biết lắng nghe, biết phản hồi thông tin,
biết cách trình bày, ứng sử giao tiếp tự tin.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề: Giáo dục cho các em biết suy nghĩ để tìm ra giải
pháp khi bị rơi vào hoàn cảnh đặc biết trong cuộc sống. Điều có thể sảy đến với bất
cứ ai.


- Kĩ năng thể hiện sự tự tin: Giáo dục cho học sinh biết tự tin trong học tập,
trong giao tiếp, trong các tình huống của cuộc sống. Bởi vì sự tự tin quyết định một
nửa của thành công.
- Kĩ năng kiên định: Từ việc Rô- bin – xơn kiên trì sống trên hoang đảo để chờ
đợi một ngày kia mình sẽ có cơ hội trở về đất liền, giáo dục cho học sinh biết kiên
định, có niềm tin, phấn đấu không ngừng để cải tạo cuộc sống, làm cho cuộc sống
ngày càng trở nên tốt đẹp.
Khi thiết kế bài học, giáo viên chọn nội dung giáo dục kĩ năng sống và phương
pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong bài dạy. Khi tổ chức các hoạt

động dạy học trên lớp, giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo
điều kiện, cơ hội cho học sinh thực hành trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
Với cách tổ chức tích hợp, lồng ghép như vậy, giờ học sẽ không nặng nề, quá tải
mà trở nên nhẹ nhàng, thiết thực, bổ ích hơn cho học sinh.
2.3.4: Đổi mới hình thức bài tập củng cố:
Củng cố là giai đoạn nhắc lại và khắc sâu kiến thức cho học sinh. Bước này sẽ
mang lại hiệu quả cao nếu như chúng ta chiu khó biến tấu đi một chút. Thay cho
việc nêu những câu hỏi mang tính lặp lại nhàm chán, chúng ta có thể củng cố kiến
thức cần ghi nhớ cho học sinh dưới dạng một trò chơi, một trò giải trí, một hình
thức thi quy mô nhỏ...Học sinh sẽ cảm thấy thú vị và thích học đến tận phút cuối
cùng của tiết học.
*Bài tập giải ô chữ:
Ví dụ:
- Giáo viên chuẩn bị các mảnh giấy hình vuông ghi các chữ cái của hai ô chữ và
các mảnh giấy trắng cũng hình vuông để che các chữ cái lại. Trong trường hợp học
sinh không đoán được, giáo viên có thể gợi ý bằng cách lật một ô chữ để gợi ý.
Nếu học sinh trả lời đúng thì có thể lật toàn bộ các chữ cái để khẳng định tính
chính xác của câu trả lời.
- H: Đây là hai tính cách chúng ta cần học tập ở Rô - bin – xơn
Gợi ý: Mỗi tính cách gồm 7 chữ cái. ( Lạc quan, Vượt khó)
* Bài tập trắc nghiệm:
Ví dụ:
Câu 1: Nội dung chính của văn bản: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” là gì?
a. Kể về những ngày tháng trôi dạt ngoài đảo hoang của Rô-bin-xơn.
b. Kể về công việc hàng ngày của Rô-bin-xơn.
c.Miêu tả về bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn.
d. Miêu tả về hoàn cảnh sống của Rô-bin-xơn.
Câu 2: Giọng kể của Rô-bin-xơn không phù hợp với điều nào?
a. Cuộc sống gian khổ ngoài đảo hoang của Rô-bin-xơn.
b. Ý chí vươn lên vượt qua khó khăn của Rô-bin-xơn.

c. Thể hiện sự bi quan, chán nản trong cuộc sống của Rô-bin-xơn.
d. Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn.


* Giáo án:
Tiết 146 : Bài 29: Văn bản: RÔ – BIN – XƠN NGOÀI ĐẢO HOANG
( Trích Rô – bin – xơn Cru – xô)
Đ.Đi - phô
I.Mục tiêu cần đạt :
Qua bài học giúp học sinh đạt được :
1. Kiến thức:
- Thấy được nghị lực tinh thần lạc quan của một người phải sống cô độc trong hoàn
cảnh hết sức khó khăn.(Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ
Văn THCS-Tập 2-Trang 191- NXBGD-2010- Phạm Thị Ngọc Trâm chủ biên)
2.Kĩ năng:
* Kĩ năng bài học: ( Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ Văn
THCS -Tập 2 – Trang 191- NXBGD-2010- Phạm Thị Ngọc Trâm chủ biên.)
- Đọc - hiểu một văn bản dịch thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện
- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.
* Giáo dục kỹ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng ra quyết
định, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng
tư duy sáng tạo, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng kiểm soát cảm xúc. ( Giáo dục
kĩ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường THCS - Trang 15- NXBGD-2010 -Tác
giả Lê Minh Châu chủ biên.)
3. Thái độ:
- Có ý chí vượt qua những hoàn cảnh khó khăn, sống lạc quan.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Soạn bài, in chân dung Rô- bin – xơn, Đe - ni - ơn Đi - phô
2.Học sinh : Chuẩn bị bài.
III. Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ :
Hỏi : Nêu cảm nhận của em về những cô gái thanh niên xung phong trong đoạn
trích: “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
Đáp án:
+ Hoàn cảnh sống, chiến đấu:
- Nguy hiểm, ác liệt.
- Luôn mạo hiểm với cái chết.
+ Nét chung:
- Đều là thanh niên tình nguyện tuổi đời còn rất trẻ.
- Hay xúc động, giàu mơ mộng.
- Thích làm đẹp.
+ Phẩm chất:
- Tinh thần trách nhiệm cao.
- Dũng cảm, không sợ hy sinh.
- Tình đồng đội gắn bó.
=> Cảm nhận: Những cô gái thanh niên xung phong trong văn bản: “Những ngôi
sao xa xôi”là những cô gái đáng yêu, đáng khâm phục. Họ có tâm hồn trong sáng,


tính cách trẻ trung, tinh thần dũng cảm. Họ chính là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ
Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Các nhân vật trong một số truyện ngắn đã học đều có sức hấp dẫn riêng. Nhân
vật ông Hai trong truyện ngắn Làng hấp dẫn người đọc bởi tình yêu làng tha thiết.
Nhân vật Phương Định trong truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi” lại chiếm
được cảm tình của người đọc bởi ngoại hình xinh đẹp, tâm hồn trong sáng và tinh
thần dũng cảm. Còn nhân vật Rô- bin – xơn trong văn bản “Rô- bin – xơn ngoài
đảo hoang” có điều gì đặc biệt? Chúng ta sẽ học tập ở nhân vật này điều gì? Để

biết được điều đó, tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
chung
- H : Dựa vào chú thích * sgk , hãy nêu
những nét chính về nhà văn Đ. Đi – phô?
GV: Cho HS quan sát chân dung tác giả.

(Nhà văn D. Di – pho-nguồn từ internet)

Daniel Defoe; sinh năm 1660 mất
năm 1731, nhà văn, nhà thơ và nhà báo
Anh. Xuất thân trong một gia đình theo
Thanh giáo; cha là một người kinh doanh
nhỏ, muốn con trai học để trở thành mục
sư, nhưng Đifâu chọn con đường kinh
doanh. Trải qua nhiều nghề, về sau tích
cực tham gia các hoạt động chính trị và
dùng ngòi bút làm vũ khí. Viết hàng trăm

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả ( SGK Ngữ Văn 9 tập 2trang 128-NXBGD-2010- Nguyễn
Khắc Phi chủ biên.)
- Đe - ni - ơn Đi - phô (1660-1731)
- là nhà văn lớn của nước Anh thế kỉ
XVIII.


tác phẩm trào phúng, có những tác phẩm

nổi tiếng, như "Người Anh đúng nòi"
(1701), "Cách tiêu diệt bọn li khai nhanh
gọn nhất" (1702). Tài năng văn học của
Đifâu thực sự phát triển vào khoảng độ
tuổi 60, với nhiều tiểu thuyết: "Thủ lĩnh
Xingơntơn" (1720), "Môn Flanđơc"
(1722), "Đại tá Jăc" (1722), vv.
"Rôbinxơn Cruxô" (1719 -1720) là tiểu
thuyết nổi tiếng nhất, khiến tên tuổi của
Đifâu trở nên quen thuộc với bạn đọc
khắp năm châu; đó là cuốn tiểu thuyết có
tính hiện thực đầu tiên ở Anh. Nhiều ý
kiến cho rằng Đifâu là một trong những
nhà văn đi đầu trong thể loại tự sự hiện
đại. ( SGK Ngữ Văn 9 tập 2- trang 128NXBGD-2010- Nguyễn Khắc Phi chủ
biên.)
- H: Nêu xuất xứ của đoạn trích ?

2.Tác phẩm: ( SGK Ngữ Văn 9 tập 2trang 128-NXBGD-2010 Nguyễn Khắc
Phi chủ biên.)
a. Xuất xứ: Văn bản được trích từ
cuốn tiểu thuyết Rô - bin – xơn Cru –
xô, nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và
những chuyến phiêu lưu kì lạ của Rô bin – xơn Cru – xô .
b. Đọc – tóm tắt:

GV: Hướng dẫn hs đọc, kể tóm tắt nội
- Đọc
dung truyện.
- Giọng đọc trầm tĩnh, vui vui, pha chút

hóm hỉnh, tự giễu cợt
- H: Hãy kể tóm tắt nội dung của tác
- Kể tóm tắt
phẩm ?
Câu chuyện kể về Rô - bin - xơn Cru xô - một người ưa phiêu lưu, mạo hiểm.
Chàng đã phải đối mặt với rất nhiều gian
nan trong những chuyến đi đến miền đất
lạ bằng tàu biển: Đắm tàu, cướp biển, bị
bắt làm nô lệ, ...Nhưng thử thách lớn nhất
là Rô - bin - xơn phải sống một mình trên
một hòn đảo hoang cách biệt xã hội loài
người. Một ngày có một chiếc tàu ghé
đậu ở chỗ chàng , đám thuỷ thủ nỗi loạn
để chiếm tàu, Rô - bin - xơn đã giúp viên
thuyền trưởng lấy lại tàu và chàng trở về
c. Từ khó:
quê hương.


- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu một số từ - Đạn ghém.
khó .
- Ma- rốc.
d.Thể loại, ngôi kể :
- H: Hãy nêu thể loại của tác phẩm?
- Thể loại : Tiểu thuyết tự truyện.
- H: Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, Rô-bin-xơn
Người kể chuyện là ai? Việc lựa chọn xưng “tôi” tự kể chuyện mình.
ngôi kể đó có tác dụng gì?
- > Câu chuyện chân thực hơn.
Hoạt động 2: Phân tích


II.Đọc, hiểu văn bản :
1. Bức chân dung tự hoạ:

- H : Nếu mọi người gặp Rô – bin – xơn
ngoài đảo lúc này thì mọi người sẽ có
thái độ như thế nào ?
- Hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc .
( Vậy bức chân dung ấy có điều gì đặc
biệt?)
-Trang phục :
- H :Tìm những chi tiết nói về trang phục +Mũ: với mảnh da rủ xuống sau gáy,
của Rô – bin – xơn ?
vừa che nắng vừa để không cho mưa
hắt vào cổ.
+ Áo: bằng da dê dài chừng hai bắp
đùi.
+ Quần: loe bằng da dê
+ Tự tạo đôi ủng.
->Trang phục kì cục, lôi thôi như người
rừng cổ xưa
-> Qua cách ăn mặc, ta thấy Rô-bin- H : Em có nhận xét gì về trang phục xơn là người: Thông minh, sáng tạo.
của Rô – bin – xơn ?
Biết sử dụng những thứ có săn trong
* GDKNS : KN sáng tạo
thiên nhiên để phục vụ cho mình.?
- H : Qua cách ăn mặc ta thấy Rô-binxơn là người như thế nào?
-Trang bị:
- H : Rô – bin – xơn trang bị cho mình + Thắt lưng, cưa, rìu con, túi đựng
những gì ?

thuốc
+ Đạn, dù, súng,gùi.
->Trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh.
-Diện mạo :
- H :Tìm những chi tiết nói về diện mạo +Không đến nỗi đen cháy.
của Rô – bin – xơn ?
+Râu ria cắt tỉa theo kiểu Hồi giáo
-> Diện mạo cổ quái, lạ lùng.
- H : Để giới thiệu về bức chân dung Rô - Nghệ thuật: Tự sự kết hợp với miêu
– bin – xơn, tác giả đã sử dụng biện pháp tả.
nghệ thuật gì ?
GV : cho HS quan sát tranh :


- H : Em có nhận xét gì về bức chân
dung tự họa của Rô – bin – xơn ?
-H : Điều gì làm cho ngoại hình của Rô –
bin – xơn trở nên khác người như vậy ?
- H : Qua bức chân dung này, em có
nhận xét gì cuộc sống của Rô – bin – xơn
trên hoang đảo?

-> Hình dạng kì quặc, cổ quái, lạ lùng,
nực cười.
-> Khí hậu khắc nghiệt, vật chất thiếu
thốn.
=> Cuộc sống của Rô – bin – xơn đầy
gian khổ và thử thách

GV : Dẫn sang phần 2


2.Vẻ đẹp đằng sau bức chân dung:

- H : Sau khi biết mình sống sót và đang
một mình trên hoang đảo, Rô-bin-xơn đã
duy trì cuộc sống của mình bằng cách
nào ?
* GDKNS ( Giáo dục kĩ năng sống ):
KN kiểm soát cảm xúc. KN ( Kĩ năng)
giải quyết vấn đề.
- Nhờ có cây súng, thuốc súng và đạn
ghém mà Rô-bin-xơn duy trì cuộc sống
bằng cách săn bắn & có cả da dê để làm
trang phục. Về sau chàng còn trồng được
lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại
trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm
và chàng còn bẫy được cả dê, nuôi dê cho
chúng sinh sản.
- H: Qua những việc làm của Rô – bin –
xơn, Em có nhận xét gì về nghị lực sống
của con người này?
* GDKNS : KN kiên đinh, KN sáng
tạo :
- H : Em có nhận xét gì về giọng kể của
Rô-bin-xơn ? Giọng kể ấy biểu hiện tinh

- Săn bắn, dùng da dê làm trang phục .
- Trồng lúa mì .
- Nuôi dê sinh sản.
- KN kiểm soát cảm xúc : Không than

phiền đau khổ, không chán nản tuyệt
vọng, buông xuôi ; không khuất phục
hoàn cảnh, luôn vượt lên hoàn cảnh;
bám chắc lấy cuộc sống, luôn phấn đấu
để cuộc sống ngày càng tốt hơn

- Nghị lực phi thường.
->Lao động sáng tạo, cải biến hoàn
cảnh.
-> Giọng kể hài hước của Rô-bin-xơn
thể hiện rõ thêm tinh thần lạc quan của


thần gì?
* GDKNS: KN giao tiếp.
- H : Qua đoạn trích, em thấy Rô-binxơn là người như thế nào?
GV: Phải đặt mình vào hoàn cảnh của
Rô-bin-xơn thì ta mới thấy được hết tinh
thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi bị rơi
vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Một
người khác nếu rơi vào hoàn cảnh ấy có
lẽ sẽ chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi
rồi chết. Nhưng Rô-bin-xơn không như
vậy, chàng bám chặt lấy cuộc sống không
phải chỉ là để sống lay lắt mà Rô-bin-xơn
luôn cố gắng phấn đấu để cuộc sống của
mình ngày càng tốt hơn. Chàng không để
thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục
cải tạo thiên nhiên.
- H: Qua câu chuyện của Rô-bin-xơn tự

kể về cuộc đời mình em rút ra bài học gì
cho mình trong cuộc sống khi gặp khó
khăn ?

chàng
=> Một con người có ý chí nghị lực phi
thường và tinh thần lạc quan.

Bài học:
- Không ngại khó, ngại khổ
- Biết làm chủ cuộc sống.
- Biết sáng tạo trong cuộc sống.
- Luôn lạc quan, yêu đời.

* GDKNS: KN đặt mục tiêu.
GV: Rô-bin-xơn là hiện thân của con
người lí tưởng không biết lùi bước trước
bất kì thử thách khắc nghiệt nào. Bản
lĩnh phi thường và tình yêu sự sống của
chàng là bài học cho bất cứ ai muốn hoàn
thiện giá trị tốt đẹp của con người.
Hoạt động 3: Tổng kết.

III Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- H : Những đặc sắc nghệ thuật trong - Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể
đoạn trích?
và nhân vật kể chuyện.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài
hước.

2 . Ý nghĩa :
- Hoàn cảnh sống và bức chân dung tự
- H : Những đặc sắc nghệ thuật đó góp
họa của Rô - bin - xơn.
phần làm nổi bật những nội dung gì ?
- Qua đó ca ngợi sức mạnh, tinh thần
lạc quan, ý chí của con người trong
hoàn cảnh đặc biệt.
IV.Luyện tập :
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
- H :Nhân vật Rô - bin – xơn giống nhân
vật nào trong truyện cổ tích của Việt


Nam?
- Giống nhân vật Mai An Tiêm trong
truyện Sự tích dưa hấu.
4. Củng cố :
GV: cho hS giải ô chữ.
- H: Đây là hai tính cách chúng ta cần học tập ở Rô - bin – xơn
Gợi ý: Mỗi tính cách gồm 7 chữ cái. ( Lạc quan, Vượt khó)
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về Rô-bin-xơn
- Về học bài cũ, chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV.Bổ sung sau tiết dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………….....................................................................................................................................................................................................

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.

Sau khi nghiên cứu và áp dụng vào quá trình tổ chức các hoạt động dạy học
văn bản: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” cho học sinh trường THCS Thạch Lập, tôi
thấy tổ chức dạy học tốt đã đem lại những hiệu quả thiết thực như sau:
- Giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, các em chủ động tiếp thu kiến thức và
có hứng thú học tập.
- Học sinh học tốt hơn, nhiều em thích và say mê xây dựng bài, làm bài tập củng
cố, làm cho giờ học trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết.
- Học sinh được rèn các kĩ năng sống cơ bản, nhiều em đã tự tin, mạnh dạn bày
tỏ ý kiến, quan điểm của mình, biết chia sẻ kinh nghiệm sống của bản thân tích cực
cho ban bè. Đa số các em cảm nhận được giá trị thực sự của giờ học.
- Trong tiết dạy, giáo viên làm việc trở nên nhẹ nhàng hơn, hứng thú hơn, yêu
nghề hơn.
- Nhà trường sẽ đào tạo ra được những học sinh say mê học văn, không chỉ văn
học Việt Nam mà cả văn học thế giới.
- Nâng cao hiểu biết về thế giới cho thế hệ tương lai của đất nước.
Qua điều tra khảo sát hứng thú học tập giờ dạy học văn bản: “Rô-bin-xơn
ngoài đảo hoang” cuối học kì II, Năm học 2015- 2016 của khối 9 trường THCS
Thạch Lập, Tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ
Lớp
9A1 ( 32)
9A2 ( 33)

Không yêu thích
SL
TL
5
15,62 %
4
12,12 %


SL
4
4

Trung bình
TL
12,5 %
12,12 %

Yêu thích môn học
SL
TL
23
71,87 %
25
75,75 %


PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Để tổ chức những giờ học văn bản: “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” thực sự có
hiệu quả, học sinh có hứng thú học tập đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như sự sáng
tạo, linh hoạt của người dạy. Qua thực tế, tôi rút ra một số bài học như sau:
1. (Giáo viên phải nghiên cứu bài thật kĩ, lập kế hoạch dạy học, đầu tư cho việc
thiết kế bài dạy. Căn cứ vào đối tượng học sinh và lương kiến thức của từng bài để
định hướng các hoạt động dạy học, sử dụng phương tiện dạy học phù hợp, hiệu
quả.)
2. (Khi tổ chức các hoạt động trên lớp, giáo viên phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo,
tạo tình huống học tập để kích thích tư duy học sinh. Sau mỗi tiết dạy có thể rút
kinh nghiệm cho giờ dạy tiếp theo.

3. Chú trọng dạy học đúng đặc trưng bộ môn, sử dụng các phương pháp kĩ thuật
dạy học tích cực. Tích hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên cần cho
học sinh làm việc nhiều, nói nhiều hơn, viết nhiều hơn.)
4. Linh hoạt trong khâu giới thiệu bài, củng cố để tạo không khí thoải mái trong
giờ học. Động viên khuyến khích học sinh để các em cảm thấy thích học văn bản
nước ngoại để nâng cao hiểu biết về con người và tinh hoa văn hóa thế giới.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ được rút ra từ thực tế giảng dạy của bản
thân. Tôi rất mong được các đồng nghiệp tham khảo, góp ý kiến để có giờ dạy học
văn bản nước ngoài nói chung văn bản “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”nói riêng
thực sự có hiệu quả.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 02 tháng 03 năm 2107
CAM KẾT KHÔNG COPY

Hà Thị Diện


MỤC LỤC
PHẦN – MỤC
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU.
1.1- Lí do chọn đề tài
1.2- Mục đích đề tài
1.3- Đối tượng nghiên cứu đề tài
1.4- Phương pháp nghiên cứu
PHẦN HAI : NỘI DUNG
2.1- Cơ sở lí luận
2.2- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải

quyết vấn đề.
2.3.1: Giáo viên phải làm tốt việc giới thiệu bài:
2.3.2: Sử dụng tranh ảnh minh họa để khai thác nội dung bài học:
2.3.3: Chú ý tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:
2.3.4: Đổi mới hình thức bài tập củng cố:

TRANG
1
2
2
2
3
3
4
4
6
7
8

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

15

PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TT

TÊN TÀI LIỆU

1

SGK Ngữ văn 9 tập 2- NXBGD-2010

2

SGV Ngữ văn 9 tập 2- NXBGD-2010

3
4

TÁC GIẢ
Tác giả Nguyễn Khắc Phi
chủ biên.
Tác giả Nguyễn Khắc Phi
chủ biên.
Tác giả Trần Đình Sử
chủ biên.
Tác giả Nguyễn Khắc Phi
chủ biên.

SGK lớp 10- nâng cao- Tập 1- NXBGD2007
Phân tích, bình giảng văn học nước ngoài
THCS-NXBGD-2010
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ
năng môn Ngữ Văn THCS -Tập 2 Phạm Thị Ngọc Trâm

NXBGD-2010
chủ biên.

5

Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ
Văn ở trường THCS - NXBGD-2010

6

Tham khảo tranh ảnh tài liệu trên internet

Tác giả Lê Minh Châu
chủ biên.


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Hà Thị Diện
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường: Trung học cơ sở Thạch Lập

TT

1.

Tên đề tài SKKN
Cách mở bài cho bài văn nghị

luận.
Một số kinh nghiệm gây hứng

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
xếp loại
(Phòng, Sở,
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Năm học
đánh giá xếp
loại

Phòng GD

C

2010- 2011

Phòng GD

A

2013- 2014

Sở GD


B

2013- 2014

thú cho học sinh khi học tiết
2.

Tiếng Việt thuộc chương trình
Ngữ văn ở trường Trung Học Cơ
Sở.
Một số kinh nghiệm gây hứng
thú cho học sinh khi học tiết

3.

Tiếng Việt thuộc chương trình
Ngữ văn ở trường Trung Học Cơ
Sở.



×