Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ VĂN MIÊU TẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 24 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …..
TRƯỜNG ...........
**********

SÁNG KIẾN
..................

Tác giả: ............
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục
Đơn vị công tác: Trường …….

………, tháng 04 năm ………….


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. Sơ lược lí lịch tác giả ...................................................................2
II.Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị............................................2
.Tên sáng kiến

..............................................................................2

. Lĩnh vực:...................................................................................2
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến ...............................................2
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến ....................4
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ....................................6
3. Nội dung sáng kiến ..................................................................6


IV. Hiệu quả đạt được ....................................................................19
V. Mức độ ảnh hưởng ................................................................21
VI. Kết luận:

............................................................................22

2


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ
TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ
I. Sơ yếu lý lịch tác giả:
II.Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
a. Thuận lợi:
Bản thân tham gia dạy lớp trên 33 năm và được nhà trường phân công dạy
lớp 5 nhiều nhất.Với lòng yêu nghề mến trẻ, sự say mê dạy phân môn Tập làm
văn, thông qua từng bài giảng và đối tượng học sinh theo từng thời gian khác
nhau, nên tôi chắt lọc những kinh nghiệm phục vụ bài giảng, nên chất lượng bài
dạy năm sau cao hơn năm trước. Cảnh vật xung quanh trường cũng rất gần gũi
và quen thuộc với các em, là đối tượng quan sát giúp các em cảm nhận được.
Thư viện trường đạt chuẩn, nên việc sưu tầm tài liệu, sách tham khảo, sách
giáo khoa, chuyên san giáo dục cũng rất đầy đủ.Ngoài ra tôi còn tham gia học
tập chuyên đề nâng cao phương pháp dạy Tập làm văn lớp 5 nhất là văn miêu tả,
học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để làm giàu vốn kiến thức của mình.

3


b.Khó khăn:

Đối tượng học sinh đa số là con em của gia đình lao động nghèo, ít có điều
kiện tham quan du lịch ngắm nhìn vẽ đẹp thiên nhiên. Học sinh thiếu vốn sống.
Thói quen đọc sách của các em cũng rất hạn chế.
-Tên sáng kiến: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ
HIỆU QUẢ TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ.
-Lĩnh vực: Chuyên môn
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến :
Giúp học sinh tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả
nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên tiểu học quan tâm. Chương trình thay
sách tiểu học phát huy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn Tiếng Việt.
Học sinh tiểu học ngay từ lớp 1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản
khác nhau, có nội dung gần gũi trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em
với cộng đồng. Đó là một ưu điểm không ai phủ nhận. Tuy nhiên, chương trình
mới chuyển tải sự thay đổi cả về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức,
biện pháp và quy trình lên lớp. Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 4, 5
không ai tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn
luyện tốt kĩ năng làm bài Tập làm văn, nhất là văn miêu tả.
Trong quá trình giảng dạy lớp 5 những năm qua, mặc dù đã bám sát
chương trình, và phương pháp dạy tập làm văn hiện hành. Tuy nhiên học sinh
hoàn thành văn miêu tả còn rất hạn chế. Khi chấm bài tôi thấy đa số học sinh
biến bài văn miêu tả thành bài văn kể. Vốn từ các em còn nghèo nàn, câu không
rõ ý tối nghĩa.
Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài : “Biện pháp giúp học sinh
lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả”.
 Giới hạn nghiên cứu:
Phân môn tập làm văn mang tính tổng hợp các kiến thức của môn kể chuyện,
Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và Câu. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện
kĩ năng được kết hợp hài hòa với nhau. Muốn dạy tốt phân môn tập làm văn có
hiệu quả, giáo viên cũng phải dạy tốt các môn tập đọc,chính tả,luyện từ và
4



câu ..Vì vậy trong các môn nói trên thường xuất hiện các đoạn văn khổ thơ có
nội dung miêu tả về cảnh vật thiên nhiên và con người. Học tốt môn tập làm văn
học sinh phải cảm thụ được các kĩ năng nghe, nói ,đọc, viết. Ngoài ra giáo viên
cần phải đảm bảo các mục tiêu cần đạt về chuẩn kiến thức kĩ năng (Ban hành
kèm theo quyết định số 16 của Bộ giáo dục và đào tạo và phù hợp với trình độ
của từng học sinh.
- Nghiên cứu và áp dụng cho học sinh lớp 5C Trường Tiểu học B Long An
từ năm học 2015 – 2016 và rút kinh nghiệm áp dụng cho các năm sau.
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng
hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,...
để viết nên một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục
chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn
bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả
(tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện,
Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài
tập luyện từ- câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất
rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng,
góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới
mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng
nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và học tập
tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất
lượng môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
 Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến
thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn
kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của

Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn
896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
5


 Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại
hiệu quả cao cho phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn
Tiếng Việt lớp 4, lớp 5.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Năm nay (2018 – 2019), tôi được phân công phụ trách lớp 5C với 30 học
sinh. Hầu hết 30 học sinh của lớp 5C tôi chủ nhiệm còn rất hạn chế khi làm bài
Tập làm văn. Sau khi nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi nhận thấy học
sinh lớp 4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật. Nhưng qua khảo
sát chất lượng đầu năm học này với kết quả như sau.
Tổng số
30


Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL


TL

SL

TL

13

43,3%

12

40%

5

16,6%

Các hạn chế của học sinh là:
Vốn từ còn nghèo nàn, viết văn dài dòng, còn vụng về, chưa thể hiện

được nghệ thuật miêu tả,so sánh nhân hóa.....
* Nguyên nhân của thực trạng
Theo tôi có những nguyên nhân như sau:
* Về phía học sinh:
Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết
mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự
vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó.
* Về phía giáo viên:
Chưa có cách phát huy tố hết năng lực học tập và cảm thụ văn học của học

sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học
Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông
viết thạo Tiếng Việt và ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò,
nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra bảy
6


giải pháp sau đây, hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng phân môn Tập làm văn
cho lớp tôi.
3. Nội dung sáng kiến

* Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy
Tập làm văn:
Để giúp học sinh hoàn thành tốt môn tập làm văn, viết được những bài văn
miêu tả sinh động. Yêu cầu người giáo viên phải biết học sinh cần gì? Để xá lập
mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp
tiếp theo. Người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình đồng thời biết
chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh.
c. Tiến trình thực hiện.
Các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả lớp 5 được thực hiện từ năm
học 2017-2018 thấy sự tiến bộ từ học sinh rất nhiều.Hiệu quả cuối năm đạt chất
lượng cao.Vậy nên tôi tiếp tục áp dụng vào lớp 5C khối 5 trường tiểu học B
Long An năm học 2018-2019.
Nếu áp dụng đề tài trên tốt sẽ xây dựng được lớp học thân thiện gắn bó chặt
chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển
toàn diện, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu
dắt của người thầy, gắn chặt giưa học với hành, rèn luyện kĩ năng và phương
pháp học tập.

d. Thời gian thực hiện.
Bản thân nghiên cứu sáng kiến này từ lâu và được xây dựng nên đè tài sáng
kiến "Biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu
tả".Áp dụng vào năm học 2018-2019. Qua kiểm tra định kì năm học này học
sinh thu dược kết quả rất khả quan.
4. Biện pháp tổ chức.
4.1

Các biện pháp lần lượt thể hiện như sau:

a.Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ
liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau:
 Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
7


 Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập.
b. Trình tự dạy Tập làm văn:
Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai
loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy
từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội
dung cho học sinh Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.
Ví dụ:
Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế
nào là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng
và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua
quan sát đối tượng miêu tả (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của
giáo viên).

4.2 Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh

Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người
để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy (Tiếng Việt
4 tập 1, trang 140), tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự
vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy,
khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả
theo các trình tự hợp lý :
d. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại).
Ví dụ: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em của(Tác giả Nguyễn Quang
Sáng( SGK TV5/11).
Ví dụ1 : Đứng trên đồi Khau Cả, Em có thể nhìn thấy toàn cảnh thị xã.
Ông mặt trời hồng rực vừa thức dậy ló qua khỏi ngọn cây . Ánh nắng ban mai
tỏa xuống mặt đất xua đi cái lạnh của đêm. Cảnh vật như bừng tỉnh tràn đầy sức
sống.Những dãy núi đồi trùng trùng điệp điệp dần dần hiện ra giữa màn sương
mờ ảo, từng dãy mây trắng sà xuống quẩn quanh sườn núi hòa với sắc hoa ban
trắng xóa giữa núi rừng.
8


e. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau)
thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả
cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
Ví dụ 2:Bài” Hoàng hôn trên sông Hương” (Của Tác Giả Hoàng Phú Ngọc
Tường) (SGK TV 111). Mùa thu, gió thổi mây về phía cử sông , mặt nước phía
dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim
Long,mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời
chiều .Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẵn,
đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống người ta còn thấy những săc mơ hồng ửng

lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người con đường ven
sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây...
g. Tả theo trình tự tâm lí:
Những cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ
phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự
này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi
tiết như nhau của đối tượng.

9


Ví dụ 1:
“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai,
xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay,
bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.
Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ
tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi
bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà Tôi
- Tiếng Việt 5- Tập 1).
Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái
tóc “dày kì lạ”.
Ví dụ 2:
Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5- Tập 1- Trang 33) ta thấy tác giả đã
quan sát bằng các giác quan như sau:
 Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.
 Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.
 Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận
mưa đầu mùa.
 Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót
của chào mào.


4.3 Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu
hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết
thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội
dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5:
“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay
trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).

10


Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học
sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội
dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm
từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công
viên….).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề
bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này,
giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết.
Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên
các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...

4.4 Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả:



Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về

nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở
các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối
tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm
xúc của mình.

 Kiểu bài tả cảnh: Cần xác định các yêu cầu sau:

11


a. Xác định không gian, thời gian nhất định:
Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chọn
trình tự quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở những vị trí khác nhau nhưng
vẫn phải có một vị trí chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều
cơ bản nhất của nó. Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn
bao quát toàn cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng
phần để quan sát.
b. Xác định trình tự miêu tả:
Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ
trên xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong... là tuỳ
thuộc đặc điểm của cảnh.
c. Chọn nét tiêu biểu:
Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc
điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp
phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn.
d. Tả cảnh gắn với cảm xúc riêng bằng nhiều giác quan:

Tả cảnh luôn luôn gắn với cảm xúc của người viết. Cảnh vật mang theo
trong nó cuộc sống riêng với những đặc điểm riêng. Con người cảm nhận cảnh
như thế nào sẽ đem đến cho cảnh những tình cảm như thế. Nhà thơ Lê Anh
Xuân, trong niềm vui của ngày Tổ quốc hoàn toàn thống nhất, đất nước thoát
khỏi ách ngoại xâm, bằng tâm trạng hạnh phúc nhất, ông đã thốt lên:
“Bỗng thấy nội tôi trẻ lại
Như thời con gái tuổi đôi mươi.”
Đây chính là phần hồn của cảnh. Cảnh không có hồn sẽ trơ trọi, thiếu sức
sống.
e. Chọn từ ngữ thích hợp khi tả cảnh:
Khi làm văn miêu tả cần biết lựa chọn từ ngữ gợi tả, dùng hình ảnh so sánh
hoặc nhân hoá để làm nổi bật đặc điểm cảnh đang tả giúp người đọc như đang
đứng trước cảnh đó và cảm nhận được những tình cảm của người viết.
Ví dụ :
12


Sau đây xin trích một số câu trong bài văn tả cảnh: “Chiều tối” của Phạm
Đức (Sách Tiếng Việt 5 - tập 1 - trang 22): “Nắng bắt đầu rút lên những chòm
cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.”
Ta thấy câu văn miêu tả sự chuyển hoá của ánh sáng từ “nhạt dần” rồi “hoà
lẫn” với “ánh sáng trắng nhợt”.
Tác giả cũng đã dùng mắt để quan sát sự biến đổi của ánh sáng và bóng tối,
đã dùng tai để nghe tiếng dế và dùng mũi để cảm nhận hương vườn và cũng đã
sử dụng nghệ thuật nhân hoá làm cho câu văn sinh động một cách rất tinh tế, khi
viết:
“Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen phủ dần lên mọi
vật.”
“Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi.”
“ Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra và tung

tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.”

 Kiểu bài tả người:
Khi miêu tả người, yếu tố quan sát lại càng quan trọng. Nhìn chung, mọi
người đều có những đặc điểm giống nhau nhưng lại hoàn toàn khác nhau ở
những đặc điểm riêng, chỉ người đó mới có. Nhiệm vụ của giáo viên khi hướng
dẫn học sinh “miêu tả người” là giúp cho các em thấy rằng phải miêu tả ngắn
gọn mà chân thực, sinh động về hình ảnh và hoạt động của người mình tả.
Ví dụ:
Trong bài văn “Người thợ rèn” (SGK lớp 5- tập 1- trang 123). Tác giả miêu
tả người thợ rèn đang làm việc:
“Anh bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống. Dưới những nhát
búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vẫy, quằn quại, giãy lên đành đạch.”
Ta thấy tác giả quan sát rất kĩ và miêu tả sinh động làm nổi bật hình ảnh
người thợ rèn như một người chinh phục dũng mãnh và thấy rõ quá trình biến
thỏi thép thành một lưỡi rựa.
Vì thế, để làm được bài văn tả người thành công, giáo viên cần giúp học
sinh xác định các yêu cầu sau:
13


a. Chú ý tả ngoại hình hoạt động:
Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác- mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát
triển về cơ thể, về tâm lý riêng biệt khác nhau và có những hành động thể hiện
theo giới tính, thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống…. Khi miêu tả cần tập trung
vào việc làm sao nêu được cái chung và cái riêng của con người được miêu tả.
b. Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động:
Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt, từng bộ phận để tả nhưng để nội
dung bài văn miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình,
tính nết đan xen với tả hoạt động.

Ví dụ: Tả về người mẹ.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả
đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà
dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy
luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn
da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng
nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm
mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em
vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc
ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt
là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ
mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
d. Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình:
Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về
người đó, không cần phải tô điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ,
vẽ nên một hình ảnh toàn diện. Làm như vậy bài văn sẽ trở nên khuôn sáo, thiếu
sự chân thật làm người đọc cảm thấy khó chịu. Thầy cô giáo cần lưu ý học sinh
rằng, trong mỗi con người ai cũng có chỗ khiếm khuyết nhưng nét đẹp thì bao
giờ cũng nhiều hơn ( đẹp về hình thể, đẹp về tính cách, đẹp về tâm hồn….) Nếu
học sinh phát hiện, cảm nhận được và biết tả hết các đặc điểm đó thì sẽ làm cho

14


bài văn miêu tả của các em sinh động, hồn nhiên đầy cảm xúc và người đọc dễ
chấp nhận hơn.

4.5 Làm giàu vốn từ cho học sinh
a. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng
Việt:

Môn Tập đọc giúp các em hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, hiểu nội nội
dung.
 Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng
bài đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ- câu cùng chủ
điểm.
Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một
cảnh vật hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh
giá được
 Tiết dạy Tập đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự
miêu tả của tác giả để học sinh thấm dần về Tập làm văn miêu tả.
 Môn Luyện từ- câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều
nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng
vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt
15


câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại hình,
nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động,...
Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh
làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ:
Ví dụ 1:
Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông (bì bọp, ì ọp, ì ầm, xôn xao, ào
ào...)
Ví dụ 2:
Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dòng sông: dòng sông như dải
lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ, dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp đồng
lúa chín vàng...
b. Sử dụng từ ngữ trong miêu tả:
Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các
cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối

(đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh,
nhân hoá, ẩn dụ...).
Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ
từ...”
Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng
chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời... nhô lên sau luỹ tre xanh.
Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường
làng đã... người qua lại.”
Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để
được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao,
thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên).
- Hoa xoan nở từng chùm trông giống như...

( những chùm sao )

- Nắng cứ như...xối xuống mặt đất.

( thuỷ tinh )

- Giọng bà trầm ấm ngân nga như...

( tiếng chuông )

Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS
phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ.
16


6. Lập và hoàn thiện dàn ý
Để làm một bài văn đúng trình tự, đầy đủ nội dung, hay về ý tứ lời văn, đẹp

về hình ảnh sống động, dùng từ viết câu chính xác, rõ ràng... đòi hỏi học sinh
phải có vốn kiến thức về từ ngữ, kiến thức về câu, về cách xây dựng văn bản.
Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ
chức, hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích
xây dựng dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở
bài, thân bài, kết bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng
học sinh viết tràn lan, lạc đề và miêu tả không trọng tâm.
Hoạt động tiếp theo sau khi lập dàn ý là hoàn thiện dàn ý. Đây là bước
quan trọng, cần thiết để có được một bài tập làm văn viết tốt nhất. Khi làm bài
vào vở, học sinh cần chú ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả. Đó là những
yếu tố giúp học sinh thành công trong quá trình học Tập làm văn. Cuối cùng, khi
đã làm bài xong học sinh cần kiểm tra lại bài viết của mình trước khi nộp bài.

7. Giáo viên chấm bài và trả bài viết
Chương trình Tập làm văn lớp 5 có 3 tiết trả bài tả cảnh, 3 tiết trả bài tả
người, 4 tiết trả bài kể chuyện, đồ vật, cây cối, con vật. Ta nhận thấy rằng có
chấm bài chu đáo thì mới có tiết trả bài đạt hiệu quả.
a.Chấm bài:
Khi chấm bài Tập làm văn cho học sinh, mỗi bài tôi đọc qua một lượt
để có cái nhìn chung về bố cục, về diễn đạt của học sinh, xem thử học
sinh đã làm bài đúng thể loại, nội dung và trọng tâm bài viết chưa. Tôi ghi
ra sổ chấm bài những chỗ hay, chưa hay hoặc sai những lỗi gì...của từng
HS.
Khi chấm điểm xong cho cả lớp, tôi đánh giá chung kết quả bài làm của
học sinh và rút ra những tiến bộ cần phát huy, và những thiếu sót cần sửa chữa
bổ sung để chuẩn bị cho tiết trả bài sắp tới…..
b. Trả bài viết:
Nội dung, phương pháp lên lớp một tiết trả bài Tập làm văn viết lớp 5,
theo sách giáo khoa xác định có 3 hoạt động chính:
17



1. Nghe thầy (cô) nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp.
2. Chữa bài.
3. Đọc tham khảo các bài văn hay được thầy (cô) giáo khen để học tập và
rút kinh nghiệm (TV5- T1- T53).
Để tiết trả bài viết đạt hiệu quả, giáo viên cần lấy thông tin từ bài viết của
học sinh (đã chấm và ghi ở sổ chấm bài) và thực hiện các hoạt động trả bài một
cách bài bản, có linh hoạt tuỳ theo tình hình chất lượng Tập làm văn của lớp.

 Hoạt động 1: Nhận xét chung về bài làm của lớp gồm các bước sau:
 Bước 1: Đánh giá việc nắm vững các yêu cầu của đề bài (ghi đề, học
sinh đọc đề bài, xác định 3 yêu cầu: thể loại, nội dung và trọng tâm). Đánh giá
tình hình làm bài của lớp về mặt nhận thức đề (số bài đã đạt 3 yêu cầu của đề, số
bài chưa đạt hoặc đạt chưa đủ 3 yêu cầu. Biểu dương cá nhân, cả lớp...).
 Bước 2: Đánh giá về nội dung bài viết (cho học sinh nêu dàn ý chung
của kiểu bài tả cảnh,( tả người )… Đọc một vài đoạn văn đã chọn sẵn cho học
sinh nghe và nhận xét, cuối cùng giáo viên đánh giá chung về nội dung đoạn văn
đó.

 Hoạt động 2: Chữa bài:
Nội dung và cách thức thực hiện sửa chữa lỗi diễn đạt:
 Việc sửa chữa lỗi diễn đạt dựa trên cơ sở bài làm của cả lớp mà trong quá
trình chấm bài, GV đã ghi ra các câu có vấn đề về ngữ pháp, các lỗi chính tả …
Đến lúc này GV tổ chức, hướng dẫn cho HS nhận xét, sửa chữa. Định hướng
như vậy sẽ giúp cho việc sửa chữa lỗi sát hợp và kịp thời uốn nắn kĩ năng diễn
đạt cho lớp. Tuy nhiên, sửa như vậy sẽ dẫn đến tình trạng nhàm chán trong HS
vì tiết trả bài nào cũng sửa chữa những lỗi đó.
 Riêng tôi, ngay từ đầu năm học đã lên kế hoạch sửa lỗi diễn đạt cho lớp,
mỗi tiết trả bài viết tập trung sửa chữa cho một hoặc hai loại lỗi nào đó một

cách bền vững, tức là cần có trọng tâm sửa lỗi cho từng tiết.
* Hoạt động 2 này tiến hành theo 3 bước :
 Bước 1: Tham gia chữa lỗi chung cho cả lớp:
18


Ví dụ:
Tiết trả bài viết số 1(tả cảnh, tuần 5) : Trọng tâm sửa lỗi là luyện từ -câu và
thực trạng viết câu.
 Bước 2: Học sinh đọc lại bài làm của mình, chú ý những chỗ mực đỏ
ghi lời khen, chê của cô giáo. ( Ví dụ : câu hay, đoạn hay, hoặc lỗi dùng từ, lỗi
viết câu, lỗi chính tả…)
 Bước 3: Học sinh tự chữa bài vào vở tập làm văn.

 Hoạt động 3:
Đọc tham khảo một số đoạn, hoặc vài bài văn hay của một số em cho cả
lớp nghe để học tập và rút kinh nghiệm.
IV. Hiệu quả đạt được.
1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng đề tài sáng kiến.
a.Trước khi áp dụng sáng kiến:
* Năm học 2015 - 2016 Trước khi áp dụng đề tài sáng kiến kết quả như
sau:
Tổng số
30

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành


SL

TL

SL

TL

SL

TL

10

33,3%

15

15%

5

16,6%

b.sau khi áp dụng sáng kiến
- Năm học 2016 - 2017: Sau khi áp dụng đề tài sáng kiến kết quả đạt
được như sau:
Tổng số
30


Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

TL

SL

TL

SL

TL

12

40%

15

50%

3

10%


Học sinh chưa hoàn thành nêu trên tiếp tục phụ đạo trong hè cho đến khi
hoàn thành.
19


* Cuối năm học 2017 - 2018 này tôi tiến hành kiểm tra học sinh với kết quả
như sau:
Tổng số
30

Hoàn thành tốt
SL
TL
13
43,3%

Hoàn thành
SL
TL
15
50%

Chưa hoàn thành
SL
TL
2
6,66%

* Giữa kì I năm học 2018 - 2019, kết quả như sau:

Tổng số
30

Hoàn thành tốt
SL
TL
13
43,3%

Hoàn thành
SL
TL
17
56,66%

Chưa hoàn thành
SL
TL
0
0%

2. Lợi ích thu được khi đề tài sáng kiến áp dụng.
Về phía học sinh:
Qua những biện pháp và giải pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến cuối
học kì I năm học 2017 – 2018, các em đã nắm được một số vốn kiến thức nhất
định để học có hiệu quả phân môn Tập làm văn. Cả lớp đều ham thích môn học,
không sợ sệt khi đến tiết Tập làm văn như đầu năm học nữa. Bài làm của các em
đa số đã có tiến bộ, học sinh nắm được cách sắp xếp ý, bố cục chặt chẽ, dùng từ
chính xác, viết câu văn trôi chảy, mạch lạc, bước đầu có hình ảnh, cảm xúc, hiểu
và vận dụng khá tốt các biện pháp tu từ trong các bài tập làm văn của mình. Các

em cảm thụ được bài văn, đọc bài trôi chảy, hiểu đúng nội dung bài, nhất là rất
tự tin khi đến tiết học Tập làm văn.
Sau một học kì áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, thành công tuy nhỏ
nhoi nhưng tôi ý thức được rằng để giúp học sinh lớp 5 làm được bài văn miêu
tả sinh động, đúng kiểu bài, đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian, công
sức nghiên cứu soạn giảng, có lòng nhiệt tình với học sinh và tâm huyết với
nghề nghiệp. Thầy cô giáo đã miệt mài, tận tuỵ thì việc mong muốn có nhiều
học sinh giỏi văn sẽ không còn là khó. Sau thời gian đầu tư nghiên cứu và áp
dụng những biện pháp dạy học như trên, học sinh lớp tôi đã có chuyển biến đi
lên về chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
Về phía giáo viên
Tập làm văn đúng là phân môn có tính chất tổng hợp và sáng tạo cao. Cho
nên mỗi bài văn của từng học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta
20


phải tôn trọng nó, giúp đỡ nó để mỗi ngày có được nhiều học sinh giỏi văn. Biết
đâu sau này trong các em, sẽ có người trở thành nhà văn, nhà thơ...
Có thể nói, bước đầu thành công trong việc dạy Tập làm văn miêu tả cho
học sinh lớp 5 là nguồn động viên rất lớn cho tôi. Tôi sẽ đem kinh nghiệm này
tiếp tục áp dụng để giảng dạy phân môn Tập làm văn ở các năm sau, với mong
muốn lớn nhất của tôi là giúp học sinh nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt cấp
Tiểu học.
Tuy nhiên những biện pháp mà tôi đã áp dụng trên, tuỳ đối tượng học sinh
cũng cần có sự vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo của giáo viên. Tôi nghĩ
rằng nội dung đề tài này không có nhiều điểm mới, đó chỉ là nhiệm vụ hằng
ngày của giáo viên mà thôi. Nhưng đồng thời tôi cũng tin rằng nếu lâu nay ta
làm chưa tốt thì bây giờ ta dốc hết tâm huyết vào, tận tuỵ với học sinh, soạn
giảng nghiêm túc thì chắc chắn sẽ gặt hái được thành công.
Rất mong nhận được sự đồng tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

V. Mức độ ảnh hưởng:
1. Khả năng áp dụng giải pháp
Qua áp dụng sáng kiến này tôi thấy mang lại hiệu quả rất cao không riêng ở
lớp tôi mà thực hiện tốt cả khối trường tiểu học B Long An, áp dụng được các
trường trong Thi xã và trong tỉnh An Giang, là nền tảng vững chắc cho bậc tiểu
học cả nước.
2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp đó
Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Để đạt kết quả cao
trong học tập, ngoài kinh nghiệm giảng dạy, người giáo viên phải luôn luôn theo
dõi những tiến bộ trong học tập của học sinh, qua đó kịp thời cải tiến, điều chỉnh
hoạt động dạy cho có hiệu quả hơn. Điều quan trọng là với lương tâm và trách
nhiệm,trí tuệ và tâm quyết, mỗi người giáo viên phải biết tự rèn luyện,tự học tập,
tự sáng tạo để trở thành tấm gương cho thế hệ trẻ phấn đấu và rèn luyện, xứng
đáng với niềm tin của nhân dân, góp phần trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
VI. Kết luận:
1.Hiệu quả của sáng kiến.
21


Khi vận dụng các giải pháp, biện pháp trên vào việc hướng dẫn học sinh học
tốt phân môn tập làm văn lớp 5. Căn cứ vào cơ sở lí luận và thực tiễn kết hợp
với quá trình thực hành để nghiên cứu đề tài “ Dạy Tập làm văn miêu tả nhất là
văn tả cảnh, tả người phù hợp trình độ học sinh lớp 5 ” tôi nhận thấy dạy Tập
làm văn tả cảnh phù hợp trình độ học sinh lớp 5 là một hình thức dạy học nhằm
tích cực hóa hoạt động của học sinh, các em hoàn toàn chủ động trong quá trình
nhận thức. Đây là một trong những nguyên tắc giáo dục có hiệu quả. Cụ thể tôi
thấy khi vận dụng phương pháp dạy học mới- các tiết học Tập làm văn diễn ra tự
nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tất cả các em đều được thực hành luyện tập
nhiều. Khắc sâu nội dung kiến thức từng bài học. Biết vận dụng lí thuyết vào
thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.

Đối với học sinh trung bình các em đã xác định đúng yêu cầu đề, biết viết
câu văn đúng ngữ pháp, viết đoạn văn bài văn tương đối có hình ảnh. Đối với
học sinh khá giỏi các em đã biết quan sát thực tế một cách chi tiết, biết sử dụng
tốt một số biện pháp nghệ thuật trong khi làm bài. Vì vậy bài viết của các em đã
có nhiều sáng tạo và chuyển biến rõ rệt so với đầu năm.
Có được kết quả như trên, bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, ý thức vươn
lên trong học tập của học sinh, còn có sự chỉ đạo đúng hướng,nhiệt tình sát sao
củ ban giám hiệu nhà trường.Chính vì vậy mà giờ Tập làm văn của các em phấn
khởi, tích cực tự tin trong học tập, làm nền tảng cho khả năng giao tiếp mạch
lạc.Qua tìm tòi,nghiên cứu và vận dụng một số biện pháp sáng kiến này người
giáo viên có thêm một phương tiện để giúp cho các em khám phá ra cái hay, cái
đẹp của văn chương và cuộc sống.
Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, với
cách làm trên tôi đã tiến hành thường xuyên và thực sự chu đáo nên năm học
này theo chủ quan đánh giá của tôi thì học sinh hoàn thành tốt kết quả cao hơn
nữa và không còn học sinh chưa hoàn thành.
2.Bài học kinh nghiệm.

22


Có được thành công trong giảng dạy văn miêu tả.Người giáo viên phải luôn
luôn theo dõi những tiến bộ trong học tập của học sinh, qua đó kịp thời cải tiến,
điều chỉnh hoạt động dạy cho có hiệu quả hơn. Điều quan trọng là với lương tâm
và trách nhiệm,trí tuệ và tâm quyết, mỗi người giáo viên phải biết tự rèn
luyện,tự học tập, tự sáng tạo nâng cao chất lượng văn miêu tả đối với học sinh
lớp 5.
3.Kiến nghị đề xuất.
- Về phía Phòng Giáo dục: Nếu sáng kiến kinh nghiệm này được Hội đồng
xét duyệt, đồng nghiệp thống nhất cao. Kính mong các cấp lãnh đạo tạo điều

kiện thuận lợi cho sáng kiến kinh nghiệm này được triển khai rộng rãi bằng
cách tổ chức các chuyên đề về dạy học “ Dạy Tập làm văn miêu tả phù hợp
trình độ học sinh lớp 5 ”.
- Về phía Nhà trường: Tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa để đề tài được áp
dụng có hiệu quả trong việc dạy học hiện nay của trường Tiểu học B Long An
-Về phía giáo viên: Tôi mong đồng nghiệp hãy góp ý một cách chân tình để tôi
học hỏi và rút kinh nghiệm thêm.
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo là đúng sự thật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí giáo dục Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục 2005
2. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học Tập II.
tác giả: GSTS Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Hà Nội 1995
3. Luyện thực hành tiếng Việt ở Tiểu học - Nhà xuất bản Đà Nẵng - năm 2003.
4. Tiếng Việt 5 tập I + II - Nhà xuất bản Giáo dục – tháng 7 năm 2018

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Huỳnh Thanh Hớn
23


24



×