Tải bản đầy đủ (.pdf) (288 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán nghiên cứu chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 288 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HỒN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HỒN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP
DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán
Mã số: 934.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS Trần Anh Hoa
2. PGS.TS Trần Phước



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
người hướng dẫn khoa học.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng
được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác, ngoại trừ một số kết quả
được công bố trong các cơng trình khoa học của chính tác giả và người hướng dẫn.
Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được
tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thu Hoàn

năm 2018


ii

LỜI CẢM ƠN
Viết luận án là một quá trình lâu dài và vất vả nhưng cũng không kém phần thú
vị hoặc đang đi tìm lời giải cho một bài tốn khó. Có khá nhiều niềm vui, sự đam mê
và thích thú đan xen khi bản thân từng bước hoàn thành những nội dung quan trọng
của luận án hoặc tích lũy được nhiều kiến thức và ngày càng trưởng thành hơn về
kinh nghiệm nghiên cứu; Đặc biệt là sự thú vị mỗi khi khám phá được một vấn đề

mới sau một thời gian dài bị mất phương hướng.
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và động viên của rất
nhiều người, từ các Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tơi xin gửi lời tri ân
đến Thầy Cô hướng dẫn của tôi, TS. Trần Anh Hoa, PGS. TS. Trần Phước. Thầy và
cô cũng là người giúp tôi chập chững từng bước làm quen với hoạt động nghiên cứu.
Với kinh nghiệm dày dạn và tầm cao hiểu biết, Thầy và cô luôn lường trước các khó
khăn mà tơi gặp phải để định hướng và động viên kịp thời, giúp tôi từng bước khám
phá từng chân trời kiến thức khoa học, đặc biệt những lúc tôi mất phương hướng hay
giúp tơi tự tin hơn để có thể hoàn thành luận án trong điều kiện bản thân có nhiều
áp lực, tưởng chừng khó thể vượt qua. Tơi cũng xin cảm ơn thầy cô, Trưởng khoa PGS. TS. Võ Văn Nhị, Trưởng Khoa- TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã ln hỗ trợ và
khuyến khích tơi trong suốt q trình làm luận án. Bên cạnh đó tơi xin gửi lời cảm
ơn tới tất cả các đồng nghiệp như TS. Phạm Quốc Thuần, TS. Trần Thứ Ba …đã
đóng góp rất nhiều ý kiến bổ ích để tơi có thể hồn thành luận án nghiên cứu của
mình
Xin chân thành cảm ơn và gởi lời tri ân đến các quý thầy cô trong khoa kế tốn
kiểm tốn Trường Đại học Cơng Nghiệp TPHCM đã ln động viên, khuyến khích và
tạo điều kiện thuận lợi để tơi có thể hồn thành luận án một cách tốt nhất.
Trong q trình nghiên cứu, tơi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Thầy Cơ
và đồng nghiệp ở các trường khác, các bạn bè, các nghiên cứu sinh trong việc chia
sẻ tài liệu, kinh nghiệm, kiến thức và thông tin; Tôi cũng được nhiều tổ chức, cá nhân


iii

khác nhiệt tình trong việc cung cấp các nguồn tài liệu có giá trị. Khơng biết nói gì
hơn, tơi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình tơi
đã tạo điều kiện tối ưu để tơi có đủ nghị lực và sự tập trung để hồn thành luận án.
Xin gởi lời tri ân và kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến tất cả
bạn bè, thầy cơ và gia đình.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2018
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thu Hoàn


iv

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... xvi
1. Tính thiết thực của đề tài .................................................................................. xvi
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................xx
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................xx
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. xxi
5. Đóng góp của luận án ....................................................................................... xxi
6. Kết cấu của luận án ......................................................................................... xxii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................1
1.1

Những lợi ích và khó khăn khi áp dụng Chuẩn mực kế toán............................1

1.2

Các nghiên cứu về thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế tốn ............................3

1.3

1.4

1.2.1


Nghiên cứu nước ngồi ...........................................................................3

1.2.2

Nghiên cứu trong nước ...........................................................................7

Các nghiên cứu về tuân thủ chuẩn mực kế toán ...............................................9
1.3.1

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ chuẩn mực kế toán .
.................................................................................................................9

1.3.2

Nghiên cứu về kết quả đo lường mức độ tuân thủ đối với IAS và IFRS..
...............................................................................................................12

Các nghiên cứu về việc áp dụng Chuẩn mực kế toán .....................................15

1.5 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế
tốn. 19

1.6

1.5.1

Nghiên cứu nước ngồi .........................................................................19

1.5.2


Nghiên cứu trong nước .........................................................................25

Nhận xét về các nghiên cứu trước...................................................................30
1.6.1

Đóng góp của các nghiên cứu trước. ....................................................31

1.6.2

Khoảng trống nghiên cứu .....................................................................32

1.6.3

Hướng nghiên cứu của tác giả ..............................................................33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................34
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................35


v

2.1 Một số vấn đề chung về Chuẩn mực kế toán và Chuẩn mực kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp ....................................................................................................35

2.2

2.3

2.1.1


Chuẩn mực kế toán ...............................................................................35

2.1.2

Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp quốc tế (IAS 12) ......36

2.1.3

Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17) .................39

2.1.4

Các phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ........................41

Các lý thuyết nền.............................................................................................42
2.2.1

Lý thuyết ủy nhiệm (Agency Theory) ..................................................42

2.2.2

Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness Theory) ..................44

2.2.3

Lý thuyết kế tốn thực chứng (Positive Accounting Theory) ..............45

2.2.4

Lý thuyết tâm lý (Psychological Theory) .............................................48


Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế tốn .......................50
2.3.1

Quy mơ doanh nghiệp ...........................................................................50

2.3.2

Năng lực nhân viên kế toán ..................................................................51

2.3.3

Kiểm toán độc lập .................................................................................52

2.3.4

Hỗ trợ tư vấn tổ chức nghề nghiệp .......................................................54

2.3.5

Trình độ và nhận thức nhà quản lý .......................................................55

2.3.6

Tuân thủ quy định kế toán ....................................................................55

2.3.7

Áp lực từ thuế. ......................................................................................56


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................58
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................59
3.1

Quy trình nghiên cứu ......................................................................................59

3.2

Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................61

3.3

3.2.1

Phương pháp tình huống .......................................................................62

3.2.2

Phương pháp phỏng vấn chun gia .....................................................66

3.2.3

Mơ hình nghiên cứu dự tính và giả thuyết nghiên cứu .........................66

3.2.4

Xây dựng thang đo ................................................................................69

Phương pháp nghiên cứu định lượng ..............................................................75
3.3.1


Phương pháp nghiên cứu ......................................................................75

3.3.2

Thu thập dữ liệu và chọn mẫu nghiên cứu............................................75


vi

3.3.3

Thiết kế câu hỏi.....................................................................................76

3.3.4

Kiểm định T-Test, Anova, mơ hình hồi quy bội...................................77

3.3.5

Đánh giá độ tin cậy thang đo ................................................................78

3.3.6

Phân tích nhân tố khám phá - EFA .......................................................78

3.3.7

Phân tích nhân tố khẳng định - CFA ....................................................80


3.3.8

Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính -SEM ........................................81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................83
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................85
4.1

4.2

Kết quả nghiên cứu định tính ..........................................................................85
4.1.1

Kết quả nghiên cứu tình huống .............................................................85

4.1.2

Kết quả phỏng vấn chun gia ..............................................................88

4.1.3

Xác định mơ hình nghiên cứu lý thuyết................................................91

Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................95
4.2.1

Kết quả khảo sát thống kê mô tả ...........................................................95

4.2.2 Thực trạng về áp dụng Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
và các nhân tố ảnh hưởng ...................................................................................98

4.3

4.4

Phân tích nhân tố khám phá - EFA ...............................................................101
4.3.1

Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................101

4.3.2

Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích EFA .................................106

Phân tích nhân tố khẳng định - CFA .............................................................110
4.4.1

Thang đo năng lực nhân viên kế tốn .................................................110

4.4.2

Thang đo trình độ và nhận thức của nhà quản lý ................................111

4.4.3

Thang đo tuân thủ quy định kế toán ...................................................111

4.4.4

Thang đo tâm lý kế toán viên .............................................................112


4.4.5

Thang đo chất lượng phần mềm kế toán.............................................113

4.4.6

Thang đo áp lực từ thuế ......................................................................113

4.4.7

Thang đo hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp ...............................114

4.4.8 Tổng hợp kết quả CFA các thang đo ảnh hưởng đến tuân thủ quy định
kế toán 115


vii

4.5 Kiểm định mơ hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng mơ hình cấu trúc
- SEM ......................................................................................................................121

4.6

4.5.1

Kết quả mơ hình SEM ........................................................................121

4.5.2

Tổng hợp kết quả kiểm định với các giả thuyết nghiên cứu ...............126


Bàn luận về kết quả nghiên cứu ....................................................................129
4.6.1

Bàn luận về kết quả kiểm định mô hình lý thuyết. .............................130

4.6.2 Bàn luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến việc áp
dụng VAS 17 ....................................................................................................132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................140
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ......................................141
5.1

Kết luận .........................................................................................................141

5.2

Một số gợi ý chính sách ................................................................................145

5.3

5.2.1

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán.....................................145

5.2.2

Thay đổi tâm lý e ngại của người làm kế toán....................................146

5.2.3


Hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp ...............................................147

5.2.4

Giảm áp lực từ thuế.............................................................................148

5.2.5

Nâng cao trình độ và nhận thức của nhà quản lý ................................148

5.2.6

Gia tăng chất lượng phần mềm kế tốn ..............................................149

5.2.7

Nâng cao tính tn thủ quy định kế toán ............................................149

5.2.8

Nâng cao chất lượng kiểm toán độc lập .............................................150

Hạn chế và hướng mở rộng cho nghiên cứu tiếp theo ..................................151
5.3.1

Một số hạn chế của luận án.................................................................151

5.3.2

Hướng mở rộng cho nghiên cứu tiếp theo ..........................................151


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐ: Báo cáo kết quả hoạt động
BCTC: Báo cáo tài chính
BTC: Bộ Tài chính
CMBCTC: Chuẩn mực báo cáo tài chính
CMKT: Chuẩn mực kế tốn
CS: Chính sách
DN: Doanh nghiệp
DNVVN: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
FASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ
HTTT: Hệ thống thơng tin
HTTTKT: Hệ thống thơng tin kế toán
IAS 12: Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp quốc tế
IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế
IASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
IASC: Ủy ban chuẩn mực kế tốn quốc tế
IFAC: Liên đồn kế tốn quốc tế
IFRS: Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
KT: Kế toán
MLR: Multiple linear regression – Hồi quy bội
PMKT: Phần mềm kế toán

SMEs: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
TPHCM: Thành Phố Hồ Chí Minh
TTKT: Thơng tin kế tốn
TTNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp


ix

VAS 17: Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
VAS: Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VN: Việt Nam


x

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lịch sử phát triển của IAS 12 ...................................................................37
Bảng 2.2: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán từ
cơ sở lý thuyết ...........................................................................................................50
Bảng 3.1: Quy trình phương pháp tình huống ..........................................................62
Bảng 3.2: Giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ tác động đến tuân thủ quy định kế
toán ............................................................................................................................68
Bảng 3.3: Thang đo áp dụng Chuẩn mực kế toán thuế TNDN .................................70
Bảng 4.1: Kết quả nhân tố mới .................................................................................87
Bảng 4.2: Các nhân tố kế thừa và nhân tố mới ........................................................93
Bảng 4.3: Tỷ lệ DN phát sinh thuế TNDN hoãn lại ..................................................97
Bảng 4.4: Phân tích thực trạng áp dụng VAS 17 ......................................................99

Bảng 4.5: Giá trị trung bình các biến quan sát ........................................................100
Bảng 4.6: Cronbach’s alpha khái niệm thang đo .....................................................101
Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhóm giữa biến kiểm tốn độc lập và tuân thủ quy định
kế toán .....................................................................................................................103
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định T-test giữa biến kiểm toán độc lập và tuân thủ quy
định kế toán .............................................................................................................104
Bảng 4.9: Bảng kiểm định đồng nhất phương sai ...................................................105
Bảng 4. 10: Bảng kiểm định Anova ........................................................................105
Bảng 4.11: Bảng phân tích nhóm giữa biến quy mô và áp dụng VAS 17 ..............105
Bảng 4.12: Bảng phân tích DN thực hiện Kiểm tốn độc lập theo Quy mơ doanh
nghiệp ......................................................................................................................106
Bảng 4.13: Bảng kiểm định Chi – bình phương giữa Kiểm tốn độc lập và Quy mơ
DN ...........................................................................................................................106
Bảng 4.14: Kiểm định KMO và Bartlerrs ...............................................................107
Bảng 4.15: Bảng hệ số R và R2 ...............................................................................108
Bảng 4.16: Mức độ phù hợp của mơ hình ...............................................................109


xi

Bảng 4.17: Hệ số hồi quy ........................................................................................109
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo khái niệm tuân thủ quy
định kế toán .............................................................................................................118
Bảng 4.19: Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích ..........................................119
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mơ
hình lý thuyết (chưa chuẩn hóa) ..............................................................................123
Bảng 4.21: Bảng các trọng số hồi quy đã được chuẩn hóa .....................................124
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ......................................125
Bảng 4.23: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu .............................126
Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17 theo

mức độ giảm dần .....................................................................................................129


xii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS ........20
Sơ đồ 1.2: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS .....30
Sơ đồ 2.1: Quy trình thiết lập VAS ...........................................................................39
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................60
Sơ đồ 3.2: Mơ hình lý thuyết dự tính ........................................................................67
Sơ đồ 3.3: Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................75
Sơ đồ 4.1: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết áp dụng VAS 17 ......................................92
Sơ đồ 4.2: Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................96
Sơ đồ 4.3: DN phát sinh thuế TNDN hoãn lại ..........................................................97
Sơ đồ 4.4: Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm toán ........................................................98
Sơ đồ 4.5: Mơ hình lý thuyết chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
VAS 17 - Mơ hình hệ số hồi quy đã chuẩn hóa ......................................................128


xiii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1: Kết quả thang đo năng lực nhân viên kế tốn (chuẩn hóa) .....................110
Hình 4.2: Kết quả thang đo trình độ và nhận thức của nhà quản lý (chuẩn hóa)....111
Hình 4.3: Kết quả thang đo tn thủ quy định kế tốn (chuẩn hóa) .......................112
Hình 4.4: Kết quả thang đo tâm lý kế tốn viên (chuẩn hóa) .................................112
Hình 4.5: Kết quả thang đo chất lượng phần mềm kế tốn (chuẩn hóa).................113
Hình 4.6: Kết quả thang đo áp lực từ thuế (chuẩn hóa) ..........................................114
Hình 4.7: Kết quả thang đo hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp (chuẩn hóa) ...114

Hình 4.8: Kết quả CFA thang đo tn thủ quy định kế tốn ..................................116
Hình 4.9: Kết quả phân tích khẳng định CFA........................................................120
Hình 4.10: Kết quả mơ hình SEM ...........................................................................122


xiv

DANH MỤC PHỤ LỤC
PL 1.1: Kết quả nghiên cứu về việc tuân thủ các thông tin bắt buộc IAS/IFRS
PL 1.2: Tổng hợp nghiên cứu tuân thủ công bố thông tin IFRS
PL 1.3 Đánh giá về mức độ tuân thủ liên quan đến tài sản vơ hình theo IFRS
PL 1.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến CMKT đứng trên góc độ phạm vi quốc gia
PL 1.5: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT quốc tế đứng trên góc độ
đối sánh giữa các quốc gia
PL 2.1: Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
PL 3.1 : Dàn bài thảo luận thử
PL 3.2: Danh sách các giảng viên góp dàn bài thảo luận thử
PL 3.3: Dàn bài thảo luận hồn chỉnh
PL 3.4 : Danh sách tình huống nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu tình huống
PL 3.5: Bảng chi tiết kỹ thuật thu thập dữ liệu nghiên cứu tình huống
PL 3.6: Dàn bài thảo luận chuyên gia kết quả nghiên cứu tình huống
PL 3.7: Danh sách các chuyên gia góp ý kết quả nghiên cứu tình huống và góp ý bảng
câu hỏi khảo sát định lượng
PL 3.8: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức
PL 3.9: Phân loại quy mơ doanh nghiệp theo NĐ 56/2009/NĐ-CP
PL 3.10: Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế tốn theo thơng tư
103/2005/TT-BTC
PL 3.11: Tóm tắt biến trong thang đo
PL 4.1: Kết quả mơ tả, phân tích nghiên cứu tình huống
PL 4.2: Kết quả mơ tả, phân tích nghiên cứu tình huống về các nhân tố ảnh hưởng

đến việc tuân thủ quy định kế toán trong việc áp dụng VAS 17
PL 4.3: Giá trị trung bình của các biến quan sát
PL 4.4: Cronbach’ Alpha của các biến
PL 4.5: Tổng phương sai được giải thích
PL 4.6: Ma trận nhân tố xoay
PL 4.7: Kết quả CFA mơ hình đo lường các khái niệm


xv

PL 4.8: Kết quả mơ hình SEM lý thuyết
PL 4.9: Danh sách các doanh nghiệp khảo sát


xvi

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Tính thiết thực của đề tài
Thơng tin kế toán cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh

tranh và tạo ra giá trị gia tăng trong việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ hữu
ích cho khách hàng (Laudon & Lau don, 2007). Nguyễn Thị Kim Cúc (2014), chất
lượng thơng tin kế tốn được cung cấp là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đảm
bảo sự an toàn khả năng mang lại hiệu quả cho quyết định kinh doanh. Trong quá
trình hội nhập quốc tế, việc tuân thủ khung pháp lý kế toán sẽ tạo cho thị trường vốn
tại Việt Nam tồn tại và phát triển. Các thông tin trên BCTC cung cấp sẽ đáp ứng được
nhu cầu của các đối tượng sử dụng thơng qua việc lập và trình bày tn thủ hệ thống

chuẩn mực kế toán. Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán là một biện pháp cần thiết
để đảm bảo tính minh bạch và giải thích đúng đắn thơng tin trình bày trên báo cáo tài
chính.
Hiện nay các hiệp định đa phương và song phương giữa Việt Nam và các nước
trên thế giới được ký kết ngày càng nhiều, điều này bắt buộc Việt Nam phải thay đổi
hệ thống pháp lý để đáp ứng nhu cầu của hội nhập. Năm 1999, Việt Nam (Bộ Tài
Chính) bắt đầu nghiên cứu và soạn thảo Chuẩn mực kế toán (CMKT) và đến năm
2005 đã ban hành được 26 CMKT. Các Doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam (VN) bắt
đầu áp dụng các chuẩn mực này. Tuy nhiên, quy trình soạn thảo và ban hành chuẩn
mực kế toán chưa chuyên nghiệp cũng dẫn đến việc áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn
gặp khó khăn (Adam và Đỗ Thùy Linh, 2005). Việc ban hành chuẩn mực kế toán đến
việc thực thi các chuẩn mực kế toán là cả một q trình và ln gặp nhiều rào cản
như hệ thống luật pháp, năng lực của kế toán viên (Dona L. Street & ctg, 2002; Choi
& ctg, 2011). Bên cạnh đó do bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau thì việc áp dụng
Chuẩn mực kế tốn vào thực tế cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định (Thanh Đồn,
2008) và dẫn đến việc kế tốn cung cấp số liệu chưa thật sự thuyết phục đối với nhà
đầu tư hoặc quản lý (Trần Đình Khơi Ngun, 2011). Những lý do trên phần nào đã


xvii

làm cho các doanh nghiệp không tuân thủ Chế độ kế toán, bỏ qua việc áp dụng VAS
điều này sẽ làm cho thơng tin trên báo cáo tài chính cung cấp bị ảnh hưởng.
Trên thế giới hiện nay nghiên cứu về chuẩn mực kế tốn có rất nhiều các nghiên
cứu đã bàn luận ở nhiều góc độ liên quan đến chuẩn mực kế tốn trong đó đặc biệt là
tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán IAS/IFRS
với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC cung cấp như nghiên cứu
của (Al-Akra & ctg, 2009; Zehri & Chouaibi 2013; Stainbank, 2014). Còn ở Việt
Nam..
Còn ở Việt Nam mặc dù các chuẩn mực kế toán đã ra đời trong khoảng thời

gian rất dài, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu nào về mức độ áp dụng CMKT cũng
như tìm hiểu về những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT VN tại các
DN ở VN. Cho đến năm 2010, 2011, 2013 các nghiên cứu của Trần Đình Khơi
Ngun về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT tại Đà Nẵng đã cho ra
kết quả nghiên cứu là trình độ nhân viên kế tốn, vai trị của tư vấn cộng đồng kinh
doanh, ảnh hưởng của công tác thanh tra kiểm tra, quy mơ doanh nghiệp, khả năng
sinh lời. Sau đó đến năm 2016, Đặng Ngọc Hùng cũng đã nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến việc áp dụng CMKT Việt Nam trên quy mô rộng hơn về các nhân tố có
tác động đến vận dụng chuẩn mực kế tốn là tổ chức tư vấn nghề nghiệp, kinh nghiệm
và năng lực của kế tốn viên, chế độ kế tốn và thơng tư hướng dẫn, đặc điểm của
doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam đều tập trung vào các chuẩn mực
kế tốn mà ít có nghiên cứu về một chuẩn mực cụ thể.
Có thể thấy rằng, đến nay các nghiên cứu về việc áp dụng CMKT Việt Nam tại
các DN VN vẫn cịn hạn chế và ln là một câu hỏi lớn. Lý do là do đặc điểm khung
pháp lý về kế toán VN tồn tại song song giữa CMKT và Chế độ kế tốn, vì vậy sẽ
phát sinh những xung khắc vì mục đích, bản chất của Chuẩn mực và Chế độ kế tốn
có nhiều sự khác biệt (Nguyễn Cơng Phương, 2013). Ngồi ra nghiên cứu của Nguyễn
Cơng Phương (2012) cho thấy người sử dụng và người lập BCTC khơng phân biệt
được Chuẩn mực kế tốn và Chế độ kế tốn, rất ít người áp dụng chuẩn mực kế tốn
trong cơng tác kế tốn và ít quan tâm đúng mức đến CMKT do bởi CMKT quá trừu


xviii

tượng, người làm kế tốn lại khơng có thói quen phân tích, phán đốn để xử lý tình
huống mà theo thói quen dựa vào những quy định có sẵn và vì thế khi được hỏi, hầu
hết người làm kế tốn ở VN chỉ ra rằng họ dựa vào Chế độ kế tốn là chủ yếu và khi
tìm hiểu sâu hơn họ mới đọc đến CMKT.
Trong hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, việc ra đời một chuẩn mực cụ
thể để xác lập tính độc lập của kế tốn với chính sách thuế và cơ chế tài chính doanh

nghiệp là điều rất quan trọng, bởi lẽ đó là sự thừa nhận có sự khác nhau giữa lợi nhuận
kế tốn và thu nhập tính thuế đồng thời khẳng định có sự khác biệt vấn đề liên quan
đến chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hỗn lại trong q trình
quyết tốn thuế TNDN (Chúc Anh Tú & Nguyễn Tiến Hưng, 2010). Bên cạnh đó một
chuẩn mực kế tốn có thể bị chi phối bởi nhiều chuẩn mực khác và nó khơng thể tách
khỏi hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Sự ra đời Chuẩn mực kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp (VAS 17) đánh dấu những cột mốc quan trọng trong việc xử lý
chênh lệch giữa thu nhập tính thuế và lợi nhuận kế tốn.
Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành theo
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được
hướng dẫn theo thơng tư số 20/2006/TTBTC. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ban hành
chuẩn mực kế tốn có hướng dẫn một cách đầy đủ, chi tiết trong việc đo lường, ghi
nhận và trình bày thơng tin trên báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán
quốc tế về kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên do mục đích của thuế và
kế toán là khác nhau, nên những quy định pháp lý về thuế và quy định pháp lý về kế
toán liên quan đến thuế TNDN cũng tồn tại những khác biệt đáng kể. Lợi nhuận kế
toán được xử lý theo chuẩn mực kế tốn và Chế độ kế tốn, cịn thu nhập tính thuế
được xử lý theo quy định của luật thuế TNDN. Vì vậy, mục đích của việc ban hành
chuẩn mực kế toán thuế TNDN – VAS 17 nhằm giúp cho nhà quản lý nhận thức được
các khoản chênh lệch mặc định nói trên. Bên cạnh đó VAS 17 còn giải quyết vấn đề
bất hợp lý trong việc ghi nhận chi phí giữa kế tốn và thuế. Nếu ghi nhận và xử lý
thông tin trên BCTC theo VAS 17 thì chính sách kế tốn của DN và chính thuế có
thể hồn tồn độc lập với nhau, giảm thiểu sự can thiệp vào công việc kinh doanh của


xix

DN. VAS 17 là công cụ hiệu quả để minh bạch số liệu liên quan đến thuế TNDN giữa
DN và cơ quan thuế (Nguyễn Xuân Thắng, 2007).
Tuy nhiên không như phần lớn các chuẩn mực khác thể hiện được tính thực thi

cao hơn do về cơ bản nội dung của các VAS là có sự thống nhất, khơng có sự xung
đột với cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong
quá trình thực hiện (Phạm Hoài Hương, 2010). VAS 17 mặc dù đã được ban hành
hơn 10 năm nay nhưng khi áp dụng vào trong thực tế đã gặp khơng ít vướng mắc
trong vấn đề hiểu và vận dụng đúng theo tinh thần nội dung trong chuẩn mực.
Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tìm kiếm
thêm nhân tố và xác định mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng CMKT VN, đặc biệt
nghiên cứu một chuẩn mực cụ thể - CMKT thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17)
bởi các lý do sau đây:
(i)

Chênh lệch do khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế tốn

(ii)

Chênh lệch số liệu giữa chính sách kế tốn do doanh nghiệp lựa chọn và
chính sách thuế hiện hành

(iii)

Áp lực về thuế luôn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp

Từ những lý do trên, tác giả cho rằng việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam – Nghiên cứu VAS 17 là vấn đề cần
thiết và có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho doanh
nghiệp để từ đó có cơ sở cho việc gợi ý một số giải pháp nhằm đưa VAS 17 được ứng
dụng toàn diện tại các DN phát sinh thuế TN hoãn lại nhằm mang lại chất lượng thơng
tin cung cấp trên báo cáo tài chính. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên nền tảng
lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng

CMKT nói chung đặc biệt áp dụng cho VAS 17 nói riêng làm đề tài nghiên cứu cho
luận án với tên đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán
– Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam”. Với
chủ đề nghiên cứu này, trước hết nhiệm vụ đầu tiên tác giả nghiên cứu các nhân tố


xx

nào ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT tại các quốc gia trên thế giới, sau đó đi sâu
vào nghiên cứu cho VAS 17.
2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đến

việc áp dụng Chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp Việt Nam
Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán - Nghiên
cứu Chuẩn mực kế toán thuế TNDN tại Việt Nam
- Xây dựng mơ hình và thang đo nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc
tuân thủ quy định kế toán và áp dụng Chuẩn mực kế toán - Nghiên cứu Chuẩn mực
kế toán thuế TNDN tại Việt Nam
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Dựa vào các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, đề tài xác lập các câu hỏi nghiên
cứu như sau:
Câu hỏi nghiên cứu:
- Thứ nhất: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán

- Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam?
- Thứ hai: Mơ hình và thang đo được xây dựng như thế nào để kiểm định sự ảnh
hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực kế toán - Chuẩn mực kế toán
thuế TNDN?
- Thứ ba: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng Chuẩn mực kế
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào?
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống chuẩn mực kế toán – Nghiên cứu Chuẩn mực

kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17).


xxi

Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tìm hiểu chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và lớn
có phát sinh thuế hoãn lại hoạt động trên địa bàn TPHCM và một số tỉnh, thành phố
lân cận khác như: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng tàu…
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả kết hợp cách tiếp cận định
tính, định lượng với nghiên cứu khám phá cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng bằng phương pháp tình huống
với cơng cụ thảo luận nhóm, thảo luận tay đơi, phân tích, so sánh, tổng hợp, phỏng
vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kế tốn, kiểm tốn, kế tốn trưởng, giảng viên có
kinh nghiệm giảng dạy kế tốn đồng thời có kinh nghiệm thực tế làm kế tốn cho các
cơng ty. Kết quả đạt được từ phương pháp nghiên cứu tình huống giải quyết được câu
hỏi nghiên cứu 1 là nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng VAS 17
như nhân tố năng lực nhân viên kế toán, hỗ trợ tư vấn của tổ chức nghề nghiệp, áp
lực từ thuế, trình độ và nhận thức của nhà quản lý, tâm lý kế toán viên, chất lượng

phần mềm kế toán, quy mơ doanh nghiệp và kiểm tốn độc lập.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Từ kết quả nghiên cứu của phương pháp
định tính tác giả tiếp tục đưa vào đo lường, kiểm định thông qua bảng khảo sát các
câu hỏi đối với đối tượng là giảng viên dạy kế toán đang làm kế toán, tư vấn kế toán,
kế toán tại các doanh nghiệp. Công cụ thu thập dữ liệu ở phương pháp này là hình
thức gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các đối tượng. Sau đó tác giả sử dụng
cơng cụ phân tích EFA, CFA, SEM để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu giải quyết
được câu hỏi 2, câu hỏi 3 là xác định được mơ hình nghiên cứu chính thức các nhân
tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực – Nghiên cứu VAS 17 và mức độ ảnh
hưởng của chúng tới việc áp dụng chuẩn mực kế tốn VAS 17.
5. Đóng góp của luận án
Về mặt học thuật
 Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.


xxii

 Xây dựng được thang đo đo lường việc áp dụng chuẩn mực kế tốn – Nghiên
cứu VAS 17
 Thơng qua nghiên cứu tình huống, đã xác định được 9 nhân tố ảnh hưởng đến
việc áp dụng chuẩn mực – Nghiên cứu VAS 17 trong đó có 2 nhân tố mới là Tâm lý
kế toán và chất lượng phần mềm kế tốn.
 Thơng qua việc khảo sát, nghiên cứu đã đo lường phản ánh được thực trạng áp
dụng VAS 17 tại các DN đồng thời trên cơ sở tiếp cận một cách tồn diện các thuộc
tính đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán – Nghiên
cứu VAS 17
Về mặt ứng dụng
 Nghiên cứu là một kênh tham khảo có giá trị trong việc tn thủ quy định
chuẩn mực kế tốn nói chung và chuẩn mực kế tốn thuế thu nhập nói riêng của các

doanh nghiệp.
 Nghiên cứu là một căn cứ có giá trị trong việc đánh giá thực trạng việc áp dụng
VAS 17 trong các DN Việt Nam hiện nay và là nguồn thông tin cần thiết cho các cơ
quan ban nghành cụ thể là Bộ tài chính nhận định về thực trạng áp dụng VAS 17
trong thời gian qua đồng thời đánh giá được những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng chuẩn mực kế tốn nói chung và VAS 17 nói riêng.
 Giúp cho các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của VAS 17 để từ đó
có những chính sách quan tâm đến cơng tác kế tốn tại đơn vị thơng qua việc hỗ trợ
kế tốn tham gia vào các lớp đào tạo nhằm nâng cao kiến thức liên quan đến chuẩn
mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và VAS 17 nói riêng khơng chỉ
cho kế tốn mà cịn cho nhà quản lý để việc thực thi VAS 17 của đơn vị được hiệu
quả hơn.
 Là tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu, những đối tượng
muốn quan tâm nghiên cứu chuẩn mực kế tốn nói chung và VAS 17 nói riêng.
6. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm 5 chương


xxiii

Phần mở đầu: Tác giả tóm lược thực trạng của chuẩn mực kế tốn nói chung
và VAS 17 nói riêng để từ đó đưa ra vai trị và lợi ích mà chuẩn mực kế toán thuế
TNDN đem lại cho các doanh nghiệp. Đồng thời tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án.
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Tác giả trình bày các nghiên
cứu ở Việt Nam và trên thế giới các nội dung liên quan đến chuẩn mực kế tốn mục
đích xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế tốn nói
chung và VAS 17 nói riêng; Tác giả đã đúc kết được những thành quả đạt được,
những hạn chế của nghiên cứu để tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu để giúp tác
giả nhận biết được tầm quan trọng và sự cần thiết, phù hợp phải nghiên cứu chuẩn

mực kế toán thuế TNDN.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Chương này làm rõ những khái niệm chính liên
quan đến nghiên cứu và cơ sở lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu tạo nền tảng
vững chắc cho việc giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng chuẩn mực kế toán thuế TNDN.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã kế thừa các nghiên cứu trước
theo phương pháp tổng hợp và phân tích từ đó nội suy và khám phá ra vấn đề nghiên
cứu thông qua phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Nghiên cứu định tính được thực
hiện thơng qua phương pháp tình huống nhằm thu thập dữ liệu thông qua dàn bài thảo
luận thử và thảo luận chính thức như thảo luận nhóm, thảo luận tay đơi với việc phân
tích sâu. Kết quả nội dung thu thập được từ phương pháp tình huống đã giúp tác giả
xác định được mơ hình nghiên cứu. Tiếp đến tác giả sử dụng phương pháp định lượng
trong nghiên cứu. Để nhằm mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến việc áp dụng VAS 17 đã được khám phá ở quy trình nghiên cứu định tính. Tác
giả tiếp tục nghiên cứu thơng qua phương pháp định lượng như đánh giá độ tin cậy
của thang đo: Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ bảng khảo sát chính thức sau đó tác
giả sử dụng kỹ thuật EFA, Crobach’ alpha nhằm loại bỏ các thang đo không phù hợp.
Nghiên cứu cũng sử dụng kỹ thuật CFA để kiểm định lại các thuộc tính của các thang
đo, kiểm định sự thích hợp của các thang đo.. và phương pháp nghiên cứu cuối cùng


×