Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại – Nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------------

LÂM THANH PHI QUỲNH
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC XẾP HẠNG
TÍN NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
– NGHIÊN CỨU TẠI CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
----&&&---Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.


ii

MỤC LỤC
----&&&---Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii


MỤC LỤC ............................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. ix
TÓM TẮT ............................................................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................................... 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu.......................................................................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 4
1.5 Đối tượng, phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................... 4
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................................. 5
1.6.1 Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 5
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................... 5
1.7 Những đóng góp của luận án ........................................................................................ 6
1.8 Kết cấu của luận án ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI
CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI
2.1 Tổng quan về MXHTN của NHTM. ............................................................................ 8
2.1.1 Khái niệm về MXHTN của NHTM. ........................................................................... 8
2.1.2 Phương pháp đánh giá MXHTN của NHTM ............................................................ 11
2.1.2.1 Hệ thống thống nhất đánh giá các tổ chức tài chính (The Uniform
Financial Institutions Rating System - UFIRS).................................................................. 11
2.1.2.2 Phương pháp đánh giá MXHTN NHTM của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
quốc tế ................................................................................................................................... 12


iii

2.2 Đặc điểm kinh tế và đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển

và các nền kinh tế mới nổi .................................................................................................. 14
2.2.1 Một số đặc điểm kinh tế của các nền kinh tế phát triển ............................................ 14
2.2.2 Một số đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển ................................ 14
2.2.3 Một số đặc điểm kinh tế của các nền kinh tế mới nổi................................................ 16
2.2.4 Một số đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi................................... 18
2.3 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM ....................... 20
2.3.1 Sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến MXHTN của NHTM .................................... 22
2.3.2 Sự tác động của yếu tố hỗ trợ từ chính phủ hay tập đoàn mẹ đến MXHTN của
các NHTM ............................................................................................................................. 23
2.3.3 Sự tác động của các yếu tố đặc thù của NHTM đến MXHTN ................................. 24
2.4 Cơ sở lý thuyết về sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển ..... 25
2.4.1 Khái niệm về bất cân xứng thông tin.......................................................................... 25
2.4.2 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát
triển ....................................................................................................................................... 25
2.4.3 Bất cân xứng thông tin tạo ra sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế
phát triển ............................................................................................................................... 30
2.5 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .................................................. 33
2.5.1 Mức độ tin cậy và tính thống nhất trong các đánh giá MXHTN của NHTM .......... 35
2.5.2 Xây dựng mô hình dự báo MXHTN ........................................................................... 38
2.5.2.1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân loại bằng các mô hình hồi quy
thống kê ................................................................................................................................. 38
2.5.2.2 Các nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân loại trí tuệ nhân tạo ................. 39
2.6 Khe hổng nghiên cứu và khung phân tích của luận án .............................................. 43
2.6.1 Khe hổng nghiên cứu .................................................................................................. 43
2.6.2 Khung phân tích của luận án ..................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................................... 47

3.1.1 Mô hình hồi quy Ordered Logit .................................................................................. 47


iv

3.1.2 Xác định và đo lường biến phụ thuộc......................................................................... 51
3.1.3 Xác định và đo lường các biến giải thích ................................................................... 51
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................................... 59
3.3 Các giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 63
3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................................... 66
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích phương sai một yếu tố các chỉ tiêu tài chính NHTM theo từng
MXHTN ................................................................................................................................ 72
4.2 Kết quả phương pháp lựa chọn biến giải thích và đánh giá mức độ phù hợp
của mô hình hồi quy Ordered logit .................................................................................... 82
4.2.1 Kết quả phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô hình hồi quy Ordered
logit ........................................................................................................................................ 82
4.2.2 Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ........................................................ 89
4.3 Kiểm định các giả định trong mô hình Ordered logit ................................................ 93
4.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình (Multicollinearity) ................. 93
4.3.2 Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình (heteroskedasticity) ......... 94
4.3.3 Kiểm tra việc thiếu biến giải thích cần thiết trong mô hình ...................................... 96
4.4 Đánh giá tác động biên của một số biến giải thích trong mô hình. ........................... 98
4.5 Xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN
của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi ...................... 100
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 106
4.6.1 Thảo luận các kết quả nghiên cứu từ mô hình dự đoán MXHTN của NHTM
tại các nền kinh tế mới nổi. .................................................................................................. 106
4.6.1.1 Tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống đến MXHTN của NHTM
tại các nền kinh tế mới nổi. .................................................................................................. 106

4.6.1.2 Tác động của yếu tố sở hữu đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế
mới nổi................................................................................................................................... 108
4.6.1.3 Tác động của yếu tố quy mô đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế
mới nổi................................................................................................................................... 109
4.6.1.4 Tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền
kinh tế mới nổi. ..................................................................................................................... 111


v

4.6.2 Thảo luận các kết quả nghiên cứu từ mô hình dự đoán MXHTN của NHTM
tại các nền kinh tế phát triển................................................................................................ 116
4.6.2.1 Tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống đến MXHTN của NHTM
tại các nền kinh tế phát triển................................................................................................ 116
4.6.2.2 Tác động của yếu tố sở hữu đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế
phát triển. .............................................................................................................................. 117
4.6.2.3 Tác động của yếu tố quy mô đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế
phát triển. .............................................................................................................................. 118
4.6.2.4 Tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền
kinh tế phát triển. .................................................................................................................. 119
4.6.3 Thảo luận kết quả xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố
ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền
kinh tế mới nổi ...................................................................................................................... 125
4.6.3.1 Sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống đến
MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. ........ 125
4.6.3.2 Sự khác biệt trong tác động của yếu tố sở hữu đến MXHTN của NHTM tại
các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. ................................................. 126
4.6.3.3 Sự khác biệt trong tác động của yếu tố quy mô và các chỉ tiêu tài chính đến
MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi ......... 128
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 134
5.2 Gợi ý chính sách ............................................................................................................. 137
5.2.1 Các gợi ý chính sách cho các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng ...................... 137
5.2.2 Các gợi ý chính sách cho các NHTM ......................................................................... 139
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.............................. 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1a .............................................................................................................................. i
Phụ lục 1b .............................................................................................................................. ii
Phụ lục 2 ................................................................................................................................ iii
Phụ lục 3 ................................................................................................................................ v


vi

Phụ lục 4 ................................................................................................................................ vii
Phụ lục 5 ................................................................................................................................ xvii
Phụ lục 6a .............................................................................................................................. xix
Phụ lục 6b .............................................................................................................................. xx
Phụ lục 7 ................................................................................................................................ xxi
Phụ lục 8 ................................................................................................................................ xxii
Phụ lục 9 ................................................................................................................................ xxiii
Phụ lục 10 .............................................................................................................................. xxiv


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
----&&&---Ký hiệu

ANOVA

Tiếng Anh
Analysis of variance

Tiếng Việt
Phân tích phương sai

FFIEC

Federal Financial Instutions

Hội đồng Giám sát các tổ

Examination Council

chức tài chính liên bang

Gross National Products

Tổng sản phẩm quốc gia

GNP
HSHQ

Hệ số hồi quy

IMF

International Monetary Fund


Quỹ Tiền tệ quốc tế

MDA

Multiple discriminant analysis

Phân tích đa biệt thức
Mức xếp hạng tín nhiệm

MXHTN
NIM

Net Interest Margin

Tỷ lệ lãi cận biên

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

OBS


Observations

Các quan sát

OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và

Co-operation and Development

Phát triển kinh tế

OLS

Ordinary Least Squares

Bình phương nhỏ nhất

ROAA

Return on average assets

Tỷ số lợi nhuận trên tổng
tài sản bình quân

ROAE


Return on average equity

Tỷ số lợi nhuận trên tổng
vốn chủ sở hữu bình quân

VIF

Variance inflation factor

Hệ số khuếch đại phương
sai

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
----&&&---Đồ thị 2.1: Mức độ tập trung trong lĩnh vực ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển và
các nền kinh tế mới nổi giai đoạn 1999 – 2008 ..................................................................... 15
Đồ thị 2.1: ROAA của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế phát
triển giai đoạn 1999-2008 ...................................................................................................... 19
Đồ thị 3.1: Minh họa xác suất trong mô hình Ordered Logit ................................................ 51
Đồ thị 4.1: Tác động của biến Coutry_Rating đến xác suất phân loại NHTM vào các
MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế mới nổi................................................................... 107
Đồ thị 4.2: Tác động của biến Bicra đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN

khác nhau tại các nền kinh tế mới nổi ................................................................................... 108
Đồ thị 4.3: Tác động của biến LnAss đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN
khác nhau tại các nền kinh tế mới nổi. .................................................................................. 110
Đồ thị 4.4: Tác động của biến AssGrow đến xác suất phân loại NHTM vào các
MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế mới nổi.................................................................... 112
Đồ thị 4.5: Tác động của biến LoanLoss_Ln đến xác suất phân loại NHTM vào các
MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế mới nổi.................................................................... 113
Đồ thị 4.6: Tác động của biến OthIn_Ass đến xác suất phân loại NHTM vào các
MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế mới nổi.................................................................... 116
Đồ thị 4.7: Tác động của biến LnAss đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN
khác nhau tại các nền kinh tế phát triển ................................................................................ 118
Đồ thị 4.8: Tác động của biến LoanLoss_Ln đến xác suất phân loại NHTM vào các
MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế phát triển ................................................................. 119
Đồ thị 4.9: Tác động của biến NIM đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN
khác nhau tại các nền kinh tế phát triển ................................................................................ 122
Đồ thị 4.10: Tác động của biến ROAE đến xác suất phân loại NHTM vào các
MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế phát triển ................................................................. 123
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích MXHTN NHTM của Fitch ....................................................... 13
Sơ đồ 2.2: Các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM .................................................... 21
Sơ đồ 2.3: Khung phân tích của luận án ................................................................................ 45


ix

Sơ đồ 3.1: Trình tự thực hiện các bước phân tích của luận án .............................................. 66
Sơ đồ 3.2: Xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi so với các nền kinh tế phát triển ............. 70


x


DANH MỤC BẢNG BIỂU
----&&&---Bảng 3.1: Định nghĩa các biến giải thích trong mô hình nghiên cứu .................................... 52
Bảng 3.2: Mức xếp hạng tín nhiệm NHTM tại các nền kinh tế phát triển trong mẫu dữ
liệu nghiên cứu giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................. 62
Bảng 3.2: Mức xếp hạng tín nhiệm NHTM tại các nền kinh tế mới nổi trong mẫu dữ
liệu nghiên cứu giai đoạn 2013 - 2015 .................................................................................. 62
Bảng 4.1: Giá trị trung bình các chỉ số tài chính NHTM theo từng MXHTN tại các
nền kinh tế mới nổi ................................................................................................................ 73
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất và phân tích phương sai một yếu
tố các chỉ tiêu tài chính NHTM theo từng MXHTN tại các nền kinh tế mới nổi.................. 75
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định Kruskal - Wallis các chỉ tiêu tài chính NHTM theo từng
MXHTN tại các nền kinh tế mới nổi ..................................................................................... 76
Bảng 4.4: Giá trị trung bình các chỉ số tài chính NHTM theo từng MXHTN tại các nền
kinh tế phát triển .................................................................................................................... 77
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất và phân tích phương sai một yếu
tố các chỉ tiêu tài chính NHTM theo từng MXHTN tại các nền kinh tế phát triển ............... 80
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Kruskal - Wallis các chỉ tiêu tài chính NHTM theo từng
MXHTN tại các nền kinh tế phát triển .................................................................................. 81
Bảng 4.7: Mô hình Ordered logit với 5 mẫu dữ liệu con và toàn bộ mẫu dữ liệu các
NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. ....................................................................................... 82
Bảng 4.8: Tần suất xuất hiện của các biến giải thích có hệ số hồi quy có ý nghĩa thống
kê trong các mô hình Ordered logit trên các mẫu dữ liệu các NHTM tại các nền kinh
tế mới nổi. .............................................................................................................................. 84
Bảng 4.9: Mô hình Ordered logit trên tập hợp các biến giải thích được lựa chọn và
toàn bộ mẫu dữ liệu các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. ............................................... 85
Bảng 4.10: Mô hình Ordered logit với 5 mẫu dữ liệu con và toàn bộ mẫu dữ liệu các
NHTM tại các nền kinh tế phát triển ..................................................................................... 86
Bảng 4.11: Tần suất xuất hiện của các biến giải thích có hệ số hồi quy có ý nghĩa
thống kê trong các mô hình Ordered logit trên các mẫu dữ liệu các NHTM tại các nền

kinh tế phát triển. ................................................................................................................... 88


xi

Bảng 4.12: Mô hình Ordered logit trên tập hợp các biến được lựa chọn và toàn bộ mẫu
dữ liệu các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. ................................................................. 89
Bảng 4.13: Giá trị tuyệt đối chênh lệch giữa chỉ tiêu BIC1 và BIC2 để so sánh mức độ
phù hợp giữa 2 mô hình Ordered logit .................................................................................. 90
Bảng 4.14: Hệ số BIC của các mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các NHTM tại
các nền kinh tế mới nổi. ......................................................................................................... 91
Bảng 4.15: Hệ số BIC của các mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các NHTM tại
các nền kinh tế phát triển. ...................................................................................................... 92
Bảng 4.16: Hệ số VIF của các biến giải thích trong mô hình Ordered logit trên mẫu dữ
liệu các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi .......................................................................... 94
Bảng 4.17: Hệ số VIF của các biến giải thích trong mô hình Ordered logit trên mẫu dữ
liệu các NHTM tại các nền kinh tế phát triển ........................................................................ 94
Bảng 4.18: Mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các NHTM tại các nền kinh tế mới
nổi với giả định phương sai thay đổi ..................................................................................... 95
Bảng 4.19: Mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các NHTM tại các nền kinh tế
phát triển với giả định phương sai thay đổi ........................................................................... 96
Bảng 4.20: Mô hình kiểm tra đối với mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các
NHTM tại các nền kinh tế mới nổi. ....................................................................................... 97
Bảng 4.21: Mô hình kiểm tra đối với mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các
NHTM tại các nền kinh tế phát triển. .................................................................................... 98
Bảng 4.22: Tác động biên của các biến giải thích lên xác suất phân loại biến phụ thuộc
vào từng MXHTN trong mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các NHTM tại các
nền kinh tế mới nổi. ............................................................................................................... 98
Bảng 4.23: Tác động biên của các biến giải thích lên xác suất phân loại biến phụ thuộc
vào từng MXHTN trong mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các NHTM tại các

nền kinh tế phát triển. ............................................................................................................ 99
Bảng 4.24: Mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu gộp khi thêm biến Emer và
Country_rating_Emer. ........................................................................................................... 100
Bảng 4.25: Mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu gộp khi thêm biến Emer và
Bicra_Emer. ........................................................................................................................... 101
Bảng 4.26: Mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu gộp khi thêm biến Emer,
Government_Emer và Group_Emer. ..................................................................................... 102


xii

Bảng 4.27: Các mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu gộp với các biến tương tác. .......... 103


xiii

TÓM TẮT
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Fitch, Standard & Poor’s và
Moody’s không đề cập cụ thể sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới
nổi. Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tồn tại sự khác biệt trong tác
động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển
so với các nền kinh tế mới nổi.
Mục tiêu của luận án nhằm xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố
mang tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro ngành ngân hàng
nơi các NHTM có trụ sở và các yếu tố mang tính chất đặc trưng riêng cho từng
NHTM như đặc điểm sở hữu, quy mô tổng tài sản và các chỉ tiêu tài chính đến
MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới
nổi.
Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố và

phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô hình Ordered logit để xác định các yếu
tố cụ thể tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền
kinh tế mới nổi. Sau đó, tác giả thực hiện đánh giá tác động tổng hợp của biến đại diện
cho từng yếu tố tác động và biến tương tác nhằm xác định sự khác biệt trong tác động
của các yếu tố nêu trên đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với
các nền kinh tế mới nổi.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra rằng các yếu tố mang tính chất hệ
thống có tác động mạnh đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hơn
so với các nền kinh tế phát triển. Ngược lại, các chỉ tiêu tài chính của các NHTM lại ít
ảnh hưởng đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các
nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có tồn tại sự khác
biệt trong tác động của đặc điểm sở hữu đến MXHTN của NHTM giữa 2 nhóm quốc
gia nêu trên.
Từ những kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất một số gợi ý chính
sách cho NHTW tại các nền kinh tế mới nổi nhằm nâng cao MXHTN của các NHTM
trong phạm vi quốc gia điều hành. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị


xiv

đối với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi để cải thiện MXHTN của chính các
đơn vị này.


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Mức xếp hạng tín nhiệm của một ngân hàng thương mại được công bố bởi các

tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế được xem như là một công cụ cung cấp cho các
nhà đầu tư những thông tin cơ bản về tình hình tài chính của các NHTM mà họ đang
quan tâm. Đó cũng là một cơ sở quan trọng để các nhà đầu tư đưa ra mức lãi suất
tương ứng với mức độ rủi ro tín dụng của NHTM đang xem xét khi cung cấp vốn cho
đối tượng này.
Bên cạnh đó, khi tham khảo phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá
MXHTN các NHTM do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố, ta có thể thấy được
rằng MXHTN của NHTM bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: rủi ro quốc
gia, rủi ro ngành ngân hàng, quy mô, đặc điểm sở hữu NHTM và rất nhiều chỉ tiêu
phản ánh tình hình tài chính của bản thân NHTM. Đồng thời, mỗi yếu tố nêu trên lại
chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố chi tiết khác. Tuy nhiên, các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm quốc tế không trình bày cụ thể mức độ tác động cũng như chiều hướng tác
động của các yếu tố này đến MXHTN của các NHTM cũng như không nêu cụ thể sự
khác biệt trong tác động của các yếu tố này khi đánh giá MXHTN của các NHTM tại
các nền kinh tế phát triển so với các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi.
Mặt khác, từ những nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các
NHTM tác giả nhận thấy có sự không thống nhất trong việc lựa chọn các yếu tố tác
động đến MXHTN của các NHTM. Mỗi nhà nghiên cứu lựa chọn các yếu tố tác động
đến MXHTN của NHTM một cách khác nhau căn cứ trên mẫu dữ liệu quan sát của
họ. Ngoài ra, các nghiên cứu này cũng có những kết quả không tương đồng nhau về
ảnh hưởng của một số yếu tố tác động đến MXHTN của các NHTM. Nguyên nhân
của vấn đề có thể do những mô hình dự báo MXHTN của NHTM trong các nghiên
cứu kể trên được xây dựng từ mẫu quan sát các NHTM từ nhiều quốc gia có đặc điểm
và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Do vậy, những yếu tố đặc thù của các quốc
gia có thể tác động dẫn đến sự khác biệt nêu trên.


2

Vì vậy, tác giả nhận thấy cần thiết phải thực hiện nghiên cứu nhằm xác định sự

khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các
nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Việc dự báo và đánh giá tình hình tài chính của các tổ chức tài chính, đặc biệt
là các NHTM là một lãnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm
1960. Theo Liu và Ferri (2001), các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng quan tâm
MXHTN cụ thể của từng ngân hàng tại quốc gia của họ vì điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến an toàn hệ thống ngân hàng tại các quốc gia này. Mặt khác, các NHTM cũng
rất chú ý đến MXHTN của bản thân vì đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy
động vốn trên thị trường tài chính quốc tế của chính các đơn vị này. Ngoài ra,
MXHTN của các NHTM còn được các nhà đầu tư và những người gởi tiền vào các
NHTM quan tâm vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến an toàn nguồn vốn của chính các
đối tượng này (Kumar, 2007).
Tuy vậy, để có thể đánh giá được tình hình tài chính của một NHTM đòi hỏi
phải thực hiện một phân tích khoa học đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của NHTM. Để giải quyết vấn đề này, Cơ quan Quản lý hoạt động NHTM tại
Mỹ đã thiết lập hệ thống đánh giá CAMELS nhằm đánh giá tình hình tài chính của các
NHTM tại Mỹ định kỳ từ 12-18 tháng từ năm 1997 đến nay. Ngoài ra, ba tổ chức xếp
hạng tín nhiệm quốc tế lớn nhất hiện nay là Fitch, Standard & Poor’s và Moody’s
cũng thường xuyên công bố thông tin về MXHTN của các NHTM ở rất nhiều quốc
gia khác nhau. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm này ngày càng có tầm ảnh hưởng rộng
lớn trên phạm vi thế giới xuất phát từ tầm quan trọng của các thông tin về MXHTN
trong các quyết định định đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế không thể thực hiện đánh
giá thường xuyên và đầy đủ tất cả các NHTM trong một quốc gia cụ thể, đặc biệt là tại
các quốc gia có quy mô nền kinh tế và hệ thống NHTM còn khiêm tốn. Bên cạnh đó,
như đã nêu ở trên, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế không nêu cụ thể các yếu tố
cơ bản có tác động trực tiếp đến MXHTN của NHTM cũng như chiều hướng tác động
của các yếu tố này. Ngoài ra, một câu hỏi luôn được các nhà nghiên cứu đặt ra đó là
liệu các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có sử dụng cùng một phương pháp để đánh giá

MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi hay


3

không? Cụ thể, một số nhà nghiên cứu như: Liu và Ferri (2001), Shen và cộng sự
(2012) đã chỉ ra rằng có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến MXHTN của các NHTM hay doanh nghiệp tại các nước phát triển so với các
nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ mới chứng minh được có sự
khác biệt trong tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các NHTM tại các
nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Đồng thời, các chỉ tiêu tài chính
được đề cập đến trong các nghiên cứu này cũng khá hạn chế.
Mặt khác, tác giả cũng nhận thấy rằng rất cần thiết phải tiến hành nghiên cứu
nhằm tìm hiểu sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của
NHTM giữa 2 nhóm quốc gia nêu trên để các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng có
thể nhận diện chính xác và nhanh chóng các NHTM có mức độ rủi ro cao và từ đó đưa
ra các biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác, quá trình tự do hóa tại các nền kinh tế mới
nổi đã mở ra cơ hội rất lớn để các NHTM tại các quốc gia này thu hút nguồn vốn đầu
tư nước ngoài. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn này đòi hỏi các NHTM tại các
nền kinh tế mới nổi phải cải thiện MXHTN của bản thân thông qua việc tác động đến
các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến MXHTN. Bởi vì MXHTN có ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng tiếp cận thị trường vốn và chi phí sử dụng vốn của các NHTM này
(Manso, 2013).
Xuất phát từ bối cảnh các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của
các NHTM, nhu cầu thực tế của các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng và bản thân
các NHTM như đã trình bày ở trên, tác giả nhận thấy cần thực hiện luận án này nhằm
giải quyết vấn đề nghiên cứu cụ thể như sau:
Xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống
như mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro của ngành ngân hàng và những yếu tố đặc
trưng riêng NHTM bao gồm quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến

MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án này là xác định sự khác biệt trong tác động của
các yếu tố có ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với
các nền kinh tế mới nổi thông qua việc thực hiện các kiểm định kinh tế lượng và thiết
lập các mô hình định lượng để phản ánh sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng nêu


4

trên đối với MXHTN của các NHTM. Trên cơ sở đó, luận án cần đạt được những mục
tiêu cụ thể như sau:
(1): Phân tích và so sánh tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống như mức
độ rủi ro quốc gia và mức độ rủi ro ngành ngân hàng đến MXHTN của các NHTM tại
các nền kinh tế phát triển và tại các nền kinh tế mới nổi .
(2): Phân tích và so sánh tác động của các yếu tố thể hiện những đặc trưng riêng
NHTM bao gồm quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của
các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển và tại các nền kinh tế mới nổi.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể đã trình bày
ở phần trên, tác giả đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu chi tiết như sau:
Thứ nhất, có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất
hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia và mức độ rủi ro ngành ngân hàng đến MXHTN
của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các NHTM tại các nền kinh tế mới
nổi hay không ?
Thứ hai, có tồn tại sự khác biệt trong tác động của các yếu tố thể hiện những
đặc trưng riêng của NHTM như quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ tiêu tài chính đến
MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các NHTM tại các nền
kinh tế mới nổi hay không ?
1.5 Đối tượng, phạm vi, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là MXHTN và các yếu tố tác động đến MXHTN của
các NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển bao gồm: các nước thuộc nhóm
G7 và một số quốc gia khác như Australia, New Zealand, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Hà
Lan, Bỉ,… ; và các NHTM tại các quốc gia được IMF đánh giá là các thị trường mới
nổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina, Chile, Mexico, Thái Lan,
Philippinies, Việt Nam,…. (chi tiết tham khảo phụ lục 1a và phụ lục 1b).
Phạm vi nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu các MXHTN của NHTM
và các yếu tố tác động đến MXHTN của các NHTM thuộc hai nhóm nước nêu trên
trong giai đoạn từ 2010 đến 2015.
Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu nghiên cứu của luận án là dữ liệu chéo về
MXHTN của các NHTM, các chỉ số tài chính của các đơn vị này và các yếu tố vĩ mô
liên quan đến môi trường hoạt động có tác động đến MXHTN của các NHTM. Dữ


5

liệu về MXHTN của các NHTM được lấy từ các công bố MXHTN của Fitch. Dữ liệu
về các chỉ số tài chính của các NHTM được lấy từ nguồn dữ liệu Bankscope.
Phương pháp nghiên cứu: luận án sử dụng phương pháp phân tích phương sai
một yếu tố kết hợp với phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô hình hồi quy
Ordered logit để xác định các yếu tố tác động đến MXHTN của các NHTM. Mặt khác,
luận án sử dụng phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của biến giải thích và biến
tương tác để xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
1.6.1 Ý nghĩa khoa học
Luận án đóng góp thêm cho lĩnh vực nghiên cứu về MXHTN của các NHTM
những bằng chứng thực nghiệm về sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang
tính chất hệ thống như mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro của ngành ngân hàng và
những yếu tố đặc trưng riêng NHTM bao gồm quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ

tiêu tài chính đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát triển so với các
nền kinh tế mới nổi.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các
yếu tố này đến MXHTN của các NHTM, giúp cho các cơ quan quản lý hoạt động
ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi có thêm một công cụ hữu hiệu để nhận biết tình
hình tài chính và mức độ rủi ro của các NHTM. Từ đó, các cơ quan quản lý này có thể
đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm hạn chế những thiệt hại do việc phá sản
hay mất khả năng thanh toán của các ngân hàng gây ra cho nền kinh tế. Mặt khác, kết
quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản
lý hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế mới nổi khi đưa ra các quy định nhằm đảm
bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM và cải thiện MXHTN của NHTM tại các
quốc gia này theo tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Thứ hai, việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN và sự khác biệt
trong tác động của các yếu tố này đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới
nổi so với các nền kinh tế phát triển giúp cho các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi
chủ động lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm cải thiện được MXHTN cho bản thân.


6

Qua đó, các NHTM này có thể củng cố uy tín và nâng cao năng lực huy động vốn trên
cả thị trường trong và ngoài nước.
1.7 Những đóng góp của luận án
Các nghiên cứu về xây dựng mô hình dự đoán MXHTN sử dụng mẫu quan sát
bao gồm các NHTM từ nhiều quốc gia khác nhau về điều kiện và trình độ phát triển
nền kinh tế (Poon và cộng sự, 1999; Matousek và Steward, 2009; Ioannidis và cộng
sự, 2010; Caporale và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả xây dựng
mô hình phản ánh tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM trên
mẫu dữ liệu các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi một

cách tách biệt nhau. Đây là một đóng góp của luận án so với các nghiên cứu trước,
nhằm mục đích để mô hình phản ánh chính xác và đầy đủ những yếu tố tác động và
mức độ tác động của các yếu tố này đến MXHTN của các NHTM tại riêng các nền
kinh tế phát triển và tại riêng các nền kinh tế mới nổi.
Các nghiên cứu trước về sự chính xác và tính thống nhất trong các đánh giá
MXHTN đối với NHTM chủ yếu nhằm chứng minh các đánh giá MXHTN được thực
hiện không theo yêu cầu của đơn vị được đánh giá thấp hơn các đánh giá MXHTN
được thực hiện theo yêu cầu của đơn vị được đánh giá và việc có đánh giá MXHTN
theo yêu cầu hay có đánh giá MXHTN không theo yêu cầu có ảnh hưởng quan trọng
đến MXHTN của NHTM (Poon và Firth, 2005; Poon và cộng sự, 2009). Ngoài ra,
nghiên cứu của Shen và cộng sự (2012) nhằm chứng minh mức độ bất cân xứng thông
tin tại các quốc gia khác nhau ảnh hưởng đến sự tác động của một số chỉ tiêu tài chính
đến MXHTN của NHTM. Do vậy, đóng góp mới của luận án so với các nghiên cứu kể
trên đó là luận án giúp làm sáng tỏ sự khác biệt trong tác động của các yếu tố như:
mức độ rủi ro quốc gia, mức độ rủi ro của ngành, quy mô, đặc điểm sở hữu và các chỉ
tiêu tài chính của NHTM đến MXHTN của các đơn vị này tại các nền kinh tế phát
triển so với tại các nền kinh tế mới nổi.
1.8 Kết cấu của luận án
Bố cục của luận án được chia thành 5 chương, chi tiết như sau:
Chương 1 “Giới thiệu”. Chương này nhằm mục đích giới thiệu tổng quan về
luận án bao gồm các nội dung cơ bản như: vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn và những đóng góp của luận
án.


7

Chương 2 “Xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại tại các nền kinh tế
phát triển và các nền kinh tế mới nổi”. Nội dung của chương bao gồm phần trình bày
tóm lược một số vấn đề cơ bản liên quan đến MXHTN của NHTM, đặc điểm kinh tế

và đặc điểm của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi.
Bên cạnh đó, nội dung của chương cũng trình bày cơ sở lý thuyết của luận án và tóm
tắt các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các NHTM để đúc kết
thành khung phân tích phù hợp cho luận án.
Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu”. Nội dung của chương bao gồm: phần
trình bày mô hình nghiên cứu, mô tả tóm tắt dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, tác giả trình bày chi tiết các phương pháp
kinh tế lượng được áp dụng trong luận án để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
MXHTN của NHTM và sự khác biệt trong tác động của các yếu tố này đến MXHTN
của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
Chương 4 “Kết quả nghiên cứu và thảo luận”. Chương 4 trình bày kết quả
phân tích phương sai một yếu tố các biến giải thích trong mô hình nghiên cứu theo các
MXHTN khác nhau và kết quả của phương pháp lựa chọn biến giải thích trong mô
hình Ordered logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các
nền kinh tế phát triển và tại các nền kinh tế mới nổi. Mặt khác, nội dung của chương
cũng bao gồm kết quả đánh giá mức độ phù hợp và kết quả kiểm định một số giả định
của mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, chương này cũng trình bày kết quả phân tích nhằm
xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của
NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Cuối cùng, nội
dung của chương trình bày phần thảo luận các kết quả nghiên cứu của luận án và kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu trong luận án đã đề ra trong chương 3.
Chương 5 “Kết luận và gợi ý chính sách”. Chương này tóm tắt lại một số kết
quả chính của luận án, những gợi ý chính sách cho các cơ quan quản lý hoạt động
ngân hàng và bản thân các NHTM. Cuối cùng, chương 5 trình bày một số hạn chế của
luận án và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


8

CHƯƠNG 2

XẾP HẠNG TÍN NHIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TẠI CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN VÀ
CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI.
Mục đích của chương này nhằm giới thiệu một cách khái quát một số vấn đề cơ
bản liên quan đến MXHTN của NHTM, đặc điểm các nền kinh tế phát triển, các nền
kinh tế mới nổi và đặc điểm của các NHTM tại các quốc gia này. Mặt khác, Chương 2
cũng đề cập đến sự bất cân xứng thông tin trong việc đánh giá MXHTN của NHTM
và tác động của vấn đề này dẫn đến sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế
mới nổi. Đồng thời, nội dung của chương cũng bao gồm phần lược khảo các nghiên
cứu thực nghiệm liên quan đến MXHTN của các NHTM. Từ đó, tác giả đề xuất khung
phân tích phù hợp cho luận án.
2.1 Tổng quan về MXHTN của NHTM
2.1.1 Khái niệm về MXHTN của NHTM
Theo Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm Moody’s, MXHTN của một NHTM do
Moody’s công bố thể hiện mức độ uy tín hay mức độ tin cậy của đơn vị này đối với
các nghĩa vụ tài chính (MXHTN này không áp dụng riêng cho một khoản nợ hay một
loại chứng khoán cụ thể) (Moody’s, 2009).
Theo một cách khác, MXHTN của một NHTM do Standard & Poor’s công bố
là một sự đánh giá thể hiện năng lực tài chính tổng thể của NHTM để thanh toán
những nghĩa vụ tài chính. Sự đánh giá này tập trung vào khả năng và mức độ sẳn sàng
của một NHTM trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn. Sự đánh giá này
không áp dụng riêng cho một nghĩa vụ tài chính cụ thể và cũng không đề cập đến đặc
điểm của những khoản dự phòng cho những nghĩa vụ tài chính này. Việc đánh giá
MXHTN tập trung vào xác định khả năng phá sản hay khả năng thanh toán những
nghĩa vụ tài chính của đơn vị được đánh giá trên phương diện nghĩa vụ pháp lý. Ngoài
ra, MXHTN của NHTM cũng được xem xét một cách tách rời với MXHTN của chủ
thể bảo lãnh cho các nghĩa vụ tài chính của NHTM được đánh giá (Standard & Poor’s,
2010).



9

Tương tự, MXHTN của NHTM do Fitch công bố thể hiện khả năng thanh toán
đúng hạn các nghĩa vụ tài chính của NHTM. MXHTN của NHTM do Fitch công bố
dựa trên việc phân tích khả năng gánh chịu, thái độ và năng lực quản trị rủi ro của
NHTM kết hợp với việc đánh giá khả năng hỗ trợ tài chính của chính phủ hay tập
đoàn mẹ đối với NHTM (Fitch, 2003).
Tóm lại, từ 3 khái niệm về MXHTN của NHTM của 3 tổ chức xếp hạng tín
nhiệm uy tín nhất trên thế giới được trình bày ở trên, ta có thể hiểu được rằng
MXHTN của NHTM là thước đo phản ánh cụ thể mức độ uy tín và khả năng thanh
toán đúng hạn các nghĩa vụ tài chính của NHTM.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm về MXHTN của NHTM cụ thể như
nghiên cứu của Matousek và Stewart (2009), Iannotta và cộng sự (2010), Caporale và
cộng sự (2012), … cũng đều thống nhất với nhau về khái niệm MXHTN của NHTM
như trên. Mặt khác, Bellotti và cộng sự (2011a) còn chỉ ra rằng MXHTN do các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm công bố là những thang đo thứ bậc phản ánh tình hình tài
chính của các NHTM không chỉ trong hiện tại mà còn cả trong tương lai. Nói một
cách khác, quá trình đánh giá MXHTN của một đơn vị là một quá trình độc lập với
mục đích là xác định khả năng và mức độ sẳn sàng để thanh toán những nghĩa vụ tài
chính. Quá trình này được thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thông qua
việc phân tích và đánh giá tổng hợp những yếu tố rủi ro có thể nhận biết được của đơn
vị được đánh giá.
MXHTN của một NHTM có thể được thay đổi, tạm đình chỉ việc áp dụng hay
được thu hồi lại bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm do những sự thay đổi trong những
thông tin tài chính của đơn vị hay tính sẳn có của các thông tin này.
Việc đánh giá MXHTN của một NHTM do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
thực hiện căn cứ trên những thông tin hiện tại được cung cấp bởi chính NHTM được
đánh giá hay có thể từ những nguồn thông tin đáng tin cậy khác. Các tổ chức xếp hạng
tín nhiệm không thực hiện kiểm toán đối với những thông tin tài chính này và đôi khi

dựa trên những thông tin tài chính chưa được kiểm toán.
MXHTN của một NHTM bao gồm MXHTN ngắn hạn và MXHTN dài hạn.
MXHTN ngắn hạn thể hiện mức độ tin cậy của một đơn vị trong việc hoàn tất các
nghĩa vụ tài chính của đơn vị này trong khoảng thời gian ngắn (Standard & Poor’s,
2010).


×