Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp nhằm giúp học tốt môn Luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.75 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …..
TRƯỜNG ...........
**********

SÁNG KIẾN
..................

Tác giả: ............
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục
Đơn vị công tác: Trường …….

………, tháng 04 năm ………….

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu toán lớp 4
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 1

Năm Học: 2018-2019


I- Sơ lược lý lịch tác giả:
II- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
-Trường Tiểu học B Long An nằm trên trục lộ giao thông xã nông thôn mới giữa
xã Long An và xã Châu, trực thuộc ấp Long Hòa và ấp B2 rất thuận lợi cho việc đi
học ủa các em học sinh
1. Thuận lợi:
- Giáo viên có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học đạt chuẩn theo qui định của
ngành. Mỗi thầy cô có tâm với nghề, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và thường xuyên


đổi mới phương pháp giàng dạy biết phân hóa đối tượng học sinh.Tự chủ thay đổi nội
dung phù hợp với trình độ của học sinh, nhưng phải thông qua tổ chuyên môn bàn
bạc và thống nhất. Chấp hành tốt giờ giấc theo qui định, luôn luôn nêu cao tinh thần
trách nhiệm có mối đoán kết nội tốt. Gần gũi than thiện với học sinh, phối hợp với
cha mẹ các em được ủng hộ về xã hội hóa tốt và việc giáo dục các em có tiến bộ.
- Học sinh: đa số các em đi học đúng giờ và chấp hành nội quy của nhà trưởng
- Cha, me có quan tâm đến việc học của các em. Mua sắm dụng cụ học tập khá đầy
đủ, trường học khang trang có sân chơi thoáng mát cho các em vui chơi cơ sở phòng
học đủ ánh sang , có thư viện đạt chuẩn để các em đọc sách
2. Khó khăn:
- Giáo viên: Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con mình ảnh
hưởng đến việc học tập. Trình độ chuyên môn không đồng đều, ít chú tâm đến học
sinh chưa hoàn thành, nên chất lượng học tập chưa cao
- Học sinh: đối với những em chưa hoàn thành thường nghĩ học ít chú ý theo dõi bài
và cùng bạn thảo luận.Tiếp thu bài chậm, không dám phát biểu, không chuẩn bị bài,
thường xuyên không thuộc bài, ít đọc sách nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học
.Bản thân những phụ huynh này khi mời họp thì không đi
. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu toán lớp 4.
. Lĩnh vực chuyên môn.
III- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
- Làm thế nào để sự nghiệp trồng người mang lại nhiều kết quả cao? Làm cách
nào trong lớp không còn học sinh yếus? Thế nhưng, trong quá trình giáo dục để đạt
được hiệu quả cao, lớp không còn học sinh yếu không dễ chút nào. Khi trong thực tế
một lớp học bao giờ cũng có sự chêch lệch về trình độ tiếp thu của học sinh, nhất là
học sinh yếu kém thì quả là gánh nặng đối với giáo viên chủ nhiệm. Gánh nặng đó
khiến các em khó vượt qua để theo kịp các bạn trong lớp. Điều đầu tiên các em
không theo kịp bạn bè chính là kĩ năng tính toán còn yếu. Tôi thiết nghĩ “Một số biện
pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4” là điều cần thiết.
- Chương trình Toán lớp 4 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở Tiểu học

là sự kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy toán ở nước ta. Thực hiện đổi mới
cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học, mục tiêu chương trình Toán lớp 4, yêu
cầu giáo viên trang bị cho học sinh một số chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản để các
em áp dụng kiến thức và kỹ năng vào học tập và cuộc sống .
- Năm học 2018 -2019, tôi được phân công dạy lớp 4. Đầu năm nhận lớp, qua
khảo sát chất lượng, tôi đã phát hiện trong lớp còn nhiều em còn yếu toán tiếp thu bài
quá chậm không nắm được kiến thức cơ bản. Các em còn lơ là trong việc học toán,
ảnh hưởng đến giờ học của các em, trong thời gian kế tiếp. Vậy làm thế nào, để các
em học tốt môn Toán đó chính là vấn đề mà chúng tôi đặt ra và cần có hướng giải
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 2

Năm Học: 2018-2019


quyết. Từ thực tế trên, sau nhiều năm vận dụng và chọn lọc tôi đã rút được kinh
nghiệm về “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4”
Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy còn rất nhiều học sinh, khi học bài mới nhưng
những kiến thức cũ, có liên quan thì không nắm được. Chẳng hạn, khi học phép
cộng, phép trừ số có nhiều chữ số nhưng các em chưa biết đặt tính sao cho các chữ số
“Cùng hàng phải thẳng cột”, Học phép nhân nhưng rất nhiều em không thuộc bảng
nhân, học chia cho số có 2,3 chữ số các em lại chưa thạo chia cho số có 1 chữ số…
Có những em nắm được nội dung lý thuyết nhưng khi vận dụng thực hành lại không
áp dụng được, dẫn đến các em chán nản trong giờ học toán. Tôi chọn đề tài nghiên
cứu này nhằm giúp học sinh yếu môn toán nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn,
hăng say trong giờ học toán nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững
chắc cho các lớp trên.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Với những kinh nghiệm trên tôi đã góp phần nâng cao chất lượng của giờ dạy

học toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đồng thời tạo sự say mê hứng
thú cho học sinh khi học toán và từ đó học sinh ngày càng yêu thích môn Toán hơn.
Dạy học toán không những dạy kiến thức mà còn rèn kĩ năng tính. Giáo viên cần phải
trao dồi từng bước để nâng cao trình độ nhận thức của các em, giúp các em có kiến
thức cơ bản để học tốt ở các lớp tiếp theo.Vì vậy theo tôi, người giáo viên cần có một
số giải pháp sau:
- Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có
phương pháp giảng dạy tốt.
- Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người.
- Phải nghiên cứu toàn bộ chương trình toán để thấy rõ các hạt nhân kiến thức và
ý nghĩa của nó trong chương trình.
- Trong dạy giải toán cần vận dụng kết hợp linh hoạt các giải pháp đã nêu và các
phương pháp khác.
- Xác định rõ lỗi sai của học sinh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, nhất là
đối với đối tượng học sinh yếu.
- Luôn tôn trọng tính độc lập và sáng tạo của học sinh.
Cần áp dụng giải pháp này để giúp cho các em học còn yếu môn Toán làm quen với
giải pháp này.
3. Nội dung sáng kiến
a. Thuận lợi
- Bản thân tôi đã nhiều năm đứng lớp, tiếp xúc được nhiều đối tượng học sinh,
hiểu và nắm được tâm lí của những học sinh yếu. Đồng thời đã qua nhiều năm giảng
dạy lớp 4 nên đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và giúp đỡ
học sinh lớp 4 học toán một cách hiệu quả. Bản thân tôi đã nhận thức đúng ý nghĩa,
tầm quan trọng của việc học toán nên tôi đã tìm hiểu kĩ mục tiêu, nội dung bài dạy rồi
soạn bài, lên lớp truyền đạt đầy đủ những nội dung mà mục tiêu yêu cầu, kết hợp
nhiều phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh. Trong giảng dạy tôi có mở rộng nội dung bài dạy cho phù hợp với nhiều đối
tượng học sinh, học tập thực hành phù hợp để ôn tập kiến thức và kĩ năng trong từng

giai đoạn học tập của học sinh. Nhìn chung, học sinh có hứng thú học tập, tất cả đều
hiểu bài và làm bài tập tốt, biết cách trình bày bài và giải đúng kết quả.
-Trường có một điểm cơ sở vật chất, phòng học và bàn ghế đầy đủ đáp cho việc
dạy và học, có đủ ánh sáng. Đa số học sinh có đủ dụng cụ học tập, đi học đúng giờ,
chấp hành nội quy lớp học. Các em có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 3

Năm Học: 2018-2019


và được hưởng những quyền lợi. Nếu gia đình có khó khăn nghèo được miểng giảm
bảo hiểm y tế, gia đình có quan tâm việc học của các em. Học sinh tập trung ở hai ấp
trong địa của xã Long An. Nhà trường có thư viện để các em đọc sách và có sân chơi
rộng thoáng mát.
b. Khó khăn:
-Do điều kiện kinh tế còn khó khăn và trình độ học vấn chưa cao nên đa số phụ
huynh là người dân tộc thiểu số chưa chú ý đến việc học hành của con, đặc biệt là
chưa nhận thức đúng vai trò của môn toán trong trường Tiểu học. Học sinh chưa ý
thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu khó, chưa tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi
cho mình những phương pháp học đúng, để biến tri thức của thầy thành của mình.
Cho nên sau khi học xong bài, các em chưa nắm bắt được lượng kiến thức thầy
giảng, rất nhanh quên và kĩ năng tính toán chưa nhanh, nhất là đối với những học
sinh khó khăn
-Còn một số gia đình nghèo cha mẹ phải làm ăn xa nhà và để con ở nhà sống với
ông bà, cho nên ít quan tâm đến việc học của các em, còn vài trường hợp về việc học
tập tiếp thu kiến thức còn chậm. Nguyên nhân do các em lười học và không chuẩn bị
bài hoặc xem bài ở nhà. Chưa thường xuyên đọc sách tham khảo cũng sách giáo
khoa, cho nên khi thực bài còn lúng túng.

c. Tiến trình thực hiện:
- Vào những ngày đầu năm học, giáo viên theo dõi từng học sinh trong quá trình
học tập và kết quả khảo sát phát hiện ra các em học yếu toán, cộng, trừ, nhân, chia
sai, tính toán chậm và không nắm được cách tính.
+ Ví dụ :
-Để nắm cách tìm thành phần chưa biết của phép tính : số bị chia và số chia, thừa
số, số hạng, số trừ và số bị trừ không bị lẫn lộn ta có thể cho học sinh nắm cách nhận
biết đơn giản nhất : Thực hiện tính trừ cho số trừ, thực hiện tinh chia cho từng số
chia( Tìm các thành phần còn lại, tìm số bị trừ, thực hiện cộng, tính nhân khi tìm số
bị chia..)
- Đổi đơn vị đo độ dài, đo khối lương, thời gian từ đơn vị lớn đổi ra đơn vị nhỏ
hơn, ta thực hiện như sau:.
- Ngay sau khi khảo sát chất lượng của lớp đầu năm, giáo viên đã theo sát lớp tìm
hiểu kĩ từng đối tượng. Sau 2 tuần lễ, giáo viên lên kế hoạch phụ đạo học sinh yếu
toán, giúp các em nhớ lại các kiến thức đã hổng, dần dần giúp các em lắp lại chổ
hổng kiến thức, nắm chắc kiến thức cơ bản đã học để các em tiếp tục học tốt trong
thời gian còn lại.
- Cụ thể tôi lập danh sách tất cả những học sinh yếu và tổ chức cho các em học phụ
đạo trong 15 phút đầu giờ, trong giờ ra chơi và trong buổi sinh hoạt cuối tuần. Tôi ôn
lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài học sẽ học trong tuần kế
tiếp và đồng thời cho các em thực hành lại những kiến thức đã học ở tuần qua bằng
cách cho những bài tập vừa sức với học sinh.
- Chẳng hạn: trước khi học phần phép chia, tôi ôn cho học sinh về phép chia cho số
có 1 chữ số, đồng thời ôn lại bảng chia nhằm giúp các em dễ dàng ước lượng tìm
thương của phép chia với số có 2,3 chữ số.
- Do là học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm và mau quên. Các
kiến thức cũ phải được giáo viên cũng cố lại nhiều lần khi có liên quan đến nội dung
bài mới, giúp các em biết được mối liên hệ, biết phân biệt, biết được sự chuyển tiếp
giữa các dạng nội dung với nhau. Chẳng hạn phải cho học sinh thấy rõ sự khác biệt
của các dạng toán có mối liên quan với nhau. Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số

đó.: Tìm 2 số khi biết hiệu tỉ số của 2 số đó :Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 4

Năm Học: 2018-2019


đó: Bằng cách cho xem 3 đề toán thuộc 3 dạng này và chỉ rõ sự khác nhau giữa
chúng.
- Trong từng mạch kiến thức giáo viên cần chốt lại cách thực hiện bằng lời nói đơn
giản, dễ hiểu, “Nôm na” nhằm khắc sâu kiến thức. Nói rõ hơn đó là giúp học sinh
thấy rõ cách nhớ của từng đơn vị kiến thức.
d.Thời gian thực hiện :
Từ năm học 20117-2018 cho đến nay, thực hiện tại đơn vị Trường TH B Long
An
- Trong quá trình dạy, giáo viên luôn tìm ra các phương pháp giảng dạy thích hợp, có
trọng tâm, bằng phương pháp trực quan sinh động, giảng dạy vấn đáp, chơi trò chơi
toán học, thi đua tập ra đề toán, trò chơi tiếp sức … phối hợp đang xen nhau tạo hứng
thú cho các em tiếp thu bài tốt hơn.
- Khi phụ đạo về phép chia ở 1,2 tiết đầu tôi cho các em làm việc nhóm đôi, tôi
quan sát thấy nhóm nào thực hiện chia tốt sẽ cho các em làm việc cá nhân. Đôi lúc tổ
chức cho các em thi đua thực hiện phép chia, đố vui về bảng nhân bảng chia. Hay khi
dạy về đơn vị đo thời gian giây tôi cho học sinh quan sát sự chuyển động trên mặt
đồng hồ có 3 kim và nêu khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch nhỏ đến vạch nhỏ
liền kề là 1 giây, khoảng thời gian kim giây đi hết một vòng trên đồng hồ là 60 giây
tức là 1 phút, và giới thiệu 1 phút bằng 60 giây.
e.Biện pháp tổ chức .
Bước 1: Xác định đối tượng: Dựa vào định nghĩa đã nêu giáo viên tiến hành kiểm
tra khảo sát lựa chọn chính xác đối tượng: Cần chú ý có hai loại đối tượng là: Đối

tượng mở rộng và đối tượng tập trung. * Đối tượng mở rộng: là đối tượng thuộc dạng
học yếu trong một giai đoạn, một khoảng thời gian nhất định, với sự giúp đỡ kịp thời
của giáo viên những HS này có khả năng tự thoát khỏi dạng học yếu trong một
khoảng thời ngắn. * Đối tượng tập trung ( đối tượng chính): là những HS yếu thật sự
không có khả năng theo kịp kiến thức của bài học, hoặc bị hạn chế ở một hay nhiều
kĩ năng cơ bản không có khả năng tự thực hiện yêu cầu của bài học. Số HS thuộc đối
tượng này phải được giáo viên quan tâm giúp đỡ trong thời gian dài và xuyên suốt
trong quá trình dạy học mới có thể hòa nhập được cùng các bạn. Nói cụ thể hơn là
giáo viên cần xác định kỹ hơn HS mình bị yếu ở điểm nào. Đây là bước hết sức quan
trọng để tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 2: Tìm nguyên nhân: Từ việc đã xác định được đối tượng giáo viên phải tiến
hành điều tra và xác định được nguyên nhân nào dẫn đến việc học yếu. Qua việc tìm
hiểu, điều tra, kiểm tra, quan sát, đi thực tế…. Chúng ta phải xác định rõ nguyên
nhân dẫn đến học yếu của từng em. Đây là bước quan trọng để có thể lựa chọn đúng
giải pháp giúp các em học tiến bộ hơn. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc HS
học yếu: . Do trí tuệ kém phát triển, do lơ là trong học tập., do bị hỏng một số kiến thức,
kĩ năng cơ bản, do ham chơi, lười học, do không thích thầy cô, d o phương pháp của giáo
viên chưa phù hợp, lời giảng chưa thu hút, do gia đình thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia
đình quá khó khăn phải phụ làm thêm với cha mẹ k hông có thời gian học ở nhà, do ảnh
hưởng tâm lý, do ảnh hưởng từ bạn bè, do bị nghiện game, hoặc có một số sở thích
khác…. Việc xác định nguyên nhân là cả một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp
nhưng đó chính là điều kiện không thể thiếu để lựa chọn giải pháp giáo dục phù hợp
cho từng đối tượng mà chúng ta đã tìm được nguyên nhân.
Bước 3: Lựa chọn và ứng dụng các kinh n ghiệm, giải pháp giáo dục HS. Tất cả có
3 nhóm giải pháp chính, nhưng khi lựa chọn và áp dụng thì đó lại là sự đan xen, phối
hợp, hổ trợ cho nhau tùy theo nguyên nhân dẫn đến học yếu của HS. Chính vì vậy
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 5


Năm Học: 2018-2019


giải pháp là từ chính HS mà ra, tức là HS yếu gì? Nguyên nhân từ đâu mà ta đề ra
giải pháp thích hợp. Do đó tìm đúng đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến học yếu, là
yếu tố quyết định cho việc lựa chọn các nhóm giải pháp khắc phục vấn đề học yếu
của HS. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch chúng tôi đã tập hợp, lựa chọn và vận
dụng các nhóm giải pháp sau để giáo dục HS yếu thấy có hiệu quả. Nhóm giải pháp
kích thích thái độ học tập của HS: Đây là nhóm giải pháp mang tính cơ bản và quan
trọng nhất nó phù hợp với hầu hết các đối tượng HS, do nhiều nguyên nhân yếu.
Thực vậy trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên đều ý thức được rằng “Tác phong
học tập có quyết định rất lớn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của HS.
-Tác phong học tập là gì?: Tác phong học tập là một hệ thống thái độ, hành vi của

người học đối với một hoạt động, một hình thức tổ chức, một lời giảng của người dạy
trong quá trình dạy học và giáo dục.
- Bằng câu chuyện, tấm gương hay một bài giáo dục hướng nghiệp, lời tâm sự chân
tình của giáo viên làm cho HS ý thức được lợi ích của việc học tập, cảm nhận được
việc học là vinh quang, không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn phức tạp.
- Xem trọng việc xây dựng nề nếp lớp và giáo dục đạo đức cho HS chính nề nếp lớp
làm cho HS thấy việc học quan trọng hơn. Từ đó có đầy đủ ý chí, sự tập trung cao độ
cho việc học. Chính những tấm gương đạo đức, lễ nghĩa làm cho HS thấy được ý
thức trách nhiệm của mình với lớp, với thầy cô, cha mẹ, gia đình và mọi người về
việc học của mình.
- Sử dụng lời động viên, khen ngợi hợp lí: Là con người, ai cũng thích được khen và
cố gắng để xứng đáng với lời khen đó.Trong mỗi chúng ta ai cũng có nhiều kỉ niệm
đẹp về một thời đi học, mà có lẽ lời khen của thầy cô là kỉ niệm đẹp nhất và sâu sắc
nhất. Chính vì vậy lời khen thật lòng, đúng lúc là phương thuốc, là giải pháp tối ưu
nhất để kích thích thái độ học tập của HS. Chúng tôi nhớ sách “ Đắc nhân tâm” của
Nguyễn Hiến Lê dịch có viết rằng: “Lời khen là lời nói đẹp nhất của loài người.

Muốn thu phục nhân tâm thì lời khen ngợi tự đáy lòng là lời đầu tiên khi muốn được
lòng người khác hoặc muốn người khác nghe theo mình.” Đối với HS yếu cũng vậy,
được khen đúng lúc, đúng chỗ, các em sẽ rất tự tin và luôn cố gắng phấn đấu để xứng
đáng với lời khen của thầy cô. Nhưng cũng cần chú ý khi sử dụng lời khen phải đúng
lúc, đúng chỗ và đảm bảo phải xuất phát tự đáy lòng. Biết chọn vào đúng ngay sự cố
gắng, đúng năng khiếu, đúng ngay những tiến bộ mà HS vừa cố gắng đạt được, tránh
lạm dụng lời khen biến chúng thành lời nói bình thường và trở nên nhàm chán. Sự
việc gì cũng khen, một buổi học ai cũng được khen, khen như vậy không gây được
xúc cảm với HS, mà trái lại còn làm cho các em cảm thấy bình thường không phát
huy được khả năng của HS.
- Tạo cho HS một vị trí, một chỗ đứng, một thành viên quan trọng của lớp: Thật vậy
khi lớp học có một HS lười học hay nghỉ học để đi chơi. Hãy thử giao cho em này
trách nhiệm mở cửa và bảo vệ tài sản của lớp với một câu nói: “ Thầy rất tin tưởng ở
em và chỉ có em mới làm được việc này.” Quý thầy cô sẽ thấy kết quả hơn cả sự
mong đợi. Người lớn chúng ta cũng vậy, thật tuyệt vời nếu ta là một thành viên quan
trọng trong một tập thể hay một hoạt động có đông người nào đó. Chính vì vậy là
giáo viên dạy lớp chúng ta phải chú ý tạo điều kiện cho những HS yếu luôn cảm thấy
mình là một thành viên rất quan trọng của lớp, để các em tự tin phát huy vai trò của
mình và từ đó có ý thức học tập tốt hơn.
-Nhóm giải pháp thực hiện ngay trên giờ dạy và giờ tổ chức phụ đạo: Đây là nhóm
giải pháp có ý nghĩa trực tiếp và xác thực trong quá trình phụ đạo HS yếu. Như đã
nói ở trên, muốn phụ đạo đạt hiệu quả phải tìm được nguyên nhân mới đưa ra được
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 6

Năm Học: 2018-2019


giải pháp cụ thể. Quá trình dạy học là quá trình đi từ cái HS đã có đến cái chúng ta

muốn có ở HS. Nên việc đầu tiên là cần kiểm tra và xác định HS đạt ở mức độ nào,
đã có những kiến thức, kĩ năng nào, ta cần cung cấp nội dung cho HS ở mức độ là
phù hợp với vùng phát triển gần trong tư duy của trẻ.
-Chính vì vậy mà đôi khi ta chỉ cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng hết sức cơ
bản và sơ giảng về bài học nhất định cụ thể như: về Tiếng Việt chỉ cung cấp cho HS
biết về nét, về âm, vần mặc dù các em đã học hơn một học kì lớp 1, hoặc đã lên lớp 2
mà HS chưa đọc được, hoặc dạy cộng trừ đơn giản không nhớ khi các em đã học đến
lớp 3 mà chưa biết tính toán. Tạo cho các em tâm lí thoải mái nhẹ nhàng, các em không
cảm thấy bị nặng nề khó hiểu, mà tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập,
từ đó có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới. Trong giờ dạy hằng ngày trên lớp giáo viên
phải thiết kế giáo án bằng hệ thống câu hỏi hết sức rõ ràng, vừa sức với HS yếu; câu
hỏi phải được chia nhỏ đến mức HS yếu mà bằng kinh nghiệm của mình có thể trả lời
được. Ngay trong giờ học cần quan tâm HS yếu giúp các em cơ bản nắm được kiến
thức và kĩ năng mới. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng. Vì
vậy cần thiết.
-Lập danh sách học sinh yếu phân loại. Kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếu
không nên dạy những vấn đề hoặc những kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến
thức của lớp dưới. Thường xuyên tích hợp giáo dục các kĩ năng sống giúp các em có
ý thức học tập tốt hơn. Có nhiều hơn các kĩ năng sống cơ bản, để “đề kháng” tốt với
các trò chơi và tệ nạn có hại, sống tốt hơn trong môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Người giáo viên còn phải chia sẽ với những em bị ảnh hưởng tâm lí từ nguyên nhân
gia đình. Nếu không thực hiện được như vậy thì HS yếu vẫn mãi mãi là HS yếu.
+ Nhóm giải pháp kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục, kết hợp với gia đình.
- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục con người tốt nhất. Chính vì vậy giáo
viên phải thường xuyên liên hệ gia đình, gặp riêng phụ huynh những HS yếu để cùng
thảo luận giải pháp giúp các em học tập tốt hơn. Cụ thể nên hướng dẫn cha mẹ HS
cách dạy và nội dung dạy phù hợp; phụ huynh biết quản lí thời gian học ở nhà của
các em bằng thời gian biểu hằng ngày; quản lí giờ chơi tránh để HS tham gia chơi và
nghiện game; yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện cho các em tham gia học tập tích
cực và tự học; gia đình phải kịp thời động viên, đôn đốc con em đi học chuyên cần.

Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con trước khi đến trường.
+Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác: Trong nhà trường: giáo viên phải thường
xuyên liên hệ và báo cáo với ban giám hiệu để theo dõi và chỉ đạo kịp thời, trao đổi
cùng tổ chuyên môn, đồng thời phải phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể khác như
Đội, Đoàn, Công đoàn, để cùng nhau tìm ra biện pháp giáo dục các em. Các lực lượng
xã hội khác: Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ
chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội kịp thời giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó
khăn, động viên các em an tâm học tập, tránh trường hợp bỏ học do học yếu và gia
cảnh quá khó khăn.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm: Việc đánh giá năng lực học tập
của HS là việc làm thường xuyên và liên tục mà đặc biệt là đối với học sinh yếu còn
phải thực hiện nhiều hơn. Chúng ta đánh giá HS không phải chỉ để xếp loại mà chủ
yếu là để đánh giá lại phương pháp tổ chức dạy của chúng ta có đạt hiệu quả hay
không, nội dung dạy học cho các em học yếu có phù hợp chưa. Từ đó giáo viên có kế
hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác đánh giá còn để giáo viên xác định đúng đối
tượng HS yếu và tìm ra được nguyên nhân để giáo dục tốt hơn.
- Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu kém, khuyến khích các em
học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặc những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức.
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 7

Năm Học: 2018-2019


Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi các em
yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc
nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại
khó,giúp các em hiểu các thuật ngữ, cách suy luận, chỉ rõ những kiến thức quan trọng
cần khắc sâu, cần nhớ kỹ.

- Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả.
Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là
khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh.
-Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình
cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy
thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp
thời những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế
hoạch phụ đạo học sinh.
- Kết hợp với nhiều phương pháp dạy học để dẫn dắt học sinh tới kiến thức cần đạt.
- Tạo điều kiện cho học sinh có thói quen trao đổi kiểm tra lẫn nhau.
- Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ các em yếu kém về học tập,
về phương pháp vận dụng kiến thức .
- Giáo viên tổ chức học sinh giỏi kèm học sinh yếu, phụ đạo học sinh yếu trong giờ
tự học, tự ôn tập ở trong lớp những kiến thức để các em nắm vững hơn. Sau buổi học
phụ đạo, giáo viên có kế hoạch kiểm tra trên giấy để nắm mức độ tiến bộ của các em,
tuyên dương các em học có tiến bộ trước lớp nhằm động viên kích thích các em ham
học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ.
- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học yếu để báo cáo tình
hình học tập của các em học yếu. Kết hợp phụ huynh động viên, đôn đốc, nhắc nhỡ
giúp các em đạt kết quả tốt hơn..
- Các biện pháp thực như sau :
VD1: Muốn tìm số hạng chưa biết.Chúng ta cần thực hiện như thế nào ? ( HS: lấy
tổng trừ đi số hạng đã biết ).
x+340 = 675
=> x
= 675-340
=> x
= 335.
VD2: Muốn tìm số bị trừ, ta cần như thế nào? (HS: lấy cộng với số trừ).

x- 465 = 732
 x
= 732+465
 x
= 1197
- Muốn tìm thừa số chưa biết em phải làm thế nào?( ta lấy tích chia cho thừa số đã
biết)
VD: X x 24 = 2472
X = 2472 : 24
X = 103
- Muốn tìm số bị chia ta lam như thế nào? (ta lấy thương nhan với số chia)
VD : X : 5 = 625
X = 625 x 5
X= 3125
- Đổi đơn vi đo độ ta làm thế nào? ( biết đơn vị từ lớn đến bé và phải thuộc bảng
đo độ dài) km, hm, dam,m,dm,cm,mm
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 8

Năm Học: 2018-2019


- Muốn đơn vị liền kề nhau hơn kém bao nhiêu lần? (10 lần)
VD: 1m= 10 dm…vv
- Đơn vị đo thời gian: Em cho biết 1 giờ có bao nhiêu phút, 1 phút có bao nhiêu
giây?( 1 giờ= 60 phút , 1 phút= 60 giây)
VD: 1 giờ 15 phút= ……. phút?( 75 phút)
Đơn vị đo khối lượng để đổi được đơn vi đo khối lượng em làm thế nào?( thuộc
bảng đo khối lượng) Tấn, tạ, yến, kg, hg, dg , g

Vậy mỗi đơn vị hơn kém nhau bao nhiêu lần? ( 10 lần)
VD: 1 tấn= 10 tạ.
* Tính chu vị, diện tích hình vuông, hình chữ nhật…vv
- Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào?( ta lấy số đo của một cạnh nhân với
4) công thức; P = 4 x a
Ví dụ: hình vuông có cạnh là 8cm
Vậy: 8x 4= 32(cm)
-Muốn diện tích hình vuông ta làm thế nào? ( ta lấy số đo của một cạnh nhân với
chính nó) công thức: S= a x a
Ví dụ: hình vuông có cạnh 9m
Vậy 9 x 9 = 81(m2)
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?( lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân
với 2 cùng đơn vị đo ta có công thức: p = ( a+ b) x 2
VD: hình chữ nhật mảnh vườn có chiều dài là m8 chiều rộng 5 m
Vậy: chu vi : ( 8 + 5) x 2 = 26(m)
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? ( Ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng cùng
đơn vị đo) công thức : S= a x b
VD: Hính chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng 8m
Vậy: diện tích : 9 x 8 = 72 (m2)

IV- Hiệu quả đạt được.
1.Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sang kiến.
a.Trước khi áp dụng sang kiến.
- Khi giảng dạy giáo viên chú ý theo dõi học sinh yếu kém, khuyến khích các em
học tập tích cực phát biểu ý kiến. Đặc những câu hỏi dễ, cho những bài tập vừa sức.
Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, giáo viên thường xuyên gọi các em
yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chẻ nhỏ bài tập hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc
nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các em, giúp các em khắc phục tính ngại
khó, giúp các em hiểu các thuật ngữ, cách suy luận, chỉ rõ những kiến thức quan
trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỹ.

- Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả.
Đồng thời phân tích chỉ cho các em chỗ sai nếu có, phê phán đúng mức thái độ lơ là
khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh.
- Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên cần tạo không khí cởi mở, tạo tình
cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các em cảm thấy
thích học, để dần dần thay đổi về “chất”.
b.Sau khi áp dụng sang kiến.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra sau mỗi tiết học để nắm sự tiến bộ phát hiện kịp
thời những kiến thức các em chưa nắm được để có sự điều chỉnh phù hợp với kế
hoạch phụ đạo học sinh.
- Kết hợp với nhiều phương pháp dạy học để dẫn dắt học sinh tới kiến thức cần đạt.
- Tạo điều kiện cho học sinh có thói quen trao đổi kiểm tra lẫn nhau.
- Tổ chức cho học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ các em yếu kém về học tập,
về phương pháp vận dụng kiến thức .
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 9

Năm Học: 2018-2019


- Giáo viên tổ chức học sinh giỏi kèm học sinh yếu, phụ đạo học sinh yếu trong giờ
tự học, tự ôn tập ở trong lớp những kiến thức để các em nắm vững hơn. Sau buổi học
phụ đạo, giáo viên có kế hoạch kiểm tra trên giấy để nắm mức độ tiến bộ của các em,
tuyên dương các em học có tiến bộ trước lớp nhằm động viên kích thích các em ham
học và học tốt hơn dù đó là những tiến bộ nhỏ.
- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh của các em học yếu để báo cáo tình
hình học tập của các em học yếu. Kết hợp phụ huynh động viên, đôn đốc, nhắc nhỡ
giúp các em đạt kết quả tốt hơn.
Qua các biện pháp nêu trên đã giúp các em yếu của lớp có sự tiến bộ một cách rõ

rệt, đưa chất lượng học tập của các em nâng dần. Cụ thể đầu năm học các em trong
lớp như: Phước Trọng, Mỹ Ngân, Thanh Phong… rất yếu toán, kĩ năng tính toán
rất chậm.
2.Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến.
Đến giữa học kì I các em đã cơ bản thực hiện được các dạng toán cộng, trừ,
nhân, chia cho số có nhiều chữ số, phân biệt được việc tìm số chia, số bị chia, thừa
số, số hạng, số trừ, số bị trừ trên số tự nhiên và phân số: nắm rõ các dạng toán hình,
toán điển hình …và quan trọng hơn là biết cách thử lại khi thực hiện xong 1 bài toán,
không có học sinh nào phải kiểm tra lại, đạt chỉ tiêu trường giao. Tôi xin dẫn chứng
cụ thể số liệu xếp loại học lực môn toán qua từng kỳ của năm học 2018 -2019 như
sau:
Thời
TSHS
HTT
HT
CHT
điểm
Đầu
30
5
16.7%
22
73.3% 3
10%
năm
Giữa
0%
30
10
33.3%

20
66.7%
HKI
- Thiết kế bài dạy phù hợp và sáng tạo. Giáo viên kiên trì bền bỉ chịu khó trong công
tác phụ đạo học sinh yếu, theo dõi sát từng đối tượng học sinh trong lớp để kịp thời
phát hiện những kiến thức các em chưa nắm hoặc còn mập mờ nhằm đề ra kế hoạch
phụ đạo phù hợp.
- Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản Toán 4 là một yêu cầu tối
thiểu mà mỗi học sinh lớp 4 đều phải đạt được. Đó là cơ sở để các em học tốt môn
Toán ở các lớp trên, để các em áp dụng những đều đã học vào thực tế cuộc sống.
Đồng thời giáo viên phải biết sử dụng đội ngũ học sinh giỏi trong lớp hỗ trợ giáo
viên trong việc phụ đạo. Và bản thân giáo viên nghiên cứu thường xuyên thay đổi
phương pháp hình thức tổ chức giờ phụ đạo sao cho học sinh hứng thú học tập.
V- Mức độ ảnh hưởng:
- Học sinh hiện nay mắc lỗi tính toán các phép tính ảnh hưởng cách tính toán sai ,
nên nhầm lẫn các phép tính. Ngoài việc đến trường học khi về nhà các em thường đi
chơi, gia đình thì ít quan tâm đến việc học của các em. Do hoàn cảnh gia đình nghèo
cha mẹ phải đi làm ăn ở xa, phải để con ở nhà sống với ông, bà còn việc học và sự
hiểu biết cũng không nhiều. Giáo viên chưa thường xuyên quan hệ với gia đình các
em vì lớp học có rất nhiều học sinh còn hạn chế về môn Toán nói chung cũng như các
môn học khác. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy thực tế ở lớp 4C, năm học : 20182019 tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra.

GVCN: Lý Văn Lon

Trang 10

Năm Học: 2018-2019


* Một số biện pháp giúp đỡ học sinh lớp 4 khắc phục trong bộ môn Toán 4. Với

những kinh nghiệm trên tôi đã góp phần nâng cao chất lượng của giờ dạy học toán
nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đồng thời tạo sự say mê hứng thú cho
học sinh khi học toán và từ đó học sinh ngày càng yêu thích môn Toán hơn.
-Dạy học toán không những dạy kiến thức mà còn rèn kĩ năng tính. Giáo viên cần
phải trao dồi từng bước để nâng cao trình độ nhận thức của các em, giúp các em có
kiến thức cơ bản để học tốt ở các lớp tiếp theo. Vì vậy theo tôi, người giáo viên cần
có một số giải pháp sau:
- Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương
pháp giảng dạy tốt. Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học
hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người.
- Phải nghiên cứu toàn bộ chương trình toán để thấy rõ các hạt nhân kiến thức và ý
nghĩa của nó trong chương trình. Trong dạy giải toán cần vận dụng kết hợp linh hoạt
các giải pháp đã nêu và các phương pháp khác.
- Xác định rõ lỗi sai của học sinh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, nhất là đối
với đối tượng học sinh yếu. Luôn tôn trọng tính độc lập và sáng tạo của học
sinh .Cần áp dụng giải pháp này để giúp cho các em học còn yếu môn Toán làm quen
với giải pháp này.
- Để thực hiện được những ảnh hưởng trên bản thân học sinh phải nổ lực phấn đấu
học tập phải đọc sách, còn gia đình thìi thường xuyên quan tâm nhắc nhở động viên
việc học của con cháu của mìn, và có mối quan hệ chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm.
Còn đổi với giáo viên phải có cái tâm nhiệt tình và quân tâm những em này nhiều
hơn. Nhằm hạn chế những lổ hỏng kiến thức cho các em để cuối năm đạt kết quả
hoàn thành chương trình lớp học.
VI- Kết luận:
1.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sau kiểm tra giữa kì I do chất lượng quá thấp, chúng tôi đã triển khai thực hiện
chuyên đề đã nêu. Sau khi triển khai chúng tôi đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của
giáo viên toàn trường, từ đó việc áp dụng các giải pháp và quy trình tổ chức phụ đạo
học sinh yếu được giáo viên thực hiện thường xuyên, liên tục. Qua kết quả khảo sát
100% giáo viên dạy lớp tất cả đều cho rằng: qui trình và các giải pháp rất thực tế, dễ

áp dụng và đặc biệt có hiệu quả ở những HS yếu, đã có sự tiến bộ về chất lượng học
tập và các kĩ năng cơ bản của HS, các em đã tự tin hơn nhiều trong việc thể hiện
nhiệm vụ học tập của mình. Do sáng kiến kinh nghiệm đang triển khai thực hiện
trong giai đoạn cuối học kì I, nên kết quả sẽ được chúng tôi cập nhật, rút kinh nghiệm
qua đợt thi cuối kì I (năm học: 2018-2019). Quá trình thực hiện chuyên ðề, cũng là
quá trình cập nhật thêm các kinh nghiệm và loại bỏ đi những kinh nghiệm không còn
phù hợp thực tế, để thực hiện có hiệu quả trong suốt quá trình dạy học.
2.Bài học kinh nghiệm.
- Khi tổ chức phụ đạo học sinh yếu chúng ta phải thực hiện đúng quy trình, đầy đủ
các bước sau: xác định đối tượng; tìm nguyên nhân; chọn giải pháp và tổ chức phụ
đạo; kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm.
- Sử dụng phương pháp động viên, khen ngợi hợp lí, là giải pháp chính trong suốt
quá trình dạy học và phụ đạo HS. Qua khảo sát có 100% giáo viên cho rằng giải pháp
trên có hiệu quả rất cao. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẽ trách nhiệm
trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao
hẳn trách nhiệm cho giáo viên). Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất
lượng, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết
quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém.
GVCN: Lý Văn Lon

Trang 11

Năm Học: 2018-2019


- Việc xác định đúng nguyên nhân để tìm giải pháp hợp lí và sử dụng phối hợp
nhiều giải pháp trong quá trình phụ đạo là yếu tố quyết định sự thành công.
Tuy nhiên,thì trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này, sẽ không tránh
khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý
kiến quý báu của cấp trên và đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện và đạt kết

quả cao hơn, đồng thời được áp dụng rộng rãi trong việc dạy học môn Toán ở Tiểu
học.
Trên đây là một số PPDH giúp học sinh yếu, học tốt môn Toán, trong chương
trình Tiểu học nói chung và chương trình Toán lớp 4 nói riêng. Trong suốt thời gian
qua, bản thân tôi đã nghiên cứu, vận dụng vào thực tế giảng dạy và chất lượng học
tập của học sinh đã nâng lên rõ rệt. Các em đã thực sự phấn khởi, tự tin khi học Toán.
Đối với tôi, cách dạy trên đã góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các
em – những mầm non tương lai của đất nước.
3.Kiến nghị, đề xuất.
Kiến nghị lãnh đạo Phòng giáo dục, sớm có chỉ đạo cho các cụm chuyên môn tổ
chức các chuyên đề về giáo dục học sinh yếu, đó cũng là cơ hội cho giáo viên được
trao đổi, học tập lẫn nhau những kinh nghiệm giáo dục HS yếu đạt hiệu quả .
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo trên là sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Lý Văn Lon

GVCN: Lý Văn Lon

Trang 12

Năm Học: 2018-2019



×