Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở các trường mầm non quận hoàn kiếm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.86 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THANH PHƯƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU
GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THANH PHƯƠNG

QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ MẪU
GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ HUY HOÀNG

Hà Nội, 2018




LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2
và toàn thể các giảng viên tại các đơn vị đã hết lòng giảng dạy, tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Lê Huy Hoàng, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn BGH,các đồng chí giáo viên
trường mầm non Bà Triệu, các bạn đồng nghiệp, những người thân đã động
viên khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình nghiên cứu
đề tài, song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quí báu của các quí thầy cô và các
bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Thanh Phương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Vũ Thanh Phương


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM
MỸ CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON.................................................................................... 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 5
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài................................... 5
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................... 6
1.2. Lý luận về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo
hình ở trường mầm non.................................................................................. 8
1.2.1. Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non .............. 8
1.2.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở
trường mầm non ................................................................................................ 9
1.3. Lý luận về quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động
tạo hình ở trường mầm non ......................................................................... 13
1.3.1. Quản lý và chức năng của quản lý................................................ 13
1.3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường mầm non ... 15
1.3.3. Chức năng quản lý của Hiệu trưởng đối với giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non ...............................

15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non........................................ 19
1.4.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý ............................................. 19
1.4.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý ......................................... 20


1.4.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý ....................................... 21
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO
TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM .............................................................. 24
2.1. Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu ............................................. 24
2.1.1. Vị trí địa lý quận Hoàn Kiếm, Hà Nội .......................................... 24
2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội .. 24
2.1.3. Tình hình về giáo dục mầm non ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ...... 26
2.2. Vài nét về mẫu nghiên cứu, tổ chức khảo sát. ..................................... 29
2.2.1. Mục đích khảo sát: ........................................................................ 30
2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................... 30
2.2.3. Các phương pháp khảo sát: .......................................................... 30
2.2.4. Thang đánh giá ............................................................................. 31
2.3. Thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo
hình ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm........................................... 31
2.3.1. Thực trạng về mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động tạo hình .......................................................................................... 31
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
qua hoạt động tạo hình. .................................................................................. 33
2.3.3. Thực trạng về phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
qua hoạt động tạo hình ................................................................................... 35
2.3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu

giáo qua hoạt động tạo hình. .......................................................................... 37
2.3.5. Thực trạng hình thức tổ chức giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động tạo
hình .................................................................................................................. 39
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt
động tạo hình ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm. .......................... 41


2.4.1. Thực trạng kế hoạch hóa giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động tạo hình ở trường mầm non ........................................................... 41
2.4.2. Thực trạng tổ chức nhân sự đối với giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non ............................................ 43
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt
động tạo hình ở trường mầm non.................................................................... 45
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non .................................................... 48
2.4.5. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, các học liệu giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non
51
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục mầm non
thông qua hoạt động tạo hình ...................................................................... 55
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 58
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO
TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Ở CÁC TRƯỜNG
MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI .............................................. 59
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................ 59
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học............................................... 59
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................... 59
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................. 59
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động
tạo hình ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ..................... 60

3.2.1. Biện pháp 1: Mục đích tính khoa học trong xây dựng kế hoạch
giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở trường mầm
non ................................................................................................................... 60
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục thẩm
mỹ qua hoạt động tạo hình cho giáo viên trường mầm non. .........................
62
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho
trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non. ..............................
66


3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra đánh giá dạy tạo hình ở trường
mầm non .......................................................................................................... 69
3.2.5. Biện pháp 5: Đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung học liệu để tổ chức tốt
hoạt động tạo hình .......................................................................................... 72
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 74
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp ................. 76
3.4.1. Mục tiêu khảo nghiệm ................................................................... 76
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm................................................................. 76
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm .................................................................. 76
3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm ................................................................. 76
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo qua HĐTH ở các trường mầm non...
78
3.4.6. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở
trường mầm non. ............................................................................................. 81
3.4.7. So sánh tính cần thiết và khả thi của các biện pháp: ................... 82
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 85

1. Kết luận ...................................................................................................... 85
2. Khuyến nghị............................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................
89
PHỤ LỤC........................................................................................................ 93


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lí



Cao đẳng

CNTT

Công nghệ thông tin

CSGD

Chăm sóc giáo dục

ĐH


Đại học

GDMN

Giáo dục mầm non

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giáo viên

GDTM

Giáo dục thẩm mỹ

HĐTH

Hoạt động tạo hình

HT

Hiệu trưởng

MG

Mẫu giáo


PGD

Phòng giáo dục

PHT

Phó hiệu trưởng

SGD

Sở giáo dục

TB

Trung bình

TC

Trung cấp

TP

Thành phố

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh các trường Mầm non trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm năm học 2017 - 2018.............................................. 26
Bảng 2.2. Thống kê số lượng, trình độ của CBQL và giáo viên mầm non của
05 trường tham gia khảo sát ............................................................................ 27
Bảng 2.3. Mức độ xây dựng mục tiêu GDTM cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động
tạo hình ở trường mầm non. ............................................................................ 31
Bảng 2.4: Mức độ thực hiện nội dung GDTM cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động
tạo hình ............................................................................................................ 34
Bảng 2.5. Mức đánh giá các phương pháp GDTM cho trẻ qua hoạt động tạo
hình ở trường mầm non ................................................................................... 35
Bảng 2.6. Mức độ sử dụng phương tiện GDTM cho trẻ mẫu giáo qua hoạt
động tạo hình. .................................................................................................. 37
Bảng 2.7. Mức đánh giá các hình thức tổ chức GDTM cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động tạo hình ........................................................................................... 39
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp thực trạng GDTM cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động
tạo hình ở trường mầm non ............................................................................. 40
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện lập kế hoạch GDTM cho trẻ mẫu giáo thông qua
HĐTH .............................................................................................................. 42
Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức nhân sự với GDTM cho trẻ mẫu giáo qua hoạt
động tạo hình ................................................................................................... 44
Bảng 2.11. Mức độ chỉ đạo GDTM cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở
trường mầm non .............................................................................................. 47
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục thẩm
mỹ....... 49
Bảng 2.13. Mức độ thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết vị, các học liệu trong
giáo dục thẩm mỹ ............................................................................................ 51
Bảng 2.14. Bảng tổng hợp đánh giá quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo qua
HĐTH ở trường mầm non ............................................................................... 53
Bảng 2.15. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý giáo dục ..............
55

thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình ..................................................................... 55
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý
GDTM cho trẻ mẫu giáo qua HĐTH ở các trường mầm non. ........................ 78
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTM
cho trẻ mẫu giáo qua HĐTH ở các trường mầm non...................................... 80
Bảng 3.3. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo qua HĐTH ở trường mầm non. ........ 81
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: So sánh giữa tính cần thiết và khả thi ................................................ 82


1


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Mầm non không phải chỉ đơn thuần là chăm sóc trẻ mà giáo
dục mầm non là giáo dục toàn diện cho trẻ về năm mặt: Ngôn ngữ, nhận thức,
thẩm mỹ, thể chất, tình cảm - xã hội. Vì vậy, phát triển thẩm mỹ là một trong
năm l nh vực giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non nói riêng và với trẻ em nói
chung.
Luật Giáo dục năm 2009 nhấn mạnh: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ ngh a xã hội”
và “Quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo
dục sức khoẻ và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là yêu cầu chiến lược phát
triển giáo dục trong giai đoạn mới ở nước ta”. Có thể nói cùng với đức dục,
trí dục, thể dục, giáo dục thẩm mỹ là một trong những con đường hình thành

nhân cách con người Việt Nam hiện đại [30].
Quản lý giáo dục thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non là
nhiệm vụ chiến lược trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần giải
quyết mối quan hệ giữa “Đức – Trí – Thể - Mỹ” trong sự phát triển con người
ở các mục tiêu giáo dục. Quan niệm về cái đẹp cái xấu ngày nay rất phức tạp
dường như không có một quy định chuẩn nào cụ thể. Vì vậy việc quản lý hoạt
động giáo dục thẩm m thông qua hoạt động tạo hình sẽ góp phần nâng cao
nhận thức cũng như tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ đối với thế hệ trẻ.
Thực tiễn trong các trường mầm non chưa quan tâm nhiều đến việc
giáo dục thẩm m cho trẻ. Trong khi đó giáo dục thẩm m có vai trò quan
trọng làm tăng khả năng tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo và làm phong phú
thêm đời sống tinh thần cho trẻ. Đặc biệt là rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút tô,
vẽ, tư thế ngồi tạo tiền đề và tâm thế tốt cho trẻ bước vào lớp một.


Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình giáo viên ít khi chú ý đến
làm thế nào giúp trẻ hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp từ thiên nhiên, ý ngh a
những bức tranh, hay các sản phẩm vẽ, nặn, xé, dán và tính tích cực sáng tạo
cá nhân. Nếu chúng ta biết cách khai thác để phát triển thẩm m cho trẻ thông
qua hoạt động tạo hình thì không những tư duy, trí tượng tượng sáng tạo của
trẻ được tăng lên mà còn giúp trẻ biết cảm nhận, yêu thích cái đẹp, tâm hồn
trong sáng, hướng tới giá trị Chân – Thiện – M .
Khoa học nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của quản lí trong hoạt
động của bất cứ tổ chức nào và nhà trường cũng không phải là ngoại lệ. Để
hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục thẩm mỹ nói riêng có
hiệu quả thì quản lí của người đứng đầu nhà trường đóng vai trò không nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế một số yếu kém trong quản lí đối với hoạt động
tạo hình trong các cơ sở giáo dục mầm non cùng với việc giáo dục thẩm mỹ
chưa được chú trọng trong thực tiễn giáo dục trẻ cho nên công tác quản lí hoạt
động này cũng chưa được đầu tư và quan tâm thực sự. Chính vì những lí do

trên và cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu đi sâu về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
mẫu giáo trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nên tôi cũng đã mạnh dạn lựa chọn đề
tài “Quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở
các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo qua hoạt động tạo hình, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở
các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu
giáo qua hoạt động tạo hình


3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ
mẫu giáo qua hoạt động tạo hình tại các trường mầm non quận Hoàn Kiếm
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
qua hoạt động tạo hình của hiệu trưởng trường mầm non quận Hoàn Kiếm
4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động
tạo hình ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể: Quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động tạo hình.
- Về không gian: Nghiên cứu 05 trường Mầm non công lập trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài tiến hành khảo sát trong 03 năm học: Năm học
2015 – 2016; Năm học 2016 – 2017; Năm học 2017 – 2018.
5. Giả thuyết khoa học

Quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở
trường mầm non đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận tuy nhiên vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục. Nếu
đề xuất được những biện pháp mang tính khoa học, phù hợp với địa bàn
nghiên cứu thì có thể hiệu quả quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo
qua hoạt động tạo hình tại các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ
tốt hơn và chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao hơn.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích các tài liệu khoa học về quản lý giáo dục
thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình và các văn bản có
tính pháp lý liên quan nhằm xây dựng khung lý thuyết cho đề tài


6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học xử lý thông tin
Dùng thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra
7. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lí giáo dục thẩm mỹ cho trẻ MG qua
hoạt động tạo hình ở các trường mầm non
Chương 2. Thực trạng quản lí giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo qua
hoạt động tạo hình ở các trường mầm non quận Hoàn kiếm, Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp quản lí giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Mẫu giáo qua
hoạt động tạo hình ở các trường mầm non quận Hoàn kiếm, Hà Nội.
Kết luận và khuyến nghị

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO TRẺ
MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Văn hóa Việt Nam từ ngàn đời nay luôn là kho tàng để thu hút rất nhiều
các nghệ nhân nổi tiếng khai thác và sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật để
đời. Nghệ thuật tạo hình là một trong những hình thái nghệ thuật có từ rất xa
xưa, đã được lưu truyền qua nhiều thời kì bằng các tác phẩm nghệ thuật có
tính thẩm m và có giá trị tinh thần to lớn phản ánh xã hội Việt Nam một cách
rõ nét nhất. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều là đứa con tinh thần có vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội. Những tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nhiều giá
trị văn hoá cổ truyền, nó phản ánh suy ngh , thái độ, tình cảm, xúc cảm, ước
mơ và tâm hồn con người ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Giáo dục thẩm m nói
chung và giáo dục thẩm m qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nói riêng
là rất quan trọng và vô cùng cần thiết, nhằm góp phần hình thành và phát triển
ở trẻ một cách toàn diện, giúp hoàn thiện nhân cách của người công dân tương
lai và đóng góp rất lớn vào việc giáo dục nghệ thuật, cảm thụ cái đẹp cho trẻ.
Chính vì vậy việc nghiên cứu, khai thác và sử dụng các tác phẩm nghệ thuật
tạo hình nhằm giáo dục thẩm m cho trẻ đã thu hút được sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học ở nhiều nước trên thế giới.
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
N.P.Xaculinna rất chú trọng việc đưa những sản phẩm nghệ thuật tạo
hình cụ thể là các nguồn tranh ảnh, hiện vật vào môi trường hoạt động của trẻ
trong các loại hình và các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình khác nhau.
Đồng thời chỉ ra cho cô giáo mầm non những phương pháp, thủ thuật hướng

dẫn trẻ làm quen với các sản phẩm nghệ thuật tạo hình.[49]


E.A. Kôtxakopxkaia thấy rằng trẻ rất hứng thú với sản phẩm nghệ thuật nặn.
Đây cũng là một trong những dạng hoạt động tạo hình được trẻ mầm non yêu
thích. Ông chỉ ra vai trò của nó đối với sự phát triển khiếu thẩm mỹ, mở rộng
tầm hiểu biết làm phong phú trí tưởng tượng của trẻ và là một trong những
biện pháp giáo dục thẩm mỹ.[46]
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Những tác phẩm nghệ thuật trang trí của Việt Nam luôn mang tính dân
gian và trừu tượng làm nổi bật nền văn hóa trong những thời kì đầu. Bắt đầu
từ những năm 50 của thế kỷ trước đã có một số tác phẩm mang mầu sắc của
nghệ thuật tạo hình. Những năm 60- 70 một số tài liệu dịch, biên soạn để
giảng dạy nội bộ, giáo dục thẩm m được dùng với thuật ngữ “m dục”. M dục
được quan niệm là “giáo dục về cái đẹp”, là công tác “giáo dục thẩm m ”, bồi
dưỡng năng lực hiểu biết chính xác và cảm nhận đầy đủ cái đẹp của nghệ
thuật, cái đẹp của đời sống xã hội, cái đẹp của thiên nhiên và của tập quán
sinh hoạt hàng ngày. Những năm 80 đến nay, nội hàm của khái niệm giáo dục
thẩm m được xem xét trên nhiều bình diện khác nhau, xuất phát từ hai khái
niệm gốc: Khái niệm giáo dục và khái niệm thẩm m . Quá trình hình thành và
phát triển mặt thẩm m ở con người có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ
khác nhau: Góc độ xã hội, góc độ phát triển nhân cách, phát triển thẩm m của
nhân cách.
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc giáo
dục thẩm m . Tiêu biểu như: Đỗ Xuân Hà nghiên cứu "Nguyên tắc giáo dục
thẩm mĩ bằng nghệ thuật tạo hình”[11]; Lê Quang Vinh nghiên cứu về "Giáo
dục thẩm mĩ ở nước ta hiện nay". Nguyễn Thị Yến Phương đã nghiên cứu về
giáo dục thẩm m cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo hình.[31] Ngô Tú
Hiền nghiên cứu "Giáo dục thẩm mĩ - công cụ quan trọng để xây dựng nhân
cách có văn hóa trong văn hóa giáo dục - giáo dục và văn hóa"[14]. Lê



Thanh Thủy đã quan tâm tới việc cho trẻ làm quen với tác phẩm nghệ thuật
tạo hình...[38]
Với bề dày kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lý luận về giáo dục
mầm non, Nguyễn Ánh Tuyết đã đưa ra những kết luận xác đáng trong việc
hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm tạo hình. Theo bà thì “Tuy
trẻ ham thích hoạt động tạo hình, nhưng chưa phải là đã có ý thức đầy đủ
trong việc sáng tạo ra cái đẹp và cũng chưa biết phát hiện cái đẹp trong sản
phẩm tạo hình một cách đầy đủ. Do đó trẻ em cần được hướng dẫn hoạt động
tạo hình ngay từ lúc còn bé, mà việc đầu tiên là tạo điều kiện để trẻ được xem
nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị.” [36]
Phan Thị Việt Hoa trong đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc
thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình” đã coi việc cho trẻ
tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình là một trong những biện pháp hữu hiệu để bồi
dưỡng cảm xúc thẩm mỹ ở trẻ.[16]
Các nghiên cứu trên đã nêu lên được vai trò của sản phẩm tạo hình đối
với sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ em và đưa ra các biện pháp cho trẻ tiếp xúc
với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Mỗi nghiên cứu đều có cách tiếp cận
riêng, tuy nhiên các đề tài mới chỉ đề cấp đến các phương pháp dạy trẻ hoạt
động tạo hình như: vẽ, nặn, xé, cắt, dán... hay một số biện pháp bồi dưỡng
cảm xúc thẩm m cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình. Như vậy, việc
quản lý giáo dục thẩm m cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình trong các
trường mầm non nói chung và các trường mầm non trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm nói riêng đang được các nhà quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm. Việc
nghiên cứu để đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục thẩm m cho trẻ mẫu giáo
qua hoạt động tạo hình ở các trường mầm non có ý ngh a vô cùng quan trọng.
Do vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua
hoạt động tạo hình ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội” là
một



vấn đề mới, cấp thiết góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mầm
non quận Hoàn Kiếm.
1.2. Lý luận về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo
hình ở trường mầm non
1.2.1. Hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
Mỗi ngày đến lớp trẻ đã tiếp thu một lượng kiến thức đáng kể về thế
giới xung quanh do trẻ trực tiếp được quan sát, nghe thấy và sờ thấy hoặc do
người lớn và cô giáo kể lại qua các câu chuyện, hình ảnh. Từ đó thế giới hình
thành thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh ở
trẻ tính tò mò ham học hỏi, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều
mới lạ. Xuất phát từ sự tò mò trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách
trang trí, màu sắc, bố cục kết hợp lại với nhau và được trẻ thể hiện qua sản
phẩm tạo hình một cách tượng trưng. Những nét vẽ nguệch ngoạc, những sản
phẩm nặn, xé dán hồn nhiên hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình
hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ
những sản phẩm tạo hình đó hay chính xác hơn là cảm xúc, tình cảm là ước
mơ mà trẻ đã thể hiện ra bên ngoài.
Cho nên qua hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là
một biện pháp gián tiếp bồi dưỡng cho trẻ khả năng cảm thụ cái đẹp, yêu cái
đẹp trong thiên nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ
có những kỹ năng cơ bản nhưng chắc chắn trong hoạt động tạo hình như:
Cách thể hiện họa tiết, cách sắp xếp bố cục, không gian, lựa chọn màu sắc
phối hợp hài hòa… phát triển ngôn ngữ làm phong phú them vốn từ khi thể
hiện biểu cảm với sản phẩm, giúp trẻ phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, sáng
tạo. Và tâm hồn đứa trẻ lúc đó cũng có thể coi như tâm hồn của một nghệ s
biết sáng tạo và làm đẹp cho cuộc sống.



1.2.2. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình ở trường
mầm non
* Khái niệm giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình:
Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo qua họat động tạo hình là quá
trình tác động của nhà sư phạm mầm non tới trẻ mẫu giáo thông qua hoạt
động tạo hình nhằm hình thành những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn của trẻ
với hiện thực góp phần xây dựng nền tảng cho sự phát triển nhân cách hài
hòa, toàn diện cho trẻ.
*Các thành tố của quá trình giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt
động
tạo hình:
+ Mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo
hình: giúp trẻ cảm thụ được cái đẹp, thể hiện được tình cảm đối với cái đẹp
thông qua hoạt động tạo hình và biết yêu quý trân trọng sản phẩm mình tạo ra.
Mặt khác, hoạt động tạo hình giúp trẻ biết sử dụng các phương tiện biểu cảm
để tạo ra các sản phẩm có tính đặc trưng đối với mỗi cá nhân trẻ. Ngoài ra
mục tiêu giáo dục thẩm m cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình còn phải
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc thù, điều kiện mô
hình của từng trường.
+ Nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo
hình: Nội dung là những kiến thức mà nhà giáo dục sẽ cũng cấp cho người
học. Nội dung giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình là
nhà giáo dục sẽ hướng dẫn trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình (tranh tô, vẽ, nặn,
xé dán, xếp dán, cắt dán, trang trí các loại đồ chơi, thổi màu, in màu, tô
màu...) hay giúp trẻ biết nhận xét, đặt tên các sản phẩm nghệ thuật tạo hình
của mình và của bạn; dạy trẻ yêu thích cái đẹp trong trường, lớp và trong cuộc
sống xung quanh.


+ Phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo

hình: Phương pháp chính là hình thức mà giáo viên tác động đến trẻ nhằm
giúp trẻ tham gia một cách chủ động tích cực, sáng tạo các hoạt động học tập
tạo hình.
* Các nhóm phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình:
- Nhóm phương pháp thông tin tiếp nhận (Phương pháp quan sát;
phương pháp chỉ dẫn trực quan; phương pháp dùng lời; phương pháp
thảo luận)
- Nhóm phương pháp thực hành ôn luyện
- Nhóm phương pháp tìm tòi, sáng tạo
* Phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động tạo hình:
+ Giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non thông qua hoạt động vẽ
Trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non, hoạt động vẽ là một trong
những nội dung tạo hình cơ bản góp phần giáo dục thẩm m nhằm phát triển
toàn diện cho trẻ. Thông qua hoạt động vẽ, trẻ được phát triển các giác quan
như cảm giác, tri giác, thị giác, phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng
tạo, đồng thời khi trẻ vẽ còn là sự biểu lộ thái độ, cảm nhận, tình cảm yêu
ghét của trẻ đối với sự vật hiện tượng đó.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp nhận một lượng kiến thức đáng
kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc
do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ đó thế giới biểu tượng
của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú
nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu
quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau
và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng. Những nét vẽ nguệch
ngoạc, hồn nhiên, hết sức bình dị nhưng rất cần thiết trong quá trình hình
thành khả năng cảm thụ cái


đẹp và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những nét vẽ, bức tranh đó chính
là cảm xúc, tình cảm là ước mơ mà trẻ đã thể hiện trên trang giấy.

Một đặc điểm rõ nét đặc trưng cho lứa tuổi trẻ trong tranh vẽ của trẻ là
tính duy kỉ. Tính duy kỉ làm cho trẻ đến với tranh vẽ một cách dễ dàng: Trẻ
sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì theo đúng cảm nhận của trẻ không cần biết đúng sai
không cần biết khó dễ miễn sao ra được sản phẩm mà trẻ ngh đấy là đúng.
Càng nhỏ tuổi trẻ càng dễ lựa chọn đối tượng miêu tả, bởi lẽ đối tượng đó
thường là cái trẻ thích, gần gũi với trẻ, trẻ muốn chứ không phải là cái dễ vẽ.
Lứa tuổi càng bé thì lại càng chả bao giờ ngh đến thẩm mỹ của người xem
mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy ngh , thái
độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu tả.
+ Giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non thông qua hoạt động nặn
Hoạt động nặn là một trong những dạng hoạt động tạo hình được trẻ
yêu thích. Khi trẻ 2-3 tuổi tuy cơ tay còn non nớt và vận động tinh chưa thành
thục khéo léo còn vụng về nhưng trẻ rất thích nặn, thích chơi với đất nặn bởi
tính mềm dẻo của nó và có nhiều màu sắc. Sang các độ tuổi lớn hơn, trẻ biết
phản ánh thế giới đồ vật, đồ chơi xung quanh vào hoạt động nặn.
+ Giáo dục thẩm mỹ ở trường mầm non thông qua hoạt động cắt, xé
dán
Hoạt động cắt, xé dán đối với trẻ nhỏ khó hơn vẽ và nặn tuy nhiên là
một trong dạng hoạt động tạo hình yêu thích của trẻ em đặc biệt là độ tuổi
mẫu giáo. Cắt, xé dán tranh là loại hoạt động tạo hình trên mặt phẳng. Sau khi
được cắt, xé các hình mảng sẽ dán lên nền giấy. Giấy nền có thể là giấy màu
hoặc là giấy trắng. Bằng cách cắt, xé dán hình có thể tạo thành tranh t nh vật,
chân dung, phong cảnh, tranh sinh hoạt và tranh về các con vật. Có thể nói,
cùng với các dạng hoạt động tạo hình khác, cắt, xé dán mang lại cho trẻ
những cảm xúc thẩm m tích cực, góp phần hình thành thị hiếu thẩm m cũng
như giáo dục ý thức, hành vi thẩm m cho trẻ.


Trẻ mẫu giáo thích cắt, xé dán, thích giấy mầu sắc rực rỡ. Trẻ đã có
cảm nhận về không gian, nhịp điệu trong cách sắp xếp các hình. Trẻ biết phân

biệt hình dáng của vật, sự đa dạng của các mầu và đã cố gắng thể hiện hình
ảnh một cách có cảm xúc. Cũng giống như hoạt động vẽ, hoạt động xếp dán
tranh là một loại hình của hoạt động tạo hình trong trường mầm non. Nó có
tác dụng lớn trong việc giáo dục thẩm m cho trẻ. Trẻ nắm bắt được hình
dạng, kích thước, định hướng không gian, đường nét. Để tạo ra một sản phẩm
xếp dán tranh đòi hỏi trẻ cần có trí tưởng tượng phong phú, đặc biệt là niềm
say mê với hoạt động này.
+ Giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non thông qua hoạt động trang
trí, thổi màu, in ấn, làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.
Hoạt động trang trí, thổi màu, in ấn làm đồ dùng, đồ chơi là dạng hoạt
động tạo hình tuy không mới nhưng không thường xuyên được cô giáo mầm
non lựa chọn tổ chức trong hoạt động học có chủ đích của trẻ vì nhiều khi cô
giáo hay bị áp đặt theo các bài có sẵn trong chương trình mà ngại sáng tạo và
sưu tầm thêm các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Đây là hoạt động cần phải
chuẩn bị nhiều đồ dùng, nguyên vật liệu và cần đến sự hướng dẫn, bàn tay
khéo léo, sự sáng tạo của giáo viên cùng với óc tưởng tượng phong phú, làm
mới dưới nhiều hình thức để thu hút trẻ.
* Hình thức tổ chức GDTM cho trẻ mẫu giáo thông qua HĐTH
Các biểu tượng, hình tượng mà trẻ thể hiện trong hoạt động tạo hình có
thể được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau: từ sự tái tạo đến sự
sáng tạo tích cực. Để phát triển khả năng sáng tạo người ta cần có các hình
thức tổ chức hoạt động được sắp xếp theo một hệ thống để giúp trẻ từng bước
đi từ sự bắt chước đơn thuần tới tái tạo tích cực và tới độc lập sáng tạo những
hình tượng mới. Với cách phân loại này có thể gọi các hình thức tổ chức hoạt
động là các “tiết học” hay các “bài học”.


Là một hoạt động biểu cảm mang tính sáng tạo nghệ thuật, hoạt động
tạo hình của trẻ em đòi hỏi sự “thay đổi không khí” thường xuyên để tạo
những cảm xúc mới, tạo nguồn cảm hứng dồi dào cho hoạt động.

Tổ chức các hình thức hoạt động ở các môi trường khác nhau là điều
kiện để đáp ứng yêu cầu trên. Theo cách phân loại này, ta có các hình thức tổ
chức hoạt động sau:
- Hoạt động tạo hình trong tiết học: Hoạt động học chính khóa
- Hoạt động tạo hình ngoài tiết học: Hoạt động ngoài trời; hoạt động
vui chơi; hoạt động chiều
1.3. Lý luận về quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động
tạo hình ở trường mầm non
1.3.1. Quản lý và chức năng của quản lý
+ Quản lý:
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Quản lý mang tính
khoa học vì các hoạt động của quản lý có tổ chức, có định hướng đều dựa trên
những qui luật, những nguyên tắc và những phương pháp hoạt động cụ thể,
đồng thời quản lý mang tính nghệ thuật vì nó được vận dụng một cách linh
hoạt và sáng tạo vào những điều kiện cụ thể trong sự kết hợp và tác động
nhiều mặt của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội.
Quản lý là một nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lý là hoạt động
phổ biến diễn ra trong mọi l nh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người.
C.Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt lịch sử của đời
sống xã hội. Theo ông thì bất cứ một lao động xã hội trực tiếp hay một lao
động chung nào tiến hành trên một qui mô khá lớn đều yêu cầu có một sự chỉ
đạo để điều hoà các hoạt động cá nhân, sự chỉ đạo đó phải là những chức
năng chung, tức là những chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận
động chung của cơ thể sản xuất với những vận động cá nhân của những khí


quan độc lập hợp thành cơ thể sản xuất đó. "Một nhạc s độc tấu thì tự điều
khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng”.
Xuất phát từ các quan niệm khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài
nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Các trường phái quản

lý học đã đưa ra các định ngh a về quản lý như sau:
Theo F.W Taylor (1856 - 1915) cho rằng: quản lý là hoàn thành công
việc của mình thồng qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã
hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất
Theo J.H Donnelly cho rằng: Quản lý là một quá trình do một người
hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người
khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt
được.
Theo tác giả Nguyễn Bá Sơn, quản lý là tác động có mục đích đến tổ
chức đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ
trong quá trình lao động [34].
Từ những quan điểm trên cùng với sự nghiên cứu giữa lý thuyết và
thực hành quản lý với nhiều cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra khái niệm:
Quản lý là một hoạt động được hình thành từ khi xã hội loài người có
sự
phân công lao động, con người có sự hợp tác với nhau, cùng nhau hoạt động
với những mục đích chung nào đó, quản lý rất cần thiết cho tất cả mọi lĩnh
vực hoạt động đời sống của con người. Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã
hội là ở đó cần đến quản lý, dù là nhóm nhỏ, nhóm lớn, nhóm chính thức,
nhóm không chính thức và bất kể nội dung hoạt động nhóm đó là gì. Có thể
nói quản lý là một thuộc tính gắn liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển
của nó.
+ Chức năng của quản lý
Bản chất của quá trình quản lý giáo dục được thể hiện ở các chức năng
quản lý. Chức năng quản lý là một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các


×