Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTIS VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
************

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ LOGISTICS

BÁO CÁO:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTIS
VIỆT NAM
GS TS Đặng Đình Đào

HÀ NỘI – 14/12/2018

1


NỘI DUNG

1. Tổng quan bức tranh thị trường logistics thế giới và
Việt Nam
2. Thách thức trong phát triển nguồn nhân lực logistics
Việt Nam
3. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực logistics

2


I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG LOGISTICS
1. Thị trường logistics Thế giới
- Tăng trưởng TT logistics toàn cầu 6,54% từ 2017 – 2020


- Thị trường logstics toàn cầu 2016: 8,2 nghìn tỷ USD = 11% GDP toàn cầu (GDP 2016: 75,8

nghìn tỉ USD) , năm 2024: 15, 5 nghìn tỷ USD
- Thị trường logistics đang chuyển dịch dần về Châu Á

2. Thị trường logistics Việt Nam
- Thương Mại trong nước và Quốc tế phát triển với tốc độ cao, ổn định (Tổng KN XNK: 428 tỷ
USD, tổng mức lưu chuyển bán lẻ: 3,9 triệu tỷ đồng…)
- 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) đi vào thực hiện
- Đến nay có tới 21 nghìn dự án FDI với tổng vốn đầu tư 300 tỷ USD…

-> Thị trường logistics Việt Nam đầy tiềm năng và hấp dẫn
- Thị trường logistics Việt Nam tăng trưởng 14 – 16% năm, đóng góp 3% GDP = 6,16 tỷ USD/
205,3 tỷ USD (2016)
- Quy mô thị trường logistics khoảng 42,9 tỷ USD khoảng 0,5% thị trường logistics thế giới

3


Bảng 1: Dịch vụ logistics đóng góp trong cơ cấu tổng sản phẩm
trong nước theo giá hiện hành 2010 – 2017
Đơn vị tính: %
Năm

Dịch vụ

2010

Tổng số


2014

2015

2016

2017

100,000

100,000

100,000

100,000

1. Bán buôn, bán lẻ…

8,00

9,85

10,15

10,50

10,71

2. Vận tải kho bãi


2,88

2,85

2,73

2,68

2,66

3. Thông tin và truyền thông

0,92

0,68

0,70

0,71

0,69

4. Các ngành liên quan đến
logistics (1+2+3)

11,80

13,38

13,58


13,88

14,06

5. Các ngành khác

88,20

86,62

86,42

86,12

85,94

Nguồn: Niên giám thống kê 2017- Xuất bản 8/2018 trang 176-177


• LPI Việt Nam: 2014: 48/160; 2016: 64/160 tụt 16 bậc; 2018: 39/160

tăng 25 bậc (nhờ KH giám sát hành trình và chất lượng DV)
• Chi phí logistics/GDP: 2017: 20,9% (mức bình quân toàn cầu

trên 11%)
• Theo NGTK 2017, GDP Việt Nam: 205,3 tỷ USD = 2,27 GDP toàn

cầu ,với tốc độ trên 5% năm đến năm 2050: Việt Nam có quy mô
xếp thứ 20 toàn cầu => Cơ hội cho logistics phát triển và đặt ra

nhu cầu lớn về nguồn nhân lực logisitcs

5


Hình 1:So sánh chi chí logistics Việt Nam với một số nước
và nhóm các nước

Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2017, Dịch vụ logistics trong tiến trình hội nhập
quốc tế 2018
6


Bức tranh logistics Việt Nam (2017)
- Số lượng DN logistics: 3.000 DN; NGTK 2017: 241.767 (47,9%) DN (tr 288)…
- Chi phí logistics Việt Nam: 20,9% GDP (dựa trên nghiên cứu 12 chuỗi cung
ứng sản phẩm của một tổ chức tư vấn)
- Nhân sự logistics: Bộ Công thương; VLA; NGTK
=> Chưa có các chỉ tiêu kinh tế thống nhất đánh giá từ doanh nghiệp, địa
phương đến nền kinh tế quốc dân về ngành logistics

7


• Nhiều địa phương còn “lờ mờ” về logistics, coi logistics còn quá
mới mẻ với địa phương…
• Xây dựng cơ sở hạ tầng logistics (cả phần cứng và phần mềm…)
• Phát triển thị trường logistics (Cạnh tranh giữa các DNLog…)
• Chưa định danh nhân sự logistics trong nền Kinh tế Quốc dân
và vấn đề đào tạo

• Đào tạo nghề logistics

8


II. THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS VIỆT
NAM
1. Thách thức từ trong quan niệm và nhận thức logistics
-

Nhận thức logistics còn rất khác nhau (Sự phát triển logistics, logistics, dịch vụ
logistics, hệ thống logistics…)

-

Thuật ngữ “logistics” được thay cho “dịch vụ giao nhận trước kia” (BC logistics
VN 2017-trang 20), có ý kiến còn cho rằng “logistics là vấn đề vĩ mô chứ không phải
vấn đề của địa phương”…

=> Sự quan tâm, ủng hộ, đầu tư phát triển logistics Việt Nam, chính sách đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực hạn chế ,thậm chí nhiều ngành, địa phương “lãng quên”

9


Theo mục tiêu đặt ra trong QĐ 200TTg ngày 14/02/2017:
-Các trường đại học nghiên cứu xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo về logistics,
thành lập khoa logistics. Công nhận chuyên ngành đào tạo logistics
-Xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề và khung trình độ quốc gia đào tạo nghề về logistics
tương thích với trình độ chung của ASEAN và quốc tế. Các cơ sở đào tạo nghề ,triển khai

đào tạo nghề liên quan đến logistics
-Thu hút giảng viên trong lĩnh vực logistics. Xây dựng tiêu chí kiến thức và bồi dưỡng
nâng cao trình độ cho các giảng viên này
-Tổ chức đào tạo cơ bản về logistics cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý
nhà nước
-Hợp tác với các tổ chức đào tạo nước ngoài tiến hành các khóa đào tạo dựa trên thực
tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,
-Sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm quảng bá rộng rãi về vai trò, tầm quan
trọng của logistics, doanh nghiệp dịch vụ logistics
-Hình thành một số trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về logistics nhằm nghiên cứu, nắm
bắt các xu hướng, công nghệ tiên tiến trong logistics, triển khai ứng dụng vào thực tế nhanh
chóng và hiệu quả

10


2. Sự yếu kém của hệ thống logistics hay môi trường logistics chưa
tạo thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực logistics
(1). Cơ chế, chính sách và pháp luật logistics Việt Nam
* Luật thương mại 2005
NĐ 140CP
(2007)

QĐ 169TTg
(2014)

QĐ 1012TTg
(2015)

QĐ 200TTg

2/2017

NĐ 163TTg
12/2017

* Ngoài ra còn có một số Nghị định ,Thông tư liên quan
đến logistics của các ngành như: vận tải đa phương thức
(Nghị định 144CP ngày 16/10/2018), vận tải biển, vận
tải thủy nội địa,Quy hoạch hệ thống cảng cạn (Quyết
định 2072 ngày 22/12/2017), kinh doanh vận tải ô tô
mới đây…
11


⇒Nhiều vấn đề đặt ra trong phát triển và quản lý hoạt động logistics chưa được đề cập
⇒ Quản lý nhà nước về logistics bị bỏ trống
⇒Phát triển thị trường logistics (chủ yếu thị trường trong nước, manh mún, phân tán,
đảm nhiệm 1/4 nhu cầu thị trường…)
⇒Chính sách phí và lệ phí gánh nặng cho doanh nghiệp (Lệ phí cơ sở hạ tầng, bóc sếp,
BOT…)
⇒ Kết nối CSHT Giao thông,Thương mai… -> CSHTlogistics, trung tâm logistics
,cụm logistics
⇒ Chính sách cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics

12


(2) Cơ sở hạ tầng logistics phần cứng và phần mềm chưa tạo được hành lang cho vận
tải đa phương thức phát triển, giảm chi phí logistics
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu kêt nối

- Quan tâm nhiều đường bộ mà ít chú ý đến các phương thức vận tải khác
- Thiếu các trung tâm logistics để kết nối các phương thức vận tải, hành lang kinh tế

- Quyết định 1012/ TTg còn nhiều vấn đề trong quy hoạch xây dựng và phát triển các
trung tâm logistics, thiên mở rộng chức năng ICD…
- Thiếu đường sắt kết nối với cảng biển Quốc tế
- Nhiều cảng biển bị chia cắt bằng nhiều dự án theo kiểu “phân lô, chia nền”
- Với 325 KCN với S : 94,9 nghìn ha nhưng đến nay cả nước không có một khu công
nghiệp logistics nào ? (Trong khi chỉ có 201ha (434 ha đến 2030)theo QH đên năm 2020
dành cho các TT.logistics trên cả nước…..)
- => Chi phí logistics tăng cao, cơ sở hạ tầng đầu tư nhiều nghìn tỷ khai thác hiệu quả
thấp, giảm sức cạnh tranh hàng hóa Việt Nam trên thị trường

13


(3) Hệ thống các doanh nghiệp logistics
- Danh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực logistics
(2PL, 3PL…)
- Nhiều loại hình doanh nghiệp hỗ trợ kinh doanh dịch vụ
logistics
- Hiện nay, chưa có số liệu thống nhất về số lượng các doanh
nghiệp logistics Việt Nam: Bộ công thương 1200 – 1300; VLA
3000; còn NGTK Việt Nam: (241.767 DN-xem bảng 2)
- Tập trung Hà Nội: 31,6%, TP. Hồ Chí Minh: 60,1%

14


Điểm chú ý của các DN logistics VN:

• Nhỏ và siêu nhỏ, kinh doanh dịch vụ đơn lẻ
• Chủ yếu tập trung ở thị trường trong nước
• Làm vệ tinh cho các tập đoàn logistics nước ngoài
• Nguồn lực tài chính và nhân sự hạn chế (90% doanh nghiệp
dưới 10 tỷ đồng, sức cạnh tranh thấp…)
• Sự liên kết và hợp tác trong cung ứng còn rất hạn chế
• Chi phí logistics cao, CSHT đầu tư khai thác hiệu quả thấp,
làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa doanh nghiệp…
15


Bảng 2: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại
thời điểm 31/12 hàng năm trong lĩnh vực logistics Việt Nam
Đơn vị: Doanh nghiệp

Năm
Dịch vụ

2010

2013

2014

2015

2016

279.36
0


373.21
3

402.32
6

442.48
5

505.05
9

Bán buôn và bán lẻ…

112601

148481

158761

173517

199643

Vận tải, kho bãi

14424

20614


22442

26449

30969

Thông tin và Truyền thông

4570

7770

9022

9820

11115

131595

176865

190225

209786

241767

47,1


47,4

47,3

47,4

47,9

Tổng DN cả nước

Tổng số DN lĩnh vực logistics
% so với cả nước

Nguồn: Niên Giám Thống kê 2017- Xuất bản 8/2018 trang 288
16


Bảng 3: Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp lĩnh vực
logistics Việt Nam 2010 – 2016 (lợi nhuận/ doanh thu thuần)
Năm

2010

2013

2014

2015


2016

Tổng cả nước

4,53

3,91

4,04

3,63

3,99

Bán buôn và bán lẻ…

1,31

1,02

0,81

1,14

1,07

Vận tải, kho bãi

3,14


-,098

2,20

3,23

4,54

Bưu chính và chuyển phát

3,43

2,49

5,45

4,33

3,15

Bình quân logistics

2,62

1,17

2,82

2,90


2,92

Dịch vụ

Nguồn: Niên giám thống kê 2017- Xuất bản 8/2018 trang 412-413


(4) Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics - Thị trường logistics
- Việt Nam có hơn 505 nghìn DN đang hoạt động (31/12/16), (chưa kể 13012
HTX, 5,1 triệu hộ cơ sở kinh tế cá thể…)
- 74% siêu nhỏ (97% nhỏ và vừa)
- Tập quán thuê ngoài hạn chế
- XNK chủ yếu mua CIF bán FOB
- 90% hàng XNK là vận tải đường biển nhưng Việt Nam chỉ đảm nhiệm 10 12%
- Quá nhiều trung gian làm nản lòng DN muốn thuê ngoài (Mục tiêu 5060% đến năm 2025?)
- Nguồn nhân lực logistics của DNSX (đầu vào và đầu ra, ngược) còn thiếu
trầm trọng

18


(5) Nguồn nhân lực logistics (tiếp cận nhân sự logistics làm
việc trong ngành)

- Đây là đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực
logistics ( không chỉ tính các DN có đăng ký KD dịch
vụ logistics)
- Đến nay Việt Nam vẫn chưa có số liệu thống kê thống
nhất, chính thức và đầy đủ về nguồn nhân lực này.


19


* Bức tranh nguồn nhân lực logistics Việt Nam:
- Thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng (theo VLA:hơn 717 nghìn người, còn theo tính
toán của nhóm nghiên cứu lên tới 2.790 nghìn người-hiện đã gần 9 tr ng.bảng 5)
- Chưa được đào tạo bài bản chuyên về logistics (54,7% qua đào tạo nhưng từ các ngành
khác …), về logistics, 80% doanh nghiệp tự đào tạo
-Trước năm 2017 rất ít các trường có giảng dạy và đào tạo chuyên ngành logistics, chưa
công nhận chuyên ngành đào tạo logistics
- Mỗi báo cáo của các cơ quan quản lý lại một con số khác nhau về nguồn nhân lực
logistics, tương tự như doanh nghiệp logistics vậy !
- Đến nay mới có: 21 trường đào tạo ngành logistics và chuỗi cung ứng; nhưng theo
Quyết định của Bộ giáo dục và Đào tạo–tháng 10/2017 với mã số 7510605, logistics lại
nằm trong nhóm ngành đào tạo quản lý công nghiệp !( 3 trường CĐ,2 trường TCCN
TP HCM và 1 trường CĐ tại Huế đăng ký mở ngành logistics )

20


Bảng 4. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12
hàng năm của lĩnh vực logistics Việt Nam 2010 - 2016
Đơn vị: Người
Năm

2010

2013

2014


2015

2016

9741782

11464897

12048834

12856856

14012276

Bán buôn và bán lẻ…

1369448

1512078

1550659

1695124

1898827

Vận tải, kho bãi

433359


548883

555035

584448

630380

Thông tin và Truyền thông

183315

219677

215856

215093

235641

Lĩnh vực logistics

1986122

2280638

2321550

2494665


2.764.848

% so với cả nước

20,4

19,9

19,3

19,4

19,7

Dịch vụ
Tổng

Nguồn: Niên Giám Thống kê 2017- Xuất bản 8/2018 trang 297- 298

21


Bảng 5: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc
hàng năm trong lĩnh vực logistics Việt Nam 2010 - 2017
Đơn vị: Nghìn người
Năm
Dịch vụ

2010


2014

2015

2016

Sơ bộ 2017

Tổng số

49048,5

52744,5

52840,0

53302,8

53703,4

Bán buôn, bán lẻ…

5549,7

6651,6

6709,8

6735,8


6907,6

Vận tải kho bãi

1416,7

1535,5

1592,3

1614,3

1752,1

Thông tin và truyền thông

257,4

317,9

338,0

342,7

338,3

Tổng cộng lĩnh vực logistics

7223,8


8505,0

8640,0

8692,8

8.998,0

14,7

16,1

16,4

16,3

16,8

% so với cả nước

Nguồn: Niên giám thống kê 2017- Xuất bản 8/2018 trang 135


• Nguồn nhân sự logistics gắn với đặc thù đa ngành và vừa mang
tính kinh tế -kỹ thuật vừa mang tính tổng hợp của lĩnh vực
logistics -> tranh luận ngay những năm 70 thế kỉ trước ngành
cung ứng và logistics: Khối kinh tế hay là bách khoa?
- Do tính đa ngành trong các hoạt động logistics
- Ngoài các tiêu chuẩn chung đối với nhân sự theo mô hình ASK

(Bass 1990) – Thái độ, kỹ năng, kiến thức

Nhân sự logistics còn phải tuân thủ một số tiêu chuẩn quy định,
quy chuẩn:
- Tiêu chuẩn nhân sự tại các vị trí đòi hỏi, phải được đào tạo huấn
luyện và kiểm tra nghiêm ngặt liên quan đến (tiêu chuẩn ngành;
điều khiển phương tiện máy móc; an ninh và an toàn…)

23


Quy định của các tổ chức quốc tế về nhân sự logistics:
- Quy định của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) về đào tạo nhân viên
(vận tải biển, cảng vụ, công ty giao nhận)
- Hướng dẫn kỹ thuật của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
(ICAO), Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA về đào tạo nhân sự
- Tiêu chuẩn tối thiểu của Liên đoàn các hiệp hội vận tải giao nhận
quốc tế FIATA
- Chương trình An ninh Chuỗi cung ứng của Tổ chức Hải quan
quốc tế (WCO)…
- Nhật bản có tới 300 giấy chứng nhận cho các nhóm nhân sự làm
việc trong ngành logistics.

24


Nhiệm vụ đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đên năm 2025 được đề cập trong
Quyết định 200TTg của Chính phủ.
• Đẩy mạnh đào tạo về logistics ở cấp đại học (2023)
• Đẩy mạnh đào tạo nghề về logistics (2017-2025)

• Đào tạo cơ bản về logistics cho cán bộ quản lý DN và cán bộ quản lý nhà nước (20172025)
• Kết nối các tổ chức đào tạo, DN logistics Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài
(2017-2025)
• Tổ chức các chương trình khoa giáo về logistics phổ biến qua các phương tiện thông tin
đại chúng (2023)
• Hình thành một số trung tâm nghiên cứu mạnh về logistics (2023)

25


×