Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Thực trạng trợ giúp xã hội giảm nghèo và công tác xã hội cá nhân tại huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.58 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG TẠI HUYỆN HẬU
LỘC TỈNH THANH HÓA
1. Khái quát đặc điểm tình hình tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
1.1 Những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Phòng Lao động - TBXH huyện
Hậu Lộc
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy
1.4. Các chính sách, chương trình, dịch vụ đang thực hiện chế độ với cán bộ,
nhân viên.
1.5. Các cơ quan đối tác của huyện Hậu Lộc
2. Những thuận lợi và khó khăn của Phòng Lao động - TBXH
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI GIẢM
NGHÈO TẠI HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA
1. Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của người nghèo.
1.1.Quy mô, cơ cấu
1.2. Nhu cầu của đối tượng;
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ
3. Tình hình thực hiện chính sách của nhà nước và quy định của xã Hữu Hòa
huyện Thanh Trì- Hà Nội
3.1. Theo quy định của Nhà nước


3.2 Theo quy định của địa phương
3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách của địa phương
3.4. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách
4. Các mô hình và dịch vụ trợ giúp người nghèo
5. Nguồn lực thực hiện
5.1. Nguồn từ ngân sách Nhà nước


5.2. Nguồn từ cộng đồng
5.3. Nguồn từ gia đình
6. Đề xuất


LỜI MỞI ĐẦU
Công tác xã hội là một ngành còn rất non trẻ ở Việt Nam và chưa có sự phổ
biến khi mà nhiều người vẫn còn chưa hiểu biết về CTXH. So với các nước
Singapo, Anh, Thụy điển, Philippin là những nước có sự phát triển về CTXH
thì tính chuyên môn ở nước ta là không cao…Mặc dù vậy, CTXH ở nước ta đã
và đang thể hiện được vai trò, chức năng để từ đó giữ một vị trí quan trọng
trong việc góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, vì sự tiến bộ và công bằng
xã hội, vì sự an sinh xã hội và phát triển bền vững của quốc gia. Vì thế, Đảng
và Nhà nước cũng đã có những định hướng phát triển cho CTXH gắn liền với
những giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
Với những sự đổi mới trong quá trình phát triển kinh tế, xây dựng đất nước
của Đảng và Nhà nước thì sẽ có nhiều những biến động ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân, đặc biệt với nhóm người yếu thế trong xã hội trong đó có
nhóm người nghèo. Vì thế, điều phải đặt ra ở đây là cần phải làm gì để có thể
đáp ứng được nhu cầu xã hội của nhóm người yếu thế? Sự quan tâm giúp đỡ
của Đảng, Nhà nước và toàn thể cộng đồng xã hội đối với nhóm người yếu
thế, đặc biệt là nhóm người nghèo dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa trong xã hội là sự thúc đẩy đến việc xây dựng đất nước văn minh, giàu
mạnh. Sự quan tâm giúp đỡ này không chỉ được thể hiện qua việc ban hành
những chính sách mà còn ở những việc làm cụ thể và được truyền tải thông
qua hoạt động CTXH.
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại môi trường đào tạo chuyên nghiệp
ngành CTXH tại trường Lao động – Xã hội, để đáp ứng những mục tiêu của
thực tập cuối khóa của mình là đem những gì mình học được áp dụng vào thực
tiễn. Tôi chọn cho mình cơ sở thực tập tại Phòng Lao động - TBXH huyện

Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những, huyện nghèo của đất nước. Với
những mối quan tâm đặc biệt đến công tác xã hội của đất nước nên trong quá
trình thực tập tại đây tôi đã chon đề tài “ Thực trạng trợ giúp xã hội giảm


nghèo và công tác xã hội cá nhân tại huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa ” làm
đề tài báo cáo của mình. Bài báo cáo của tôi vẫn còn có nhiều thiếu sót vì trong
quá trình thực tập tôi còn có những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn về các chính sách nên chưa thể trình bày đầy đủ và chi tiết toàn bộ những
hoạt động chăm sóc, trợ giúp đối tượng. Để bài báo cáo được hoàn thiện hơn
tôi mong rằng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô chuyên
ngành CTXH, đặc biệt là những ý kiến đóng góp của các cô hướng dẫn.
Trong quá trình hoạt động thực tập tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị
cán bộ công tác tại Phòng Lao động - TBXH huyện Hậu Lộc đã chỉ bảo, giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại phòng. Và hơn hết, tôi xin được gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất tới Th.s. Nguyễn Quang Trung và cô Th.s Phạm Hồng
Trang đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn để tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Xin trân trọng cảm ơn.


PHẦN A. AN SINH XÃ HỘI.
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG TẠI HUYỆN
HẬU LỘC - TỈNH THANH HÓA
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hậu Lộc
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Hậu Lộc nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hoá. Phía Bắc giáp
huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung, phía Tây Bắc giáp huyện Hà Trung, phía
Nam và phía Tây Nam giáp huyện Hoằng Hoá, phía Đông giáp biển Đông.
Huyện Hậu Lộc có 27 đơn vị hành chính (gồm 26 xã, 1 thị trấn), trong đó có
một xã chuyên nghề đánh bắt cá biển, một xã chuyên nghề muối biển và nghề

thủ công nghiệp. Huyện có diện tích tự nhiên là 146.602 ha; trong đó diện tích
đất canh tác là 7.839 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 1.368 ha, đồi núi là 150
ha. Dân số của Huyện là 174.007 người, gồm 38.174 hộ, trong đó có 64.952
người nghèo, chủ yếu lao động không qua đào tạo chiếm trên 75% (theo số
liệu thống kê năm 2006). Địa hình huyện chia thành các vũng rõ rệt, đó là 5 xã
vùng màu, 5 xã vùng biển, 13 xã trung du và 4 xã đồi núi, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triẻn kinh tế huyện nhà.
Huyện Hậu Lộc có một vị trí chiến lược rất quan trọng, có huyết mạch thuỷ
bộ quốc gia và của tỉnh Thanh Hoá. Huyện có các trọng điểm về quân sự như
Cầu Lèn, Quốc lộ 1A, đường sắt từ Cầu Lèn đến Ga Nghĩa Trang, Tỉnh lộ số 5
(Quốc lộ 10) từ Văn Lộc đến phà Thắm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh
hoạt, đi lại của người dân, cũng như tạo thế mạnh để hoạt động buôn bán, giao
lưu kinh tế diễn ra tấp nập.
Là huyện có nhiều lợi thế về vị trí địa lý như trên huyện dễ dàng giao lưu
kinh tế, tạo tiền đề và nguồn lực tốt hơn cho việc thực hiện các chế độ ưu đãi
đối với người nghèo.


1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Kinh tế
Xuất phát từ đặc điểm điều kiện tự nhiên trên, kinh tế huyện phát triển
tương đối đa dạng bao gồm cả: nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh bắt nuôi trồng
thuỷ hải sản và thương nghiệp. Tuy vậy nhưng huyện vẫn là một huyện thuần
nông, nông nghiệp là ngành nghề chính, chiếm tới 85% lao động.
Nghề nghiệp chính của người dân trong huyện vẫn là thuần nông, mặc dù
hiện nay nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, sự trao đổi hàng hoá cũng diến
ra thường xuyên liên tục nhưng các mặt hàng đem trao đổi lại là các sản phẩm
nông nghiệp nên năng suất, giá cả và lợi nhuận không cao. Chính vì vậy đời
sống của người dân vẫn ở mức thấp kém, bộ mặt kinh tế của huyện vẫn không
theo kịp các huyện khác trong tỉnh. Bên cạnh đó, còn một số nghề như nghề

rèn, nghề làm muối biển, nghè đánh bắt cá… nhưng những nghề này quy mô
vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung và chưa được quan tâm đúng mức nên
kinh tế huyện nhà vẫn chậm phát triển. Tất cả những điều này đã trực tiếp
hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người
dân trong huyện nhất là các hộ nghèo.
1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Phòng Lao động - TBXH
huyện Hậu Lộc
Phòng Lao động - TBXH huyện là cơ quan chuyên môn của UBND huyện
Hậu Lộc. Trước năm 1995 Phòng có tên là Phòng Tổ chức LĐTBXH. Sau khi
có Nghị định của Chính Phủ năm 1996 Phòng tách ra làm 2 phòng là Phòng
Tổ chức chính quyền và Phòng LĐTBXH.
Tháng 11/2002 Chính Phủ ban hành NĐ12/CP Phòng được mang tên là
Phòng LĐTBXH trên cơ sở sáp nhập 2 phòng: Phòng Tổ chức chính quyền và
Phòng LĐTBXH.


Đầu năm 2005 căn cứ Nghị Định số 117/CP Phòng đổi tên là Phòng Nội vụ
- LĐTBXH.
Tháng 5/2008 căn cứ Nghị định 14/2008/NĐ - CP (ngày 4/2/2008) của
Chính phủ, Phòng Nội vụ - LĐTBXH tách ra thành 2 phòng: Phòng Nội Vụ và
Phòng Lao động - TBXH. Hiện nay Phòng mang tên Phòng Lao động Thương binh và xã hội.
Với sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện, sự quản lý của các cấp lãnh
đạo và sự cố gắng, nỗ lực của các cán bộ, nhân viên trong phòng, từ khi đi vào
hoạt động Phòng Lao động - TBXH Hậu Lộc đã đạt được nhiều thành tích to
lớn. Năm nào phòng cũng được tặng bằng khen của Tỉnh Thanh Hoá cho tập
thể và các cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong suốt
những năm hoạt động phòng luôn được coi là môt trong những lá cờ đầu của
ngành LĐTB & XH. Đặc biệt trong 2 năm 2006 và 2007 phòng đã được
UBND tỉnh Thanh Hoá tặng cờ thi đua cho đơn vị xuất sắc.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy

1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Phòng Lao động – TBXH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Hậu
Lộc, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương;
tiền công; BHXH; bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo
trợ xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới và tiếp nhận chức năng
nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em từ Uỷ ban dân số gia
đình và trẻ em.
1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy
Phòng Lao động - TBXH là đơn vị thuộc UBND huyện Hậu Lộc, có cơ cấu
tổ chức bộ máy được phân cấp trực tuyến gồm 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng
phòng và 5 cán bộ chuyên môn.


Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Phòng Lao động TBXH

Trưởng phòng

Phó phòng

Cán bộ
phụ trách
chính
người có
công

Cán bộ
phụ trách
công tác
bảo vệ,

chăm sóc
trẻ em;
bình đẳng
giới

Phó phòng

Cán bộ
Kế toán

Cán bộ
giải quyết
việc làm,
an toàn
lao động

Cán bộ
thực hiện
chính
sách giảm
nghèo,
phòng
chống
TNXH

Nhìn vào sơ đồ ta thấy bộ máy tổ chức hoạt động của phòng tương đối gọn
nhẹ, hợp lý đảm bảo sự phân công công việc giữa các thành viên để làm việc
có hiệu quả và đảm bảo sự phối hợp giữa các cán bộ nhân viên khi cần thiết.



Tuy nhiên người lãnh đạo phải ra nhiều quyết định quản lý ở nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau nên đôi khi hiệu quả công việc chưa cao.
1.3.3 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lao động
Tổng số cán bộ, viên chức Phòng LĐTBXH tính đến tháng 4 năm 2018
gồm 10 cán bộ trong đó có 1 Trưởng phòng, 2 Phó phòng, 6 Chuyên viên và 1
Cán sự, có thể khái quát qua bảng tổng hợp sau:
S Họ và tên
TT

Giới
tính

Tuổi

Trình độ

Chức danh

1 Hoàng Văn Quý

Nam

1955

Trưởng
phòng

2 Hoàng Quốc Hà

Nam


1967

3 Hoàng Văn Cúc

Nam

1959

4 Hoàng
Văn
Dũng
5 Nguyễn
Thị
Quynh
6 Trương
Duy
Hưng
7 Hoàng Thị Nhàn

Nam

1957

Nữ

1962

Nam


1965

Nữ

1982

8 Trần Văn Trung

Nam

1974

9 Hoàng Sỹ Công

Nam

1962

Cử nhân Đại học
Kinh tế, Cao cấp
LL chính trị
Ths. Kinh tế
Cử nhân Đại học
KHXH&NV, Cao
cấp LL Chính trị Hành chính
Cử nhân Đại học
hanh chính, cao cấp
LLchinhs trị
Cử nhân Đại học
Kinh tế

Cử nhân Đại học
Quản lý xã hội
Cử nhân đại học
Luật
Cử nhân đại học
kinh tế
Cử nhân Đại học
Kinh tế.
Bác sỹ đa khoa

Nam

1957

Trung cấp

10

Trịnh Trọng Thể

Thâm
niên
(năm)
34

Phó phòng

26

Phó phòng


13

Chuyên
viên
Chuyên
Viên
Chuyên
Viên
Chuyên
viên
Chuyên
Viên
Chuyên
viên CTĐ
Cán
sự
CTĐ

34
30
24
8
15
15
32


Phòng LĐTBXH huyện đã thống nhất phân công trách nhiệm lãnh đạo và
cán bộ công chức của Phòng như sau:

Đồng chí Hoàng Văn Quý - Trưởng phòng: điều hành và phụ trách chung
mọi công tác chuyên môn của Phòng, phụ trách tổ chức, chủ tài khoản. Công
tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo, thi đua khen
thưởng thuộc lĩnh vực chuyên môn của Ngành.
Đồng chí Hoàng Quốc Hà – Phó trưởng phòng: tham mưu cho trưởng
phòng và phụ trách công tác chính sách người có công, trực tiếp theo dõi quản
lý chính sách Bảo hiểm y tế.
Đồng chí Hoàng Văn Cúc – phó trưởng phòng: tham mưu cho đồng chí
trưởng phòng và phụ trách công tác Lao động việc làm, Xoá đói giảm nghèo,
dạy nghề, phòng chống tệ nạn xã hội, chính sách bảo trợ xã hội, trực tiếp quản
lý và phụ trách công tác xuất khẩu lao động.
Đồng chí Nguyễn Thị Quynh: phụ trách công tác chính sách Người có công
với cách mạng, kiêm thủ quỹ.
Đồng chí Trần Văn Trung: phụ trách kế toán chi trả nguồn ngân sách trung
ương uỷ quyền, theo dõi, quản lý nguồn ngân sách địa phương, kế toán quỹ
đền ơn đáp nghĩa.
Đồng chí Trương Duy Hưng: phụ trách công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em,
công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Đồng chí Hoàng Văn Dũng: phụ trách công tác xoá đói giảm nghèo, lao
động việc làm, đào tạo nghề, công tác bảo trợ xã hội, thanh tra an toàn lao
động.
Đồng chí Hoàn Thị Nhàn: phụ trác công tác người nhiễm chất độc hoá học
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy:


* Về trình độ đào tạo: Đại học 7/8 người chiếm 85,7%, trong đó có 1 cán
bộ có 2 bằng đại học; 1/8 người trình độ Cao đẳng chiếm 12,5%; 6/8 người sử
dụng thành thạo máy vi tính.
*Về số lượng biên chế: biên chế của phòng cơ bản được ổn định gồm 07
người, chỉ có một cán bộ hợp đồng.

* Về thâm niên công tác: cán bộ công chức Phòng chủ yếu từ độ tuổi 26
tuổi đến 53 tuổi; do Phòng mới tách từ Phòng Nội vụ - LĐTBXH (cũ) nên số
cán bộ 1 năm công tác chiếm 50%, còn lại thời gian công tác 3 năm là 2 cán
bộ, 10 năm là 2 cán bộ.
Như vậy với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đảm bảo về số lượng, có
trình độ, được sắp xếp phù hợp với chuyên môn cùng với kinh nghiệm trong
nghề sẽ là những điều kiện thuận lợi để phòng luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Tuy nhiên, ở 1 số cán bộ lâu năm tuổi cao có kinh nghiệm thì việc sử dụng
các phương tiện như máy vi tính trong quá trình làm việc còn hạn chế, đôi lúc
gây khó khăn cho công việc chuyên môn đã được giao; một số cán bộ tuổi đời
cao nhưng tuổi thâm niên trong nghề còn thấp; hơn nữa đa số cán bộ trong
phòng chủ yếu đều học các trường khối kinh tế đây cũng là một khó khăn
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và chi phí tốn kém về thời gian, kinh phí
trong quá trình đào tạo bồi dưỡng, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn.
1.4 Các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công viên chức
Về các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công viên chức Phòng Lao động
- TBXH thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của Pháp lệnh nhà nước ban
hành. Như:
* Chế độ tiền lương: Cán bộ, công nhân viên trong Phòng hưởng tiền lương
tháng theo hình thức trả lương thời gian đơn giản theo quy định Nhà nước và
được cộng thêm tiền công tác phí 70.000đ/người/tháng.


* Nâng lương: Phòng hiện nay đang thực hiện 03 hình thức nâng lương theo
quy đinh hiện hành là:
- Nâng bậc lương thường xuyên (Đại học 3 năm nâng 1 bậc lương, Cao
đẳng 2 năm nâng 1 bậc lương với điều kiện luôn hoàn thành tốt công việc
được giao và không bị kỷ luật)
- Nâng bậc lương vượt khung (Đối với những cán bộ, công viên chức đang

ở bậc lương cuối cùng của thang bảng lương theo quy định sau 3 năm thì được
nâng 5% sau đó mỗi năm nâng 1% với điều kiện luôn hoàn thành tốt công việc
được giao, không vi phạm kỷ luật)
- Nâng bậc lương trước kỳ hạn (Đối với những cán bộ, công viên chức chưa
đến kỳ hạn nâng lương theo quy định nhưng đã có thành tích xuất sắc trong
công việc và được khen thưởng).
* Hàng năm vào các ngày lễ, tết, hay được cử đi học, đi họp…được nghỉ
làm, vẫn hưởng nguyên lương và các khoản trợ cấp.
* Trong 01 năm làm việc được nghỉ phép 12 ngày/năm vẫn được hưởng
nguyên lương và những khoản trợ cấp (nếu có).
* Trong 03 năm một lần Trưởng phòng hoặc phó phòng được cử đi học bồi
dưỡng chuyên môn lý luận chính trị.
* Đối với cán bộ, công viên chức nữ khi mang thai, thì trong thời gian mang
thai đựợc nghỉ khám thai 3 lần, 4 tháng nghỉ sinh…. vẫn được hưởng nguyên
lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
1.5 Các cơ quan tài trợ, đối tác thực hiện trong quá trình thực hiện
ASXH
Ngoài các chế độ được hưởng theo quy định của nhà nước, trong quá trình
hoạt động, phòng LĐTBXH Hậu Lộc cũng luôn nhận được sự quan tâm trợ
giúp của các đối tác bên ngoài. Cụ thể như sau:


Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá nhận phụng dưỡng 22 Bà mẹ Việt Nam anh
hùng và thân nhân liệt sỹ có hoàn cảnh khó khăn với mức trợ cấp hàng tháng
là 60.000đ/người/tháng, tổng số tiền mặt là 15.840.000 đồng/năm và nhà máy
còn tổ chức thăm hỏi, tặng quà khi ốm đau, vào các ngày lễ, tết, 27/7, mỗi suất
quà trị giá 50.000 đồng và 100.000 đồng tiền mặt, tặng lịch tết để động viên,
an ủi các mẹ. Khi các mẹ ốm đau, bệnh tật đều được thăm hỏi, chăm sóc chu
đáo. Đặc biệt, năm 2002 nhà máy đã hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho một
mẹ VNAH với kinh phí là 20.000.000 đồng.

Ngoài nhà máy thuốc lá Thanh Hoá, công ty Bảo hiểm Thanh Hoá cũng
nhận phụng dưỡng các bà mẹ VNAH. Tuy số tiền trợ cấp cho các mẹ là thấp
nhưng nó thể hiện sự quan tâm sâu sắc, đặc biệt đối với các mẹ. Điều này
cũng giúp Phòng có thêm nguồn kinh phí để chi trả chế độ cho các đối tượng,
tạo lòng tin với người dân để họ yên tâm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước.
Công ty Hàng không, công ty xuất nhập khẩu Hải Phòng, Công ty hợp tác
đào tạo Xuất khẩu lao động - Trường Đại học công nghiệp, Công ty cổ phần
tiến bộ quốc tế HN… hợp tác trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động.
Ngoài ra để thực hiện tốt công tác ASXH Phòng đã đấu mối với các phòng
ban trong huyện như Phòng Tài chính, Phòng Công thương, Phòng Văn
hoá…, Bảo hiểm xã hội, Bệnh viện, đài phát thanh huyện trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ và tổ chức vận động tuyên truyền chăm sóc Người có công
huyện Hậu Lộc.
2. Những thuận lợi và khó khăn của Phòng Lao động - TBXH
2.1. Thuận lợi
Phòng LĐTBXH huyện Hậu Lộc luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát
đúng của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện.
Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành, sự nhiệt tình hướng dẫn chu
đáo của các phòng ban chuyên môn của Sở LĐTBXH tỉnh Thanh Hoá.


Công tác phối kết hợp giữa các phòng ban chuyên môn của UBND và các
ngành, đoàn thể trong huyện được chú trọng trong quá trình thực hiện công tác
chính sách xã hội, tính đoàn kết thống nhất cao trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của tập thể phòng LĐTBXH.
Sự quan tâm đúng mức của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
các xã, thị trấn về công tác chính sách xã hội, tinh thần trách nhiệm của cán bộ
chính sách xã, kế toán ngân sách xã ở hầu hết các xã, thị trấn được nâng cao.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trong phòng làm việc tương đối đầy đủ, đáp
ứng nhu cầu công việc hàng ngày của các cán bộ.

Các Nghị định, chính sách Chính phủ, Nhà nước ban hành trợ cấp ưu đãi
cho đối tượng đến cán bộ chính sách một cách kịp thời, phù hợp với tình hình
mới, tạo mọi điều kiện để cán bộ chính sách giải quyết chế độ cho đối tượng .
Đây chính là những thuận lợi cơ bản để Phòng Lao động - TBXH hoàn
thành trách nhiệm, công việc của mình.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của
mình, phòng LĐTBXH cũng gặp không ít những khó khăn, đó là:
Số lượng đối tượng chính sách xã hội nhiều, lại nhiều nhóm, nhiều lạo đối
tượng, song số cán bộ quản lý còn hạn chế, trang thiết bị công tác quản lý còn
khó khăn.
Cán bộ cấp xã năng lực chưa được đào tạo nên trong quá trình thực hiện
thường có những sai sót, nắm bắt các Nghị định mới ban hành chủa Chỉnh phủ
còn chậm…nên các cán bộ, công viên chức trong Phòng phải giải quyết rất
nhiều trường hợp vượt cấp. Tức là nhiều trường hợp giải quyết, thắc mắc
thuộc khả năng, nhiệm vụ của Ban chính sách xã nhưng xã lại không giải
quyết được. Có những khiếu nại, thắc mắc xã có thể giải quyết được nhưng
đối tượng lại không nắm được, trực tiếp lên hỏi cán bộ chính sách phòng quá


nhiều gây ảnh hưởng lớn đến công việc, tạo nên sự chồng chéo trong việc giải
quyết.
Đặc biệt là cán bộ làm công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em ở các đơn vị xã, thị
trấn chưa đồng bộ và thống nhất bởi vì có xã do cán bộ chính sách đảm nhiệm,
có xã lại do cán bộ dân số đảm nhiệm gây khó khăn cho Phòng khi giải quyết
lĩnh vực công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em.
Việc ban hành, hướng dẫn các chế độ, chính sách về giải quyết chế độ cho
đối tượng từ trên xuống nhiều khi còn chậm, chưa rõ ràng, cụ thể, còn chồng
chéo nên trong quá trình thực hiện còn chậm, gặp nhiều khó khăn; có những
chế độ ban hành cho đối tượng này còn đang thực hiện, lại thêm nghị định ban

hành điều chỉnh chế độ cho đối tượng khác nên không kịp thời giải quyết cho
các đối tượng.
Một khó khăn nữa đó là trang thiết bị phục vụ cho Phòng còn chưa đảm
bảo, và đầy đủ như máy vi tính phục vụ cho công việc còn hạn chế, chưa có
máy photocopy.
Nguồn hỗ trợ từ các công ty trong và ngoài nước, các đơn vị, tổ chức cá
nhân còn hạn chế; trong lĩnh vực XKLĐ các công ty chủ yếu hợp tác chứ
nguồn ủng hộ tài chình còn rất hạn hẹp. Đặc biệt là trong lĩnh vực XĐGN, đây
là một công việc đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, lâu dài, nguồn vốn lớn,
mà Ngân sách Nhà nước và địa phương có hạn, mà sự hỗ trợ nguồn tài chính
từ bên ngoài rất còn rất ít nên nguồn vốn thực hiện cho công tác XĐGN còn
rất hạn hẹp.
Cấp uỷ chính quyền và trách nhiệm lãnh đạo của UBND xã ở một số địa
phương chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo, lãnh đạo đối với công tác
chính sách xã hội, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ chính sách xã đối
với các đối tượng xã hội không được chú trọng. Hầu hết cán bộ chính sách xã
không nằm trong biên chế, chủ yếu là cán bộ bán chuyên trách; Chế độ phụ


cấp theo quy định hiện hành còn qua thấp nên một số cán bộ ít gắn bó với
công tác chuyên môn. Bên cạnh đó còn một số cán bộ chính sách xã chưa qua
đào tạo nên rất khó khăn trong việc tiếp cận và triển khai công việc.

II.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI GIẢM
NGHÈO TẠI HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA
1. Quy mô, cơ cấu và nhu cầu của người nghèo.
1.1. Quy mô, cơ cấu
Số lượng

Tổng số hộ nghèo năm 2018 là 8.601 hộ, với số nhân khẩu là 64.523 người
chiếm 21,81%. Cụ thể số hộ từng xã như sau :
Bảng 1.1: Bảng so sánh người nghèo năm 2018
Liên Lộc :
Quang Lộc:
Tuy Lộc:

189
148
203

Châu Lộc:
Triệu Lộc:
Đại Lộc:

203
277
247


Phong Lộc:
133
Đồng Lộc
Hoa Lộc:
203
Thành Lộc:
Hoà Lộc:
437
Cầu Lộc
Phú Lộc:

192
Tiến Lộc:
Minh Lộc:
512
Mỹ Lộc:
Ngư Lộc:
1174
Lộc Tân:
Đa Lộc:
765
Lộc Sơn:
Hải Lộc:
740
Văn Lộc:
Thị trấn:
172
Thuần Lộc:
Thịnh Lộc:
96
Hưng Lộc
Xuân Lộc:
206
(Nguồn: Báo cáo tổng kết người nghèo năm 2018)

252
458
356
308
193
202

148
143
165
479

Nhìn vào số liêụ này chúng ta thấy, nhìn chung do đặc điểm điều kiện tự
nhiên là một huyện đồng bằng miền trung nên có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Đặc
biệt, xã Ngư lộc là một xã thuần ngư, chủ yếu là đánh bắt cá biển, phụ thuộc
vào thiên nhiên nên có số hộ nghèo lớn nhất (1.174 hộ), với những hộ không
đi biển họ không có nghề phụ gì khác nên luôn sống trong cảnh nghèo đói. Xã
Hải lộc cũng có số hộ nghèo cao là do đây là xã chuyên làm nghề muối biển,
công việc này cũng phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, năm được mùa năm
mất mùa, hơn nữa còn phụ thuộc vào giá cả sản phẩm nên người dân ở đây
thiếu đói rất nhiều. Xã Đa Lộc cũng là một xã ven biển, quanh năm bị nước
mặn của biển tràn vào khiến người dân không có nước sạch sinh hoạt, thêm
vào đó là nạn cát bay gây cản trở sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vì
vậy mà họ cũng có tỷ lệ hộ nghèo cao. Còn lại các xã khác cũng có hộ nghèo
nhưng tỷ lệ ở mức trung bình.
Phân loại
Nghèo đói không chỉ do một nguyên nhân gây nên mà gồm nhiều nguyên
nhân, mỗi hộ nghèo đều do một hay vài nguyên nhân tác động, và Phòng Lao
động – thương binh xã hội hậu Lộc đã tổng hợp như sau:
Hộ nghèo do thiếu kinh nghiệm sản xuất: chiếm 45%


Hộ nghèo do thiếu vốn, khoa học kỹ thuật: chiếm 25%
Hộ nghèo do đông con: chiếm 15%
Hộ nghèo do ốm đau: chiếm 15%
Hộ nghèo do thiếu việc làm: chiếm 10%
Nhìn vào tỷ lệ này chúng ta thấy, nghèo đói do thiếu kinh nghiệm sản xuất

chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này chứng tỏ nghề thuần nông chậm phát triển và
ảnh hưởng chung đến sự phát triển của nền kinh tế. Nhưng dù có là nguyên
nhân nào tác động đi nữa cũng cần cải thiện để giảm hộ nghèo, nâng mức sống
trung bình của người nghèo lên cao hơn.
Tình trạng sức khoẻ
Do không có điều kiện về kinh tế, không có thời gian nghỉ ngơi nhiều nên
hầu hết người nghèo đều có sức khoẻ kém, thêm vào đó họ lại thường xuyên
ốm đau, bệnh tật, không có điều kiện ăn uống đầy đủ cũng như những chất
dinh dưỡng bồi bổ cơ thể nên sức khoẻ của họ ngày càng giảm sút. Mặt khác,
với người nghèo họ thường không để ý đến sức khoẻ của mình nên tuổi thọ
của họ thường thấp hơn so với những người khác.
1.4. Hoàn cảnh sống
Các hộ nghèo hiện nay đang gặp khó khăn về rất nhiều mặt : điều kiện sinh
hoạt, phương tiện đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là về
kinh tế. Họ không có tiền để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, không có vốn
để đầu tư phát triển sản xuất, không có tiền để chăm sóc sức khoẻ… Thêm vào
đó, thiên tai, lũ lụt, hạn hán hàng năm lại cướp đi của họ biết bao tài sản, biết
bao sản phẩm nông nghiệp sắp đến ngày thu hoạch, chính vì vậy hoàn cảnh
của họ đã khó khăn càng khó khăn hơn. Ước tính thu nhập bình quân của họ
chỉ đạt 100.000 đến 120.000 đ/tháng, với giá cả thị trường hiện nay thì với số
tiền đó họ có thể mua sắm được gì. Mặt khác, các hộ nghèo chủ yếu làm nông
nghiệp, không có nghề phụ nên không có nguồn thu nhập nào thêm, chỉ trông


vào mấy sào ruộng, trời cho ăn thì đến thời vụ còn có thu nhập, trời không cho
ăn thì cả năm trắng tay. Vì vậy mà họ không thể vươn lên thoát nghèo.
1.2. Nhu cầu của đối tượng;
Người nghèo là những hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn về vật chất, đời
sống với nhiều lý do khác nhau. Hơn ai hết, họ đã và đang rất cần sự giúp đỡ,
trợ giúp của Nhà nước, xã hội, địa phương. Theo như tìm hiểu và phân tích,

người nghèo tại huyên Hậu Lộc đang mong muốn và có những nhu cầu cấp
thiết sau:
- Nhu cầu chăm sóc về y tế:
+ Đây là nhu cầu thiết yếu và rất quan trọng đối với người nghèo. Người
nghèo là những người có thu nhập rất thấp, sự tiếp cận và sử dụng các dịch vụ
chăm sóc y tế hầu như đều rất hạn chế. Chính vì vậy những người nghèo tại
đây luôn mong muốn được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên
với điều kiện kinh tế hạn chế và gặp nhiều khó khăn như hiện nay, trước tình
hình không có khả năng tự cung cấp cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế,
những mong muốn, nhu cầu này sẽ không thể thực hiện được nếu họ không
được hưởng những hỗ trợ của Nhà nước về y tế.
+ Dịch vụ y tế là một trong những loại hình hình dịch vụ cơ bản nhất của hệ
thống an sinh xã hội. Nếu như người nghèo vừa nghèo, vừa ốm đau bệnh tật,
sự nghèo khổ có thể nhanh chóng chuyển thành sự khốn khó. Tình trạng trên
có thể trầm trọng hơn nếu không tiếp cận được các dịch vụ y tế, làm gia tăng
các nguy cơ và các mối de dọa đến đời sống của người nghèo.
+ Thu nhập thấp thường đi kèm với một tình trạng sức khỏe yếu và cùng
với dịch vụ y tế không thể tiếp cận hoặc hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy,
người nghèo rất cần những chính sách hỗ trợ về y tế một cách toàn diện để họ
- Nhu cầu được vay vốn ưu đãi:


+ Người nghèo là những người có thu nhập thấp. Một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến nghèo chính là từ kinh tế. Hầu hết người nghèo tại xã
cũng giống như người nghèo khác có tâm lý cam chịu cái nghèo kéo dài từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy mà để có thể đầu tư về kinh tế, sản xuất,
vươn lên thoát nghèo hầu như là điều không thể. Ngoài các sự hỗ trợ về hướng
nghiệp, giới thiệu việc làm, nếu như không có sự hỗ trợ về vốn cho người
nghèo thì dường như thoát nghèo vẫn còn rất xa xôi để đến với người nghèo.
Họ rất cần một nguồn vốn để có thể đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, nuôi

trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nhu cầu về được dạy nghề và có việc làm:
+ Đa số những người nghèo tại xã những đối tượng yếu thế như: phụ nữ
đơn thân, người khuyết tật, người cô đơn… Vì là người yếu thế, lại bị hạn chế
trong khả năng lao động nên các đối tượng là người nghèo tại đây gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc ổn đinh, đảm bảo cuộc
sống. Không phải công việc nào cũng phù hợp với các đối tượng này, ví dụ:
phụ nữ đơn thân có thể làm nghề mây tre đan nhưng người khuyết tật lại
không thể làm được công việc này. Chính vì vậy mà việc tạo cho họ một việc
làm để có thể tự ổn định cuộc sống là rất cần thiết.
-Nhu cầu về hưởng các chế độ trợ cấp xã hội:
+ Những hộ gia đình nghèo hoặc cận nghèo, có những đối tượng yếu thế
như người cao tuổi, đơn thân nuôi con nhỏ, hay người khuyết tật, việc trợ cấp
hàng tháng có thể phần nào đó giúp họ trang trải được những khó khăn của
cuộc sống.
+ Đặc biệt là đối với hệ thống trợ cấp, trợ giúp xã hội của nền an sinh xã hội
tại Việt Nam, đối với một vài đối tượng đặc thù luôn có nguồn trợ cấp hàng
tháng để hỗ trợ đối tượng đó đảm bảo được cuộc sống ở mức sống tối thiểu so


với xã hội. Chính vì vậy mà những đối tượng này là người nghèo đã được xác
nhận tại xã cũng hoàn toàn có đủ điều kiện được hưởng các khoản trợ cấp này.
- Nhu cầu được miễn giảm học phí, học nghề:
+ Đây là một nhu cầu hết sức thực tế đối với người nghèo. Người nghèo họ
rất khó khăn trong việc có thể ổn định cuộc sống hàng ngày, các khoản thu
nhập của họ không đủ hoặc chỉ có thể đủ cho các nhu cầu ăn uống, sinh hoạt
hằng ngày. Vì vậy, việc chi cho các khoản như ốm đau, con cái đến trường hầu
như đều rất khó khăn. Và không phải người nghèo hay hộ nghèo nào cũng có
đủ khả năng đáp ứng đủ cho các khoản chi phí từ việc học tập của con cái.
Nhất là đối với các trường hợp học nghề. Đa số với đặc thù trong quá trình

học nghề cần phải có thực hành thực tế, chính vì vậy người nghèo khi học
nghề cũng tốn nguồn kinh phí khá lớn để chi trả cho việc nắm chắc một nghề
trong tay để có thể thoát nghèo.
* Nguyên nhân nghèo:
- Gia đình thiếu nguồn lao động: Hầu hết, những gia đình nghèo thường có
những thành viên là người cao tuổi, đơn thân, người khuyết tật, mắc bệnh
hiểm nghèo. Lại là những gia đình có ít thành viên, hoặc đông con, đang độ
tuổi đến trường. Vì vậy, lượng thành viên là lực lượng lao động trong gia đình
chỉ là một đến hai hoặc không có người nào.
- Do thiếu vốn: Người nghèo có mức thu nhập rất thấp, không đủ để có thể
đảm bảo những nhu cầu tối thiểu phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, có
thể dễ dàng hiểu, họ không thể có đủ vốn đề làm ăn, đầu tư vào sản xuất.
- Do thiếu việc làm: Một phần vì thiếu vốn, không có điều kiện làm ăn.
Thêm vào đó, trình độ dân số của người lao động thấp, thiếu kinh nghiệm, khó
tìm kiếm được công việc ổn định. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều gia
đình nghèo rơi vào.


- Một bộ phận nhỏ còn trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước… Đặc
biệt có nhiều hộ không có khả năng thoát nghèo (có người già yếu, cô đơn,
không có con cháu, có người tàn tật nặng, người tâm thần…).
- Công tác quản lý, đẩy mạnh các hoạt động giảm nghèo tại địa phương còn
chưa thực sự hiệu quả và triệt để: Những hoạt động hỗ trợ giảm nghèo đang
được sử dụng chưa đa dạng, chưa bao phủ được hết tất cả các gia đình, các đối
tượng thành viên là người nghèo.
2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ cho người nghèo.
Phòng LĐ-TB&XH huyện Hậu Lộc thực hiện quy trình xét duyệt, tiếp
nhận hồ sơ theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao độngThương binh và xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo
hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 20162020 như sau:
Thời điểm rà soát

Thời điểm tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm
được thực hiện từ ngày 01 tháng 9 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm.
Việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thường xuyên được thực hiện tại
thời điểm hộ gia đình có giấy đề nghị gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (có xác
nhận của trưởng thôn) cho các trường hợp cụ thể như sau:
-

Trường hợp hộ gia đình phát sinh khó khăn đột xuất trong năm

cần được bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để có thể
tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước;
Trường hợp hộ gia đình thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo
địa phương đang quản lý có đề nghị đăng ký xét duyệt thoát nghèo, thoát cận
nghèo.
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cần nghèo thường xuyên
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trong năm


Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất
trong năm cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo
để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Nhà nước,
thực hiện theo quy trình sau:
-

Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực

tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo
Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Thông tư này);
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức
thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng rơi xuống nghèo, cận

nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định và
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ nghèo, hộ cận
nghèo phát sinh.
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công
nhận bổ sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của
hộ gia đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ
lý do;
-

Hàng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban

nhân dân cấp huyện số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh trên địa bàn
(nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh;
-

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận

nghèo phát sinh trong năm.
Quy trình rà soát hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm
Đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đang quản lý, có giấy
đề nghị đăng ký thoát nghèo, thoát cận nghèo, thực hiện theo quy trình sau:
-

Hộ gia đình có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và nộp trực

tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo
Phụ lục số 1b ban hành kèm theo Thông tư này);
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Ban giảm nghèo cấp xã tổ chức



thẩm định theo quy trình rà soát hộ gia đình có khả năng thoát nghèo, thoát
cận nghèo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; báo cáo kết quả thẩm định
và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát
nghèo, hộ thoát cận nghèo.
Thời gian thẩm định, xét duyệt và ban hành Quyết định công nhận bổ
sung không quá 07 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận giấy đề nghị của hộ gia
đình. Trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì cần nêu rõ lý do;
-

Hàng tháng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban

nhân dân cấp huyện số lượng hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trên địa bàn
(nếu có) để Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh;
-

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp danh sách hộ thoát nghèo, hộ

thoát cận nghèo trong năm.
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm
Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm được thực
hiện theo quy trình sau:
Xác định, lập danh sách các hộ gia đình cần rà soát
Tổ chức rà soát, lập danh sách phân loại hộ gia đình
Các điều tra viên thực hiện rà soát các hộ gia đình theo mẫu phiếu B
(theo Phụ lục số 3b ban hành kèm theo Thông tư này), qua rà soát, tổng hợp
và phân loại kết quả như sau:
Danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
-


Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm

trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng
điểm B2 từ 30 điểm trở lên;
Hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 từ 120 điểm
trở xuống hoặc hộ có tổng điểm B1 trên 120 điểm đến 150 điểm và có tổng
điểm B2 từ 30 điểm trở lên;


-

Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên 140

điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên 120
điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
Danh sách hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo qua rà soát, bao gồm:
-

Hộ thoát nghèo khu vực thành thị:

+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 175
điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn còn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1
trên 140 điểm đến 175 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
-

Hộ thoát nghèo khu vực nông thôn:


+ Hộ thoát nghèo vượt qua chuẩn cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên 150
điểm;
+ Hộ thoát nghèo, nhưng vẫn là hộ cận nghèo là hộ có tổng điểm B1 trên
120 điểm đến 150 điểm và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm;
-

Hộ thoát cận nghèo khu vực thành thị là hộ có tổng điểm B1 trên

175 điểm;
-

Hộ thoát cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có tổng điểm B1 trên

150 điểm.
Tổ chức họp dân thống nhất kết quả rà soát
Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, hộ
thoát cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn
và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày
làm việc.
Trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban giảm nghèo xã cần tổ chức
phúc tra lại kết quả rà soát theo đúng quy trình.
Báo cáo, xin ý kiến thẩm định của Ủy ban nhân dân cấp huyện


×