Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠIHUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.5 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM
CHÔM THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
Mã đề tài: TSV2013-16
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế và Kinh doanh 2 (KD2)

Cần Thơ, 12/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM
CHÔM THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP TẠI
HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE
Mã đề tài: TSV2013-16
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế và Kinh doanh 2 (KD2)
Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ NGỌC NHÂN
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: KT1024A1


Ngành học: Kinh tế ngoại thương

Nam, Nữ: Nữ
Năm thứ: 4/Số năm đào tạo: 4

Người hướng dẫn: Ths. PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN

Cần Thơ, 12/2013


MỤC LỤC
Danh mục bảng.........................................................................................................iv
Danh mục hình..........................................................................................................v
Danh mục từ viết tắt..................................................................................................vi
Thông tin kết quả nghiên cứu của đề tài....................................................................viii
Thông tin về sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài................................xi
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu..................................................................1
1.1. Các yếu tố tác động đến ứng dụng kỹ thuật trong nông nghiệp.........................1
1.1.1 Những yếu tố chung.................................................................................................1
1.1.2 Yếu tố kỳ vọng.........................................................................................................1
1.2. Lý thuyết ứng dụng kỹ thuật mới trong sản xuất..............................................3
1.3. Vai trò của liên kết sản xuất..............................................................................5
2. Lý do chọn đề tài................................................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................6
3.1 Mục tiêu chung.................................................................................................6
3.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................................6
4. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................6
5. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................6
5.1 Phạm vị về nội dung..........................................................................................6

5.2 Phạm vi về không gian......................................................................................6
5.3 Phạm vi thời gian..............................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................7
6.1 Phương pháp luận..............................................................................................7
6.1.1 Tổng quan về tiêu chuẩn Global GAP....................................................7
6.1.2 Quản lý chuỗi giá trị toàn cầu.................................................................9
6.1.3 Hoạt động nghiên cứu và phát triển trên thế giới....................................10
6.1.4 Tiến trình cắt giảm thuế quan đối với nông sản Việt Nam......................11
6.1.5 Khái niệm nông hộ trong sản xuất nông nghiệp.....................................12
6.1.6 Đặc tính cơ bản của cây chôm chôm......................................................13
6.2................................................................................................................... Phư
ơng pháp phân tích...............................................................................................13
6.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................................13
6.2.2 Phương pháp phân tích...........................................................................................15

i


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 1: Tổng quan ............................................................................................18
1.1 Điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất nông nghiệp tại huyện Chợ Lách.....18
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.......................................................18
1.1.2 Hoạt động sản xuất và cơ cấu cây trồng ................................................18
1.1.3 Hoạt động sản xuất chôm chôm.............................................................19
1.2 Tình hình thực hiện tiêu chuẩn GAP tại Việt Nam...............................................21
1.2.1 Hành vi tiêu dùng trên thế giới..............................................................21
1.2.2 Sản xuất GAP ở Thái Lan – Bài học đối với Việt Nam..........................21
1.2.3 Lợi thế cạnh tranh của nông sản Việt Nam.............................................22
1.2.4 Thực trạng thực hiện tiêu chuẩn GAP ở Việt Nam.................................24
Hoạt động triển khai công nghệ trong sản xuất nông sản.......................25

Chương 2: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chôm chôm .....................................26
1.2.5

2.1 Hoạt động sản xuất............................................................................................26
2.1.1 Đặc điểm nông hộ..................................................................................26
2.1.2 Đặc điểm vườn cây.................................................................................27
2.1.3 Hiệu quả kinh tế của Global GAP..........................................................28
2.1.4 Sự ứng dụng quy trình Global GAP của nông dân.................................30
2.2 Tình hình tiêu thụ..............................................................................................33
2.2.1 Thông tin thị trường...............................................................................33
2.2.2 Hoạt động thương mại............................................................................34
2.3 Hiệu quả xã hội.................................................................................................36
Chương 3: Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển sản xuất GAP........37
3.1 Mô hình các yếu tố tác động đến liên kết sản xuất GAP...................................37
3.1.1 Dự báo khả năng ứng dụng kỹ thuật của nông hộ..................................37
3.1.2 Phân tích và đo lường tác động..............................................................38
3.2 Tác động từ môi trường kinh tế, xã hội đến sự từ chối sản xuất GAP..............40
Chương 4: Các giải pháp mở rộng mô hình sản xuất tại huyện Chợ Lách và phát
triển thị trường tiêu thụ chôm chôm......................................................................42
4.1

Những khó khăn trong phát triển sản xuất Global GAP....................................42
4.1.1

Những hạn chế của tập quán sản xuất cũ vẫn còn tồn tại.......................42
ii


4.1.2


Thiếu sự liên kết trong tổ sản xuất Global GAP.....................................42

4.1.3 Năng lực quản lý yếu kém .....................................................................43
4.1.4

Vấn đề thương mại hóa nông sản chế biến.............................................43

4.2 Giải pháp phát triển sản xuất.............................................................................43
4.2.1

Tăng cường công tác khuyến nông.........................................................43

4.2.2 Hoàn thiện tổ chức hợp tác.....................................................................45
4.2.3
4.3

Quản lý chặt chẽ thị trường dịch vụ kỹ thuật..........................................45

Giải pháp liên kết nông dân với thị trường........................................................46
4.3.1

thâm

Nâng cao khả năng cạnh tranh của nông hộ, tạo điều kiện thuận lợi để
nhập
thị
trường

46
Phát triển chuỗi giá trị sản phẩm............................................................47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận..............................................................................................................48
2. Kiến nghị............................................................................................................48
Tài liệu tham khảo...................................................................................................50
Phụ lục...................................................................................................................... 55
4.3.2

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bổ mẫu điều tra......................................................................................14
Bảng 2: Ý nghĩa các biến độc lập và kỳ vọng..............................................................17
Bảng 1.1: Năng suất, sản lượng chôm chôm tại huyện Chợ Lách................................20
Bảng 2.1: Đặc điểm của nhóm nông hộ được khảo sát ...............................................26
Bảng 2.2. Chi phí, doanh thu và thu nhập năm 2012 ..................................................28
Bảng 2.3: Giá bán và sản lượng trên từng loại sản phẩm ............................................29
Bảng 2.4: Hoạt động lưu trữ hồ sơ và sự am hiểu sản xuất .........................................30
Bảng 2.5: Mật độ cây trồng ........................................................................................30
Bảng 2.6: Nhận thức về tác động phân bón và thuốc BVTV đến môi trường .............32
Bảng 2.7: Chi phí phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất chôm chôm ...................32
Bảng 2.8: Hoạt động bán hàng của nông dân năm 2012 .............................................35
Bảng 3.1: Kết quả ước lượng mô hình ra quyết định...................................................37

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu cây trồng ........................................................................................19
Hình 1.2: Sự chuyển đổi sản xuất chôm chôm giai đoạn 2008 – 2012....................... 20

Hình 2.1: Phân bổ cây trồng giữa hai nhóm hộ sản xuất ............................................27
Hình 2.2: Nguồn thông tin..........................................................................................33

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATIGA

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

AUSAID

Tổ chức phát triển Australia

BRC

Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu

BVTV

Bảo vệ thực vật

CDM

Cơ chế phát triển sạch


CEPT

Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EA

Cơ quan chứng nhận châu Âu

EU

Liên minh châu Âu

Eurep GAP Tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của nhà bán lẻ châu Âu
FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt


GATT

Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GCTF

Quỹ ủy thác tín dụng xanh

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GVC

Chuỗi giá trị toàn cầu

HTX

Hợp tác xã

IFS

Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

IPM


Quản lý dịch hại tổng hợp

IAF

Diễn đàn chứng nhận quốc tế

ISO

Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế

LDN

Lao động nhà

MLA

Hiệp định đa phương

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

QSEAP

Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển
chương trình khí sinh học


R&D

Nghiên cứu và phát triển

SPS

Hiệp định áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật
vi


TPP

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

TC

Tiêu chuẩn

TFC

Tổng chi phí cố định

TVC

Tổng chi phí biến đổi

VJEPA

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản


VPC

Trung tâm năng suất Việt Nam

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

WB

Ngân hàng thế giới

vii


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ và giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất chôm chôm theo tiêu chuẩn Global GAP tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ NGỌC NHÂN
- Lớp: KT1024A1 Khoa: Kinh tế - QTKD
4

Năm thứ: 4

Số năm đào tạo:


- Người hướng dẫn: Ths. PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN
2. Mục tiêu đề tài:
- Mục tiêu chung: Tập trung phân tích hiệu quả sản xuất, tiêu thụ theo tiêu chuẩn
Global GAP, từ đó đề xuất giải pháp mang tính khả thi giúp nâng cao thu nhập của
nông hộ trồng chôm chôm ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ chôm chôm theo tiêu chuẩn Global
GAP các nông hộ tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP của nông hộ.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ chôm chôm, tạo thu
nhập ổn định cho các nông hộ trồng chôm chôm tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
3. Tính mới và sáng tạo:
Những nghiên cứu trước đây chú trọng vào yếu tố kỹ thuật và thực trạng sản
xuất, chưa phân tích các yếu tố tác động đến ứng dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu
chuẩn Global GAP tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Khác với các nghiên cứu trong nước, đề tài sử dụng lý thuyết của Rogers (1983)
làm cơ sở lý luận, phân tích các yếu tố tác động đến ứng dụng kỹ thuật. Tác giả cho
rằng, quyển sách Diffusion of Innovations được viết bởi Rogers (lần tái bản gần nhất
vào năm 2003) có thể đưa vào sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu về
ứng dụng công nghệ mới ở Việt Nam, cũng như tác phẩm này đã được kiểm chứng và
công nhận bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới.
4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả điều tra cho thấy, tuy chưa có sự gia tăng đáng kể trong năng suất và thu
nhập cho nông hộ nhưng hoạt động sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP đã mang lại
những tín hiệu khả quan trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở những năm đầu tiên
viii


của dự án, đóng góp vào sự tăng trưởng thu nhập địa phương. Năng suất sản xuất theo

tiêu chuẩn Global GAP gia tăng nhờ giảm đáng kể chi phí phân bón, thuốc BVTV và
tạo ra sản lượng cao so với sản xuất thông thường, nâng cao giá trị nông sản ở mắc
xích đầu tiên của chuỗi cung ứng. Điều này cho thấy sự cần thiết của sự thay đổi kỹ
thuật sản xuất.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế và xã hội đạt được, sự giới hạn trong sản xuất chủ
yếu tập trung vào vấn đề đầu ra cho nông sản chưa được thỏa mãn bởi nhà sản xuất.
Sự bất bình đẵng được thể hiện rõ ở quyền lợi và thu nhập của thương nhân và nông
dân làm cho mối liên kết không bền vững vì cả hai đều quan tâm vào lợi ích cá nhân.
Vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết không phải chủ yếu nâng cao lợi nhuận cho
nông hộ bằng việc cải tiến kỹ thuật mà là sự công bằng và quyền lợi trong mua bán
hàng hóa để đảm bảo sự khác biệt, khi tham gia vào chương trình Global GAP nông
dân không gặp rủi ro bán hàng với những cam kết chắc chắn từ doanh nghiệp và Chính
phủ.
Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định tham gia sản xuất của
nông hộ bao gồm độ tuổi, trình độ, giới tính, kinh nghiệm và học vấn bổ trợ. Trong đó
độ tuổi của nông hộ có tác động mạnh nhất đối với quyết định tham gia sản xuất với
tác động biên là 1,81. Ngoài các yếu tố được ước lượng, sự quyết định của nông hộ
còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, môi trường xã hội, sự tác động của kênh thông tin
đến nhận thức, sự phù hợp, mức độ phức tạp của kỹ thuật, sự kỳ vọng vào lợi ích đạt
được của nhà sản xuất và niềm tin vào nhà lãnh đạo.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài phản ánh bao quát thực trạng sản xuất Global GAP ở huyện Chợ Lách và đưa ra
những giải pháp phù hợp, có thể ứng dụng vào thực tiễn; làm cơ sở cho nhà hoạch
định chính sách hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và là tài
liệu tham khảo hữu ích cho những vùng đang phát triển sản xuất GAP.
Địa chỉ có thể sử dụng kết quả của đề tài:
- Lãnh đạo địa phương, Liên hiệp HTX huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
- Các địa phương đang triển khai dự án sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.
Ngày 09 tháng 12 năm 2013

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Võ Thị Ngọc Nhân

ix


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Đề tài có giá trị khoa học cao. Phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục tiêu đề ra.
Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng những thông tin đối chứng giữa hộ có thực hiện
GAP và không thực hiện GAP để so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và khẳng định việc cần
thiết của thực hiện tiêu chuẩn GAP. Đặc biệt, cách phân tích của tác giả luôn luôn có
đối chứng với các nghiên cứu trước đây đã làm tăng giá trị khoa học cho các phát hiện
mới của đề tài.
Xác nhận của Phòng Quản lý Khoa học
(ký tên và đóng dấu)

Ngày 13 tháng 12 năm 2013
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)

Phan Thị Ngọc Khuyên

x


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: VÕ THỊ NGỌC NHÂN
Sinh ngày: 19 tháng 02 năm 1992
Nơi sinh: Bến Tre
Lớp: KT1024A1

Khóa: 36

Khoa: Kinh tế - QTKD
Địa chỉ liên hệ: Phòng 8, Ký túc xá B1, khu II, trường Đại học Cần Thơ
Điện thoại: 01674872619

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế Ngoại thương

Khoa: Kinh tế - QTKD

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: 3.79
* Năm thứ 2:

Ngành học: Kinh tế Ngoại thương

Khoa: Kinh tế - QTKD

Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: 3.31
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế Ngoại thương

Khoa: Kinh tế - QTKD

Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: 3.74
Ngày 09 tháng 12 năm 2013
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Xác nhận của Phòng Quản lý Khoa học
(ký tên và đóng dấu)

xi


Võ Thị Ngọc Nhân

xii


PHẦN MỞ ĐẦU

1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRONG NÔNG
NGHIỆP
1.1.1 Những yếu tố chung
Nhiều nghiên cứu trên thế giới dựa trên lý thuyết kinh tế của việc ứng dụng 27 quy
trình công nghệ vào sản xuất đã đưa ra những yếu tố cơ bản tác động đến ứng dụng
công nghệ bao gồm: chính sách của Chính phủ, sự chuyển đổi công nghệ, các lực
lượng thị trường, điều kiện môi trường, nhân khẩu học, thể chế và cơ chế phân phối
Bonabana-Wabbi (2002). Nhóm nhân tố này được cụ thể hơn là sự sẵn có của lao
động, nguồn tài nguyên, qui mô trang trại, lợi ích dự kiến và mức độ nổ lực cần thiết
để thực hiện công nghệ; nhân tố xã hội gồm tuổi tác, kinh nghiệm, trình độ học vấn,
địa vị xã hội, giới tính, tham gia tổ chức xã hội, khả năng vay nợ, tâm lý, khả năng tiếp
cận thông tin, công tác khuyến nông và tập huấn kỹ thuật. Bonabana-Wabbi (2002)
nhóm các yếu tố trên thành đặc điểm của nông hộ, cơ cấu nông nghiệp, đặc trưng thể
chế và cơ cấu quản lý.
Cũng trên cơ sở những biến số cơ bản này, D’Souza et al. (1993) đã đưa tám biến vào
mô hình logit để phân tích bao gồm: tuổi tác, học vấn, lao động thuê, chất lượng nước
ngầm, lao động gia đình, sản lượng bán, chương trình hỗ trợ của Chính phủ và tỉ lệ nợ
trên vốn. Nhưng các yếu tố này chỉ giải thích được 10% (R 2= 0.1) sự quyết định ứng
dụng sản xuất nông nghiệp bền vững. Trong nghiên cứu này, chất lượng nước ngầm là
yếu tố quan trọng nhất.
Thêm vào đó, Rogers (1983) cho rằng nâng cao nhận thức về sự cần thiết là bước cơ
bản đầu tiên của việc ứng dụng một quy trình kỹ thuật. Các giai đoạn tiếp theo là
thuyết phục, quyết định và thực hiện. Do vậy, để áp dụng thành công kỹ thuật cần trãi
qua một quá trình nhất định như một chuỗi liên tục các sự kiện và hành động, có thể
xảy ra đồng thời hoặc một số có thể không xảy ra phụ thuộc vào sự tác động từ bên
ngoài và sự thay đổi trong nhận thức của nhà sản xuất.
1.1.2 Các yếu tố kỳ vọng
Theo Rogers (1983), giai đoạn quyết định của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các đặc
điểm kinh tế xã hội trong đó trình độ học vấn là yếu tố quan trọng. Ngoài ra, trình độ

học vấn là một yếu tố cấu thành nên năng lực quản lý, có tác động tích cực đến lợi
nhuận và hiệu quả sử dụng nguồn lực của nông hộ nhờ vào những quyết định đúng đắn
(Lê Cảnh Dũng và cộng sự, 2011) và cũng đồng thời tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh thông qua khả năng quản lý, lập kế hoạch, tiếp cận thông tin (Đoàn Thị Cẩm
Vân, 2008). Những nghiên cứu khác cũng thể hiện ý nghĩa của học vấn lên khả năng
tiếp thu kiến thức kỹ thuật của nông hộ như Nguyễn Quốc Nghi (2010), Phạm Lê
1


Thông (2010). Tương tự, Rehman et al. (2012) khẳng định, với mức ý nghĩa 5%, 1%
tăng lên của học vấn giúp tăng 4% sản lượng bởi vì học vấn giúp nông hộ nhận thức
được công nghệ sản xuất mới để có thể ứng dụng hiệu quả trên đồng ruộng của mình,
nâng cao năng suất. Học vấn cũng tác động tích cực đến năng lực tổ chức sản xuất và
giúp nông dân nhạy bén hơn trong tiếp cận thông tin thị trường và áp dụng khoa học
kỹ thuật vào sản xuất (Lê Khương Ninh, 2013).
Bên cạnh đó, hầu hết các nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho rằng không thể bỏ qua
yếu tố độ tuổi của nông hộ. Kleinwechter et al. (2006), dựa trên lý thuyết ứng dụng
công nghệ được đề xuất bởi Rogers (1995) cho rằng yếu tố đầu tiên trong quá trình
ứng dụng là khả năng tiếp cận thông tin của nhà sản xuất là nền tảng cho giai đoạn ra
quyết định và phụ thuộc vào độ tuổi và học vấn. D’Souza et al. (1993) và Howley et
al. (2011) cũng kết luận có sự tương quan nghịch giữa tuổi tác và quyết định ứng dụng.
Tương tự, Truong Thi Ngoc Chi và Yamada (2002) cho rằng những nông hộ trẻ tuổi,
nhỏ hơn 40 có xu hướng ứng dụng công nghệ nhiều hơn.
Kinh nghiệm cũng tác động rất lớn đến quyết định ứng dụng của nông hộ. Người ta
tranh luận rằng, kinh nghiệm sẽ cản trở việc nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất do
tính bảo thủ cá nhân (Phạm Lê Thông, 2010, Truong Thi Ngoc Chi và Yamada, 2002)
vì thế khó khuyến khích họ tham gia phương thức sản xuất hiệu quả hơn.
Một yếu tố khác có khả năng giữ vai trò quyết định đến nhu cầu tham gia sản xuất mới
hay tái sản xuất của nông hộ là lợi ích có thể đạt được. Đối với nông dân, nếu dự án
sản xuất mới không hiệu quả cao hơn so với sản xuất truyền thống trong ngắn hạn thì

khó khuyến khích họ đầu tư (Rogers, 1983). Hay, một sự đổi mới kỹ thuật phải bao
gồm ít nhất một vài lợi ích cho người ứng dụng. D’Souza et al. (1993) cũng khẳng
định ba lý do ảnh hưởng đến quyết định của nhà sản xuất bao gồm ba tiêu chí. Thứ
nhất, nhu cầu tiêu dùng nông sản sạch trên thị trường làm tăng doanh thu cho nhà sản
xuất trong tương lai. Thứ hai, kỹ thuật mới cần đảm bảo nhà sản xuất tiết kiệm chi phí
tiềm năng nhờ vào giảm chi phí cho các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật hoặc giúp họ có những biện pháp đối phó với sự biến đổi bất thường của môi
trường hiệu quả hơn. Thứ ba, chính là niềm tin của nông dân vào kỹ thuật mới do tâm
lý e ngại rủi ro. Một minh chứng của Trần Quốc Nhân và cộng sự (2012) cho thấy, xu
hướng tham gia HTX của nông hộ phụ thuộc vào lợi ích đạt được như nâng cao trình
độ sản xuất thông qua tập huấn, được hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp đầu vào sản xuất và
tìm đầu ra cho nông sản góp phần cải thiện thu nhập cho hội viên. Điều này sẽ giúp
nông dân hăng hái, tích cực tham gia; ngược lại nếu không thấy được lợi ích thật sự họ
sẽ rời bỏ tổ chức để sản xuất theo mô hình mới. Tiết kiệm chi phí sản xuất và bảo vệ
sức khỏe cũng là điều kiện cần thiết khuyến khích nông dân (Truong Thi Ngoc Chi và
Yamada, 2002). Vì thế, mức độ hiệu quả về kinh tế và xã hội là yếu tố quyết định sự
tồn tại của một phương thức sản xuất hay một kỹ thuật sản xuất.

2


Ở một góc độ khác, có thể xem tín dụng hay khả năng tiếp cận tín dụng là yếu tố cần
được quan tâm ở bất kỳ một mô hình nghiên cứu nào ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp vì vốn không thể tác rời sản xuất. Sự khan hiếm về vốn làm giới hạn năng lực
sản xuất của nông hộ và cản trở việc đầu tư vào tài sản cố định ban đầu để tham gia dự
án. Nói cách khác, tín dụng có vai trò thúc đẩy quyết định ứng dụng của nông
hộ (Akudugu et al. 2012, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2012).
1.2 LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MỚI TRONG SẢN XUẤT
Nghiên cứu về quá trình ứng dụng công nghệ mới được thực hiện hơn 30 năm, trong
đó lý thuyết ứng dụng của Rogers được thừa nhận rộng rãi trên thế giới ở nhiều lĩnh

vực như khoa học chính trị, y tế công cộng, thông tin liên lạc, lịch sử, kinh tế, công
nghệ và giáo dục1. Rogers (1983)2 đã mô tả quá trình ra quyết định bao gồm các quá
trình tìm kiếm thông tin và xử lý thông tin để giảm bớt sự không chắc chắn đối với
những thuận lợi và bất lợi của việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất mới. Quá trình ứng
dụng bao gồm 5 giai đoạn : nhận biết, thuyết phục, quyết định, thực hiện và chấp nhận.
Điều kiện cần để
ứng dụng kỹ thuật
Kỹ thuật đã được
thực nghiệm
Đáp ứng được nhu
cầu hoặc khó khăn
Phù hợp với sự đổi
mới
Phù hợp tiêu
chuẩn xã hội
Nhận biết

Thuyết phục

Quyết định

Thực hiện

Ứng
dụng

Đặc điểm của
quyết định
Đặc điểm kinh tế
xã hội

Khác biệt cá
nhân
Thói quen giao
tiếp

Nhận thức được
đặc điểm của
công nghệ
Tính ưu việc
tương đối
Sự phù hợp
Sự phức tạp
Khả năng thực
hiện
Sự quan sát

Chấp nhận
Tiếp tục ƯD
ƯD sau
Ngừng ƯD

2. Từ
chối

Tiếp tục từ
chối

Nguồn: Diffusion of Innovations, by Everett Rogers, 1983, p.165

Mô hình Quá trình quyết định ứng dụng công nghệ


Detailed review of Rogers’ diffusion of innovations theory and educational technology-related
studies based on Rogers. The Turkish Online Journal of Educational Technology – TOJET, 2006.
1

2

Rogers, 1983. Diffusion of innovations. Third edition.

3


Giai đoạn đầu tiên (Knowledge) là sự nhận thức về sự tồn tại của kỹ thuật và thu thập
thông tin để trả lời cho các câu hỏi quan trọng: Cái gì? Như thế nào? và Tại sao?.
Tương ứng, knowledge gồm 3 loại: (1) awareness-knowledge (kiến thức sơ khai), (2)
how-to-knowledge (thông tin hướng dẫn) và (3) principles-knowledge (kiến thức cơ
bản). Kiến thức sơ khai có vai trò tạo động lực để nhà sản xuất tìm hiểu thêm về công
nghệ, kỹ thuật. Thông tin hướng dẫn bao gồm thông tin về cách để sử dụng công nghệ
một cách chính xác và trở nên quan trọng đối với những kỹ thuật phức tạp. Kiến thức
cơ bản mô tả làm thế nào và tại sao công nghệ này hoạt động. Kỹ thuật mới có thể
được thực hiện mà không cần kiến thức cơ bản, nhưng việc ứng dụng không đúng cách
có thể dẫn đến việc ngừng ứng dụng kỹ thuật.
Giai đoạn thuyết phục xảy ra khi nông hộ đã có thái độ tích cực hoặc tiêu cực đối với
kỹ thuật hay công nghệ, nhưng những thông tin tốt hay xấu đối với kỹ thuật không
luôn trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến việc từ chối hay ứng dụng của nông hộ. Nông dân
hình thành thái độ của mình sau khi họ biết về kỹ thuật, vì thế thuyết phục là giai đoạn
tiếp theo của giai đoạn nhận thức trong quá trình quyết định. Quyết định của nhà sản
xuất liên quan đến cảm giác của họ đối với kỹ thuật nhiều hơn ở giai đoạn này.
Trong giai đoạn quyết định, nông dân vẫn tiếp tục thu thập những đánh giá về công
nghệ để đưa ra quyết định. Một kỹ thuật mới sẽ được ứng dụng nhanh chóng nếu có

một cơ sở thử nghiệm bởi vì hầu hết những nông dân đầu tiên muốn thử nó trong bối
cảnh riêng của mình sau đó đưa ra quyết định. Sự từ chối có thể xảy ở mọi giai trong
quá trình quyết định, bao gồm 2 dạng từ chối là chủ động (nông dân sẽ suy nghĩ về
việc ứng dụng nó nhưng sau đó quyết định không) và bị động (không hề nghĩ đến việc
ứng dụng). Rogers chỉ ra rằng, trong một vài trường hợp, quy trình ra quyết định này
có thể thay đổi từ nhận thức-thuyết phục-quyết định trở thành nhận thức-quyết địnhthuyết phục. Đối với các nước phương Đông, quyết định cá nhân còn chịu nhiều tác
động từ việc thực hiện theo nhóm do văn hóa tập thể.
1.3 VAI TRÒ CỦA LIÊN KẾT SẢN XUẤT
Karl Marx cho rằng, tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi
phải có mối quan hệ sản xuất phù hợp. Trong đó, lực lượng sản xuất là toàn bộ những
nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, bao gồm các nhân tố thuộc về người
lao động (như kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, sự sáng tạo) và tư liệu sản xuất
(như đối tượng lao động, công cụ lao động, các tư liệu phụ trợ quá trình sản xuất); còn
quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (như sự
sở hữu đất đai của nông dân, các mối quan hệ trong tổ chức – quản lý và phân phối sản
phẩm, mối liên kết 4 nhà trong sản xuất). Phương thức sản xuất trang trại, sử dụng
công nghệ cao với qui mô ngày càng mở rộng yêu cầu quan hệ sản xuất phải phù hợp
trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức – quản lý và phân phối.

4


Để phát triển sản xuất trang trại cần có sự gắn kết chặt chẽ, thống nhất các mối liên kết
trong xã hội bao gồm: liên minh giữa các quốc gia trong hợp tác kinh tế và chuyển
giao công nghệ; mối quan hệ hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân; giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp; giữa nhà sản xuất, Nhà nước và doanh nghiệp, cùng các mối liên kết
khác tham gia vào chuỗi cung ứng. Sự kết hợp các mối liên kết này giúp nâng cao
trình độ, tay nghề, phát huy sự linh hoạt, sáng tạo của người lao động; cải tiến công cụ
lao động, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và làm tăng giá trị gia tăng cho tất cả tác
nhân tham gia vào chuỗi liên kết.

2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Marketing hiện đại yêu cầu sản xuất phải kết hợp ba lợi ích của người tiêu dùng,
doanh nghiệp và cộng đồng. Vì thế hướng đi chung của nền nông nghiệp toàn cầu là
“sản xuất sạch” nhằm phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa sạch, an toàn, thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng và bảo toàn lợi ích xã hội.
Trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tỉnh Bến Tre
đã chủ trương xây dựng Chợ Lách thành trung tâm sản xuất cây ăn quả chất lượng cao
cho các tỉnh phía Nam. Sản xuất Global GAP được chọn như là một giải pháp tích cực
nhằm ổn định sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững. Sau 2 năm triển khai, mô
hình liên kết sản xuất đã mang lại hiệu quả khá cao trên vườn chôm chôm huyện Chợ
Lách. Vì thế tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình là hướng đi phù hợp với tình
hình phát triển của địa phương nhằm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, phát huy
vai trò của tập thể trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, một số vấn đề trong cách tổ
chức, quản lý, quy hoạch vùng sản xuất và tiêu thụ nông sản vẫn là điều trăn trở của
nông dân khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP. Nghiên cứu này được
thực hiện để đánh giá lại tình hình sản xuất thực tế và đề xuất giải pháp kịp thời nhằm
ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập cho nông dân.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1 MỤC TIÊU CHUNG
Tập trung phân tích hiệu quả sản xuất, tiêu thụ chôm chôm theo tiêu chuẩn Global
GAP, từ đó đề xuất giải pháp mang tính khả thi giúp nâng cao thu nhập cho nông hộ
trồng chôm chôm ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
3.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ chôm chôm theo tiêu chuẩn Global
GAP các nông hộ tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.
Mục tiêu 2: Nghiên cứu, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP của nông hộ.
Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ chôm chôm, tạo thu
nhập ổn định cho các nông hộ trồng chôm chôm tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.


5


4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tìm hiểu 36 nông hộ trong mô hình Global GAP đồng thời khảo sát thêm
36 hộ thuộc vùng lân cận để đánh giá đặc điểm riêng của Global GAP và phương thức
sản xuất truyền thống.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 PHẠM VI VỀ NỘI DUNG
Nghiên cứu trên 2 loại chôm chôm phổ biến là chôm chôm Java và chôm chôm nhãn.
Tập trung phân tích hiệu quả kinh tế và xã hội của mô hình.
5.2 PHẠM VI VỀ KHÔNG GIAN
Số liệu sơ cấp được lấy từ các mẫu điều tra tại các xã Phú Phụng, Hòa Nghĩa, Sơn
Định, Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

5.3 PHẠM VI THỜI GIAN
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4 đến tháng 12. 2013
Cuộc điều tra được thực hiện trong tháng 6 và tháng 7. 2013. Tại thời điểm này nông
dân đang xử lý ra hoa nghịch vụ. Mỗi nông hộ có khoảng thời gian xử lý khác nhau,
tùy thuộc vào đặc điểm vườn cây, giai đoạn kết thúc 3 cơi đọt đầu tiên để chuẩn bị ra
hoa, kinh nghiệm và thời điểm nông dân dự định bán sản phẩm.
Số liệu thứ cấp về hoạt động sản xuất chôm chôm huyện Chợ Lách được thu thập từ
năm 2008 đến năm 2012.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
6.1.1 Tổng quan về tiêu chuẩn Global GAP
6.1.1.1 Khái niệm
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) là tập hợp
các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất
áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm,

bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động 3. Theo FAO (2003),
khái niệm Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ra đời là kết quả của những mối quan
Thông tư số: 48/2012/TT-BNNPTNT. Quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng
trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt, ngày 26.09.2012.
3

6


tâm và những cam kết giữa các bên có liên quan về an ninh sản xuất lương thực, an
toàn và chất lượng thực phẩm và sự bền vững của môi trường nông nghiệp cả trung và
dài hạn. Các bên có liên quan bao gồm: Chính phủ, các công ty chế biến, nhà bán lẻ,
người sản xuất và người tiêu dùng4.
Global GAP là một tiêu chuẩn tự nguyện để chứng nhận trên toàn cầu trong lĩnh vực
trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản do tổ chức phi lợi nhuận FoodPLUS GmpH ban hành
chính. Cơ quan chứng nhận Global GAP là thành viên của Diễn đàn chứng nhận quốc
tế (IAF) hoặc Cơ quan chứng nhận châu Âu (EA) và là một nhà ký kết trong Hiệp định
đa phương (MLA) về chứng nhận sản phẩm và trong Biên bản ghi nhớ giữa EA
và/hoặc IAF và Global GAP.
Global GAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ ba, độc lập
với hoạt động sản xuất bởi vì hầu hết các quốc gia trên thế giới không ban hành luật về
an toàn thực phẩm trong khi các nước cần có sự đảm bảo về chất lượng hàng hóa và
nguồn gốc sản phẩm nhập khẩu5. Để đảm bảo về tính toàn vẹn, nguồn gốc, chất lượng
của sản phẩm và an sinh xã hội, chương trình Global GAP đặt ra bốn tiêu chuẩn chủ
yếu bao gồm kỹ thuật sản xuất, truy nguyên nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm và
đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động. Ở cấp độ nông trại, những nguyên
tắc cơ bản của GAPs được thế hiện trên 10 lĩnh vực: đất; nước; sản xuất cây trồng và
thức ăn gia súc; bảo vệ cây trồng; chăn nuôi; sức khỏe và an sinh động vật; thu hoạch,
lưu trữ và chế biến nông sản; quản lý năng lượng, chất thải; phúc lợi, sức khỏe và sự

an toàn của con người; động vật hoang dã và cảnh quan.
6.1.1.2 Sử dụng nhãn hiệu và logo Global GAP6
Logo Global GAP được sử dụng một cách chính xác theo quy định về màu sắc và hình
dạng như sau:

(1) Nhãn hiệu GLOBALG.A.P không xuất hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm của
người tiêu dùng hoặc tại điểm trực tiếp bán lẻ.
(2) Nhà sản xuất có thể sử dụng nhãn hiệu GLOBALG.A.P trên pallets chỉ bao gồm
những sản phẩm đã được chứng nhận GLOBALG.A.P và sẽ không xuất hiện tại các
điểm bán hàng.
(3) Nhà sản xuất được chứng nhận GLOBALG.A.P có thể sử dụng nhãn hiệu
GLOBALG.A.P trong hoạt động truyền thông giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp
FAO, 2003, Development of a good agricultural practice approach.
Sarsud, 2007. Challenges and Opportunities Arising from Private Standards on Food Safety
and Environment for Exporters of Fresh Fruit and Vegetables in Asia: Experiences of
Malaysia, Thailand and Viet Nam.
6
English version introduction specific rules, Edition 4.0- 2, <>
4

5

7


(B2B), và cho các mục đích truy xuất nguồn gốc, phân biệt hoặc chứng thực tại địa
điểm sản xuất.
(4) Những thành viên bán lẻ, liên kết và cung ứng sản phẩm GLOBALG.A.P có thể sử
dụng nhãn hiệu trong in ấn quảng cáo, tờ rơi, hiển thị phần cứng điện tử (không liên
kết trực tiếp với sản phẩm được chứng nhận) và trong truyền thông giữa doanh nghiệp

với doanh nghiệp.
(5) Cơ quan chứng nhận GLOBALG.A.P có thể sử dụng nhãn hiệu này trong các tài
liệu quảng cáo có liên quan trực tiếp đến hoạt động chứng nhận GLOBALG.A.P của
họ khi trao đổi kinh doanh với các doanh nghiệp, và trên Giấy chứng nhận
GLOBALG.A.P do họ phát hành.
(6) Nhãn hiệu GLOBALG.A.P không được sử dụng vào các mục quảng cáo, các mặt
hàng may mặc hoặc bất kỳ phụ kiện, túi xách, các mặt hàng chăm sóc cá nhân, hoặc có
liên quan đến các dịch vụ của cửa hàng bán lẻ.
6.1.1.3 Cơ sở hình thành và phát triển tiêu chuẩn Global GAP
Sự an toàn về sức khỏe ngày càng được chú trọng nhiều hơn, người tiêu dùng yêu cầu
cao ở cả sản phẩm trong nước và nhập khẩu dẫn đến sự kiểm soát chặt chẽ hơn về chất
lượng thực phẩm ở các nước phát triển bằng những tiêu chuẩn kỹ thuật và qui ước
quốc tế để bảo vệ sức khỏe con người. Hiệp định SPS được giới thiệu trong GATT
năm 1947, bao gồm các tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật và thực hiện truy nguyên
nguồn gốc xuất xứ mà các quốc gia thành viên của WTO phải tuân thủ để đảm bảo an
toàn sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng đến người tiêu dùng. Một mặt, các tiêu
chuẩn kỹ thuật góp phần phát triển mạnh mẽ hệ thống sản xuất sạch và sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên ở các nước đang phát triển để duy trì và nâng cao năng lực xuất
khẩu. Mặt khác, SPS có thể tạo ra một rào cản thương mại tuyệt đối với một số quốc
gia với những yêu cầu nghiêm ngặc về kiểm soát dịch bệnh trên động thực vật. Việc
thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật đã làm tăng lên đáng kể chi phí xuất khẩu và trở
thành thách thức đối các nước nghèo muốn tham gia vào chuỗi sản phẩm có giá trị cao
do thiếu tài chính, kỹ thuật và khả năng tuân thủ7.
Global GAP (trước đây là Eurep GAP) được thành lập năm 1997 bởi những nhà bán lẻ
châu Âu (Eurep) là cách để bảo vệ niềm tin người tiêu dùng ở những thị trường lớn.
Rào cản kỹ thuật và áp lực cạnh tranh toàn cầu buộc các nước đang phát triển tăng
cường chất lượng hàng hóa xuất khẩu bằng cách hướng đến nền nông nghiệp sử dụng
công nghệ cao vào quản lý trang trại trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Trong đó, Global GAP là một trong những cách tiếp cận thị trường của 112.600 nhà


Poverty Reduction & Economic Management Trade Unit and Agriculture and Rural
Development Department, 2005. Food Safety and Agricultural Health Standards: Challenges
and Opportunities for Developing Country Exports. Report No. 31207
7

8


sản xuất ở hơn 100 quốc gia năm 2012 8, nhất là những quốc gia có lợi thế sản xuất
nông nghiệp (tham khảo thêm phụ lục).
Riêng ở Việt Nam, sản xuất đạt tiêu chuẩn Global GAP có ý nghĩa quan trọng trong sự
phát triển nông nghiệp bền vững. Phát triển Global GAP là cơ hội tiếp cận vốn từ các
chương trình, dự án phát triển của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ như quỹ ủy
thác tín dụng xanh (GCTF) hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghiệp, công
nghệ chế biến sạch, và cơ chế phát triển sạch (CDM) năm 1997 hỗ trợ các nước đang
phát triển thực hiện các dự án bảo vệ môi trường. Hơn nữa, sản xuất GAP góp phần cải
thiện môi trường sản xuất, nâng cao giá trị nông sản ở từng khâu của chuỗi cung ứng
và có vai trò thúc đẩy sự nhận biết thương hiệu quốc gia, cũng như đáp ứng nhu cầu
khắc khe của thị trường bao gồm EU, những kênh siêu thị trong nước và khu vực.
6.1.2 Quản lý chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết để tạo một sản phẩm hay dịch
vụ từ khái niệm qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liên quan đến sự kết hợp giữa
chuyển hóa vật chất và đầu vào của các dịch vụ, sản phẩm khác nhau), phân phối đến
người tiêu dùng cuối cùng, và bố trí sau sử dụng 9. Những hoạt động trong chuỗi giá trị
có thể được thực hiện bởi một công ty hoặc được phân chia giữa các doanh nghiệp
cung ứng. Lúc này những thành viên của chuỗi chia sẽ lợi nhuận với nhau và góp phần
làm tăng giá trị hàng hóa hay dịch vụ ở mỗi mắt xích của chuỗi.
Chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) được xem như là sự phản ánh xu hướng mở rộng các
hoạt động của chuỗi giá trị ở hai hay nhiều quốc gia và có ý nghĩa quan trọng đối với
người ra quyết định. Đối với nhà khoa học, GVC là cơ sở phân tích hệ thống thương

mại quốc tế và sự hội nhập kinh tế ngày càng tăng của những chuỗi cung ứng và tiếp
thị giữa các quốc gia. Trong nền kinh tế, GVC có vai trò gắn kết, ràng buộc các quốc
gia tham gia vào một quy trình sản xuất chung và có sự kiểm soát lẫn nhau, đồng nhất
tiêu chuẩn kỹ thuật của một sản phẩm hay dịch vụ. Đối với nhà lãnh đạo, GVC giải
thích sự phân phối thu nhập của những người tham gia trên phạm vi toàn cầu và tạo cơ
sở cho việc lập chính sách hướng đến lợi ích của từng đối tượng trong nền kinh tế. Đối
với doanh nghiệp, phân tích GVC là một công đoạn quan trọng giúp nhận dạng những
yếu kém trong từng khâu sản xuất để đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
6.1.3 Hoạt động nghiên cứu và phát triển trên thế giới
Cải tiến công nghệ hay kỹ thuật được xem là cách hữu hiệu để tạo ra nhiều sản phẩm
đầu ra có chất lượng tốt hơn hay sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố đầu vào dựa
vào tri thức và kỹ năng tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, nó là một quá trình phức tạp và
diễn biến chậm chạp, tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân lực. Hoạt động R&D của thế
giới diễn ra hơn 90% tại các nước OECD. Ở các nước Đông Á, Hàn Quốc là quốc gia
8
9


Kaplinsky R. and Morris M. Handbook for value chain research, IDRC, 2000, p. 113.
9


đầu tư nhiều nhất cho R&D với 2,8% GDP năm 2000. Năm 2007, số lượng bằng phát
minh sáng chế quốc tế của Hàn Quốc xếp hạng thứ 4 thế giới. Động lực chính cho hoạt
động này là công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tiếp đến là Đài Loan với 1,9% GDP và Singapore là 1,1% (Trần Văn Tùng và Nguyễn
Thắng, 2013). Đài Loan duy trì sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế rất thấp và
chú trọng đầu tư cho giáo dục. Hỗ trợ sinh viên du học nhất là tại Hoa Kỳ từ năm
1960. Nhờ vậy, Đài Loan sở hữu nhiều nhất bằng phát minh sáng chế từ Hoa Kỳ và có
đội ngũ chuyên gia đông đảo để nghiên cứu và phát triển. Trong đó, các viện, trường

Đại học có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp
trong nước. Khối ASEAN có mức đầu tư ở mức thấp, đối với Indonesia, Malaysia,
Thái Lan, Philippine là 0,1 – 0,2% GDP. Việt Nam chỉ dành khoảng 0,2-0,3% GDP
cho R&D năm 2007 (Hà Nam, 2013) và chỉ tiêu đầu tư đến năm 2015 là 1,5% GDP 10.
Đối với ngành nông nghiệp, hoạt động R&D có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển
bền vững. Hoạt động sản xuất công nghiệp và đô thị hóa trên thế giới đã gây ra sự ô
nhiễm môi trường đất và nước nghiêm trọng và thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.
Trong khi nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng nhất là ở các nước có thu
nhập trung bình, thấp buộc chính phủ các nước này phải có những giải pháp tăng năng
suất và chất lượng để đáp ứng an ninh lương thực và mở rộng xuất khẩu. Nhu cầu tiêu
dùng lương thực tại những nước có thu nhập cao có xu hướng giảm theo mức độ tăng
thu nhập của họ. Tuy nhiên, họ cũng đối mặt với các vấn đề về môi trường, nguồn
nước cung cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và năng lượng. Đầu tư cho R&D là cần thiết
để duy trì năng lực xuất khẩu như những gì họ đã làm trong quá khứ và cung cấp các
sản phẩm nông nghiệp để chế tạo nhiên liệu sinh học như mỡ động vật; ngũ cốc, mía
đường và củ cải đường để sản xuất ethanol (FAO, 2006).
Trên thế giới, %GDP đầu tư cho R&D nông nghiệp ngày càng tăng. Các nước có thu
nhập cao có tỷ lệ đầu tư cao nhất gần 2,3% GDP và tốc độ tăng cao từ 3-4 lần khu vực
Mỹ Latin11. Khu vực Đông Nam Á và Bắc Phi có tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp thấp
khoảng 0,7% GDP trong thập niên cuối thế kỷ XX mặc dù sản xuất nông nghiệp là thế
mạnh của khu vực này.
Tại Việt Nam, nguồn kinh phí cho nghiên cứu cơ bản rất ít, cũng không tạo động lực
cho phát triển nghiên cứu ứng dụng. Các nhà nghiên cứu ít có cơ hội phát triển do
chưa được đảm bảo về tài chính, quyền sở hữu trí tuệ và không được sử dụng đúng
năng lực chuyên môn. Việc đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực kém hiệu quả và chưa
có những chính sách thỏa đáng cho những cống hiến lớn trong xã hội gây ra chảy máu
chất xám và thiệt hại lớn đến lợi ích quốc gia. Những thiệt hại này không thể đo lường
cụ thể nhưng nó góp phần vào sự trì tuệ và yếu kém của nước ta so với các nước trong
http:// Bản tin thị trường công nghệ Việt Nam
Global Harvest Initiative (GHI), 2012. The 2012 Global Agricultural Productivity Report, P.

25
10
11

10


khu vực. Nhất là trong nông nghiệp, chúng ta có lợi thế về số lượng nhưng chất lượng
vẫn kém so sánh.
6.1.4 Tiến trình cắt giảm thuế quan đối với nông sản Việt Nam
Cắt giảm thuế quan là một biểu hiện của xu thế hội nhập để giảm dần những rào cản
trao đổi thương mại toàn cầu. Hội nhập đã tạo điều kiện để Việt Nam tăng khả năng
xuất khẩu nông sản và mở rộng thị trường nhưng phải chịu một sức ép rất lớn trước sự
cạnh tranh của nông sản nhập khẩu khi rào cản thuế quan dần được dỡ bỏ. Khi gia
nhập WTO, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan từ 2-30% đối với các sản phẩm thực
vật trong giai đoạn 2008-2012. Là thành viên của ASEAN, mức thuế quan giữa các
nước ASEAN chỉ còn 0-5% theo chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT) có hiệu lực từ 01.01.1993. Để thực hiện mục tiêu trở thành cộng đồng kinh tế
vào năm 2015, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - ATIGA hướng đến xóa bỏ
thuế quan ở phần lớn hàng hóa giữa các nước thành viên và thời hạn đến năm 2018 đối
với Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam 12. Thuế suất là 0% vào năm 2013 đối với
mặt hàng nông sản chưa chế biến.
Ở những thị trường có sức tiêu thụ cao như Nhật Bản, quá trình đàm phán tích cực đã
tạo nên mối quan hệ hợp tác có lợi cho cả hai bên. Trong lĩnh vực thương mại hàng
hóa, dịch vụ và đầu tư, Nhật Bản đã có những ưu đãi lớn cho Việt Nam thông qua Hiệp
định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào ngày 25.12.2008.
Theo VJEPA, 95% hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Nhật sẽ được miễn thuế
quan theo lộ trình 10 năm và 88% hàng hóa của Nhật nhập vào Việt Nam là 15 năm.
Việt Nam được ưu tiên xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế như dệt may, nông, lâm, thủy
sản và nhập khẩu những mặt hàng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

như máy móc, thiết bị diện tử. Đối với mặt hàng nông sản, 83,8% nông sản Việt Nam
vào thị trường Nhật sẽ được loại bỏ thuế quan trong vòng 10 năm, ngược lại nông sản
Nhật nhập vào Việt Nam là 14% năm 2009 và còn 7,8% năm 2018 (Trần Quang Minh,
2013).
Bên cạnh tiềm năng phát triển cao ở Nhật Bản, hiện tại Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam. Năm 2012, thương mại song phương giữa hai nước đạt gần 25
tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vượt hơn 20 tỷ USD, tăng
gấp 13 lần kể từ khi Hoa Kỳ thực hiện quy chế đối xử thương mại bình thường (NTR)
đối với Việt Nam năm 2001 (Manyin, 2013). Biểu hiện này là hệ quả của quá trình tự
do hóa thương mại giữa hai nước bao gồm tự do hóa quyền giao thương, giảm thuế
quan, mở cửa thị trường dịch vụ,... Tiến trình cắt giảm thuế được thực hiện ở Hiệp
định thương mại song phương Việt-Mỹ (2001) với thuế suất giảm dần từ 30-50% trong
ba năm ở hơn 250 khoản mục bao gồm công nghiệp và nông nghiệp. Danh mục thuế
càng mở rộng hơn khi Hiệp định tự do thương mại, châu Á – Thái Bình Dương (TPP)
hướng đến tự do hóa 90% số dòng thuế mà Việt Nam là một trong 4 quốc gia thành
12

Phan Thị Ngọc Khuyên, 2012. Giáo trình Kinh tế đối ngoại, trường Đại học Cần Thơ.
11


×