Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

đánh giá nhận thức, thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa huyện nam sách tỉnh hải dương, năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 75 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGÔ VĂN TÙNG

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, THỰC HÀNH VỆ
SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NAM SÁCH - TỈNH
HẢI DƢƠNG, NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
NGÔ VĂN TÙNG

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, THỰC HÀNH VỆ
SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NAM SÁCH – TỈNH
HẢI DƢƠNG, NĂM 2018

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

NGƢỜI HƢỚNG DẪN: GSTS. NGUYỄN THANH BÌNH
Thời gian thực hiện: Từ tháng 7 đến hết tháng 11 năm 2018


HÀ NỘI 2018


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy, cô, cơ quan và
bạn bè đồng nghiệp.
Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thanh Bình - ngƣời thầy đã trực tiếp tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, các phòng ban chức năng cùng các
thầy cô giáo của Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi đƣợc học tập và nghiên cứu.
Cho tôi đƣợc trân trọng cảm ơn tới Sở Y tế Hải Dƣơng, Bệnh viện đa khoa huyện Nam Sách nơi đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Cuối cùng, cho tôi đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, các bạn đồng nghiệp cùng tập
thể anh chị học viên trong lớp đã động viên ủng hộ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Học viên

Ngô Văn Tùng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ...............................................
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 4
1.1.
NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ........................................................... 4
1.1.1. Khái niệm và một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện .............. 4
1.1.2. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện ................................................... 5

1.2.
CÁC LOẠI VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN THƢỜNG GẶP
TRÊN BÀN TAY .............................................................................................. 6
1.3.
BẰNG CHỨNG LAN TRUYỀN TÁC NHÂN GÂY BỆNH QUA
BÀN TAY ......................................................................................................... 7
1.4.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH TAY ...................................... 9
1.5.
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TỶ LỆ
TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ................................ 10
1.6.
VỆ SINH TAY ................................................................................... 13
1.6.1. Chỉ định vệ sinh tay ............................................................................ 13
1.6.2. Quy trình vệ sinh tay thƣờng quy ....................................................... 14
1.7.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NAM SÁCH VÀ MỘT SỐ NÉT
VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ......................................... 16
1.7.1. Quá trình hình thành ........................................................................... 16
1.7.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện .................................................. 17
1.7.3. Mô hình tổ chức ................................................................................. 19
1.7.4. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: ........................................................... 19
1.7.5. Công tác vệ sinh tay tại bệnh viện đa khoa huyện Nam Sách: .......... 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
2.1.
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU............................................................ 23
2.2.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23
2.2.1. Xác định biến số nghiên cứu .............................................................. 23
2.2.2. Mô hình thiết kế nghiên cứu .............................................................. 26

2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................. 26
2.2.4. Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu................................................................... 28
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1.
NHẬN THỨC VỀ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ......... 32
3.1.1. Nhận thức về bàn tay làm lan truyền vi khuẩn và là nguyên nhân làm
lan truyền nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế .................................... 32
3.1.2. Nhận thức về sự cần thiết phải vệ sinh tay ......................................... 33
3.1.3. Nhận thức về vệ sinh tay đúng cách ................................................... 33
3.2.
KẾT QUẢ GIÁM SÁT THỰC HÀNH VỆ SINH TAY CỦA NHÂN
VIÊN Y TẾ ...................................................................................................... 37
3.2.1. Kết quả giám sát tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế theo các cơ
hội
............................................................................................................ 37


3.2.2. Kết quả giám sát quy trình vệ sinh tay ............................................... 40
4.1.
NHẬN THỨC VỀ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ......... 42
4.1.1. Nhận thức về bàn tay làm lan truyền vi khuẩn và là nguyên nhân làm
lan truyền nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế .................................... 42
4.1.2. Nhận thức về sự cần thiết phải vệ sinh tay:........................................ 43
4.1.3. Nhận thức về vệ sinh tay đúng cách:.................................................. 45
4.2.
THỰC HÀNH VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ................ 47
4.2.1. Kết quả giám sát tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế theo các cơ
hội
............................................................................................................ 47

4.2.2. Kết quả thực hiện VST theo quy trình ............................................... 48
4.3.
MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA
NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ VỆ SINH TAY......................................................... 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 51
1.
KẾT LUẬN ........................................................................................ 51
1.1.
NHẬN THỨC VỀ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ......... 51
1.2.
THỰC HÀNH VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ ................ 51
2.
KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 51


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
NVYT: Nhân viên y tế
KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn
VST: Vệ sinh tay
VSV: Vi sinh vật
NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện
NK: Nhiễm khuẩn
HSCC: Hồi sức cấp cứu
NB: Ngƣời bệnh
T-NB: Trƣớc khi động chạm NB
T-VK: Trƣớc khi thực hiện thủ thuật sạch/ vô khuẩn
S-DCT: Sau khi có nguy cơ tiếp xúc dịch cơ thể
S-NB: Sau khi động chạm NB

S-XQ NB: Sau khi động chạm bề mặt xung quanh NB
C: Chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn
N: Rửa tay bằng nƣớc và xà phòng thƣờng


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm Tổ chức UNICEF tổ chức ngày rửa tay toàn cầu 5/5 nhằm
mục đích khuyến khích ngƣời dân nâng cao ý thức vệ sinh tay để đảm bảo sức
khỏe cho chính mọi ngƣời và tránh lây truyền các loại vi khuẩn gây các bệnh
nguy hiểm cho mọi ngƣời và cộng đồng. Đây là một chƣơng trình mang tính
chất toàn cầu và đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới đồng tình ủng hộ,
trong đó có Việt Nam. Rửa tay hàng ngày bảo vệ cho sức khỏe mọi ngƣời nói
chung và đặc biệt quan trọng trong ngành y tế nói riêng. Bàn tay là trung gian
lây truyền hầu hết các bệnh và dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn
bệnh viện là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của ngƣời
bệnh, làm tăng tỉ lệ ngƣời bệnh tử vong, tăng biến chứng, tăng ngày nằm điều
trị, tăng mức sử dụng kháng sinh, tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, tăng
chi phí dùng thuốc và tăng gánh nặng bệnh tật cho cả ngƣời bệnh và hệ thống
y tế [1]. Theo tổ chức y tế thế giới khuyến cáo rửa tay là biện pháp đơn giản,
rẻ tiền và hiệu quả nhất để phòng tránh các bệnh lây truyền nguy hiểm nhƣ
các bệnh về giun sán, tiêu chảy, chân tay miệng và hô hấp... Rửa tay là trách
nhiệm của mỗi bác sỹ, điều dƣỡng, kĩ thuật viên, hộ lý và những ngƣời làm
trong bệnh viện[19].
Theo những nghiên cứu trên thế giới, trên 1cm2 da bàn tay của ngƣời
bình thƣờng có chứa tới 40.000 vi khuẩn. Bàn tay của một ngƣời có thể mang
tới 4,6 triệu mầm bệnh [12]. Và theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới
(WHO) chỉ mỗi động tác rửa tay đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi
khuẩn Shigella từ ngƣời sang ngƣời. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rửa tay
làm giảm nhiễm khuẩn hô hấp từ 19% đến 35%.
Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về phổ vi khuẩn trên bàn tay.

Số lƣợng vi khuẩn và loại vi khuẩn trên bàn tay của nhân viên y tế rất sát với

1


những nghiên cứu trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Bác sĩ Huỳnh
Minh Tuấn, Bệnh viện đại học y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh thì có tổng
cộng 11 loại vi khuẩn xuất hiện trên bàn tay của NVYT trong nghiên cứu,
trong đó các vi khuẩn, vi sinh vật chủ yếu là Staphylococcicoagulase âm,
nấm, Acinetobacter spp, S. Aureus, Enterobacter, Hafnia, Klebsiella, E.coli và
Pantoea- agglomerans. Bộ y tế đã sớm ban hành những thông tƣ, quy định,
quy trình về vệ sinh tay trong công tác khám chữa bệnh và các trƣờng cũng
đƣa chƣơng trình rửa tay vào giảng dạy cho các sinh viên y dƣợc. Điều đó nói
lên tầm quan trọng của việc vệ sinh tay [2],[3].
Mối liên quan giữa vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện:
VST làm giảm NKBV ở NB và NVYT. Nghiên cứu can thiệp điển hình
của Semmelweis thực hiện năm 1847 cho thấy tỷ lệ tử vong ở sản phụ giảm từ
18% xuống 5% sau ít tháng triển khai khử khuẩn tay bắt buộc bằng dung dịch
chloride.
Gần đây, nhiều nghiên cứu tại những khu vực lâm sàng khác nhau
nhằm đánh giá hiệu quả phòng ngừa NKBV của thực hành VST thƣờng quy
đã cho thấy tỷ lệ NKBV giảm khi cải thiện tỷ lệ tuân thủ VST ở NVYT, đặc
biệt ở những khu vực có nhiều thủ thuật xâm nhập nhƣ cấp cứu, hồi sức tích
cực, ngoại khoa, nhi khoa. Nhìn chung, thực hiện tốt VST làm giảm 30% 50% NKBV.
Tóm lại, bàn tay là phƣơng tiện quan trọng làm lan truyền NKBV. VST
giúp loại bỏ hầu hết VSV có ở bàn tay, do đó, có tác dụng ngăn ngừa lan
truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ NB này sang NB khác, từ NB sang dụng cụ
và NVYT, từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một NB và từ NVYT sang
NB. VST là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV,
đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm an toàn cho NVYT trong thực hành

chăm sóc và điều trị NB[5].

2


Bệnh viện đa khoa huyện Nam Sách tỉnh Hải Dƣơng là bệnh viện tuyến
huyện loại III, hàng năm khám và điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân. Có rất
nhiều loại bệnh trên lâm sàng, cơ thể ngƣời bệnh suy yếu, sức đề kháng giảm,
môi trƣờng bệnh viện là nguồn lây bệnh. Vì vậy rất cần sự chăm sóc chu đáo
và tận tình của đội ngũ nhân viên y tế. Từ những thực tế nhƣ vậy, công tác vệ
sinh tay là rất quan trọng để giảm thiểu việc lây truyền bệnh từ ngƣời bệnh
này sang ngƣời bệnh khác. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để góp phần
vào công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, chúng tôi đã thực hiện
nghiên cứu: “Đánh giá nhận thức, thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế tại
Bệnh viện đa khoa huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dƣơng năm 2018” với 2 mục
tiêu sau:
1. Đánh giá nhận thức vệ sinh tay của nhân viên y tế tại bệnh viện đa
khoa huyện Nam Sách năm 2018.
2. Đánh giá về Thực hành vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế
tại bệnh viện đa khoa huyện Nam Sách năm 2018.
Từ đó có thể tham mƣu, đề xuất đƣợc với Ban Lãnh đạo bệnh viện
những giải pháp hay biện pháp góp phần làm tăng sự nhận thức và thực hành
của nhân viên y tế tại bệnh viện.

3


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.


NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN

1.1.1. Khái niệm và một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện
- Khái niệm:
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) (nosocomial infection) là “những NK
ngƣời bệnh mắc phải trong thời gian điều trị tại BV mà thời điểm nhập viện
không thấy có yếu tố NK hay ủ bệnh nào.NKBV thƣờng xuất hiện sau 48 giờ
kể từ khi ngƣời bệnh nhập viện”[32].
Để chẩn đoán NKBV, ngƣời ta thƣờng dựa vào định nghĩa và tiêu
chuẩn chẩn đoán cho từng vị trí NKBV. Ví dụ: NK vết mổ sau phẫu thuật,
NK máu có liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng mạch, NK đƣờng tiết niệu...
Hiện nay, theo hƣớng dẫn từ Trung tâm Giám sát và Phòng bệnh Hoa Kỳ
(CDC) và các hội nghị quốc tế đã mở rộng định nghĩa ca bệnh cho các vị trí
NK khác nhau và đang đƣợc áp dụng để giám sát NKBV trên toàn cầu. Dựa
trên các tiêu chuẩn lâm sàng và sinh học, các nhà khoa học đã xác định có
khoảng 50 loại NKBV khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện.
- Một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện:
Theo một nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới tại 14 quốc gia và vùng
lãnh thổ, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện lên đến 8,7 %, trong đó nhiễm trùng vết
mổ là 25,1 %, nhiễm trùng đƣờng tiết niệu là 22,0 % và nhiễm trùng đƣờng
tiêu hóa dƣới là 20,5%. Các loại vi khuẩn hay gặp trong nhiễm khuẩn vết mổ
là Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa and Escherichia coli [31].
Một nghiên cứu ở 20 bệnh viện tại Thái Lan về nhiễm khuẩn bệnh viện
năm 2006, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trong khoảng từ 4,9% đến 7,6%.
Trong đó , nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp dƣới là 36,1%, nhiễm khuẩn tiết niệu
là 25,5%. 70,2 % vi khuẩn gây nhiễm trùng là vi khuẩn gram âm; 19,2 % là vi
khuẩn gram dƣơng [30].
4



Nghiên cứu tại Malaysia trên 658 bệnh nhân năm 2005 cho thấy tỷ lệ
nhiễm khuẩn bệnh viện là 17,8%. Một tỷ lệ rất cao so với ngƣỡng trung bình
của các nƣớc trên thế giới [28].
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện đã đƣợc
triển khai từ lâu, nghiên cứu của Phạm Đức Mục năm 2001 tại 11 bệnh viện
cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn là 6,8%. Bệnh viện Bạch Mai nghiên cứu tại 36
bệnh viện trên toàn quốc cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện là 7,8%. Các
NKBV thƣờng gặp là: hô hấp (41,9%), vết mổ (27,5%), tiết niệu (13,1%), tiêu
hóa (10,3%), da và mô mềm (4,1%), NK huyết (1,0%), NK khác (2,0%)[8],
[15].
1.1.2. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
NKBV gây ra những hậu quả nặng nề cho ngƣời bệnh cũng nhƣ cho
NVYT, cụ thể nhƣ:
- Tăng chi phí và tăng ngày điều trị:
Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội kiểm soát nhiễm khuẩn năm
2008 cho biết, mỗi NKBV kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 9,4 đến
24,3 ngày và tăng chi phí điều trị trung bình từ 2 đến 32,3 triệu đồng[22]. Đây
là số tiền lớn so với mức thu nhập bình quân của ngƣời dân tại thời điểm năm
2008 mới là 1.024USD/ngƣời, khoảng 16 triệu đồng [21].
Một số nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện ở Việt Nam, chủ yếu
đƣợc thực hiện ở bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Chợ Rẫy. Giám sát đƣợc
tiến hành ở bệnh viện Bạch Mai về hiệu quả điều trị và chi phí cho nhiễm
khuẩn bệnh viện do nhiễm khuẩn vết mổ. Kết quả cho thấy nhiễm khuẩn vết
mổ làm tăng chi phí điều trị và tăng thời gian nằm viện. Cụ thể là tăng thời
gian nằm viện lên 8,2 ngày, chi phí điều trị khoảng 110 USD[16].
Theo thống kê của CDC năm 2009, ƣớc tính hàng năm Hoa Kỳ phải chi
một số tiền cho việc điều trị NKBV là từ 28 đến 48 tỷ đô la mỹ [26], cao hơn
tổng ngân sách của Việt Nam chi cho đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội năm
5



2008 (494.600 tỷ đồng) [6]. Nhiều nghiên cứu tiến hành tại các bệnh viện ở
Mỹ cho thấy, NKBV kéo dài thêm thời gian nằm viện trung bình từ 7,4 đến
9,4 ngày[33].
- Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật:
NKBV không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâm sàng, kinh tế mà
còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của VSV, làm xuất hiện những
chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong
các bệnh viện. Tại Mỹ, tháng 10/2010, CDC công bố số ngƣời chết do MRSA
(tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin) đã vƣợt quá số ngƣời chết do AIDS.
Trong số các bệnh viện đƣợc khảo sát, MRSA đƣợc tìm thấy ở 176 ngƣời
bệnh, chiếm 45%, trong đó 7,7% bị lây khi dang nằm viện. Ở Anh, mỗi năm
có khoảng 5000 ngƣời bệnh chết vì MRSA. Tại Đức, Italia và Bồ Đào Nha, tỷ
lệ tử vong do NKBV lên tới hơn 50% các trƣờng hợp tử vong. Tại Châu Á,
các chủng loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh đƣợc xác định là nguyên nhân
gây ra từ 70 đến 80% trƣờng hợp lây nhiễm trong bệnh viện. Theo giáo sƣ
Xiao Yonghong của viện Dƣợc lý lâm sàng của Trƣờng Đại học Bắc Kinh, tỷ
lệ lây nhiễm MRSA trong các bệnh viện Trung Quốc đã tăng từ 30% lên 70%
[14].
- Tăng tỷ lệ nằm viện và gây tử vong:
Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, nhiễm trùng bệnh viện ảnh hƣởng đến 2
triệu ngƣời mỗi năm và gây tử vong cho 90.000 ngƣời, thiệt hại về kinh tế
ƣớc tính khoảng 4,5 tỷ đô la mỹ [24]. Hàng năm khoảng 5% đến 10% số bệnh
nhân nằm viện mắc thêm các nhiễm trùng trong quá trình nằm viện điều trị
[27].
1.2.

CÁC LOẠI VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN THƢỜNG

GẶP TRÊN BÀN TAY

Trên da có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, Năm 1938, Price P.B chia
vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm:
6


- Vi khuẩn định cƣ:
Gồm các cầu khuẩn gram (+):S.epidermidis,S.aurers, S.hominis, v.v. và
các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter,Enterobacter... Các vi khuẩn gram (-)
thƣờng chiếm tỷ lệ cao ở tay NVYT thuộc đơn vị hồi sức cấp cứu, đặc biệt ở
những ngƣời VST dƣới 8 lần/ngày. Phổ vi khuẩn định cƣ thƣờng cƣ trú ở lớp
sâu của biểu bì da. VST thƣờng quy không loại bỏ đƣợc các vi khuẩn này
khỏi bàn tay nhƣng VST thƣờng xuyên có thể làm giảm mức độ định cƣ của
vi khuẩn trên tay. Để loại bỏ các vi khuẩn này trên da tay trong VST ngoại
khoa, các thành viên kíp phẫu thuật cần VST bằng dung dịch VST chứa cồn
hoặc dung dịch xà phòng chứa chlorhexidine 4% trong thời gian tối thiểu 3
phút.
- Vi khuẩn vãng lai:
Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn trên da NB hoặc trên các bề mặt
môi trƣờng bệnh viện (chăn, ga giƣờng, dụng cụ phƣơng tiện phục vụ NB) và
làm ô nhiễm bàn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị. Mức độ ô nhiễm
bàn tay phụ thuộc vào loại thao tác sạch/bẩn, thời gian thực hiện thao tác và
tần suất VST của NVYT.
Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây NKBV, tuy nhiên phổ vi
khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng VST thƣờng quy (rửa tay với nƣớc và
xà phòng thƣờng hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian
20 giây-30 giây). Do vậy, VST trƣớc và sau tiếp xúc với mỗi NB là biện pháp
quan trọng nhất trong phòng ngừa NKBV[5].
1.3.

BẰNG CHỨNG LAN TRUYỀN TÁC NHÂN GÂY BỆNH


QUA BÀN TAY
Cuối những năm 1840, Bác sỹ Ignaz Semmelweis (1818-1865) công
tác tại Bệnh viện đa khoa Vienne (Áo) khám phá ra sự khác biệt về tỷ lệ tử
vong ở các bà mẹ sau sinh con giữa hai khoa Sản của bệnh viện. Năm 1846,
Semmelweis nghiên cứu và thấy rằng tại hai khoa Sản của bệnh viện, cùng
7


thực hành một kỹ thuật rửa tay. Khoa thứ nhất là khoa thực hành của sinh
viên y khoa, nơi mà chỉ có các bác sỹ và sinh viên y khoa làm việc có tỷ lệ tử
vong do sốt hậu sản là 13,10%; tỷ lệ này cao gấp gần 5 lần so với khoa thứ 2
là khoa hƣớng dẫn thực hành cho nữ hộ sinh (bao gồm các nữ hộ sinh và học
sinh hộ sinh) có tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ sau sinh là 2,03%. Ông quan sát và
thấy rằng các bác sỹ và sinh viên y khoa thƣờng không rửa tay sau khi thăm
khám mỗi ngƣời bệnh, thậm chí sau khi mổ tử thi ngƣời bệnh. Ông cho rằng
nguyên nhân sốt hậu sản là do bàn tay không rửa của các bác sỹ và các sinh
viên y khoa chứa tác nhân gây bệnh. Ông đã đề xuất sử dụng dung dịch nƣớc
vôi trong (chứa chlorine) để rửa tay vào thời điểm chuyển tiếp sau mổ tử thi
sang thăm khám ngƣời bệnh. Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ sau đó đã giảm từ
12,24% xuống 2,38%[13].
Hƣớng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh [5], đã chỉ ra:
- Lan truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ NB này sang NB khác qua bàn
tay NVYT cần một chuỗi các yếu tố, gồm: (1) VSV có trên da NB hoặc trên
bề mặt đồ dùng, vật dụng xung quanh NB truyền vào tay NVYT; (2) Tiếp
theo, NVYT không VST hoặc VST không đúng quy trình hoặc sử dụng hóa
chất VST không thích hợp, (3) Cuối cùng, bàn tay bị ô nhiễm của NVYT phải
tiếp xúc trực tiếp NB khác hoặc gián tiếp qua các dụng cụ, thiết bị sử dụng
trên NB.

- Trong môi trƣờng bệnh viện, mọi nơi bàn tay đụng chạm vào đều có
vi khuẩn trên đó. Các tác nhân NKBV không chỉ có ở các vết thƣơng nhiễm
khuẩn, ở chất thải và dịch tiết của NB mà thƣờng xuyên có trên da lành của
NB. Lƣợng vi khuẩn (ví dụ: S. epiderminis, Proteus mirabilis, Klebsiella spp.
và Acinetobacter spp) có ở 1 cm2 da lành của NB thay đổi từ 102 đến 106 vi
khuẩn, nhiều nhất là ở vùng bẹn, vùng hố nách, vùng nếp khuỷu tay, bàn tay.
Có 25% da ngƣời bình thƣờng mang S. Aureus, da ngƣời mắc bệnh tiểu
8


đƣờng, NB lọc máu chu kỳ và ngƣời viêm da mãn tính có S. aureus định cƣ
cao hơn. Các tác nhân gây bệnh này, đặc biệt là các chủng tụ cầu hoặc cầu
khuẩn đƣờng ruột có khả năng sống sót cao trong điều kiện môi trƣờng khô,
làm ô nhiễm quần áo, ga giƣờng, đồ dùng cá nhân và bề mặt các phƣơng tiện
khác trong buồng bệnh.
- Trong quá trình chăm sóc NB, bàn tay NVYT thƣờng xuyên bị ô
nhiễm VSV có ở trên da NB cũng nhƣ ở bề mặt môi trƣờng bệnh viện. Theo
Lê Thị Anh Thƣ và cộng sự (Bệnh viện Chợ Rẫy), lƣợng vi khuẩn trung bình
có ở bàn tay NVYT là 5,4 log, cao nhất ở hộ lý, kế đến là bác sỹ và thấp nhất
là điều dƣỡng. Pittet D. và cộng sự. (1999) đánh giá mức độ ô nhiễm bàn tay
NVYT trực tiếp chăm sóc NB, số lƣợng vi khuẩn có ở các đầu ngón tay thay
đổi từ 0 đến 300 đơn vị khuẩn lạc, trong đó trực khuẩn gram (-) chiếm 15% và
tụ cầu vàng chiếm 11% các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc. Thời gian thao tác
càng dài thì mức độ ô nhiễm bàn tay càng lớn.
- Không VST trƣớc khi chăm sóc NB là nguyên nhân quan trọng làm
lan truyền NKBV. Các VSV có ở bàn tay ô nhiễm lan truyền trực tiếp sang
NB thông qua các thực hành chăm sóc hoặc gián tiếp do bàn tay làm ô nhiễm
các dụng cụ chăm sóc. Tại bệnh viện Bạch Mai, Nguyễn Việt Hùng và cộng
sự đã nghiên cứu thấy bàn tay NVYT bị ô nhiễm trung bình: 1,65 log khuẩn
lạc. Một số chủng vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp gồm: A. baumannii, K.

pneumoniae và S. aureus. Đáng chú ý, NVYT không thực hiện bất kỳ thực
hành chăm sóc nào trong buồng bệnh có mức ô nhiễm bàn tay cao nhất (2,1
log). Nghiên cứu này càng khẳng định sự cần thiết phải VST thƣờng xuyên,
đặc biệt là VST trƣớc khi vào buồng bệnh. Bàn tay NVYT là phƣơng tiện lan
truyền bệnh quan trọng trong các vụ dịch NKBV[5].
1.4.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ SINH TAY

Nhiễm khuẩn bệnh viện có cơ chế lây truyền nhƣ cơ chế lây truyền
bệnh nhiễm khuẩn (qua các đƣờng tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, máu, da, niêm
9


mạc). Tuy nhiên, có 3 cơ chế quan trọng nhất, đó là:Lây qua tiếp xúc, lây qua
giọt bắn và lây qua đƣờng hô hấp
Có nhiều biện pháp dùng để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện nhƣ
vô khuẩn dụng cụ, cách ly bệnh nhân, giám sát nhiễm khuẩn, đào tạo cho
nhân viên y tế, nhƣng một biện pháp đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả đó là vệ
sinhtay. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, vệ sinhtay là biện pháp
đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả nhất trong công tác phòng chống nhiễm khuẩn
bệnh viện, đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm an toàn cho NVYT trong
thực hành chăm sóc ngƣời bệnh [5], [32]. Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ chỉ ra
rằng khi tỉ lệ tuânthủ rửa tay của nhân viên y tế tăng từ 47,5% lên 66,2% thì tỉ
lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống còn 6,9%. Nhƣ vậy, mối liên quan giữa tuân
thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế có tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh
viện. Tỷ lệ rửa tay càng cao thì tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện càng thấp và
ngƣợc lại.
1.5.


MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ

TỶ LỆ TUÂN THỦ VỆ SINH TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
Nghiên cứu nổi tiếng của Pitte và cộng sự tại Thụy Sỹ thực hiện năm
1995 - 1997 cho thấy 48% điều dƣỡng tuân thủ rửa tay thƣờng quy (RTTQ)
và sau 3 năm có chƣơng trình can thiệp thấy tỷ lệ tuân thủ RTTQ tăng lên tới
66%; nghiên cứu đƣa ra các chỉ số đánh giá: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và
mức độ tiêu thụ dung dịch rửa tay chứa cồn [25]. Một nghiên cứu khác nhằm
thu thập các thông tin về RTTQ để từ đó đƣa ra các biện pháp KSNK. Trong
số các sinh viên điều dƣỡng Thổ Nhĩ Kỳ đƣợc hỏi theo bộ câu hỏi, có 80,2%
sinh viên trả lời có RTTQ sau mỗi lần làm thủ thuật cho ngƣời bệnh, thời gian
trung bình một lần RTTQ từ 1 phút trở lên chiếm 71,9%. Kết luận từ nghiên
cứu cho thấy tất cả các sinh viên đều đƣợc học về cách rửa tay nhƣng thực sự
sinh viên vẫn chƣa quan tâm tới rửa tay và chƣa thực hành đƣợc kiến thức đã
học [20].
10


Năm 2002, tại Italy, Nonile và cộng sự đã tiến hành đánh giá kiến thức,
thái độ và thực hành rửa tay của NVYT tại các khoa Hồi sức tích cực tại 24
bệnh viện vùng Campania và Calabria. Trong nghiên cứu này tỷ lệ TTRT của
NVYT tại thời điểm trƣớc khi chăm sóc ngƣời bệnh đạt 60% và sau chăm sóc
đạt 72,5%[29]. Năm 2010 nghiên cứu của B.Allegranzi và cộng sự tại 47
quốc gia cho thấy tỷ lệ TTRT của mẫu nghiên cứu là 60,7%[23].
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc năm 2014, tỷ lệ nhân
viên 39-40 tuổi là 51%. Nhân viên y tế tại bệnh viện tham gia nghiên cứu chủ
yếu là nữ giới với 66,2% còn nam giới ít hơn chiếm 33,8%.Tỷ lệ
ĐD/KTV/NHS chiếm tỷ lệ cao trong tổng số NVYT điều tra trong đó tỷ lệ có
trình độ trung cấp 50,7% [17].
Nghiên cứu trƣớc và sau can thiệp về vệ sinh bệnh viện tại Bệnh viện

Đống Đa, Hà Nội năm 2010 đƣợc thực hiện trên đối tƣợng bác sỹ và điều
dƣỡng cho thấy kiến thức sau can thiệp đạt yêu cầu của NVYT về rửa tay tăng
lên 12,7% (từ 59,5% lên 82,5%, p < 0,001). Nghiên cứu can thiệp bao gồm:
tập huấn cho nhân viên y tế về rửa tay thƣờng quy, phát tờ rơi và bổ sung thiết
bị, phƣơng tiện vệ sinh đã làm tăng tỷ lệ tuân thủ rửa tay từ 53,1% lên tới
60,4%, p < 0,05. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điều dƣỡng là ngƣời có
kiến thức tốt hơn và có tỷ lệ tuân thủ rửa tay cao hơn các bác sỹ [11]. Đặng
Thị Vân Trang năm 2010 đã khảo sát tỷ lệ TTRT theo 5 thời điểm tại bệnh
viện Chợ Rẫy. Kết quả cho thấy tỷ lệ TTRT của NVYT trung bình là 25,7%,
tỷ lệ TTRT của điều dƣỡng (67,5%) cao hơn so với bác sỹ (24,6%). Tỷ lệ
TTRT lần lƣợt là 17,0% trƣớc khi tiếp xúc ngƣời bệnh, 31,8% trƣớc thao tác
vô khuẩn, 56,75 sau tiếp xúc dịch, 29,2% sau tiếp xúc ngƣời bệnh và 12,3%
sau khi chạm vào môi trƣờng xung quanh ngƣời bệnh[18]. Nghiên cứu của
Hoàng Xuân Hƣơng năm 2010 [10] và của Nguyễn Thị Hồng Anh năm 2012
[7] đã chỉ rõ những yếu tố tăng cƣờng, thúc đẩy tuân thủ vệ sinh tay bao gồm:
Các quy định chuyên môn của bệnh viện quy định nhân viên y tế phải TTRT;
11


Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên của bệnh viện khiến điều dƣỡng RTTQ
nhiều hơn; và tập huấn về RTTQ thƣờng đƣợc tổ chức định kỳ hàng năm giúp
điều dƣỡng cập nhật kiến thức về RTTQ và tầm quan trọng của RTTQ trong
phòng chống NKBV từ đó có thái độ và thực hành tuân thủ vệ sinh tay tốt hơn
khi chăm sóc ngƣời bệnh. Nghiên cứu của Phùng Văn Thủy (2014) về đánh
giá thực trạng tuân thủ rửa tay thƣờng quy và các yếu tố liên quan của nhân
viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 cho thấy 65,8%
nhân viên có kiến thức tốt về thực hành rửa tay. Tỷ lệ tuân thủ các cơ hội rửa
tay là 41,7% tuân thủ tốt nhất cơ hội “trƣớc khi làm thủ thuật vô khuẩn” và
“sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể”. Tỷ lệ nhân viên y tế có thực hành rửa
tay thƣờng quy đạt là 14,8% [17]. Các nghiên cứu của Phùng Văn Thủy và

Nguyễn Thị Hồng Anh cũng chỉ ra những yếu tố cản trở tuân thủ rửa tay
thƣờng quy bao gồm: Quá tải công việc cả về thực hành chuyên môn lẫn việc
hƣớng dẫn lâm sàng cho học sinh sinh viên, công việc việc hành chính là
nguyên nhân khiến điều dƣỡng không đủ thời gian TTRT. Phƣơng tiện rửa tay
(bồn rửa, hóa chất rửa tay, khăn lau tay và nƣớc sạch) thiếu hoặc không đảm
bảo chất lƣợng gây ảnh hƣởng đến TTRT của điều dƣỡng. Nhiều nhân viên y
tế không muốn vệ sinh tay do sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh bằng
cồn 700 gây khô da [7], [17].
Nghiên cứu tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam-Cuba năm 2013, kết quả
cho thấy 85,1% các bác sỹ, điều dƣỡng hiểu đúng về vệ sinh tay [9].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Hiền - Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai năm
2015, với kết quả tuân thủ là 84,8% và 100% sau thời điểm có nguy cơ tiếp
xúc với máu và dịch cơ thể, 66,2% VST sau khi động chạm bề mặt xung
quanh NB.Tỷ lệ tuân thủ VST của điều dƣỡng 54,1%, cao hơn của bác sỹ. Tỷ
lệ tuân thủ VST của khối ngoại sản cao hơn khối nội (khối ngoại 66,7%, khối
nội 46,7%). Kết quả thực hiện VST đạt theo các bƣớc của quy trình là 52,9%
[10].
12


1.6.

VỆ SINH TAY

1.6.1. Chỉ định vệ sinh tay
Theo tài liệu “Đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn” - Cục quản lý
khám chữa bệnh - Bộ Y tế, có 5 thời điểm (5 chỉ định) vệ sinh tay[4]:
- Trƣớc động chạm bệnh nhân (Chỉ định 1/ T-NB ):
+ Bắt tay, cầm tay, xoa chán trẻ, thăm khám
+ Giúp nâng đỡ, xoay trở, dìu, tắm, gội, xoa bóp cho ngƣời bệnh

+ Bắt mạch, đo huyết áp, nghe phổi, khám bụng, ghi điện tâm đồ…
- Trƣớc khi thực hiện thủ thuật hoặc quy trình sạch/vô khuẩn (Chỉ
định 2/ T-VK)
+ Đánh răng, nhỏ mắt cho bệnh nhân
+ Tiêm, truyền, cho ngƣời bệnh uống thuốc
+ Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện chăm sóc, khám bệnh, điều trị
+ Chăm sóc vùng da tổn thƣơng, thay băng
+ Đặt thông dạ dày, thông tiểu, mở hệ thống dẫn lƣu, hút đờm rãi
+ Chuẩn bị thức ăn, pha thuốc, dƣợc phẩm…
- Sau khi có nguy cơ tiếp xúc với dịch cơ thể (Chỉ định 3/ S-DCT)
+ Vệ sinh răng miệng, nhỏ mắt, hút đờm cho ngƣời bệnh
+ Chăm sóc vùng da tổn thƣơng, thay băng, tiêm dƣới da
+ Lấy bênh phẩm hoặc thao tác liên quan đến dịch cơ thể, mở hệ thống
dẫn lƣu, đặt và loại bỏ ống nội khí quản
+ Loại bỏ phân, nƣớc tiểu, chất nôn, xử lý chất thải (băng, tã, đệm,
quần áo, ga giƣờng ở ngƣời bệnh đại tiểu tiện không tự chủ), làm sạch các vật
liệu hoặc khu vực dây chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thƣờng (đồ vải bẩn, nhà vệ
sinh, ống đựng nƣớc tiểu làm xét nghiệm, bô, dụng cụ y tế)
- Sau khi động chạm ngƣời bệnh (Chỉ định 4/ S-NB)
+ Đánh răng, nhỏ mắt cho bệnh nhân
+ Tiêm, truyền, cho ngƣời bệnh uống thuốc
13


+ Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện chăm soc, khám bệnh, điều trị
+ Chăm sóc vùng da tổn thƣơng, thay băng
+ Đặt ống thông dạ dày, thông tiểu, mở hệ thống dẫn lƣu, hút đờm rãi
+ Chuẩn bị thức ăn, pha thuốc, dƣợc phẩm…
- Sau khi động chạm xung quanh ngƣời bện (Chỉ định 5/S-XQNB)
+ Động chạm vào giƣờng, bàn, ghế xung quanh ngƣời bệnh

+ Động chạm vào các máy móc xung quanh giƣờng ngƣời bệnh
+ Thay ga giƣờng, thay chiếu
+ Điều chỉnh tốc độ dịch truyền
+ Động chạm vào bất cứ vật gì trong bán kính 1 mét xung quanh ngƣời
bệnh
1.6.2. Quy trình vệ sinh tay thƣờng quy
- Có hai phƣơng pháp VST:
+ Rửa tay bằng nƣớc và xà phòng;
+ Chà tay bằng dung dịch cồn
- Rửa tay khi bàn tay nhìn thấy bẩn hoặc có dính dịch cơ thể bằng xà
bông và nƣớc.
- Nếu bàn tay không nhìn thấy bẩn hoặc nhiễm khuẩn, có thể dùng cồn
sát khuẩn bàn tay.
- Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trƣớc khi bắt đầu bất kỳ hoạt
động chăm sóc nào cho ngƣời bệnh.
a. Quy trình rửa tay bằng nƣớc và xà phòng
- Phƣơng tiện rửa tay:
+ Bồn rửa tay
+ Vòi nƣớc gắn cố định, sử dụng khoá vòi tự động hoặc có cần gạt.
+ Hệ thống nƣớc: tốt nhất là nƣớc máy.
+ Giá để xà phòng rửa tay
+ Khăn lau tay sử dụng 1 lần
14


+ Thùng đựng khăn đã qua sử dụng.
- Quy trình rửa tay:
Quy trình này đƣợc thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm
việc, khi tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy đƣợc hoặc cảm giác có dính bẩn, dính
máu, dịch cơ thể.

- Bƣớc 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên
lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch và xà
phòng dàn đều.
- Bƣớc 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia
và ngƣợc lại.
- Bƣớc 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
- Bƣớc 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay
kia.
- Bƣớc 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
ngƣợc lại.
- Bƣớc 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngƣợc lại.
Ghi chú: Mỗi bƣớc chà tối thiểu 5 lần, thời gian rửa tay tối thiểu là 30
giây.
b. Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn
- Phƣơng tiện:
Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn là một trong những giải pháp
quan trọng nhất để tăng số lần rửa tay của nhân viên y tế. Vì vậy, các khoa
cần trang bị các lọ đựng dung dịch chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết để
nhân viên y tế sử dụng. Tối thiểu ở các vị trí sau đây:
+ Đầu giƣờng bệnh các khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực, chống độc,
khoa Truyền nhiễm, khoa gây mê-hồi sức.
+ Trên các xe tiêm, xe thay băng, xe dụng cụ làm thủ thuật.
+ Trên các bàn khám bệnh
15


+ Tƣờng cạnh cửa ra vào cửa chính của mỗi khoa.
- Quy trình thực hiện
+ Bƣớc 1: Lấy 3ml dung dịch chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau
cho dung dịch dàn đều.

+ Bƣớc 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia
và ngƣợc lại.
+ Bƣớc 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.
+ Bƣớc 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay
kia.
+ Bƣớc 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và
ngƣợc lại.
+ Bƣớc 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngƣợc lại.
Chà sát tay đến khi tay khô.
Ghi chú: Mỗi bƣớc chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30
giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô.
1.7.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NAM SÁCH VÀ MỘT SỐ

NÉT VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
1.7.1. Quá trình hình thành
Bệnh viện đa khoa Nam Sách đƣợc thành lập theo quyết định số
62/TCDC ngày 21/10/1965 của Uỷ ban hành chính tỉnh Hải Dƣơng với 60
giƣờng bệnh. Qua nhiều thời kỳ từ Bệnh viện chuyển sang tên gọi Trung tâm
y tế huyện Nam Sách đến năm 2005 lại trở về tên Bệnh viện đa khoa huyện
Nam Sách với nhiệm vụ là khám và chữa bệnh cho nhân dân trong huyện và
các huyện lân cận.Hiện nay bệnh viện đa khoa huyện Nam Sách là một trong
những Bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng III, trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hải
Dƣơng với quy mô là 175 giƣờng bệnh, 182 biên chế và trung bình mỗi ngày
đón tiếp khoảng 400-600 bệnh nhân. Trong nhiều năm qua Bệnh viện từng

16



bƣớc nâng cấp và xây mới cơ sở vật chất, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị kỹ
thuật mới, hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và điều trị.
1.7.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
- Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh
+ Tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các
cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại
trú.
+ Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của
nhà nƣớc.
+ Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thƣờng về nội khoa và
các trƣờng hợp cấp cứu về ngoại khoa.
+ Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội
đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trƣng cầu.
+ Tổ chức chuyển ngƣời bệnh lên tuyến trên khi vƣợt quá khả năng của
bệnh viện.
- Đào tạo cán bộ y tế
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trƣờng, lớp trung học y tế.
+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở
y tế tuyến dƣới để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ năng quản lý chăm sóc
sức khoẻ ban đầu.
- Nghiên cứu khoa học về y học
+ Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chƣơng trình về chăm sóc
sức khoẻ ban đầu.
+ Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học
trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cấp Bộ và cấp cơ sở
+ Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phƣơng pháp chữa bệnh
không dùng thuốc.
- Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn, kỹ thuật
17



+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dƣới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở)
thực hiện các phác đồ chuẩn đoán và điều trị.
+ Tổ chức chỉ đạo các xã, phƣờng thực hiện công tác chăm sóc sức
khoẻ ban đầu và thực hiện các chƣơng trình y tế ở địa phƣơng
- Phòng bệnh
+ Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thƣờng xuyên thực hiện nhiệm
vụ phòng bệnh, phòng dịch.
+ Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng
- Hợp tác quốc tế
Tham gia vào các chƣơng trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân nƣớc
ngoài theo quy định của nhà nƣớc.
- Quản lý kinh tế y tế
+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nƣớc cấp và các
nguồn kinh phí
+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế : Viện phí, bảo hiểm y
tế, đầu tƣ của nƣớc ngoài và các tổ chức kinh tế…
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi ngân
sách của Bệnh viện; từng bƣớc thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa
bệnh

18


1.7.3. Mô hình tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC

CÁC ĐOÀN THỂ

CÁC HỘI ĐỒNG


- Công đoàn

- Khoa học kỹ thuật

- Đoàn thanh niên

- Thuốc và điều trị
- Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Thi đua khen thƣởng

CẬN LÂM
SÀNG

LÂM SÀNG

KHOA

PHÒNG

KHÁC

CHỨC NĂNG

- Khoa Nội

- Xét nghiệm -

- Khoa ngoại


- Khoa Khám

-Phòng Kế hoạch

Chẩn đoán hình

- Khoa Sản

bệnh

tổng hợp

ảnh

- Khoa Nhi

- Khoa Dƣợc

- Phòng Điều

- Khoa Hồi sức

- Khoa Kiểm

dƣỡng

cấp cứu

soát nhiễm


- Phòng Tổ chức-

- Khoa truyền

khuẩn

Hành chính

nhiễm

- Phòng Tài

- Khoa Đông Y

chính kế toán

Hình 1.1. Sơ tổ tổ chức bệnh viện đa khoa huyện Nam Sách
1.7.4. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:
a. Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để
19


×