Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tai mũi họng trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện phú giáo tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.05 KB, 59 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN HỮU THÀNH


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI MŨI HỌNG
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ
GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG



LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I





HÀ NỘI 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU THÀNH

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TAI MŨI HỌNG


TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA HUYỆN PHÚ
GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CKI 60 73 20

Nơi thực hiện: Trường ĐH Dược Hà Nội
BVĐK huyện Phú Giáo
Thời gian: 30/06/2012 đến 30/10/2012
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG THỊ KIM HUYỀN



HÀ NỘI 2013
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1 Về bệnh lý tai mũi họng thường gặp: 4
1.1.1 Liên quan giải phẫu – chức năng và bệnh lý Tai – Mũi- Họng 4
1.1.2 Một số bệnh về Tai Mũi Họng thường gặp: 5
1.2. Các vi khuẩn gây bệnh TMH và tình trạng kháng thuốc trong điều
trị một số bệnh tai mũi họng thường gặp: 9
1.2.1. Staphylococcus pneumoniae: 9
1.2.2. haemophilus influenzae: 12
1.2.3. Moraxella catarrhalis: 13
1.2.4. Vi khuẩn kị khí 13
1.2.5. Pseudomonas aeruhginosa
13

1.2.6. Staphyloccocus aureus: 14
1.3. Các thuốc thường dùng: 14
1.3.1 Kháng sinh 14
1.3.2. Nhóm thuốc Corticoid 19
1.3.3. Thuốc giảm đau 21
1.3.4. Thuốc chống phù nề 21
1.3.5. Các nhóm thuốc khác trong điều trị các bệnh TMH 21
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu 23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu 23
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu 23
2.2.3. Nội dung nghiên cứu 23
2.2.4. Xử lý kết quả nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. KHẢO SÁT SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ
CÁC BỆNH TMH TẠI BỆNH VIỆN 25
3.1.1. Tình hình sử dụng KS trong điều trị bệnh TMH . 25
3.1.2. Tình hình sử dụng Corticoid trong điều trị bệnh TMH. 34
3.1.3.Tình hình sử dụng các nhóm thuốc khác trong điều trị bệnh TMH 36
3.2. KHẢO SÁT CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ 39
3.2.1. Thời gian điều trị 39
3.2.2. Chi phí điều trị:
39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
4.1. BÀN LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ. 41
4.1.1. Về tỉ lệ BN đã dùng thuốc trước khi nhập viện. 41
4.1.2. Bàn lận về việc lựa chọn kháng sinh 41

4.1.3. Bàn luận việc phối hợp kháng sinh trong điều trị 43
4.1.4. Bàn luận về đường dùng kháng sinh 45
4.1.5. Liều dùng kháng sinh 45
4.1.6. Sự an toàn của các kháng sinh được sử dụng.
45
4.1.7. Bàn luận về việc sử dụng Corticoid 46
4.2. BÀN LUẬN VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ: 47
4.2.1. Thời gian điều trị 47
4.2.2. Chi phí điều trị: 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
1.KẾT LUẬN 49
1.1. về tình hình sử dụng thuốc trong điều trị TMH trên BN ngoại trú 49
1.2. Về chi phí điều trị trên BN ngoại trú tại BVĐK huyện Phú giáo 50
2.KIẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Tình trạng kháng thuốc của phế cầu trong 10 năm tại Hà Nội… 11
Bảng 1.2 Tình trạng kháng của H.influenzae ở trẻ < 5 tuổi (2005) 12
Bảng 1.3 Liều dùng của một số kháng sinh cephalosporin 17
Bảng 1.4 Các macrolid hay dùng trong điều trị các bệnh TMH 18
Bảng 3.5 Tỉ lệ BN đã sử dụng kháng sinh trước khi vào viện 25
Bảng 3.6 Các kháng sinh được sử dụng trong mẩu nghiên cứu 27
Bảng 3.7 Tần suất sử dụng kháng sinh trong mẩu NC: 29
Bảng 3.8 Liệu pháp điều trị KS
30
Bảng 3.9 Tần suất sử dụng kháng sinh theo liệu pháp đơn trị trong mẩu
nghiên cứu 31
Bảng 3.10 Các kiểu phối hợp KS 32
Bảng 3.11 Tỉ lệ đường dùng kháng sinh 33
Bảng 3.12 Liều dùng của các kháng sinh thông dụng trong mẫu nghiên cứu 34

Bảng 3.13 Danh mục các corticoid được sử dụng trong điều trị bệnh TMH 34
Bảng 3.14 Liệu pháp corticoid trong điều trị bệnh TMH. 35
Bảng 3.15 Tần suất sử dụng corticoid.
36
Bảng 3.16 các nhóm thuốc khác trong điều trị bệnh TMH 37
Bảng 3.17 Tỉ lệ sử dụng các nhóm thuốc khác trong điều trị bệnh TMH. 38
Bảng 3.18 Thời gian điều trị: 39
Bảng 3.19 Chi phí trung bình/đơn: 39
Bảng 3.20 Chi phí trung bình của KS/đơn: 40
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Tỉ lệ BN đã sử dụng kháng sinh trước khi vào viện 26
Hình 3.2 Tỉ lệ các nhóm thuốc khác trong điều trị bệnh TMH
38


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

A Amiđan
ADR Phản ứng có hại của thuốc (ADR – Adverse Drug Reaction)
BHYT Bảo hiểm y tế
BN Bệnh nhân
C1G Cephalosporin thế hệ 1
C2G Cephalosporin thế hệ 2
C3G Cephalosporin thế hệ 3
G6PD Glucose-6-phosphate dehydrogenase
H. influenzae
Haemopphilus influenzae
KS Kháng sinh
MIC Nồng độ ức chế tối thiểu(Minimum Inhibitory Concentration).
NC Nghiên cứu

NSAID Thuốc chống viêm không steroid
S.pneumoniae Streptococcus pneumoniae
STT Số thứ tự
TMH Tai Mũi Họng
U Uống
VA Vegetation Adenoides ( Amiđan vòm họng )
Viêm A Viêm amiđan
VH Viêm họng
VTG Viêm tai giữa
VXC Viêm xoang cấp
WHO Tổ chức y tế thế giới ( World Health Organization )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là một xu hướng phát triển trong thời đại ngày nay,
tuy nhiên làm thế nào để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường sống cho
người dân là một vấn đề khó. Vì cùng với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên thế giới cũng như ở Việt Nam là sự gia tăng về mức độ ô nhiễm môi trường, điều mà
thời gian gần đây được nhắc đến rất nhiều đó là sự biến đổi bất thường của khí hậu.
Chúng ta đang phải sống trong môi trường bị ô nhiểm, khí hậu luôn biến đổi khó lường,
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và dẫn đến nguy cơ lây nhiểm các
bệnh về tai mũi họng. Sự ô nhiễm môi trường do khói, bụi, tiếng ồn, đặc biệt là chất thải
công nghiệp cộng với những thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như hút thuốc
lá, uống nhiều rượu bia…đã làm gia tăng các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt các bệnh về tai
mũi họng bị ảnh hưởng rất nhiều do điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường sống. Nước
ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết thay đổi bất thường nên các bệnh
về tai mũi họng rất phổ biến, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu không được phát hiện, chẩn
đoán và điều trị kịp thời và triệt để, sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.
Bệnh ở tai mũi họng nguy hiểm vì nếu không điều trị dứt điểm bệnh dễ trở nên
mạn tính và là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Chẳng hạn như viêm mũi khi
không điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai (làm giảm sức nghe và gây ra những biến

chứng nặng hơn như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt ),
viêm thanh quản (bệnh làm biến đổi chất giọng) hay viêm xoang, viêm phế quản, viêm
phổi. Chứng viêm tai cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá đôi khi kèm theo suy
dinh dưỡng. Trong khi đó viêm xoang lại có thể gây nhiễm trùng ổ mắt, đây là một biến
chứng nghiêm trọng, đe dọa thị lực, thậm chí là tính mạng bệnh nhân. Nguy hiểm hơn,
vi khuẩn của amiđan còn có thể tấn công vào khớp, tim, thận và có thể để lại các biến
chứng khôn lường như viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim, viêm tim
Tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở bộ phận này có thể
gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở trẻ em, dị vật là những
bệnh phải điều trị sớm nhất có thể.
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong điều trị bệnh về Tai Mũi Họng là vấn đề rất quan
trọng vì nó đóng vai trò quyết định hiệu quả điều trị. Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng
theo phát đồ như: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, chống phù nề …nhưng nhóm thuốc
chủ yếu trong điều trị các bệnh về Tai Mũi Họng là nhóm thuốc kháng sinh [6] .Thực tế
hiện nay, tình trạng lạm dụng kháng sinh xuất hiện ngày càng nhiều, gây ra những hậu
quả hết sức to lớn, làm gia tăng ngày càng nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó
khăn cho việc điều trị các bệnh viêm nhiễm khuẩn, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính
mạng con người. Thực trạng việc kê đơn, mua bán và sử dụng kháng sinh ở nước ta hiện
nay đã làm cho tình trạng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đang ngày một gia tăng. Do đó,
sử dụng kháng sinh một cách hợp lý được xem như một trong những giải pháp tốt nhất
để chống lại việc kháng thuốc của vi khuẩn.
Kết quả báo cáo của chương trình giám sát kháng sinh do Bộ y tế tổ chức trong
những năm gần đây đã cho thấy tình trạng kháng kháng sinh đang ngày một gia tăng [17]
.Một thực tế nhận thấy hiện nay là hầu hết việc sử dụng kháng sinh đều phụ thuộc kinh
nghiệm của bác sỹ điều trị, ít có xét nghiệm phân lập vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh tai mũi họng không nghiêm trọng đến tính mạng nhưng theo các chuyên gia
về tai mũi họng, bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, giấc
ngủ, học hành, công việc của người bệnh. Nó cũng là một trong số các nguyên nhân
chính dẫn đến viêm xoang mãn tính.
Chính vì vậy khi có các biểu hiện của bệnh tai mũi họng, không tự đi mua thuốc uống

hoặc dùng lại đơn thuốc được kê từ lần trước mà phải đi khám tại các cơ sở y tế và dùng
thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không điều trị đứt quãng, uống thuốc một vài ngày thấy
đỡ là dừng. Điều này không chỉ gây tình trạng kháng thuốc mà còn có thể để lại những
biến chứng khôn lường. Hãy điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác
sĩ. Quan trọng nhất là cần điều trị càng sớm càng tốt ngay khi có biểu hiện bất thường sẽ
rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả điều trị và tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tai mũi họng trên bệnh nhân
ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Phú giáo - Bình Dương”
Với các mục tiêu sau:
- Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tai mũi họng trên bệnh
nhân ngoại trú.
- Khảo sát chi phí điều trị trên BN ngoại trú tại BVĐK huyện Phú giáo.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị tại bệnh
viên.
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN
1.1 Về bệnh lý tai mũi họng thường gặp:
1.1.1 Liên quan giải phẫu – chức năng và bệnh lý Tai – Mũi- Họng
Giải phẫu
□ Tai – mũi – họng là cửa ngõ đường hô hấp và tiêu hóa, vì vậy bệnh lý tai – mũi –
họng vừa có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác, vừa có thể là biểu hiện tổn thương của
đường hô hấp và tiêu hóa. Hầu hết các bệnh tai – mũi – họng được xếp vào nhóm bệnh
đường hô hấp trên.
□ Tai – mũi – họng là các hốc thông với nhau nên bệnh của bộ phận này có liên
quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận khác.
□ Tai – mũi – họng là các hốc thông bên ngoài, là nơi tiếp xúc đầu tiên của cơ thể
với môi trường nên bệnh lý tai – mũi – họng chủ yếu liên quan đến môi trường bên
ngoài. Các yếu tố: vi khuẩn, virus, dị nguyên, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết…. đều tác động
đến các bệnh tai – mũi – họng.
□ Niêm mạc: các hốc tai – mũi – họng – thanh quản tuy có thành là xương, sụn, gân,

cơ khác nhau nhưng đều được lát mặt trong bằng lớp niêm mạc đường hô hấp trên. Tuy
từng bộ phận riêng có những đặc điểm cấu trúc khác biệt nhưng vẫn có tính chất chung
của niêm mạc đường hô hấp trên là hệ thống niêm mạc – lông – nhầy: các lớp biểu mô là
các tế bào trụ có lông chuyển và các tuyến tiết nhầy tạo nên một lớp chất nhầy bao phủ
bề mặt niêm mạc.
□ Mạch máu: Các mạch máu ở mũi rất phong phú để đảm bảo luân giữ ấm và làm
ẩm không khí trước khi đi vào phần tiếp theo của đường hô hấp. Vách ngăn mũi là nơi có
vùng giao lưu mạch phong phú và ở vị trí nông nhất nên dễ chảy máu do bất kỳ yếu tố
bất thường nào. Một phần mạch ở tai – mũi – họng có liên quan đến hệ mạch nội soi nên
những tổn thương ở tai – mũi – họng có thể nhanh chóng đưa tới biến động mạch ở nội
soi.
□ Thần kinh: hầu hết các dây thần kinh sọ não đều đi qua và liên quan đến tai – mũi
– họng. Đặc biệt ở tai – mũi – họng có hệ thần kinh giao cảm rất phong phú nên những
bệnh lý, tổn thương, can thiệp ở tai – mũi – họng không những có thể đưa tới những
phản xạ nguy hiểm mà còn tác động tới các bộ phận khác của cơ thể.
Chức năng
□ Chức năng thở và ăn là hai chức năng quan trọng, nếu mắc các bệnh ở tai – mũi –
họng sẽ bị ảnh hưởng đến các chức năng này, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
□ Khi bị các bệnh tai – mũi – họng, chức năng trong ngửi – nói – nghe – thăng
bằng, có thể bị tổn thương, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
□ Chức năng trong hệ thống miễn dịch: mũi họng là đường tiếp xúc chủ yếu của cơ
thể với dị nguyên. Niêm mạc đường hô hấp trên ( điển hình là niêm mạc mũi – xoang) có
vai trò quan trọng trong miễn dịch tế bào và miễn dịch thể. Ở họng có vòng bạch huyết
Waldeyer là các tổ chức lympho có vai trò quan trọng trong hình thành các kháng thể đặc
hiệu bảo vệ cơ thể.
Những nhóm bệnh cơ bản thường gặp trong tai – mũi – họng là: nhiễm khuẩn, dị
ứng – miễn dịch, rối loạn chức năng, khối u. …
1.1.2 Một số bệnh về Tai Mũi Họng thường gặp:
1.1.2.1. Viêm VA
Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ 2-4 tuổi, hay bị tái phát nhiều lần, thể hiện thành đợt viêm

VA cấp [2], [6].
+ Nguyên nhân
Do nhiễm lạnh, các vi khuẩn, virus có sẵn ở mũi họng trở lên gây bệnh hoặc nhiễm
virus (cúm, sởi).
+ Điều trị
▪ Thuốc nhỏ mũi làm thông thoáng đường thở như ephedrin 1%, Argyron 1% có thể
dùng dung dịch NaCl 0,9%.
▪ Thuốc hạ sốt paracetamol.
▪ Kháng sinh có viêm lan xuống đường hô hấp dưới hoặc có bội nhiểm khuẩn.
▪ Nếu tái phát nhiều lần và gây biến chứng
1.1.2.2. Viêm Amiđan
Rất thường gặp ở nước ta, hay gặp ở trẻ em > 7 tuổi và người lớn thể viêm amiđan
chính: cấp tính và mãn tính.
+ Nguyên nhân
Do nhiễm lạnh, các vi khuẩn, virus có sẵn ở mũi họng trở lên gây bệnh hoặc nhiễm
virus (cúm, sởi) có bội nhiễm một số vi khuẩn như liên cầu (Streptococcus ), đặc biệt là
liên cầu nhóm A tan huyết β (Streptococcus pyogenes)thường đưa tới các biến chứng
tim, khớp, thận hoặc do phế cầu (Streptococcus pneumoniae ), haemophilus influenzae.
▪ Yếu tố thuận lợi: Thời tiết thay đổi đột ngột, ô nhiễm môi trường do bụi, khói
thuốc lá, hóa chất,… sức đề kháng kém hay có các ổ viêm nhiễm ở họng sâu như răng,
viêm lợi, viêm xoang. …
+ Điều trị:
▪ Nghỉ ngơi, giữ ấm
▪ Súc họng bằng dung dịch NaCl 0,9%.
- Trong đợt viêm cấp: nghỉ ngơi, giữ ấm; vệ sinh họng miệng sạch sẽ.
- Nếu sốt cao có thể sử dụng thuốc hạ sốt.
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. Vì vi khuẩn thường gặp
trong trường hợp này là các cầu khuẩn G(+), do đó cần lựa chọn kháng sinh có phổ thích
hợp.
- Các lưu ý về lựa chọn thuốc cũng giống như trường hợp viêm VA.

- Khi viêm Amiđan tái phát nhiều lần, Amiđan phì đại và có biến chứng: cắt
Amiđan.
1.1.2.3 Viêm xoang cấp [6]
Viêm xoang là tình trạng viêm phù nề ứ đọng dịch nhầy trong xoang.
+ Điều trị
- Làm thông thoáng mũi bằng thuốc co mạch hoặc NaCl 0,9%.
- Giảm đau bằng paracetamol hoặc thuốc chống viêm NSAIDs ( NSAIDs như
aspirin, ibuprofen…). Không dùng các NSAIDs tác nhân gây bệnh là virus vì có thể gặp
hội chứng Reye.
- Chỉ sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn. Thường dùng các loại kháng sinh
như:Amoxycillin, Amoxycillin + acid clavulanic, Penicillin V, Cefuroxim, Cefaclor, …
* Theo “hướng dẫn điều trị bằng kháng sinh một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp”
[13], phác đồ điều trị viêm xoang như sau:
+ Với viêm xoang cấp:
Liệu pháp kháng sinh: Là cơ bản cần thiết chọn kháng sinh có phổ rộng và thấm tốt
vào mô bị viêm,.
- Amoxicillin + acid clavulanic (Augmentin viên và gói 500mg) người lớn và trẻ em
trên 12 tuổi: 1 viên hoặc 1 gói 500 mg, 3 lần/24 giờ.
Trẻ nhi 30 tháng – 12 tuổi: 40-50 mg/kg/24 giờ chia 3-4 lần.
- Ampicillin và sulbactam (Unasyn: Người lớn 375-750 mg, 2 lần/24 giờ). Trẻ dưới
30kg: 25-30 mg/kg/24 giờ chia 2 lần.
- Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin, cefaclor: 1-2 g/24giờ ở người lớn.
- Cephalosporin thế hệ 2: Zinnat(cefuroxim ) 500mg/24giờ chia 2 lần.Trẻ em
250mg/24 giờ chia 3 lần.
Các liệu pháp kết hợp:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol
- Thuốc chống tắc mũi, chảy mũi”
Viên Phenylporanolamin (Denoral 3 viên/24 giờ cho người lớn)
Rhinalair 120mg, 2 viên/24 giờ cho người lớn).
- Thuốc nhỏ mũi: Naphazolin 0,1% giỏ mũi, xông mũi (Rhinalair), chú ý không

dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi, Xylometazolin 0,1% cho người lớn, 0,04% cho trẻ em,
phenylephrin 0,25%.
- Thuốc loãng nhầy : Acetylcystein
- Thuốc kháng histamin: Cetirizin…
-Thuốc co mạch: Naphazolin
- Khí dung mủi:
- Các lưu ý về lựa chọn thuốc cũng giống như trường hợp viêm VA.
- Các biện pháp điều trị không dùng thuốc:
. Nội soi để rửa, hút dịch xoang.
. Điều trị nguyên nhân: vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi, polyp mũi – xoang
bằng phẫu thuật.
1.1.2.4 Viêm tai giữa
Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em dưới 3 tuổi, bệnh dễ dẫn tới các biến chứng nặng.
+ Điều trị
▪ Nếu chưa vỡ mủ: chích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ.
▪ Nếu đã tự vỡ mủ: Chích rạch rộng thêm và kiểm tra, lau mủ, nhỏ thuốc sát khuẩn.
Nếu màng nhĩ đã thủng không được nhỏ tai bằng các loại kháng sinh có độc tính trên tai
như nhóm aminosid. Dùng hạ sốt, giảm đau. Nếu có nhiễm khuẩn, kháng sinh lựa chọn
nên tập trung vào tác nhân gây bệnh.
1.1.2.5 Viêm họng cấp [6]
Viêm họng cấp là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh, ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh
đặc biệt nguy hại với trẻ em vì nếu không được điều trị sớm, viêm họng cấp sẽ có nguy
cơ biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim
+ Nguyên nhân
Viêm họng có rất nhiều nguyên nhân, phần lớn do virus (80%) như virus hợp bào
đường thở, cúm, sởi Số còn lại do vi khuẩn gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,
H.Influenzae Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A vì nó là thủ phạm
dẫn đến biến chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khớp, viêm thận.
+ Điều trị
- Nếu viêm họng cấp tính do virus thì không cần dùng kháng sinh, chỉ cần các

thuốc hạ nhiệtnhư: efferalgan: paracetamol, aspegic: acetylsalicylic acid (chỉ dùng khi
nhiệt độ lớn hơn 38 độ C).
Dùng các thuốc giảm ho như: siro phenergan, ho bổ phế, theralene
-Với viêm họng do vi khuẩn:
phải dùng kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ dùng kháng sinh 5-7 ngày.
Đặc biệt với viêm họng bạch hầu, phải chuyển vào các khoa truyền nhiễm, không điều trị
tại nhà. Ngoài việc dùng kháng sinh đúng liều, phải dùng giải độc tố để tránh biến chứng
tim, thận. Các thuốc tại chỗ: Xông họng bằng các loại kháng sinh, kháng viêm. Ngoài ra,
có thể chấm họng bằng các loại thuốc như glyxerin borat…
1.2. Các vi khuẩn gây bệnh TMH và tình trạng kháng thuốc trong điều trị một số
bệnh tai mũi họng thường gặp:
1.2.1. Staphylococcus pneumoniae:
Phế cầu là vi khuẩn hàng đầu gây nhiễm trùng hô hấp, là một trong ba vi khuẩn gây
bệnh hay gặp trong nhiễm khuẩn hô hấp trên [17].
▪ Phế cầu là một song cầu khuẩn Gram (+), có vỏ bọc, như hình ngọn nến, không có
lông, không di động. Phế cầu khuẩn có ít nhất 84 typ huyết thanh, độc tính khác nhau.
Phế cầu gây bệnh theo đường máu (từ các chỗ nhiễm khuẩn ngoài ra) và thường thở do
lây truyền từ người này sang người khác qua gọt chất tiết của đường hô hấp hoặc do bội
nhiễm sau nhiễm virus [24].
▪ Các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của phế cầu là: tuổi cao, hút thuốc lá, tâm
thần, động kinh… và các bệnh mạn tính như tim mạch, đái đường, bệnh đường hô hấp.
▪ Cơ chế đề kháng của S.pneumoniae đối với kháng sinh β-lactam:
○ Kết quả của biến đổi protein gắn kết penicillin (PBPs) với 6 genes liên quan.
Protein gắn kết penicillin (PBPs) là enzyme tham gia trong giai đoạn tổng hợp thành tế
bào của vi khuẩn.
○ Kháng sinh họ β-lactam gắn vào PBPs và ngăn chặn quá trình tổng hợp tế bào của
vi khuẩn.
○ Sự biến đổi PBPs làm giảm áp lực với các kháng sinh họ β-lactam.
▪ Tình trạng kháng.
Tình hình kháng thuốc của phế cầu trong 10 năm tại Hà Nội [19].

Bảng 1.1: Tình trạng kháng thuốc của phế cầu trong 10 năm tại Hà Nội
Năm
Pen Clora Eryth Co-tri Cepha
N % R N % R N % R N % R N % R
1991
240 2,0 239 59,8 241 7,1 254 28,7 247 3,2
1992
1993
299 12,7 299 34,4 288 26,4 293 46,1 291 16,8
1995
137 9,7 134 43,2 133 25,6 131 31,3 125 0,0
1996
172 9,9 170 48,2 151 39,7 173 64,7 152 0,0
1997
156 9,0 340 45,0 249 30,5 388 66,0 151 1,3
1998
113 13,3 88 42,7 108 39,8 111 73,0 44 2,3
1999
153 13,7 148 27,7 152 32,3 58 64,5 100 2,4
2000
137 8,0 137 16,8 133 47,4 130 55,4 100 2,4
▪ N: Số chủng vi khuẩn đã phân lập
▪ R: Tỷ lệ kháng thuốc
Co-tri: Co-trimoxazol; Eryth: erythromycin; clora: cloramphenicol; Pen: penicillin;
cepha: cephalexin
Qua bảng 1.1 trên ta thấy mức độ gia tăng kháng thuốc qua các năm là đáng báo
động.
Theo nghiên cứu của Vũ Văn Thành và Đặng Đức Anh (2003-2004) [30],
S.pneumoniae là nguyên nhân chủ yếu nhất gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em. Kết quả
tính nhạy cảm khánh sinh theo phương pháp khoanh giấy khuếch tán trên thạch thấy

S.pneumoniae kháng Co-trimoxazol là 82,2% kháng đa kháng sinh là 69,8%.
Như vậy, tình trạng khángthuốc của phế cầu là tươg đối cao, có sự tăng lên qua các
năm.
1.2.2. Haemophilus influenzae:
Là tác nhân chính gây nhiễm trùng hô hấp, nguyên nhân phổ biến nhất gây các bệnh
nhiễm khuẩn ở trẻ em [21].
▪ Đặc điểm vi khuẩn:
○ Là vi khuẩn gram (-) hiếu khí, bản chất hóa học của nội độc tố H.influenzae là
Lipopolysaccharit, H.influenzae có các typ huyết thanh là a-f, tuy nhiên type b là căn
bệnh gây bệnh chủ yếu (Hib). Từ khi có vacxin tiêm phòng, tỷ lệ nhiễm trùng do Hib đã
giảm nhiều [17].
○ H.influenzae gây bệnh cả khi có vỏ và không vỏ, bệnh thường thứ phát sau
nhiễm virus.
▪ Tình trạng kháng.
Trước đây ampicillin là thuốc điều trị hữu hiệu nhưng hiện nay do H.influenzae tiết
men β-lactamase nên tỷ lệ đề kháng thuốc là khá cao. Một số quốc gia có tỷ lệ vi khuẩn
kháng thuốc cao là: Hàn Quốc 65%, Việt Nam 49%, Hồng Kông 18-25%
Tình trạng kháng kháng sinh của H.influenzae ở trẻ < 5 tuổi như sau [20].
Bảng 1.2: Tình trạng kháng của H.influenzae ở trẻ < 5 tuổi (2005)
Kháng sinh
Tần suất
Dùng thuốc
Kháng Giảm nhạy Nhạy
Ampicillin 357 28,3 8,8 62,9
Cefuroxim 356 12,7 22,5 64,8
Cefazidim 317 17,4 4,3 78,3
Cloramphenicol 356 27,0 12,3 60,7
Co-trimoxazol 300 53,7 5,6 40,7
F-quinolon 356 2,0 1,1 96,9
Qua số liệu ở bảng 1.2 trên ta thấy tỷ lệ nhạy cảm cao so với F-quinolon và

Cefazidim.
1.2.3. Moraxella catarrhalis:
Hiện đang được xem là một trong những tác nhân chính trong nhiễm khuẩn hô hấp
và tai mũi họng.
▪ Đặc điểm vi khuẩn: M. catarrhalis: là cầu khuẩn Gram (-), hay gặp trong các bệnh
viêm tai giữa, viêm xoang và nhiễm trùng phế quản- phổi. Hiện nay, M. catarrhalis
kháng 100% với penicillin G, kháng co-trimoaol là 52,2%. Khó điều trị thành công bằng
ampicillin do khả năng tiết men β-lactamase với tỷ lệ cao. Vẫn còn nhạy cảm với các
Cephalosporin thế hệ 2 và 3 và với acid clavulanic [17].
1.2.4. Vi khuẩn kị khí
Các loại Bacteroides và Clostridium là hay gặp nhất trong các bệnh lý nhiễm trùng
ở người. Các vi khuẩn kỵ khí sống bình thường trong cơ thể với số lượng rất lớn, tuy
vậy, chỉ một số ít trong đó có khả năng gây bệnh. Do đó, việc xác định vi khuẩn kỵ khí
trong một số bệnh nhiễm trùng là rất quan trọng góp phần điều trị bệnh hiệu quả.
▪ Tình trạng kháng thuốc:
○ Hiện nay, mọi vi khuẩn kỵ khí có đề kháng tự nhiên với Aminosid.
Các vi khuẩn kỵ khí kháng nhóm β-lactam rất nhiều với tỷ lệ khá lớn, Amoxicillin (80%),
Cefoperazon (48%),Ceftazidim (65%), Cefotaxim (34%).
○ Metronidazol vẫn còn tác dụng với nhiều vi khuẩn kỵ khí [17].
1.2.5. Pseudomonas aeruginosa:
Là loại vi khuẩn ngày càng gặp nhiều trong nhiễm trùng hô hấp.
▪ Đặc điểm vi khuẩn: Pseudomonas aeruginosa là trực khuẩn Gram (-) hiếu khí, là
một trong những tác nhân quan trọng gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Tình trạng kháng thuốc: Các vi khuẩn đề kháng rất mạnh với các kháng sinh thông
thường như: gentamycin, Cefuroxim , ceftriaxon,…
1.2.6. Staphylococcus aureus:
▪ Đặc điểm vi khuẩn: Tụ cầu vàng S. aureus là cầu khuẩn Gram (+) không di động,
không có nha bào. Tụ cầu vàng sinh ra nhiều loại độc tố và men phá hủy tổ chức, tạo
điều kiện cho vi khuẩn lan tràn gây nên tổn thương rộng, tổ chức bị hoại tử và loét, tạo
thành nhiều ổ áp xe nhỏ. Tuy hiện nay tụ cầu vàng không chiếm tỷ lệ lớn nhưng vẫn là

một tác nhân rất hay gặp trong nhiễm trùng hô hấp.
▪ Tình trạng kháng thuốc: Tụ cầu vàng sinh ra men penicillinase làm mất tác dụng
penicillin G. Một số chủng còn kháng lại methicillin và các kháng sinh khác ở tỷ lệ cao.
1.3 Các thuốc thường dùng trong điều trị bệnh TMH:
1.3.1 Một số kháng sinh sử dụng trong điều trị các bệnh về tai mũi họng.
Nhóm β-lactam [11]
○ Cơ chế tác dụng: các kháng sinh β-lactam tạo phức với các enzyme
transpeptidase và carboxypeptidase là các enzyme xúc tác cho quá trình tạo vách của các
vi khuẩn Gram (+) và một số vi khuẩn.
Gram (-). Kết quả là vi khuẩn không tạo được vách tế bào và bị tiêu diệt [9].
○ Đặc tính diệt khuẩn:
phụ thuộc vào nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu (MIC). Nồng độ của thuốc trong
huyết thanh (C
p
) phải vượt trên MIC ≥ 2 lần. Khả năng diệt khuẩn cao nhất khi C
p
/MIC ~
4 lần. Nếu tăng nồng độ trong huyết thanh cao hơn nữa thì tác dụng diệt khuẩn cũng
không tốt hơn. Nhóm β-lactam là nhóm kháng sinh phụ thuộc thời gian, nhịp đưa thuốc
phụ thuộc thời gian bán thải (t
1/2
) và MIC, thường khoảng 3- 6 lần t
1/2.
Với các thuốc có
t
1/2
quá ngắn (penicillin G: t
1/2
~ 45 phút) cần truyền tĩnh mạch kéo dài để duy trì nồng độ
thuốc trong máu.

Các β-lactam không có tác dụng với vi khuẩn không có vỏ như M. pneumoniae và
có thể bị mất hoạt tính bởi các vi khuẩn tiết men β-lactamase.
○ Các penicillin:
- Ampicillin và amoxicillin [11]
+ Phổ tác dụng: có tác dụng với cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Với vi khuẩn
Gram (+) tác dụng kém penicillin và cũng bị mất hoạt tính bởi β-lactamase, nên hầu như
không có tác dụng với các vi khuẩn tiết penicillinase. Với vi khuẩn Gram (-), các thuốc
này có tác dụng trên các chủng hiếu và kỵ khí Gram (-) như Escherichia. Coli,
Enterococci, Salmonella, Shigella.
Hiện nay để nới rộng phổ tác dụng của kháng sinh nhóm này, người ta thường
phối hợp các β-lactam với các chất ức chế mạnh β-lactamase với các penicillin có hoạt
phổ rộng tạo ra các thuốc có tác dụng mạnh và bền vững với men β-lactamase. Các cặp
phối hợp hay được sử dụng là amoxicillin kết hợp với clavulanat (Augmentin),
ampicillin kết hợp với sulbactam (ampisulcillin), cefoperazone kết hợp với sulbactam
(Fotasub). Liều dùng của các chế phẩm phối hợp với các chất ức chế β-lactamase được
tính theo liều của các penicillin phối hợp với nó.
♦ Liều dùng đối với trẻ em.
+ ampicillin: dùng đường tiêm, đường uống, liều 25-50 mg/kg/24h chia 3-4 lần.
+ amoxicillin: dùng đường uống, liều 125-250mg/lần x 3lần/ngày; đường tiêm
liều 500-1000 mg/kg/24h chia 3-4 lần.
○ Tác dụng không mong muốn của nhóm β-lactam:
shock phản vệ: là một trong những phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra.
Ngoài ra biểu hiện thường gặp là ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke, giảm bạch cầu,…
Có thể gặp dị ứng chéo giữa các penicillin. Một số tai biến khác có thể gặp nhưng rất
hiếm là: suy tủy, độc với thận, bệnh não cấp,…
○ Các Cephalosporin: được phân loại 4 thế hệ dựa trên hoạt tính kháng khuẩn [9],
[10].
▪ Các Cephalosporin thế hệ 1: gồm các thuốc cephalexin, cefazolin, cephalothin,
cafadroxil,… Thuốc có phổ tác dụng trung bình lên các vi khuẩn Gram (+) như tụ cầu,
liên cầu ( trừ liên cầu kháng methicillin), phế cầu, thuốc cũng có tác dụng lên một số vi

khuẩn Gram (-).
▪ Các cephalosporin thế hệ 2: gồm các thuốc cefaclor, cefuroxim, … Thuốc có phổ
tác dụng tương tự như các cephalosporin thế hệ 1. Tuy nhiên tác dụng trên vi khuẩn
Gram (+) yếu hơn còn trên vi khuẩn Gram (-) mạnh hơn thế hệ 1.
▪ Các cephalosporin thế hệ 3 : gồm các thuốc cefotaxim, cefixim, cefoperazone,
ceftazidim,…Thuốc có tác dụng tốt trên vi khuẩn gram (-), bền vững với β-lactamase,
trên vi khuẩn gram (+) thì tác dụng kém penicillin và Cephalosporin thế hệ 1. Thuốc tác
dụng cả với Pseudomonas aeruginosa trong đó tốt nhất là ceftazidim và cefoperazon.
Thuốc điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn đã kháng Cephalosporin thế hệ
1,2.
▪ Các cephalosporin thế hệ 4: Ví dụ như cefepom.
Hiện nay các Cephalosporin thế hệ 2, 3 được dùng phổ biến, Cephalosporin thế hệ 4
được sử dụng ít nhất.
Bảng 1.3 Liều dùng của một số kháng sinh cephalosporin
Thế
hệ
Tên thuốc
(Biệt dược)
Liều dùng
hệ (Biệt dược) Người lớn Trẻ em
I Cephadroxil
(Oracefal)
0,5-1g/lần x 1-2 lần/ ngày 25-50 mg/kg chia
2 lần
Cephalexin
(Cefacet)
0,25-0,5g/lần x 4lần/ngày 25-50 mg/kg chia
4 lần
Cephazolin
(Ancef)

0,5-2g/lần x 3lần/ngày 25-100 mg/kg
chia 3 lần/ngày
II Cefaclor
(Ceclor,
Keflor)
250-500mg x 2-3lần/ngày 20-40 mg/kg
chia 2-3 lần
Cefuroxim
(Zinnat)
Uống 0,25-0,5 g x 3 lần
Tiêm 0,75-1,5g x 3 lần
30-100 mg/kg
chia 3 lần
Cefradin
(Megacef)
Uống 500mg-1g x 2 lần
Tiêm 500mg-1g, 6giờ/lần
6,25-25 mg/kg 6
giờ/lần
III Cefotaxim
(Claforan)
1-2g/lần x 2-4 lần 100-200 mg/kg
chia 2-3 lần
Ceftazixim
(Fortum)
1-2g/lần x 2-3 lần 75-100 mg/kg
chia 3 lần
Ceftriaxon
(Rocephin)
1-4g dùng 1 lần 50-100 mg/kg

chia 1-2 lần
. ▪ Nhóm Macrolid: Các nhóm macrolid hay được sử dụng là erythromycin,
clarithromycin, azithromycin, spiramycin, roxithromycin được lựa chọn thứ 2 khi bệnh
nhân dị ứng với penicillin.
+ Cơ chế tác dụng: thuốc gắn với tiểu phân 50S của riboxom vi khuẩn, do đó ức chế
tổng hợp protein của vi khuẩn và có tác dụng kìm khuẩn. Tuy nhiên các macrolid cũng
diệt khuẩn trên các chủng nhạy cảm như cầu khuẩn gram (+) ở nồng độ cao.
+Phổ tác dụng: tương đối hẹp chủ yếu tác dụng lên vi khuẩn gram (+) như
Streptococcus, Staphylococcus, Bacillus anthracis, Listeria monocytogenase … chỉ có
tác dụng lên một số vi khuẩn gram (-) tương tự penicillin. Ưu điểm của macrolid so với
các kháng sinh khác là có tác dụng với các vi khuẩn nội bào (Mycoplasma, Chlamydia,
Rickettsia…) hầu như không có tác dụng trên vi khuẩn ưa khí gram (-).
Bảng 1.4 Các macrolid hay dùng trong điều trị các bệnh TMH
Tên thuốc Biệt dược
Liều dùng
Người lớn Trẻ em
Erythromycin Ery, Erythrocin 1-2g/ ngày chia
2-4 lần
30 mg/kg/ngày
Clarithromycin Claritex, Klacid 250-500 mg x 2
lần/ngày
7,5/kg x 2 lần/
ngày
Roxithromycin Rolid 300 mg/ngày chia
2 lần
5-8 mg/kg/ngày
chia 2 lần
Spiramycin Rovamycin 1.5-
3M UI
M UI

6-9 MUI/ngày
chia 2-3 lần
0,75-3 MUI/ngày
chia 2-3 lần
Azithromycin Azithromax,
Zimthromax
500 mg/ngày chia
1-2 lần. Ngày
sau: 250mg/ngày
x 5 ngày
Các macrolid mới (clarithrommycin, Azithromycin …) có nhiều ưu điểm hơn các
macrolid cũ (erythromycin, Spiramycin …) đó là:
- Khuếch tán tốt vào mô, đặc biệt là phổi, các xoang, amidan, xương, chất tiết phế
quản. Nhiều chất có T
1/2
dài chỉ cần dùng 1 hoặc 2 lần/ngày (Clarithromycin 2lần/ngày,
Azithromycin 1 lần/ngày).
- Rất ít tác dụng phụ ở ống tiêu hóa, ít độc nên có thể thay macrolid kinh điển trong
mọi chỉ định.
▪ Nhóm 5 – nitroimidazol
Metronidazol thường được lựa chọn phối hợp với các kháng sinh khác trong trường
hợp có nhiễm khuẩn kị khí, đặc biệt là kỵ khí Gram (-).
○ Cơ chế tác dụng: Vi khuẩn kỵ khí chứa các protein khử được nhóm nitro của
thuốc, tạo chất chuyển hóa trung gian không bền, độc với AND và với tế bào vi khuẩn,
làm chết vi khuẩn. Sau đó những chất chuyển hóa này chuyển rất nhanh thành các sản
phẩm không độc.
Thuốc được phân phối vào tất cả các mô và dịch sinh học: có nồng độ cao trong
nước bọt, dịch não tủy, mủ áp xe… Metronidazol chuyển hóa > 70% ở gan, không tích
lũy khi suy thận, T
1/2

là 6-10 giờ ở người lớn, nếu dùng trong trường hợp suy gan nặng
Metronidazol bị chuyển hóa chậm. Do đó Metronidazol và các chất chuyển hóa của nó bị
tích lũy trong huyết thanh vì vậy cần lưu ý khi điều trị bằng những thuốc này.
○ Tác dụng không mong muốn: có thể gây tai biến trên đường tiêu hóa, đau bụng,
nôn, ỉa chảy… và tai biến về thần kinh, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, ảo giác. Ngoài ra,
có thể có dị ứng và giảm bạch cầu trong máu.
1.3.2. Nhóm thuốc Corticoid
+ Cơ chế tác dụng [14]
Các Corticoid sử dụng trong điều trị các bệnh TMH với tác dụng chống viêm theo
cơ chế ức chế phospholipase A
2
thông qua kích thích tổng hợp lipocortin, làm giảm tổng
hợp cả leucotrien và prostaglandin do đó làm giảm các yếu tố trung gian hóa học gây
viêm nên có tác dụng giảm viêm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ức chế dòng bạch cầu đơn
nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây khởi phát phản ứng viêm. Vì vậy thuốc có
tác dụng chống viêm theo mọi nguyên nhân (cơ học, hóa học, miễn dịch và nhiễm khuẩn.
Việc dùng corticoid trong các bệnh TMH chủ yếu là để giảm viêm đường hô hấp,
ngăn cản sự phù nề viêm mạc, xung huyết và tắc nghẽn trong xoang. Những thuốc này
thường không có hiệu lực rõ ràng nên nó thường không được chỉ định trong các trường
hợp nhiễm khuẩn cấp tính mặc dù chúng có hiệu quả trong các bệnh TMH [39].
Khi điều trị dài ngày cần chú ý tới các tác dụng không mong muốn của corticoid
như [3]:
- Gây hội chứng Cushing làm tích lũy chất béo ở mặt sau đợt điều trị 10-14 ngày ở
liều cao.
- Giữ muối nước gây tăng huyết áp.
- mất canxi, gãy giòn xương, ở trẻ em làm chậm sự phát triển.
- Hệ thần kinh: Gây sảng khoái, mất ngủ.
- Hệ tiêu hóa: gây chảy máu dạ dày, tá tràng.
- Đường hô hấp: Có thể gây nấm Candida ở miệng hay khàn giọng.
- Gây suy thận: Khi dùng liệu pháp corticoid dài ngày (vài tháng) hoặc chỉ định

nhiều lần liệu pháp ngắn ngày.
Trong điều trị VX cấp và mạn tính thường dùng Corticoid dưới dạng khí dung
xoang. Khí dung (hay thuốc phun mù – aerosol) là dạng thuốc khi dùng dược chất được
đưa tới đích bằng cách phân tán thành các tiểu phân rất nhỏ như sương mù ở thế rắn
dạng thể lỏng hoặc lỏng trong không khí. Dược chất ở dạng bột, dung dịch hoặc hỗn hợp
được đẩy tới đích tác dụng nhờ áp lực của khí nén, khí hóa lỏng hay nhờ lực cơ học do
người dùng thuốc tạo ra. Thuốc được chỉ định tại chỗ trên da, niêm mạc, dùng cho các
hốc của cơ thể như tai, trực tràng, hoặc dùng xông hít qua đường hô hấp như viêm
xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, hen.
+ Nguyên tắc khí dung [28]
Khi phun một tia dung dịch thuốc cho đập vào một hay nhiều mặt nhẵn, ta sẽ được
các hạt thuốc phân tán thành những tiêu phân rất nhỏ ở thể rắn hoặc thể lỏng trong
không khí. Các hạt nhỏ này theo chuyển động Brown có thể đi sâu tới các khe ngách cả
xoang, họng, thanh quản. Có thêm bộ phận siêu âm để các hạt nhỏ vào sâu trong các hốc
xoang. Khí dung được thực hiện bằng một máy bơm đẩy với áp lực khoảng 1kg/cm
2
.
Thuốc đựng trong bầu thủy tinh, thành bấu có nhiều gờ để khi thuốc phun lên đập vào
thành sẽ vỡ thành các hạt khí. Thường dùng Hydrocortisone 125mg/1ml với liệu pháp
khí dung mỗi lần khí dung 10-50 mg, có thể kết hợp với các KS như penicillin ,
gentamycin bằng máy xông hơi siêu ampicillin. Thời gian khí dung là 15 phút/lần x 5
ngày liên tiếp.
1.3.3. Thuốc giảm đau, hạ sốt [16]
Trong các bệnh TMH, đau là triệu trứng thường xuyên gặp. Thường dùng
paracetamol với các trường hợp đau hoặc đau có kèm sốt. Thuốc có tác dụng giảm đau
và hạ sốt mạnh như acid acetylsalicylic.Tuy nhiên, tác dụng kháng viêm kém hơn nhiều.
Thuốc có tác dụng giảm đau sau tiểu phẫu thuật như cắt amiđan, chọc rửa xoang, phẫu
thuật nội soi mũi xoang. Paracetamol an toàn ở liều bình thường (10-15 mg/kg thể
trọng). Nửa đời thải trừ là 2-3 giờ và dùng Paracetamol cách 4 giờ để đạt tác dụng giảm
đau tốt. Liều cao 8-10g có thể gây tổn thương gan rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Nguy cơ độc đối với gan cũng có thể xảy ra nếu dùng liều thấp hơn, được nhắc lại quá
nhiều lần trong một thời gian ngắn.
1.3.4. Thuốc chống phù nề [16], [36].
Thường dùng Alphachymotrypsin (biệt dược α – choay) được dùng trong các bệnh
TMH với tác dụng làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên cho bệnh nhân viêm
xoang, viêm phế quản, hen, viêm phổi.
1.3.5. Các nhóm thuốc khác trong điều trị các bệnh TMH.
1.3.5.1. Thuốc long đờm [5]
Thuốc hay được sử dụng là Acetylcystein. Thuốc có tác dụng tiêu nhầy hoặc làm
giảm độ quánh của dịch tiết bằng cách tách đôi cầu nối disulfur trong mucoprotein và tọa

×