Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện quốc oai thành phố hà nội năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUANG TUYẾN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN QUỐC OAI - THÀNH PHỐ
HÀ NỘI NĂM 2017

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019
1


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN QUANG TUYẾN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA HUYỆN QUỐC OAI - THÀNH PHỐ
HÀ NỘI NĂM 2017

LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
Mã số: CK 60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà



HÀ NỘI 2019
2


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cơ, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên, với lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà – Trƣởng phịng Sau đại học,
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện Luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dƣợc, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã giúp đỡ và chuyền đạt những kiến thức
quý báu cho tơi trong suốt q trình học tập tại trƣờng.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp và
khoa Dƣợc bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tơi trong q trình thu thập số liệu hồn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy cơ trong Ban giám hiệu, Phịng Sau
đại học trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân,
đồng nghiệp và bạn bè đã luôn bên cạnh, chia sẻ động viên và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và hồn thiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Quang Tuyến



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………..

1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN……………………..........................................

3

1.1.1. Kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hƣởng....... 3
1.1.2. Quy trình chỉ đinh thuốc…………………………………………

3

1.2. Các quy định và tiêu chí về đánh giá sử dụng thuốc………………… 4
1.3. Thực trạng về kê đơn thuốc tại các bệnh viện ở nƣớc ta trong những
năm gần đây…………………………………………………………...…

8

1.3.1 Thực trạng về việc thực hiện các quy định trong kê đơn nội trú …

8

1.3.2. Thực trạng trong kê đơn điều trị nội trú…………….……………

9

1.4. Khái quát về bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. 11

1.4.1. Vài nét về bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

11

1.4.2. Vài nét về khoa Dƣợc bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai………

12

1.4.3. Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội năm 2017……………………………………….

13

1.4.4. Thực trạng về kê đơn thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện,
những hạn chế trong kê đơn của bệnh viện………………………………. 13
1.4.5. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………… 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..………. 16
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………..

16

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………… 16
2.1.2. Thời gian nghiên cứu…………………………………………….... 16
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………. 16
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………

16

2.2.1. Biến số nghiên cứu………………………………………………… 16
2.2.2.Thiết kế nghiên cứu………………………………………………… 22

2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu……………………………………… 23
2.2.4. Mẫu nghiên cứu……………………………………………………. 24
2.2.5 . Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu…………………………

25

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………

27


3.1. Phân tích việc thực hiện các quy định trong kê đơn điệu trị nội trú… 27
3.1.1. Thực hiện ghi thông tin thuốc…………………………………….. 27
3.1.2. Thực hiện quy định về đánh số ngày dùng……………..…………

30

3.2. Phân tích một số chỉ số về sử dụng thuốc trong điều trị nội trú……

31

3.2.1.Phân bố bệnh theo mã ICD………………………………………… 31
3.2.2. Các chỉ số tổng quát……………………………………………….. 32
3.2.3. Các chỉ số liên quan đến chỉ định thuốc…………………………… 37
Chƣơng 4: BÀN LUẬN…………………………………………………

44

4.1. Thực hiện các quy định trong kê đơn điều trị nội trú…………........... 44
4.1.1. Thực hiện các quy định về ghi chỉ định thuốc……………………


44

4.1.2. Thực hiện đánh số ngày dùng đối với các thuốc theo quy định …

46

4.2. Khảo sát một số chỉ số về sử dụng thuốc trong điều trị nội trú……… 46
4.2.1. Phân bố bệnh theo mã ICD…………………………...…………… 46
4.2.2. Các chỉ số tổng quát………………………………….……………. 46
4.2.3. Các chỉ số liên quan đến chỉ định thuốc…………….….………….

49

4.3. Hạn chế của đề tài..…………………………………………………

51

KẾT LUẬN………………………………………………………………. 52
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………… 54


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY


Danh mục thuốc thiết yếu

DLS

Dƣợc lâm sàng

HSBA

Hồ sơ bệnh án

BA
HĐT&ĐT

Bệnh án
Hội đồng thuốc và điều trị

WHO

Tổ chức y tế thế giới

TTT

Thông tin thuốc

TGN

Thuốc gây nghiện

THT&TC


Thuốc hƣớng thần và tiền chất

ICD

International Classification Diseases
(Phân loại bệnh tật quốc tế)

TT

Số thứ tự


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số liệu bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện
Quốc Oai, TP. Hà Nội năm 2017………………………………………..

13

Bảng 2.2. Các biến số phân tích việc thực hiện các quy định trong kê
đơn điều trị nội trú……………………....................................................

16

Bảng 2.3. Các biến số phân tích một số chỉ số về sử dụng thuốc trong kê
đơn điều trị nội trú ………………………………….…………………..

18

Bảng 3.4. Ghi chỉ định thuốc………..………..…………………….......


27

Bảng 3.5. Ghi tên thuốc………………………………………....….......

27

Bảng 3.6. Ghi nồng độ (hàm lƣợng)..….……………………………….

28

Bảng 3.7. Ghi liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng
cách giữa các lần dùng………………………………….……………….

28

Bảng 3.8. Ghi thời điểm dùng………………….………………………..

29

Bảng 3.9. Ghi chỉ định thuốc theo đúng trình tự………………………..

29

Bảng 3.10. Ghi thời gian chỉ định thuốc đúng quy định…………………

30

Bảng 3.11. Thực hiện quy định về đánh số ngày dùng……………….…

30


Bảng 3.12. Phân bố bệnh theo mã ICD………………………….………

31

Bảng 3.13. Tỷ lệ thuốc đƣợc kê trong DMTBV………………………....

32

Bảng 3.14. Số ngày nằm viện trung bình……………………….……….

33

Bảng 3.15. Chi phí sử dụng thuốc trung bình……………………..…….

33

Bảng 3.16. Số xét nghiệm kháng sinh đồ đƣợc báo cáo…………………

34

Bảng 3.17. Tỷ lệ ngƣời bệnh đƣợc dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật..

34

Bảng 3.18. Số ca phẫu thuật đƣợc chỉ định kháng sinh dự phòng……….

34

Bảng 3.19. Mức độ tƣơng tác giữa các thuốc……………………………


36

Bảng 3.20. Các cặp, mức độ và số lƣợng bệnh án có tƣơng tác…………

36

Bảng 3.21. Cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý………………….

37

Bảng 3.22. Số kháng sinh đƣợc chỉ định trong một HSBA……………..

39

Bảng 3.23. Các loại kháng sinh phối hợp trong bệnh án………………..

39

Bảng 3.24. Phân nhóm kháng sinh…………………………………….

40

Bảng 3.25. Đƣờng dùng kháng sinh……………………………………..

41


Bảng 3.26. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo đƣờng dùng…………………….


41

Bảng 3.27. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc suất xứ……………………….

42


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tổ chức khoa Dƣợc……………………………………………

13

Hình 2.2. Tóm tắt nội dung nghiên cứu………………………………….

23

Hình 3.3. Tỷ lệ thuốc đƣợc kê trong DMTBV………….……………….

32

Hình 3.4. Số Số ca phẫu thuật đƣợc chỉ định kháng sinh dự phịng.……

35

Hình 3.5. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo đƣờng dùng………………………

42

Hình 3.6. Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc suất xứ………………………..


43


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý là một trong các chính sách sách
quốc gia, đồng thời là một trong các yếu tố góp phần nâng cao chất lƣợng chăm
sóc sức khỏe con ngƣời. Sử dụng thuốc là một trong bốn nhiệm vụ của chu trình
cung ứng thuốc trong bệnh viện, mang tính chất quyết định đến hiệu quả điều trị
bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc khơng hợp lý khơng chỉ làm tăng đáng kể chi
phí cho ngƣời bệnh, tạo gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, mà còn làm giảm
chất lƣợng điều trị và tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại cho bệnh nhân.
Trong những năm gần đây Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy định
về việc quản lý và sử dụng thuốc nhƣ: Thông tƣ 23/2011/TT-BYT ngày 10
tháng 6 năm 2011 hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng
bệnh; Thơng tƣ 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013 Quy định về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện. Tuy nhiên bên cạnh đó
vẫn có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện kê đơn. Đặc biệt ở nƣớc ta
thời gian gần đây dƣới tác động của cơ chế thị trƣờng, việc sử dụng thuốc
không hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều đáng lo ngại:
Việc lạm dụng thuốc kháng sinh, vitamin trong điều trị diễn ra phổ biến, việc kê
đơn không phải là thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thƣơng mại cao… Đó là
một trong những ngun nhân chính làm tăng chi phí cho ngƣời bệnh, giảm
chất lƣợng chăm sóc sức khỏe và uy tín của các bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai là bệnh viện hạng II với quy mơ 260
giƣờng bệnh, có vai trị to lớn trong cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời dân trên địa bàn. Trong những năm gần đây bệnh viện đa khoa huyện
Quốc Oai thƣờng xuyên có các hoạt động nâng cao trình độ chun mơn và
nhận thức của cán bộ y tế về sử dụng thuốc song qua thực tế cho thấy ngoài một
số việc đã làm đƣợc vẫn còn một số tồn tại nhƣ việc thực hiện các quy định
trong kê đơn điều trị nội trú vẫn cịn xảy ra thiếu sót, việc sử dụng thuốc ở một

số nơi, có lúc, cịn chƣa đƣợc đảm bảo an toàn, hợp lý, hiệu quả, điều này đƣợc
1


phán ánh qua thực trạng kê đơn, chỉ định thuốc, vấn đề đặt ra đối với bệnh viện
đa khoa huyện Quốc Oai là giải quyết những tồn tại ra sao. Do vậy, để góp phần
tăng cƣờng trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an tồn và hiệu quả chúng tơi tiến
hành thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị nội trú tại
bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai - Thành phố Hà Nội năm 2017”
với 2 mục tiêu sau:
1. Phân tích việc thực hiện các quy định về kê đơn điều trị nội trú tại bệnh viện đa
khoa huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội năm 2017.
2. Phân tích một số chỉ số về sử dụng thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa
khoa huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội năm 2017.
Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất ý kiến đóng góp đƣa ra những giải pháp
nhằm nâng cao việc sử dụng thuốc tại bệnh viện hiệu quả, an toàn và hợp lý
trong những năm tiếp theo.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về kê đơn thuốc trong bệnh viện
1.1.1. Kê đơn trong chu trình sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng
Kê đơn thuốc là một việc làm thƣờng xun, có tính chất chun nghiệp
của bác sỹ. Mỗi khi khám xong cho một bệnh nhân nào đó, ngƣời thầy thuốc
thƣờng có định hƣớng chẩn đốn xem họ mắc bệnh gì và kê đơn thuốc.
Trong chu trình sử dụng thuốc, hoạt động kê đơn đóng vai trò quan trọng
và then chốt quyết định việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Kê đơn là
hoạt động của bác sĩ nhằm xác định những thuốc cần đƣợc sử dụng cho bệnh

nhân với liều dùng và liệu trình điều trị phù hợp. Trong điều trị nội trú, hoạt
động kê đơn thuốc là hoạt động chỉ định thuốc vào hồ sơ bệnh án.
Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hƣởng tới việc chỉ định
thuốc nhƣ kiến thức, thông tin, thái độ và đạo đức nghề nghiệp của ngƣời bác sĩ.
Các chính sách quản lý của Nhà nƣớc có liên quan chặt chẽ tới việc thực hành
điều trị và chỉ định thuốc của bác sĩ thông qua việc ban hành phác đồ điều trị,
danh mục thuốc đƣợc sử dụng tại từng cơ sở khám chữa bệnh và các quy định
khác liên quan. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cũng có những ảnh hƣởng
nhất định đến việc ra y lệnh điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay
khơng cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến chỉ định thuốc vì có sự
ràng buộc với các quy định trong thanh tốn chi phí điều trị.
Ngồi ra, các yếu tố bên ngồi có ảnh hƣởng đến chỉ định thuốc của bác
sĩ có thể kể đến nhƣ: các hình thức quảng cáo, tác động của các hãng dƣợc
phẩm, chính sách marketing đen. Đơi khi các cơng ty dƣợc phẩm vì lợi nhuận
mà đƣa đến các thông tin sai lệch, thông tin thiếu chính xác và đầy đủ về sản
phẩm, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến việc chỉ định thuốc của bác sĩ.
1.1.2. Quy trình chỉ định thuốc

3


Trên thế giới, WHO và Hội Y khoa các nƣớc đã ban hành và áp dụng
“Hƣớng dẫn kê đơn tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt, ngƣời thầy thuốc cần
phải tuân thủ quá trình thực hiện kê đơn hợp lý gồm 6 bƣớc: [23]
- Bƣớc 1: Xác định vấn đề bệnh lý của ngƣời bệnh
- Bƣớc 2: Xác định mục tiêu điều trị: Muốn đạt đƣợc gì sau điều trị?
- Bƣớc 3: Xác định tính phù hợp của phƣơng pháp điều trị riêng cho bệnh
nhân: Kiểm tra tính hiệu quả và an toàn
- Bƣớc 4: Bắt đầu điều trị
- Bƣớc 5: Cung cấp thông tin, hƣớng dẫn và cảnh báo

- Bƣớc 6: Theo dõi (và dừng) điều trị .
1.2. Các quy định và chỉ số về đánh giá sử dụng thuốc
Để đánh giá cũng nhƣ giám sát hoạt động sử dụng thuốc trong bệnh viện,
Bộ Y Tế đã ban hành Thông tƣ 23/2011/TT –BYT ngày 10/6/2011 Hƣớng dẫn
sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng bệnh; Thông tƣ 21/2013/TT-BYT
ngày 08/8/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều
trị trong bệnh viện, Quyết định số: 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 về việc ban
hành tài liệu “hƣớng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”
[1], [2], [5].
Theo thông tƣ 23/2011/TT-BYT có quy định về kê đơn thuốc trong điều trị
nội trú nhƣ sau: [1]
1. Khi khám bệnh, Thầy thuốc phải khai thác tiền sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng,
liệt kê các thuốc ngƣời bệnh đã dùng trƣớc khi nhập viện trong vòng 24 giờ và
ghi diễn biến lâm sàng của ngƣời bệnh vào hồ sơ bệnh án (giấy hoặc điện tử
theo quy định của Bộ Y tế) để chỉ định sử dụng thuốc hoặc ngừng sử dụng
thuốc.
2. Thuốc chỉ định cho ngƣời bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa ngƣời bệnh;
4


c) Phù hợp với tuổi và cân nặng;
d) Phù hợp với hƣớng dẫn điều trị (nếu có);
đ) Khơng lạm dụng thuốc.
3. Cách ghi chỉ định thuốc
a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án,
không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trƣờng hợp sửa chữa bất kỳ nội
dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lƣợng), liều dùng

một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc,
thời điểm dùng thuốc, đƣờng dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng
thuốc.
c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đƣờng tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các
đƣờng dùng khác.
4. Quy định về đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc cần
thận trọng khi sử dụng
a) Nhóm thuốc phải đánh số thứ tự ngày dùng thuốc gồm:
- Thuốc phóng xạ;
- Thuốc gây nghiện;
- Thuốc hƣớng tâm thần;
- Thuốc kháng sinh;
- Thuốc điều trị lao;
- Thuốc corticoid.
b) Đối với bệnh mạn tính cần sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần,
thuốc điều trị lao, thuốc corticoid và thuốc điều trị ung thƣ dài ngày thì đánh số
thứ tự ngày dùng thuốc theo đợt điều trị, số ngày của mỗi đợt điều trị cần ghi rõ
ngày bắt đầu và ngày kết thúc sử dụng thuốc.
5. Chỉ định thời gian dùng thuốc

5


a) Trƣờng hợp ngƣời bệnh cấp cứu, thầy thuốc chỉ định thuốc theo diễn biến
của bệnh.
b) Trƣờng hợp ngƣời bệnh cần theo dõi để lựa chọn thuốc hoặc lựa chọn liều
thích hợp, thầy thuốc chỉ định thuốc hàng ngày.
c) Trƣờng hợp ngƣời bệnh đã đƣợc lựa chọn thuốc và liều thích hợp, thời gian
chỉ định thuốc tối đa khơng q 2 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 3
ngày (đối với ngày nghỉ).

6. Lựa chọn đƣờng dùng thuốc cho ngƣời bệnh
a) Căn cứ vào tình trạng ngƣời bệnh, mức độ bệnh lý, đƣờng dùng của thuốc để
ra y lệnh đƣờng dùng thuốc thích hợp.
b) Chỉ dùng đƣờng tiêm khi ngƣời bệnh không uống đƣợc thuốc hoặc khi sử
dụng thuốc theo đƣờng uống không đáp ứng đƣợc yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đƣờng tiêm.
7. Thầy thuốc phải thông báo tác dụng không mong muốn của thuốc cho điều
dƣỡng chăm sóc theo dõi và ngƣời bệnh (hoặc gia đình ngƣời bệnh). Theo dõi
đáp ứng của ngƣời bệnh khi dùng thuốc và xử lý kịp thời các tai biến do dùng
thuốc. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc cho khoa Dƣợc ngay khi xảy ra.
Thông tƣ số 21/TT-BYT đã đƣa ra các chỉ số liên quan đến việc sử dụng
thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu gồm:[2]
1. Các chỉ số kê đơn
a) Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
b) Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc kê tên generic hoặc tên chung quốc tế (INN);
c) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
e) Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu do Bộ
Y tế ban hành.
2. Các chỉ số chăm sóc ngƣời bệnh
6


a) Thời gian khám bệnh trung bình;
b) Thời gian phát thuốc trung bình;
c) Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc cấp phát trên thực tế;
d) Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc dán nhãn đúng;
đ) Hiểu biết của ngƣời bệnh về liều lƣợng.
3. Các chỉ số cơ sở

a) Sự sẵn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho bác sĩ kê
đơn;
b) Sự sẵn có của các phác đồ điều trị;
c) Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu.
4. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
a) Tỷ lệ phần trăm ngƣời bệnh đƣợc điều trị không dùng thuốc;
b) Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
c) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
d) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm;
đ) Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
e) Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
g) Tỷ lệ phần trăm ngƣời bệnh hài lịng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
h) Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận đƣợc với các thông tin thuốc khách quan.
5. Các chỉ số lựa chọn sử dụng trong bệnh viện
a) Số ngày nằm viện trung bình;
b) Tỷ lệ phần trăm thuốc đƣợc kê nằm trong danh mục thuốc bệnh viện;
c) Số thuốc trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày;
d) Số kháng sinh trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày;
đ) Số thuốc tiêm trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày;
e) Chi phí thuốc trung bình cho một ngƣời bệnh trong một ngày;
g) Tỷ lệ phần trăm ngƣời bệnh đƣợc phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự
phịng trƣớc phẫu thuật hợp lý;
7


h) Số xét nghiệm kháng sinh đồ đƣợc báo cáo của bệnh viện;
i) Tỷ lệ phần trăm ngƣời bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có
hại của thuốc có thể phịng tránh;
k) Tỷ lệ phần trăm ngƣời bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của thuốc
có thể phịng tránh đƣợc;

l) Tỷ lệ phần trăm ngƣời bệnh đƣợc giảm đau sau phẫu thuật hợp lý./.
Theo quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 về việc ban hành tài
liệu “Hƣớng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” đã đƣa
ra các tiêu chí về sử dụng kháng sinh nhƣ sau:
- Số lƣợng, tỷ lệ % ngƣời bệnh đƣợc kê đơn kháng sinh.
- Số lƣợng, tỷ lệ % kháng sinh đƣợc kê phù hợp với hƣớng dẫn.
- Số lƣợng, tỷ lệ % ca phẫu thuật đƣợc chỉ định kháng sinh dự phòng.
- Số lƣợng, tỷ lệ % ngƣời bệnh đƣợc kê đơn 1 kháng sinh. - Số lƣợng, tỷ lệ %
ngƣời bệnh đƣợc kê kháng sinh phối hợp.
- Số lƣợng, tỷ lệ % ngƣời bệnh kê đơn kháng sinh đƣờng tiêm.
- Ngày điều trị kháng sinh (DOT - Days of Therapy) trung bình.
- Liều dùng một ngày (DDD - Defined Daily Dose) với từng kháng sinh cụ thể.
- Số lƣợng, tỷ lệ % ngừng kháng sinh, chuyển kháng sinh từ đƣờng tiêm sang
kháng sinh uống trong những trƣờng hợp có thể.
1.3. Thực trạng về kê đơn thuốc tại các bệnh viện ở nƣớc ta trong những
năm gần đây
Tại Việt Nam, tuy đã có các quy định về quy chế kê đơn điều trị nội trú
nhƣng vẫn cịn tồn tại nhiều sai sót trong quá trình thực hiện.
Qua khảo sát tại 24 bệnh viện trên cả nƣớc cho thấy 10/42 (23,8%) bệnh
viện sai sót về tên thuốc, 4/19 (21,1%) sai sót về liều dùng, 5/19 (26,3%) sai sót
về đƣờng dùng, 8/19 (42,1%) sai sót về nồng độ, hàm lƣợng, 11/20 (55,1%) sai
sót về khoảng cách dùng thuốc, 6/20 (30%) sai sót về thời gian dùng thuốc [4].
1.3.1. Thực trạng về việc thực hiện các quy định trong kê đơn nội trú
8


Theo nghiên cứu tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2016 có
1,3% khơng ghi rõ lý do khi thay thuốc hay thêm thuốc, 3,3% khơng ghi đúng
trình tự đƣờng dùng, 32,2% bệnh án viết tắt, viết ký hiệu chẩn đoán bệnh, chỉ
46,8% ghi rõ thời điểm dùng thuốc, việc đánh số thứ tự ngày sử dụng đối với

thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng thần và tiền chất, thuốc kháng sinh, thuốc
cocticoid lần lƣợt là 92,5%, 81%, 79,7% và 78,3% [12].
Theo đánh giá tại bệnh viện Quân y 105 - Tổng cục hậu cần năm 2015 cho
thấy việc ghi chỉ định thuốc đầy đủ, rõ ràng không viết tắt, không viết ký hiệu là
77.7%, ghi đầy đủ, rõ ràng nồng độ (hàm lƣợng) mỗi thuốc chỉ định là 95,7%,
100% hồ sơ bệnh án có sử dụng kháng sinh khơng có phiếu xét nghiệm vi sinh
tìm vi khuẩn gây bệnh và thử kháng sinh đồ [19].
Qua phân tích sử dụng thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam năm
2013 cho thấy tỷ lệ thiếu các thông tin về liều dùng một lần, số lần dùng thuốc
trong 24h, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc là 20%, vẫn còn một số trƣờng
hợp để xảy ra sai sót nhƣ chƣa ghi đƣờng dùng theo trình tự dùng thuốc là 2,3%
[10].
1.3.2. Thực trạng trong kê đơn điều trị nội trú
Tình trạng kê đơn thuốc không hợp lý đang là một vấn để phổ biến đáng
báo động không chỉ trong cộng đồng mà còn trong điều trị nội trú. Các thầy
thuốc khi kê đơn có xu hƣớng kết hợp nhiều loại thuốc khơng cần thiết, đặc biệt
là tình trạng lạm dụng kháng sinh, vitamin.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Tá Sỹ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Tĩnh năm 2016 cho thấy về các chỉ số kê đơn trong điều trị nội trú, số lƣợt kê
kháng sinh chiếm 13,6%, giá trị tiêu thụ kháng sinh là 39,9%, số lƣợt kê
Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 5,9%, giá trị tiêu thụ
Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết là 5,6%, số lƣợt kê Vitamin và
khoáng chất chiếm 1,9%, giá trị tiêu thụ Vitamin và khoáng chất là 1,1% [21].

9


Một nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh tỉnh Nghệ An năm
2016 kết quả đƣa ra số lƣợt kê thuốc nhóm dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện
giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác chiếm tỷ lệ 16,8%,

nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (15,3%), nhóm thuốc
giảm đau, hạ sốt chống viêm không steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh
xƣơng khớp (15,1%), nhóm thuốc tim mạch (12,1%) [20].
Thuốc có sản xuất trong nƣớc trong những năm gần đây đã đƣợc trú trọng
tuy nhiên thực tế qua khảo sát tại một số bệnh viện trong nƣớc cho thấy tuy tỷ lệ
lƣợt kê là cao nhƣng giá trị sử dụng còn thấp nhƣ tại bênh viện đa khoa thành
phố Vinh tỉnh Nghệ An năm 2016 thuốc sản xuất trong nƣớc có số lƣợt kê là
58,6% và giá trị tiêu thụ là 32,3%, tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh năm 2016 chỉ
số này lần lƣợt là 54,9% và 37,9% [20], [21].
Một nghiên cứu của tác giả Võ Văn Hải đƣợc thực hiện năm 2017 tại
Đồng Tháp, kết quả có đến 91,3% BA có chỉ định thuốc tiêm, chiếm 95,3% giá
trị tiêu thụ. Theo Vũ Thị Thu Hƣơng và cộng sự, thì tỷ lệ và tỷ trọng các thuốc
dạng tiêm, truyền cao hơn các thuốc dạng uống tại tất cả các tuyến bệnh viện,
cao nhất tại các bệnh viện tuyến Trung ƣơng, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc tiêm từ
61,6% đến 74,7%, tại các bệnh viện tuyến tỉnh từ 46,1% đến 65,3% và tại tuyến
huyện từ 41,1% đến 51,2%. Việc lạm dụng thuốc tiêm, truyền là một trong các
nguy cơ gây ra nhiều rủi ro do tiêm, phơi nhiễm các bệnh HIV, viêm gan B cho
cả nhân viên y tế và ngƣời bệnh [13],[14].
Tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan đã làm giảm hiệu
quả của thuốc trong việc khống chế các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay các loại vi
khuẩn gây viêm phổi đã kháng với các loại thuốc thông dụng trong cộng đồng,
vấn đề kháng kháng sinh trong bệnh viện lại càng gia tăng nhanh chóng.
Nguyên nhân có thể do các bác sĩ kê đơn theo kinh nghiệm và đơi khi họ kê đơn
kháng sinh nhằm mục đích phòng bệnh, điều trị theo kiểu bao vây. Kê đơn

10


kháng sinh thực tế phải dựa vào kháng sinh đồ, tuy nhiên kháng sinh đồ lại
không phổ biến ở Việt Nam do tốn kém và thời gian quá lâu (3-5 ngày).

Một nghiên cứu phân tích thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị
nội trú tại Bệnh viện Quân Y 105 - Tổng cục hậu cần do tác giả Nguyễn Thị
Thanh Thủy thực hiện năm 2015 đƣa ra có đến 48,7% bệnh án có chỉ định
kháng sinh đƣờng tiêm, chỉ định thuốc cocticoid là 21,2%, số bệnh án có sử
dụng kháng sinh đƣờng uống là 24%. Bệnh án có 1 kháng sinh chiếm 44,3%,
bệnh án có 2 kháng sinh chiếm 46,3%, bệnh án có 3 kháng sinh chiếm 3,4%,
bệnh án có 4 kháng sinh là 4,1%, bệnh án có 5 kháng sinh 2,2%. Số ngày nằm
viện trung bình là 9,1 ngày. Số thuốc sử dụng cho 1 bệnh nhân trong 1 ngày
trung bình là 6,2 thuốc. Số ngày sử dụng kháng sinh cho 1 bệnh nhân trung bình
là 4,9 ngày [19].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Kim Dung tại bệnh viện C Thái
Nguyên năm 2015 cho thấy. Về các chỉ số kê đơn trong điều trị nội trú, số
kháng sinh trung bình của một bệnh án là 1,47 (thấp nhất là 1 và cao nhất là 5),
giá trị tiêu thụ kháng sinh trung bình là 854.732VNĐ, thời gian trung bình điều
trị kháng sinh là 7,05 ngày [9].
Dịch truyền cũng là thuốc thƣờng đƣợc sử dụng và có nguy cơ lạm dụng
cao, kê dịch truyền có thể đã thành thói quen của bác sĩ, hoặc đơi khi bệnh nhân
đòi hỏi bác sĩ kê đơn trong khi thực chất bệnh nhân không cần dùng tới.
Thực trạng sử dụng thuốc còn nhiều vấn đề tồn tại. Vai trò của Hội đồng
thuốc và điều trị ở bệnh viện đã không ngừng đƣợc nâng cao và củng cố để góp
phần can thiệp và giám sát hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc cũng nhƣ đảm
bảo thực hiện quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn trong bệnh viện. Hiện nay,
một số bệnh viện lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cơng tác dƣợc lâm
sàng bắt đầu đƣợc triển khai cụ thể nhƣ ở Bệnh viện Bạch Mai; cịn ở nhiều đơn
vị khác, cơng tác dƣợc lâm sàng vẫn còn rất mờ nhạt, đặc biệt là ở tuyến tỉnh và
huyện. Công việc chủ yếu của tổ dƣợc lâm sàng vẫn là xây dựng danh mục
11


thuốc sử dụng trong bệnh viện và tham mƣu cho lãnh đạo bệnh viện trong công

tác đấu thầu thuốc, dƣợc sỹ lâm sàng vẫn chƣa tiếp xúc nhiều với bệnh nhân và
chƣa thể hiện nhiều vai trò tƣ vấn trực tiếp cho bác sỹ về kê đơn.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để thực trạng chỉ định thuốc và thực
hiện quy chế kê đơn đúng với các thông tƣ hƣớng dẫn của BYT, hạn chế
đƣợc mức thấp nhất các sai sót xảy ra.
1.4. Khái quát về bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
1.4.1 Vài nét về bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai
Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai là bệnh viện hạng II tuyến huyện trực
thuộc Sở Y tế Hà Nội, với quy mô 260 giƣờng bệnh và 255 cán bộ công nhân
viên chức.
Chức năng và nhiệm vụ:
- Khám, cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong huyện và
các vùng lân cận.
- Đào tạo cán bộ y tế
- Nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo tuyến dƣới về mặt chuyên môn kỹ thuật.
- Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế y tế
1.4.2. Vài nét về khoa Dược bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai

12


Trong bệnh viện khoa Dƣợc là khoa chuyên môn đƣợc tổ chức và hoạt
động theo quy định của thông tƣ số 22/2011/TT-BYT và chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của Giám đốc bệnh viện với nhiệm vụ cung cấp thuốc, vật tƣ y tế tiêu hao,
hóa chất cho tồn bệnh viện theo đúng quy chế, đảm bảo việc xuất, nhập, tồn,
cấp phát, bảo quản, thống kê, pha chế nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của bênh
viện.
Thực hiện công tác dƣợc lâm sàng, thông tin, tƣ vấn về sử dụng thuốc,

tham gia công tác cảnh giác dƣợc, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dƣợc tại
các khoa trong bệnh viện
Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và
theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện
Tổ chức của khoa Dƣợc đƣợc trình bày nhƣ sau:
Trƣởng khoa

Tổ TTT DLS

Tổ nghiệp vụ
dƣợc

Tổ kho

Tổ thống kê

Hình 1.1: Tổ chức khoa Dược
1.4.3. Hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội năm 2017
Bảng 1.1: Số liệu bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyên Quốc
Oai thành phố Hà Nội năm 2017
13


TT

Đối tƣợng bệnh nhân điều

trị nội trú

Số ca điều trị

Tỷ lệ (%)

1

Nhi khoa

4.001

23,1

2

Nội khoa

3.479

20,1

3

Ngoại khoa

3.180

18,4


4

Sản khoa

2.580

14,9

5

CCHSTCCĐ

1.640

9,5

6

Truyền nhiễm

1.568

9,1

7

Khoa YHCT

857


5,0

17.305

100

Tổng:

1.4.4.Thực trạng về kê đơn thuốc trong điều trị nội trú tại bệnh viện, những
hạn chế trong kê đơn của bệnh viện.
Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai là một bệnh viện đa khoa tuyến
huyện nên phân loại bệnh tƣơng đối rộng. Số lƣợng thuốc sử dụng trong điều trị
nội trú khoảng 120 thuốc điều này tạo điều kiện để các bác sỹ lựa chọn thuốc
phù hợp cho bệnh nhân. Tuy nhiên trong điều trị nội trú việc kê đơn, chỉ định
thuốc vẫn thực hiện viết tay nên một số vấn đề vẫn còn tồn tại nhƣ kê thuốc
chƣa Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh, chỉ định dùng thuốc chƣa ghi
đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, đơi khi cịn viết tắt tên thuốc. Một
vài trƣờng hợp sửa chữa không ký xác nhận bên cạnh, chƣa chỉ định rõ thời
điểm dùng thuốc, khoảng cách dùng thuốc chƣa hợp lý, việc ghi thuốc theo thứ
tự đƣờng tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đƣờng dùng khác, quy định về
đánh số thứ tự ngày dùng thuốc đối với một số nhóm thuốc cần thận trọng khi
sử dụng chƣa đƣợc tuân thủ triệt để, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, dịch
truyền và thuốc cocticoid trong điều trị vẫn còn xảy ra phổ biến.

14


1.4.5. Tính cấp thiết của đề tài
Tại bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai trong các năm trƣớc đó đã có
những nghiên cứu về thực trạng sử dụng một số nhóm thuốc nhƣ nhóm thuốc

điều trị tiểu đƣờng, nhóm thuốc cocticoid.
Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu trƣớc chƣa đi sâu vào phân tích thực trạng
kê đơn thuốc điều trị nội trú tại bệnh viện, chƣa đánh giá đƣợc đầy đủ thực
trạng sử dụng thuốc của các bác sỹ tại Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai.
Cũng nhƣ chƣa phân tích đầy đủ các chỉ số về sử dụng thuốc và kê đơn thuốc
theo khuyến cáo của WHO và theo hƣớng dẫn của Bộ Y Tế tại Thông tƣ số
23/2011/TT-BYT ban hành ngày 10/6/2011 “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong
các cơ sở y tế có giường bệnh”. Thơng tƣ số 21/2013/TT-BYT ban hành ngày
08/8/2013 “Quy định hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị” và Quyết định
số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực
hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” Vì vậy nhằm đi sâu vào hoạt
động kê đơn thuốc điều trị nội trú chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân
tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện
Quốc Oai - Thành phố Hà Nội năm 2017”. Để có cái nhìn khách quan khoa
học và từ đó xác định vấn đề cịn tồn tại. điều này giúp cho Hội đồng thuốc
và điều trị của bệnh viện có các giải pháp đúng để đảm bảo sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn và hiệu quả.

15


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hồ sơ bệnh án của ngƣời bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa
huyện Quốc Oai năm 2017.
- Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai năm
2017
2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2017 đến 31/12/2017
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

- Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai, TP Hà Nội
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp mô tả hồi cứu
2.2.1. Biến số nghiên cứu
2.2.1.1. Các biến số phân tích việc thực hiện các quy định trong kê đơn điều trị
nội trú.
Bảng 2.2. Các biến số phân tích việc thực hiện các quy định trong kê đơn
điều trị nội trú.
TT

Tên biến

Định nghĩa/Khái niệm

Giá trị

Cách thu

biến

thập

Ghi chỉ định dùng thuốc

1

Ghi Chỉ định dùng

Là số lƣợt kê thuốc ghi chỉ

thuốc đầy đủ, rõ ràng


định dùng thuốc đầy đủ, rõ

không viết tắt tên

ràng không viết tắt tên

Biến

Phiếu thu

thuốc, không ghi ký

thuốc, không ghi ký hiệu.

phân

thập dữ

hiệu. (nếu có sửa chữa (nếu có sửa chữa phải ký

loại

liệu

Biến

Phiếu thu

phải ký xác nhận bên


xác nhận bên cạnh) hoặc

cạnh)

không
Ghi tên thuốc

2

Ghi đầy đủ rõ ràng Là số lƣợt kê thuốc có ghi
16


×