Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

phân tích thực trạng quản lý tồn trữ thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.52 KB, 76 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ HƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỒN
TRỮ THUỐC TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ HƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TỒN
TRỮ THUỐC TẠI KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TCQLD
MÃ SỐ: CK 60720412
Người hướng dẫn: TS .Trần Thị Lan Anh
Thời gian thực hiện: 02/7/2018 – 02/11/2018

HÀ NỘI 2019




LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới TS. Trần Thị Lan Anh – bộ môn Quản lí và kinh tế Dược, Trường Đại
học Dược Hà Nội đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường,
Phòng sau Đại học, Bộ môn Quản lí và kinh tế Dược - Trường Đại học Dược
Hà Nội, phòng ban, thư viện nhà trường, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy đã
cung cấp cho tôi những kiến thức hữu ích và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành luận văn chuyên khoa cấp I.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp,
tập thể khoa Dược bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp
tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và người thân,
những người luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong
suối thời gian vừa qua.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2018
Học viên

Lê Thị Hương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................
MỤC LỤC ......................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..........................................
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Khái quát về tồn trữ thuốc ....................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 3
1.1.2. Điều kiện tồn trữ thuốc ......................................................................... 3
1.3. Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện hiện nay trên thế giới .................. 12
1.3.1.Mục đích ............................................................................................. 12
1.3.2.Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước phát triển ................. 12
1.3.3. Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước đang phát triển ........... 13
1.3.4. Thực trạng tại Việt Nam ..................................................................... 13
1.4 .Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa ....................................... 14
1.4.1.Tổng quan về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa ............................... 14
1.4.2. Vài nét về khoa Dược tại bệnh viện .................................................... 18
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 21
2.2.2.Biến số nghiên cứu .............................................................................. 21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................. 22
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 23


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 24
3.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược bệnh
viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 ....................................................... 24
3.1.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất trang thiết bị ................................................... 24
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý nhập, xuất, tồn thuốc tại kho dược
bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 .......................................... 36
3.2.1. Giá trị xuất-nhập-tồn và thời gian dự trữ thuốc ...................................... 36
3.2.2. Thời gian dự trữ một số nhóm thuốc cụ thể. ....................................... 38
Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 43

4.1. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc tại kho dược
bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017 .......................................... 43
4.2. Về hoạt động xuất-nhập-tồn và dự trữ của một số thuốc. ................. 48
KẾT LUẬN ................................................................................................. 54
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................
PHỤ LỤC........................................................................................................


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng việt

Tiếng anh

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

VTTH

Vật tư tiêu hao

BYT


Bộ y tế

FIFO

Nhập trước xuất trước

First expire – First out

GSP

Thực hành tốt bảo quản quản

Good Storage Practices

thuốc
BHXH

Bảo hiểm xã hội

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

World Health
Organization

To

Nhiệt độ


f

Độ ẩm


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu ................................................................ 21
Bảng 3.2. Diện tích, và thể tích các kho của khoa Dược ............................... 24
Bảng 3.3. Diện tích, thể tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc ống ... 26
Bảng 3.4. Diện tích sử dụng theo trang thiết bị tại kho thuốc viên ................ 27
Bảng 3.5. Diện tích và thể tích sử sụng theo trang thiết bị tại kho ngoại trú . 28
Bảng 3.6. Diện tích sử dụng theo trang thiết bị của kho dịch truyền ............ 30
Bảng 3.7. Diện tích sử dụng theo trang thiết bị của kho đông y .................... 31
Bảng 3.8. Số lượng trang thiết bị của kho dược bệnh viện năm 2017 ........... 32
Bảng 3.9. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt........................ 33
kho thuốc ống ............................................................................................... 33
Bảng 3.10. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc viên
..................................................................................................................... 34
Bảng 3.11. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt...................... 34
kho dịch truyền............................................................................................. 34
Bảng 3.12. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt kho thuốc ngoại
trú................................................................................................................. 35
Bảng 3.13. Số ngày theo dõi nhiệt độ và độ ẩm đạt/không đạt...................... 35
kho thuốc đông y .......................................................................................... 35
Bảng 3.14. Giá trị tiền thuốc xuất-nhập-tồn kho năm 2017........................... 36
Bảng 3.15.Thời gian dự trữ thuốc của bệnh viện năm 2017 .......................... 37
Bảng 3.16.Thời gian dự trữ một số nhóm thuốc thường dùng của bệnh viện
năm 2017...................................................................................................... 38
Bảng 3.17.Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm kháng sinh thường dùng

năm 2017...................................................................................................... 39
Bảng 3.18. Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm tim mạch thường dùng
năm 2017...................................................................................................... 40


Bảng 3.19. Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm hạ nhiệt, giảm đau thường
dùng năm 2017 ............................................................................................. 41
Bảng 3.20. Số lượng dự trữ của một số thuốc nhóm dịch truyền thường dùng
năm 2017...................................................................................................... 42


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình tổ chức của bệnh viện ..................................................... 17
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức khoa dược .............................................................. 20
Hình 3.4. Sơ đồ kho thuốc ống ..................................................................... 25
Hình 3.5. Sơ đồ kho thuốc viên .................................................................... 27
Hình 3.6. Sơ đồ kho thuốc ngoại trú ............................................................. 28
Hình 3.7. Sơ đồ kho dịch truyền ................................................................... 29
Hình 3.8. Sơ đồ khoa Đông y ....................................................................... 30
Hình 3.9. Giá trị tiền thuốc xuất – nhập – tồn kho năm 2017 ........................ 36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là sản phẩm đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng
đồng và là những thành phần thiết yếu trong các chính sách y tế quốc gia.
Chất lượng thuốc không chỉ phụ thuộc vào công nghệ sản xuất mà còn phụ
thuộc rất lớn vào quá trình phân phối, trong đó việc tồn trữ và bảo quản có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Tồn trữ hàng hóa là một điều kiện lưu thông phân
phối. Phần lớn các sản phẩn sau khi sản xuất ra không trực tiếp đi ngay vào

lĩnh vực tiêu dùng mà phải qua trao đổi, lưu thông để sang lĩnh vực tiêu
dùng tức là phải qua giai đoạn dự trữ hàng hóa [7].
Công tác tồn trữ thuốc là một trong những mắt xích quan trọng của
việc cung cấp thuốc cho người bệnh với đủ về số lượng và đảm bảo về chất
lượng. Ở nước ta , khí hậu nhiệt đới ẩm là những điều kiện không thuận lợi
cho công tác tồn trữ . Điều kiện kho tàng và các trang thiết bị phục vụ cho
công tác bảo quản thuốc chưa đầy đủ. Thực hiện tốt công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân , trong đó có việc đáp ứng đầy đủ thuốc có chất
lượng, là một trong những hoạt động quan trọng của bệnh viện. Việc cung
ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng, và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh
là 2 mục tiêu chính trong chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được thành lập năm 1899, từ khi
được thành lập đến nay bệnh viện luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân xứng đáng với vai trò là bệnh viện đầu
ngành của tỉnh. Những năm gần đây bệnh viện không ngừng đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị, nhân lực…đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe ngày càng tăng của nhân dân. Với mong muốn đem lại hiệu quả điều
trị tốt nhất cho người bệnh, vấn đề về cung ứng thuốc kịp thời đầy đủ, có chất
lượng luôn được lãnh đạo bệnh viện quan tâm trong đó công tác tồn trữ thuốc
là một mắt xích quan trọng, do đó tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phân tích
1


thực trạng quản lý tồn trữ thuốc tại khoa dược bệnh viện đa khoa tỉnh
Thanh Hóa năm 2017”.
Được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng cơ sở vật chất bảo quản thuốc tại khoa Dược
bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017.
2. Phân tích hoạt động nhập, xuất, dự trữ thuốc tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2017.

Từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý
tồn trữ thuốc tại bệnh viện để góp phần vào việc nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh phục vụ nhân dân.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái quát về tồn trữ thuốc
1.1.1. Khái niệm
Tồn trữ (Storage) là sự bảo quản tất cả nguyên liệu, vật tư, bao bì dùng
trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất và các thành phẩm
trong kho. Tồn trữ bao gồm cả quá trình xuất, nhập hàng hóa vì vậy nó yêu
cầu phải có một hệ thống sổ sách phù hợp để ghi chép, đặc biệt là sổ sách ghi
chép việc xuất, nhập hàng hóa từng ngày.
Tồn trữ không chỉ là việc cất trữ hàng hóa ở trong kho mà còn là cả một
quá trình xuất nhập kho hợp lí, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện
pháp kĩ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn
chỉnh trong kho.
Công tác tồn trữ là một trong các mắt xích quan trọng của việc cung cấp
thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ nhất, chất lượng tốt nhất, giảm
đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối thuốc [5].
“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (tiếng Anh: Good Storage Practices, viết
tắt : GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển
nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận
chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng
đã định khi đến tay người tiêu dùng [3].
1.1.2. Điều kiện tồn trữ thuốc
1.1.2.1. Nhân sự

Theo quy mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ
phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên
phải thường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ
năng chuyên môn và phải được quy định rõ trách nhiệm, công việc của từng
người bằng văn bản.
3


Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải
trung thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề
nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các quy định
của Nhà nước.
Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp
vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi
xuất nhập, chất lượng thuốc...
Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là trung học dược đối với các cơ sở
sản xuất, bán buôn thuốc tân dược. Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y
học cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc
trung học dược.
Thủ kho thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được
đúng các quy định của pháp luật có liên quan.
Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những quy định mới
của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học
kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc [3], [17].
1.1.2.2. Nhà kho
Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một
cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được các
ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và
mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng, đảm bảo thuốc có chất lượng đã định.
 Địa điểm

Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống
rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm,
mưa lớn, và lũ lụt…; Kho nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận
chuyển, bảo vệ.
 Thiết kế, xây dựng

4


- Khu vực bảo quản phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân
cách giữa các khu vực sao cho có thể bảo đảm việc bảo quản cách ly từng loại
thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu.
- Tuỳ theo mục đích, quy mô của kho (kho của nhà sản xuất, kho của nhà
phân phối..) cần phải có những khu vực xác định, hoặc những hệ thống kiểm
soát khác, được xây dựng, bố trí hợp lý, trang bị phù hợp, đảm bảo các điều
kiện cho các hoạt động sau:
+ Tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản các nguyên liệu, bán thành phẩm, tá
dược, bao bì đóng gói hoặc thuốc chờ nhập kho.
+ Lấy mẫu nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng, trang bị thích
hợp và phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêu cầu của việc
lấy mẫu.
+ Bảo quản thuốc có yêu cầu các điều kiện bảo quản đặc biệt
+ Bảo quản nguyên liệu, thành phẩm thuốc bị loại trước khi xử lý;
+ Bảo quản các nguyên liệu, thành phẩm thuốc đã xuất kho chờ cân đơn,
đưa vào sản xuất;
+ Các thao tác đóng gói, ra lẻ và dán nhãn;
+ Bảo quản bao bì đóng gói;
+ Bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu;
- Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về
đường đi lại, đường thoát hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.

- Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm
bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh
hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt.
- Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích
hợp để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt động của
nhân viên làm việc trong kho, và sự di chuyển của các phương tiện cơ giới.
Như vậy, thiết kế một kho Dược cần đảm bảo 05 chống:
5


- Chống nóng ẩm.
- Chống côn trùng, mối mọt, chuột.
- Phòng chống cháy nổ.
- Chống bão lụt.
- Chống mất trộm [3], [5].
 Diện tích và cách bố trí 01 kho Dược
Kho Dược phải có diện tích đủ rộng để có thể phân chia thành các khu
vực hoặc phòng riêng biệt. Với những kho lớn, diện tích toàn bộ của khu vực
kho phải bao gồm diện tích của các bộ phận sau:
- Diện tích nghiệp vụ: bao gồm
+ Diện tích để xếp hàng và bảo quản hàng hóa. Diện tích này được gọi là
diện tích hữu ích, chiếm khoảng 1/3-2/3 diện tích của toàn khu vực kho.
+ Diện tích sử dụng cho công tác xuất nhập hàng hóa.
- Diện tích phụ: là diện tích dùng làm đường đi lại, phòng thí nghiệm…
- Diện tích hành chính, sinh hoạt: văn phòng, nhà ăn, nhà tắm…
Có thể có nhiều cách bố trí các phòng ban, các bộ phận trong khu vực
khoa Dược, tuỳ thuộc vào địa điểm và khả năng hoạt động của từng kho.
Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới có 3 cách: Kho có dạng chữ T; Kho
theo chiều dọc; Kho theo kiểu đường vòng [5].
1.1.2.3. Trang thiết bị

Các kho Dược cần có các trang thiết bị sau:
Trang thiết bị văn phòng nhằm phục vụ cho công tác quản lý kho.
Trang thiết bị dùng để vận chuyển hàng hoá và trang thiết bị dùng để
chất xếp hàng hoá. Không được để thuốc trực tiếp trên nền kho. Khoảng cách
giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh
kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.

6


Các trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản hàng hoá trong kho
gồm có: các phương tiện máy móc chống ẩm, máy điều hoà nhiệt độ không
khí, các phương tiện chống nấm mốc, côn trùng.
Các phương tiện phòng chống cháy.
Các phương tiện làm vệ sinh và bảo hộ lao động [3], [16].
1.1.2.4. Các điều kiện bảo quản trong kho
Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn
thuốc. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình
0

thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-25 C hoặc
0

tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30 C. Phải tránh ánh
sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.
Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện
bình thường. Trường hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh thì vận dụng
các quy định sau:
Nhiệt độ
0


Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 8 C
0

Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-8 C.
0

Kho đông lạnh: Nhiệt độ không được vượt quá - 10 C.
0

Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-15 C.
0

Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 C, trong từng khoảng
0

thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30 C.
Độ ẩm: Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm
soát phải được bảo quản trong các khu vực mà nhiệt độ và độ ẩm tương đối
được duy trì trong giới hạn yêu cầu. Điều kiện bảo quản "khô" được hiểu là
độ ẩm tương đối không quá 70% [8].
Quy định về bảo quản
7


Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm
tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm. Các
thiết bị kiểm tra theo dõi nhiệt độ, độ ẩm cần được định kì kiểm định. Cần xác
định các khoảng thời gian nhất định để kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và có thể
biểu diễn thống nhất bằng bản đồ nhiệt độ. Hồ sơ cần lưu giữ, sẵn có khi cần

kiểm tra [17],[18].
Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều
kiện bảo quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt
chất (với các nhà sản xuất không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của
sản phẩm.
Thuốc phải kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở
điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu
của nhà sản xuất.
Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết
hạn sử dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến
màu, vẩn đục phải để khu vực riêng chờ xử lý.
Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần [1].
1.1.2.5. Nghiệp vụ sắp xếp hàng hoá trong kho
- Hàng hoá khi nhập vào kho phải được phân loại thành từng nhóm khác
nhau để thuận lợi cho việc sắp xếp, bảo quản.
- Với các thành phẩm thuốc, có thể có các cách phân loại sau:
+ Phân loại theo độc tính: Thuốc gây nghiện...
+ Phân loại theo tác dụng dược lý: Thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch…
+ Phân loại theo dạng thuốc: Thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc đông dược...

8


- Với nguyên liệu làm thuốc được phân loại theo yêu cầu bảo quản để bố
trí ở các khu vực bảo quản riêng biệt.
+ Dược liệu: Nguồn gốc động vật, thực vật...
+ Hoá chất dễ cháy, dễ nổ, hoá chất độc, dễ ăn mòn...

+ Các loại bình khí nén..
Sắp xếp
- Với mỗi nhóm thuốc, việc sắp xếp dựa vào tên thuốc theo trình tự A, B,
C.. của danh pháp thông dụng quốc tế.
- Với mỗi loại thuốc, việc sắp xếp phải dựa trên nguyên tắc FIFO tức là
những thuốc có hạn dùng ngắn, sắp hết hạn phải xếp ở phía ngoài để tiện theo
dõi, cân đơn.
Ở các kho bảo quản phải có sơ đồ kho, sổ theo dõi hạn dùng, theo dõi số
lượng, chất lượng của hàng hoá đặt ở phía ngoài để tiện cho công tác quản lý.
Chất xếp hàng hoá trong kho
- Việc chất xếp hàng hoá trong kho phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Tiết kiệm diện tích, dung tích nhà kho và trang thiết bị bảo quản.
+ Đảm bảo an toàn cho hàng hoá và an toàn lao động trong kho hàng hoá.
+ Thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm kê và nắm vững lượng hàng
trong kho.
+ Thuận tiện cho công tác xuất nhập hàng hoá.
- Ở trong kho Dược, hàng được xếp theo hai kiểu:
+ Xếp chồng đứng trên kệ, bục được áp dụng cho những hàng nặng, có
cùng kiểu, cùng kích thước bao gói, ít bị vỡ.
+ Xếp trên giá: đươc áp dụng đối với những loại hàng tương đối nhẹ, dễ
vỡ, nhiều loại, nhiều quy cách đóng gói khác nhau.
- Yêu cầu đảm bảo:
 Hàng cung ứng được giữ cách sàn ít nhất 10 cm.
 Cách tường ít nhất 30 cm.
9


 Chiều cao hàng dự trữ không quá 2,5 m.
 Chất lỏng được đặt trên kệ thấp hơn.
 Duy trì nhiệt độ thích hợp.

 Các sản phẩm có giá trị cao được lưu giữ tại khu an toàn.
 Có thể dễ dàng nhìn thấy hạn sử dụng của thuốc [4],[16].
1.1.2.6. Quản lí tồn kho
Quản lí tồn trữ không chỉ là đặt hàng, nhận hàng, bảo quản, cân đơn và
ghi chép, sắp xếp lại hạn chế của các mặt hàng. Ở nhiều quốc gia, việc quản lí
tồn trữ kém dẫn đến sự lãng phí về tài chính, thiếu hụt thuốc thiết yếu, quá
hạn sử dụng của thuốc và giảm chất lượng chăm sóc bệnh nhân.
Lí do dự trữ thuốc bao gồm:
Đảm bảo tính sẵn có: Tồn kho là lượng dự trữ cho sự dao động của cung
và cầu, giảm nguy cơ thiếu hàng.
- Duy trì niềm tin trong hệ thống: Nếu tình trạng hết hàng xảy ra thường
xuyên, bệnh nhân sẽ mất lòng tin vào khả năng phòng và chữa bệnh của hệ
thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Giảm giá thành của một đơn vị sản phẩm: Đặt hàng với số lượng lớn sẽ
được chiết khấu và giảm chi phí vận chuyển từ các nhà cung cấp.
- Tránh tình trạng thiếu kinh phí: Nếu không có tồn kho hoặc tồn kho
không đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hàng, lúc đó đặt hàng khẩn cấp sẽ gặp
phải sự tăng giá của các nhà cung cấp hoặc mức giá sẽ cao hơn mức giá khi
đặt hàng thường xuyên, dẫn đến thiếu hụt vốn.
- Giảm chi phí đặt hàng: Chi phí mua hàng tăng lên khimặt hàng được
đặt hàng thường xuyên. Những chi phí này bao gồm tiền lương nhân viên kế
toán, chi phí văn phòng, tiện ích, vật tư, và các chi phí khácliên quan đến đấu
thầu và các đơn đặt hàng thường xuyên.

10


- Giảm chi phí vận chuyển: Số lần thuốc vận chuyển ít hơn, thiết bị vận
tải sử dụng kinh tế hơn.
- Đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu thị trường: Những thay đổi trong nhu

cầu về loại thuốc chuyên khoa không thể dự đoán trước được.
1.1.2.7.Kiểm kê
- Kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn) tại khoa Dược 1
tháng/lần. Các cơ số thuốc tự vệ, chống bão lụt và các cơ số khác kiểm kê
theo từng quý;
- Kiểm kê thuốc tủ trực tại các khoa lâm sàng 3 tháng/lần;
- Hội đồng kiểm kê tại kho của khoa Dược hàng tháng gồm: Trưởng
khoa Dược, kế toán (thống kê) dược, thủ kho dược và cán bộ phòng Tài chính
- Kế toán.
- Hội đồng kiểm kê tại khoa lâm sàng: thành lập tổ kiểm kê, ít nhất có 3
người do đại diện khoa Dược làm tổ trưởng, điều dưỡng trưởng của khoa và
điều dưỡng viên là thành viên;
- Hội đồng kiểm kê của bệnh viện cuối năm gồm: lãnh đạo bệnh viện
là Chủ tịch hội đồng; trưởng khoa Dược là thư ký hội đồng, trưởng phòng Kế
hoạch tổng hợp, trưởng phòng Tài chính - Kế toán, trưởng phòng Điều dưỡng,
kế toán dược, thủ kho dược là uỷ viên.
Nội dung kiểm kê:
- Đối chiếu sổ theo dõi xuất, nhập với chứng từ;
- Đối chiếu sổ sách với thực tế về số lượng và chất lượng;
- Xác định lại số lượng, chất lượng thuốc, hoá chất (pha chế, sát
khuẩn), tìm nguyên nhân thừa, thiếu, hư hao;
- Lập biên bản kiểm kê thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn), vật tư y tế
tiêu hao;
- Nếu chất lượng không đạt yêu cầu, Hội đồng kiểm kê làm biên bản
xác nhận và đề nghị cho xử lý [1].
11


1.3. Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện hiện nay trên thế giới
1.3.1.Mục đích

- Luôn có đủ thuốc (số lượng thuốc, chủng loại thuốc, dạng bào chế) và
đảm bảo chất lượng thuốc cho nhu cầu điều trị.
- Chi phí cho công việc đảm bảo thuốc phải thấp ở mức độ tối ưu, phù
hợp với khả năng của ngân sách, của cán bộ điều trị và của ngừoi bệnh, với
hiệu quả kinh tế cao nhất có thể.
1.3.2.Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước phát triển
Ở các nước phát triển, hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh.
Các điểm bán lẻ thuốc và các bệnh viện thường không phải dự trữ, khi có nhu
cầu, sau một thời gian ngắn, các yêu cầu sẽ được đáp ứng ngay bởi vì:
- Hệ thống thông tin rất thuận tiện, đội ngũ tiếp nhận thông tin thành
thạo. Hệ thống điều hành trung tâm xử lý yêu cầu có tính tự động hóa cao.
- Hệ thống giao thông vận tải thuận tiện. Có nhiều loại hình và phương
tiện vận tải phù hợp với từng loại nhu cầu.
- Hệ thống kho tồn trữ của hệ thống cung ứng được phân bố rộng khắp
đảm bảo việc cung ứng theo yêu cầu nhanh nhất và đạt hiệu quả tối ưu.
Đội ngũ làm công tác cung ứng có trình độ thực hành cao, được đào tạo
công phu, luôn được đào tạo lại và nâng cao. Với chế độ lương cao, họ rất có
ý thức hoàn thành nhiệm vụ.
Các yếu tố này đã đáp ứng tốt nhu cầu của các cơ sở điều trị, do vậy hệ
thống tồn trữ của bệnh viện thực tế chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thuốc
dự trữ. Vì vậy, ở các nước phát triển, việc tồn trữ thuốc tại bệnh viện ít được
quan tâm trừ ở những nơi quá hẻo lánh. Hệ thống cung ứng thuốc rất phát
triển. hệ thống này có quan hệ rất chặt chẽ với các cơ sở điều trị đảm bảo
cung ứng thuốc rất tốt cho nhu cầu sử dụng thuốc cả về lượng và thời gian
đáp ứng.

12


1.3.3. Xu hướng tồn trữ thuốc tại bệnh viện ở các nước đang phát triển

Tại các nước đang phát triển, không có hệ thống đảm bảo cung ướng
thuốc kịp thời như các nước phát triển, do vậy việc tính toán tồn trữ thuốc sao
cho đảm bảo yêu cầu của công tác khám chữa bệnh và hiệu quả kinh tế là yêu
cầu quan trọng mà công tác dược của cơ sở khám chữa bệnh phải đặt ra [4].
Ở các nước phát triển hệ thống cung ứng thuốc tương đối hoàn chỉnh
các điểm bán lẻ thuốc và các bệnh viện sử dụng sản phẩm của hãng dược
phẩm nào đó, thường không phải tồn trữ thuốc của họ. Khi có nhu cầu sau
một thời gian ngắn - thường tính bằng phút - các yêu cầu sẽ được đáp ứng
ngay một cách dễ dàng nhờ hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải
thuận tiện, mạng lưới cung ứng phân bố rộng khắp, đội ngũ làm công tác
cung ứng thuốc có trình độ thực hành cao. Do vậy hệ thống tồn trữ thuốc
của bệnh viện thực tế không cần thiết và ít được quan tâm trừ ở những nơi
quá xa xôi [5].
Một số nước Châu Á, như Philipines, thuốc trong kho được phân loại
thành các mức độ dự trữ: luân chuyển chậm hoặc luân chuyển nhanh. Thuốc
luân chuyển nhanh được đặt hàng thường xuyên hơn thuốc luân chuyển chậm.
Để đối chiếu số lượng thực tế với số lượng sổ sách, khoa Dược đếm thuốc
thực tế hàng tháng như là hoạt động kiểm soát tồn kho thường qui. Mức độ dự
trữ thuốc đảm bảo tốt cho nhu cầu 1 tháng vì họ đặt hàng trên cơ sở hàng
tháng. Giá trị hàng tồn kho thực tế được biết vào cuối tháng trong báo cáo
kiểm kê hàng tháng. Giá trị này sẽ được sử dụng để thiết lập định mức dự trữ
và để xác định số lượng đặt hàng.
1.3.4. Thực trạng tại Việt Nam
Tại Việt nam theo báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2013, trong
những năm qua, về cơ bản hệ thống y tế đã đáp ứng nhu cầu thuốc thiết yếu,
vắc-xin cho công tác phòng, chữa bệnh cho nhân dân. Các cơ sở y tế đều bảo

13



đảm có đủ thuốc phù hợp với phân tuyến kỹ thuật, không để xảy ra tình trạng
thiếu thuốc ở cộng đồng.
Việc xây dựng cơ số tồn kho hợp lý cũng là một công việc quan trọng trong
công tác dược bệnh viện . Nhưng trên thực tế gần như chưa bệnh viện nào thực
hiện được . Theo những nghiên cứu gần đây như lượng thuốc tồn kho dự trữ của
bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc – Nghệ An trong năm 2012 đạt tỷ lệ 1,7 lượng
thuốc sử dụng [12]. Bệnh viện đa khoa khu vực Móng Cái có giá trị thuốc tồn kho
dự trữ năm 2012 đạt tỷ lệ 1,3 lượng thuốc sử dụng [6]. Bệnh viện đa khoa quận
Ngô Quyền thành phố Hải Phòng có giá trị thuốc tồn kho dự trữ năm 2012 đạt tỷ
lệ 1,01 giá trị lượng thuốc sử dụng[14]. Bệnh viện đa khoa Phụ Dực huyện Quỳnh
Phụ tỉnh Thái Bình có giá trị thuốc tồn kho dự trữ năm 2010 đạt tỷ lệ 1,8 lượng
thuốc sử dụng [15]. Bệnh viện Nam Thăng Long có giá trị thuốc tồn kho dự trữ từ
năm 2008 đến năm 2010 đạt tỷ lệ 1,3 lượng thuốc sử dụng[9]. Điều kiện môi
trường bảo quản ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thuốc . Các thuốc khi được
nhập vào kho cần phải tuân theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất. Theo quy
định của BYT từ ngày 01/01/2011, tất cả các cơ sở kinh doanh , tồn trữ, bảo quản
thuốc, khoa Dược bệnh viện ... triển khai áp dụng thực hành tốt bảo quản thuốc
(GSP).
1.4 .Vài nét về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
1.4.1.Tổng quan về Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
Từ năm 2007 được công nhận bệnh viện đa khoa hạng I. Hiện nay BV
có tổng số 1146 cán bộ nhân viên - người lao động (bao gồm cả biên chế và
hợp đồng), được phân bố ở 36 khoa, phòng và 03 trung tâm và quy mô 1629
giường bệnh thực kê. Trong đó có 353 cán bộ có trình độ đại học và 131 cán
bộ có trình độ trên đại học.
Bệnh viện có các chức năng:
* Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phục hồi chức năng về những lĩnh vực
chuyên ngành.

14



- Tiếp nhận tất cả các trưởng hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các
bệnh viện khác chuyển đến, cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú , hoặc ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của
nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến
cũng như tại địa phương nới bệnh viện đóng. Tổ chức giám định sức khỏe khi
hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu ; Giám
định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
* Đào tạo cán bộ y tế
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở cấp bậc trên đại
học, đại hoc, cao đẳng và trung học.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến
dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
* Nghiên cứu khoa học về y học
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng
những tiến bộ kỹ thuật ở cấp nhà nước, cấp bộ, cơ sở, chú trọng nghiên
cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc.
- Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật
của bệnh viện.
- Nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe
ban đầu...
- Tổ chức các buổi hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế, tập huấn
chuyên ngành, định kỳ tổ chức đào tạo trực tuyến, hội họp, hội thảo trực
tuyến với các cơ quan trong và ngoài nước.
* Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kĩ thuật
- Lập kế hoạch vè tổ chức thực hiện, chỉ dạo các bệnh viện tuyến dưới,
phát triển kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị.

15


×