Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường type ii tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 110 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ HOA

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU
TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE II TẠI KHOA KHÁM
BỆNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2019


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ HOA

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU
TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYPE II TẠI KHOA KHÁM
BỆNH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN DƢỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Dƣợc lý - dƣợc lâm sàng
MÃ SỐ: CK 60 72 04 05
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGs. Ts Nguyễn Thị Liên Hƣơng
Thời gian thực hiện: 7/2018-11/2018

NĂM 2019




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Hiệu trƣởng, Ban giám hiệu
Phòng sau đại học, Bộ môn dƣợc lâm sàng và các thầy cô trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Nội đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến PGs.Ts Nguyễn Thị
Liên Hƣơng là ngƣời thầy đã dành nhiều thời gian, công sức, trực tiếp hƣớng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo bệnh viện, tới các đồng
nghiệp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè những ngƣời luôn động
viên chia sẻ và giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, tháng

năm 2018

HỌC VIÊN

Phan Thị Hoa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan chung về rối loạn lipid máu ................................................................... 3
1.1.1. Lipid máu .............................................................................................................. 3
1.1.2. Lipoprotein ............................................................................................................ 3
1.1.3. Khái niệm rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch ............................................. 4
1.1.4. Phân loại rối loạn lipid máu .................................................................................. 4
1.2. Tổng quan RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ type II ......................................................... 5
1.2.1. Đặc điểm RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ type II ....................................................... 5
1.2.2. Một số nghiên cứu về kháng insulin và RLCH lipid trên BN ĐTĐ type II ......... 6
1.3. Tổng quan các hƣớng dẫn điều trị RLLPM ............................................................. 7
1.3.1. Một số hƣớng dẫn điều trị RLLPM chung ............................................................ 7
1.3.2. Một số hƣớng dẫn điều trị RLLPM trong các hƣớng dẫn điều trị ĐTĐ type II . 15
1.4. Các thuốc điều trị RLLPM ..................................................................................... 17
1.4.1. Dẫn chất statin ..................................................................................................... 17
1.4.2. Dẫn chất của acid fibric....................................................................................... 20
1.4.3. Các thuốc điều trị RLLPM khác ......................................................................... 23
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................. 25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ............................................................................................ 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................................. 25
2.1.3. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................. 25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 26
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................. 26


2.2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 27
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................... 29
2.2.5. Căn cứ sử dụng để phân tích kết quả trong nghiên cứu ...................................... 29
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................. 33

3.1. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân RLLPM, đái tháo đƣờng type II điều trị ngoại
trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh .......................................... 33
3.1.1. Đặc điểm chung của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ................................ 33
3.1.2. Chức năng gan, thận của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ......................... 34
3.1.3. Khảo sát đặc điểm bệnh lý RLLPM của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu .. 35
3.1.4. Khảo sát chỉ số đƣờng huyết của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ............. 36
3.1.5. Khảo sát chỉ số HA của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ........................... 37
3.1.6. Khảo sát việc tuân thủ tái khám của BN ............................................................. 37
3.2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLPM trên BN ĐTĐ type II tại
khoa Khám bệnh qua theo dõi 3 tháng điều trị liên tục ................................................ 38
3.2.1. Phân tích danh mục thuốc điều trị RLLPM trong nghiên cứu ............................ 38
3.2.2. Phân tích sử dụng thuốc RLLPM tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (T0)........... 39
3.2.3. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLPM qua 3 tháng điều trị (thời
điểm T1, T2, T3) ........................................................................................................... 43
3.2.4. TTT bất lợi giữa thuốc điều trị RLLPM với các thuốc khác trong đơn .............. 46
3.2.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc .............................................................. 48
3.2.7. Phân tích tính phù hợp trong giám sát ADR trên gan của statin ......................... 49
3.3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu, đƣờng huyết, huyết áp sau 3 tháng, 6
tháng điều trị ................................................................................................................. 50
3.3.1. Kiểm soát lipid máu sau 3 tháng, 6 tháng điều trị............................................... 50
3.3.2. Kiểm soát đƣờng huyết sau 3 tháng, 6 tháng điều trị.......................................... 52
3.3.3. Kiểm soát huyết áp sau 3 tháng, 6 tháng điều trị ................................................ 53
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 55
4.1. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân rối loạn lipid máu, đái tháo đƣờng type II
điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh .................... 55
4.1.1. Đặc điểm chung của Bệnh nhân .......................................................................... 56


4.1.2. Chức năng gan, thận của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ......................... 56
4.1.3. Đặc điểm bệnh lý RLLPM của BN nghiên cứu .................................................. 56

4.1.4. Đặc điểm về chỉ số đƣờng huyết của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ....... 58
4.1.5. Đặc điểm chỉ số huyết áp của BN ....................................................................... 59
4.1.6. Đặc điểm tuân thủ tái khám của BN ................................................................... 59
4.2. Tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLPM trên BN ĐTĐ type II tại khoa Khám
bệnh qua theo dõi 3 tháng liên tục ............................................................................... 59
4.2.1. Danh mục thuốc điều trị RLLPM trong nghiên cứu ........................................... 59
4.2.2. Phân tích sử dụng thuốc RLLPM tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu (T0)........... 60
4.2.3. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLPM trên bệnh nhân ĐTĐ type
II tại khoa Khám bệnh tại thời điểm T1, T2, T3. .......................................................... 66
4.2.4. TTT bất lợi giữa các thuốc điều trị RLLPM với các thuốc khác trong đơn. ...... 68
4.2.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc. ............................................................. 69
4.2.6. Phân tích tính phù hợp trong giá sát ADR trên gan của statin. ........................... 70
4.3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu, đƣờng huyết và HA sau 3 tháng, 6
tháng điều trị ................................................................................................................. 70
4.3.1. Kiểm soát lipid máu sau 3 tháng, 6 tháng điều trị : ............................................ 70
4.3.2. Kiểm soát đƣờng huyết máu sau 3 tháng, 6 tháng điều trị :................................ 71
4.3.3. Kiểm soát huyết áp sau 3 tháng, 6 tháng điều trị ................................................ 72
4.4. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN


DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
ADA
ACC/AHA

American Diabetes Association (Hiệp hội đái tháo đƣờng Hoa
kỳ)

American College of Cardiology/American Heart Association
Task Force on Practice Guidelines

ADR

Adverse Drug Reaction

ALAT

Alanin Amino Transferase

Apo

Apolipoprotein

ASAT

Aspartat Amino Transferase

ASCVD

Bệnh xơ vữa động mạch lâm sàng

BN

Bệnh nhân

BB

Thuốc chẹn Beta-adrenergic


BTM

Bệnh tim mạch

BYT

Bộ Y tế

CCĐ

Chống chỉ định



Chỉ định

CKD

Bệnh thận mãn

CKCa

Thuốc chẹn kênh calci

CL-Cr

Độ thanh thải creatinin

CM


Chylomicron

CT

Cholesterol

CTTA

Thuốc đối kháng với thụ thể Angiotensin II

DL

Lipoprotein tỷ trọng trung gian (Intermediate density lipoprotein
- Cholesterol)

ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

ĐMV

Động mạch vành

EMC
ESC/EAS
FPG

Electronic Medicines Compendium (Thông tin hƣớng dẫn sử
dụng thuốc của Anh

European Society of Cardiology (ESC) and European
Atherosclerosis Society (EAS) 
Fast Plasma Glucose (đƣờng máu lúc đói)


HA

Huyết áp

HbA1C

Glycosylated Haemoglobin ( Hemoglobin gắn glucose)

HDL-C

High Density Lipoprotein Cholesterol

HMG-CoA
reductase

β hydroxy - β metyl - glutaryl CoA- reductase

HTMHVN

Hội tim mạch học Việt Nam

IDF

International Diabetes Federation (Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế)


LCAT

Lecithin-cholesterol-acyl-transferase

LDL-C

High Density Lipoprotein Cholesterol

LP

Lipoprotein

MLCT

Mức lọc cầu thận

NMCT

Nhồi máu cơ tim



Phác đồ

PL

Phospholipid

RLLPM


Rối loạn lipid máu

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

TB

Giá trị trung bình

TDKMM

Tác dụng không mong muốn

TG

Triglycerid

THA

Tăng huyết áp

TKTƢ

Thần kinh trung ƣơng

ULN

Giới hạn trên của enzym gan ở mức bình thƣờng


UCMC

Thuốc ức chế men chuyển angiotentensin

VLDL

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (Very low density Lipoprotein Cholesterol)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipoprotein máu theo Fredrickson/WHO ........................... 4
Bảng 1.2. Phân loại RLLPM theo Hiệp hội xơ vữa Châu Âu ......................................... 5
Bảng 1.3. Bốn nhóm BN hƣởng lợi từ liệu pháp statin................................................... 7
Bảng 1.4. Khuyến cáo mục tiêu điều trị đối với LDL-C................................................. 9
Bảng 1.5. Khuyến cáo điều trị tăng LDL-C bằng thuốc ............................................... 10
Bảng 1.6. Liệu pháp statin và các mức hạ LDL-C ........................................................ 10
Bảng 1.7. Khuyến cáo dùng thuốc điều trị Triglycerid tăng ......................................... 11
Bảng 1.8. So sánh hƣớng dẫn ACC/AHA 2013 (ATP IV) và hƣớng dẫn ESC/EAS,
HTMHVN 2015 ............................................................................................................ 14
Bảng 1.9. Hƣớng dẫn điều trị RLLPM của ADA 2017 ............................................... 16
Bảng 1.10. So sánh dƣợc động học và tác dụng hạ LDL-C, TG và tăng HDL-C của
các statin ....................................................................................................................... 18
Bảng 1.11. Một số nghiên cứu lâm sàng lợi ích khi điều trị RLLPM của các statin .... 20
Bảng 1.12. Một số đặc điểm dƣợc động học của nhóm fibrat ...................................... 21
Bảng 1.13. Một số thuốc điều trị RLLPM khác ........................................................... 23
Bảng 2.1. Quy trình thu thập thông tin bệnh nhân ........................................................ 27
Bảng 2.2. Đánh giá enzym gan .................................................................................... 29
Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh ĐTĐ và bệnh mắc kèm của
bệnh nhân nghiên cứu ................................................................................................... 33
Bảng 3.2. Đặc điểm enzym gan của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu .................. 34

Bảng 3.3. Đặc điểm chức năng thận của bệnh nhân ..................................................... 35
Bảng 3.4. Đặc điểm chỉ số lipid máu của BN ............................................................... 36
Bảng 3.5. Khảo sát chỉ số HbA1C, FPG của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ..... 37
Bảng 3.6. Chỉ số huyết áp của BN tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu ........................... 37
Bảng 3.7. Danh mục các thuốc điều trị RLLPM sử dụng trong nghiên cứu................. 38
Bảng 3.8. Phác đồ sử dụng thuốc điều trị RLLPM tại thời điểm T0 ............................ 39
Bảng 3.9. Phân tích việc sử dụng thuốc điều trị RLLPM trên nhóm bệnh nhân đạt và
chƣa đƣợc LDL-C mục tiêu .......................................................................................... 40
Bảng 3.10. Sử dụng thuốc RLLPM trên BN có tăng TG>5,62 mmol/l ........................ 41


Bảng 3.11. Phân tích sử dụng thuốc RLLPM trên BN có tăng enzym gan .................. 42
Bảng 3.12. Phân tích sử dụng thuốc fenofibrat trên BN có chức năng thận suy giảm . 42
Bảng 3.13. Phân tích việc sử dụng thuốc rosuvastatin trên BN có chức năng thận
suy giảm ........................................................................................................................ 43
Bảng 3.14. Số lần thay đổi phác đồ thuốc điều trị RLLPM sau 3 tháng điều trị ......... 43
Bảng 3.15. Các PĐ thuốc điều trị RLLPM đƣợc sử dụng tại thời điểm T1, T2, T3..... 44
Bảng 3.16. Phân tích tính hợp lý khi thay đổi phác đồ tại thời điểm T3 ...................... 45
Bảng 3.17. Phân tích chỉ số LDL-C của BN không đƣợc sử dụng thuốc điều trị
RLLPM tại thời điểm T1, T2, T3 .................................................................................. 46
Bảng 3.18. Tỷ lệ BN gặp tƣơng tác thuốc trong đơn .................................................... 47
Bảng 3.19. Mức độ tƣơng tác thuốc trên BN nghiên cứu ............................................. 47
Bảng 3.20. Các cặp tƣơng tác thuốc trong đơn ............................................................ 47
Bảng 3.21. Các tác dụng không mong muốn gặp phải trong quá trình điều trị ............ 48
Bảng 3.22. Phân tích tính phù hợp trong giám sát ADR trên gan của Statin................ 49
Bảng 3.23. Kiểm soát LDL-C sau 3 tháng, 6 tháng điều trị ........................................ 50
Bảng 3.24. Kiểm soát TG sau 3 tháng, 6 tháng điều trị ................................................ 51
Bảng 3.25. Kiểm soát HDL-C sau 3 tháng, 6 tháng...................................................... 51
Bảng 3.26. So sánh cholesterol giữa các thời điểm ...................................................... 52
Bảng 3.27. Kiểm soát đƣờng huyết sau 3 tháng, 6 tháng điều trị ................................. 53

Bảng 3.28. Kiểm soát huyết áp sau 3 tháng, 6 tháng điều trị........................................ 54


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Hƣớng dẫn ACC-AHA/ATP IV ...................................................................... 8
Hình 1.2. Hƣớng dẫn theo dõi và xử lý men gan trong quá trình điều trị..................... 12
Hình 2.1. Lƣu đồ tổng hợp kết quả số lƣợng BN trong mẫu nghiên cứu qua các thời
điểm ............................................................................................................................... 26
Hình 3.1. Phân loại các type RLLPM của BN .............................................................. 35
Hình 3.2. Tỷ lệ BN tuân thủ tái khám qua các tháng .................................................... 38
Hình 3.3. Mô tả LDL-C tại các thời điểm ..................................................................... 50
Hình 3.4. Mô tả TG tại các thời điểm ........................................................................... 51
Hình 3.5. Mô tả HDL-C tại các thời điểm .................................................................... 52


ĐẶT VĂN ĐỀ
Tần suất mắc bệnh đái tháo đƣờng (ĐTĐ) ngày càng gia tăng trên toàn thế giới.
Theo thống kê năm 2017, xấp xỉ 425 triệu ngƣời mắc ĐTĐ trong đó 95% là ĐTĐ
type II và ƣớc tính đến năm 2045, con số này sẽ tăng đến khoảng 629 triệu với phân
nửa số đó không đƣợc chẩn đoán, đem lại gánh nặng y tế nặng nề đặc biệt là các
nƣớc có thu nhập trung bình và kém [28]. Mặc dù đến nay đã có nhiều bƣớc tiến
trong điều trị nhƣng do vấn đề đô thị hóa nhanh chóng, chế độ ăn uống không lành
mạnh và lối sống lƣời vận động ĐTĐ vẫn là một trong những bệnh lý chuyển hóa
phức tạp ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất đến tỉ lệ tử vong và tàn phế trong cộng đồng,
trong đó biến chứng tim mạch là nguyên nhân hàng đầu. Nguy cơ mắc bệnh mạch
vành (BMV) ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 2-4 lần so với những bệnh nhân không
ĐTĐ và có đến 70% số bệnh nhân cuối cùng đều tử vong do nguyên nhân này [38]
[22].
Trong các bệnh lý thƣờng đi kèm ĐTĐ, rối loạn lipid máu (RLLPM) là một
trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển của xơ vữa

động mạch, cả bệnh ĐMV [28]. Bệnh ĐMV và các bệnh lý xơ vữa động mạch là
nguyên nhân gây tử vong chính ở các nƣớc phát triển. Trên thế giới, nhiều nghiên
cứu cho thấy tần suất rất lớn bệnh nhân mắc RLLPM trong quần thể ĐTĐ type II.
Tại Việt Nam, thống kê của nhiều tác giả về tỷ lệ gặp RLLPM ở những bệnh nhân
đái tháo đƣờng là rất cao chiếm tỷ lệ trên 60%, với thời gian mắc bệnh càng dài thì
tỷ lệ có RLLPM càng nhiều [12] [19].
Mặc dù đã có rất nhiều bằng chứng chứng minh lợi ích rõ ràng của việc kiểm
soát tốt RLLPM trong giảm tử vong và biến cố tim mạch ở các bệnh nhân mắc ĐTĐ
nhƣng RLLPM vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và điều trị đầy đủ, do đó hiệu
quả kiểm soát vẫn chƣa thực sự cao. Nghiên cứu CEPHEUS khu vực châu
Âu (Centralized

Pan-European

survey

on

the

Undertreatment

of

hypercholeSterolemia) cho thấy 42,6% bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc hạ lipid
máu ở châu Âu không đạt mục tiêu LDL-C [41]. Ở châu Á thông tin về việc dùng
thuốc hạ lipid máu cũng nhƣ về tỉ lệ đạt mục tiêu LDL-C còn ít ỏi. Theo kết quả của
nghiên cứu REALITY-Asia (Return on Expenditure Achieved for Lipid Therapy in

1



Asia) đƣợc thực hiện tại 6 nƣớc châu Á và công bố gần đây, chỉ có 48% bệnh nhân
đạt đƣợc mục tiêu LDL-C theo hƣớng dẫn của Chƣơng trình Giáo dục Cholesterol
Quốc gia Hoa Kỳ [39].
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện đa khoa hạng I với quy mô
1.000 giƣờng. Hiện tại bệnh viện quản lý hơn 1.500 bệnh nhân ngoại trú ĐTĐ type
II, trong số đó có rất nhiều bệnh nhân phải sử dụng thuốc điều trị RLLPM. Tuy
nhiên chƣa có nghiên cứu cụ thể nào đƣợc thực hiện để đánh giá về việc sử dụng
thuốc cũng nhƣ hiệu quả kiểm soát RLLPM. Vì vậy để góp phần nâng cao chất
lƣợng điều trị RLLPM cho bệnh nhân điều trị ngoại trú và để hạn chế các nguy cơ
biến chứng cũng nhƣ hậu quả của bệnh tim mạch, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân
tích sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường type II
tại khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh” với các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân rối loạn lipid máu, đái tháo đƣờng
type II điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Mục tiêu 2: Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu trên
bệnh nhân ĐTĐ type II tại khoa Khám bệnh qua theo dõi 3 tháng điều trị liên tục
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu, đƣờng huyết và huyết áp
sau 3 tháng, 6 tháng điều trị

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan chung về rối loạn lipid máu
1.1.1. Lipid máu
Lipid là tiền thân của một số hormon và acid mật, là chất truyền tín hiệu
ngoại bào và nội bào. Các lipid chính có mặt trong huyết tƣơng là acid béo,

triglycerid (TG), cholesterol (CT) và phospholipid (PL). Các lipid này không tan
không nƣớc, để lƣu thông trong huyết tƣơng chúng phải tồn tại ở dạng phức hợp
hòa tan là lipoprotein với các thành phần protein đặc hiệu gọi là apolipoprotein
(Apo) [26].
1.1.2. Lipoprotein
Lipoprotein ngoài thành phần protein còn có các thành phần khác nhƣ
phospholipid, TG, CT. Lipoprotein có dạng hình cầu, các phân tử lipid và protein
đƣợc liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết Vander Wal. Trong phân tử
lipoprotein, apolipoprotein và phospholipid chiếm phần vỏ ngoài, rồi đến
cholesterol tự do ở phía sau. Phần trung tâm gồm triglycerid và cholesterol ester hóa
không phân cực. Phần vỏ gồm phospholipid và apolipoprotein phân cực, đảm bảo
tính hòa tan của lipoprotein trong huyết tƣơng[26].
Lipoprotein đƣợc chuyển hóa theo hai con đƣờng ngoại sinh và nội sinh với
sự tham gia của các enzym LPL (lipoprotein lipase), HL (hepatic lipase) và LCAT
(lecithin cholesterol acyl transferase[26].
* Lipoprotein đƣợc phân thành 5 loại theo tỷ trọng tăng dần nhƣ sau:
chylomicron, lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL), lipoprotein tỷ trọng thấp
(LDL), lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL), lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
Đặc điểm của các loại lipoprotein
Chylomicron (CM): đƣợc tạo thành từ lipid thức ăn hấp thu qua niêm mạc
ruột. Chức năng chính của CM là vận chuyển triglycerid và cholesterol ngoại sinh
(từ thức ăn) tới gan.
VLDL: giàu TG (50-60%), đƣợc tạo thành chủ yếu ở gan có vai trò vận
chuyển TG nội sinh cho mô mỡ, sau khi đƣợc phân hủy bởi emzym lipase chúng
giải phóng ra TG, chúng tăng tỷ trọng hình thành IDL và LDL.

3


IDL: là loại lipoprotein có tỷ trọng ở giữa VLDL và LDL, còn gọi là VLDL

tàn dƣ.
LDL: là sản phẩm thoái hóa của VLDL trong máu, LDL chứa nhiều
cholesterol. LDL giúp vận chuyển phần lớn cholesterol (70%) từ gan tới các mô
thông qua thụ thể LDL trên bề mặt tế bào.
HDL: đƣợc tổng hợp phần lớn ở gan. HDL chứa nhiều protein, chức năng
chính của HDL là vận chuyển ngƣợc các phân tử cholesterol từ các mô ngoại vi về
gan [26].
1.1.3. Khái niệm rối loạn lipid máu và xơ vữa động mạch
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông
số lipid bị rối loạn (tăng CT hoặc tăng TG, hoặc tăng LDL-C, hoặc giảm HDL-C…).
RLLPM thƣờng đƣợc phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch - nội tiết chuyển hóa. Đồng thời RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này [1].

Xơ vữa động mạch là sự tích đọng cholesterol dƣới lớp áo trong của động
mạch làm thành mạch dày lên (thu hẹp lòng mạch), tiếp đó là sự lắng đọng calci đƣa
đến thoái hóa, loét, sùi do thiếu nuôi dƣỡng và làm mô xơ phát triển tại chỗ, sự loét
và sùi khiến nội tâm mạc mất sự trơn nhẵn, tạo điều kiện cho tiểu cầu bám vào và
khởi động quá trình đông máu (gây tắc mạch), xơ vữa là bệnh của các mạch tƣơng
đối lớn (nhiều lớp áo) [13].
1.1.4. Phân loại rối loạn lipid máu
* Năm 1965, Fredrickson phân RLLPM thành 5 kiểu, sau này đƣợc phát
triển và bổ sung thêm bằng cách tách kiểu II thành 2 kiểu IIa và IIb [25].
Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipoprotein máu theo Fredrickson/WHO
Type
I
IIa
IIb
III
IV
V


Loại lipoprotein tăng
Chylomicron
LDL
LDL và VLDL
Cấu trúc bất thƣờng của LDL
VLDL
Chylomicron và VLDL

4

Thành phần lipid tăng
Triglycerid
Cholesterol
Triglycerid và Cholesterol
Triglycerid và Cholesterol
Triglycerid
Triglycerid và Cholesterol


* Phân loại theo lipid máu (De Gennes)
Theo De Gennes, Hiệp hội xơ vữa Châu Âu, RLLPM đƣợc chia thành tăng
cholesterol, tăng triglycerid và tăng hỗn hợp, cách phân loại này đơn giản và dễ áp
dụng trên lâm sàng hơn.
Bảng 1.2. Phân loại RLLPM theo Hiệp hội xơ vữa châu Âu [35]
Các chỉ số
CT (mmol/L)
LDL-C (mmol/L)
TG (mmol/L)

Tăng Cholesterol

(type IIa)
≥ 5,2

Tăng TG
(type IV)
< 5,2

Tăng lipid máu
hỗn hợp (type IIb)
≥ 5,2

Hoặc ≥ 3,4

Và < 3,4

Hoặc ≥ 3,4

< 1,88

≥ 1,88

≥ 1,88

1.2. Tổng quan RLLPM ở bệnh nhân đái tháo đƣờng type II
1.2.1. Đặc điểm RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ type II
Tình trạng kháng insulin, rối loạn bài tiết insulin có vai trò quan trọng trong
cơ chế rối loạn chuyển hóa lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ mà gián tiếp bởi lipase
nhạy cảm hocmon (HSL: Hormon-sensitive lipase). Sự hoạt hóa HSL đƣợc kích
thích bởi cathecholamin dẫn tới giải phóng acid béo vào bào tƣơng. Trong tình
trạng kháng insulin do béo, insulin không ngăn đƣợc HSL, sự thủy phân lipid xảy ra

không kìm hãm đƣợc, làm tăng nồng độ acid béo.
Tăng sản xuất VLDL tại gan: VLDL là dạng vận chuyển chính của TG. Acid
béo từ huyết tƣơng đƣợc este béo trở lại thành glycerid tại gan. Tăng sản xuất
VLDL do tăng TG từ acid béo trong tuần hoàn có thể là lý do quan trọng nhất trong
rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ type II.
Giảm thanh thải VLDL: hoạt động của LDL ở ĐTĐ type II thƣờng bình
thƣờng, nhƣng giảm thanh thải VLDL do tăng sản xuất VLDL. LDL trở nên bão
hòa ở nồng độ triglycerid 150-250 mg/dl (1,7-2,9 mmol/l) làm mất sự thanh thải
phù hợp của VLDL.
Tăng nồng độ IDL, LDL dạng nhỏ đặc, IDL đƣợc chuyển hóa bởi men lipase
của gan tạo thành LDL. Hoạt động của men lipase của gan tăng ở bệnh nhân ĐTĐ
type II có lẽ tham gia vào quá trình biến đổi LDL thành LDL nhỏ đặc.

5


Biến đổi quá mức của lipoprotein vữa xơ trong thành mạch. Tế bào
macrophage tăng bắt giữ lƣợng lipoproten oxy hóa, tạo thành tế bào bọt.
Chuyển hóa lipoprotein không bình thƣờng của lipoprotein sau ăn, đặc biệt
sau bữa ăn nhiều mỡ, chylomicron đƣợc tổng hợp từ ruột nhanh chóng đƣợc chuyển
hóa thành chylomicron remmants (giống thành phần của IDL) và đƣợc thanh thải ở
gan. Chylomicron tăng ở bệnh nhân ĐTĐ, gợi ý bệnh xơ vữa động mạch có thể
tham gia của hiện tƣợng sau ăn. [22]
Nhƣ vậy bộ ba bất thƣờng: tăng TG, giảm HDL và tăng các tiểu phân LDL
nhỏ đậm đặc là đặc trƣng của rối loạn chuyển hóa lipid gặp ở bệnh nhân đái tháo
đƣờng type II [37]. Trong khi đó đái tháo đƣờng type I lại ít có những bất thƣờng về
chuyển hóa lipid cho đến khi xuất hiện biến chứng thận, làm tăng cholesterol toàn
phần, LDL-C, TG, lipoprotein (a) và giảm HDL-C [2].
1.2.2. Một số nghiên cứu về kháng insulin và rối loạn chuyển hóa
lipid trên bệnh nhân ĐTĐ type II

Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy có tới 70 - 100% bệnh nhân ĐTĐ
type II là có bất thƣờng một hay nhiều thành phần lipid máu.
Nghiên cứu của Haffner và cộng sự (1991) đã chứng minh các yếu tố liên
quan đến sự kháng insulin nhƣ béo phì, ĐTĐ type II, THA, tăng TG, tăng CT và
giảm HDL-C [40].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Kim Lƣơng (2001) nghiênu trị, các chỉ số liên quan đến glucose máu bệnh
nhân đã giảm dần và còn một số bệnh nhân chƣa đạt mục tiêu điều trị về FPG và
HbA1C.
4.3.3. Kiểm soát huyết áp sau 3 tháng, 6 tháng điều trị
Song song với việc kiểm soát glucose máu, kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân
ĐTĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc cắt vòng xoắn bệnh lý, giảm đƣợc nguy cơ
tai biến và tử vong. Sau 6 tháng điều trị, huyết áp tâm thu của bệnh nhân giảm từ
128,8 ± 13,7 mmHg xuống 125,3 ± 9,4 mmHg; huyết áp tâm trƣơng giảm từ
80,4±1,9 mmHg xuống 80,3±2,8 mmHg (p>0,05). Tại thời điểm kết thúc nghiên
cứu còn một tỷ lệ nhỏ 42 bệnh nhân (14,9%) chƣa đƣa huyết áp về huyết áp mục
tiêu theo Hƣớng dẫn điều trị ĐTĐ của Bộ Y tế 2017.
4.4. Hạn chế của đề tài
Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân đã đƣợc
điều trị RLLPM trƣớc thời điểm bắt đầu nghiên cứu nên có rất ít bệnh nhân mới bắt
đầu điều trị do đó trong đề tài này chúng tôi chƣa phân tích đƣợc quyết định lựa chọn
thuốc tại thời điểm bắt đầu điều trị. Đây là một hạn chế lớn của đề tài.

72


Mặt khác, chúng tôi chỉ bƣớc đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những
quyết điều trị sau 3 tháng trị chƣa phù hợp. Về thay đổi phác đồ nhiều lần, chƣa
tuân thủ hƣớng dẫn theo dõi và xử trí enzym gan trong quá trình điều trị, chúng tôi
chƣa thể trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.


73


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLPM trên 304 bệnh nhân
ĐTĐ tại khoa Khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi rút ra đƣợc
các kết luận sau:
1. Đặc điểm của bệnh nhân rối loạn lipid máu, đái tháo đường type II
điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
- Phần lớn bệnh nhân có độ tuổi từ 40-75 chiếm tỷ lệ 80,2%
- Bệnh nhân có bệnh kèm là THA chiếm tỷ lệ cao 65,8%, có 2 (0,7%) BN
có THA và bệnh TMXV.
- Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu có 02 (0,6%) BN tăng enzym gan >3
lần ULN và 88 (29,0%) BN tăng enzym gan < 3 lần ULN. Có 19 (6,4%) BN có
Clcr<30 ml/phút và 110 (36,9%) BN có 30≤Clcr<50 ml/phút
- Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu có 125 (40,8%) BN có LDL-C>2,6
mmol/l, có 184 (60,5%) BN có TG>1,7 mmol/l, có 150 (49,3%) BN chƣa đạt
ngƣỡng HDL-C mục tiêu.
- Có một tỷ lệ lớn bệnh nhân chƣa đạt đích FPG (70,0%) và chƣa đạt đích
HbA1C (60,9%), có 45,1% BN có HA >140/90 mmHg.
2. Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị RLLPM trên bệnh nhân
ĐTĐ type II tại khoa Khám bệnh qua theo dõi 3 tháng điều trị liên tục
- Các nhóm thuốc điều trị RLLPM trong nghiên cứu bao gồm: nhóm statin,
nhóm fibrat, phối hợp statin + ezetimib.
- Phác đồ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu là phác đồ đơn độc (78,9%),
phác đồ phối hợp chiếm tỷ lệ thấp 1,2%. Statin trung bình đƣợc sử dụng nhiều nhất
chiếm 75,0%. Có 19,9% BN không đƣợc sử dụng thuốc.
- Tại thời điểm T0, có 7 bệnh nhân TG≥5,62 mmol/l không đƣợc lựa chọn
thuốc điều trị RLLPM phù hợp. Có 1 BN enzym gan > 3 lần ULN không đƣợc

ngừng thuốc. Có 3 BN không đƣợc hiệu chỉnh liều fenofibrat và 11 BN vi phạm
chống chỉ định với rosuvastatin.
- Tại các thời điểm T1, T2, T3 có một tỷ lệ lớn BN (29,7%) không đƣợc sử

74


dụng thuốc điều trị RLLPM trong đó có 9,9% BN không đạt đích LDL-C.
- Sau 3 tháng điều trị đa số BN đƣợc sử dụng 2-3 phác đồ, có một tỷ lệ khá
lớn 22,7% BN thay đổi phác đồ từng tháng.
- Phân tích một số yếu tố liên quan, có 11,9% BN chuyển từ fibrat sang
statin là chƣa phù hợp, có 3,7% BN có mức LDL-C >5,2mmol/l nên cân nhắc sử
dụng statin mạnh; 8,6% BN đã đạt đích LDL-C không ghi nhận TDKMM nên việc
thay đổi giữa các statin trung bình là không cần thiết.
- Trong thời gian nghiên cứu có 312 lƣợt BN gặp tƣơng tác (17,9%).
Tƣơng tác nghiêm trọng chiếm 2,2%, cặp tƣơng tác nghiêm trọng là atorvastatin
+fenofibrat và atorvastatin +colchicin.
- Trong quá trình nghiên cứu có 148 BN gặp TDKMM, tác dụng phụ hay
gặp nhất là tê bì chiếm 46,6%.
- 100% BN đƣợc xét nghiệm enzym gan theo Hƣớng dẫn theo dõi và xử trí
enzym gan của statin trong đó có 5 BN chƣa đƣợc xử trí đúng hƣớng dẫn.
3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát lipid máu, đƣờng huyết, huyết áp sau 3
tháng, 6 tháng điều trị
- Sau 6 tháng điều trị, chỉ số LDL-C của bệnh nhân giảm đều theo từng
tháng (p<0,001). Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu LDL-C là 2,12±1,14 mmol/l.
Tỷ lệ bệnh nhân đạt LDL-C mục tiêu tại T3, T6 lần lƣợt là 55,2% và 70,8%. Tỷ lệ
BN đạt TG mục tiêu tại T3, T6 lần lƣợt là 41,6%, 25,9%. Tỷ lệ BN đạt HDL-C mục
tiêu là 50,2% và 43,4%.
- Chỉ số HbA1C, FPG của bệnh nhân giảm có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh
nhân đạt mức HbA1c mục tiêu tại thời điểm T3, T6 lần lƣợt là 38,4% và 45,2. Tỷ lệ

BN đạt mức FPG mục tiêu tại thời điểm T3, T6 lần lƣợt là 34,5% và 45,2%.
- Tỷ lệ bệnh nhân đạt mức HA mục tiêu tại T3, T6 lần lƣợt là 85,8% và
85,1%.

75


KIẾN NGHỊ
Xây dựng các bƣớc thực hành điều trị RLLPM trên bệnh nhân ĐTĐ type
II, nhóm đối tƣợng thuộc nhóm nguy cơ cao và rất cao giúp cá thể hoá bệnh nhân
nhằm cải thiện việc có nhiều bệnh nhân không đƣợc sử dụng thuốc điều trị RLLPM
và đạt đích mục tiêu theo các hƣớng dẫn. Thông tin về các nghiên cứu lâm sàng
chứng minh vai trò quan trọng của statin trong điều trị RLLPM đến bác sĩ. Bên
cạnh đó, tăng cƣờng thông tin về các tƣơng tác thuốc thƣờng xuất hiện đối với
thuốc điều trị RLLPM.
- Bác sĩ điều trị cần cảnh báo bệnh nhân về những biến cố tim mạch có thể
xuất hiện nếu bệnh nhân không tuân thủ tái khám đúng thời gian quy định.
- Việc giám sát điều trị RLLPM cần đƣợc quan tâm, xét nghiệm lipid máu
đúng thời gian quy định để theo dõi hiệu quả của thuốc. Bên cạnh đó, giám sát
ADR trên gan của thuốc để có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Tuân thủ hiệu chỉnh liều của fenofibrat và chống chỉ định của rosuvastatin
trên BN có chức năng thận suy giảm.
- Tránh thay đổi phác đồ quá nhiều khi chƣa cần thiết.

76


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bệnh viện Bạch Mai (2012), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội

khoa, Nhà xuất bản Y học, 220-225.
2. Bộ môn Dƣợc lâm sàng -Trƣờng đại học dƣợc Hà Nội (2007), Dược lâm
sàng và điều trị, NXB Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2015), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội,
tr. 286-290, 652-653, 718-719
4. Bộ Y Tế (2017), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type
II” (Ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng
7 năm 2017 của Bộ trƣởng Bộ Y tế).
5. Bộ Y tế (2008), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định, Nhà xuất bản Y
học, tr. 986-989, 296-299.
6. Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam (2015), Khuyến cáo chẩn đoán và
điều trị rối loạn lipid máu. www.vnha.org.vn.
7. Tờ thông tin sản phẩm Colestrim 160 mg, Surotadina 5, Colarosu 10 mg
8. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng
glucose máu, NXB Y học.
9. Lò Văn Chiến (2017), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ
type II trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viên đa khoa tỉnh
Sơn La, luận văn chuyên khoa 1, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
10. Nguyễn Văn Đặng (2010), Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc và hiệu
quả điều trị đái tháo đường type II trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh
viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Luận án Dƣợc sĩ chuyên khoa cấp 2,
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, Hà Nội.
11. Đào Thu Giang và Nguyễn Thị Kim Thủy (2011), "Dự báo nguy cơ mắc
bệnh động mạch vành ở bệnh nhân rối loạn lipid máu", Y học thực
hành. 791, tr. 42 – 45.


12. Phạm Đình Hà và cộng sự (2014), “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lipid
máu ở bệnh nhân đái tháo đường type II tại bệnh viện quân y 120”, đề
tài nghiên cứu cấp cơ sở, Bệnh viện quân y 120.

13. Văn Đình Hoa (2011), Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản Y học, tr.
73-74
14. Nguyễn Thị Thu Hƣơng và cộng sự (2015), “Một số yếu tố liên quan đến
rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường type
II”, Tạp chí nghiên cứu y học 94 (2), tr. 72-78.
15. Đàm Thị Lâm (2013), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị rối loạn
lipid máu tại phòng khám ngoại trú bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng
Ninh, Luận văn chuyên khoa 1, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
16. Vũ Văn Linh (2015), Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo
đường type II trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Nam, Luận văn Thạc sĩ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, Hà
Nội.
17. Huỳnh Ngọc Linh và cộng sự (2015), “Đặc điểm rối loạn lipid máu và
các yếu tố liên quan ở người từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Cà Mau năm
2015”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXVI(số 4), tr.177-180.
18. Nguyễn Kim Lƣơng (2001), Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa lipid ở bệnh
nhân đái tháo đường type II có hoặc không tăng huyết áp, Luận án
tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y.
19. Nguyễn Thị Thu Minh và cộng sự (2011), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở bệnh nhân ĐTĐ type II cao tuổi tại Bệnh viện đa khoa trung
ương Thái Nguyên”, Y học thực hành (787), tr. 25-26.
20.Trƣơng Huỳnh Kim Ngọc (2017), Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều
trị RLLPM trên bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện tim mạch Cần Thơ,
Luận văn thạc sỹ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
21. Lâm Kim Phƣợng và cộng sự (2011), “Đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh
nhân động mạch vành”, Tạp chí y dược học Quân sự, (số 4), tr.1-8


22. Thái Hồng Quang (2012), Thực hành lâm sàng bệnh đái tháo đường,
Nhà xuất bản y hoc, tr.373-374

23. Nguyễn Toàn Thắng (2013), Đánh giá sử dụng thuốc điều trị rối loạn
lipid máu tại viện Y học hàng không, Luận án Dƣợc sỹ chuyên khoa
cấp II, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội
24. Phạm Thị Thảo (2015), Đánh giá sử dụng thuốc điều trị RLLPM trên
bệnh nhân ĐTĐ type II tại khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh
Bắc Giang, luận văn thạc sỹ dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
25. Mai Tất Tố (2007), Dược lý học, Nhà xuất bản y học tr. 89-99.
26. Tạ Thành Văn (2011), Hóa sinh , Nhà xuất bản y học, tr. 99-101.
27. Nguyễn Lân Việt (2015), Thực hành bệnh tim mạch, tái bản lần thứ tƣ,
NXB y học, Hà Nội.
Tiếng Anh
28. American Diabetes Association (2017), "Standards of Medical Care in
Diabetes-2016 ", Clin Diabetes, 34(1), pp. 3-21.
29. American Society of Health-system Pharmacists (2011), AHFS Drug
Information.
30. Boekholdt S.M., et al. (2014), “Very low levels of atherogenic
lipoproteins and the risk for cardiovascular events: a meta-analysis of
statin trials”, J Am Coll Cardiol, 64(5), pp.485 –494.
31. Brunton L. (2018), Goodman & Gilman’s The Pharmacological Basis of
therapeutics, Mc Graw Hill Medical, 13th edition.
32. Cannon C.P., et al. (2015), “Ezetimibe added to statin therapy after acute
coronary syndromes.” N Engl J Med, 372, pp.2387-2397.
33. Cholesterol Treatment Trialists’ (CTT) Collaboration (2015), “Efficacy
and safety of LDL-lowering therapy among men and women: metaanalysis of individual data from 174,000 participants in 27 randomised
trials”, The Lancet, 385(9976), pp.1397 –1405.
34. Downs J.R., et al. (1998), “Primary prevention of acute coronary events
with lovastatin in men and women with average cholesterol levels:


results


of

AFCAPS/TexCAPS.

Air

Force/Texas

Coronary

Atherosclerosis Prevention Study.”, JAMA, 279(20), pp.1615-1622.
Heart Protection study Collaborative Group.
35. European Association for Cardiovascular Prevention & Rehabilitation
(2016), “ESC/EAS Guidelines for the management of dyslipidaemias:
The Task Force for the management of dyslipidaemias of the
European

Society

of

Cardiology

(ESC)

and

the


European

Atherosclerosis Society (EAS)”, European Heart Journal, (37),
pp.2999-3058 Rosuvastatin: Role in Cardiovascular High-risk Patient
Papel de la Rosuvastatina en el paciente con alto riesgo John E.
Feliciano-Alfonso

Recibidocardiovascular:

3/12/2012

Aceptado:

3/03/2013.
36. Frick M.H., et al. (1987), “Helsinki Heart Study: primaryprevention trial
with gemfibrozil in middle-aged men with dyslipidemia. Safety of
treatment, changes in risk factors, and incidence of coronary heart
disease.”, N Engl J Med, 317, pp.1237–1245.
37. Goldberg I. J. (2001), "Clinical review 124: Diabetic dyslipidemia: causes
and consequences", J Clin Endocrinol Metab, 86(3), pp. 965-71.

38. H. Surekha Rani, G. Madhavi, V.Ramachandra Rao, B.K. Sahay and
A.Jyothy, (2005), “Risk Factors for coronary heart disease in type II
diabetes melitus”, 20 (2), pp.75-80.
39. H.S., et al. (2008), “Current status of cholesterol goal attainment after
statin therapy among patients with hypercholesterolemia in Asian
countries and region: the Return on Expenditure Achieved for Lipid
Therapy in Asia (REALITY-Asia) study.” Curr Med Res Opin, 24(7),
pp.1951-1963.
40. Haffner S.M., Stern M.P. (1991), "Dyslipidemia in type II Diabetes:

Implications for Therapeutic Intervention", Diabetes Care, 14(12), pp.
1144-1159.


×