Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý dạy học môn NGỮ văn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực THẨM mỹ CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.69 KB, 47 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ
VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MỸ CHO
HỌC SINH


Tổng quan nghiên cứu vấn đề
C. Mác (1818 – 1883) và Ph. Ăng-ghen (1820 – 1895)
đã xác định mục đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là
đào tạo ra “con người phát triển toàn diện”. Muốn vậy, phải
quản lý được phương thức giáo dục hiện đại là quản lý các
hoạt động dạy học kết hợp với lao động sản xuất”
P.V.Zimin, M.I.Kôndakôp, N.I.Saxerđôlôp thì đi sâu
nghiên cứu lãnh đạo công tác dạy học, giáo dục trong nhà
trường xem đây là khâu then chốt trong hoạt động quản lý của
người làm công tác quản lý giáo dục.
Quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực người
học cũng xuất hiện từ xa xưa:
Khổng Tử (551- 479) trước Công nguyên cũng đã quan
tâm khuyến khích tư duy của người học, coi trọng năng lực
sáng tạo của người học. Đến Mạnh Tử (372- 289), trước Công
nguyên cũng yêu cầu người học phải hiểu và biết hoài nghi về
khoa học, phải tự rèn óc tư duy phê phán chứ không nên nhắm
mắt tin theo sách… Các tư tưởng này vẫn còn có giá trị to lớn
đối với giáo dục hiện nay.


Đầu thế kỷ XVII, J.A.Cômenxki (1592-1679), trong tác
phẩm “Lý luận dạy học”, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục
đã đưa ra vấn đề: GV phải tạo ra môi trường hứng thú cho HS
còn bản thân học sinh tự cố gắng chiếm lĩnh kiến thức. Ngoài


ra ông còn bồi dưỡng cho HS tư tưởng độc lập trong quan sát,
đàm thoại, ứng dụng thực tiến[19, tr.14].
J.J Rutxô (1712-1778), nhà giáo dục học người Pháp tiên
phong cho tư tưởng dạy học phát triển; chủ trương phải làm
cho trẻ tích cực chiếm lĩnh kiến thức bằng con đường khám
phá ra nó. Ông cho rằng giáo viên phải dựa vào sự phát triển
của học sinh mà giảng dạy để giúp cho “thiên tính của các em
nảy nở”, ông phản đối sự làm thay, làm cho cá tính và tố chất
của học sinh bị tổn thương.
Ngày nay, các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đều có
những công trình nghiên cứu về quản lý dạy- học vững chắc:
Quản lý giáo dục của Mĩ, Quản lý giáo dục của Anh, Quản lý
giáo dục của Trung Quốc…trong hệ thống giáo dục của các
nước trên thế giới, quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực của người học đang được các nhà
quản lý giáo dục quan tâm vì đây được xem là xu hướng
mang tính toàn cầu góp phần quan trong trọng việc hình


thành, phát triển nhân cách người học.
Ở Việt nam, nhiều nhà khoa học cũng tiến hành các công
trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý nói chung.
Tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn đi sâu nghiên cứu mục
tiêu, nội dung, biện pháp quản lý nhà trường nói chung và
quản lý hoạt động dạy học nói riêng..Các công trình nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sĩ Thư,
Quản lý giáo dục, Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB
Đại học quốc gia Hà Nội, 2012; Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn
Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, 2010;Đặng Xuân
Hải, Quản lý hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý nhà

trường, Tài liệu cho họcviên cao học quản lý giáo dục, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013…
Các công trình nói trên đã đưa ra cơ sở lý luận vững
chắc về công tác quản lý giáo dục trong nhà trường nói
chung song tác giả của các đề tài này ít đề cập đến phương
diện quản lý cụ thể một môn học trong trường phổ thông
trong đó có môn Ngữ văn.
Ở môn Ngữ văn, có nhiều công trình nghiên cứu về


ĐMPP dạy học và có cũng có tác giả đề cập đến một số
phương diện của quản lý quá trình dạy và học môn Ngữ văn
có hiệu quả cao. Có thể kể đến một số đề tài như “Phương
pháp dạy học văn” của tác giả Phan Trọng Luận (chủ biên);
“Lý luận văn học” của tác giả Hà Minh Đức (chủ biên); “Dạy
học văn ở Trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Hương…
Một số đề tài luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục nghiên
cứu về các biện pháp quản lý dạy họctrong trường THPT nói
chung vàhoạt động dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Liên
quan trực tiếp đến đề tài tácgiả đang nghiên cứu có một số
công trình sau đây:
Quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT Nguyễn
Trãi, Ba Đình, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học
sinh- Nguyễn Văn Huy.
Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Việt Đức, Thành
phố Hà Nội- Lê Thị Bắc.
Quản lý hoạt động dạy học ở trường Trung học phổ
thông Ngô Thì Nhậm, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực



học sinh- Đỗ Đức Thắng.
Các đề tài nghiên cứu trên đã nghiên cứu cơ sở lý luận
quản lý hoạt động dạy học tại trường THPT theo hướng phát
triển năng lực của học sinh, khảo sát và nêu được thực trạng
dạy học hiện nay ở các trường phổ thông, sau đó đã đề xuất
các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các
nhà trường, đồng thời cũng chia sẻ được những kinh nghiệm
quản lý nhà trường nói chung, quản lý dạy học môn Ngữ văn
theo hướng phát triển năng lực học sinh nói chung.
Tuy nhiên các đề tài trên chưa đi vào nghiên cứu các
biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát
triển các năng lực chuyên biệt: năng lực giao tiếp và năng lực
thẩm mỹ, hơn nữa một số biện pháp đưa ra chưa phù hợp, khó
áp dụng ở các nhà trường trong bối cảnh hiện nay. Tiếp thu
kết quả các công trình nghiên cứu trước đó, tác giả luận văn
tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn công tác quản lý
dạy học ở trường Trung học phổ thông với mục đích đề xuất
một số biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng
phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh ở trường THPT
Trần Hưng Đạo, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng nhằm
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn của


nhà trường và của thành phố Hải Phòng.
- Một số khái niệm cơ bản
- Quản lý
Khái niệm quản lý đã được các nhà khoa học định nghĩa
nhiều cách khác nhau:

H. Knoontz,trong "Những vấn đề cốt yếu của quản lý",
nhấnmạnh: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt được
mục đích của tổ chức. Mục đích của mọi nhà quản lý là nhằm
hình thành môi trường mà trong đó con người có thể đạt được
các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất cá
nhân ít nhất” [25, tr. 33].
Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học quản lý đãtiến hành các
nghiên cứu về lĩnh vực quản lý và đã đưa ra những khái
niệmkhác nhau về quản lý.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý là tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập
thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý)
nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [29, tr.35].


Còn theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ
Lộc thì “Hoạtđộng quản lý là tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý(người quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức” [22,tr. 11].
Như vậy có thể thấy: Quản lý là sự tác động có định
hướng, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lý để
điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt
động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí
của nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.
Hoạt động quản lý tồn tại với 3 yếu tố cơ bản đó là: Chủ
thể quản lý, khách thể quản lý, mục tiêu quản lý. Các yếutố
này có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và cùng nằm
trong môi trường quản lý.

Bản chất chung của quá trình quản lý là:
Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá
trình lao động xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan
trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát
triển.


Yếu tố con người giữ vai trò chủ đạo của hoạt động quản
lý.
Quản lý là một hoạt động được tiến hành trong một tổ
chức hay một nhóm xã hội.
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật
chính vì vậy trong hoạt động quản lý người quản lý phải hết
sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ
chức đi tới đích.
Quản lý là tác động, điều khiển, hướng dẫn các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục
tiêu đề ra. Sự tác động của quản lý bằng cách nào đó để người
bị quản lý luôn tự giác, phấn khởi đem hết trí tuệ, năng lực để
tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và toàn xã hội.
Chức năng của quản lý
Theo các nhà nghiên cứu, quản lí gồm bốn chức năng:
Kế hoạch hóa: là xác định mục tiêu, mục đích đối với
thành tựu tươnglai của tổ chức và các con đường, biện pháp,
cách thức để đạt đượcmục tiêu, mục đích đó.
Tổ chức: là quá trình hìnhthành nên cấu trúc các quan hệ


giữa các thành viên, giữa các bộ phận trongmột tổ chức nhằm
làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt

đượcmục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu
quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các
nguồn vật chất và nhân lực sao cho có hiệu quả và có kết quả
cao nhất.
Chỉ đạo (lãnh đạo, điều khiển): là quá trình tác động đến
các thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ
lực phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo chỉ đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động
viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được
mục tiêu của tốt chức.
Kiểm tra: là một chức năng quản lý mà thông qua đó,
một cá nhân, một nhóm hoặc là một tổ chức theo dõi, giám sát
các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa
chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Quá trình quản lý nói chung, quá trình quản lý giáo dục
nói riêng là một thể thống nhất trọn vẹn. Sự phân chia thành
các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối giúp cho người quản
lý định hướng thao tác trong hoạt động của mình.


-Quản lý giáo dục
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về quản lý giáo
dục ra đời sau năm 1945, có thể kể tới các công trình nghiên
cứu: Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục
của Phạm Minh Hạc (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1986); Những
khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo của Nguyễn Ngọc
Quang (Trường CBQL Trung ương I, Hà Nội, 1989); Quản lý
giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu
(NXB Đại học quốc gia Hà Nội).
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay

nói rộng hơn là quản lý giá dục là quản lý hoạt động dạy và
học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng thái
khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định [12, tr. 61].
Tác giả Đặng Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ
thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật
của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối
và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất
của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội
tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới


mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất ” [29, tr.31].
Như vậy, có những cách diễn đạt khác nhau về quản lý,
song có thể hiểu: Quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục, nói
một cách đầy đủ hơn, quản lý là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý trong
hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực
hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp
các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo
yêu cầu phát triển của xã hội.
Đối với cấp vĩ mô, quản lý giáo dục được hiểu là những
tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ
thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt
xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là
nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục
tiêu phát triển giáo dục đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho
ngành giáo dục.
Đối với cấp vi mô, quản lý giáo dục được hiểu là hệ

thống những tác động tự giác (Có ý thức, có mục đích, có kế


hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập
thể giáo viên, nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của
nhà trường.
-Quản lý dạy học
Quá trình dạy học: Là một quá trình phức tạp gồm
nhiều thành tố tương tác với nhau và có mối liên hệ chặt
chẽ. Theo Lý luận dạy học hiện đại, thì: “Qúa trình dạy học
được xem là một hệ thống những hành động liên tiếp và
thâm nhập lẫn nhau của người dạy và người học dưới sự
hướng dẫn, điều khiển của người dạy nhằm đạt được mục
đích dạy học và qua đó phát triển nhân cách của người
học” [23, tr.13].
Trong quá trình đó, người dạy đóng vai trò lãnh đạo, tổ
chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh giúp họ tự
khám phá ra tri thức. Ngoài ra, giáo viên còn có chức năng
cung cấp cho người học tri thức khi cần thiết. Chức năng này
không phải là chức năng chính yếu của toàn bộ quá trình
dạy.Giáo viên với vai trò chính của mình giúp học sinh sử


dụng những tri thức, những kinh nghiệm mà họ thu thập được
qua các kênh khác nhau, kết hợp với tri thức giáo viên cung
cấp để tạo nên sự hiểu biết của bản thân mình.
QTDH gồm nhiều thành tố:Mục tiêu dạy học; Nội dung
dạy học; Phương pháp, hình thức dạy học; Phương tiện dạy

học; Đánh giá kết quả dạy học; Giáo viên (người dạy) và Học
sinh (người học); Môi trường dạy học.
Các thành tố của QTDH có mối quan hệ tương tác đa
chiều, tạo sự liên kết chặt chẽ trong quá trình thực hiện.
Không một thành tố nào được thực hiện một cách riêng lẻ,
độc lập. Kết quả của mỗi thành tố là sự cộng hưởng của
những thành tố liên quan.
Quản lý dạy học: Là những tác động của chủ thể quản lý
vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và
học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm
góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học
sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Dạy học là một bộ phận trong hoạt động giáo dục toàn
diện của trường phổ thông, do đó việc quản lý dạy học vừa
phải phù hợp với quản lý giáo dục nói chung, vừa phải mang


tính đặc thù của hoạt động dạy học.
Xuất phát từ yêu cầu trên, quản lý hoạt động dạy học có
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Quản lý dạy học mang tính chất quản lý hành
chính sư phạm, đặc điểm này thể hiện ở chỗ: Quản lý theo
pháp luật, theo những nội qui, qui chế, quyết định có tính bắt
buộc trong hoạt động dạy học. Đồng thời việc quản lý phải
tuân thủ các qui luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra
trong môi trường sư phạm, lấy hoạt động và quan hệ dạy học
của thầy và trò làm đối tượng quản lý.
Thứ hai, Quản lý dạy học mang tính đặc trưng của
khoa học quản lý, bởi vì, nó phải vận dụng có hiệu quả các
chức năng quản lý trong việc điều khiển quá trình dạy học.

Thứ ba, Quản lý dạy học có tính xã hội hóa cao do chịu
sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế - xã hội và có
mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội.
- Năng lực
Khái niệm năng lực (competency)có nguồn gốc tiếng La
tinh “competentia”,hiện nay khái niệm năng lực được hiểu


theo nhiều nghĩa khácnhau.
Từ điển Tiếng Việt: Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng: Năng lực được hiểu như
sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một
công việc nào đó.
Năng lực cũng được hiểu là: khả năng thực hiện có trách
nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ,
vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực
nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng,
kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
Năng lực được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau,
tuỳ thuộc vào bối cảnh và mục đích sử dụng những năng lực
đó. Vì vậy, năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm
tàng của một cá nhân và những đòi hỏi của công việc.
Từ hiểu biết về năng lực như vậy, ta có thể thấy các nhà
nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng những mô hình năng lực
khác nhau trong tiếp cận của mình:
Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu


trúc chung của năng lực hành độnggồm 4 năng lực thành phần

sau:
Năng lực chuyên môn: Là khả năng thực hiện các nhiệm
vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên
môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt
chuyên môn. Trong đó bao gồm cả khả năng tư duy logic,
phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khả năng nhận biết các
mối quan hệ hệ thống và quá trình. Năng lực chuyên môn hiểu
theo nghĩa hẹp là năng lực nội dung chuyên môn, theo nghĩa
rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn.
Năng lực phương pháp: Là khả năng đối với những hành
động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết
các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm
năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn.
Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp
nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.
Năng lực xã hội: Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ
khác nhau trong sự phối hợp sự phối hợp chặt chẽ với những
thành viên khác.


Năng lực cá thể: Là khả năng xác định, đánh giá được
những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân,
phát triển năng khiếu cá nhân, xây dựng và thực hiện kế
hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo
đức và động cơ chi phối các ứng xử và hành vi.
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy, giáo dục định
hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển
năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà
còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng

lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối
quan hệ chặt chẽ.
Mô hình năng lực theo OECD:Trong các chương trình
dạy học hiện nay của các nước thuộc OECD, người ta cũng sử
dụng mô hình năng lực đơn giản hơn, phân chia năng lực
thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng
lực chuyên môn.
Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ
người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc:
Tám năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tự giải
quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể


chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán,
năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực đặc thù: là năng lực được hình thành và phát
triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.
Năng lực thẩm mỹ là năng lực thưởng thức, tìm kiếm,
sáng tạo cái đẹp
-Dạy học phát triển năng lực
Giáo dục THPT nước ta đang từng bước chuyển từ giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì
đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để
đạt được mục tiêu đó, phải đổi mới cách tiếp cận các thành tố
của quá trình dạy học, các thành tố đó gồm:
Mục tiêu dạy học: Chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học.
Chương trình dạy học: Chuyển từ tập trung, bao cấp sang
phân cấp: Chương trình khung của Bộ, chương trình địa

phương, chương trình nhà trường.
Nội dung dạy học: chuyển từ nội dung kiến thức hàn lâm


sang tinh giản, chọn lọc, tích hợp, đáp ứng yêu cầu ứng dụng
vào thực tiễn và hội nhập quốc tế.
Phương pháp dạy học: Chuyển từ chủ yếu truyền thụ
một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (hoạt động dạy của giáo
viên là trung tâm) sang tổ chức hoạt động học cho học sinh,
học sinh tự lực, chủ động trong học tập (hoạt động học của
học sinh là trung tâm, giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn);
Hình thức dạy học: Các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn
ra trên lớp học sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học,
kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường; dạy học
gắn với lao động sản xuất, tăng cường các hoạt động xã hội,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động trải
nghiệm sáng tạo… Từ chủ yếu dạy học cả lớp sang kết hợp
giữa dạy học nhóm nhỏ, cá nhân với cả lớp học.
Kiểm tra đánh giá: Từ chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ
kiến thức sang đánh giá năng lực; từ chủ yếu đánh giá kết quả
học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá
quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh;
Các điều kiện dạy học: Chuyển từ việc chủ yếu khai
thác các điều kiện giáo dục trong phạm vi nhà trường sang


việc tạo điều kiện cho học sinh được học tập qua các nguồn
học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua
Internet; mạng xã hội... phát triển năng lực tự học, tự nghiên
cứu và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời.

Như vậy dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng
lực người học là một yêu cầu cấp thiết của giáo dục hiện đại.
Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng:
Dạy học phát triển năng lực là phương pháp tích tụ dần
dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực người học, để
chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân
cách.
Dạy học phát triển năng lực được xem như một nội dung
giáo dục, một phương pháp giáo dục như: phương pháp dạy
học nêu vấn đề, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
của học sinh. Điểm khác nhau giữa các phương pháp là ở chỗ,
dạy học phát triển năng lực người học có mức độ khó hơn,
yêu cầu cao hơn đòi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng
lực giảng dạy nói chung cao hơn trước đây.
Quan trọng hơn là việc dạy học phát triển phẩm chất,


năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần
hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách
con người.
Nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực không
chỉ giới hạn trong kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm
những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực:
Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, nâng lực xã
hội, năng lực cá nhân.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực thực chất là:
Chuyển quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học:
học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giá dục xã hội.

Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực
Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những
tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn
hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ
GV – HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm


phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri
thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần
bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng
lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra
khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc
đánh giá. Đánh giá kết quả học tập cần chú trọng khả năng
vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng
khác nhau.
Dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng
lực thẩm mỹ chohọc sinh tại trường THPT
- Vị trí, vai trò của môn Ngữ văn trong trường THPT
“Ngữ văn là môn khoa học nghệ thuật được xây dựng
bằng hình tượng ngôn từ và trí tưởng tượng của người đọc.
Giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp, cái chân, thiện, mĩ
và biết được những cái xấu, cái ác của cuộc sống. Hình thành
những phẩm chất nhân văn ở con người” (Từ điển Tiếng Việt
thông dụng-18).
Ngữ văn là môn học công cụ khoa học, nghệ thuật được


tích hợp từ ba phân môn là Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn

(trước đó ba phân môn này là ba môn độc lập, có SGK riêng)
gồm hai phần ngữ và văn gắn bó với nhau, bởi “Ngôn ngữ là
chất liệu làm nên văn học và văn học chính là nghệ thuật của
ngôn ngữ”.
Là môn học tích hợp, nhưng về cơ bản Ngữ văn vẫn là
môn học nghệ thuật (Văn vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất), đồng
thời nó lại là môn học thực hành (Tập làm văn được học bài
bản và hệ thống). Ngữ văn là môn học về cái đẹp với hai khâu
liên hoàn: cảm thụ cái đẹp trong văn chương (Văn), ngôn ngữ
(Tiếng Việt) để tạo lập ra cái đẹp trong văn bản nói và viết
(Tập làm văn).
Môn Ngữ văn có đặc trưng riêng, không chỉ cung cấp
kiến thức khoa học thuần túy như các môn học khác, ngoài
kiến thức văn học, nó còn đem đến cho người học những tri
thức về tự nhiên, xã hội và kỹ năng làm văn cùng với những
kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Đặc biệt môn Ngữ
văn còn góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Học
văn người học không chỉ biết yêu cái tốt, cái đẹp, ghét cái xấu
cái ác mà nó còn khơi ở người học khả năng sáng tạo cái đẹp.


- Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy-học môn Ngữ
văn
-Mục tiêu môn học
Trang bị kiến thức, kỹ năng, năng lực cảm thụ văn học
và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Phát triển năng lực của học sinh: năng lực giao tiếp,
năng lực thẩm mỹ, năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn
đề sáng tạo…
Bồi đắp tình cảm cao đẹp ở người học: trách nhiệm với

quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên,
con người, cuộc sống…
-Nội dung dạy- học: kiến thức tinh giản, chọn lọc, tích
hợp, đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập
quốc tế.
-Phương pháp dạy- học: Phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động sáng tạo của học sinhdo đóGV trở thành người tổ
chức, hướng dẫn học sinh để học sinh biết cách đọc và có thể
tự đọc.
-Kiểm tra, đánh giá: Phương pháp kiểm tra đánh giá đối


×