Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

CƠ sở lí LUẬN và THỰC TIỄN của VIỆC sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG dạy học môn “NHỮNG vấn đề cơ bản của CHỦ NGHĨA mác LÊNIN, tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH” ở các TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.86 KB, 56 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG DẠY HỌC
MÔN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH
TRỊ TỈNH


Cơ sở lý luận của việc sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học môn “Những vấn đề cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở các
trường chính trị tỉnh
Thảo luận nhóm và phương pháp thảo luận nhóm
Khái niệm thảo luận nhóm
Có nhiều quan niệm khác nhau về TLN như:
Theo Nguyễn Văn Cường: “Dạy học nhóm là một hình
thức xã hội của dạy học, trong đó sinh viên của lớp được chia
thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi
nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân
công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó
được trình bày và đánh giá trước lớp.”
“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn
(lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các
thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một
chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn
đề đó”


“Thảo luận nhóm là một dạng tương tác nhóm trong đó
các thành viên hợp sức, giải quyết một vấn đề cùng quan tâm,
nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung về vấn đề đó”.
“Thảo luận nhóm là một sự trao đổi ý tưởng, quan niệm,
nhận thức giữa các HV, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các


nội dung phù hợp với hoạt động đào tạo.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ: “Thảo luận nhóm là
một kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án
nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện
qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với
nhau dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu
trong trường hợp này được gọi là người điều khiển chương
trình” [39;78].
Mục đích của thảo luận nhóm là làm tăng tối đa cơ hội
để HV được làm việc và thể hiện khả năng của mình, được
chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn
đề có liên quan đến nội dung bài học.
Các hình thức thảo luận nhóm


Có nhiều cách thức thảo luận theo nhóm, tuy nhiên tùy
vào mục đích và ý đồ của người dạy để có thể lựa chọn các
cách thức phù hợp.Cụ thể các hình thức đó bao gồm:
Nhóm nhỏ thông thường
Khi thảo luận một vấn đề nào đó GV chia lớp thành các
nhóm nhỏ: Từ 3-5 người, sau một khoảng thời gian ngắn từ 510 phút HV sẽ đưa ra câu trả lời của tập thể về vấn đề đó,
Cách thức này sử dụng phù hợp trong một bài học, tiết học
Nhóm rì rầm
Nhóm rì rầm được hình thành khi GV tổ chức chia lớp
thành các nhóm “cực nhỏ” ( từ 2 đến 3 HV) để trao đổi rì rầm
và thống nhất trả lời một câu hỏi, giải quyết một vấn đề, nêu
một ý tưởng, một thái độ… Nhóm rì rầm có ưu điểm khắc
phục tình trạng những cá nhân không chịu tham gia, tuy nhiên
để có hiệu quả HV cần có đầy đủ thông tin, gợi ý và yêu cầu
của câu hỏi từ GV để họ dễ dàng tập trung giải quyết,

Nhóm kim tự tháp
Cách thức này là sự mở rộng của nhóm rì rầm với cách
tổ chức thảo luận như sau: Đầu tiên vẫn bố trí thảo luận theo


cặp (nhóm rì rầm) sau đó sẽ ghép các cặp bao gồm 2-3 nhóm
rì rầm kết hợp thành các nhóm 4-6 HV để thống nhất giải
quyết vấn đề để đạt chất lượng tốt hơn, tránh trường hợp
người ngoài cuộc
Nhóm mở và nhóm khéo kín
“Nhóm mở là các HV có thể tham gia một hoặc vài giai
đoạn phù hợp với khả năng và sở thích của HV. Hình thức
này mang lại cho HV nhiều khả năng lựa chọn vấn đề để thực
hiện giải quyết có hiệu quả, chủ động về thời gian, theo năng
lực”.
“Nhóm khép kín là hình thức các HV giải quyết nhiệm
vụ học tập thực hiện trọn vẹn một hoạt động học tập, từ giai
đoạn đầu tới cuối cùng”.
Nhóm đồng tâm
GV chia lớp học thành hai nhóm: nhóm thảo luận và
nhóm quan sát (sau đó hoán vị cho nhau). Nhóm thảo luận là
nhóm nhỏ (6-8 HV) có nhiệm vụ thảo luận, giải quyết vấn đề
đảm nhận, đối với các thành viên còn lại trong lớp chú ý quan
sát và phản hồi. Hình thức TLN này làm tăng ý thức trách


nhiệm cá nhân trước tập thể và tạo động cơ cho HV thể hiện
quan điểm cá nhân trước tập thể lớp.
Tóm lại, có nhiều cách thức để TLN, mỗi cách thức đều
có ưu, nhươc điểm. Tùy vào đặc điểm, chương trình của bài

giảng và các điều kiện DH khác nhau mà GV lựa chọn một
cách thức TLN một cách phù hợp nhưng cũng có thể lựa chọn
nhiều cách thức TLN kết hợp với nhau để đạt hiệu quả cao
hơn.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Khái niệm phương pháp thảo luận nhóm
“Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt
động, phối hợp thống nhất giữa giáo viên và người học nhằm
thực hiện nhiệm vụ dạy học của nhà trường” [6;4].
“Phương pháp dạy học giáo dục chính trị là hệ thống
những biện pháp, những thủ thuật dạy và học có hiệu quả
nhất dựa trên cơ sở lý luận dạy học, đặc điểm về đối tượng,
phương pháp nghiên cứu, chức năng dạy học môn Giáo dục
chính trị cũng như đối tượng và mục tiêu đào tạo” [6;4].


Có thể thấy rẳng các quan điểm đều cho rằng phương
pháp này giúp cá nhân vừa thỏa mãn nhu cầu giao tiếp khi
được tương tác đồng thời đem lại hiệu quả làm việc do có sự
phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong nhóm
đòi hỏi mỗi người phải làm việc một cách tích cực và trách
nhiệm từ đó hình thành nhiều các kỹ năng như: kỹ năng hợp
tác, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống .
Từ sự phân tích trên, theo tác giả có thể khái quát thành
định nghĩa phương pháp thảo luận nhóm như sau: “Thảo luận
nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó lớp học được
chia thành các lớp nhỏ để học viên trong nhóm tích cực, chủ
động nghiên cứu, thảo luận các nhiệm vụ học tập để đạt được
mục tiêu học tập dưới sự hướng dẫn điều khiển của giảng
viên”.

Đặc trưng và quy trình của phương pháp thảo luận
nhóm
Đặc trưng của phương pháp thảo luận nhóm
Thứ nhất, phương pháp này tiến hành thông qua tổ chức
các hoạt động học tập, từ đó tạo điều kiện để HV chủ động
khám phám nguồn tri thức. Tri thức trong quá trình học tập


được thông việc giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. Để từ
đó, GV dễ dàng hướng dẫn HV thực hiện các hoạt động học
tập.
Thứ hai, dạy học bằng phương pháp thảo luận nhóm chú
trọng củng cố rèn luyện phương pháp tự học cho HV. HV
được hoạt động giải quyết vấn đề được giao, sẵn sàng cung
cấp thông tin có liên quan đến bài học cho các thành viên
khác. HV tự học cách tìm tòi, nghiên cứu, phân tích các thông
thông tin, từ tìm ra tri thức mới cho HV. Kỹ năng phân tích,
khái quát hóa, trừu tượng… của HV dần được hình thành và
kích thích tính sáng tạo.
Thứ ba, TLN giúp HV phát huy tinh thần đoàn kết giữa
cá nhân và tập thể, tạo môi trường học tập động não cho HV,
hoạt động trực tiếp cao hơn, GV hướng dẫn với vai trò chủ
đạo trong giờ học. Mỗi HV cố gắng vừa hoạt động độc lập
vừa có sự tương tác, kết hợp với nhau trong quá trình khám
phá các tri thức mới .
Thứ tư, TLN rất phát triển các kỹ năng tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau của HV thông qua nhiều cách thức, và theo
các tiêu chí đánh giá khác nhau thực hiện dưới sự chỉ đạo của



GV. HV có được khuyến khích đánh giá bằng cách nhận xét
bình luận hoặc bổ sung, góp ý cho những thiếu sót gặp phải
trong phần trình bày của cá nhân khác.
Quy trình của phương pháp thảo luận nhóm
Việc dạy học bằng TLN được tiến hành gồm hai bước:
Bước 1: Chuẩn bị nội dung TLN
Chọn chủ đề
Trong khi thiết kế bài giảng, người GV phải hết sức lựa
chọn những vấn đề, lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để tổ
chức thảo luận. Nếu như trước đây, thảo luận xêmina được tổ
chức hẳn thành một buổi riêng biệt với một buổi giảng bài thì
hiện nay hình thức thảo luận có thể thực hiện thường xuyên
trong từng bài giảng. Vì vậy, GV phải chủ động lựa chọn vấn
đề nào cần tổ chức thảo luận trong bài giảng. Để lựa chọn
được chủ đề cho phù hợp, GV cần căn cứ vào các tiêu chí sau
đây:
+ Chọn chủ đề thảo thích hợp với mục tiêu bài học.
+ Điều kiện phải có là HV phải được cung cấp tài liệu và
hướng dẫn nghiên cứu tài liệu từ trước khi tiến hành TL.


Khi đặt vấn đề TL GV cần tự đánh giá xem liệu vấn đề
mình đặt ra có thể DH bằng PP thảo luận không? Có tiềm
năng xảy ra tranh luận hay không? Có đủ cơ sở để đi đến
thống nhất chưa? Đem lại sự sôi nổi và hiệu quả không? Nếu
tất cả đều có câu trả lời là có thể thực hiện được.
Xác định các mục tiêu
Sau khi xây dựng được chủ đề, GV cần xác định mục
tiêu cho việc thảo luận, phải chỉ rõ thông qua việc thảo luận
này HV cần phải làm được những gì?

Ấn định thời gian thực hiện
GV cần xác định thời gian cần thực hiện trong bao lâu và
có kế hoạch cụ thể để tiến hành. GV cần đưa ra các dự đoán
trước về các tình huống có thể xảy ra để có sự chuẩn bị, dự
phòng…
Xác định các điểm chốt và các câu hỏi lớn
Điểm chốt ở đây không phải là giàn trải các nội dung
chính muốn dạy. Căn cứ vào đó GV sẽ đề ra những câu hỏi
lớn (tức là các đề mục thảo luận) để đặt vấn đề cho HV thảo


luận. Từ những câu hỏi lớn có thể có những câu hỏi nhỏ gợi ý
để HV thảo luận. Để làm được điều đó cần phải:
+ Dựa vào mục tiêu cụ thể đã đề ra của bài dạy
+ Dựa vào dự kiến cách dạy
Chọn cách mở đầu phần TL
Để lôi cuốn HV bước vào phần thảo luận một cách tích
cực người GV cần có dự kiến lựa chọn cách đặt vấn đề thảo
luận một cách khôn khéo nhất, không nên đặt vấn đề một cách
tùy hứng.
Bước 2: Tổ chức thảo luận
Sắp xếp nhóm
Hình thức TLN trước hết diễn ra ở hoạt động của 2 HV
ngồi cạnh nhau. Khi cần mở rộng có thể ghép hai nhóm đôi
ngồi đối diện nhau để thành nhóm 4 hoặc ghép 2 nhóm 4 để
thành nhóm 8…cuối cùng là nhóm lớn nhất (cả lớp).
Bắt đầu thảo luận
+ GV mở đầu phần thảo luận như đã chuẩn bị trước



+ Nêu rõ chủ đề thảo luận
+ Nêu mục tiêu của buổi thảo luận để mọi người nắm
vững
Tiến hành các bước thảo luận
+ Như dự kiến trong bài soạn, nêu ra các câu hỏi lớn và
mời HV lần lượt phát biểu ý kiến. Trong quá trình hướng dẫn
thảo luận GV cần chủ động đưa ra những câu hỏi nhỏ mang
tính gợi mở gở bí cho HV. Nói chung HV rất thích những câu
hỏi vừa sức tức là không quá dễ mà hơi khó. GV cần theo dõi
thời gian và phải thực hiện đúng theo thời gian đã dự kiến từ
trước.
+ Sơ kết sau mỗi chặng: Vừa rồi chúng ta đã thống nhất
với nhau như sau(…) bây giờ chúng ta sang phần tiếp theo.
Vậy tôi có vài thắc mắc các bạn thử giải đáp…
+ Tổng kết buổi thảo luận: Chốt lại những kiến thức, vấn
đề cơ bản; nhận xét tinh thần, kết quả buổi thảo luận, gợi mở
một số vấn đề tiếp tục nghiên cứu.
Một số điểm chú ý khi tiến hành quy trình thảo luận
nhóm:


+ Sau nhiều lần thảo luận GV cần phân loại ra người có
khả năng và người chậm suy nghĩ, người hấp tấp và chính
chắn, người mạnh dạn và rụt rè, người hay nói dài dòng, lạc
đề…để chỉ định phát biểu cho phù hợp hoặc nhắc nhỡ đúng
lúc giúp cho buổi thảo luận sôi nổi, sinh động và có hiệu quả.
Với câu phát biểu lạc đề chỉ cần nhắc nhỡ lại chủ đề, nói rõ ý
nào đúng chủ đề hoặc ý kiến đó rất hay nhưng nên dành cho
một chủ đề khác.
+ Những người quá hăng hái nên để họ phát biểu sau mà

ưu tiên cho những người bẽn lẽn ngại nói. Chỉ cần họ biết lộ
thái độ muốn nói là chỉ định ngay với thái độ ân cần, khích
lệ…
+ Việc sử dụng phổ biến hình thức thảo luận này trong
dạy học tích cực sẽ có một số giảng viên nhanh chóng thích
nghi nhưng cũng sẽ có một số GV phải trải qua một số lần
mới thành thạo được. Nhưng dẫu với ai, sự chuẩn bị tốt ở nhà
cũng đều có tác dụng to lớn đối với sự thành công của buổi
thảo luận.. Khi đã quen thì công sức chuẩn bị sẽ giảm, sự
thích thú sẽ tăng lên và hiệu quả dạy học sẽ tốt hơn rất nhiều.
Có thể nói hiệu quả lớn nhất của dạy học bằng PP TLN là HV


sẽ trở nên những thành viên tích cực, năng động, cởi mở và
hợp tác tốt với đồng nghiệp trong tập thể lao động sau này.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thảo luận nhóm
Ưu diểm của phương pháp thảo luận nhóm
Thứ nhất: Học theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi, nó tạo ra
cơ hội tối đa cho mọi cá nhân trong nhóm thể hiện khả năng,
quan điểm về PP học tập; giúp HV phát huy kỹ năng thuyết
trình, trao đổi các quan điểm một cách rõ rang, khái quát nhất.
Giúp cho HV không còn nhút nhát, ngại ngùng mà rất tự tin
thể hiện khi đứng trước đám đông.
Thứ hai: HVLà điều kiện để học hỏi lẫn nhau, lắng nghe
ý kiến góp ý cho nhau, có tinh thần cầu thị để tự hoàn thiện
bản than mình.
Thứ ba: Tạo điều kiện trao đổi học hỏi lẫn nhau giữa các
thành viên, dần hình thành kỹ năng hợp tác của HV. Giúp lớp
học có bầu không khí than thiện, sôi nổi, đặc biệt tạo được
tính đoàn kết trong học tập.



Thứ tư: Tạo môi trường thi đua lành mạnh giữa các
thành viên trong nhóm. Luôn nêu cao tính tự giác rèn luyện
kỹ năng tư duy của mình.
Thứ năm: GV cập nhật đầy đủ thông tin phản hồi từ phía
HV . So với các PPDH khác đây là một ưu điểm vượt bật của
việc sử dụng PP TLN. Mặt khác, GV còn có thể thu được tri
thức và kinh nghiệm từ phía HV qua các phát biểu có suy
nghĩ và sáng tạo của HV.
Tóm lại, việc thực hiện PP TLN tốt sẽ HVcó thể phát
huy khả năng chủ động, sáng tạo của HV, khi đó HV sẽ tập
trung vào nội dung của buổi học, giúp nâng cao kỹ năng tư
duy và tính phê phán, các quan hệ xã hội quan trọng khác.
Hạn chế của PP TLN
Thứ nhất: Để thực hiện phương pháp này đạt yêu cầu,
thì GV phải thực sự thuần thục biết cách tổ chức, sắp sếp
chương trình, nội dung bài học thành các tình huống để thảo
luận. Song đó không hề là việc đơn giản đối với mọi giảng
viên và mọi bài học.


Thứ hai: Muốn duy trì một buổi học bằng PP TLN đúng
theo ý định của GV, thì cả GV và HV phải đầu tư một cách
chu đáo, nghiêm túc đối với công tác chuẩn bị trước giờ học
về mọi mặt Đặc biệt đối với những lớp học quá đông thì đây
thực sự là một trở ngại. Vì thế, bằng phương pháp này sẽ tiêu
tốn nhiều thời gian của cả GV, HV.
Thứ ba: TLN phụ thuộc vào tinh thần, thái độ tham gia
của các HV, phải hướng cho HV là chủ thể của giờ học, tránh

trình trạng không tham gia chỉ ngồi nghe. Nhiều trường hợp
diễn ra không thành công trong TLN do cá nhân không chịu
thảo luận trong khi các cá nhân khác tham gia sôi nổi, đôi khi
nó còn trở thành sự “độc diễn” của vài người tiêu biểu. Đánh
giá kết quả cuối cùng của các thành viên tham gia vào giờ học
thảo luận đều một cách thụ động.
Thứ tư: TLN mà GV không sát sao hoặc khuyến khích
HV qua việc thi đua giữa các nhóm cũng làm hiệu quả của
TLN giảm xuống rõ rệt, sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi,
tranh luận. Nếu GV cứ áp dụng cứng nhắc, lặp đi lặp lại
không có sự sáng tạo thì HV sẽ cảm thấy vô cùngnhàm chán
và giảm nhiệt tình tham gia trong hoạt động học tập của họ


Nhận thấy rằng trong các PPDH thì PP TLN là một trong
những PPDH tích cực, phát huy được khả năng của HV. Đây
là yếu tố quan trọng để tạo môi trường học tập thân thiện, sôi
nổi, góp phần hình thành kỹ năng hoạt động xã hội sau khi
được trải nghiệm. Nếu GV là người có tâm huyết, biết tổ chức
và có giải pháp hữu hiệu thì những khó khăn, hạn chế trên
hoàn toàn có khả năng khắc phục được.
- Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn
“Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh” ở các trường chính trị tỉnh
- Vai trò của PP TLN trong dạy học môn “Những vấn đề
cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”
PP TLN trong DH môn “Những vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” có vai trò vô cùng
quan trọng được thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, giúp HV giải quyết được những vấn đề còn

vướng mắc, từ đó hiểu được bản chất những nội dung cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà trong quá
trình giảng bài GV chưa có điều kiện làm rõ.


Quá trình lên lớp dù GV có cố gắng làm tốt bao nhiêu
cũng không thể nào giải quyết được tất cả các vấn đề mà HV
còn nhiều vướng mắc. Tiết học sử dụng PP TLN GV cũng
định hướng cho HV liên hệ lý luận với thực tiễn. Những vấn
đề này sau khi GV giảng xong phải ra bài tập về nhà cho HV
chuẩn bị trước, sau đó mới giải quyết trong tiết học thảo
luận…Thường thì tính tự giác trong học tập của một số HV
chưa cao nên nếu không ra bài tập và tổ chức thảo luận thì đa
số các HV sẽ không tìm tài liệu nghiên cứu về vấn đề đó.
Thư hai, khắc phục được hạn chế của phương pháp dạy
học truyền thống.
Trong tiết học sử dụng PP TLN, HV chủ động trình bày
quan điểm của mình, cùng tranh luận, cùng nêu vấn đề chất
vấn để rồi đi đến sự thống nhất trong nhận thức. Qua tiết học
sử dụng PP TLN, vì sự khuyến khích của GV, vì không khí
tranh luận, và cả vì sự cạnh tranh nên các em rất hăng hái phát
biểu, chất vấn. Do đó, sự nhàm chán, thụ động một chiều của
tiết học truyền thống trong giảng dạy đã được chủ động, tích
cực, sôi nổi của tiết học sử dụng PP TLN khắc phục.
Thư ba, luyện tập cho HV phương pháp làm việc nhóm.


Hiện nay tiết học trên lớp được thực hiện dưới hai hình
thức là TLN và TL độc lập. Hình thức TLN được hầu hết HV
lựa chọn. Qua nhiều đợt khảo sát HV về sự lựa chọn giữa hình

thức TLN và TL độc lập thì có đa số HV chọn hình thức TLN.
Hình thức TLN có nhiều ưu điểm mà một trong những ưu
điểm đó là giúp các HV hình thành kỹ năng làm việc nhóm.
Trong xã hội hiện đại, khi mà sự tác động qua lại giữa các HV
nói riêng và cả lớp nói chung ngày càng chặt chẽ thì kỹ năng
làm việc nhóm là một yêu cầu tất yếu. Vì thế, các HV mong
muốn thông qua TLN để có thể rèn luyện tốt hơn kỹ năng này.
Thứ tư, rèn luyện cho HV kỹ năng thuyết trình, sự tự tin
trong giao tiếp.
Kỹ năng thuyết trình là điều nhất thiết phải có đối với
mỗi người. Dù làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, dù ít hay
nhiều mỗi người đều phải có thể phải trình bày trước nhóm
làm việc, với người quản lý, trước công chúng. Thực tế không
ít HV hiểu rõ vấn đề nên trình bày lúng túng, thiếu lôgic ,
giọng nói không rõ ràng làm cho mọi người khó hiểu khó tiếp
thu. Chấm điểm trong tiết học sử dụng PP TLN bao gồm phần
nội dung và phong cách diễn đạt. Do đó, để đạt kết quả tốt,
HV phải chú trọng cả về nội dung lẫn hình thức trình bày.


Điều đó đã giúp các HV khắc phục dần khuyết điểm để trở
thành một người có khả năng thuyết trình hay, lôi cuốn được
người nghe. Qua nhiều lần thực hiện tiết học bằng PP TLN, có
những HV đã tiến bộ rất nhanh về phong cách trình bày.
Thứ năm, PP TLN khi được thực hiện có hiệu quả giúp
HV tích cực tự học, tự nghiên cứu.
DH theo tín chỉ, tiết tự học chiếm tỷ lệ cao. Thế nhưng
một số HV đã không sử dụng hiệu quả tiết tự học. Nhưng khi
thực hiện TLN buộc HV phải chuẩn bị những nội dung mà
giảng viên đã giao. Để chuẩn bị tốt vấn đề đó, HV không

những cầnnghiên cứu giáo trình mà còn phải tìm hiểu tài liệu
tham khảo, phải cập nhật nguồn tài liệu mới, có như vậy thì
bài trình bày mới phong phú và mới có thể tương tác phản hồi
lại trước những thắc mắc của các nhóm khác, phản biện các
vấn đề mà nhóm khác đưa ra.
Thứ sáu, tạo ra sự hấp dẫn, hứng thú trong học tập các
môn Lý luận chính trị.
Các môn Lý luận chính trị vốn trừu tượng nên trong quá
trình mới dạy học đặc biệt đổi mới PPDH giảng viên phải sử
dụng thật hiệu quả PP TLN trong tiết học. Quá trình thực hiện


tiết dạy học đối với PP TLN, nếu GV đưa ra và giải quyết
được nhiều vấn đề phức tạp hoặc giải quyết những mâu thuẫn
giữa lý luận và thực tiễn thì sẽ tạo được không khí tranh luận
sối nổi, làm cho môn học hấp dẫn hơn.
Với vai trò quan trọng của việc sử dụng PP TLN trong
DH môn “Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh” trong quá trình giảng dạy, không những
giảng viên phải chú trọng đổi mới phương pháp dạy học mà
còn phải thực hiện có hiệu quả các PP DH trong đó có PP
TLN.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn “Những vấn đề cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” ở các
trường chính trị
Một là, nghiên cứu tài liệu trong thảo luận nhóm
Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng được sử dụng rất
nhiều trong học tập của HV nhất là trong TLN. Thực tế đa số
HV khi học các học phần Lý luận chính trị dưới sự hướng dẫn

của GV đã biết cách nghiên cứu tài liệu hiệu quả, tìm kiếm
được nhiều thông tin cần thiết mà không mất nhiều thời gian,


góp phần làm cho tiết học TLN trở nên phong phú và sôi nổi
hơn.
Tuy nhiên cũng không ít HV chưa biết nghiên cứu tài
liệu như thế nào, mất nhiều thời gian cho việc chọn sách, đọc
sách, không biết chọn lọc thông tin khi ghi chép, thiếu khả
năng tổng hợp, khái quát các thông tin nhằm phục vụ tốt cho
việc học của mình.
Hai là, ý thức của các HV trong TLN
Để TLN hiệu quả thì việc quan tâm đến ý thức của các
thành viên trong nhóm là một điều cần thiết. Dù trên thực tế
hầu hết các HV nhiệt tình, năng nổ xây dựng, đóng góp ý
kiến cho nhiệm vụ chung của nhóm.Tuy nhiên không thể
tránh khỏi vẫn tồn tại nhiều các cá nhân chưa có ý thức trong
hoạt động thảo luận nhóm. Nhiều người cho rằng đây là công
việc của tập thể, mình không làm cũng không ảnh hưởng đến
nhóm. Nhiều HV có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự làm việc
của người khác, một số HV có tham gia đề tài thảo luận nhóm
nhưng tham gia một cách hình thức.
Ba là, phương pháp tiến hành TLN


Phương pháp tiến hành TLN luôn là quyết định trực tiếp
đến chất lượng của tiết học, hiệu quả hoạt động của TLN. Hầu
hết các nhóm làm việc chưa có phương pháp làm việc nhóm
đúng đắn nên chất lượng của hoạt động nhóm chưa cao:
Một số nhóm thảo luận không xác định một cách cụ thể,

rõ ràng, mục tiêu khi thực hiện một đề tài TLN...
Các nhóm không lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho
nhóm, vì vậy nhiều khi nhóm không chủ được thời gian, làm
việc không khoa học.
Việc phân công nhiệm vụ trong nhóm còn chưa phù hợp,
có nhóm chủ yếu phân công theo cách rải đều cho các thành
viên, mỗi người làm một vấn đề nào đó rồi tập hợp lại hoặc
nhóm thì chỉ tập trung vào một vài cá nhân.
Bốn là,quá trình KT - ĐG hoạt động TLN.
Trong hoạt động TLN của HV khi học môn “Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh”, cũng như các môn Lý luận khác, chủ yếu đánh giá khả
năng hoàn thành nhiệm vụ của các HV, chứ chưa thực sự đánh


giá mặt tốt-xấu của nhóm để rút ra kinh nghiệm và tìm cách
khắc phục.
Trong sự đánh giá các thành viên, hầu hết việc đánh giá
của các nhóm mang nặng tính hình thức, thiếu khách quan với
cách thức “cào bằng”, chưa phản ánh được đúng mức độ đóng
góp của người tham gia, HV tham gia hiệu quả cũng bằng
người không tham gia. Thực trạng này làm giảm động lực và
sự cố gắng của các thành viên vì sự đánh giá thiếu công bằng.
Năm là, cơ sở vật chất - phương tiện dạy học
Đây là yếu tố rất quan trọng tác động không nhỏ đến
hiệu quả làm việc của nhóm. Trên thực tế, việc đầu tư trang
thiết bị – phương tiện dạy học dành cho dạy học TLN còn
chưa đảm bảo: không có bàn học đa năng nên khi thảo luận
nhóm phải sắp xếp lại bàn ghế mất rất nhiều thời gian và cũng
không thuận tiện cho việc TLN; các tài liệu tham khảo phục

vụ cho nghiên cứu còn hạn chế.
- Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp thảo
luận nhóm trong dạy học môn “Những vấn đề cơ bản của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”ở trường
Chính trị tỉnh Phú Yên


- Khái quát về trường Chính trị tỉnh Phú Yên
Trường Chính trị tỉnh Phú Yên thành lập ngày 14 tháng
11 năm 1949, với tên gọi là Trường đào tạo cán bộ công nông
tỉnh Phú Yên. Đây là điểm mốc lịch sử có ý nghĩa quan trọng.
Sự hình thành Trường đào tạo cán bộ công nông tỉnh, đáp ứng
được yêu cầu cấp bách trong việc trang bị lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin cho cán bộ tổ chức phong trào cách mạng tỉnh
nhà. Bộ máy nhà trường gồm có:
Đồng chí Võ Học – Thường trực Tỉnh ủy – Phụ trách
trường đồng thời cũng là giảng viên.
Đồng chí Văn Gói – Hiệu trưởng
Đồng chí Nguyễn Khắc Điềm – Giảng viên
Đồng chí Ung Văn Diếu – Giảng viên
Đồng chí Đặng Tấn Phể - Văn phòng và 04 chị vừa phục
vụ, vừa cấp dưỡng. Về sau bổ sung đồng chí Nguyễn Như, và
đồng chí Lê Viết Khả giảng viên.
Vào đầu tháng 11 năm 1975, hai tỉnh Phú Yên và Khánh
Hòa hợp nhất lấy tên là tỉnh Phú Khánh. Thực hiện chủ


×