CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬPMÔN TIẾNG ANH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC GIAO TIẾP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu nước ngoài
Ngay từ thời cổ đại, vấn đề học tập và quản lý HĐHT đã
được nhiều nhà triết học, nhà giáo dục học ở cả phương Tây và
phương Đông nghiên cứu tổng kết. Ta có thể thấy các tư tưởng
và các cơng trình nghiên cứu quan trọng sau đây:
- Quản Trọng (725-645 TCN) là người có đức nhân, trọn
cuộc đời dành cho sự nghiệp giáo dục: “Kế hoạch trọn đời
chẳng gì bằng trồng người. Chung thân chi kế mạc như thu
nhân”.
- Khổng tử (551- 479 TCN) là bậc hiền tài, ông đề cao vai
trị của học sinh, rất coi trọng tính tích cực nhận thức của người
học, đó là chìa khóa dẫn đến thành cơng. Người thầy ở vị trí
khai mở, hướng dẫn, cịn mọi vấn đề do người học tìm ra:
- Socrate (469- 399), ông là triết gia người Hy Lạp, ông
quy tụ được thanh niên và dạy học bằng phương pháp đàm
thoại, nâng cao vai trò của hoạt động học qua trao đổi, góp ý.
“Tơi biết tơi khơng biết gì cả” [23, tr.25], ông cho thấy việc học
là vô cùng, liên tục và kéo dài. Sự nhận thức của con người qua
việc nhận ra, hiểu biết và ý thức đều cho thấy rằng còn
ngườicòn thiếu hiểu biết.
2
- M.U.Piskunov và X.G.Luconhin, là hai tác giả cho rằng
một trọng những phương pháp tự học quan trọng nhất giúp
người học có thể tự mình đạt được kết quả cao trong học tập và
nghiên cứu đó là phương pháp đọc sách.
- Trong cuốn “Phương pháp dạy học ở trường đại học”, các
tác giả Ấn Độ S.D.Sharma và Shakti R.Ahmed cũng khẳng
định hoạt động tự học trên lớp là một cách học có hiệu quả.
- Nghiên cứu trong nước
Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng các tư tưởng giáo dục tiến bộ
trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam, gần đây nhiều nhà khoa
học đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, quản
lý giáo dục. Đó là các cơng trình khoa học, các tác phẩm, các
bài viết của các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn
Ngọc Quang, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Ngọc Hải,
Bùi Minh Hiền, Trần Quốc Thành, Trần Kiểm, Bùi Văn Quân…
Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng các tư tưởng giáo dục tiến bộ
trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam, gần đây nhiều nhà khoa
học đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lý luận giáo dục, quản
lý giáo dục. Đó là các nghiên cứu, các tác phẩm, các bài viết của
3
các tác giả tiêu biểu như: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Đặng Bá
Lãm, Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Ngọc Hải, Trần Quốc Thành,
Trần Kiểm, Bùi Minh Hiền, Bùi Văn Quân... Trần Kiểm Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất
bản Đại học sư phạm, Hà Nội 2009. Tác giả đã viết “Trong nhà
trường, hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, đặc trưng cho
trường học. Để QLHĐDH trong nhà trường cần tập trung vào
hai việc: Nâng cao nhận thức về bản chất của HĐDH và quản lý
đổi mới HĐDH” [3]. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh Quản lý nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011 đã
đưa ra 8 định hướng cần quán triệt cho giáo viên cho GV về đổi
mới phương pháp dạy học. Học sinh được khích lệ bày tỏ quan
điểm, đề xuất ý tưởng và cùng GV giải quyết vấn đề để việc dạy
và học hiệu quả ngày càng cao [21].
Trong lĩnh vực nghiên cứu sâu về quản lý hoạt động học
tập trong trường THPT và quản lý hoạt động học Tiếng Anh
trong trường THPT đến nay đã có một số tác giả nghiên cứu và
đưa ra được một số biện pháp nhất định để nâng cao chất lượng
dạy học của địa phương mình. Đó là:
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã nghiên cứu sâu và cho xuất
bản tuyển tập “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu” qua đó thấy
được mối liên kết của ba mặt nói trên. Tuyển tập về họat động
4
học tiếp theo là “Học để đuổi kịp và vượt”. Ông đã thấy ngành
giáo dục Việt nam có phát triển theo thời gian nhưng tốc độ và
chất lượng không theo kịp sự phát triển của kinh tế và sự cạnh
tranh quyết liệt trên trường quốc tế và ngay trong khu vực. Ông
trăn trở rất nhiều trong lĩnh vực giáo dục khi thấy giáo dục ta
tiến lên chậm chạp. Trong tuyển tập nghiên cứu trên cho thấy
trong từng con người học, trong các hệ thống tổ chức giáo dục,
còn ẩn chứa nhiều tiềm năng lâu nay để lãng phí và cách khai
thác tiềm năng đó.
Tác giả Nguyễn Văn Đản nghiên cứu về “Tổ chức họat
động học”, Nguyễn Duy Cần nghiên cứu về “Tôi tự học”. Đỗ
Linh-Lê Văn nghiên cứu về “Phương pháp học tập hiệu quả”,
Nguyễn Văn Hấn nghiên cứu “Làm sao để học hiệu quả”.
Quang Hồng nghiên cứu “Bí quyết học tập hiệu quả”.
Ngoài ra, nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu như: Trần
Kiểm, Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ, Bùi Trọng Liễu, Hoàng
Tụy, Nguyễn Trọng Bảo và Hà Thị Đức... cũng đã có nhiều bài
viết, nhiều cơng trình chứng minh một trong những biện pháp
thực hiện có hiệu quả chính là phải kích thích khả năng đọc
sách, khả năng tự học của học trị và qua đó có thể nâng cao
chất lượng đào tạo trong các nhà trường.
5
Một số tác giả cũng đã nghiên cứu các yếu tố liên quan
đến chất lượng học tập. Đó là các yếu tố như: mục đích học tập,
trình độ nhận thức, sự nỗ lực của mỗi cá nhân, mục tiêu, chương
trình, nội dung giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, tài chánh,
chất lượng giảng dạy, môi trường học tập, kiểm tra, đánh
giá...Nói chung, chất lượng học tập phụ thuộc vào chất lượng
quản lý họat động dạy và họat động học.
Thời gian gần đây đã có nhiều hội thảo, nhiều đề tài, đặc
biệt có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thực trạng hoạt
động học tập của học sinh, sinh viên ở một số thường phổ
thông, trung cấp, cao đẳng, đại học hiện nay. Đó là những luận
văn:
Luận văn “Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học
sinh hiện nay ở một số trường trung học phổ thông tỉnh Long
An” của tác giả Nguyễn Văn Đức (2010) lại đề xuất một số cách
thức: Căn cứ vào cách thức học để Quản lý hoạt động học tập
của học sinh trong giờ chính khóa, quản lí hoạt động học tập
của người học ở các giờ học thêm – học phụ đạo; Quản lí việc
tự học của ở nhà, học nhóm. Căn cứ vào sự tác động của các
yếu tố chi phôi đén giáo dục người học đề xuất quản lý sự phối
hợp giữa nhà trường và gia đình…
6
“Thực trạng quản lí hoạt động học tập của học viên trường
trung cấp kỹ thuật hải quân” của tác giả Phạm Trung Thành
(2011). Luận văn này tác giả đã nghiên cứu họat động học tập
theo bốn chức năng quản lí và quản lí theo các thành tố của họat
động học như.
Những luận văn nghiên cứu quản lý hoạt động tự học của
học sinh, sinh viên như: “Thực trạng công tác quản lí của hiệu
trưởng đối với hoạt động tự học của học sinh THPT huyện Thốt
Nốt, Cần Thơ” của Tác giả Lê Thị Thanh Tú; “Quản lý của hiệu
trưởng nhằm nâng cao khả năng tự học cho học sinh tại
TPHCM” của tác giả Lê Khắc Mỹ Phượng. “Thực trạng quản lý
học tập đối với sinh viên trường Đại học Yersin Đà Lạt” của tác
giả Nguyễn Thanh Sơn.
Nhìn nhận kết quả đạt được hai mươi năm qua, một cách
khách quan có thể nói, hệ thống giáo dục đã góp phần đào tạo
lực lượng lao động hiện đang thuộc độ tuổi 30-50, bộ phận nhân
lực quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội hiện nay.
Đồng thời đảm bảo cung ứng chỗ học cho một phần tư dân số
tạo điều kiện đáng kể vào việc giữ gìn sự ổn định xã hội. Tuy
nhiên, những kết quả đạt được trên lĩnh vực giáo dục đã khơng
tương xứng với sự đóng góp và mong muốn của nhân dân cũng
như chưa đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội. Về
7
cơ cấu, hệ thống giáo dục của nước ta đã và đang mất cân đối
giữa các phân hệ, thiếu liên thông giữa các bậc học và phương
thức đào tạo, chưa thực hiện tốt hướng nghiệp và phân luồng ở
giáo dục phổ thông. Về nội dung giáo dục, do tập trung vào việc
ứng thí (thi hết cấp, thi vào trường, thi tốt nghiệp,) nên “dạy
chữ” đã lấn át “dạy người” và “dạy nghề”. Về phương pháp
giáo dục, ở tất cả các cấp học, chủ yếu vẫn là theo khuôn mẫu
cũ: thầy nói, trị ghi rồi học như học vẹt, chỉ cốt sao đáp ứng yêu
cầu kiểm tra, thi cử. Rõ ràng, trong tình trạng dạy và học nêu
trên, chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông (cũng như
cả hệ thống giáo dục) không đáp ứng được yêu cầu và sự mong
mỏi của nhân dân. Có thể nói, giáo dục nhà trường ở tất cả các
cấp chưa rèn được cho học sinh có những kỹ năng thực hành
cần thiết cho cuộc sống, và càng khó có thể đào tạo ra những
cơng dân/người lao động có tri thức, có tư duy độc lập, trung
thực, sáng tạo.
Về vị trí của giáo dục phổ thơng: Các nhà giáo dục đều có
chung nhận thức, giáo dục phổ thông là nền tảng của cả hệ
thống giáo dục. Lý do là, trong mối tương quan giữa các phân
hệ thuộc hệ thống giáo dục, thì hai phân hệ giáo dục nghề
nghiệp và giáo dục đại học được xây dựng trên bệ đỡ là giáo
dục phổ thông, và cả hai phân hệ này đều kế thừa, phát triển
những kết quả của giáo dục phổ thông. Mặt khác đối với người
8
học, giáo dục phổ thông là bước khởi đầu cung cấp những kiến
thức và kĩ năng cơ bản để từ đó hình thành vốn tri thức của mỗi
cá nhân, có ảnh hưởng quyết định trong tiến trình hình thành,
phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Cũng xuất phát từ quan
niệm như vậy, để thích nghi với sự bùng nổ ngày càng gia tăng
của tri thức gắn liền với cách mạng khoa học cơng nghệ, thì
giáo dục phổ thơng cịn là nền tảng cho việc học suốt đời… một
đặc trưng của mơ hình mới.
Ngày nay, chúng ta đã thấy rõ rằng ngoại ngữ là yếu tố đặc
biệt góp phần phát triển khả năng của mọi dân tộc. Tuy nhiên,
theo đánh giá của [12] chương trình học Tiếng Anh trong các
trường THPT hiện nay cịnthiếu và yếu, chương trình, sách giáo
khoa lạc hậu, học sinh khơng có điều kiện thực hành là những
vấn đề cho thấy sự yếu kém của việc dạy và học môn tiếng Anh
hiện nay.
- Một số khái niệm cơ bản về quản lý
- Quản lý
Theo quan điểm điều khiển học: “Quản lý là chức năng
của những hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau: sinh học, xã
hội học, kỹ thuật,... nó bảo tồn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ
9
hoạt động. Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan,
làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển”. [22, tr.45]
Theo quan điểm của lí thuyết hệ thống: “Quản lý là
phương thức tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên hệ
thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với
mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội
hợp lí của cơ cấu và đưa hệ thống đạt tới mục tiêu”. [22, tr.36]
Tác giả Trần Kiểm: “Quản lý một hệ thống xã hội là tác
động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm
làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến”. [3,
tr.28]
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những
người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện
được những mục tiêu dự kiến”. [27, tr.55]
Tóm lại: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng
đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý
nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của
tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn
biến động”.
- Quản lý hoạt động học tập.
10
Hoạt động học (hoạt động học tập)
Con người khi còn trong bụng mẹ, mới sinh ra và lớn lên
ln có những thắc mắc, tị mị, tìm hiểu về thế giới xung
quanh. Việc học vì thế có thể coi là nhu cầu mang tính bản năng
của con người; việc học lng gắn chặt với sự trưởng thành và
phát triển của một con người. Từ rất xa xưa ông cha ta đã từng
nói: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”; “Học thầy không tày
học bạn”;
Ta thấy, việc học luôn gắn liền với các hoạt động của con
người. Khi học, người học phải sử dụng các giác quan, phải
dùng óc suy nghĩ, tìm kiếm tri thức, lưu giữ, vận dụng nó. Vì
thế, học là một dạng hoạt động đặc biệt của con người hướng
vào chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội bằng việc cá nhân tái sản
xuất các kinh nghiệm đó [14, tr 5].
Hoạt động học được nghiên cứu từ nhiều góc độ với cách
tiếp cận khác nhau do tính đa dạng, phong phú của họat động
này. Vì thế có nhiều quan niệm khác nhau về họat động học.
Theo tự điển giáo dục học Greenwood, học là quá trình
tâm lý diễn ra những thay đổi về kiến thức hay hành vi của cá
nhân nhờ sự tương tác giữa kinh nghiệm người học với môi
trường xung quanh [36, tr 6].
11
Nhận thức luận coi kết quả của hoạt động học là sự phản
ánh hiện thực khách quan vào trong tư duy của con người. Sự
phản ánh đó phát triển từ trình độ nhận thức cảm tính (bằng các
giác quan) đến nhận thức lý tính (bằng các thao tác tư duy) để
tìm ra chân lý khoa học, vận dụng lý thuyết vào thực hành và
vận dụng sáng tạo trong thực tiễn. Đối với người học, sau khi
nhận thức được đối tượng còn phải học, ghi nhớ dài hạn các
kiến thức, kỹ năng cơ bản, tái hiện, diễn đạt lại bằng lời nói, chữ
viết, làm thực hành cho giáo viên và những người khác hiểu
được [14, tr 5].
Học là sự chiếm lĩnh tri thức hoặc hành vi dẫn đến kết quả
là sự thay đổi tương đối bền vững ở kiến thức, hành vi cá nhân
nhờ kinh nghiệm chủ thể. Có thể hiểu, học là sự chiếm lĩnh tri
thức, lưu giữ và sở hữu nó.
Theo tâm lý học thì hoạt động là sự tác động của con
người vào thế giới khách quan tạo ra sự thay đổi cả về con
người cả về thế giới khách quan trong đó con người là chủ thể
cịn thế giới khách quan là khách thể hay nói cách khác là đối
tượng của hoạt động.
Quản lý hoạt động học tập:
12
Quản lý hoạt động học tập trong các trường phổ thông là một
công việc vô
cùng cần thiết và quan trọng. Đối với người học, nhà quản lý
cần phải biết rõ người học của mình hiện đang nhận thức ra sao về
việc học tập? Động cơ, mục đích, trách nhiệm học tập của anh ta
thế nào? Gia đình, nhà trường đã phối hợp tốt chưa để giúp người
học có thể học tập tốt? Đây là những câu hỏi mà nếu trả lời được,
người quản lý sẽ có chìa khóa để mở cánh cửa tri thức, giúp người
học có thể từng bước tự mình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng
cho bản thân để hòa nhập với xã hội và thế giới hiện đại
- Phát triển năng lực giao tiếp trong dạy học Tiếng Anh
- Năng lực
Năng lực (competency) đãđược khá nhiều tác giảđịnh
nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có một sốđịnh
nghĩa được coi là tiêu biểu như sau:
“Năng lực nói đến một tập hợp tích hợp các kĩ năng, tri
thức và thái độ giúp cho một người nào đó thực hiện có hiệu
quả các hoạt động theo yêu cầu nghề nghiệp hoặc thực hiện
được các yêu cầu theo qui định hoặc các chuẩn mong muốn
trong lao động” .
13
Tổ chức OECD định nghĩa: “Năng lực được xác định như
là sự cóđủ tư cách đáp ứng những nhu cầu của cá nhân và xã hội
một cách thành công, hoặc thực hiện một hoạt động/một nhiệm
vụ thành công”.
Ủy ban Châu Âu (2004) tuyên bố: năng lực nói đến một sự
kết hợp giữa kĩ năng, tri thức, năng khiếu, thái độ, và bao gồm
cả sự sẵn sàng để học cũng tốt như làm (ý muốn nói học tốt lý
thuyết và làm tốt công việc trọng thực tế). Những năng lực chủ
yếu là một tập hợp đa chức năng và là tập hợp gồm tri thức, kĩ
năng và thái độ có thể di chuyển được mà tất cả các cá nhân cần
cho sự hiểu biết của cá nhân và sự phát triển của họ kể cả khi
làm việc.
Theo từđiển Tiếng Việt do Hồng Phê (chủ biên) thì năng
lực có thểđược hiểu theo hai nghĩa:
Chỉ một khả năng, điều kiện tự nhiên có sẵn để thực hiện
một hoạt động nào đó [25, tr.114].
Hiểu theo nghĩa thứ nhất, năng lực là có thực, được bộc lộ
ra thông qua việc sử dụng thành thạo một hoặc một số kĩ năng
nào đó trong một cơng việc cụ thểđểđạt được kết quả theo
chuẩn.
14
Hiểu theo nghĩa thứ hai, năng lực là một cái gìđó sẵn cóở
dạng tiềm năng của người học có thể giúp họ giải quyết những
tình huống có thực trong cuộc sống.
Như vậy theo hai cách hiểu trên thì năng lực vừa tồn tại ở
dạng tiềm năng, vừa là một dạng hoạt động được bộc lộ thơng
qua q trình giải quyết có hiệu quả những tình huống có thực
trong cuộc sống.
Theo quan niệm của chương trình GD phổ thơng của
Quebec (Canada) thì“Năng lực là sự kết hợp một cách linh hoạt
và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị,
động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức
hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định”. [29]
Như vậy có thể thấy năng lực là thuộc tính của cá nhân cho
phép cá nhân thực hiện có kết quả một nhiệm vụ hay một hoạt
động nào đó theo yêu cầu hay quy định. Năng lực có cấu trúc
phức tạp nhưng những thành tố cơ bản nhất của năng lực là tri
thức, kĩ năng và thái độ. Năng lực là một dạng hoạt động có tác
động trực tiếp vào thực tế, tạo ra kết quả rõ ràng và thông qua
kết quả thực hiện người ta có thểđánh giá được mức độ của
năng lực.
15
Như vậy, năng lực là khái niệm chỉ thuộc tính của cá nhân
(tâm lí, sinh học, xã hội) cho phép cá nhân hồn thành dạng
hoạt động nào đó theo chuẩn hoặc quy định cho trước trong
điều kiện nhất định. Muốn có năng lực ngồi các tố chất cá nhân
(trí tuệ, tâm vận, tình cảm) và tri thức thì con người ta cần phải
được rèn luyện và trải nghiệm qua thực tế. Chính vì thế kinh
nghiệm thực tiễn là thành phần quan trọng không thể thiếu trong
năng lực.
- Năng lực giao tiếp Tiếng Anh
Nói đến năng lực giao tiếp Tiếng Anh là nói đến việc hình
thành kiến thức kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh ở
cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viế. Đáp ứng chuẩn đầu ra theo
khung ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo thông tư
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 và hình thành
năng lực tư duy bằng Tiếng Anh.
Hình thành được các năng lực trên là cơ sở cho việc học
tập các môn khoa học khác vì các cơng trình nghiên cứu đa số
đều được viết bằng Tiếng Anh .
- Đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT
Lứa tuổi HS THPT bao gồm những em có độ tuổi :15 đến
18 tuổi .
16
Có vị trí đặc biệt quan trọng trong các thời kì phát triển
của trẻ em .
Là thời kì kết thúc căn bản quá trình trưởng thành và phát
triển của đứa trẻ cả về sinh lý và tâm lý.
Là thời kì mà năng lực trí tuệ ,nhân sinh quan ,thế giới
quan lý tưởng và toàn bộ nhân cách của con người dần được
hoàn thiện.
Sự phát triển về thể chất
Ở tuổi này nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng
lượng chậm lại .Trọng lượng của các em trai đã phát triển kịp
các em gái và tiếp tục vượt lên.
Hệ xương đã cốt hóa ,vì thế các động tác và dáng điệu của
các em trở nên cứng rắn hơn.
Sự phát triển về mặt thể chất sẽ:
+ Tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động phát
huy tính độc lập,sáng tạo.
+ Kết hợp hài hòa giữa hoạt động học tập lao động và hoạt
động khác.
+ Tổ chức các hoạt động giúp các em rèn luyện thể chất.
17
Vai trò của các yếu tố trong sự phát triển tâm sinh lý
HS THPT
-Trong gia đình: vị trí trong gia đình có sự thay đổi căn
bản.
-Ở nhà trường : hoạt động học tập là nhân tố quyết định
trình độ học vấn –trình độ tốt nghiệp THPT của mỗi học sinh.
-Sinh hoạt đồn đóng vai trị to lớn trong q trình phát
triển cá tính ,q trình học tập và tự rèn luyện của học sinh.
Ở ngoài xã hội:
+ Được pháp luật thừa nhận là cơng dân ,hưởng mọi
quyền lợi chính trị.
+ Học sinh THPT vẫn còn phụ thuộc vào người lớn,điều
này khiến vị trí của các em có tính chất khơng xác định rõ ràng.
Đặc điểm về hoạt động học tập.
Đòi hỏi tính độc lập tự giác ở mức độ cao hơn nhiều
-Nhiều loại động cơ học tập đan xen nhau
-Thái độ với các mơn học có tính lựa chọn hơn, hứng thú
học tập gắn với khuynh hướng nghề nghiệp.
18
Điều này giúp cho giáo viên phải có phương pháp giảng
dạy bám sát với thực tiễn hơn là trên lý thuyết. Định hướng
nghề nghiệp cho các em .
d.Đặc điểm phát triển trí tuệ và nhân cách của lứa tuổi
học sinh THPT
.Đặc điểm phát triển trí tuệ :tính chủ định được thể hiện rõ
rệt ở tât cả các quá trình nhận thức.
Các quá trình cảm giác và tri giác đạt tới mức độ hồn
thiện và tinh tế
Ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí
tuệ của các em.
Tư duy của học sinh THPT có những thay đổi quan trọng
,tư duy trừu tượng chiếm ưu thể.
-Tưởng tượng của HS THPT phù hợp và thực tế hơn có
tính sáng tạo
-Vốn từ phong phú đa dạng
Chính vì vậy trong giảng dạy chú ý phát triển tư duy trừu
tượng
19
Rèn luyện kĩ năng phân tích phê phán để phát triển tư duy
độc lập ,khắc phục tình trạng có kết luận vội vàng .
Kích thích tình tích cực và phát triển hứng thú môn học .
Chú ý tới các em cịn nhiều yếu kém trong học tập.
Sự hình thành và phát triển thế giới quan:
+ Cơ sở cho sự phát triển thế giới quan là hệ thống tri thức
khoa học lĩnh hội ở nhà trương phổ thông.
+ Thế giới quan củaHS THPT là thế giới quan khoa học.
-Sự phát triển tự ý thức và khả năng tự giáo dục
+ Qúa trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ sâu sắc. Hình ảnh
của thân thể là một thành tố quan trọng của tự ý thức
+ Nội dung của tự ý thúc diễn ra phức tạp.
+ khả năng tự giáo dục tự tu dưỡng cũng phát triển mạnh.
-Đời sống tình cảm của HS THPT
+Tình cảm phong phú ,phức tạp và bền vững .
+Tình cảm của HS THPT được xây dựng trên cơ sở nhận
thức lý tính rõ ràng.
+Tình bạn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tình cảm
20
+Một số HS xuất hiện nhu cầu tình yêu nam nữ.
-Xây dựng mối quan hệ tốt giữa các em và người lớn.
-Đi sâu hơn về hướng dẫn cách học tập và hứng thú đến
trường ,mơn học ưa thích giúp HS có cơ hội nghiên cứu mọi
mặt.
-Định hướng nghề nghiệp giúp HS tìm kiếm việc làm tạm
thời...
Hỗ trợ tâm lý
-Chú trọng những HS cá biệt.
-Phát hiện những HS có nguy cơ rơi vào tệ nạn ...nhằm
bảo vệ giúp đỡ các em đi đúng hướng.
- Hoạt động học tập môn Tiếng Anh theo hướng
PTNLGT
HĐHT môn tiếng Anh theo hướng PTNLGT là những đặc
điểm tâm lí cá nhân (trước hết là những đặc điểm hoạt động trí
tuệ) đáp ứng những yêu cầu của hoạt động giao tiếp tiếng Anh,
được biểu hiện ở một số mặt về kiến thức ngôn ngữ, ngữâm, từ
vựng, ngữ pháp, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng Tiếng Anh,
khả năng tư duy ngôn ngữ bằng Tiếng Anh.
21
-Hoạt động học tập môn Tiếng Anh ở trường THPT
- Mục tiêu học tập môn Tiếng Anh
Với mục tiêu giúp cho học sinh có được năng lực tiếng
Anh tốt để sau khi tốt nghiệp THPT, các em có thể làm việc
trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
Một vấn đề quan trọng đặt ra ở đây là: Làm thế nào để
hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh để
học sinh có thể tự tin, chủ động và hội nhập với cuộc sống trong
thời đại bốn chấm không. Câu trả lời ở đây là người dạy học
tiếng Anh cùng lúc cần phải chú ý rèn 4 kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết, khả năng tư duy ngơn ngữ bằng Tiếng Anh
Để hồn thành mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cho học
sinh như trình bày ở phần trên, chương trình tiếng Anh ở THPT
được xây dựng theo cấu trúc vòng tròn đồng tâm (Vòng xốy
trơn ốc) - kiến thức ngày càng mở rộng nâng cao ở các lớp học
sau và thiết kế theo hệ thống các chủ điểm và chủ đề. Việc lựa
chọn các chủ điểm, chủ đề để đưa vào chương trình học bao giờ
cũng đảm bảo tình phù hợp: Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi người học, phù hợp với thực tiễn học tập của người học
- Nội dung chương trình mơn học Tiếng Anh ở trường
THPT theo hướng PTNLGT ở trường THPT
22
Từ khoảng vài chục năm nay, khi so sánh quốc tế về
chương trình hoặc phân tích xu hướng phát triển chương trình,
một số tác giả và một số tổ chức giáo dục thường đề cập đến 2
xu hướng chính: Tiếp cận dựa vào nội dung (content-based
approach) và Tiếp cận dựa vào kết quả đầu ra (outcome-based
approach). Gần đây, từ cách tiếp cận thứ 2 xuất hiện một xu
hướng tiếp cận mới được nhiều quốc gia quan tâm và vận dụng
là tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực người học
(competency-based approach).
Nếu như chương tiếp cận dựa vào nội dung được hiểu như
là một “sản phẩm” chứa các nội dung cần chuyển giao cho học
sinh, mô tả nội dung giáo viên cần dạy cho học sinh, và việc học
tập của học sinh thường nhấn mạnh vào ghi nhớ và tái tạo kiến
thức sẵn có; thì chương trình theo định hướng phát triển năng
lực người học chú ý tới đầu ra cần đạt, chú trọng phát triển khả
năng hành động, vận dụng được những điều đã học để giải
quyết các vấn đề đặt ra trong các tình huống thực tiễn, chú ý tới
khả năng vận dụng phối hợp các kiến thức, kỹ năng, những
năng lực chung cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động, nhiều
bối cảnh như hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
Kết quả đầu ra cần đạt là điểm bắt đầu để xác định, lựa
chọn, tổ chức các kinh nghiệm học tập có nghĩa. Từ quan niệm
23
này, chương trình mơn học tiếng Anh cần xác định các năng lực
cần cho cuộc sống và tham gia có hiệu quả trong xã hội mà
người học cần đạt. Chương trình chú ý tới tính tổng thể, tới tích
hợp (có thể qua tích hợp mơn học, qua xây dựng các chủ đề học
tập rộng gắn với những vấn đề của thực tiễn…). Hiện nay, thời
lượng chương trình dạy học tiếng Anh có 315 tiết cho 3 khối lớp
10, 11 và 12.
Lớp 10: 105 tiết
Lớp 11: 105 tiết
Lớp 12: 105 tiết
- Phương pháp học tập môn học Tiếng Anh theo hướng
PTNLGT ở trường THPT
Đối với hình thức học tập trên lớp: trên lớp học sinh học
theo thời khóa biểu, giáo viên sẽ quy định cụ thể cách học đối
với môn học. HS có thể là nghiên cứu trước bài học ở nhà, tập
trung nghe giảng và ghi chép, xem lại bài, chuẩn bị và thảo luận
về một vấn đề, nội dung học tập. Có thể phân chia theo từng
nhóm học sinh để tìm hiểu nghiên cứu kỹ bài vừa học.
GV có thể tích cực dạy học tích hợp liên mơn, tạo ra
những giờ học sinh động. Tại nhiều trường học, trong các giờ
ngoại ngữ, kiến thức tổng hợp các môn học Địa lý, Lịch sử…
24
được lồng ghép, giúp học sinh phát triển hiểu biết về các quốc
gia trên thế giới, giới thiệu về đất nước mình. Giờ học vì vậy đã
thực tế hơn, kiến thức ngôn ngữ cũng đã được cập nhật hơn
giúp học sinh phát triển tốt kiến thức và kỹ năng.
Lựa chọn linh hoạt các phương pháp dạy học chung và
phương pháp dạy học đặc thù môn học, đảm bảo nguyên tắc
“Học sinh tự hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên”.
Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động của
người học theo hướng tìm tịi, khám phá tri thức.
Tạo mơi trường học tập thuận lợi cho học sinh trong hoạt
động tương tác giữa học sinh với bạn bè, với giáo viên, với
người nước ngồi.
Chú trọng xây dựng các tình huống thực tiễn gắn với đời
sống thực của học sinh.
Tích cực sử dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học.
Vai trị giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức hoạt động,
giúp đỡ, điều khiển…học sinh thông qua các hoạt động tổ chức
của giáo viên tự tìm hiểu tìm ra tri thức và vận dụng những tri
thức ấy vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn.
25