Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

đề xuất giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng tại chi cục đê điều và phòng chống lụt bão nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 102 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 2
6. Kết quả dự kiến đạt được ............................................................................................. 3
7. Nội dung của luận văn ................................................................................................. 3

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG .................................................................................................................. 5
1.1. Công trình xây dựng và chất lượng công trình xây dựng .................................. 5
1.1.1. Công trình xây dựng............................................................................................. 5
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng [1] .................................................................... 5
1.2. Đê điều và vai trò của hệ thống đê điều ................................................................ 7
1.2.1. Khái niệm công trình đê điều ............................................................................... 7
1.2.2. Phân loại và phân cấp công trình đê điều [2] ..................................................... 8
1.2.3. Đặc điểm của công trình đê điều ....................................................................... 10
1.2.4. Vai trò của công trình đê điều............................................................................ 12
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình đê điều .................................... 13
1.3.1. Nhân tố chủ quan ............................................................................................... 13
1.3.2. Nhân tố khách quan ........................................................................................... 15
1.4. Tình hình xây dựng và quản lý hệ thống đê điều ở Việt Nam.......................... 17
1.4.1. Lịch sử hình thành hệ thống đê điều ở Viêt Nam ............................................. 17
1.4.2. Hệ thống tổ chức bộ máy đê điều qua các thời kỳ [3] ....................................... 21
1.4.3.Tình hình đầu tư xây dựng các công trình đê điều qua các thời kỳ ................. 25
1.4.4. Các sự cố về đê điều ở Việt Nam và nguyên nhân ............................................ 26
Kết luận chương 1........................................................................................................ 29

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ QUẢN


LÝ CHẤT LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐÊ
ĐIỀU ................................................................................................................... 30

2.1. Cơ sở lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm .......................... 30
2.1.1. Chất lượng sản phẩm ......................................................................................... 30
2.1.2. Quản lý chất lượng sản phẩm ............................................................................ 31
2.2. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều ....................... 33
2.2.1. Khái niệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng ............................................. 33
2.2.2. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng [5] ........................................... 33
2.2.3. Các phương thức quản lý chất lượng [6] ......................................................... 35
2.2.4. Các nguyên tắc quản lý chất lượng [7] ............................................................. 41
2.2.5. Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
công trình đê điều ......................................................................................................... 42
2.2.6. Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây
dựng công trình đê điều ............................................................................................... 44
2.3. Công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình đê điều ........ 45

iii


2.3.1. Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát [8].............................................. 45
2.3.2. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế [9] ............................................... 47
2.3.3. Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công [10] ............................................ 49
2.3.4. Quản lý chất lượng trong giai đoạn khai thác và sử dụng .............................. 51
2.4. Những căn cứ pháp lý cho việc quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
công trình đê điều ........................................................................................................ 52
2.4.1. Những quy định pháp luật của Nhà nước ........................................................ 52
2.4.2. Những văn bản pháp quy của tỉnh Nghệ An .................................................... 54
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 54


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CHI CỤC ĐÊ ĐIỀU VÀ
PCLB NGHỆ AN – ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN: CỦNG CỐ, NÂNG CẤP
TUYẾN ĐÊ TẢ LAM ....................................................................................... 55
3.1. Giới thiệu khái quát về Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Nghệ An ... 55
3.1.1. Quá trình hình thành và tổ chức bộ máy quản lý ............................................ 55
3.1.2. Những dự án tiêu biểu đã quản lý thực hiện .................................................... 58
3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng tại Chi cục. 61
3.2.1. Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị dự án ......................... 61
3.2.3 .Công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thanh quyết toán và bảo hành
công trình ...................................................................................................................... 69
3.2.4. Đánh giá chung về công tác kiểm soát chất lượng dự án của Chi cục ........... 70
3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng dự án đầu
tư xây dựng– Áp dụng cho dự án:Củng cố, nâng cấp tuyến đê Tả Lam ............... 73
3.3.1. Định hướng trong công tác quản lý chất lượng dự án của Chi cục................ 73
3.3.2. Giới thiệu về gói thầu dự án: Củng cố, nâng cấp tuyến đê Tả Lam đoạn từ
Nam Đàn đến Rào Đừng.............................................................................................. 74
3.3.3. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng dự án: Củng cố,
nâng cấp tuyến đê Tả Lam đoạn từ Nam Đàn đến Rào Đừng........................................... 77
Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 96

iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng và Thái Bình ...................................... 18
Hình 1.2: Đê sông Hồng đoạn phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội .............................. 20

Hình 1.3: Đê biển Cát Hải, Hải Phòng .......................................................................... 21
Hình 1.4: Một số hình ảnh về trận vỡ đê sông Hồng năm 1971.................................... 27
Hình 1.5: Một số hình ảnh về vỡ đê Rú Trí ở Hà Tĩnh ................................................. 27
Hình 1.6: Một số hình ảnh về sự cố sạt, trượt, lỡ .......................................................... 28
Hình 2.1: Sơ đồ đảm bảo chất lượng ............................................................................. 38
Hình 2.2: Mô hình đảm bảo chất lượng......................................................................... 38
Hình 2.3: Kiểm soát chất lượng toàn diện - TQC ......................................................... 40
Hình 2.4: Sơ đồ quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát ....................................... 45
Hình 2.5: Sơ đồ quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát ....................................... 47
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Chi cục ......................................................................... 58
Hình 3.2: Sơ đồ các nhóm giải pháp................................................................................ 77
Hình 3.3: Bộ máy quản lý thực hiện dự án tổ chức theo 3 cấp độ ................................ 83
Hình 3.4: Quy trình phê duyệt kế hoạch biện pháp thi công tại ban QLDA ................. 86

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phân cấp đê sông theo số dân được bảo vệ .................................................... 9
Bảng 1.2: Phân cấp đê sông theo lưu lượng lũ thiết kế ................................................... 9
Bảng 1.3: Phân cấp đê sông theo độ ngập sâu trung bình ............................................... 9
Bảng 1.4: Phân cấp đê biển và đê cửa sông theo số dân được bảo vệ ............................ 9
Bảng 1.5: Phân cấp đê biển và đê cửa sông theo độ ngập sâu ...................................... 10
Bảng 1.6: Phân cấp đối với đê bao, đê bối và đê chuyên dùng ..................................... 10
Bảng 1.7: Hệ số an toàn về ổn định của đê ................................................................... 10
Bảng 1.8: Độ cao gia tăng an toàn của đê ..................................................................... 11
Bảng 3.1 Đề xuất dự kiến một số kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ............................ 82
Bảng 3.2: Bảng xác định “danh mục ưu tiên” ............................................................... 91
Bảng 3.3: Bảng kết quả sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp ....................... 92


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
CĐT
CTXD
CLCTXD
ĐTXD
DAĐTXD

Nghĩa đầy đủ
Chủ đầu tư
Công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng
Đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng

QLDA

Quản lý dự án

XDCT

Xây dựng công trình

PCLB

Phòng chống lụt bão


NTTK

Nhà thầu thiết kế

NVTK

Nhiệm vụ thiết kế

NTKS

Nhà thầu khảo sát

PAKS

Phương án khảo sát

NVKS

Nhiệm vụ khảo sát

TKXD

Thiết kế xây dựng

KH – KT
TC – HC – KT

Kế hoạch – kỹ thuật
Tổ chức – hành chính – kế toán


KTXH

Kinh tế xã hội

TVGS

Tư vấn giám sát

GPMB

Giải phóng mặt bằng

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

vii



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự hội nhập và phát triển của đất nước, lĩnh vực xây dựng cơ bản
càng được chú trọng và đầu tư để diện mạo đất nước ngày càng không ngừng đổi mới.
Vì vậy công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng cần được quan tâm, góp
phần nâng cao hiệu quả đầu tư cho mỗi dự án, công trình.

Chất lượng công trình xây dựng không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh
mạng, an ninh công cộng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là
yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển của mỗi quốc qia. Do vậy, quản lý chất lượng
công trình xây dựng là vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm.
Công trình xây dựng có đặc điểm là nguyên chiếc, đơn nhất, cố định không thể di dời
và vốn có hạn. Trên thực tế đã xảy ra không ít sự cố liên quan tới chất lượng công
trình xây dựng mà hậu quả của chúng là vô cùng to lớn, chẳng hạn như vụ sập cầu Cần
Thơ với 54 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, gây thiệt hại không nhỏ
cho nhà nước và xã hội. Chính vì thế vấn đề chất lượng công trình cần được quan tâm
và siết chặt quản lý hơn nữa trong những đơn vị quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.
Trước bối cảnh đó, Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Nghệ An cần tìm kiếm
những cách thức tổ chức và quản lý khác nhau để tồn tại và phát triển đặc biệt trong
công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng. Cùng những phân tích trên và
những kiến thức được học tập ở nhà trường, kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình
công tác tại cơ quan, tác giả chọn đề tài luận văn với tên gọi: “Đề xuất giải pháp quản
lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng tại Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão
Nghệ An”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, có cơ sở lý luận và thực tiễn
nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng tại Chi cục
Đê điều và phòng chống lụt bão Nghệ An.

1


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:Với những kết quả đạt được theo định hướng nghiên cứu lựa chọn
đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa, cập nhật và dần hoàn thiện cơ sở lý luận về chất
lượng và công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình, các nhân tố ảnh
hưởng đến quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình của các cơ quan nhà nước.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là những tài liệu tham khảo hữu ích cho công
tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về quản lý chất lượng dự án xây dựng công trình.
b. Ý nghĩa thực tiễn:Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và đề xuất giải pháp của
đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị gợi mở trong việc tăng cường hơn nữa hiệu quả
công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng không chỉ cho Chi cục Đê điều và
phòng chống lụt bão Nghệ An mà còn cho các cơ quan quản lý nhà nước khác trong
lĩnh vực xây dựng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của đề tàilà công tác quản lý chất
lượng trong các dự án đầu tư xây dựng của Chi cục Đê điều và phòng chống lụt
bão Nghệ An.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:Phạm vi về mặt không gian và nội dung là đề tài
tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý chất lượng các dự án xây dựng
công trình đê điều do Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Nghệ An làm chủ
đầu tư.Phạm vi về mặt thời gian là luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích
thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng của Chi cục từ năm
2010 đến năm 2015 và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng cho giai đoạn 2016
đến năm 2020.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp điều tra thu thập thông tin;

2


+ Phương pháp kế thừa, áp dụng mô hình quản lý thông qua sách báo và thông tin
Internet nhưng có chọn lọc;
+ Phương pháp thống kê, phân tích tính toán, tổng hợp số liệu;
+ Phương pháp khảo sát thực tế;

+ Phương pháp đối chiếu hệ thống văn bản pháp quy như: Nghị định, Thông tư, Luật
xây dựng của nhà nước;
+ Phương pháp tiếp cận thông tin dự án.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần phải nghiên cứu, giải quyết được
những vấn đề sau:
+ Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Những kinh
nghiệm có được trong quá trình quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng ở nước ta và
trên thế giới trong thời gian qua.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án chất lượng dự án đầu tư xây
dựng của Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Nghệ An.
+ Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, có tính khả thi
nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng, áp dụng cụ thể
cho dự án: “ Củng cố, nâng cấp tuyến đê Tả Lam đoạn từ Nam Đàn đến Rào Đừng ”
7. Nội dung của luận văn
Ngoài Phần mở đầu,Kết luận kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được cấu trúc thành 03 chương với nội dung chính như sau:
+ Chương 1: Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng;
+ Chương 2: Cơ sở lí luận về quản lý chất lượng và quản lý chất lượng dự án đầu tư
xây dựng công trình đê điều;

3


+ Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng
tại Chi cục Đê điều và phòng chống lụt bão Nghệ An – Áp dụng cho dự án “ Củng cố,
nâng cấp tuyến đê Tả Lam”

4



CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG
1.1. Công trình xây dựng và chất lượng công trình xây dựng
1.1.1. Công trình xây dựng
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Chương 1, Điều 3, Khoản 10 của Luật xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18,
tháng 6, năm 2014 thì công trình xây dựng (CTXD) là sản phẩm được tạo thành bởi
sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được
liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. CTXD bao gồm
công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển
nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác.
1.1.1.2. Đặc điểm
+ CTXD có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất xây lắp
kéo dài.
+ CTXD cố định tại nơi sản xuất, phương tiện thi công, người lao động,... phải di
chuyển đến địa điểm xây dựng.
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng [1]
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,
các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn
phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh
tế.Có được chất lượng công trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng, trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu
tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
Từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xâydựng, chất
lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như:công năng, độ
5



tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an
toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian
phục vụ của công trình). Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần
được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm
xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó.
Một số vấn đề cơ bản trong đó là:
+ Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hìnhthành ý tưởng
về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chấtlượng khảo sát, chất lượng
thiết kế...
+ Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng củanguyên vật
liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục
công trình.
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định
nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện
các bước công nghệ thi công, chất lượng cáccông việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư
lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
+ Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng
công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đốivới đội ngũ công nhân,
kỹ sư xây dựng.
+ Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ
mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử
dụng.
+ Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi
trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt
động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...
+ Vấn đề môi trường: Cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tớicác yếu tố
môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tácđộng của các yếu tố môi
trường tới quá trình hình thành dự án.

6


1.2. Đê điều và vai trò của hệ thống đê điều
1.2.1. Khái niệm công trình đê điều
Theo Luật Đê điều, số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 thì đê là công trình
ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật.
Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình
phụ trợ, với khái niệm như sau:
+ Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông.
+ Đê biển là đê ngăn nước biển.
+ Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.
+ Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.
+ Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.
+ Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.
+ Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở để bảo vệ đê.
+ Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết
hợp giao thông thuỷ.
+ Công trình phụ trợ là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công
trình tràn sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng
giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê;
điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý
đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm chậm lũ; dải cây
chắn sóng bảo vệ đê.
+ Chân đê đối với đê đất là vị trí giao nhau giữa mái đê hoặc mái cơ đê với mặt đất tự
nhiên được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mốc chỉ
giới hành lang bảo vệ đê. Chân đê đối với đê có kết cấu bằng bê tông hoặc vật liệu khác
là vị trí xây đúc ngoài cùng của móng công trình.
7



+ Cửa khẩu qua đê là công trình cắt ngang đê để phục vụ giao thông đường bộ, đường
sắt.
+ Công trình đặc biệt là công trình liên quan đến an toàn đê điều, bao gồm công trình
quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, công trình ngầm phục vụ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống giếng khai thác nước ngầm; cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền; di
tích lịch sử, văn hóa, khu phố cổ, làng cổ; cụm, tuyến dân cư trong vùng dân cư sống
chung với lũ và trên các cù lao.
1.2.2. Phân loại và phân cấp công trình đê điều [2]
1.2.2.1. Phân loại
Đê được phân loại thành đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên
dùng theo quy định tại Điều 3 của Luật Đê điều với khái niệm đã được nêu tại mục
1.2.1.
Ranh giới giữa đê sông và đê cửa sông là tại vị trí mà độ chênh cao do nước dâng
truyền vào xấp xỉ bằng 0,5m, ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước
thiết kế đê, phía biển là triều tần suất 5% và bão cấp 9.
Ranh giới giữa đê cửa sông và đê biển là tại vị trí mà độ cao sóng xấp xỉ bằng 0,5m,
ứng với trường hợp mực nước trong sông là mực nước thiết kế đê, phía biển là sóng
bất lợi tương ứng triều tần suất 5% và bão cấp 9.
1.2.2.2. Phân cấp
Căn cứ vào số dân được đê bảo vệ; tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế xã hội; đặc điểm lũ, bão của từng vùng; diện tích và phạm vi địa giới hành chính; độ
ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế; lưu lượng lũ thiết
kế, mà xác định cấp đê như sau:
+ Đoạn đê hữu sông Hồng từ K47+980 đến K85+689, thuộc địa bàn thành phố Hà Nội
được xếp vào cấp đê đặc biệt.
+ Đối với đê sông

8



Bảng 1.1: Phân cấp đê sông theo số dân được bảo vệ
Số dân được đê bảo vệ (người)
Diện tích bảo vệ khỏi
ngập lụt (ha)
Trên 150.000
150.000 đến trên 60.000
60.000 đến trên 15.000
15.000 đến 4.000
Dưới 4.000

Trên
1.000.000

1.000.000
đến trên
500.000

500.000
đến trên
100.000

100.000
đến trên
10.000

Dưới
10.000

I
I

I
I
-

I
II
II
III
-

II
II
II
III
III

II
III
III
III
IV

II
III
IV
V
V

Bảng 1.2: Phân cấp đê sông theo lưu lượng lũ thiết kế
Lưu lượng lũ thiết kế (m3/s)

Trên 7.000
7.000 đến trên 3.500
3.500 đến 500
Dưới 500

Cấp đê
I - II
II - III
III - IV
V

Bảng 1.3: Phân cấp đê sông theo độ ngập sâu trung bình
Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực
nước lũ thiết kế (m)

Cấp đê

Trên 3m
Từ 2m đến 3m
Từ 1m đến 2m
Dưới 1m

I - II
II - III
III - IV
V

+ Đối với đê đối với đê biển và đê cửa sông
Bảng 1.4: Phân cấp đê biển và đê cửa sông theo số dân được bảo vệ
Diện tích bảo vệ khỏi

ngập lụt (ha)
Trên 100.000
100.000 đến trên 50.000
50.000 đến trên 10.000
10.000 đến 5.000
Dưới 5.000

Số dân được đê bảo vệ (người)
200.000 100.000
50.000
Trên
đến trên đến trên
đến
200.000
100.000
50.000
10.000
I
I
II
III
II
II
III
III
III
III
III
III
III

III
III
IV
III
IV
IV
V

9

Dưới
10.000
III
III
IV
V
V


Bảng 1.5: Phân cấp đê biển và đê cửa sông theo độ ngập sâu
Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước
triều thiết kế (m)

Cấp đê

Trên 3m
Từ 2m đến 3m
Từ 1m đến 2m
Dưới 1m


I - II
II - III
III - IV
V

+ Đối với đê bao, đê bối, đê chuyên dùng:
Bảng 1.6: Phân cấp đối với đê bao, đê bối và đê chuyên dùng
Loại đê
Đê bao, đê
chuyên
dùng
Đê bối

Khu vực bảo vệ khỏi ngập lụt
Thành phố, khu công nghiệp, quốc phòng, an
ninh, kinh tế - xã hội … quan trọng
Các trường hợp còn lại
Tất cả mọi trường hợp

Cấp đê
III - IV
IV - V
V

1.2.3. Đặc điểm của công trình đê điều
+ Lưu lượng cũ thiết kế của từng tuyến đê thực hiện theo quy hoạch phòng chống lũ
của tuyến sông có đê do cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo quy định tại Điều 12 của
Luật Đê điều.Các tuyến đê phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế đê được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hệ số an toàn về ổn định của đê:

Bảng 1.7: Hệ số an toàn về ổn định của đê
Cấp đê
Hệ số an toàn

Đặc biệt
1,50

I
1,35

II
1,30

III
1,20

IV
1,15

V
1,05

+ Cao trình đỉnh đê được xác định theo công thức:CTĐĐ = MNTKĐ + ∆h
Trong đó:- CTĐĐ: cao trình đỉnh đê (m);
- MNTKĐ: mực nước lũ thiết kế đê;
- ∆h: độ cao gia thăng an toàn;
+ Độ cao gia tăng an toàn của đê (chưa bao gồm độ cao sóng leo, nước dâng)

10



Bảng 1.8: Độ cao gia tăng an toàn của đê
Cấp đê
Độ cao gia tăng (m)

Đặc biệt
0,8

I
0,6

II
0,5

III
0,4

IV
0,3

V
0,2

+ Bề rộng mặt đê và độ dốc mái đê:
- Chiều rộng mặt đê và độ dốc mái đê được lựa chọn phải thỏa mãn yêu cầu đảm bảo
ổn định, có xét đến yêu cầu cứu hộ đê và các yêu cầu khác.
- Trong điều kiện thông thường (thiết kế định hình): chiều rộng mặt đê cấp đặc biệt,
cấp I, cấp II, và cấp III có bề rộng 6m; đê cấp IV, cấp V ≥ 3m. Độ dốc mái đê phía
sông m s = 2, mái đê phía đồng m đ = 3.
- Nếu đê có yêu cầu kết hợp giao thông, thì bề rộng mặt đê lấy theo yêu cầu của giao

thông.
+ Cơ đê và đường hành lang chân đê:
- Việc bố trí cơ, xác định cao trình và bề rộng mặt cơ cần thông qua tính toán ổn định
mái dốc, ổn định thấm để xác định.
- Mái đê phía đồng của những tuyến đê có chiều cao trên 5m nên bố trí cơ để tăng hệ
số an toàn ổn định chống trượt và chống thấm. Bề rộng của cơ nên lấy từ 3m đến 5m.
- Khi có kết hợp giao thông trên cơ thì chiều rộng mặt cơ xác định theo yêu cầu giao
thông.
- Nếu bố trí cơ đê phía sông thì cần xem xét đến chiều rộng để kết hợp việc trồng cây
chắn sóng.
- Đối với những tuyến đê đi qua khu dân cư, nên bố trí đường hành lang chân đê kết
hợp giao thông khu vực và chống vi phạm, chiều rộng đường hành lang nên chọn 5m.
+ Việc kết hợp giao thông phải phù hợp với quy hoạch giao thông của khu vực.
+ Trong điều kiện phù hợp, có thể bố trí đê phi tiêu chuẩn, thân thiện với môi trường,
đáp ứng yêu cầu phòng, chống lụt, bão kết hợp giao thông đô thị, bảo vệ môi trường.

11


+ Tường chắn: Đối với những đoạn đê có sử dụng kết cấu tường chắn thì cần có kết
cấu hợp lý, đảm bảo an toàn về trượt, lật và chiều dài đường viền thấm.
1.2.4. Vai trò của công trình đê điều
Do sự biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai lũ,
bão xảy ra trái quy luật, mùa khô mực nước xuống rất thấp gây tác động xấu đến mực
nước ngầm, mùa lũ mưa lớn tập trung nên lũ có biên độ cao. Tác động điều tiết của
các hồ chứa làm mực nước thay đổi không theo quy luật tự nhiên, quá trình lũ kéo dài,
vi phạm lấn chiếm bãi sông, lòng sông để xây dựng công trình, phát triển kinh tế, quá
trình tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, phát triển sản xuất, đổ vật liệu, xây dựng nhà cửa
trên đê, khai thác cát lòng sông không có quy hoạch. Hệ thống đê điều là công trình
đất, nên chịu tác động lớn của các yếu tố trên, kết quả là mỗi mùa lũ đến, hệ thống đê

điều vẫn xuất hiện rất nhiều sự cố ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn đê. Hiện nay và mãi
mãi về sau, đê vẫn là biện pháp chống lũ chủ yếu và có hiệu quả nhất. Để khắc phục
các khâu yếu của hệ thống đê cần phải kiểm tra và đánh giá: mặt cắt đê tiêu chuẩn đối
với từng cấp đê để có kế hoạch củng cố; củng cố đê đảm bảo an toàn chống lũ theo
tiêu chuẩn thiết kế của từng cấp đê.
Đê điều là công trình quan trọng được xây dựng, tu bổ và bảo vệ qua nhiều thế hệ
nhằm ngăn nước lũ, nước biển, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và của nhân
dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững, gắn với quốc phòng, an ninh, chủ
quyền và lợi ích quốc gia. Trong quá trình phát triển của đất nước, tác động trực tiếp
của con người, của thiên nhiên đối với đê ngày càng tăng và có diễn biến ngày càng
phức tạp, yêu cầu đảm bảo an toàn đối với hệ thống đê điều ngày càng cao. Trong
những năm gần đây, tình hình thời tiết, khí tượng, thuỷ văn thay đổi bất thường và rất
phức tạp, làm cho công tác dự báo gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy để chủ động trong
công tác phòng chống lụt bão, cần phải có giải pháp công trình phù hợp để chủ động
trong công tác phòng chống lụt bão. Hệ thống đê điều ở nước ta đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ tài sản, mùa màng và tính mạng của người dân. Bởi vậy, ngay
từ khi hòa bình lập lại Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đầu tư cho hệ thống công
trình đê điều, cùng với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, tâm huyết với nghề. Công
tác PCLB và giảm nhẹ thiên tai, trong thời gian qua cũng nhận được sự quan tâm đặc
12


biệt của Đảng và Nhà nước, đã được đầu tư nhiều công trình hồ chứa lớn thượng
nguồn tham gia chống lũ cho hạ du; nhiều hệ thống đê được nâng cấp và xây mới góp
phần giảm số người chết và thiệt hại kinh tế.
Biến đổi khí hậu sẽ tạo ra các trạng thái khí hậu cực đoan, thiên tai sẽ xuất hiện nhiều
hơn, không tuân theo quy luật thường có, đặc biệt vấn đề nước biển dâng sẽ trở thành
thách thức đối với Việt Nam. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng từ 0,3 –
0,5 triệu ha tại đồng bằng sông Hồng. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha
đất trồng lúa trong tổng số hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh

lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân. Mưa tập trung trong
thời gian ngắn, lũ lụt, hạn hán kéo dài; tần suất xuất hiện nhiều hơn, sự an toàn của các
hồ chứa bị đe dọa. Hệ thống đê hiện tại có nguy cơ tràn và vỡ đê ngay cả khi không có
các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao làm chế độ dòng chảy ven bờ
thay đổi gây xói lở bờ. Đối với hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nước biển
dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con
sông dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh
lũ tăng thêm, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra
hệ thống đê điều góp phần hình thành mạng lưới giao thông quan trọng, giúp tăng lưu
lượng giao thông: Mục tiêu ban đầu của công trình đê điều chỉ nhằm ngăn và chống lũ
bảo vệ các khu vực được hưởng lợi từ công trình mang lại. Nhưng do quá trình phát
triển của xã hội, công trình từng bước được đầu tư để cải tạo, nâng cấp và nhu cầu khai
thác lợi dụng tổng hợp. Công trình đê không chỉ là công trình bằng đất thực hiện mục
tiêu phòng chống lũ mà còn phải là công trình văn hóa phù hợp với cảnh quan chung
và đặc biệt mặt đê được kết hợp làm đường giao thông. Hiện nay cùng với sự phát
triển của xã hội, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, những vùng ven đê tập trung
nhiều dân cư sinh sống, phương tiện giao thông cũng thay đổi và tăng lên không
ngừng.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình đê điều
1.3.1. Nhân tố chủ quan
Là nhóm nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình đê điều từ quy hoạch,
thiết kế công trình, thi công xây dựng đến quản lý bảo vệ, bảo dưỡng công trình.
13


+ Trong thời gian gần đây nhiều công trình thủy lợi, thủy điện trên lưu vực phía Trung
Quốc đã được xây dựng trên các tuyến sông chính của nước ta, tuy nhiên chúng ta
không có đầy đủ các thông số về các công trình này như quy trình vận hành, xả lũ,…
hơn nữa, việc thay đổi dòng chảy và biến đổi lòng dẫn, tình hình KTXH trong vùng có
nhiều thay đổi. Chính vì thế việc quy hoạch hợp lý và thiết kế các chỉ tiêu kĩ thuật để

đảm bảo chống lũ cho hệ thống đê điều hết sức cần thiết và quan trọng.
+ Trong quá trình thi công xây dựng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công
trình như con người, máy móc, công nghệ, tổ chức thi công, chất lượng nguyên vật
liệu,…
- Trình độ người lao động được phản ánh thông qua trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ
năng, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm. Ngoài ra, người lao động còn được đánh giá
thông qua sự hiểu biết, nắm vững về phương pháp, công nghệ, quy trình sản xuất, các
tính năng, tác dụng của máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, sự chấp hành đúng quy
trình phương pháp công nghệ và các điều kiện đảm bảo an toàn trong công ty. Theo
quan điểm quản trị chất lượng sản phẩm hiện đại, mặc dù công nhân là người trực tiếp
sản xuất ra sản phẩm nhưng người quản lý lại là người phải chịu trách nhiệm đối với
sản phẩm sản xuất ra. Các chính sách chất lượng và kế hoạch chất lượng được lập ra
dựa trên những nghiên cứu, thiết kế của các lãnh đạo công ty.Quan điểm của họ có ảnh
hưởng rất lớn tới việc thực hiện chất lượng trong toàn công ty.
- Đối với mỗi công ty, công nghệ luôn là một trong những yếu tố cơ bản, quyết định
tới chất lượng công trình. Trình độ hiện đại, tính đồng bộ và khả năng vận hành công
nghệ... ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình. Việc áp dụng công nghệ vào thi
công công trình phải phù hợp với tình hình thực tế cũng như yêu cầu của Chủ đầu tư.
- Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, cấu thành
thực thể sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc trực tiếp vào chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình
cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho
quá trình sản xuất diễn ra liên tục , nhịp nhàng; sản phẩm ra đời với chất lượng cao.
Ngược lại, không thể có được những sản phẩm có chất lượng cao từ nguyên liệu sản

14


xuất không bảo đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật
liệu.

- Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động... dù có ở trình
độ cao song không được tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa
các khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Không
những thế, nhiều khi nó còn gây thất thoát, lãng phí nhiên liệu, nguyên vật liệu... của
công ty. Do đó, công tác tổ chức sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất
trong công ty đóng một vai tròn hết sức quan trọng.Tuy nhiên, để mô hình và phương
pháp tổ chức sản xuất được hoạt động có hiệu quả thì cần phải có năng lực quản lý.
Trình độ quản lý nói chung và quản lý chất lượng nói riêng một trong những nhân tố
cơ bản góp phần cải tiến, hoàn thiện chất lượng sản phẩm của công ty. Điều này gắn
liều với trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ quản lý về chất lượng, chính sách chất
lượng, chương trình và kếhoạch chất lượng nhằm xác định được mục tiêu một cách
chính xác rõ ràng, làm cơ sở cho việc hoàn thiện, cải tiến.
+ Theo thời gian cũng như do các yếu tố khác, các công trình đê điều đã bị hư hại
nhiều. Chính vì vậy, công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình đê điều được thực hiện
hàng năm là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng đê điều và đề nghị của
địa phương, Vụ Quản lý Đê điều đã phân bố kinh phí thực hiện công tác này để đảm
bảo chất lượng công trình đê điều.
1.3.2. Nhân tố khách quan
+ Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến chất lượng công
trình, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều như
Việt Nam. Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét... ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng các, nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng, bến bãi.
Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt
đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoài trời. Trong công tác thi công công trình
trình đê điều bị phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điều kiện tự nhiên như mực nước thủy
triều hoặc mực nước sông lên xuống, công tác đắp đất cần thời tiết thuận lợi,…

15



+ Nhiều hoạt động kinh tế của con người đã gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình
đê điều như hiện tượng xâm lấn hành lang đê điều xảy ra trên nhiều tuyến đê, khai thác
vật liệu xây dựng trái phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng sông và hệ thống đê
điều, vi phạm quá tải trọng trên tuyến đê kết hợp đường giao thông… Do sự chưa
quyết liệt của chính quyền địa phương cũng như lực lượng thanh tra nên tình trang trên
đang khá phổ biến, tại nhiều tỉnh thành có đê.
+ Cơ chế chính sách quản lý của Nhà nước: Cơ chế, chính sách quản lý của nhà nước
trong lĩnh vực kinh tế bao gồm: thắt chặt vốn vay, các quy định trong hệ thống tài
chính ngân hàng, việc điều chỉnh tăng giá nguyên liệu, nhiên liệu trong lĩnh vực xây
dựng thường xuyên thay đổi. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong nước
và trên thế giới gây khó khăn đến việc cung cấp nguồn vốn cho chủ đầu tư, cho nhà
thầu thi công. Tất cả các vấn đề này đã ảnh hưởng trực tiếp hay phần nào gián tiếp đến
kinh tế của chủ thể tham gia thi công xây dựng công trình khi mà kinh tế là vấn đề
sống còn của mỗi doanh nghiệp: giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá cả thị trường tăng
trong khi nguồn vốn đầu tư bị khống chế trong giai đoạn lập dự án đầu tư; khi xảy ra
phát sinh vốn đầu tư vượt khả năng kiểm soát của chủ đầu tư, có liên quan đến các chủ
thể tham gia thì dẫn đến việc xảy ra tiêu cực trong thi công (Họ sẽ tính tới việc cắt bớt,
hay loại bỏ một số bước khi thi công…). Các chủ thể không thể tồn tại độc lập mà
luôn có mối quan hệ chặt chẽ và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội.Cơ chế quản lý vừa là môi trường, vừa là điều kiện cần thiết tác động đến
phương hướng, tốc độ và chất lượng trong thi công.
+Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật: Ngày nay, không có sự tiến bộ kinh tế xã
hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới. Trong vài thập kỷ
trở lại đây, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá
quan trọng trong lĩnh vự xây dựng đã tạo ra những thay đổi to lớn trong sản xuất cho
phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng
đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, khai thác
và vận hành công nghệ có hiệu quả cao. Bởi vì, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ


16


thuật thì thời gian để chế tạo công nghệ mới thay thế công nghệ cũ dần dần được rút
ngắn lại. Sự ra đời của một công nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sản
phẩm cao hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực để thích ứng với sự thay
đổi liên tục của khoa học công nghệ không thể ngày một ngày hai mà phải có thời
gian. Đây cũng là những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi nguồn
kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng không nhiều.
1.4. Tình hình xây dựng và quản lý hệ thống đê điều ở Việt Nam
1.4.1. Lịch sử hình thành hệ thống đê điều ở Viêt Nam
Theo sử sách ghi chép lại, các vùng đất ven sông là nơi tập trung dân cư đầu tiên của
xã hội loài người, ví dụ vùng ven sông Nin ở Ai Cập, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc,
sông Hằng ở Ấn Độ và vùng ven sông Hồng ở Việt Nam… Dòng sông và vùng bãi bồi
ven sông đã đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của con người. Sông
cung cấp nước ăn và sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là đường thủy thuận tiện
cho giao lưu giữa vùng này với vùng khác. Những yếu tố thuận lợi trên đã dần dần lôi
kéo ngày càng nhiều dân cư đến sinh sống trên vùng bãi ven sông. Tuy vậy các vùng
bãi ven sông đều là vùng trũng, thấp, vì vậy những người đến cư trú trên vùng bãi ven
sông đã phải đối phó với lũ tràn hàng năm. Ban đầu để tránh lũ, người dân chọn các
bãi cao hoặc làm nhà sàn để ở và sản xuất nông nghiệp. Thường chỉ trồng một vụ
trong mùa khô. Mùa lũ khi nước ngập bãi, đàn gia súc chăn nuôi được chuyển đến
những vùng cao và dân chuyển sang nghề đánh cá. Ít lâu sau tuyến đê bao được xây
dựng nhằm ngăn lũ để gieo trồng thêm vụ hoa màu thứ hai và kéo dài thời gian chăn
thả gia súc. Mới đầu đê bao chỉ ngăn được lũ nhỏ, sau để nâng cao dần để chống chọi
với lũ lớn. Nhiều năm liền bãi không bị ngập, dân bắt đầu trồng cây lâu năm và xây
nhà ở vững chãi, ổn định trên đất bãi ven sông. Quá trình này kéo dài trong nhiều thế
kỷ.
Nước ta hiện có hơn 5.000km đê các loại. Có đê sông cái, sông con, đê chính, đê quai.

Những năm gần đây, hệ thống đê biển phát triển khá mạnh. Do đặc điểm địa hình và
khí hậu hệ thống đê chủ yếu tập trung ở miền Bắc và miền Trung. Trong đó con đê
sông Hồng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự trường tồn của cả vùng châu thổ

17


Bắc bộ rộng lớn, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. Trên nhiều phương diện có thể
coi con đê sông Hồng là biểu tượng của hệ thống đê điều Việt Nam.

Hình 1. 1: Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng và Thái Bình
Hệ thống đê sông ở Châu thổ sông Hồng Việt Nam đã có lịch sử trên 2 ngàn
năm.Trong sách lịch sử Việt Nam, đê được nói đến đầu tiên là vào khoảng năm 521
dưới thời Lý Bí (tức Lý Bôn). Tuy nhiên, người có công và được nhắc nhở nhất là Cao
Biền, giữa thế kỷ thứ 9: “Sử chép rằng Cao Biền đào sông, khơi ngòi, mở đường lộ,
lập quán trọ cho khách đi đường trên khắp An Nam. Nhiều đoạn đê, nhất là đoạn đê
trên vùng gần Hà Nội hiện nay được đắp để chống lụt lội”. Cao Biền ra lệnh dân thiết
lập đê quanh thành Đại La với tổng số chiều dài 8,500 thước, cao 8 thước. Đê Cơ Xá
là con đê đầu tiên được vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho xây dựng vào tháng 3
năm Mậu Tý (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long khỏi ngập lụt. Nhà vua ra lệnh
đắp đê trên sông Như Nguyệt (Sông Cầu bây giờ) dài 30 km.Dưới đời nhà Trần,những
con đê được đắp chỉ cốt giữ cho nước lũ không tràn vào đồng ruộng để kịp làm vụ lúa
chiêm, sau khi mùa màng thu hoạch xong thì nước được tự do tràn vào đồng ruộng.
Tháng 3 năm Mậu Thân (1248), vua Trần Thái Tông sai quan ở các lộ đắp đê ở hai
bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển, gọi là Dỉnh Nhỉ Đê hay Đê Quai Vạc. Lại đặt
18


quan để coi việc đê, gọi là Hà Đê chánh phó sứ hai viên. Hể chỗ nào mà đê đắp vào
ruộng của dân, thì nhà nước cứ chiếu theo giá ruộng mà bồi thường cho chủ ruộng.

Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp
đỡ dân chúng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: “Tân Mão, Kiến Trung năm thứ
7 (1231): Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ
huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc
huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa giới
phía nam Diễn Châu”. Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập
những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng
nương. Có thể nói rằng hệ thống đê sông Hồng được hoàn chỉnh dưới thời vua Trần
Thái Tông, cách nay hơn 750 năm.
Thiết lập đê biển được ghi trong lịch sử đầu tiên là vào cuối nhà Trần, Hồ Quý Ly cải
tổ lại điền địa “Khi trước những nhà tôn thất cứ sai đầy tớ ra chỗ đất bồi ở ngoài bể,
đắp đê để một vài năm cho hết nước mặn, rồi khai khẩn thành ruộng. Nay ngoại trừ
bậc đại vương, công chúa ra, thứ dân không được có hơn 10 mẩu”. Vua Lê Thánh
Tông (1460-1497) đặt ra quan “Hà Đê” để lo đê điều và quan Khuyến Nông để phát
triển nông nghiêp. Dưới triều Lê sơ (1428-1527) những con đê lớn hơn được đắp mới,
và tân tạo hệ thống đê cũ trên hai bờ sông Nhị Hà bằng đá vững chắc. Kết quả trái
ngược là sông Hồng trở nên hung dữ hơn, phá vỡ đê và gây ngập lụt triền miên trong
thời nhà Nguyễn, nảy sinh nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê. Giặc giã
thường xuyên xảy ra trong thời Lê, Mạc, Trịnh Nguyễn phân tranh, đê điều bị hư hại
nhiều, mải tới thời Vua Gia Long (1802-1820), vua truyền cho các quan ở các trấn
phải “xoi đào sông ngòi và các cửa bể, và nhất là ở Bắc Thành phải giữ gìn đê điều
cho cẩn thận: chỗ nào không có thì đắp thêm, chỗ nào hư hỏng thì phải sửa chửa lại”.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) đã có công khẩn hoang vùng duyên hải Ninh Bình,
Nam Định, Hải Dương. Ông đi kinh lý khắp bải bồi vùng duyên hải, tự vẽ bản đồ,
phân phát trâu bò, nông cụ cho dân để khẩn hoang. Chỉ trong 2 năm (1828 - 1829),
Ông lập ra 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) cùng hai tổng
Hoàng Thu và Minh Nhất (ven bờ biển Thái Bình, Ninh Bình), khai khẩn tổng cộng
được 37,770 ha đất. Đây là vùng đất bồi, hàng năm tốc độ phù sa bồi tụ tiến ra biển từ
80 - 100 m. Từ đó, cứ sau 20-30 năm, đê biển mới được xây đắp lấn ra biển. Đến nay,
19



×