MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .................... viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CÔNG TÁC
GIÁM SÁT THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ................................. 5
1.1
Tổng quan về công trình thủy lợi ................................................................ 5
1.1.1 Công trình thủy lợi và vai trò của công trình thủy lợi ................................ 5
1.1.2 Tổng quan chất lượng công trình thủy lợi hiện nay .................................... 7
1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình thủy lợi. ................ 10
1.2 Tổng quan về công tác giám sát thi công công trình thủy lợi ................... 14
1.2.1 Khái quát công tác giám sát thi công công trình thủy lợi ......................... 14
1.2.2 Tổng quan về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy
lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................. 16
1.2.3 Những khó khăn trong công tác giám sát thi công công trình thủy lợi trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................................................................... 18
1.2.4 Sự cần thiết phải có công tác giám sát thi công công trình xây dựng ...... 20
1.3 Nguyên nhân của những khó khăn hạn chế trong công tác giám sát thi
công xây dựng công trình .................................................................................... 21
1.3.1 Về phía chủ đầu tư: ................................................................................... 21
1.3.2 Về phía tư vấn giám sát............................................................................. 22
1.4 Kết luận ..................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .............................................................................. 24
2.1
Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình ................................... 24
2.1.1 Vai trò, mục tiêu của công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công
trình
....................................................................................................... 24
2.1.2 Nguyên tắc chung của công tác giám sát thi công xây dựng .................... 26
2.1.3 Điều kiện của tổ chức, cá nhân để thực hiện công tác giám sát thi công . 27
2.1.4 Hình thức, phương pháp và công cụ giám sát thi công xây dựng công
trình.
....................................................................................................... 32
2.2
Hệ thống các văn bản pháp quy về giám sát thi công xây dựng công trình .
................................................................................................................ 35
2.2.1 Văn bản pháp luật của nhà nước ............................................................... 35
iii
2.2.2 Một số tiêu chuẩn, quy phạm được áp dụng trong quá trình giám sát thi
công xây dựng ..................................................................................................... 37
2.3
Nội dung, quy trình giám sát chất lượng thi công xây dựng..................... 38
2.3.1 Nội dung công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng....................... 38
2.3.2 Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị thi công .............................................. 40
2.3.3 Giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng ............................................. 43
2.3.4 Giám sát trong giai đoạn hoàn thành......................................................... 47
2.4 Các yếu tố làm giảm hiệu quả công tác giám sát thi công xây dựng công
trình ................................................................................................................. 52
2.4.1 Mô hình tổ chức giám sát .......................................................................... 52
2.4.2 Quy trình tổ chức giám sát thi công xây dựng .......................................... 53
2.4.3 Yếu tố con người ....................................................................................... 54
2.4.4 Ảnh hưởng bởi đặc điểm dự án xây dựng ................................................. 55
2.5 Kinh nghiệm giám sát chất lượng thi công các dự án đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi ............................................................................................... 57
2.5.1 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình..................................... 57
2.5.2 Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình .................................... 59
2.5.3 Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình........................................... 59
2.5.4 Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình. ............................... 60
2.6 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào công tác giám
sát thi công xây dựng công trình. ........................................................................ 61
2.6.1 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 ..... 61
2.6.2 Nội dung của hệ thống quản lý chất lượng khi áp dụng vào công tác giám
sát thi công ....................................................................................................... 62
2.7
Kết luận ..................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ... 65
3.1
Giới thiệu về Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh......... 65
3.1.1 Quá trình hình thành .................................................................................. 65
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và năng lực nhiệm vụ hiện nay ........................................ 65
3.1.3 Các loại hình công trình thủy lợi do Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp
và PTNT Bắc Ninh thực hiện .............................................................................. 68
3.2 Thực trạng công tác giám sát tại Ban Quản lý dự án Sở NN và PTNT Bắc
Ninh. ................................................................................................................. 70
iv
3.2.1 Tổ chức thành viên tham gia hoạt động giám sát ..................................... 70
3.2.2 Quy trình giám sát của Ban Quản lý dự án NN và PTNT Bắc Ninh giai
đoạn từ 2010 đến 2015 ........................................................................................ 71
3.2.3 Đánh giá chung về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình
thủy lợi của Ban Quản lý dự án giai đoạn 2010-:-2015 ...................................... 72
3.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác giám sát thi công xây dựng
các công trình thuỷ lợi tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc
Ninh. ................................................................................................................ 75
3.3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ............................................................. 75
1. Đối với chủ đầu tư ........................................................................................... 77
2. Đối với tổ chức thi công .................................................................................. 77
3.3.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức giám sát ....................................................... 78
3.3.3 Xây dựng quy trình giám sát theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.................. 81
3.3.4 Lập kế hoạch và tổ chức giám sát ............................................................. 86
3.3.5 Tăng cường công cụ, phương tiện cho hoạt động giám sát ...................... 87
3.3.6 Đảm bảo chất lượng đội ngũ giám sát ...................................................... 92
3.3.7 Các sáng kiến để hoàn thiện công tác giám sát......................................... 94
3.3.8 Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào công
tác giám sát thi công xây dựng tại Ban QLDA NN&PTNT Bắc Ninh. ............ 100
Kết luận ............................................................................................................. 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 105
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Sự cố vỡ ống nước Sông Đà.................................................................. 9
Hình 1.2. Một đoạn kè đang thi công .................................................................. 17
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức. .......................................................................... 67
Hình 3.2. Trình tự giám sát công trình xây dựng ................................................ 72
Hình 3.3 Mô hình tổ chức đề xuất ....................................................................... 79
Hình 3.4. Quy trình giám sát thi công đề xuất .................................................... 83
Hình 3.6:Sơ đồ quản lý giám sát công tác vật liệu đầu vào ................................ 96
Hình 3.7:Sơ đồ khống chế tiến độ thi công ......................................................... 98
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Phương pháp giám sát thi công và biện pháp thực hiện ..................... 90
vii
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Danh mục viết tắt
Nghĩa đầy đủ
BNN&PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BXD
Bộ Xây dựng
BQL
Ban Quản lý
CP
Chính phủ
CĐT
Chủ đầu tư
CBGS
Cán bộ giám sát
DT
Dự toán
GSV
Giám sát viên
GST:
Giám sát trưởng
GPMB:
Giải phóng mặt bằng
NĐ
Nghị định
LXD
Luật Xây dựng
TKBVTC
Thiết kế bản vẽ thi công
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCN
Tiêu chuẩn ngành
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Bắc Ninh là Tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc; mật độ mạng lưới sông
khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 sông lớn chảy qua là sông Đuống,
sông Cầu và sông Thái Bình. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển
chung của đất nước, Bắc Ninh đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với mục tiêu sẽ là tỉnh công
nghiệp vào những năm 2020. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp, ngành nông nghiệp ở Bắc Ninh cũng có những bước phát triển vượt bậc,
diện tích canh tác hoa màu, lương thực, nuôi trồng thủy sản bị cắt giảm, song
năng suất và hiệu quả lại tăng lên rất cao, đảm bảo an ninh lương thực và nâng
cao đời sống của nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, sự biến đổi của khí hậu toàn
cầu và ảnh hưởng của nước biển dâng đã làm mực nước các sông lên xuống thất
thường, bão lụt, hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân; một
số công trình kênh mương, trạm bơm tưới, tiêusau thời gian đưa vào vận hành,
khai thác đã bị hư hỏng, xuống cấp; hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh cũng cần
phải đầu tư nâng cấp, mở rộng kết hợp làm đường giao thông để đáp ứng với sự
phát triển chung của tỉnh. Vì vậy, vấn đề đầu tư xây dựng, nâng cấpcác công
trình thủy lợi đã được tỉnh Bắc Ninh quan tâm đặc biệt; hàng năm đều có những
dự án tu bổ, sửa chữa, nâng cấp, hoặc làm mới hệ thốngkênh mương, đê, kè
sông, trạm bơm, hệ thống đê điều… nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước phục
vụ sản xuất, phòng chống thiên tai, cũng như đảm bảo dân sinh và phát triển
kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn như vậy, vấn đề giám sát thi công trong giai
đoạn thực hiện dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng
công trình và nâng cao hiệu quả của dự án. Nhằm mục đích hiểu rõ, thực thi
nghiêm túc và ngày càng hoàn thiện công tác giám sát thi công trong giai đoạn
1
thực hiện dự án các công trình thủy lợi ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và các công
trình thủy lợi do Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bắc Ninh làm chủ đầu tư nói riêng; nên tác giả lựa chọn đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình là: “Giải pháp hoàn thiện công tác giám sát thi công các công
trình thủy lợi tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Bắc Ninh”. Đề tài mang tính thực tiễn, khoa học, góp phần giải quyết và
khắc phục các tồn tại, đồng thời đưa ra được các giải pháp để nâng cao hơn nữa
chất lượng công trình khi xây dựng các công trình thủy lợi của tỉnh Bắc Ninh
nói chung và của Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
giám sát chất lượng thi công xây dựng các công trình thủy lợi và những nhân tố
ảnh hưởng đến công tác giám sát thi công xây dựng
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đánh giá công tác giám sát thi công các công
trình thủy lợi tỉnh Bắc Ninh nói chung và tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp
và PTNT Bắc Ninh nói riêng trong giai đoạn từ 2010 - 2015 và đề xuất giải pháp
hoàn thiện công tác này trong giai đoạn 2017-2020.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn
trong công tác giám sát thi công nhằm hoàn thiện công tác giám sát thi công các
công trình thủy lợi tại Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Bắc Ninh.
2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Từ cách tiếp cận cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn áp dụng một số phương
pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra tình hình thực tế, thu thập tài liệu,
văn bản liên quan đến công tác giám sát chất lượng công trình; phương pháp
thống kê, hệ thống hóa, phân tích tổng hợp, so sánh; phương pháp đối chiếu với
hệ thống văn bản pháp quy.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
Luận văn nghiên cứu góp phần hệ thống hoá, cập nhật và hoàn thiện những vấn
đề lý luận cơ bản về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy
lợi của các chủ đầu tư. Những nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho
công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu chuyên sâu về công tác giám sát chất
lượng thi công các công trình thủy lợi.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả phân tích thực tiễn và nghiên cứu, đề xuất giải pháp của đề tài sẽ là
những tài liệu tham khảo có giá trị trong việc hoàn thiện, tăng cường hơn nữa
hiệu quả của công tác giám sát nhằm nâng cao chất lượng thi công các công
trình thủy lợi của Ban Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh trong
giai đoạn 2017 -:- 2020.
6. Kết quả đạt được
- Tổng quan thực tiễn và hệ thống những cơ sở lý luận và pháp lý về công tác
giám sát chất lượng thi công các công trình thủy lợi nói chung vàở Ban Quản lý
dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
- Phân tích thực trạng về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình
thủy lợi ở Ban Quản lý dựán Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc
Ninh trong giai đoạn 2010-:-2015. Qua đó đánh giá những kết quả đã đạt được
3
cần phát huy và những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu tìm kiếm giải pháp để
khắc phục.
- Đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn
nữa công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy lợi ở Ban Quản
lýdự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn
2017-:-2020.
7. Nội dung luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu 3 chương với nội dung chính:
Chương 1:Tổng quan về công trình thủy lợi và công tác giám sát thi công các
công trình thủy lợi.
Chương 2:Cơ sở lý luận về giám sát thi công các công trình thủy lợi.
Chương 3: Thực trạng công tác giám sát thi công các công trình thủy lợi tại Ban
Quản lý dự án Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2010-:-2015 và một số giải pháp hoàn thiện cho công tác này ở giai đoạn 2017-:2020.
4
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CÔNG
TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Tổng quan về công trình thủy lợi
1.1.1 Công trình thủy lợi và vai trò của công trình thủy lợi
Theo Điều 2 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, thì "Công
trình thuỷ lợi" là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác
nguồn lợi của nước; phòng, chống tác hại của nước và bảo vệ môi trường sinh
thái; bao gồm: hồ chứa, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh,
công trình trên kênh và bờ bao các loại. Còn "Hệ thống công trình thuỷ lợi" bao
gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo
vệ trong một khu vực nhất định.
Hiện nay vấn đề phát triển nông thôn đang là mối quan tâm hàng đầu ở các nước
trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng cũng như thu hút được sự chú ý
của nhiều nhà khoa học. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện, đáp ứng
được yêu cầu trong đời sống của nhân dân, đòi hỏi nông thôn phải có một cơ sở
hạ tầng đảm bảo, mà trước hết là thuỷ lợi - một lĩnh vực cơ bản có tính chất quyết
định. Thuỷ lợi đáp ứng các yêu cầu về nước một trong những điều kện tiên quyết
để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất; đồng thời
thuỷ lợi góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước,
không ngừng nâng cao đời sống cả về kinh tế và văn hoá - xã hội .
Đối với nước ta hiện nay, kinh tế chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nên
phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nếu như thời tiết khí hậu thuận lợi thì đó là
môi trường thuận lợi để nông nghiệp phát triển, nhưng khi gặp những thời kỳ mà
thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với đời sống của nhân dân và đặc biệt đối với sự phát triển của cây lúa, bởi vì
lúa là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Vì vậy, hệ
thống thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta, cụ
thể là:
5
Làm tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về
nước, góp phần tích cực cho công tác cải tạo đất;
Cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nông
nghiệp, đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra
hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Mặt khác,nhờ có hệ
thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng vụ, vì
hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,3 lên đến 2-2,2 lần đặc biệt có nơi tăng lên
đến 2,4-2,7 lần. Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản xuất được 4 vụ.
Trước đây do hệ thống thuỷ lợi ở nước ta chưa phát triển thì lúa chỉ có hai vụ
trong một năm. Do hệ thống thuỷ lợi phát triển hơn trước nên thu hoạch trên 1 ha
đã đạt tới 60-80 triệu đồng, trong khi nếu trồng lúa 2 vụ chỉ đạt trên dưới 10 triệu
đồng. Hiện nay do có sự quan tâm đầu tư một cách thích đáng của Đảng và Nhà
nước từ đó tạo cho ngành thuỷ lợi có sự phát triển đáng kể và góp phần vào vấn
đề xoá đói giảm nghèo, đồng thời cũng tạo ra một lượng lúa xuất khẩu lớn và hiện
nay nước ta đang đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo…Ngoài ra, nhờ
có hệ thống thuỷ lợi cũng góp phần vào việc chống hiện tượng sa mạc hoá;
Tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống cây
trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực, cải thiện chất lượng
môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn
nước, tạo ra cảnh quan mới
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thuỷ sản, du lịch ...
Tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều
vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp. Từ đó góp phần nâng
cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và chính trị
trong cả nước;
Góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công trình đê điều ... từ đó bảo vệ
cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tăng gia sản
xuất.
Có thể nói, thuỷ lợi có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân,
6
nó góp phần vào việc ổn định kinh tế và chính trị, tuy nó không mang lại lợi
nhuận một cách trực tiếp, nhưng nó đã mang lại những nguồn lợi gián tiếp, như
việc phát triển ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ
đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công
cuộc CNH-HĐH đất nước.
1.1.2 Tổng quan chất lượng công trình thủy lợi hiện nay
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, cơ sở hạ tầng
không ngừng được cải thiện và nâng cao. Chính vì lẽ đó hoạt động đầu tư xây
dựng công trình có nhiều cơ hội để phát triển và đạt được những thành tựu nhất
định. Nhìn chung, chất lượng công trình thủy lợi hiện nay đảm bảo yêu cầu của
chủ đầu tư đưa ra, phù hợp về các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và đều hoàn
thành tốt nhiệm vụ khi được đưa vào vận hành và khai thác. Quy trình kiểm soát
chất lượng công trình xây dựng cũng được thực hiện tương đối nghiêm túc và
chặt chẽ,thể hiện qua các công tác thẩm tra và thẩm định hồ sơ thiết kế, công tác
giám sát chất lượng công trình xây dựng.
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho sản xuất và
các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ ngân sách Nhà
nước, của doanh nghiệp của người dân dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 25 30% GDP. Vì vậy chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức
quan tâm, nó có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế,
đời sống của con người.
Trong thời gian qua công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng - yếu tố
quan trọng quyết định đến chất lượng công trình xây dựng - đã có nhiều tiến bộ.
Với sự tăng nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, sự lớn
mạnh đội ngũ công nhân các ngành xây dựng, với việc sử dụng vật liệu mới có
chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác học tập kinh
nghiệm của các nước có nền công nghiệp xây dựng phát triển cùng với việc ban
hành các chính sách, các văn bản pháp quy tăng cường công tác quản lý chất
7
lượng xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… góp phần vào hiệu quả tăng trưởng của nền kinh
tế quốc dân; xây dựng hàng chục triệu m2 nhà ở, hàng vạn trường học, công
trình văn hoá, thể thao… thiết thực phục vụ và nâng cao đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên bên cạnh những công trình đạt chất lượng, cũng còn không ít các
công trình có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, công trình nứt,
vỡ, lún sụt, thấm dột, bong bộp đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã hư hỏng gây
tốn kém, phải sửa chữa, phá đi làm lại. Đã thế nhiều công trình không tiến hành
bảo trì hoặc bảo trì không đúng định kỳ làm giảm tuổi thọ công trình. Cá biệt ở
một số công trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng, ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư. Theo tác giả, nguyên nhân gây ra tình trạng
đó chủ yếu nằm ở một số điểm sau:
Sự thiếu hiểu biết về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm thi công của các kỹ sư thi
công tại hiện trường;
Nhiều người tham gia đầu tư xây dựng hiện nay không nắm được các quy định,
nguyên tắc về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Thậm chí không nắm được
các nội dung, tài liệu cơ bản trong hồ sơ thầu, hồ sơ chỉ dẫn kỹ thuật hoặc các
điều khoản hợp đồng liên quan trực tiếp đến công việc phải theo dõi, quản lý;
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan từ nhận thức, còn có các nguyên nhân
khách quan do những quy định bắt buộc về tiêu chuẩn chức danh vẫn còn lỏng
lẻo và hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng còn những bất
cập, thiếu thực tế, khó thực hiện và thường xuyên thay đổi;
Nhiều chủ đầu tư thiếu kiến thức chuyên ngành và đại diện chủ đầu tư thiếu sự
chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn yếu kém;
8
Hình 1.1. Sự cố vỡ ống nước Sông Đà
Sự việc đường ống nước sông Đà liên tục bị vỡ là vấn đề cho đến nay vẫn còn
nổi cộm. Theo tác giả đánh giá việc để xảy ra sự cố có lỗi rất lớn thuộc về chủ
đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà Hà
Nội. Đại diện chủ đầu tư đã không kịp thời kiểm tra chất lượng ống cốt sợi thủy
tinh cũng như không giám sát chặt chẽ quy trình thi công đường ống, từ đó để
xảy ra sự cố đáng tiếc.
Những nhân sự chủ chốt của tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, Ban Quản lý dự
án thiếu năng lực kiểm tra chất lượng, hướng dẫn kỹ thuật hoặc phương pháp
luận về chuyên môn, quản lý cần thiết để hỗ trợ các hoạt động xây dựng trên
hiện trường;
Do việc lập dự toán dựa trên cơ sở những định mức, đơn giá lạc hậu; chính sách
lựa chọn nhà thầu còn nhiều bất cập; quản lý và thực hiện đấu thầu làm cho cuộc
đấu thầu trong nhiều trường hợp mang tính hình thức; xử lý biến động giá, trượt
giá của Chủ đầu tư còn cứng nhắc, sợ trách nhiệm và kéo dài; chưa có các biện
pháp hữu hiệu đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán. …
9
Năng lực tài chính của một số nhà thầu không đảm bảo dẫn đến thi công chậm
trễ và không đảm bảo chất lượng.
Theo tác giả, nếu như không giải quyết được những vấn đề mấu chốt này thì
việc tăng cường năng lực của các chủ thể nhằm đảm bảo chất lượng dự án, công
trình xây dựng sẽ là bất khả thi.
1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình thủy lợi.
Các yếu tố ảnh hưởng có thể chia thành hai nhóm : các yếu tố chủ quan và các yếu
tố khách quan.
1.1.3.1. Nhóm các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng công trình thủy lợi gồm có :
1. Chủ đầu tư:
Chủ đầu tư là người chủ động vốn bỏ ra để đặt hàng công trình xây dựng, họ là
người chủ đưa ra các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cho các nhà thầu
trong quá trình lập dự án, khảo sát, thiết kế, đến giai đoạn thi công xây lắp vận
hành bảo trì, vì vậy họ là chủ thể quan trọng nhất quyết định chất lượng công
trình xây dựng.
Đối với chủ đầu tư là vốn của tư nhân, của nước ngoài (nhà tư bản) đồng tiền bỏ
ra từ túi tiền riêng của họ nên việc quản lý dự án nói chung cũng như quản lý
chất lượng nói riêng của cả quá trình được hết sức quan tâm, từ quá trình thẩm
định, duyệt hồ sơ thiết kế đến cả giai đoạn thi công xây lắp, bảo trì. Trừ công
trình nhỏ lẻ họ tự quản lý còn đa số các dự án họ đều thuê tổ chức tư vấn chuyên
nghiệp thực hiện quản lý chất lượng công trình thông qua các hình thức: Tổ
chức tư vấn quản lý dự án, tổ chức tư vấn giám sát độc lập để kiểm tra chất
lượng công trình suốt vòng đời của dự án.
Trường hợp vốn đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước thì chủ đầu tư là ai? Các chủ
đầu tư hiện nay không phải là chủ đồng tiền vốn đầu tư, thực chất chủ đầu tư
được Nhà nước uỷ nhiệm để quản lý vốn đầu tư xây dựng, họ không phải chủ
đầu tư “thực sự”, được thành lập thông qua quyết định hành chính.Thực trạng
10
hiện nay nhiều chủ đầu tư không có đủ năng lực, trình độ, thiếu hiểu biết về
chuyên môn xây dựng, nhiều trường hợp làm kiêm nhiệm, vì vậy công tác quản
lý chất lượng công trình xây dựng còn rất hạn chế.
Vì vậy nhiều ý kiến đề nghị nghiên cứu việc tách chức năng chủ đầu tư là ông
chủ đồng vốn nhà nước đồng thời là người trực tiếp quản lý sử dụng công trình
với tư vấn quản lý dự án (là đơn vị làm thuê) thông qua hợp đồng kinh tế. Tổ
chức tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát là tổ chức chuyên nghiệp, độc lập
(trừ các dự án có quy mô nhỏ, đơn giản).
2. Tổ chức tư vấn thiết kế:
Với tốc độ tăng nhanh của vốn đầu tư xây dựng hàng năm, hàng vạn dự án vốn
của nhà nước và của các thành phần kinh tế, của nhân dân được triển khai xây
dựng, do vậy các đơn vị tư vấn lập dự án, khảo sát, thiết kế tăng rất nhanh, lên
đến hàng nghìn đơn vị. Bên cạnh một số các đơn vị tư vấn, khảo sát thiết kế
truyền thống lâu năm, có đủ năng lực trình độ, uy tín, còn nhiều tổ chức tư vấn
khảo sát thiết kế năng lực trình độ còn hạn chế, thiếu hệ thống quản lý chất
lượng nội bộ. Mặt khác kinh phí cho công việc này còn thấp, dẫn đến chất lượng
của công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế chưa cao, còn nhiều sai sót.
3. Tổ chức giám sát thi công:
Là người thay mặt cho chủ đầu tư trực tiếp giám sát, nghiệm thu các công việc
trong suốt quá trình xây dựng thông qua việc kiểm tra công việc hàng ngày, ký
các biên bản nghiệm thu từng phần, từng bộ phận công trình.
Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới thường sử dụng tổ chức tư vấn giám
sát chuyên nghiệp, độc lập. Các cán bộ làm vịêc trong tổ chức tư vấn giám sát
này thường là những cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm cao, có đạo đức
nghề nghiệp, lương khá cao. Do vậy việc thực hiện việc giám sát chất lượng rất
chặt chẽ, bài bản.
Đối với công trình trong nước là công trình trọng điểm, quan trọng có đơn vị tư
vấn giám sát độc lập, có đủ năng lực và uy tín thì ở đó việc quản lý chất lượng
chắc chắn sẽ tốt hơn.
11
Tuy nhiên, do tốc độ phát triển xây dựng rất nhanh, lớn trong khi chưa có các
công ty tư vấn giám sát chuyên nghiệp, tình trạng chung là các công ty tư vấn
thiết kế mới bổ sung thêm nhiệm vụ này, đã thế lực lượng cán bộ tư vấn giám
sát thiếu và yếu, trình độ năng lực, kinh nghiệm thi công còn rất hạn chế, ít được
bồi dưỡng cập nhật nâng cao trình độ về kỹ năng giám sát, về công nghệ mới,
chế độ đãi nghộ hạn chế, do phí quản lý giám sát còn thấp nên hạn chế đến công
tác quản lý tổ chức tư vấn giám sát.
4. Nhà thầu xây dựng:
Nhà thầu thi công xây dựng đóng vai trò quyết định trong công tác đảm bảo chất
lượng công trình xây dựng. Nếu lực lượng này không quan tâm đúng mức chất
lượng sản phẩm do mình làm ra, chạy theo lợi nhuận thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
chất lượng công trình. Đây là chủ thể quan trọng, quyết định đến việc quản lý và
đảm bảo chất lượng thi công công trình xây dựng.
Thời gian qua các nhà thầu trong nước đã phát triển rất nhanh cả về số lượng và
chất lượng. Nhận rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng và thương
hiệu, là uy tín của đơn vị mình, là vấn đề sống còn trong cơ chế thị trường, nên
nhiều Tổng Công ty, công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, thời gian qua lại có không ít công trình thi công không đảm bảo chất
lượng gây lún sụt, sập đổ nhiều công trình thấm, dột, bong bộp, nứt vỡ, xuống
cấp rất nhanh mà nguyên nhân của nó là:
Còn khá nhiều nhà thầu không thực hiện nghiêm những quy định hiện hành của
Nhà nước là phải có hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu, tính chất quy mô
công trình xây dựng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân đồng
thời mọi công việc phải được nghiệm thu nội bộ trước khi mời giám sát nghiệm
thu ký biên bản. Trong thực tế nhiều đơn vị không thực hiện các quy định này;
không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí còn khoán trắng cho các đội thi
công và phó mặc cho giám sát của chủ đầu tư.
12
Một điều rất quan trọng đối với các nhà thầu là việc lập biện pháp tổ chức thi
công công trình, đặc biệt đối với các công trình lớn, trọng điểm, nhiều công việc
có khối lượng lớn, phức tạp, ứng dụng nhiều công nghệ mới, nếu làm tốt công
việc này thì đã bảo đảm phần rất quan trọng để quản lý chất lượng công trình.
Rất tiếc rằng thời gian qua công việc này chưa được các nhà thầu quan tâm đúng
mức dẫn đến các sai phạm, sự cố công trình (ví dụ biện pháp thi công cầu Cần
Thơ, thi công đầm lăn Thuỷ điện Sơn La, hầm Thủ Thiêm…).
Nhiều đơn vị đã xây dựng và được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000
nhưng khi triển khai vẫn còn hình thức, chủ yếu là ở văn phòng công ty mà thiếu
lực lượng cũng như tổ chức thực hiện tại hiện trường xây dựng.
Đội ngũ cán bộ, công nhân của các nhà thầu tăng nhanh về số lượng nhưng chất
lượng còn chưa đáp ứng, thiếu cán bộ giỏi có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt
thiếu các đốc công giỏi, thợ đầu đàn. Nhiều đơn vị sử dụng công nhân không
qua đào tạo, công nhân tự do, công nhân thời vụ, đã thế việc tổ chức hướng dẫn
huấn luyện công nhân tại chỗ rất sơ sài. Việc tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề
cho cán bộ và công nhân rất nhiều hạn chế.
Một số nhà thầu, do những nguyên nhân khác nhau, đã hạ giá thầu một cách
thiếu căn cứ để có công trình hoặc do phải “chi” nhiều khoản ngoài chế độ (tiêu
cực) cho đối tác hoặc bản thân dính tiêu cực, tư túi cá nhân… nên đã tìm cách
“hạ chất lượng sản phẩm” để bù đắp.
5. Vât tư, vật liệu đầu vào là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, bởi
vật tư, vật liệu là thành phần tạo nên sản phẩm công trình xây dựng do vậy phải
thực hiện tốt từ khâu lựa chọn vật tư, vật liệu đến khâu thí nghiệm, kiểm định, bảo
quản, sử dụng;
6. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Các văn bản quy phạm pháp luật khoa học,
hợp lý sẽ nâng cao chất lượng công trình xây dựng, ngược lại sẽ cản trở sản xuất
và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
1.1.3.2. Nhóm các yếu tố khách quan:
13
Thời tiết, khí hậu, thiên tai (động đất, lũ lụt, sóng thần) cũng gây ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng công trình xây dựng;
Điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng công trình, đặc biệt là các hạng mục nền, móng công trình. Đối với các
công trình đặt trên khu vực có địa chất phức tạp thì việc thiết kế tính toán sẽ rất
mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả dự án.
1.2 Tổng quan về công tác giám sát thi công công trình thủy lợi
1.2.1 Khái quát công tác giám sát thi công công trình thủy lợi
Giám sát xây dựng là chỉ các công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo và đánh gía
công việc những người tham gia công trình. Nó lấy hoạt động của hạng mục
công trình xây dựng làm đối tượng; lấy pháp luật, quy định, chính sách và tiêu
chuẩn kỹ thuật có liên quan, văn bản hợp đồng công trình làm chỗ dựa, lấy quy
phạm thực hiện công việc, lấy nâng cao hiệu quả xây dựng làm mục đích. Trong
mọi hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây
dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây
dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt
động khác có liên quan đến xây dựng công trình đều cần có sự giám sát.
Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng
để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao
động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp
đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều
kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các
sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có
nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo cáo các công việc liên
quan tại công trường.
Để hiểu rõ hơn về công tác này, tác giả xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản
của một giám sát thi công xây dựng trong giai đoạn thi công xây dựng gồm:
14
Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Yêu cầu nhà thầu thi công
xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình
không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình
những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi...
Và, trong mỗi công trình, phần việc của người giám sát công trình sẽ nhiều ít
khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư
vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu
hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng...Một công trình
thường có 2 giám sát: - Kỹ sư tư vấn giám sát (TVGS, gọi tắt là giám sát bên A):
được chủ đầu tư (CĐT) thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến
công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây
dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã được công ty thiết kế lập. Kỹ sư TVGS chịu
trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng của công trình. Kỹ sư giám
sát thi công (GSTC, kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra thực
địa: chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẻ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng
thầu đã được CĐT phê duyệt.
Hiện nay, có nhiều tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký hành nghề thêm lĩnh vực
giám sát thi công bên cạnh chủ đầu tư. Và luật phát cũng có những quy định:
Muốn được phép hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, tổ chức tư
vấn thiết kế, ngoài những yêu cầu năng lực cho công tác thiết kế, công tác lập dự
án còn phải có năng lực về giám sát công trình. Những kỹ sư trong tổ chức tư
vấn thiết kế muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải
có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng
ký và đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công
xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi
công xây dựng.
Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào người GSTC xây dựng công trình.
Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính
15
vì thế, để trở thành một GSTC công trình không là điều đơn giản. Và nếu không
có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.
1.2.2 Tổng quan về công tác giám sát chất lượng thi công các công trình thủy
lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Giám sát thi công là hoạt động theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống của
cá nhân, tổ chức giám sát thi công nhằm quản lí chất lượng, khối lượng tiến độ
thi công của dự án. Việc tiến hành giám sát một dự án bao gồm rất nhiều nội
dung, yêu cầu phải tiến hành ngay từ khi chuẩn bị thi công, trong suốt quá trình
thực hiện đến khi kết thúc dự án thi công. Đầu tiên, người giám sát phải tiến
hành kiểm tra những điều kiện thi công như là mặt bằng thực hiện dự án, hợp
đồng giao nhận thầu và kế hoạch thiết kế thi công. Tiếp theo, cá nhân giám sát
sẽ kiểm tra năng lực của nhà thầu về các nội dung như nhân lực thực hiện dự án,
chất lượng vật liệu, công cụ thiết bị nhà thầu dùng để thi công dự án. Sau khi
kiểm tra điều kiện thi công, người giám sát sẽ tiếp tục kiểm tra trong suốt quá
trình thi công. Cá nhân tiến hành giám sát sẽ quan sát thường xuyên quá trình thi
công để phản ánh vào nhật ký. Nhờ đó, có thể phát hiện ra những sai sót của nhà
thầu để kịp thời sửa chữa, báo cáo cho nhà đầu tư. Quá trình giám sát còn kiểm
tra tiến độ của dự án và các điều kiện về lao động, môi trường. Khi phát hiện
những yếu tố bất hợp lý, bộ phận giám sát có thể yêu cầu thay đổi để đảm bảo
chất lượng dự án.
Như mọi người đều biết, giám sát thi công là quá trình diễn ra liên tục với một
khối lượng thông tin lớn cần được cập nhật thường xuyên. Điều đó gây khó
khăn lớn cho nhà đầu tư về cách thực hiện. Việc lập kế hoạch giám sát cần phải
nhận định được những yếu tố then chốt cần kiểm soát. Trong khi kiểm soát thì
phải tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng, từng giai đoạn để tránh bỏ qua những sai phạm
nghiêm trọng. Việc lập báo cáo giám sát cũng không được chi tiết hay quá đơn
giản. Nếu báo cáo đơn giản thì nhà đầu tư sẽ không thể tìm được thông tin cần
16
thiết hay báo cáo quá chi tiết sẽ làm rối thông tin cũng gây khó khăn cho người
tìm kiếm.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều nhà thầu thi công lớn với máy
móc thiết bị thi công rất đa dạng và có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong
lĩnh vực thi công xây dựng công trình. Nếu như công tác lựa chọn nhà thầu của
chủ đầu tư diễn ra minh bạch, công khai, chọn đúng nhà thầu thi công phù hợp
thì chất lượng công trình xây dựng sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên,không phải lúc
nào cũng suôn sẻ trong công tác lựa chọn nhà thầu cũng như quá trình thi công,
bên cạnh những công trình đạt chất lượng, hiện nay vẫn còn tồn tại một vài vấn
đề như sau:
Về nhân lực: nhiều nhà thầu không đảm bảo năng lực đúng với hồ sơ dự thầu.
Cán bộ kỹ thuật yếu và thiếu về trình độ tổ chức thi công. Công nhân chủ yếu là
lao động phổ thông chưa có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
Về máy móc trang thiết bị: Các nhà thầu thi công không đáp ứng đủ vật tư, máy
móc, thiết bị thi công phù hợp với tiến độ dự án. Nhiều máy móc thiết bị không
thuộc quyền sơ hữu trực tiếp của nhà thầu mà phải đi thuê máy móc thiết bị của
bên thứ 3 nên không chủ động được về tiến độ.
Hình 1.2. Một đoạn kè đang thi công
17
Từ hình trên có thể nhận thấy, mặc dù thi công thi công như vậy nhưng phần lớn
công nhân thi công không có bảo hộ lao động, phương tiện thi công sơ sài.
Ngoài các công nhân thi công thì cũng không thấy sự xuất hiện của cán bộ kỹ
thuật thi công tại hiện trường cũng như cán bộ giám sát của chủ đầu tư. Tác giả
đánh giá đây là sự thiếu chuyên nghiệp của nhà thầu thi công, có thể tiến độ thi
công vẫn được đảm bảo nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro bất trắc, nếu xảy ra thì sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến nhà thầu thi công và chủ đầu tư cũng như toàn bộ dự án.
Về sự thiếu sát sao của cán bộ giám sát hiện trường cũng có thể do nhiều nguyên
nhân, cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan, điều này sẽ được
tác giả phân tích kỹ hơn ở trong phần sau của luận văn.
1.2.3 Những khó khăn trong công tác giám sát thi công công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Thực tế xây dựng công trình hạ tầng nói chung và công trình thủy lợi nói riêng
cần số lượng lớn cán bộ giám sát. Song việc thiếu kĩ sư giám sát tốt, dạn dày
kinh nghiệm cho các dự án là khó khăn chung hiện nay khi triển khai các dự án
xây dựng công trình giao thông. Đơn cử như toàn bộ các dự án trực thuộc sở NN
và PTNT Bắc Ninh quản lý, cán bộ giám sát của Ban quản lý chỉ có khoảng 13
người, nhưng phải giám sát khoảng 30 công rình lớn nhỏ. Vì thế khối lượng và
áp lực công việc là khá lớn, có thời gian các nhà thầu thi công cả ngày lẫn đêm
nên kỹ sư giám sát cũng phải bám sát công trường.
Kinh phí dành cho tư vấn giám sát theo quy định vẫn còn quá thấp (từ 0,8-1,4%
giá trị xây lắp). Định mức chi phí thiết kế và chi phí tư vấn giám sát (TVGS)
mới đề cập đến chi phí tiền lương (trả lương cho người lao động, chi phí xã hội,
chi phí quản lý, lợi nhuận...). Mức chi phí này chưa tính đến các yếu tố đặc thù
và chi phí khác phục vụ TVGS xây dựng ngoài hiện trường (văn phòng, thiết bị,
phương tiện đi lại...). Hơn nữa, các công trình trên địa bàn hầu hết đều kéo dài
hơn thời gian quy định, vì thế chi phí giám sát tăng lên trong khi tổng kinh phí
vẫn giữ nguyên.
18
Với điều kiện làm việc hạn chế, dễ khiến TVGS phải dựa vào nhà thầu và như
vậy dễ sinh ra chuyện khó kiểm soát. Mặc dù thực tiễn có không ít những bất
cập song thời gian qua các CBGS ở Bắc Ninh vẫn luôn đặt chất lượng công trình
lên vị trí hàng đầu để hoàn thành nhiệm vụ.
Hiện tại mỗi kỹ sư TVGS phải giám sát 5 yêu cầu: giám sát chất lượng; khối
lượng; tiến độ; an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Tất cả các công việc trên
phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn, qui phạm, đặc điểm kỹ thuật và thực hiện
giám sát một cách độc lập, không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu; đề xuất ý kiến,
phát hiện và cảnh báo với chủ đầu tư những bất hợp lý, không nghiệm thu khối
lượng không đạt chất lượng… Song việc thực hiện các nguyên tắc này cũng
đang gặp phải những khó khăn nhất định.
Tác giả là người trực tiếp tham gia công tác giám sát tại nhiều dự án, cũng như
theo phản ánh của nhiều cán bộ giám sát khác, có thể nhận thấy việc giám sát
chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường còn dễ thực hiện chứ việc
giám sát khối lượng, tiến độ lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan. Đơn
cử như việc cải tạo, nâng cấp Kè đê hữu Cầu đoạn từ K53+570 – K54+860 sau 3
tháng triển khai nhiều đoạn vẫn chưa được bàn giao mặt bằng nên nhà thầu
không thể thi công vì thế tiến độ và khối lượng thi công không đạt yêu cầu đề ra.
Để dự án đi đến thành công rất cần có lực lượng kỹ sư giám sát tốt. Song có
được cán bộ giám sát tốt, ngoài năng lực, đạo đức cá nhân, chế độ đãi ngộ, môi
trường làm việc cần phải có cả nhà thầu tốt, chủ đầu tư tốt và điều quan trọng
nhất với các dự án công trình thủy lợi là cần có đủ mặt bằng để thi công bảo đảm
tiến độ và khối lượng đề ra trong thiết kế kỹ thuật.
Ngoài ra cũng tồn tại nhiều khó khan về công tác giải phóng mặt bằng cho các
dự án triển khai như công tác đề bù GPMB phức tạp, mất nhiều thời gian, đa số
các công trình thực hiện theo tuyến, liên quan đến nhiều xã, nhiều huyện nên
công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến thời
gian giải phóng mặt bằng kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Các công trình
19