Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thi công các công trình xây dựng tại công ty tnhh tm xd nhật tảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 129 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG THI CÔNG ............ 4
1.1. Tổng quan về quản lý chất lƣợng. ......................................................................... 4
1.1.1 Khái niệm. ........................................................................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng ..................................................... 4
1.1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng
..................................................................................................................................... 5
1.1.1.3. Một số quan điểm về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình........ 5
1.1.2. Vai trò của quản lý chất lượng thi công công trình. ............................................ 8
1.1.3. Nguyên tắc quản lý chất lượng .......................................................................... .9
1.1.3.1. Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng ........................... 9
1.1.3.2. Coi trọng con người trong quản lý ............................................................... 10
1.1.3.3. Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ ............................ 10
1.1.3.4. Quản lý chất lượng phải thực hiện theo yêu cầu về đảm bảo và cải tiến
chất lượng ................................................................................................................. 10
1.1.3.5. Quản lý chất lượng theo quá trình ................................................................ 11
1.1.3.6. Nguyên tắc kiểm tra ..................................................................................... 11
1.2. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng hiện nay ........ 11
1.2.1. Trên Thế giới ..................................................................................................... 11
1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................................... 16
1.2.2.1. Các mô hình quản lý công trình xây dựng ................................................... 16
1.2.2.2. Những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng công trình
xây dựng ở nước ta. .................................................................................................. 18

iii



1.3. Những hạn chế và tồn tại trong công tác quản lý chất lƣợng thi công công
trình tại Việt Nam. ....................................................................................................... 19
1.4. Phân tích những nguyên nhân từ những hạn chế, tồn tại trong công tác quản
lý chất lƣợng thi công công trình tại Việt Nam. ....................................................... 23
1.4.1. Nguyên nhân gián tiếp ....................................................................................... 24
1.4.2. Nguyên nhân trực tiếp ....................................................................................... 25
1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng
...................................................................................................................................... 25
1.6. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển chung của ngành xây dựng trong5
những năm tới ............................................................................................................. 25
1.6.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của ngành xây dựng trong giai đoạn tới. ......... 26
1.6.2. Mục tiêu cụ thể cho vấn đề chất lượng công trình xây dựng. ........................... 27
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 28
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG ......... 28
2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. .............................. 28
2.1.1. Một số văn bản pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng ................ 28
2.1.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ........................................ 29
2.1.3. Một số tồn tại của hệ thống văn bản pháp lý về quản lý chất lượng
công trình xây dựng .................................................................................................... 30
2.1.3.1. Tính khả thi của một số quy định ................................................................. 30
2.1.3.2. Tính đồng bộ của các văn bản ..................................................................... 31
2.1.3.3. Tính cụ thể và chi tiết của các văn bản. ....................................................... 31
2.1.3.4. Sự thay đổi thường xuyên của các văn bản .................................................. 31
2.1.4. Các yếu tố để tạo nên chất lượng công trình trong giai đoạn thi công ........... 32
2.1.4.1. Về con người, nguồn nhân lực ..................................................................... 32
2.1.4.2. Về vật tư ....................................................................................................... 33
2.1.4.3. Về máy móc thiết bị ..................................................................................... 34
2.1.4.4. Về giải pháp thi công ................................................................................... 35


iv


2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng công trình ..................................................................................................... 36
2.1.5.1. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý con người ....................................................... 36
2.1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý vật tư, máy móc thiết bị ................................. 37
2.1.5.3. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý thi công........................................................... 37
2.2. Quan niệm về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.................................... 38
2.3 Thực chất và vai trò của quản lý chất lƣợng công trình xây dựng. ................. 39
2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình và quản lý chất lƣợng
công trình .................................................................................................................... 40
2.4.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình .............................................. 40
2.4.1.1.Theo chủ quan .............................................................................................. 40
2.4.1.2. Theo khách quan .......................................................................................... 41
2.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình ................... 41
2.4.2.1. Công tác lựa chọn nhà thầu .......................................................................... 41
2.4.2.2. Công tác Tư vấn xây dựng công trình .......................................................... 42
2.4.2.3. Công tác thí nghiệm ..................................................................................... 43
2.4.2.4. Công tác quản lý chất lượng vật liệu thi công ............................................. 44
2.4.2.5. Công tác an toàn, vệ sinh môi trường tại các dự án ..................................... 45
2.5. Các phƣơng pháp kiểm soát và đánh giá chất lƣợng trong quá trình thi công.
...................................................................................................................................... 45
2.5.1 Kiểm soát con người .......................................................................................... 45
2.5.2 Kiểm soát cung ứng vật tư ................................................................................ 46
2.5.3 Kiểm soát trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm ............................. 47
2.5.4 Kiểm soát phương pháp và quá trình ................................................................. 47
2.5.5 Kiểm soát môi trường ......................................................................................... 47
2.5.6 Kiểm soát thông tin ........................................................................................... 48
2.5.7 Đánh giá cơ cấu tổ chức quản lý xây dựng đến chất lượng thi công ................. 48

2.5.7.1. Cơ cấu ban quản lý dự án ............................................................................. 49
2.5.7.2. Cơ cấu tổ chức của tư vấn quản lý dự án ..................................................... 53
2.5.7.3. Cơ cấu tổ chức cả tư vấn giám sát ............................................................... 55
2.5.7.4. Cơ cấu tổ chức của tư vấn kiểm định chất lượng công trình xây dựng ....... 56
v


2.5.7.5 Cơ cấu tổ chức của tư vấn thiết kế ................................................................ 58
2.5.7.6. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu thi công .......................................................... 59
2.6. Hệ thống quản lý chất lƣợng trong quá trình thi công. ................................... 63
2.6.1 Các điều kiện cần thiết khởi công và thi công công trình .................................. 63
2.6.1.1. Điều kiện để khởi công xây dựng công trình .............................................. 63
2.6.1.2. Điều kiện thi công xây dựng công trình ...................................................... 63
2.6.1.3. Yêu cầu đối với công trường xây dựng ....................................................... 64
2.6.2 Nội dung cơ bản quản lý thi công công trình xây dựng ..................................... 64
2.6.2.1. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình ............................................. 64
2.6.2.2. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình ....................................... 65
2.6.2.3. Quản lý An toàn trong thi công xây dựng công trình .................................. 65
2.6.2.4. Quản lý chất lượng trong thi công xây dựng công trình .............................. 66
2.6.2.5. Bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình ............. .67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 68
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG
THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TNHH TM & XD
NHẬT TẢO ................................................................................................................. 69
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo và những đặc trƣng kinh tế
chủ yếu của công ty...................................................................................................... 69
3.1.1. Tổng quan về công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo ......................................... 69
3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo ....
.................................................................................................................................. 69
3.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 70

3.1.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 71
3.1.1.4. Tình hình sử dụng lao động cuả công ty ..................................................... 73
3.1.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................... 75
3.1.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lý chất
lượng thi công công trình của Công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo. ........................... 76
3.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm ................................................................................ 76
3.1.2.2. Đặc điểm về quy trình thực hiện công trình ................................................ 77
vi


3.1.2.3. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh ................................................................... 78
3.1.2.4. Đặc điểm về nguyên vật liệu ........................................................................ 79
3.1.2.5. Đặc điểm về nguồn lao động ........................................................................ 80
3.2. Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng thi công các công trình tại công ty
TNHH TM & XD Nhật Tảo. ...................................................................................... 81
3.2.1. Công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân. .............................................. 81
3.2.1.1. Thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty ....................... 81
3.2.1.2. Đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực của Công ty .......................... 82
3.2.2. Công tác quản lý vật liệu xây dựng. .................................................................. 85
3.2.2.1. Thực trạng hoạt động quản lý nguyên vật liệu của Công ty ....................... 85
3.2.2.2. Đánh giá hoạt động quản lý nguyên vật liệu của Công ty ........................... 87
3.2.3. Công tác quản lý chất lượng máy thi công. ....................................................... 89
3.2.3.1. Thực trạng hoạt động quản lý máy móc thiết bị của Công ty ..................... 89
3.2.3.2. Đánh giá hoạt động quản lý máy móc thiết bị của Công ty ......................... 91
3.2.4. Công tác quản lý kỹ thuật thi công. ................................................................... 93
3.2.4.1. Thực trạng hoạt động quản lý thi công của Công ty .................................... 93
3.2.4.2. Đánh giá hoạt động quản lý thi công của Công ty ...................................... 94
3.2.5. Hệ thống tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình của công ty. .......... 97
3.2.6. Đánh giá hoạt động quản lý thông tin của Công ty .......................................... 98
3.2.6.1. Thực trạng hoạt động quản lý thông tin của Công ty................................... 98

3.2.6.2. Đánh giá hoạt động quản lý thông tin của Công ty..................................... 99
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lƣợng thi công
các công trình tại công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo.......................................... 100
3.3.1. Nâng cao nhận thức, trình độ và phẩm chất của các cán bộ công nhân viên
trong Công ty. ............................................................................................................ 100
3.3.2. Xiết chặt công tác quản lý vật liêu xây dựng. ................................................. 101
3.3.3. Đầu tư có chiều sâu cho máy móc thiết bị phục vụ cho công trình. ............... 102
3.3.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của Công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000 ...
................................................................................................................................... 103
3.3.5. Nâng cao công tác quản lý thông tin .............................................................. 104
vii


KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án ................................................. 18
Hình 1.2. Mô hình chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án ............................................ 19
Hình 1.3. Mô hình các chủ thể tham gia thi công công trình ........................................ 20
Hình 2.1. Mô hình ban quản lý dự án. .......................................................................... 51
Hình 2.2. Mô hình tổ chức tư vấn quản lý dự án .......................................................... 55
Hình 2.3 Mô hình đoàn TVGS ..................................................................................... 57
Hình 2.4. Mô hình tổ chức kiểm định chất lượng ........................................................ 58
Hình 2.5 Mô hình tổ chức của tư vấn thiết kế ............................................................. 60
Hình 2.6. Mô hình ban chỉ huy công trường ................................................................. 61
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................................... 73


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng lao động cuả công ty ...................................................... 75
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh ..................................................................... 77
Bảng 3.3: Trình độ cán bộ ............................................................................................ 82
Bảng 3.4: Đánh giá yếu tố quản lý nguồn nhân lực ..................................................... 85
Bảng 3.5: Lĩnh vực chuyên môn của cán bộ ................................................................ 86
Bảng 3.6: Đánh giá yếu tố quản lý nguyên vật liệu ...................................................... 90
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư .............................................................. 91
Bảng 3.8: Đánh giá yếu tố quản lý máy móc thiết bị .................................................... 94
Bảng 3.9: Đánh giá yếu tố quản lý thi công .................................................................. 97
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá chất lượng công trình ...................................................... 99
Biểu đồ 1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động quản lý chất lượng ............
.................................................................................................................................... 101
Bảng 3.11: Đánh giá yếu tố quản lý thông tin ............................................................. 100

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. ATLĐ:

An toàn lao động

2. BCH :

Ban chỉ huy


3. BQLDA:

Ban quản lý dự án

4. CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

5. CHT:

Chỉ huy trưởng

6. CĐT:

Chủ đầu tư

7. CTXD:

Công trình xây dựng

8. CNCT:

Chủ nhiệm công trình

9. DA:

Dự án

10. KHVT:


Kế hoạch - Vật tư

11. SL:

Số lượng

12. TVGS:

Tư vấn giám sát

13. TVQLDA:

Tư vấn quản lý dự án

14. TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

15. TCXDVN:

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

16. TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

17. TCHC:

Tổ chức - Hành chính


18. PGĐPTCT:

Phó Giám đốc phụ trách công trường

19. QLCL:

Quản lý chất lượng

20. QLNN:

Quản lý nhà nước

21. QLCLCTXD:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng

22. QLCLTC:

Quản lý chất lượng thi công

23. QLCLTCXDCT:

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

24. UBND:

Ủy ban nhân dân

xi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào các tổ chức,
diễn đàn quốc tế như: WTO, ASEAN, APEC…Do đó, nền kinh tế của nước ta đã có
những thay đổi đáng kể, nổi bật: nước ta đã được thế giới công nhận là nước có thu
nhập trung bình. Trong sự phát triển đó, ngành Xây dựng đã có những đóng góp quan
trọng cho nền kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng từ 10,3% đến 15%. Các doanh nghiệp, công ty
xây dựng đang nắm lấy cơ hội để phát triển, và đang có những cuộc cạnh tranh khốc
liệt. Một trong số những yếu tố cạnh tranh đó là chất lượng công trình. Để nâng cao
chất lượng công trình xây dựng, nhất thiết phải có những đánh giá một cách toàn diện
tình hình kiểm soát chất lượng công trình, để từ đó có biện pháp khắc phục nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình. Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
Đảng và nhà nước ta đã ban hành rất nhiều khung pháp lý liên quan đến lĩnh vực xây
dựng nói chung, cũng như công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói riêng
như: Luật xây dựng (2014); Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công
trình xây dựng và thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 quy định chi tiết một số
nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng… Hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho
xây dựng ở nước ta vẫn chủ yếu là vốn ngân sách nhà nước. Để đảm bảo công trình đạt
hiệu quả cao khi đưa vào sử dụng, công tác quản lý chất lượng công trình, nhất là quản
lý chất lượng trong giai đoạn thi công cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Xuất phát từ
những yêu cầu đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu công tác quản lý chất lượng thi công công
trình xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn là rất cần thiết và
tầm quan trọng nhằm nâng cao quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng trong
dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam
Vì vậy tác giả luận văn chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất
lƣợng thi công các công trình xây dựng tại công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo”
để nghiên cứu, với mong muốn góp phần làm sáng tỏ lý luận về quản lý chất lượng thi
công công trình xây dựng, phân tích những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất

lượng thi công công trình xây dựng, tìm hiểu nguyên nhân công tác để đề xuất các giải
1


pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng của các dự
án đầu tư xây dựng tại Việt Nam nói chung cũng như công ty TNHH TM & XD Nhật
Tảo nói riêng trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích của đề tài
2.1 Đánh giá thực trạng của công tác quản lý chất lượng thi công các công trình
xây dựng tại công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo.
2.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng tại
công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
 Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình.
 Phân Tích vấn đề và đưa ra giải pháp nâng cao quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
 Đưa ra quan điểm lý luận về nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công
trình xây dựng.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp, đề xuất, đóng
góp thiết thực cho tiến trình nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thi công công trình
xây dựng đáp ứng được yêu cầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng của công
ty TNHH TM & XD Nhật Tảo.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: “Công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây
dựng tại công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo”.
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
 Tiếp cận và ứng dụng các Nghị định, Thông tư, Luật xây dựng của nhà nước;
 Tiếp cận mô hình quản lý thông qua sách báo và thông tin internet;

 Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
 Phương pháp thống kê số liệu;
 Phương pháp phân tích tổng hợp;
 Phương pháp kế thừa những kết quả đã tổng kết, nghiên cứu.
2


6. Kết quả đạt đƣợc
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chất lượng thi
công công trình xây dựng tại Việt Nam.
- Hệ thống được những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng thi
công công trình xây dựng. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế trong quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng trong quá trình thi công.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận thì đề tài nghiên cứu còn được thể hiện qua 3 nội
dung chính như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về quản lý chất lượng.
Chương này đưa ra các khái niệm, các vấn đề cơ bản về chất lượng và quản lý
chất lượng.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng thi công công trình xây dựng.
Chương này trình bày các cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về nâng cao hiệu quả
quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng.
Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thi
công công trình tại công ty TNHH TM & XD Nhật Tảo.
Chương này trình bày thực trạng công tác quản lý chất lượng tại công ty TNHH
TM & XD Nhật Tảo từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất
lượng thi công các công trình tại công ty này.


3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG
Tổng quan về quản lý chất lƣợng

1.1

1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1Khái niệm chất lượng, quản lý chất lượng
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách
hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu
đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng.
Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao
hơn thì có chất lượng cao hơn.
Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định và thực
hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là
quản lý chất lượng. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng
như:
+ GOST 15467-70 (Nga) cho rằng: “Quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo
và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu
dùng. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như
tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí”;
A.G. Robertson, chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: “Quản lý
chất lượng được xác đ nh như là một hệ thống quản tr nhằm x y dựng chư ng tr nh
và sự phối hợp các cố g ng củ nh ng đ n v hác nh u để duy tr và tăng cư ng chất
lượng trong các t chức thiết ế, sản xuất, đảm ảo sản xuất c hiệu quả và th


m n

nhu c u ngư i tiêu dùng’’ ;
+ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000: “Quản lý
chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra các
chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch
đ nh chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong
khuôn kh một hệ thống chất lượng”.
4


1.1.1.2 Chất lượng công tr nh x y dựng, quản lý chất lượng công tr nh x y dựng
Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật
của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy
định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Nghĩa là chất
lượng CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các
yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: một công
trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây
những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường...), không kinh tế
thì cũng không thỏa mãn yêu cầu về chất lượng công trình.
Chất lượng công trình ngoài các yếu tố đảm bảo, phù hợp chất lượng công trình
còn phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên gây ra. Do đó khi thiết kế, thi công công
trình ngoài tính ổn định thì đơn vị thiết kế phải tính đến khả năng chịu tác động trong
điều kiện sóng gió, lũ lụt xảy ra.
QLCLCT là hoạt động của nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn và các bên tham gia lĩnh
vực xây dựng để công trình sau khi đi xây dựng xong đảm bảo đúng mục đích, đúng
kỹ thuật và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo từng giai đoạn và các bước xây
dựng công trình, các bên liên quan sẽ đưa ra các biện pháp tối ưu để kiểm soát nâng
cao chất lượng công trình theo quy định hiện hành.

1.1.1.3Một số qu n điểm về quản lý chất lượng thi công x y dựng công tr nh
QLCLTCXDCT là quá trình kiểm soát, giám sát tốt tất cả các hoạt động diễn ra
trên công trường xây dựng nhằm đảm bảo tuân thủ bản vẽ thiết kế, các tiêu chí kỹ
thuật và các tiêu chuẩn thi công xây dựng áp dụng cho dự án.
 Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng:
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua
sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị
được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm
thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách
nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:

5


- Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho
công trình xây dựng.
- Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu
công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
- Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá
trình thi công xây dựng công trình.
- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây
dựng (nếu có).
- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác,
sử dụng.
- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
- Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn
giao công trình xây dựng.

 Các bước trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
QLCLTCXDCT được thực hiện theo các bước sau đây:
 Lựa chọn nhà thà thầu thi công xây dựng công trình.
 Lập và phê duyệt biện pháp thi công. Trước khi thi công, CĐT và các nhà thầu
thi công xây dựng phải thống nhât nội dung về hệ thống QLCL của chủ đầu tư và của
nhà thầu, kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ thuật và
các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:
Sơ đồ tổ chức, danh sách các cán bộ, cá nhân của CĐT và nhà thầu. Quyền và
nghĩa vụ của hai bên trong công tác QLCLXDCT;

6


+ Mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng;
+ Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng;
+ Biện pháp kiểm tra, kiểm soát vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,
thiết bị thi công, thiết bị công nghệ được sử dụng và lắp đặt vào công trình;
+ Quy trình kiểm tra, giám sát thi công xây dựng;
+ Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy
nổ trong thi công xây dựng;
+ Quy trình lập và quản lý hồ sơ, tài liệu trong quá trình thi công;
+ Thỏa thuận về ngôn ngữ thể hiện trong các văn bản, tài liệu, hồ sơ liên quan;
+ Các nội dung khác có liên quan đến hợp đồng xây dựng.
 Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình và báo cáo cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi khởi công.
 Tổ chức thi công xây dựng công trình và giám sát, nghiệm thu trong quá trình
thi công xây dựng, bao gồm:
+ Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới
công trình;
+ Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công xây dựng theo yêu cầu của

hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Thông báo kịp thời cho CĐT nếu có bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ
hợp đồng và điều kiện hiện trường;
+ Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp đảm
bảo an toàn cho người, máy, thiết bị và tiến độ thi công công trình;
+ Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư thiết bị
công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng
theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng;
7


 Kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình: là hoạt động kiểm tra,
xác định chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công
trình hoặc công trình xây dựng thông qua thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, tính
toán, đánh giá bằng chuyên môn về chất lượng công trình.
 Kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng
hoàn thành trước khi đưa vào sử dụng được tiến hành bởi cơ quan chuyên môn về xây
dựng.
 Nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình hoàn thành để đưa vào sử
dụng.
 Lập hồ sơ hoàn thành CTXD; lưu hồ sơ của công trình theo quy định.
1.1.2 Vai trò của quản lý chất lượng, quản lý chất lượng thi công công trình.
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư thì giai đoạn thi công có vai trò quyết
định đến chất lượng công trình vì các lý do sau:
- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật ngày nay đã được ứng dụng công nghệ tin học
trong quản lý chất lượng, có chương trình tính toán và thiết kế vừa đảm bảo yêu cầu
các chỉ tiêu kỹ thuật trong xây dựng vừa mang tính thẩm mỹ rất cao. Các loại vật liệu
và thiết bị được tính toán và chọn lựa chủ động trên cơ sở đảm bảo chất lượng, tiêu chí
kĩ thuật và phù hợp với từng công trình xây dựng.
- Nhưng trong giai đoạn thi công, hầu như máy móc thiết bị chỉ giải phóng một

phần các công việc nặng nhọc, còn những công việc liên quan mật thiết đến chất lượng
vẫn là yếu tố con người quyết định tất cả.
- Quá trình thi công xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn
giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi công thường chia nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường
xuyên diễn ra ngoài trời nên chịu sự tác động lớn của nhân tố môi trường như nắng,
mưa, bão…
- Hàng hóa, vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường hiện nay chưa được
kiểm soát chặt chẽ về mặt chủng loại và chất lượng. Sản phẩm vật liệu xây dựng chưa
có tính ổn định và hợp chuẩn cao. Chất lượng vật liệu xây dựng nếu không kiểm soát
chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng.

8


- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm
định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực
hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ
sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
- Công tác kiểm tra, kiểm định, giám sát chất lượng cấu kiện và công trình xây
dựng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, chủ đầu tư tích cực, chủ động tổ chức thực hiện
nhằm mục đích đánh giá chất lượng và kiểm định khả năng chịu lực của kết cấu công
trình. Tuy nhiên các công tác trên vẫn chưa có tính dự báo và ngăn ngừa các sự cố
hoặc xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp về chất lượng công trình xây
dựng, trong đó chưa đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả một cách cụ thể, chi tiết.
- Việc quản lý chất lượng vẫn còn coi trọng tính hành chính, trong khi đó, chủ
đầu tư phó mặc tất cả cho các đơn vị tư vấn với năng lực tư vấn không đồng đều hoặc
hạn chế. Điều này sẽ dẫn tới tiêu cực thông đồng giữa các đơn vị trực tiếp thực hiện dự
án và năng lực tư vấn yếu kém làm giảm sút chất lượng công trình.
- Nhiều công trình xây dựng trên nền đất được san lấp đã cố kết một phần. Kết

cấu móng hạng mục công trình chính thường là phương án móng sâu nên gần như
kiểm soát được công tác chuyển vị lún. Tuy nhiên các hạng mục phụ trợ như bể ngầm,
nền hạ tầng xung quanh đặt trên đất tự nhiên và nếu không có biện pháp xử lý nền
móng đúng đắn sẽ dẫn đến các hiện tượng như: Hư hỏng liên kết giữa hạng mục công
trình chính với các hạng mục phụ trợ do nền đất bên dưới các công trình phụ trợ chưa
hoàn tất quá trình cố kết nên theo thời gian sẽ tạo khoảng trống gây sụt lún và nứt
thấm ở các bể này.
1.1.3 Nguyên tắc quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một hoạt động quản lý riêng biệt nó có những đòi hỏi,
những nguyên tắc riêng.
1.1.3.1

Quản lý chất lượng phải được đ nh hướng ởi hách hàng

Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình. Doanh
nghiệp cần hiểu biết các nhu cầu hiện tại cũng như tiềm ẩn của khách hàng để không
chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt xa hơn sự mong đợi của khách hàng. Nguyên tắc
đầu tiên của quản lý chất lượng là phải hướng tới khách hàng và nhằm đáp ứng tốt nhu
9


cầu của khách hàng. Tăng cường các hoạt động trước sản xuất và sau bán hàng đều lấy
việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng làm trọng, là mục tiêu hàng đầu của doanh
nghiệp.
1.1.3.2

Coi trọng con ngư i trong quản lý

Trong một tổ chức con người luôn đóng vai trò hàng đầu trong việc quyết định
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong công tác quản lý

chất lượng cần áp dụng biện pháp thích hợp để có thể phát huy hết tài năng của mọi
người, mọi cấp của công việc. Lãnh đạo doanh nghiệp phải là người xây dựng chính
sách và chiến lược phát triển doanh nghiệp đồng thời thiết lập sự thống nhất đồng bộ
giữa mục đích và chính sách của doanh nghiệp của người lao động, của xã hội. Lãnh
đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn
mọi người tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.3.3

Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng ộ

Quản lý chất lượng tức là quản lý tổng thể các hoạt động trong các lĩnh vực kinh
tế, tổ chức, xã hội…liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thi trường, xây dựng
chính sách chất lượng, thiết kế chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán. Nó cũng chính là
những kết quả, những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp các địa phương và
từng con người. Quản lý chất lượng toàn diện và đồng bộ sẽ giúp cho các hoạt động
của doanh nghiệp được khớp với nhau từ đó tạo ra sự thống nhất cao trong các hoạt
động. Từ việc quản lý chất lượng toàn diện giúp cho doanh nghiệp phát hiện ra vấn đề
một cách nhanh chóng từ đó có những biện pháp điều chỉnh.
1.1.3.4 Quản lý chất lượng phải thực hiện theo yêu c u về đảm ảo và cải tiến
chất lượng
Đảm bảo và cải tiến chất lượng là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Đảm
bảo nó bao hàm việc duy trì mức chất lượng nhằm thỏa mãn khách hàng, còn cải tiến
giúp cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng vượt trội mong đợi của khách hàng.
Đảm bảo cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục không ngừng trong công tác quản
lý chất lượng.

10


1.1.3.5


Quản lý chất lượng theo quá tr nh

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt
động có liên quan được quản lý như một quá trình. Quản lý phải theo một quá trình tức
là phải tiến hành hoạt động quản lý ở mọi khâu quản lý liên quan đến việc hình thành
chất lượng đó là khâu nghiên cứu nhu cầu khách hàng cho đến dịch vụ sau bán hàng.
Làm tốt việc này sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn được sản phẩm kém đến tay khách
hàng. Đây chính là chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm chi phí cho
doanh nghiệp.
1.1.3.6

Nguyên t c iểm tr

Kiểm tra là khâu quan trọng của bất kỳ hoạt động quản lý nào nếu như làm việc
mà không có kiểm tra thì sẽ không biết được công việc được tiến hành đến đâu. Kiểm
tra ở đây không đơn thuần chỉ kiểm tra những sản phẩm xấu ra khỏi sản phẩm tốt mà
thực chất nó là một bộ phận sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề
chất lượng một cách có hiệu quả.
Trong sáu nguyên tắc thì việc định hướng khách hàng là nguyên tắc quan trọng
nhất nó là nền tảng xây dựng các khâu còn lại. Tuy nhiên, muốn quản lý chất lượng có
hiệu quả cần thực hiện đầy đủ sáu nguyên tắc trên.
1.2

Thực trạng công tác quản lý chất lƣợng công trình xây dựng hiện nay.

1.2.1 Trên thế giới
Ngành xây dựng (bao gồm cả thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc, thiết kế kết
cấu…, sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp công trình) là một trong những
ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại. Với

trình độ khoa học ngày càng phát triển, con người đã từng bước đạt được rất nhiều
thành tựu về xây dựng. Hàng loạt công trình mới được xây nên làm cho cuộc sống của
con người được tốt hơn. Có thể kể đến một số các công trình tiêu biểu như:

11


- Tuyến đường sắt xuyên Siberia, Nga nối liền Đông Nga với Nhật Bản, Trung
Quốc và Mông Cổ. Phía Bắc Siberia vốn có địa hình rất hiểm trở để băng qua, chính
điều đó đã làm cho công trình dài 8.851km này càng trở nên đặc biệt ấn tượng.

Đư ng s t xuyên Si eri , Ng 13
- Tòa tháp Burj Khalifa là công trình nổi tiếng bậc nhất tại Dubai. Đây hiện là tòa
tháp cao nhất thế giới với chiều cao ước tính khoảng 828m, được khai trương ngày
4/1/2010. Đến Dubai, bạn có thể ngắm nhìn vẻ đẹp lung linh của tòa nhà khi đêm
xuống, đó thực sự là một tác phẩm kiến trúc hoàn hảo.

Tòa tháp Burj Khalifa13
12


- Cầu Akashi Kaikyo, eo biển Akashi, Nhật Bản: Hơn 2 triệu người đã lao động
trong 10 năm để xây dựng nên Akashi Kaikyo, một cầu treo kiểu kết cấu dây võng.
Cây cầu này kết nối thành phố Kobe với Iwaya trên đảo Awaji. Đây là cây cầu treo có
nhịp dài nhất thế giới với tổng chiều dài là 3.911m.

C u A shi K i yo, eo iển A shi (Nhật Bản) 13
- Tháp Tokyo Sky Tree, Nhật Bản: là niềm tự hào của Nhật Bản. Với chiều cao
634 mét, đây là tòa tháp truyền hình cao nhất thế giới, với kiến trúc thép đặc biệt có
thể chống ảnh hưởng của động đất. Tokyo Sky Tree có thể chịu được động đất 8 độ

richter.

Tháp Tokyo Sky Tree (Nhật Bản) 13
13


- Cầu cạn Millau Viaduct là cây cầu cạn dây văng bắc qua thung lũng của sông
Tarn gần Millau phía nam nước Pháp. Đây là cây cầu cao nhất thế giới, với đỉnh cao
nhất của một cột là 343 m.

C u cạn Mill u Vi duct (Pháp) 13
Đối với các công trình thủy lợi thì cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trên thế
giới hồ chứa nước trên thế giới được xây dựng và phát triển rất đa dạng, phong phú.
Đến nay trên thế giới đã xây dựng hơn 1.400 hồ có dung tích hơn 100 triệu mét khối
nước mỗi hồ với tổng dung tích các hồ là 4.200 tỷ mét khối. Theo tiêu chí phân loại
của Ủy ban quốc tế về đập lớn, hồ có dung tích từ một triệu mét khối nước trở lên hoặc
có chiều cao trên 15 mét, thuộc loại hồ đập lớn. Hiện thế giới có hơn 45.000 hồ. Trong
đó châu Á có 31.340 hồ (chiếm 70%), Bắc và Trung Mỹ có 8.010 hồ, Tây Âu có 4.227
hồ, Đông Âu có 1203 hồ, châu Phi 1.260 hồ, châu Đại Dương 577 hồ. Đứng đầu danh
sách các nước có nhiều hồ là Trung Quốc (22.000 hồ), Mỹ (6.575 hồ), Ấn Độ (4.291
hồ), Nhật Bản (2.675 hồ), Tây Ban Nha (1.196 hồ).

14


Đập T m Hiệp (Trung Quốc)13

Trạm

m He thw ll ết hợp đập d ng nước trên sông Nine 13


Để chống ngập lụt hay tưới cho các vùng cho khu vực khô hạn ngoài việc xây
dựng các đập hồ chứa thì biện pháp xây dựng các trạm bơm đầu mối cũng là một trong
những giải pháp hiệu quả, vì lý do đó các trạm bơm quy mô lớn và hiện đại cũng được
xây dựng nhiều hơn.
1.2.2 Tại Việt Nam
1.2.1.1. Các mô hình quản lý công trình xây dựng
Nắm rõ được tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng,
Nhà nước đã ban hành các Luật, các Nghị định, Thông tư, các văn bản về quản lý
15


ĐTXD và quản lý CLCT như: Luật xây dựng 2014 số 50/2014/QH13, Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Và các thông tư hướng dẫn nghị định của
Bộ xây dựng: Thông tư số 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số
18/2016/TT-BXD của bộ xây dựng: Thông tư quy định chi Tiết và hướng dẫn một số
nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Thông tư 04/2016/TT-BXD của bộ xây dựng quy định Giải thưởng về chất lượng công
trình xây dựng... Với những văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách, biện pháp
quản lý tương đối cơ bản và đầy đủ của Nhà nước chỉ cần các tổ chức từ cơ quan
QLNN, các chủ thể tham gia xây dựng thực hiện chức năng của mình một cách có
trách nhiệm theo đúng trình tự quản lý thì công trình sẽ đảm bảo chất lượng và đem lại
hiệu quả đầu tư.
Các văn bản trên quy định: Chính phủ thống nhất QLNN về xây dựng công trình
trên phạm vi cả nước; Bộ Xây dựng thống nhất QLNN về CLCT xây dựng trong phạm
vi cả nước; Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ xây
dựng trong việc QLCL; UBND cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm QLNN về xây

dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. Hiện nay, phần lớn các công trình xây
dựng đều thực hiện một số mô hình quản lý như sau:
 Mô hình 1: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN(CHỦ ĐẦU TƯ)

TƯ VẤN

NHÀ THẦU THI CÔNG

Hình 1.1. Mô hình chủ đ u tư trực tiếp quản lý dự án 2

16


×