Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình giai đoạn thực hiện đầu tư dự án đường đôi phía nam vào thành phố phan rang tháp chàm, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 109 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ...........................................5
1.1

Công trình xây dựng và quản lý chất lượng ................................................5

1.1.1

Chất lượng công trình xây dựng .................................................................5

1.1.2

Quản lý chất lượng công trình xây dựng.....................................................7

1.1.3

Quản lý dự án đầu tư xây dựng ...................................................................9

1.2
Công tác Quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình xây dựng ở một số
nước trên thế giới .......................................................................................................11
1.3

Công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình ở Việt Nam ................13


1.4

Công tác QLCL xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư ..........14

1.5

Mô hình QLCL XDCT giai đoạn thực hiện đầu tư tại Ninh Thuận..........20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................22
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC, PHÁP LÝ VÀ THỰC
TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ....23
2.1

Các cơ sở khoa học và pháp lý về QLCL xây dựng công trình ................23

2.1.1

Các cơ sở khoa học về quản lý chất lượng xây dựng công trình ..............23

2.1.2

Các cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng xây dựng công trình .................32

2.1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCL xây dựng công trình ...........36

2.2


Phân tích thực trạng về công tác QLCL xây dựng công trình ..................39

2.2.1

Mô hình quản lý chất lượng xây dựng công trình .....................................39

2.2.2

Tình hình quản lý chất lượng xây dựng công trình ...................................42

2.2.3

Những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến QLCL xây dựng công trình 45

2.3

Quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công xây dựng .....50

2.3.1

Tổ chức nghiệm thu...................................................................................50

2.3.2

Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu ........................................................................54

2.3.3

Kiểm tra công tác nghiệm thu ...................................................................59


2.3.4

Bảo hành công trình ..................................................................................60
iii


2.3.5
2.4
2.4.1

Bảo trì công trình ......................................................................................61
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLCL công trình HTKT đô thị .....62
Nhân tố về chế độ chính sách của Nhà nước ............................................62

2.4.2 Nhân tố về các Chủ thể tham gia Quản lý chất lượng công trình Hạ tầng
kỹ thuật đô thị ........................................................................................................62
2.4.3 Nhân tố về năng lực của các Chủ thể tham gia quản lý chất lượng công
trình Hạ tầng kỹ thuật đô thị ..................................................................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................65
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAI ĐOẠN
THỰC HIỆN ĐẦU TƯ ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN ĐƯỜNG ĐÔI PHÍA NAM ...........66
3.1

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận ..................................66

3.1.1

Vị trí địa lý ................................................................................................66


3.1.2

Đặc điểm tự nhiên .....................................................................................66

3.1.3

Đặc điểm kinh tế - xã hội và phương hướng phát triển ............................68

3.2

Tình hình hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ........68

3.3
Giới thiệu chung về dự án Đường đôi phía Nam vào Thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm ....................................................................................................71
3.3.1

Mục tiêu đầu tư, vị trí và quy mô dự án, CĐT và đơn vị thực hiện ..........71

3.3.2

Đặc điểm kết cấu các hạng mục công trình ..............................................72

3.4
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án xây dựng hạ
tầng đô thị thuộc Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận ......................................................76
3.4.1

Chức năng và nhiệm vụ.............................................................................76


3.4.2

Cơ cấu tổ chức Ban QLDA .......................................................................76

3.5
Công tác quản lý chất lượng công trình Hạ tầng kỹ thuật đô thi giai đoạn
thực hiện đầu tư ở tỉnh Ninh Thuận...........................................................................79
3.5.1

Các công trình Hạ tầng kỹ thuật đô thị .....................................................79

3.5.2 Nội dung về công tác QLCL công trình HTKT đô thị giai đoạn thực hiện
đầu tư ở Ninh Thuận ..............................................................................................79
3.5.3 Những tồn tại trong công tác QLCL công trình xây dựng HTKT đô thị
giai đoạn thực hiện đầu tư ở Ninh Thuận ..............................................................85
3.6
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý chất lượng
XDCT giai đoạn thực hiện đầu tư cho dự án Đường đôi phía Nam vào Thành phố
Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận ...............................................................87

iv


3.6.1

Mô hình tổ chức của Ban QLDA theo hướng chuyên nghiệp ..................87

3.6.2 Các giải pháp tăng cường công tác QLCL XDCT giai đoạn thực hiện đầu
tư cho dự án Đường đôi phía Nam vào Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh

Ninh Thuận và các dự án tương tự ĐTXD trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận............. 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................102

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Sơ đồ Quản lý chất lượng sản phẩm ...............................................................7
Hình 1-2: Sơ đồ yếu tố tạo nên chất lượng công trình ....................................................8
Hình 1-3: Sơ đồ các giai đoạn thực hiện của dự án đầu tư xây dựng ............................11
Hình 1-4: Sơ đồ quản lý Nhà nước về chất lượng CTXD .............................................14
Hình 1-5: Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long xuống cấp [6].....................................15
Hình 1-6: Hiện trường sự cố Cầu Cần Thơ ...................................................................15
Hình 1-7: Hiện trường sự cố thi công đầm lăn Thủy điện Sơn La ................................16
Hình 1-8: Hình ảnh các vết nứt Hầm Thủ Thiêm ..........................................................16
Hình 1-9: Quy trình QLCL giai đoạn thi công xây dựng
(Nguồn: Trung Tâm Quy hoạch và KĐXD - UBND tỉnh Khánh Hòa) ........................18
Hình1-10: Sơ đồ kiểm soát QLCL CTXD giai đoạn TCXD .........................................21
Hình 2-1: Quá trình quản lý chất lượng XDCT theo các giai đoạn hình thành CTXD 26
Hình 2-2: Quá trình quản lý chất lượng XDCT theo các giai đoạn sản xuất xây dựng.
.......................................................................................................................................26
Hình 2-3: Mô hình quản lý Nhà nước về chất lượng CTXD tại Ninh Thuận ...............42
Hình 2-4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban QLDA giao thông Ninh Thuận.....................48
Hình 3-1: Vị trí địa lý tỉnh Ninh Thuận .........................................................................67
Hình 3-2: Sơ đồ vị trí dự án Đường đôi phía Nam vào TP. PRTC. ..............................71
Hình 3-3: Mặt cắt ngang nền đường đôi phía Nam vào TP Phan Rang- Tháp Chàm. ..72
Hình 3-4: Một số hình ảnh hiện trạng dự án Đường đôi phía Nam vào TP. PRTC. .....75
Hình 3-5: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BQL dự án XD Hạ tầng đô thị. ............................77

Hình 3-6: Dự án BT đường nối Ngô Gia Tự với Quốc lộ 1A .......................................78
Hình 3-7: Sơ đồ QLCL theo các giai đoạn của dự án ĐTXD công trình. .....................80
Hình 3-8: Hình ảnh nắp đan, hào kỹ thuật không đảm bảo khả năng chịu lực nên xảy ra
tình trạng bị sụp bể đường Nguyễn Thị Minh Khai ......................................................82
Hình 3-9: Dùng cây cảnh báo nguy hiểm đường Nguyễn Thị Minh Khai ....................83
Hình 3-10: Cao trình không đồng bộ 2 dự án thoát nước thị trấn Khánh Hải...............84
Hình 3-11: Đề xuất mô hình tổ chức của Ban QLDA Xây dựng hạ tầng đô thị ...........89
Hình 3-12: Sơ đồ trình tự công việc của Phòng QLDA ................................................92
Hình3-13: Sơ đồ phân tách QL công việc của Phòng kỹ thuật- giám sát .....................93

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Chất lượng sản phẩm được chia thành các loại ..............................................6
Bảng 1-2: Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng.....................................................10
Bảng 1-3: Tổng mức đầu tư dự án BOT cầu Phú Mỹ ...................................................17
Bảng 2-1: Số công trình xây dựng năm 2016 [10] ........................................................50
Bảng 2-2: Thống kê hồ sơ nghiệm thu .........................................................................54
Bảng 3-1: Các dự án ĐTXD giai đoạn 2010-2016 ........................................................69
Bảng 3-2: Tổng mức đầu tư dự án Đường đôi phía Nam vào TP. PRTC [13]. ............74
Bảng 3-3: Nhân sự trong BQL dự án XD Hạ tầng đô thị ..............................................77
Bảng 3-4: Gói thầu TCXD đường Nguyễn Thị Minh Khai ..........................................83
Bảng 3-5: Điều kiện năng lực của người làm trong Ban QLDA ...................................91
Bảng 3-6: Phương pháp phân tách công việc theo dõi của phòng chuyên môn ............93

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CĐT

: Chủ đầu tư

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HTKT

: Hạ tầng kỹ thuật

KT-XH

: Kinh tế - Xã hội

KĐXD

: Kiểm định xây dựng

QLNN


: Quản lý nhà nước

QLDA

: Quản lý dự án

QLXD

: Quản lý xây dựng

QLCL

: Quản lý chất lượng

TP

: Thành phố

TCXD

: Tổ chức xây dựng

TVGS

: Tư vấn giám sát

TVTK

: Tư vấn – thiết kế


TMĐT

: Tổng mức đầu tư

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

: Ủy ban Nhân dân

VLXD

: Vật liệu xây dựng

XD

: Xây dựng

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý dự án là một ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và
quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành
đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được
mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. Trên thế giới cũng như nước ta, quản
lý dự án đầu tư là một hệ thống lý luận, luật pháp, chính sách... nhằm nâng cao chất

lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một nội dung trong quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình, có sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức, từ chủ đầu tư, tư vấn,
thi công đến cơ quan quản lý Nhà nước và sự tham gia giám sát cộng đồng. Trong
những năm qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đã và đang được các
Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm, nên nhiều công
trình đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng, an toàn, mỹ quan và tiến độ đề ra.
Trong giai đoạn thực hiện ĐTXD, công tác QLCL là rất quan trọng, quyết định đến sự
thành công của dự án, từ công tác khảo sát thiết kế đến thi công XDCT. Tuy nhiên, do
năng lực của một số Ban QLDA còn hạn chế; năng lực của một số đơn vị tư vấn, thi
công còn chưa đáp ứng được yêu cầu làm ảnh hưởng đến chất lượng của dự án. Trong
những năm gần đây, cả nước đã xảy ra không ít sự cố ngay trong giai đoạn thi công
XDCT, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Điển hình là các sự cố: Sập sàn bê tông
cốt thép Trung tâm Hội nghị, tiệc cưới Hoàng Tử (Cần Thơ); sập đổ hoàn toàn hệ dầm
sàn mái khi đang đổ bê tông công trình nhà thờ Giáo họ Ngọc Lâm (Thái Nguyên); sập
hầm Thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng); vỡ đập Thủy điện Đắc Rông 3 (Quảng Trị); sập
đổ tháp anten Trung tâm Kỹ thuật - Phát thanh truyền hình tỉnh Nam Định; sập cầu
Vĩnh Bình (Long An)… Ngoài ra, một số công trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ
khiếm khuyết về chất lượng gây bức xúc trong dư luận xã hội như: Tình trạng lún nứt
mặt đường Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long; trồi sụt, bong tróc mặt đường Đại lộ

1


Đông Tây, mặt cầu Thăng Long, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung
Lương...
Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng vẫn còn những tồn tại khiếm khuyết
ở các cấp độ khác nhau, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc
phục một cách nghiêm túc và thấu đáo, để nâng cao hiệu quả của dự án, cần tăng
cường công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình, đặc biệt là ở giai đoạn thực

hiện đầu tư.
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công
tác quản lý chất lượng xây dựng giai đoạn thực hiện đầu tư dự án Đường đôi phía
Nam vào thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận” được học viên
chọn làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp
nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thực hiện
đầu tư áp dụng cho dự án Đường đôi phía Nam vào thành phố Phan Rang -

Tháp

Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Từ đó có thể áp dụng để quản lý chất lượng các dự án tương
tự.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về quản lý dự án đầu tư
xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận.
Nghiên cứu, phân tích các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về quản
lý chất lượng công trình xây dựng.
Phương pháp thống kê, đánh giá và phân tích từ các báo cáo của các dự án xây dựng
đã thực hiện.
Phương pháp điều tra khảo sát, đánh giá thực tế tại các công trình xây dựng và các Ban
quản lý dự án tại tỉnh Ninh Thuận.
Phương pháp chuyên gia.

2


Phương pháp mô hình.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình hạ
tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, trong đó chú trọng đến công tác
quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế và quá trình thi công xây dựng công trình.
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu tại dự án Đường đôi phía Nam vào thành
phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong việc quản lý dự án xây dựng công trình
hiệu quả. Trong đó đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất
lượng công trình trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Trên cơ sở đó vận dụng những kết
quả đạt được để quản lý chất lượng cho các dự án khác tương tự.
Kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực
quản lý dự án, nâng cao năng lực các nhà thầu và các cơ quan quản lý Nhà nước liên
quan, giúp việc quản lý các dự án có chất lượng tốt và đạt hiệu quả cao.
6. Kết quả đạt được
Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình
xây dựng ở Việt Nam và tỉnh Ninh Thuận.
Các cơ sở khoa học và pháp lý về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
trong giai đoạn thực hiện đầu tư.
Thiết lập những yêu cầu kỹ thuật, các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất
lượng xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư.

3


Đề xuất được một số giải pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thực
hiện đầu tư áp dụng cho dự án Đường đôi phía Nam vào thành phố Phan Rang Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

4



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1

Công trình xây dựng và quản lý chất lượng

1.1.1 Chất lượng công trình xây dựng
1.1.1.1 Chất lượng công trình xây dựng
Theo Bill Conway, người Mỹ có quan điểm “chất lượng phụ thuộc vào cách thức quản

lý đúng đắn”. Cho tới nay, Tiêu chuẩn ISO đã chính thức ra đời và đem lại tác dụng,
hiệu quả tích cực, được đông đảo các quốc gia trên thế giới đồng thuận, thông qua
chuẩn mực của ISO giúp họ nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thương trường
quốc tế. Xu hướng của ISO thiên về “hướng ngoại”, đó là nắm bắt nhu cầu và mong
đợi của khách hàng, liên tục cải tiến quy trình QLCL, là mục tiêu cơ bản sự hài lòng
của khách hàng. Tiêu chuẩn Quốc gia * National Standard TCVN ISO 9001 : 2008,
định nghĩa [1] : Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc trưng để phân biệt vốn
có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình để đáp ứng các nhu cầu đã được công
bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Đối với công trình xây dựng, theo Luật Xây dựng
năm 2014 [2]: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần
trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Như vậy, sản phẩm xây dựng chính là
công trình xây dựng, nó phụ thuộc vào trình độ quá trình sản xuất cùng với nhân lực,
vật lực tạo ra sản phẩm có chất lượng, được xác định bằng các chỉ tiêu, những thông số
kinh tế - kỹ thuật - thẩm mỹ, phù hợp với Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng thoả mãn
yêu cầu khách hàng, bởi thế công trình có tính riêng biệt, dễ nhận dạng.
Như vậy: Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng, ví dụ như chất lượng là sự

phù hợp (của sản phẩm hay dịch vụ) đối với mục đích sử dụng (Juran & Gryna, 1988),
hay chất lượng là sự tuân thủ các yêu cầu đã đề ra (Crosby, 1979; ISO, 2005). Tác giả
có thể khái quát chất lượng CTXD là được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản gồm hệ
các chỉ tiêu chuyên ngành XD, thể hiện tính năng kỹ thuật yêu cầu về độ bền vững,

5


tuổi thọ CT, kỹ mỹ thuật, tiện dụng gắn với văn hoá địa phương, tuân thủ Quy chuẩn,
Tiêu chuẩn XD, các văn bản pháp quy của Nhà nước và hợp đồng giao nhận thầu.
1.1.1.2 Phân loại chất lượng sản phẩm xây dựng
Phân loại chất lượng theo hệ thống ISO 9000. Chất lượng sản phẩm được chia thành
các loại sau :
Bảng 1-1: Chất lượng sản phẩm được chia thành các loại

T
T

Các loại chất lượng

Yêu cầu

sản phẩm xây dựng

Bảo đảm đúng các thông số trong thiết kế, các đặc điểm của
1

Chất lượng thiết kế

sản xuất và tham khảo các chỉ tiêu chất lượng cả các mặt hàng

cùng loại

2

Chấtlượng

tiêu

chuẩn

Bảo đảm đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm do các tổ
chức quốc tế, Nhà nước hay các cơ quan có thẩm quyền quy
định
Mức chất lượng sản phẩm thực tế đạt được do các yếu tố

3

Chất lượng thực tế

nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương pháp Quản lý chi
phối
Mức chất lượng có thể chấp nhận được giữa chất lượng thực

4

Chất lượng cho phép

tế và chất lượng tiêu chuẩn, phụ thuộc vào điều kiện KT-XH,
trình độ lành nghề của công nhân, phương pháp quản lý của
Doanh nghiệp


5

Chất lượng tối ưu

Mức chất lượng mà tại đó lợi nhuận đạt được do nâng cao
chất lượng lớn hơn chi phí đạt mức chất lượng đó

Như vậy: Chất lượng sản phẩm xây dựng (công trình xây dựng ) do con người kiến
tạo ra bắt đầu hình thành từ ý tưởng, vì vậy không phải tự nhiên sinh ra mà phải được
quản lý chặt chẽ trong toàn bộ quá trình tạo ra công trình xây dựng đạt chất lượng.

6


1.1.2 Quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.1.2.1 Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Theo Tạp chí thư viện Việt Nam [3]: Ngày nay, hầu hết các tổ chức hay cơ quan dịch
vụ đều nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Quản lý chất lượng giúp cung cấp những công cụ và định hướng cho việc
nâng cao chất lượng. Quản lý chất lượng là tất cả các hoạt động phối hợp để định
hướng và kiểm soát một tổ chức nhằm mục tiêu chất lượng. Các hoạt động này bao
gồm từ xây dựng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, lập kế hoạch đến kiểm
soát, đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Như vậy: Quản lý và chất lượng là một khái niệm rộng hơn xét từ góc độ quản lý.
Dưới đây tác giả nghiên cứu nội dung QLCL và xem xét vai trò của QLCL. Theo tiêu
chuẩn Quốc gia * National Standard TCVN ISO 9001 : 2008 định nghĩa QLCL là các
hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng.

Hình 1-1: Sơ đồ Quản lý chất lượng sản phẩm


7


Nhìn vào hình 1.1 tác giả nhận thấy hệ thống được vận hành theo quy trình chung,
tuân thủ và gắn bó chặt chẽ thể hiện bốn phần cơ bản, đó là: Trách nhiệm quản lý,
quản lý nguồn lực, giải quyết công việc (tạo sản phẩm) và đánh giá, cải tiến liên tục
các quá trình đó.
Theo quan điểm của PGS.TS Trần Chủng, Trưởng Ban chất lượng - Tổng Hội Xây
dựng Việt Nam [4]: Có được chất lượng CTXD như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh
hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của Chủ
đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây
dựng. Xuất phát từ sơ đồ (hình 1-2), việc phân công quản lý cũng được các quốc gia
luật hóa với nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã hội, lợi
ích cộng đồng) do Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” do các chủ thể trực
tiếp tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng (Chủ đầu tư và các nhà thầu) phải có
nghĩa vụ kiểm soát.
Đảm bảo

Chất lượng
công trình xây dựng

- An toàn
-Bền vững
- Kỹ thuật
- Mỹ thuật

Phù hợp
-Quy chuẩn
-Tiêu chuẩn

- Quy phạm pháp luật
- Hợp đồng

Hình 1-2: Sơ đồ yếu tố tạo nên chất lượng công trình
Như vậy: Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể
tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: CĐT, nhà thầu,
các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây
dựng, bảo hành, bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng
1.1.2.2 Thực chất và vai trò của QLCL công trình xây dựng
Khi lĩnh vực xây dựng phát triển thì các vấn đề về tính kỹ thuật, mỹ thuật và tổ chức
ngày càng phức tạp, đòi hỏi chất lượng cần có sự quản lý, điều quan trọng nhất là cách
thức tổ chức quản lý. Nhà quản lý có trách nhiệm lên kế hoạch, tổ chức, định hướng và
kiểm soát; việc QLCL không chỉ dành cho các doanh nghiệp, mà còn có sự tham gia
8


kiểm tra, quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp, CĐT, Ban QLDA. QLCL đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây
dựng. Nó quyết định sự hiệu quả của một dự án đầu tư và quản lý đầu tư, đồng thời thể
hiện cạnh tranh và sự uy tín của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Như vậy: Chất lượng CTXD phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn thực hiện đầu tư và
con người, bộ máy hoạt động của một tổ chức quản lý dự án cùng với công tác lựa
chọn các nhà thầu tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công, thi công xây dựng, tư vấn giám
sát.
1.1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.3.1 Dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án ĐTXD [2]: Là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến
hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án ĐTXD, dự án được thể hiện

thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD, Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD
hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD.
Đối với khái niệm quản lý thì có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, nhưng
nhìn chung đều hướng đến phân công trách nhiệm và phối hợp thực hiện. Giáo trình
Trung cấp lý luận chính trị - hành chính : Có thể hiểu quản lý là sự tác động có định
hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các phương thức
nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất định. Mục tiêu này có thể do các thành viên
trong tổ chức tự thống nhất với nhau, cũng có thể do người đứng đầu tổ chức xây dựng
và giao cho tổ chức thực hiện. Khi hình thành ý tưởng, đề xuất dự án ĐTXD sử dụng
vốn Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải có một tổ chức để quản
lý, huy động nguồn lực đầu vào và triển khai dự án, theo quy định hiện nay tổ chức đó
là Ban QLDA chuyên ngành hoặc Ban QLDA khu vực nhằm đảm bảo thực hiện đúng
trình tự ĐTXD, chất lượng, tiến độ và an toàn công trình, công việc của QLDA cũng là
một trong những nội dung của hoạt động xây dựng.

9


Như vậy: Tác giả có thể khát quát QLDA ĐTXD công trình là việc huy động các
nguồn lực đầu vào và tổ chức công việc thực hiện có định hướng, kế hoạch, lãnh đạo
và kiểm soát để đạt tới mục tiêu hiệu quả dự án đầu tư.
1.1.3.2 Nội dung và các giai đoạn QLDA ĐTXD công trình
Bất kỳ dự án ĐTXD nào không phân biệt quy mô, nguồn vốn để hoàn thành công trình
xây dựng thì dự án ĐTXD phải trải qua các giai đoạn từ khi hình thành ý tưởng đầu tư
cho đến dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, bảo hành, bảo trì, đó là một chu kỳ dự án
ĐTXD công trình; các giai đoạn của dự án gồm:
Bảng 1-2: Các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng
STT

Trình tự giai đoạn


Nội dung giai đoạn

Thời điểm

Nghiên cứu lựa chọn, lập dự án. Bắt đầu tạo lập hồ
1

Chuẩn bị đầu tư

Đánh giá tính khả thi, hiệu quả dự sơ, thủ tục pháp lý
án và quyết định dự án ĐTXD
Lập thiết kế chi tiết. Huy động
nguồn lực. Mời thầu và TCXD, lắp

2

Thực hiện đầu tư

đặt thiết bị theo hợp đồng. Nghiệm
thu công việc nội bộ, hạng mục
công trình. Đánh giá dự án. Chuẩn
bị đưa công trình vào sử dụng
Chạy thử, nghiệm thu toàn bộ các

Kết thúc đầu tư, đưa
3

công trình vào khai
thác sử dụng


hạng mục công trình của dự án.
Bàn giao, đưa công trình của dự án
vào vận hành khai thác sử dụng,
bảo hành và bảo trì công trình xây
dựng

10

ĐTXD
Triển khai TCXD
công trình theo dự
án và thiết kế chi
tiết (tạo sản phẩm
xây dựng)
Sử dụng công suất
công trình ở mức
cao nhất và công
suất giảm dần theo
thời gian


1b

1a

2

3


Lập Báo cáo
đầu tư (tiền khả
thi)

Lập dự án
đầu tư
(khả thi)

Thiết kế
chi tiết

Đấu thầu

Nghiệm thu hoàn
thành công trình

Dự án quan
trọng quốc gia

Dự án nhóm
A, B và C

Huy động
nguồn lực

TCXD và
giám sát

Bàn giao


Chuẩn bị đầu tư

Thực hiện đầu tư
(Trách nhiệm QL là
Ban QLDA)

Đưa vào SD

Kết thúc
xây dựng

Hình 1-3: Sơ đồ các giai đoạn thực hiện của dự án đầu tư xây dựng
Như vậy: Xét góc độ rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần
được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm
xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm đó với hàng loạt các vấn đề
liên quan. Trong ĐTXD, dự án trải qua 03 giai đoạn thực hiện theo một trình tự thống
nhất và có mối quan hệ hữu cơ. Mặc dù, giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề cơ sở
quyết định tính khả thi cho các giai đoạn sau nhưng để hiện thực ý tưởng được duyệt
giai đoạn 1 phụ thuộc vào giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn 2), vì vậy tác giả cho
rằng sản phẩm công trình xây dựng đạt được chất lượng và hiệu quả đầu tư nhờ vào
năng lực của tổ chức QLDA trực tiếp triển khai dự án.
1.2
Công tác Quản lý dự án, quản lý chất lượng công trình xây dựng ở một số
nước trên thế giới
Ở Nga:
Nội dung: Ủy ban Nhà nước về xây dựng thay mặt Nhà nước Quản lý Nhà nước về
CTXD. Ủy ban này đã xây dựng mô hình hoạt động với sự tham gia của các doanh
nghiệp Tư vấn giám sát, QLDA chuyên nghiệp. Nhà nước XD chương trình đào tạo
Kỹ sư TVGS thống nhất trên toàn liên bang và coi việc xây dựng một đội ngũ TVGS


11


chuyên nghiệp cao là yếu tố quyết định của quá trình đổi mới công nghệ QLCL công
trình;
Ưu điểm: đào tạo được đội ngũ TVGS, QLDA chuyên nghiệp cao;
Nhược điểm: vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý bị hạn chế.
Ở Anh:
Nội dung: Tư vấn QLCP đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, Tư vấn QLCP chịu
trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng từ khởi đầu đến khi dự án được hoàn thành. Tư
vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí từ ngân sách đến thanh toán
cuối cùng. Quy trình QLCP bao gồm dự toán, đấu thầu, hợp đồng, thanh toán, thay đổi
và khiếu nại rất rõ ràng. Quy trình này được thiết lập bởi tổ chức chuyên nghiệp về
QLCP;
Ưu điểm: kiểm soát được mọi chi phí, hiệu quả của dự án;
Nhược điểm: ít quan tâm đến yêu cầu của khách hàng.
Ở Mỹ:
Nội dung: Mô hình quản lý ba bên để quản lý CLCT gồm: bên thứ nhất là Nhà thầu,
người sản xuất phải tự chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình; bên thứ hai là sự
chứng nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn; bên thứ
ba là sự đánh giá độc lập của một tổ chức nhằm xác định chính xác tiêu chuẩn về chất
lượng. Sau nhiều thất bại khi các doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 để quản lý chất
lượng, hiện nay Mỹ đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM);
Ưu điểm: chất lượng toàn diện, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng;
Nhược điểm: quản lý quá trình có sự tham gia của nhiều thành phần.
Ở Pháp:
Nội dung: Quản lý chất lượng các công trình dựa trên việc bảo hiểm bắt buộc. Các
hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi công trình không có đánh giá về chất lượng.

12



Bên cạnh đó công tác kiểm tra ngăn ngừa rủi ro với các tiêu chí như mức độ bền vững
của công trình, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, tiện nghi cho người sử dụng;
Ưu điểm: ngăn ngừa được rủi ro, nâng cao chất lượng, tuổi thọ công trình;
Nhược điểm: chi phí công trình lớn do phải đóng bảo hiểm công trình.
Ở Singapore:
Nội dung: Chính quyền quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án xây dựng. Ngay
từ khi lập dự án phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch tổng thể, về an toàn, về phòng
chống cháy nổ, về môi trường mới được phê duyệt. Khi triển khai thi công phải được
Kỹ sư TVGS kiểm tra và xác nhận là thiết kế đúng, đảm bảo chất lượng thiết kế;
Ưu điểm: kiểm soát chặt chẽ chất lượng quy hoạch, thiết kế, giám sát;
Nhược điểm: thời gian phê duyệt dự án dài, đòi hỏi nhân lực trình độ cao.
Ở Nhật Bản:
Nội dung: Nhật Bản rất coi trọng công tác quản lý thi công, hệ thống pháp luật quy
định chặt chẽ công tác giám sát thi công và hệ thống kiểm tra, như Luật thúc đẩy đấu
thầu và hợp đồng hợp thức đối với công trình công chính, Luật Tài chính công, Luật
thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng công trình công chính. Chế độ bảo trì nghiêm
ngặt, bảo trì được coi là một trong những khâu đặc biệt quan trọng nhằm bảo đảm chất
lượng, tăng cường độ bền của công trình cũng như giảm thiểu chi phí vận hành;
Ưu điểm: lựa chọn được nhà thầu có năng lực, đảm bảo chất lượng;
Nhược điểm: chính quyền không kiểm soát được các nhà thầu lớn.
1.3

Công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình ở Việt Nam

Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng được quy định cụ thể tại Luật
Xây dựng năm 2014, Nghị định số 46 /2015/ND-CP và Thông tư 26/2016/TT-BXD.
Đây là công việc của cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về lượng công Chất
trình


xây dựng của chính quyền các cấp. Các cơ quan này phải chịu trách

nhiệm về tình hình chất lượng công trình xây dựng thuộc địa phương, ngành quản lý

13


theo quy định. Bản chất của hoạt động giám sát quản lý nhà nước là theo chiều rộng có
tính vĩ mô, tính cưỡng chế của cơ quan công quyền. Mô hình QLNN về chất lượng
công trình xây dựng được mô tả như sau:
CHÍNH PHỦ
Giao
nhiệm
vụ

Các Bộ quản lý
công trình xây
dựng chuyên
ngành, Bộ
Quốc phòng,
Bộ Công An

Bộ Xây dựng

Phối
hợp

(cơ quan thống nhất
QLNN về chất lượng

CTXD trong phạm vi cả
nước và QLCL các
CTXD chuyên ngành)

(cơ quan chủ trì,
phối hợp thực hiện
QLNN về CLCT
trong phạm vi quản
lý của Bộ thuộc
chuyên ngành)

UBND cấp
tỉnh,

Phối
hợp

(cơ quan chủ trì,
phối hợp thực hiện
QLNN về CLCT
thuộc phạm vi địa
giới hành chính
quản lý trừ các công
trình thuộc Bộ quản
lý CTXD chuyên
ngành, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công An
thực hiện)

Ban hành, hướng dẫn các văn bản

QPPL, kiểm tra, xử lý các vi phạm
về chất lượng công trình và thực
hiện các quy định QLNN về chất
lượng CTXD thuộc chuyên ngành
quản lý

Hình 1-4: Sơ đồ quản lý Nhà nước về chất lượng CTXD
1.4

Công tác QLCL xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư

Trong những năm qua, công tác QLCL công trình xây dựng đã và đang được các CĐT,
Ban QLDA, cơ quan QLNN quan tâm nên nhiều công trình đưa vào sử dụng đảm bảo
chất lượng, an toàn, mỹ quan và tiến đô đề ra. Tuy nhiên trong giai đoạn thực hiện xây
dựng, do năng lực của một số Ban QLDA còn nhiều hạn chế; năng lực của một số đơn
vị tư vấn, TCXD còn chưa đáp ứng được yêu cầu làm ảnh hưởng đến chất lượng của
công trình. Trong những năm gần đây, cả nước đã xảy ra không ít sự cố ngay trong

14


giai đoạn TCXD công trình, gây thiêt hại lớn về người và tài sản. Điển hình là các sự
cố: Sập sàn bê tông cốt thép Trung tâm Hội nghị, tiệc cưới Hoàng Tử (Cần Thơ); sập
đổ hoàn toàn hệ dầm sàn mái khi đang đổ bê tông công trình nhà thờ giáo họ Ngọc
Lâm

(Thái Nguyên); sập hầm Thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng); vỡ đập

Thủy điện Đắc Rông 3 (Quảng Trị); sập đổ tháp anten Trung tâm Kỹ thuật - Phát
thanh truyền hình tỉnh Nam Định; sập cầu Vĩnh Bình (Long An)… Ngoài ra, một số

công trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm khuyết về chất lượng gây bức xúc
trong dư luận xã hội như tình trạng lún nứt mặt đường Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ
Long; trồi sụt, bong tróc mặt đường Đại lộ Đông Tây, mặt cầu Thăng Long, đường cao
tốc Thành phố Hồ Chí Minh -

Trung Lương.

Hình 1-5: Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Hạ Long xuống cấp [6]

Hình 1-6: Hiện trường sự cố Cầu Cần Thơ

15


Hình 1-7: Hiện trường sự cố thi công đầm lăn Thủy điện Sơn La

Hình 1-8: Hình ảnh các vết nứt Hầm Thủ Thiêm
Liên hệ với hình thức đầu tư tương tự như dự án thực hiện theo cơ chế đầu tư PPP
(đối tác công - tư): Theo Báo Tuổi trẻ [5], dự án BOT cầu Phú Mỹ, thành phố
Hồ Chí Minh có TMĐT cũ là 1.806 tỷ đồng, sẽ điều chỉnh tăng lên khoảng
3.000 tỷ đồng, như vậy thời gian thu phí dự kiến là 26 năm phải kéo dài thêm.

16


Bảng 1-3: Tổng mức đầu tư dự án BOT cầu Phú Mỹ
ĐVT: tỷ VNĐ

TMĐT cơ sở


Điều chỉnh lại

Quan điểm

Quan điểm

Quan điểm

năm 2007

của PMC

của Viện

của Sở

KTXD

Xây dựng

1.917,07

2.266,48

1.995,26

1.953,92

160,47


195,23

195,82

173,13

2.077,53

2.461,71

2.191,09

2.127,05

-

465,94

464,57

464,57

TMĐT có lãi vay

2.077,53

2.927,65

2.655,65


2.591,62

Chênh lệch tỷ giá

-

480,72

637,58

379,32

Tổng mức đầu tư

2.077,53

3.408,36

3.293,23

2.970,85

Thuế VAT
TMĐT có VAT
Lãi vay thời gian XD

(Nguồn: Chương trình giảng dạy kinh tế FULBRIGHT, CV13-32-82.0)
Như vậy: Mặc dù chi phí đầu tư là điều kiện cho đầu vào của dự án nhưng chất lượng
công trình quyết định chi phí đầu ra. Vấn đề xây dựng cơ chế giám sát đảm bảo chất
lượng và chế tài là rất cần thiết và có tầm quan trọng để đảm bảo thực hiện dự án theo

hình thức công- tư đúng cam kết.

17


GIAI ĐOẠN THI CÔNG
TV ĐẤU THẦU, TV THIẾT
KẾ, CƠ QUAN QLNN
LẬP HỒ SƠ
MỜI THẦU,
CHẤM ĐIỂM
THÔNG
BÁO
THÔNG
BÁO

TU VẤN THIẾT KẾ
GIÁM SÁT TÁC GIẢ

CHỦ ĐẦU TƯ

NHÀ THẦU
THI CÔNG

LỰA CHỌN NHÀ
THẦU THI CÔNG,
GIÁM SÁT

XÂY DỰNG
HỆ THỐNG

QLCL

PHÊ DUYỆT KQ
ĐẦU THẦU

XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH,
BIỆN PHÁP
KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG

LẬP VÀ PDUYỆT
CHỈ DẪN KỸ THUẬT

LẬP KẾ
HOẠCH KIỂM
SOÁT VÀ
QUY TRÌNH
KIỂM SOÁT
Ấ Ư

NHẬN
MẶT BẰNG
THI CÔNG

SỞ XÂY DỰNG
BÀN GIAO MẶT
BẰNG THI CÔNG

GIÁM SÁT

VẬT TƯ,
VẬT LIỆU

LẬP VÀ
PHÊ DUYỆT
BIỆN PHÁP
THI CÔNG

THÔNG
BÁO

K QUẢ
KTRA

TỔ CHỨC
NGHIỆM THU

THI CÔNG
XÂY DỰNG


NGHIỆM THU
CÔNG TRÌNH



KIỂM TRA
CHO PHÉP
NGHIỆM THU


THÍ NGHIỆM
KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG

NGHIỆM THU
CÔNG TRÌNH
NỘI BỘ

CĐT
`

XÁC NHẬN

THÍ NGHIỆM
KIỂM TRA
VẬT LIỆU,
VẬT TƯ,
THIẾT BỊ

GIÁM SÁT

KIỂM TRA
TỔ
CHỨC
KTRA
N. THU

NHÀ THẦU
THÍ NGHIỆM


LẬP SƠ ĐỒ
TỔ CHỨC,
ĐỀ CƯƠNG
GIÁM SÁT

BỐ TRÍ VL,
VẬT TƯ,
THIẾT BỊ
THI CÔNG
THEOHĐ

XÂY DỰNG HỆ
THỐNG QLCL

LÊN KẾ
HOẠCH KIỂM
TRA THEO

TƯ VẤN
GIÁM SÁT

XÁC NHẬN

TB

LẬP BẢN VẼ
HOÀN CÔNG
HỒ SƠ
THANH TOÁN,
QUYẾT TOÁN


LẬP HỒ SƠ
HOÀN THÀNH
CÔNG TRÌNH
BÀN GIAO
CHO ĐƠN VỊ
SỬ DỤNG

Hình 1-9: Quy trình QLCL giai đoạn thi công xây dựng
(Nguồn: Trung Tâm Quy hoạch và KĐXD - UBND tỉnh Khánh Hòa)

18


Như vậy:
- CĐT (BQL dự án): QLCL công trình thông qua các quá trình nghiệm thu từng phần,
thanh toán, quyết toán công trình theo từng giai đoạn TCXD.
- Nhà thầu TCXD công trình theo hợp đồng, phải đáp ứng các điều kiện máy móc thiết
bị, khả năng tài chính, năng lực kinh nghiệm công trình tương tự để đảm bảo chất
lượng công trình xây dựng.
- TVGS: Kiểm tra, giám sát chất lượng và khối lượng thực tế thi công, an toàn lao
động, vệ sinh môi trường tại công trường xây dựng.
- Đơn vị thí nghiệm VLXD: Thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện XD.
QLCL công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt
động xây dựng theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm
2015 [8] của Chính phủ và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực
hiện ĐTXD công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về
chất lượng và an toàn của công trình. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5
năm 2015 của Chính phủ đã quy định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể tham gia các
hoạt động xây dựng trong công tác QLCL công trình xây dựng, cụ thể như sau:

- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy
định, phải có biện pháp tự QLCL công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu
chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm QLCL công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- CĐT có trách nhiệm tổ chức QLCL công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình
thức QLDA, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực
hiện ĐTXD công trình theo quy định.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác QLCL của các tổ
chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác
nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình
xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng CTXD theo quy định.

19


×