Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tiểu luận tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc nhà nước huyện thọ xuân, tỉnh thanh hoá giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.24 KB, 47 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong đề án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đúng quy định. Đề
án này phù hợp với vị trí, chức vụ, đơn vị công tác của tôi và chưa được triển khai trong
thực tiễn.
Tác giả đề án

Lý Xuân Lộc

MỤC LỤC
1.1

Phần 1. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề án

Tr
1
1


ii
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
1.4
1.4.1
1.4.2
2.1


2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.2
2.2.1
2.2.1.1
2.2.1.2
2.2.1.3
2.2.1.4
2.2.2
2.2.3
2.2.3.1
2.2.3.2
2.2.3.3
2.2.3.4
2.2.3.5
2.3
2.3.1
2.3.1.1
2.3.1.2
2.3.2
2.3.2.1
2.3.2.2
2.3.3
2.3.3.1
2.3.3.2
2.3.3.3
2.3.4

Mục tiêu của đề án

Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Nhiệm vụ của đề án
Giới hạn của đề án
Phạm vi đối tượng
Phạm vi không gian, thời gian
Phần 2. NỘI DUNG
Căn cứ xây dựng đề án
Căn cứ khoa học, lý luận
Căn cứ chính trị, pháp lý
Căn cứ thực tiễn
Nội dung cơ bản của đề án
Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho
bạc Nhà nước Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Đặc điểm Kho bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân
Nội dung KSC thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho
bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Đánh giá chung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua
Kho bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Nội dung, định hướng tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách xã qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Thọ Xuân
Các giải pháp, biện pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách xã trong giai đoạn hiện nay
Hoàn thiện những quy định về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã,
xây dựng hệ thống định mức phù hợp thực tế
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân
Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong KSC TX ngân sách xã
Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt

Phối hợp tốt với các cơ quan liên quan trong kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân
Tổ chức thực hiện đề án
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án
Thuận lợi
Khó khăn
Các nguồn lực để thực hiện đề án
Kinh phí thực hiện đề án
Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện đề án
Kế hoạch, tiến độ thực hiện đề án
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019-2020
Phân công trách nhiệm thực hiện đề án

2
2
2
3
4
4
4
5
5
5
5
6
6
6
6

8
11
19
26
28
28
28
28
29
29
30
30
30
30
31
31
31
32
32
32
32
32


iii
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.2.1
2.4.2.2

3.1
3.2
3.2.1
3.2.1.1
3.2.1.2
3.2.1.3
3.2.1.4
3.2.1.5
3.2.2
3.2.2.1
3.2.2.2
3.2.3
3.2.4

Dự kiến hiệu quả của đề án
Sản phẩm của đề án
Tác động và ý nghĩa của đề án
Tác động của đề án
Ý nghĩa của đề án
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị với các tổ chức, cá nhân để thực hiện đề án
Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước
Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho
bạc Nhà nước theo dự toán
Cần có hướng dẫn chỉ đạo kịp thời và thống nhất về mặt nghiệp vụ kiểm
soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Xây dựng đội ngũ và phát triển nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước
Tăng cường việc thực hiện cấp phát trực tiếp ngân sách nhà nước từ Kho
bạc Nhà nước đến người cung cấp hàng hóa, dịch vụ

Hoàn thiện quy trình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Kiến nghị đối với Uỷ ban Nhân dân huyện và Uỷ ban Nhân dân các xã,
thị trấn trên địa bàn huyện Thọ Xuân
Kiến nghị đối với Uỷ ban Nhân dân huyện Thọ Xuân
Kiến nghị đối với Uỷ ban Nhân dân các xã, thị trấn trong huyện Thọ Xuân
Kiến nghị đối với các cơ quan Tài chính
Kiến nghị với Chính phủ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

KBNN

Kho bạc Nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

KSC

Kiểm soát chi

TX


Thường xuyên

KTXH

Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

33
33
34
34
34
35
35
36
36
36
36
36
37
37
38
38
38
39
40



iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà

Tr
10

nước
Bảng 2.1: Cơ cấu chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện

11

Thọ Xuân
Bảng 2.2: Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã (theo nhóm mục chi) qua

17

Kho bạc Nhà nước Thọ Xuân giai đoạn 2013-2016
Bảng 2.3: Số liệu từ chối thanh toán ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước Thọ 18
Xuân giai đoạn năm 2012 đến năm 2016


v


1


Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ ÁN
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn
nhiều hạn chế, tình hình bội chi ngân sách liên tục diễn ra. Chính vì vậy, việc kiểm
soát các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách được sử dụng đúng mục
đích, chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng.
Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư
phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có
vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã), là một bộ phận
của NSNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật NSNN, do Uỷ ban nhân dân xã xây
dựng, quản lý. Ngân sách xã có những điểm khác với ngân sách các cấp: Ngân sách
xã, vừa là một cấp ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán của ngân sách xã. Mọi
khoản thu, chi và thanh toán các khoản cho người thụ hưởng đều do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân (UBND) xã quyết định. Toàn bộ các khoản chi của ngân sách xã đều
liên quan đến lợi ích của xã, đều có tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội
ở xã. Do những đặc điểm như vậy nên công tác quản lý tài chính ngân sách xã rất đa
dạng và phức tạp.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN nói chung, ngân sách
xã nói riêng luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm
qua, công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
(KBNN) đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách xã đã từng bước hoàn thiện, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả
quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, việc quản lý và kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách xã qua KBNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa còn có những
vấn đề chưa phù hợp, cơ chế quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn trong nhiều
trường hợp còn bị động và chậm chạp, nhiều vấn đề cấp bách không được đáp ứng
kịp thời hoặc chưa có quan điểm, biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả.



2

Những lý do cho thấy việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
xã qua KBNN rất cần được chú trọng quan tâm đối với không chỉ Chính phủ, Bộ
Tài chính, mà còn của mọi công chức trong hệ thống tài chính nói chung và trong
ngành KBNN nói riêng. Vì vậy, vấn đề: “Tăng cường công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hoá giai đoạn hiện nay” được lựa chọn để làm đề án tốt nghiệp chương
trình Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề án nghiên cứu là góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi
ngân sách xã qua KBNN Thọ Xuân, Thanh Hoá đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá,
chuyên nghiệp hóa công tác quản lý, điều hành NSNN, phù hợp với quá trình cải
cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất
lượng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng
và tăng cường công tác đối ngoại. Đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi,
đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN. Đảm bảo tất
cả các khoản chi của NSNN nói chung và chi thường xuyên ngân sách xã nói riêng
đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN.
Thứ hai, phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN.
Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải phù hợp với xu hướng cải cách hành
chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách
như chi theo dự toán từ Kho bạc Nhà nước, tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
Thứ ba, mọi khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải được chi đúng chế
độ, định mức đồng thời phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của của
Nhà nước. Như chúng ta đều biết, hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN

đã bộc lộ nhiều nhược điểm. Nơi cần đầu tư chưa được đầu tư thích đáng, trong khi


3

đó có nơi sử dụng tiền ngân sách nhà nước rất lãng phí, không có hiệu quả. Vì vậy,
cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ,
kịp thời, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham
ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng,
chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra được những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích luỹ
trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã phải đảm bảo tính
khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát,
người được kiểm soát và người thụ hưởng.
Thứ năm, tăng cường vai trò của KBNN trong kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách xã.
Thứ sáu, công nghệ Kho bạc phải hiện đại, định hướng khách hàng trước hết
phải mang đến khách hàng những dịch vụ hiện đại thông qua kênh giao dịch đa
dạng, trước hết là kênh giao dịch trực tiếp. Thực hiện công khai hoá thủ tục kiểm
soát chi NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng qua KBNN.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách xã qua KBNN.
- Từ việc nghiên cứu thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân thuộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012 -2016; qua đó
đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình thực
hiện kiểm soát chi.
- Xây dựng các định hướng và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng
cường công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại KBNN Thọ Xuân

trong thời gian tới; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chi NSNN, ngăn chặn
lãng phí, tham ô, tổn hại công quỹ Nhà nước giai đoạn hiện nay.


4

1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN
1.4.1. Phạm vi đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu của đề án: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã
qua KBNN, cụ thể là tại KBNN Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở các quy định
của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Phạm vi nghiên cứu của đề án: Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận
và thực tiễn về công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua
KBNN Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
1.4.2. Phạm vi không gian, thời gian
- Phạm vi về không gian: Đề án được thực hiện tại KBNN Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hoá.
- Phạm vi về thời gian: Khảo sát, phân tích tình hình kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách xã từ năm 2012 đến năm 2016, đề xuất định hướng giải pháp cho
giai đoạn hiện nay.


5

Phần 2. NỘI DUNG
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận
Đề án được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học hiện đại có liên quan về
quản lý, sử dụng tài chính tín dụng. Cũng như những luận điểm của Chủ nghĩa Mác
– Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng

và Nhà nước Việt Nam về công tác quản lý sử dụng tài chính nói chung, kiểm soát
chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN nói riêng.
2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
Đề án được xây dựng dựa trên những căn cứ pháp lý sau:
Văn bản do Quốc hội ban hành: Luật NSNN số 01/2002/QH11, ngày
16/12/2002; Luật NSNN số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015; Luật Kế toán số
03/2003/QH11, ngày 17/6/2003; Luật Kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20/11/2015;
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013
Văn bản do Chính phủ ban hành: Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 06/6/2003
của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; Nghị định số
63/2014/NĐ-CP, ngày 26/6/2014
Văn bản do các Bộ ban hành: Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012
của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách
Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012
của Bộ Tài chính Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt
động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; Thông tư số 39/2016/TT-BTC, ngày 01/3/2016,
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC, ngày 02/10/2012
của Bộ Tài chính Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách
Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 58/2016/TT-BTC, ngày 29/3/2016,
Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động


6

thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn
vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị
xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp; Thông tư
60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách

xã và các hoạt động tài chính của xã, phường, thị trấn.
Văn bản do KBNN ban hành: Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày
24/11/2009 Về việc ban hành quy trình giao dịch một cửa trong KSC thường xuyên
NSNN qua KBNN.
Ngoài ra tùy theo đặc thù của từng nhiệm vụ chi thường xuyên mà còn áp
dụng các văn bản khác của các bộ, ngành và địa phương có liên quan.
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
- Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN tại
KBNN huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa; những mặt đã làm được, những mặt còn
hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi giai đoạn 2012-2016.
- Yêu cầu của việc tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại
KBNN huyện Thọ Xuân, giai đoạn 2017- 2020, nhằm thông qua công tác kiểm soát
chi của KBNN để quản lý có hiệu quả việc sử dụng NSNN, góp phần thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN
2.2.1. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua
Kho bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2.2.1.1. Đặc điểm Kho bạc Nhà nước Thọ Xuân
a. Cơ cấu tổ chức Kho bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân
KBNN huyện Thọ Xuân được tổ chức thành các tổ nghiệp vụ: tổ Tổng hợpHành chính, tổ Kế toán nhà nước. Lãnh đạo các tổ là Tổ trưởng (riêng tổ Kế toán
nhà nước là Kế toán trưởng nghiệp vụ KBNN huyện). Tổ trưởng được hưởng phụ
cấp theo quy định.
Lãnh đạo KBNN huyện:
KBNN Thọ Xuân có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.


7

Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN
tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ

sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp
luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Hiện nay biên chế KBNN Thọ Xuân có 20 công chức: 02 Lãnh đạo, 11 công
chức tổ Kế toán nhà nước, 07 công chức tổ Tổng hợp- Hành chính.
b. Tổ chức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà
nước huyện Thọ Xuân
Để phù hợp với chế độ phân cấp quản lý NSNN và tổ chức hoạt động của hệ
thống KBNN, việc quản lý và kiểm soát chi NSNN qua KBNN Thọ Xuân được
thực hiện như sau:
KBNN huyện thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân
sách huyện, ngân sách xã và các khoản chi của NSTW, ngân sách tỉnh theo uỷ
quyền hoặc các nhiệm vụ chi do KBNN tỉnh thông báo.
Trên địa bàn huyện Thọ Xuân tổng số đơn vị SDNS là 205 đơn vị, trong đó:
Đơn vị SDNS trung ương đóng trên địa bàn : 09 đơn vị; Đơn vị SDNS địa phương:
196 đơn vị (trong đó có 14 đơn vị SDNS tỉnh; 41 đơn vị ngân sách xã, thị trấn).
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao hiện nay nhiệm vụ kiểm soát chi
NSNN của KBNN Thọ Xuân được 02 tổ nghiệp vụ thực hiện: Tổ kế toán thực hiện
kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theo quy định của Luật NSNN. Tổ
Tổng hợp- Hành chính thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư.
Tổng số công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại
KBNN Thọ Xuân là 09 công chức. Một đơn vị sử dụng NSNN chỉ giao dịch với
một cán bộ KBNN trong lĩnh vực chi thường xuyên, vì vậy đối với việc kiểm soát
chi thường xuyên ngân sách xã được phân công 03 công chức kiểm soát đối với 41
xã, thị trấn trên địa bàn.
Trong những năm qua, KBNN Thọ Xuân bằng các quy định về quy chế làm
việc, quy chế phối hợp công tác, mối quan hệ giữa các tổ nghiệp vụ trong đơn vị
ngày càng được củng cố và tăng cường hơn, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm



8

soát chi thường xuyên NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
xã nói riêng, trên địa bàn.
2.2.1.2. Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc
Nhà nước
a. Khái niệm
- Chi thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
của nhà nước. Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã được quy đinh tại Thông tư
60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách
xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.
- Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN là quá trình Kho bạc
Nhà nước cấp có thẩm quyền (thường là cấp huyện/thị) thực hiện thẩm định, kiểm
tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã theo các chính sách, chế
độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những
nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ đối với
nội dung chi thường xuyên ngân sách xã.
b. Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã
- Tất cả các khoản chi thường xuyên ngân sách xã phải được Kho bạc Nhà
nước kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có
trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy
định; Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
- Mọi khoản chi thường xuyên ngân sách xã được hạch toán bằng đồng Việt
Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước. Các
khoản chi ngân sách xã bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và
hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Việc thanh toán các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà
nước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng

lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực


9

hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua
đơn vị ngân sách xã.
- Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi thường xuyên ngân
sách xã, các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện việc
thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quy định.
c. Yêu cầu của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã
- Thứ nhất, chính sách và cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã
phải làm cho hoạt động của ngân sách cấp xã đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực
đến sự phát triển của nền kinh tế- xã hội, tránh tình trạng làm cho quỹ ngân sách cấp
xã bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hành ngân sách
của cấp xã.
- Thứ hai, công tác quản lý và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã là
một quy trình phức tạp, bao gồm từ khâu lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp
phát, thanh toán, sử dụng và quyết toán NSNN. Vì vậy, kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách xã phải được tiến hành hết sức thận trọng, được thực hiện dần từng bước.
Sau mỗi bước có tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình kiểm soát
chi cho phù hợp tình hình thực tế. Có như vậy mới đảm bảo tăng cường kỷ cương,
kỷ luật tài chính. Mặt khác, cũng không khắt khe, máy móc, gây ách tắc, phiền hà
cho đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách cấp xã.
- Thứ ba, tổ chức bộ máy kiểm soát chi NSNN nói chung và chi thường
xuyên ngân sách xã nói riêng phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ
quan quản lý và đơn giản hoá thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng cần phân định rõ
vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan
Nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp trong quá trình thực hiện chi

NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin,
báo cáo, quyết toán chi NSNN để một mặt tránh những sự trùng lặp, chồng chéo
trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn
nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN.


10

d. Quy trình chi trả, thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc
Nhà nước
Công tác chi trả, thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà
nước được thực hiện theo quy trình đơn giản hóa nhưng chặt chẽ, tạo điều kiện
thuận lợi cho cấp xã thực hiện thanh toán và KBNN quản lý ngân sách hiệu quả.
Theo Thông tư 60/2003/TT-BTC, quy trình chi trả, thanh toán chi thường xuyên
gồm 2 bước chính như sau:
Ban tài chính xã,
phường, thị trấn

(1)
(2a)

KBNN

(2b)

Người cung cấp
hàng hoá, dịch
vụ

Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho

bạc Nhà nước
(1) Đầu năm ngân sách, Ban tài chính xã, phường, thị trấn gửi dự toán thu
chi ngân sách đã được Hội đồng nhân xã phê duyệt đến KBNN để làm căn cứ kiểm
soát chi. Hàng tháng theo yêu cầu nhiệm vụ chi, ban tài chính xã, phường, thị trấn
lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước kèm theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN
nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.
(2) KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ thanh toán của đơn vị.
Nếu đáp ứng đủ 4 điều kiện chi ngân sách nhà nước (Đã có trong dự toán chi ngân
sách nhà nước được giao; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền qui định; Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người
uỷ quyền quyết định chi; Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo qui định đối với
từng khoản chi) thì thực hiện thanh toán cho đơn vị. Có hai lựa chọn thanh toán để
đơn vị chọn:
(2a) KBNN thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng ngân sách.
(2b) KBNN thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp cho người hưởng lương,
người cung cấp hàng hoá, dịch vụ.


11

2.2.1.3. Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua
Kho bạc Nhà nước Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
a. Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước huyện
Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đã làm cho các khoản chi NSNN ngày
càng tăng, trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước ngày càng lớn trong công tác quản lý
các khoản chi NSNN. Kho bạc Nhà nước với chức năng nhiệm vụ của mình đã điều
hành và chỉ đạo chi tiêu của các đơn vị ngân sách xã theo kế hoạch, đúng mục đích,
đúng đối tượng chi của Nhà nước để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân
trí, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn về vật chất cũng như tinh thần.

Các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Thọ Xuân đều được
kiểm soát chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn, định
mức, chế độ chính sách tài chính hiện hành. Qua kiểm soát chi thường xuyên hàng
năm đã phát hiện và từ chối chi nhiều khoản chi không đúng chế độ.
Tiền của ngân sách nhà nước được quản lý đúng chế độ, chi đúng đối tượng, dự
toán, hạn chế tình trạng giàn trải ngân sách. Do đó tồn quỹ ngân sách địa phương luôn
đáp ứng được nhu cầu chi trả, khắc phục tình trạng căng thẳng giả tạo của ngân sách.
Bảng 2.1: Cơ cấu chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện
Thọ Xuân

Đơn vị tính: triệu
đồng
Tổng chi

m

ngân sách xã
trên địa bàn

Chi thường xuyên

Trong đó
Chi
Chi
bằng
đầu
lệnh

chi tiền


Tỷ lệ tăng
trưởng chi
thường
xuyên

% so
tổng chi
2012
228 543
132 320
58 92 503
3 720
2013
240 136
142 706
59 97 430
0
8%
2014
265 389
164 541
62 100 848
0
15%
2015
324 148
210 696
65 113 452
0
28%

2016
334 315
223 991
67 110 324
0
6%
(Nguồn: Báo cáo kế toán tổng hợp hàng năm của Kho bạc Nhà nước Thọ Xuân)
Số tiền


12

Thọ Xuân là một huyện trung du, địa bàn rộng, gồm có 38 xã và 03 thị trấn
nên doanh số thu chi rất lớn. Chi thường xuyên ngân sách xã chiếm tỷ trọng lớn so
với tổng chi ngân sách xã trên địa bàn và thường năm sau cao hơn năm trước. Năm
2012, chi thường xuyên ngân sách xã chiếm 58% trong tổng chi ngân sách xã, đến
năm 2014 chiếm 62% và năm 2016 chiếm 67% trong tổng chi ngân sách xã trên địa
bàn.
Nội dung kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN
huyện Thọ Xuân đối với từng nhóm mục chi, cụ thể như sau:
* Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân
Chi thanh toán cho cá nhân là một trong những nội dung quan trọng nhất để
duy trì hoạt động của mỗi đơn vị. Nội dung chi thanh toán cho cá nhân bao gồm:
tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng,
phúc lợi tập thể,... được phản ánh từ mục 6000 đến mục 6400 của mục lục NSNN
hiện hành.
- Kiểm soát chi lương và các khoản có tính chất lương
Đầu năm ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách xã về tiền lương và phụ cấp
lương có trách nhiệm mang đến KBNN Thọ Xuân Bảng đăng ký biên chế, quỹ tiền
lương; danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương; danh sách hưởng

lương của cán bộ hợp đồng lao động được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khi
có sự biến động đơn vị ngân sách xã gửi KBNN Thọ Xuân bảng tăng, giảm biên chế
quỹ tiền lương để theo dõi, kiểm soát, cấp phát thanh toán.
Hàng tháng, khi nhận được Giấy rút dự toán ngân sách kèm theo Bảng tăng,
giảm biên chế và quỹ tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có) do đơn
vị sử dụng ngân sách xã gửi đến, kế toán thực hiện kiểm tra Giấy rút dự toán ngân
sách của đơn vị. Các yếu tố trên Giấy rút dự toán phải được ghi đầy đủ, rõ ràng,
không tẩy xoá, hạch toán đúng mã nội dung kinh tế theo quy định, đúng mẫu dấu
chữ ký của người chuẩn chi.


13

Kiểm tra, đối chiếu khoản chi về lương và phụ cấp lương với dự toán kinh
phí và quỹ tiền lương được thông báo, bảo đảm phải có trong dự toán được giao và
phù hợp với quỹ tiền lương được thông báo.
Kiểm tra bảng tăng, giảm biên chế, tiền lương.
Kiểm tra về biên chế: Nếu có tăng biên chế thì tổng số biên chế không được
vượt so với biên chế được thông báo. Trường hợp có tăng, giảm lao động,đơn vị
phải gửi danh sách tăng, giảm công chức, viên chức có xác nhận của cơ quan quản
lý cấp trên để kiểm tra và lưu giữ tại KBNN cùng với Bảng kê danh sách công chức,
viên chức và tiền lương của đơn vị.
Xử lý sau khi kiểm tra: Nếu chưa đầy đủ điều kiện thanh toán do hồ sơ chưa
đầy đủ, viết sai các yếu tố trên chứng từ,… thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn đơn vị
hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; Nếu phát hiện việc chi tiêu không đúng chế độ,
hoặc tồn quỹ ngân sách không đủ cấp phát, thanh toán thì từ chối thanh toán; thông
báo và trả lại hồ sơ cho đơn vị.
- Đối với các khoản thanh toán cho cá nhân thuê ngoài.
Căn cứ vào dự toán ngân sách xã được cấp có thẩm quyền giao; nhu cầu chi
do đơn vị sử dụng ngân sách xã đăng ký; nội dung thanh toán theo hợp đồng kinh

tế; hợp đồng lao động; Giấy rút dự toán ngân sách xã của đơn vị, KBNN thực hiện
thanh toán trực tiếp cho người được hưởng hoặc cấp qua đơn vị để thanh toán cho
người hưởng.
Mặc dù các đơn vị ngân sách xã đã thực hiện khá đầy đủ về chế độ tiền lương
cho cán bộ công chức song sau các đợt điều chỉnh tiền lương theo qui định của nhà
nước và có sự thay đổi về nhân sự, nhiều đơn vị còn khá chậm chạp khi tính lương
mới cho cán bộ, còn để phải truy lĩnh qua nhiều tháng lương. Kèm theo đó là bảng
tăng, giảm biên chế quĩ lương còn chưa gửi kịp thời ra KBNN khi có sự điều chỉnh.
* Nhóm các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn
Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán chi thường xuyên ngân
sách xã bao gồm các mục từ mục 6500 đến 7000 của mục lục NSNN hiện hành.


14

Căn cứ vào nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn trong dự toán ngân sách xã
được cấp có thẩm quyền giao; nhu cầu chi do đơn vị đăng ký; các chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành là căn cứ quan trọng để KBNN Thọ Xuân thanh toán cho
đơn vị sử dụng ngân sách xã; giấy rút dự toán NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách
xã và các hồ sơ, chứng từ có liên quan; KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán cho
đơn vị.
Đây là các khoản chi về vật tư, văn phòng phẩm như: sách, báo tài liệu, thiết
bị văn phòng, chi thuê mướn các loại thiết bị, chuyên gia phục vụ cho công tác
chuyên môn,… nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn sẽ được đơn vị chi trả trực tiếp bằng
tiền mặt rút từ nguồn kinh phí chi người cung cấp dịch vụ hoặc KBNN thanh toán
chi trả trực tiếp bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp dịch vụ.
Tuy nhiên, chế độ kiểm soát chi áp dụng cho một số khoản chi nghiệp vụ
chuyên môn như chi hội nghị, chi công tác phí được coi là đã lạc hậu so với thực tế

hiện nay. Tiêu chuẩn định mức còn thấp và chưa phù hợp gây khó khăn cho các đơn
vị khi thanh toán, quyết toán. Các đơn vị chưa chấp hành triệt để chế độ chi tiền ăn
hội nghị cho đại biểu hưởng lương từ NSNN hoặc chi vượt định mức quy định đối
với đại biểu không hưởng lương từ NSNN,… nên cán bộ kiểm soát chi còn phải từ
chối nhiều lần những khoản chi vượt chế độ, định mức quy định, dẫn đến tình trạng
hợp lý hóa chứng từ, phản ánh chưa thật chính xác nội dung chi thực tế của các đơn
vị ngân sách xã.
* Nhóm các khoản mua sắm, sửa chữa
- Kiểm soát các khoản mua sắm đồ dùng, trang thiết bị làm việc: Các hồ sơ
văn bản giấy tờ đơn vị sử dụng ngân sách xã phải gửi KBNN để kiểm soát gồm: Dự
toán chi ngân sách xã năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu
có), trong đó có khoản chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ
làm việc; Hợp đồng kinh tế với đơn vị gia công hoặc đơn vị bán hàng hoá.
Thực hiện kiểm soát: KBNN kiểm tra, kiểm soát việc mua sắm đồ dùng trang
thiết bị, phương tiện, dụng cụ làm việc theo trình tự sau:Kiểm soát hồ sơ, chứng từ


15

của từng khoản chi, đảm bảo các điều kiện: Giấy rút dự toán đúng mẫu dấu, chữ ký
đã đăng ký với KBNN.Hồ sơ, văn bản, chứng từ phải rõ ràng, không được tẩy xoá
và đúng mẫu dấu, chữ ký của cơ quan có thẩm quyền ký, đóng dấu.Các khoản chi
phải có trong dự toán năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm soát việc
chấp hành chế độ chi tiêu tài chính, đảm bảo chi tiêu đúng tiêu chuẩn, định mức
theo quy định hiện hành và phù hợp với mặt bằng giá chung và khu vực.
Tại KBNN Thọ Xuân thông thường từ chối cấp phát thanh toán hầu hết là
với các lý do sau: Chi mua sắm không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được
duyệt; Chi mua sắm không đúng chế độ hoặc không tuân thủ theo định mức chi tiêu
của nhà nước quy định; Không đảm bảo đầy đủ các hồ sơ, thủ tục và các điều kiện
cần thiết trong việc thực hiện mua sắm vật tư, thiết bị, phương tiện, đồ dùng và các

dụng cụ làm việc theo quy định.
- Kiểm soát các khoản chi sửa chữa và xây dựng nhỏ
Kiểm soát các hồ sơ, văn bản chứng từ phù hợp với từng khoản chi đã đủ
chưa và phải đảm bảo tính pháp lý: Giấy rút dự NSNN phải đúng mẫu dấu, chữ ký
đã đăng ký với KBNN; Hồ sơ văn bản giấy tờ, chứng từ phải rõ ràng không được
tẩy xoá và đúng mẫu dấu, chữ ký của cơ quan có thẩm quyền ký đóng dấu; Các
khoản chi phải có trong dự toán năm đã được cấp có thẩm quyền duyệt.
Kiểm tra việc chấp hành chế độ chi tiêu: Kiểm tra tính pháp lý và tư cách
pháp nhân của hợp đồng kinh tế giữa A và B; Các khoản chi tiêu có đúng tiêu
chuẩn, định mức theo quy định hiện hành và phù hợp với mặt bằng giá chung khu
vực hay không? Khối lượng và giá trị hoàn thành trong biên bản nghiệm thu giữa A
và B phải có trong thiết kế dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khối lượng
giá trị hoàn thành đề nghị thanh toán luôn nhỏ hơn hoặc tối đa chỉ bằng thiết kế dự
toán được duyệt.
Xử lý sau khi kiểm soát: Nếu đảm bảo các điều kiện chi theo quy định thì
KBNN làm thủ tục cấp tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị sử dụng ngân sách
xã.Trường hợp văn bản giấy tờ, chứng từ còn thiếu hoặc không đúng quy định thì
KBNN hướng dẫn đơn vị sử dụng ngân sách xã bổ sung hoàn chỉnh đúng theo quy


16

định để thanh toán. Nếu không đảm bảo các điều kiện theo quy định nêu trên thì
KBNN tạm đình chỉ từ chối cấp phát, thanh toán và trả lại hồ sơ, chứng từ chi cho
đơn vị sử dụng ngân sách xã.
* Nhóm mục chi khác
Chi khác bao gồm các khoản chi như: Chi lập các quỹ, chi chênh lệnh tỷ giá,
chi tiếp khách, chi cho các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, chi hỗ trợ khác,… Nhóm mục
các khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên ngân sách xã,
đứng thứ hai sau các khoản chi thanh toán cho cá nhân. Đây là nhóm chi được coi là

khó kiểm soát nhất trong các khoản chi thường xuyên ngân sách xã bởi tính phát
sinh không ổn định thường xuyên.
Kiểm tra hồ sơ các khoản chi của đơn vị: Kiểm tra, kiểm soát Giấy rút dự
toán của đơn vị sử dụng NSNN phải đúng, đầy đủ các yếu tố: Đơn vị ra quyết định
chuẩn chi (đơn vị sử dụng NSNN); Nội dung chi; Số tiền bằng số, bằng chữ; Ghi
đúng theo mã nội dung kinh tế; Mẫu dấu, chữ ký của thủ trưởng (hoặc người được
uỷ quyền), kế toán trưởng (hoặc người uỷ quyền) của đơn vị ra quyết định chuẩn
chi phải khớp đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN; Kiểm tra tư cách
của cán bộ giao dịch: Giấy giới thiệu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN, chứng minh
thư nhân dân.
Kiểm tra, kiểm soát bảng kê chứng từ chi: Dấu, chữ ký của thủ trưởng (hoặc
người được uỷ quyền), kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) của đơn vị ra
quyết định chuẩn chi phải khớp đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại KBNN.
Kiểm tra, kiểm soát nội dung các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, định mức chi tiêu
của NSNN do cơ quan có thẩm quyền Nhà nước qui định theo các nội dung chi.

Bảng 2.2: Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã (theo nhóm mục chi)
qua Kho bạc Nhà nước Thọ Xuân giai đoạn 2013-2016


17

Đơn vị tính: triệu
đồng
2013
Nội dung

Số tiền

2014

%
tổng

Số tiền

chi
Thanh
toán cá
nhân
Chi
nghiệp vụ
chuyên
môn
Chi mua
sắm sữa
chữa
Chi khác
Tổng
cộng

2015
%
tổng

Số tiền

chi

2016
%

tổng

Số tiền

chi

%
tổng
chi

78 488

55

98 724

60

132 738

63

145 594

65

34 249

24


27 972

17

33 711

16

26 878

12

18 551

13

21 390

13

21 070

10

26 879

12

11 418


8

16 455

10

23 177

11

24 640

11

142 706

100

164 541

100

210 696

100

223 991

100


(Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm của Kho bạc Nhà nước Thọ Xuân)
Theo Bảng 2.2, nhóm mục chi Thanh toán cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng chi thường xuyên ngân sách xã và năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013, chi
thanh toán cá nhân chiếm 55% trong tổng chi thường xuyên, năm 2014 chiếm 60%,
năm 2015 chiếm 63% và năm 2016 chiếm 65% trong tổng chi thường xuyên. Nhóm
mục chi Thanh toán cá nhân năm 2016 cao hơn hẳn so với các năm 2014 và 2013.
Nhóm mục chi Mua sắm sửa chữa năm 2015 và 2016 giảm hẳn so với năm
2014 và năm 2013. Nguyên nhân là do từ năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP
ngày 24 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Theo đó, các năm tiếp
theo, việc mua sắm tài sản phải thực sự cần thiết, cấp bách thì mới được thực hiện.
Ngân sách xã có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống NSNN, phản ánh
hầu hết các quan hệ giữa Nhà nước với người dân. Nhìn vào hoạt động của ngân
sách xã có thể thấy rõ tính khả thi của các chủ trương chính sách cũng như hiệu lực,
hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước. Ngân sách xã là cấp ngân sách
độc lập, cấp ngân sách cơ sở có tính tự chủ về tài chính cao. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ chi, ngân sách xã đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém.


18

b. Kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại Kho bạc Nhà
nước huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã trong thời gian qua được áp
dụng theo các quy định hiện hành, dựa trên cơ sở Luật NSNN. Luật này đã được
Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002, có hiệu
lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Đây là một đạo luật quan trọng trong hệ thống
luật pháp về tài chính của nước ta. Luật NSNN được xây dựng trên cơ sở kế thừa và
phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại của Luật NSNN năm 1996 (Luật
sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật NSNN ban hành năm 1998), với mục tiêu

quản lý thống nhất, có hiệu quả nền tài chính quốc gia; tăng cường phân cấp nâng
cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản
lý và sử dụng NSNN; tăng tích luỹ và tiềm lực tài chính quốc gia nhằm thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, đối ngoại; thực hiện cải cách hành chính trong việc lập, chấp hành,
kế toán và quyết toán ngân sách; củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả ngân sách và tài sản nhà nước.
Sau một thời gian thực hiện Luật NSNN (sửa đổi), công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Thọ Xuân đã đạt được các kết quả chủ yếu.
Bảng 2.3: Số liệu từ chối thanh toán ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
Thọ Xuân giai đoạn năm 2012 đến năm 2016

Đơn vị tính: Triệu
đồng
Nội dung Số món
Trong đó
chưa
Sai chế
Số tiền
Sai các
chấp
Sai mục
độ
từ chối Chi vượt
yếu tố
hành
Năm
lục ngân
tiêu

thanh toán dự toán
trên
đúng
sách
chuẩn
chứng từ
thủ tục
định mức

Thiếu
hồ sơ
thủ tục

2012

123

627

62

317

38

124

86

2013


205

995

124

293

118

179

281

2014

151

1 233

155

238

185

231

424


2015

184

1 415

178

273

212

265

487

225
1 590
193
286
217
249
645
2016
(Nguồn: Báo cáo kiểm soát chi hàng năm Kho bạc Nhà nước Thọ Xuân)


19


Qua bảng 2.3 cho thấy, số lượng và giá trị các khoản chi thường xuyên chưa
chấp hành đúng thủ tục của KBNN đã tăng lên đáng kể, chứng tỏ sự kỹ càng, cẩn
thận của các cán bộ KBNN Thọ Xuân. Năm 2012, số món chưa chấp hành đúng thủ
tục là 123, nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 225. Số tiền từ chối thanh toán tăng từ
627 triệu đồng năm 2012 lên 1.590 triệu đồng năm 2016.
Qua bảng số liệu từ chối thanh toán ngân sách xã qua KBNN Thọ Xuân cho
thấy tình trạng nắm bắt mục lục ngân sách, nắm bắt chế độ thanh toán của kế toán
ngân sách xã và việc điều hành ngân sách của các chủ tài khoản không cao.
2.2.1.4. Đánh giá chung công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
xã qua Kho bạc Nhà nước huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
a. Thành tựu đạt được
Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Thọ Xuân
trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận:
Thứ nhất, về tổ chức công tác kiểm soát chi, KBNN Thọ Xuân luôn được sự
quan tâm của KBNN tỉnh Thanh Hoá trong việc không ngừng kiện toàn bộ máy, tổ
chức công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã chặt chẽ, đúng quy định của
Luật NSNN.
Thứ hai, về chấp hành các cơ chế, chính sách trong kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách xã, KBNN Thọ Xuân đã được KBNN tỉnh Thanh Hoá thường
xuyên chỉ đạo, hỗ trợ về nghiệp vụ, thực hiện đúng các quy định trong kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách xã.
Thứ ba, về công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức tới cán bộ,
công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi đều được KBNN tỉnh và KBNN Thọ Xuân
quan tâm. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi nói chung và công tác kiểm
soát chi thường xuyên ngân sách xã nói riêng ngày càng được tăng cường cả về số
lượng, chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên
môn và năng lực quản lý cho cán bộ, công chức đã được quan tâm đúng mức. Từng
bước hiện đại hoá công nghệ quản lý.



20

Thứ tư, KBNN Thọ Xuân luôn chủ động trong tuyên truyền, phổ biến, cập
nhật những thay đổi trong quản lý ngân sách qua KBNN đối với các đơn vị giao
dịch, nhằm nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN tại đơn vị sử dụng
kinh phí ngân sách, góp phần quan trọng đối với nâng cao chất lượng công tác kiểm
soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.
Thứ năm, về phối hợp công tác, KBNN Thọ Xuân luôn chủ động phối hợp
tốt với các cơ Thuế, Tài chính ở địa phương trong chấp hành dự toán NSĐP. Chính
vì vậy, tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước được các cơ quan tài chính có thẩm
quyền kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ. Tiến độ phân bổ và giao dự toán đã
được thực hiện khẩn trương hơn so với các năm trước, chất lượng phân bổ và giao
dự toán tốt hơn, đảm bảo đúng định mức và các thứ tự ưu tiên.
Thứ sáu, về kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách đối với các khoản
chi thanh toán cá nhân, xác định thanh toán cá nhân là khoản chi thiết yếu, có tỷ
trọng lớn, được ưu tiên hàng đầu, luôn được KBNN Thọ Xuân bố trí vốn dải ngân
nhanh cho các đơn vị cấp xã, đúng nguyên tắc, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, điều
kiện kiểm soát chi và hồ sơ, thủ tục cần thiết, đúng quy định của Luật NSNN.
Thứ bảy, về kết quả kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã đối với các
khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm sữa chữa, chi khác, KBNN Thọ
Xuân luôn bám sát vào các nguyên tắc, điều kiện kiểm soát chi và yêu cầu về hồ sơ,
thủ tục cần thiết đối với từng khoản chi theo quy định, thực hiện kiểm soát chặt chẽ,
đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và tất cả đều được chuẩn chi của cơ quan tài
chính hoặc của thủ trưởng đơn vị. Hồ sơ chứng từ thanh toán thực hiện đúng quy
định hiện hành.
Thứ tám, Việc chi ngân sách theo từng mục, theo dự toán năm đã được thực
hiện tương đối nghiêm túc.
Thứ chín, từ việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên ngân sách
xã cho mua sắm tài sản, hàng hoá dịch vụ, chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố
định,…KBNN Thọ Xuân đã hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, chứng từ thanh toán đối

với các khoản chi nói trên của các đơn vị cấp xã, do bên cung cấp hàng hoá dịch vụ


×