Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc Nhà nước Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.65 KB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
0O0
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
ExMBA KHOÁ 2
Tên đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC QUAN SƠN, TỈNH THANH HOÁ
Học viên thực hiện : LÊ HỒNG KHANH
Lớp : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. BÙI VĂN HƯNG
Hà Nội, Tháng 6 năm 2014
MỤC LỤC
1 KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT 6
2 DANH MỤC BẢNG 7
3 DANH MỤC HÌNH ẢNH 7
4 LỜI NÓI ĐẦU 1
1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC 1
1.1 Lí luận về ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước 1
1.1.1 Khái niệm và phân cấp của ngân sách nhà nước 1
1.1.2 Khái niệm và phân loại chi ngân sách nhà nước 3
1.2 Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
4
1.2.1 Khái niệm về kiểm soát 4
1.2.2 Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước 5
1.2.3 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc
nhà nước 12
1.3 Hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua


kho bạc nha nước 13
1.3.1 Khái niệm, nội dung hiệu quả chi thường xuyên 13
1.3.2 Chỉ tiêu phàn ánh hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên 15
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng hiệu quả công tác kiểm soát chi thưởng
xuyên ngân sách xã qua KBNN 15
1.4 Kinh nghiệm một số KBNN về công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách xã 18
1.4.1 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà
nước tỉnh Long An 18
1.4.2 Kinh ngiệm kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà
nước Bà Rịa – Vũng Tàu với quy trình kiểm soát chi “một cửa” 20
1.4.3 Một số bài học rút ra về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước đối với kho bạc nhà nước tỉnh Bến Tre 21
1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho KBNN Quan Sơn – Thanh Hóa 22
2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KBNN QUAN SƠN –
THANH HÓA 24
2.1 đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Quan Sơn 24
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 24
2.1.2 Điều kiện kinh tế 24
2.1.3 Đặc điểm văn hóa – xã hội 28
2.2 Tình hình chi ngân sách xã qua kho bạc nhà nước 31
2.2.1 Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán Ngân sách Nhà nước
qua Kho bạc 31
2.2.2 Quy trình chi trả, thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã qua
Kho bạc Nhà nước ở huyện Quan Sơn 32
2.2.3 Tình hình chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN huyện Quan
Sơn 32
2.2.4 Tình hình chi thường xuyên theo nhóm mục chi: 34
2.3 Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã và

đánh giá hiệu quả công tác này giai đoạn 2010 – 2013 36
2.3.1 Tình hình thu NSNN xã qua KBNN Quan Sơn – Thanh Hóa 36
2.3.2 Các nội dung kiểm soát 39
2.3.3 Đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát 45
2.3.4 Nguyên nhân 46
3 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN QUAN SƠN – THANH HÓA 48
3.1 Chiến lược và mục tiêu phát triển KBNN huyện Quan Sơn 48
3.1.1 Chiến lược phát triển KBNN Quan Sơn từ 2010-2020 48
3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách xã qua KBNN trên địa bàn huyện Quan Sơn 54
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách xã qua KBNN Quan Sơn 56
3.2.1 Hoàn thiện những quy định về kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách xã, xây dựng hệ thống định mức phù hợp thực tế 56
3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Quan Sơn 57
3.2.3 Hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách xã 58
3.2.4 Phối hợp tốt với cơ quan tài chính để tham mưu cho lãnh đạo địa
phương điều hành ngân sách 58
3.2.5 Coi trọng hợp tác quốc tế làm đòn bẩy cho việc cải cách và đổi
mới công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN 59
3.2.6 Hoàn thiện cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt 59
3.2.7 Tăng cường khả năng tuyên truyền 60
3.3 Kiến nghị 60
3.3.1 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 60
3.3.2 Kiến nghị đối với UBND huyện và UBND các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Quan Sơn 63

3.3.3 Kiến nghị đối với các cơ quan Tài chính 65
3.3.4 Kiến nghị với chính phủ 66
4 KẾT LUẬN 67
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
1 KÍ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
2 DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình chi thưởng xuyên theo nhóm chi 35
Bảng 2.2. Kết quả thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 – 2013 38
Bảng 2.3. Số liệu từ chối thanh toán ngân sách xã qua KBNN Quan Sơn
giai đoạn 2010 - 2013 42
Bảng 2.4. Số liệu dự toán chi không hết cuối năm bị hủy 44
3 DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Quy trình chi trả, thanh toán chi thường xuyên ngân sách xã
qua KBNN Quan Sơn – Thanh Hóa 32
Hình 2.2. Cơ cấu chi ngân sách xã qua KBNN Quan Sơn 33
Hình 2.3. Biểu đò cơ cấu chi ngân sách xã qua KBNN trên địa bàn
huyện Quan Sơn giai đoạn 2010 - 2013 34
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình Kiểm soát chi “một cửa” ngân sách xã qua
KBNN Quan Sơn 40
1
4 LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nguồn thu ngân
sách còn nhiều hạn chế, tình hình bội chi ngân sách liên tục diễn ra thì việc
kiểm soát các khoản chi nhằm đảm bảo các khoản chi ngân sách được sử
dụng đúng mục đích, chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả có ý nghĩa rất
quan trọng.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN nói chung,
ngân sách xã nói riêng luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong những năm qua, công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã

qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện Quan Sơn – Thanh Hóa đã có những
chuyển biến tích cực, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã đã
từng bước hoàn thiện, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả quy mô
và chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề hạn chế như
xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được coi trọng đồng thời các trách
nhiệm cũng chưa được rõ ràng, chưa cập nhật và thống nhất với các kho bạc
khác trong huyện hay lên tỉnh, TW; còn bị động và chậm chạp nhất là trong
trường hợp xử lý vấn đề thanh toán bằng tiền mặt, hoặc thanh toán điện tử
do trình độ, nhiều vấn đề cấp bách khác xảy ra đối với công tác kiểm soát
chi NSNN qua KBNN cần được cải thiện.
Những hạn chế và yếu kém hiện tại đó nếu tiếp tục không được khắc
phục thì sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát và nhiệm vụ quản lý nhà
nước của kho bạc huyện Quan Sơn. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho kho bạc nhà
nước huyện Quan Sơn, học viên đã lựa chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả
2
công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua kho bạc Nhà nước
Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá"làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, luận văn,
đề tài nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề quản lí và kiểm soát
chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tiêu biểu như
Nguyễn Thị Thu Trang, “Kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hai Bà
Trưng – Hà Nội”, Chuyên đề tốt nghiệp , Lớp Tài Chính doanh nghiệp
46B, Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên đề này đã khái quát được những lý luận cơ bản về chi ngân
sách Nhà nước, và quản lí chi NSNn. Trong đó chú trọng đến các hoạt động
kiểm soát chi NSNN. Đối tượng của luận văn là thực trạng các hoạt động
kiểm soát chi NSNN như chi thường xuyên, chi đầu tư và chi của một số tổ
chức tài chính riêng.
Ưu điểm của chuyên đề là đã đánh giá được những thành công của

công tác kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư tại KBNN Hai Bà Trưng
- Hà Nội. Tuy nhiên bên cạnh đó luận văn cũng tồn tại hạn chế là các giải
pháp đưa ra chủ yếu mang tính chất chung chung, không có biện pháp cụ thể
cho từng hoạt động kiểm soát chi đó. Đồng thời sự phân tishc và các giải
pháp đưa ra mới chỉ dừng lại ở kiểm soát chi NSNN cấp quận chứ chưa đề
cập đến kiểm soát chi NSNN cấp xã.
Nguyễn Văn Cẩn, (2010) “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN
qua KBNN tỉnh Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng
Ưu điểm của luận văn: tác giả Nguyễn Văn Cẩn đã hệ thống hóa được
những kiến thức cơ bản về công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Phân
3
tích và đánh giá được thực tiễn kiểm soát chi NSNN qua KBNN tỉnh Quảng
Ngãi. Từ đó đề xuất những mục tiêu, yêu cầu và những giải pháp nhăm hoàn
thiện và tăng cường công tác kiểm sóa chi NSNN tại KBNN tỉnh Quảng
Ngãi. Những giải pháp đưa ra theo hướng dài hạn, góp phần nâng cao hiệu
quả chi NSNN theo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn quy định, phòng chống
tham những, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngân sách. Đây là những
giải pháp đáng chú ý, đáng tham khảo cho cách đưa gải pháp cho vấn đề
nghiên cứu.
Tuy nhiên luận văn cũng còn tồn tại một số hạn chế trong việc phân
tích thực trạng chi NSNN. Tất cả sự phân tích đều so sánh và căn cứ trên
luật pháp mà ít dựa vào tình hỉnh và hiệu quả thực tế cảu việc chi NSNN,
nên còn bỏ sót một số trường hợp chậm chi NSNN so với yêu cầu thực tế.
Luận văn mới đề cập đến việc chi NSNN ở cấp huyện chứ chưa đề cập đến
việc chi NSNN và kiểm soát chi NSNN ở cấp xã.
Tác giả Đỗ Thị Nhung (2010) “Kiểm soát chi ngân sách xã - Những
vấn đề đặt ra”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia.
Ưu điểm của bài viết là nêu lên được ngân sách xã vừa là một cấp
ngân sách, vừa là một đơn vị dự toán, công tác quản lý tài chính ngân sách
xã rất đa dạng và phức tạp. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN nói

chung, ngân sách xã nói riêng luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà
nước. Mục tiêu là các khoản chi ngân sách xã phải đảm bảo đúng mục đích,
tiết kiệm và có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác kiểm soát chi ngân sách xã
sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý ngân sách xã, đồng thời góp
phần thực hành tiết kiệm, ổn định và làm lành mạnh nền tài chính quốc gia,
chống các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, góp phần ổn định tiền tệ và kiềm
4
chế lạm phát. Đây chính là ý kiến có quan hệ mật thiết với ấn đề nghiên cứu
về kiểm soát chi thường xuyên tại cấp xã.
Bên cạnh đó còn rất nhiều các bài viết khác đăng trên tạp chí Quản lý
Ngân quỹ quốc gia đề cập đến công tác kiểm soát chi NSNN, công tác kiểm
soát chi ngân sách xã qua KBNN. Về lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đưa
ra nhiều những vấn đề quan trọng liên quan đến công tác kiểm soát chi
NSNN qua KBNN. Đánh giá kết quả đạt được, nêu lên những hạn chế, từ đó
tìm ra những giải pháp hữu hiệu, đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện
công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN nói chung và ngân sách xã
nói riêng qua KBNN. Những luận văn đó đã tạo ra đường hướng để học viên
tiến hành phân tichs và hoàn thành luận văn của mình.
Tuy nhiên trong tất cả những bài viết và những luận văn đã có thì mới
chỉ dừng lại chủ yếu ở việc chi NSNN qua KBNN nói chung hoặc dừng lại ở
vấn đề chi thường xuyên cấp quận huyện, chưa có đề tài hay bài viết nào đi
cụ thể về vấn đề chi thường xuyên NSNN qua KBNN cấp xã đặc biệt là tại
Qun Sơn – Thanh Hóa. Đó chính là khoảng trống rong việc nghiên cứu,
chính vì vậy học viên chọn đề tài “Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp
xã qua KBNN Quan Sơn – Thanh Hóa” là không trùng lặp với bất cứ đề tài
hay bài viết nào đã có. Đây là một luận văn hoàn toàn độc lập so với các đề
tài và các bài viết đi trước.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
− Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu là góp phần nâng cao hiệu

quả công tác kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Quan Sơn, Thanh Hoá
đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý, điều hành NSNN, phù
5
hợp với quá trình cải cách tài chính công, phù hợp với chuẩn mực và thông
lệ quốc tế.
− Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên
ngân sách xã qua KBNN làm cơ sở lý luận để phân tích và đánh giá
thực trạng hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã
qua KBNN
+ Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
xã trên địa bàn huyện Quan Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa, thông qua đó
đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của hạn chế
làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách xã qua KBNN trên địa bàn huyện Quan Sơn,
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận và
thực tiễn về hiệu quả công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên
ngân sách xã qua KBNN Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá
+ Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại KBNN Quan Sơn,
tỉnh Thanh Hoá.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2013. Đề xuất giải pháp cho giai đoạn tới năm 2020.
6
5. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách xã qua KBNN, tác giả luận văn đã sử dụng các lý luận về ngân sách,
chi ngân sách nhà nước ở địa phương, kiểm soát và kiểm soát chi cũng như
hiệu quả công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước. Trong đó trình bày các
chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN. Những lý luận này
đều được tác giả chọn lọc và hệ thống từ các giáo trình, bài giảng của các
môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ điều hành cao cấp, cụ thể: các
cách quản lý hiệu quả, các phương thức kiểm soát, các chỉ tiêu đánh giá…
− Nguồn số liệu được xác định sử dụng chủ yếu trong luận văn là nguồn dữ
liệu thứ cấp có từ các sổ sách, báo cáo và giải trình chi tại KBNN, báo
cáo tổng kết hoạt động cuối năm của các đơn vị.
− Số liệu thu thập về sẽ được tổng hợp, phân loại và sử dụng các phương
pháp thống kê để mô tả, so sánh và phân tích để đưa ra lết luận.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văn được bố cục thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách xã qua KBNN Quan Sơn – Thanh Hóa
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi
thường xuyên Ngân sách xã qua KBNN Quan Sơn – Thanh Hóa
1
1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
 

1.1.1 Khái niệm và phân cấp của ngân sách nhà nước

Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là
công cụ vật chất quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Cho nên
có thể nói chức năng và nhiệm vụ cơ bản của NSNN là động viên hợp lý các
nguồn thu (đặc biệt là thuế, phí, lệ phí). Đồng thời tổ chức và quản lý chi
tiêu NSNN, thực cân đối thu – chi. Ngân sách Nhà nước có hai chức năng
chủ yếu:
Phân cấp Ngân sách Nhà nước bao gồm: Ngân sách trung ương và
Ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm có Ngân sách tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương; Ngân sách huyện, quận, thị xã; Ngân sách xã,
phường, thị trấn (gọi tắt là ngân sách xã).
Ngân sách trung ương quản lý thu, chi theo ngành kinh tế. Nó luôn
giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN. Ngân sách trung ương cấp phát
kinh phí cho yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung
ương (sự nghiệp văn-xã; sự nghiệp kinh tế; an ninh-quốc phòng; trật tự an
toàn xã hội; đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, v.v ). Trên
thực tế Ngân sách trung ương là Ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ
phận nguồn thu và đảm bảo các nhu cầu chi mang tính quốc gia.
2
Ngân sách địa phương quản lý thu NSNN trên địa bàn và chi NSNN
địa phương. HĐND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là
NSNN cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các
cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế-xã hội,
quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Chính
quyến cấp tỉnh cần chủ động, sáng tạo trong việc động viên khai thác thế
mạnh trên địa bàn địa phương để tăng nguồn thu, bảo đảm chi và thực hiện
cân đối Ngân sách cấp mình.
Quan hệ giữa các cấp Ngân sách trong hệ thống NSNN được thực
hiện theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Ngân sách trung ương và Ngân sách mỗi cấp chính quyền
địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;

Thứ hai, thực hiện việc bổ sung từ Ngân sách của chính quyền nhà
nước cấp trên cho Ngân sách của chính quyền nhà nước cấp dưới nhằm đảm
bảo sự công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương.
Số bổ sung này là khoản thu của Ngân sách cấp dưới;
Thứ ba, trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho
cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng
của mình thì phải chuyền kinh phí từ Ngân sách cấp trên cho Ngân sách cấp
dưới để thực hiện nhiệm vụ chi đó (kinh phí uỷ quyền);
Thứ tư, không được dùng Ngân sách của cấp này chi cho nhiệm vụ
của Ngân sách cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính
phủ.
3
1.1.2 Khái niệm và phân loại chi ngân sách nhà nước
Chi Ngân sách Nhà nước thể hiện các quan hệ tiền tệ hình thành trong
quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước nhằm trang trải cho
các chi phí bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội mà
Nhà nước đảm nhận theo những nguyên tắc nhất định.
Việc phân loại các khoản chi có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác
quản lý chi Ngân sách Nhà nước. Đối với mỗi khoản chi sẽ có một hoặc vài
biện pháp quản lý hiệu quả phù hợp với đặc điểm, tính chất của những
khoản chi đó. Ví dụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên sẽ có những
phương pháp quản lý khác nhau.
− Phân loại chi NSNN theo mục đích kinh tế - xã hội của các khoản chi
+ Chi cho đầu tư phát triển
+ Chi cho tiêu dùng.
− Phân loại chi NSNN tho lĩnh vực chi
+ Chi cho giáo dục;
+ Chi cho phúc lợi;
+ Chi quản lý Nhà nước;
+ Chi đầu tư kinh tế.

− Phân loại chi NSNN tho các yếu tố
+ Chi đầu tư;
+ Chi thường xuyên;
+ Chi trả khác.
− Phân loại chi NSNN theo chức năng
+ Chi nghiệp vụ;
+ Chi phát triển.
− Phân loại chi NSNN theo tính chất pháp lí:
+ Các khoản chi theo luật định;
+ Các khoản chi đã được cam kết;
+ Các khoản chi có thể điều chỉnh.
− Phân loại chi NSNN theo các tiêu thức thống kê tài chính
4
Căn cứ vào các tiêu thức thống kê tài chính Chính phủ (GFS) thì
người ta chia các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo Mục lục Ngân sách
Nhà nước. Đây là một cách phân loại được sử dụng nhiều nhất và phổ biến
nhất để phục vụ cho công tác lập, chấp hành, kế toán và quyết toán Ngân
sách Nhà nước. Mỗi nước có một cách phân loại riêng, tuy nhiên trong xu
hướng kinh tế hóa hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng mở rộng thì các
kết cấu mục lục Ngân sách Nhà nước cũng có xu hướng đồng nhất.
 
!"#
1.2.1 Khái niệm về kiểm soát
Kiểm soát là một chức năng của quản lý, “ở đâu có quản lý thì ở đó có
kiểm tra và kiểm soát”. Kiểm soát chi (KSC) ngân sách nhà nước (NSNN)
cũng vậy, đó là chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi ngân sách
nhà nước.
Có rất nhiều cách phân loại kiểm soát chi ngân sách nhà nước, nếu
phân loại theo thời gian thì có các hình thức kiểm soát chi ngân sách nhà
nước sau:

Kiểm soát trước khi chi là việc kiểm soát lập, quyết định, phân bổ dự
toán chi ngân sách nhà nước. Đây là khâu đầu tiên trong chu trình kiểm soát
chi. Nó giúp nâng cao chất lượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá
thấp không đủ kinh phí hoạt động cho đơn vị hoạt giao dự toán quá cao dễ
dẫn đến lãng phí trong sử dụng Ngân sách nhà nước.
Kiểm soát trong quá trình chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự
toán nhằm đảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi
xuất quỹ NSNN chi trả cho đối tượng thụ hưởng Ngân sách nhà nước. Kiểm
5
soát trong khi chi là khâu chjur yếu của quá trình kiểm soát chi và cũng là
nhiệm vụ quan trọng nhất của kho bạc nhà nước trogn việc quản lý chi quỹ
ngân sách nhà nướ, kiểm soát trong khi chi giúp ngăn chặn kịp thời những
khoản chi khong đúng chế độ quy định , tránh lãnh phí và thất thoát tiền và
tài sản nhà nước.
Kiểm soát sau khi chi là kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của đợn
vị sử dụng kinh phí của đơn vị sử dụng ngân sách sau khi kho bạc nhà nước
đã xuất quỹ ngân sách nhà nướ. Kiểm soát sau khio chi do các cơ quan có
thẩm quyền quyết định dự toán, cơ quan kiểm toán và cơ quan tài chính đảm
nhiệm.
1.2.2 Kiểm soát chi Ngân sách nhà nước
1.2.2.1 Khái niệm về kiểm soát chi NSNN
Chi thường xuyên là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của nhà nước. Nội dung chi thường xuyên ngân sách xã (theo Thông
tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý
ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn), gồm:
− Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
− Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ quy định.
− Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã: Tiền lương, tiền
công cho cán bộ, công chức cấp xã; Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng

nhân dân; Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước; Công
tác phí; Chi về hoạt động, văn phòng, như: chi phí điện, nước, văn
phòng phẩm, phí bưu điện, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh
tiết; Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm
việc; Chi khác theo chế độ quy định.
6
− Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông
dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu
khác (nếu có).
− Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: Chi huấn
luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và
các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân
sách xã theo quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ; Chi thực hiện
việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc
nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật; Chi tuyên
truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn xã; Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
− Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể
thao do xã quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo
chế độ quy định (không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc
và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998
trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm hỏi các gia đình
chính sách; cứu tế xã hội và công tác xã hội khác; Chi hoạt động văn
hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã quản lý.
− Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ,
lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ
do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
− Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản

trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
− Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu
hạ tầng do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao,
7
cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng, ;
riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải tạo vỉa hè,
đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh (đối với
phường do ngân sách cấp trên chi).
− Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
− Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc
phù hợp với tình hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương.
1.2.2.2 Vai trò và sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi NSNN qua
KBNN
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước có vai trò
hết sức quan trọng, giúp kiểm soát chặt chẽ các khoản chi Ngân sách nhà
nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hành tiết kiện, chống lãng
phí.
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước là quá trình những cơ quan có thẩm
quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát cá khoản chi ngân sách theo
các chính sách, chế độ, định mức chỉ tiêu do nhà nước quy định trên cơ sở
những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng
giai đoạn. Như vậy, kiểm soát chi ngân sách nhà nước được đặt ra đối với
mỗi quốc gia, dù đố là quốc gia phát triển hay đang phát triển.
Đối với nước ta hiện nay, kiểm soát chi thườn xuyên ngân sách nhà
nước lại càng có ý nghĩa đặc biệt với những lý do sau:
Thứ nhất, do yêu cầu của công cuộc đổi mới, trong quá trình đổi mới

cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý ngân sách nhà nước nói
8
riền đòi hỏi mọi khoản chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước phải đảm
bảo tiết kiệm và có hiệu quả, điều này là một tất yếu khách quan, bời nguồn
nhân lực của ngân sách nhà nước bao giờ cũng có giới hạn, nó là nguồn của
đát nước, trong đó chủ yếu là tiền và công sức lao động do nhân dân đóng
góp do đó không thể chi tiêu một cách lãng ph. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ
các khoản chi thường xuyên Ngân sách nhà nước thực sự trở thành mối quan
tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã
hội. Thực hiện tốt công tác này sữ có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hành
tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội,
chống các hiện tượng tiêu cực lãng phí, góp phần lành mạnh hóa nền tài
chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Đồng thời góp phần nâng
cao trách nhiệm và phát huy được vai trò cẩu các ngành, các cấp, các cơ
quan , đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà
nước. mĐặc beietj theo luật ngân sách nhà nước, hệ thống kho bạc nàh nước
chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từng
khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các đối tượng sử dụng
đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được nhà nước giap , góp phần
lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Thứ hai, Do hạn chế của bản thân cơ chể quản lý chi thường xuyên
sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cungx chỉ có quy định được vấn đề
chung nhất, mang tính nguyên tắc nhất. Vì vậy, nó không thể bao quát hết
được tất cả những hiện tượng nảy sinh trong quá trình thực hiện chi ngân
sách nhà nước. Cũng chính từ đó cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước
thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cần thiết đê thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng
khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Như vậy, cấp phát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước đối với cơ quan tài chính chỉ mang tính chấ phân
9
bổ Ngân sách nhà nước, còn đối với kho bạc nhà nước thực chất chỉ là xuất

quỹ ngân sách nhà nướ, chưa thực hiện được việc chi trả trực tiếp đến từng
đơn vị sử dụng kinh phú, chưa từng phát huy hết vai trò kiểm tra kiểm soát
các khoản chi ngân sách nhà nước, trong đó một số nhân tố quan trong như:
hệ thống tiêu chuẩn định mứ chi tiêu còn xa rời thực thế, thiếu đồng bộ,
thiếu căn cứ để thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý phù hợp và chặt chẽ
đối với một số lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chỉ dầu tư xây dựng cơ bản
đã tạo ra môi trường tham những lý tưởng chi những kẻ tháo hóa b iến
chất. Mặt khá, công tác kế toán , quyết toán cũng chưa được thực h iện
nghiên túc, chặt chẽ đối với một số lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chỉ đầu
tư xây dựng cơ bản đã tạo ra những kẽ hở trong cơ chế quản lý chi ngân sách
nhà nướ. Từ đó, một số không ít đơn vị cá nhân đã tìm cách lợi dụng , khai
thác những kẽ hở đố đẻ tham , trục lợi, tư túi chi khác nhau, gây lãng phí tài
sản và công quỹ nhà nướ. Từ thực tế trên, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền
thực hiện việc kiểm tyra, giám sát quá trình chỉ tiêu để phát trienr và ngăn
chặn kịp thời những hiện trượng tiêu của của đơn vị sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước cấp đồng thời kiến nghị bổ sung kịp thời những cơ chế, chính
sách hiện hành, tạo nên một số cơ chê quản lý và kiểm doát chi ngân sách
ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện.
Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước cấp. Một thực tế khá phổ biến là các đơn vị hưởng thụ kinh phí nhà
nước cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử sụng hết số
kinh phí đấy, không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng
và dự toán ngân sách đã duyệt. Các đơn vị này thường lập hồ s, chững từ
thanh toán sai chế độ quy định như không có trogn dự toán chi ngân sách
nhà nước đã được duyệt, không đúng chế độ, tiêu chẩn, định mức chr tiêu,
10
thiếu hồ sơ, chứng từ pháp lý có liến quan Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần
thiết phải có một bên thức ba – cơ quan chức năng có thẩm quyền, độc lập
và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp có vị trí pháp lý và có uy tín cao –
để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và đưa ra ý kiens nhận xét, kết luận

chính xác đối với khoản chi của đơn vị có nằm trong dự toán được duyệt hay
không; việc sử dụng các khoản chi này có đúng chế độ, định mức, tiêu
chuẩn được duyệt hay không; có đủ hồ sơ chứng từ thanh toán theo đúng
quy định hay chưa, qua đó có giải pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời các gian
lập sai sót , ngăn chặn các sai phạm lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng
kinh phí nhà nước của các cơ qan, đảm bảo mọi khoản chi của Ngân sách
nhà nước được tiết kiệm có hiệu quả.
Thứ tư, do tính chất đặc thù của các khoản chi thường ngân sách nhà
nước đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Tính chất cấp phát trực
tiếp không hoàn lại của các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước là
một ưu thế cực kỳ to lớn đối với các đơn vị thường xuyên thu hưởng ngân
sách nhà nước. Trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc sử dụng
các khoản kinh phí bằng các kết quả công việc cụ thể được nhà nước giao.
Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định tính và định loowngj để đánh giá
và đo lường kế quả công việc trong nhiề trường hợp là thiếu chính xác và
gặp không ít khó khăn vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của
ngân sách nhà nước đảm bảo tương ứng giữa các khoản tiền nhà nước đã chi
ra với kết quả công vệc mà các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngâ sách nhà
nước thực hiện.
Thứ năm, do yêu cầu mở của và hội nhập với nền kinh tế tài chính
khu vực và thế giới. Theo kinh ngiệm quản lý ngân sách nhà nước của các
nước và khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm
11
soát các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước chỉ thực hiện có hiệu
quả trong điều kiện thực hiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý
ngân sách nhà nước đén tưngf đối tượng ngân sách nhà nước, kiên quyết
không chuyển kinh phí của ngân sách nhà nước qua các cơ quan quản lý
chung gian. Có như vậy mới đảm bảo đề cao kỷ cương, kỳ luật quản lý nhà
nước, góp phần nâng cao h iệu quả sử dụng kimh phí của ngân sách nhà
nước.

1.2.2.3 Nguyên tắc, yêu cầu và quy trình kiểm soát chi thường xuyên
Ngân sách xã
− Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã
Tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kho bạc nhà nước
kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát, thanh toán; mọi khoản chi ngân
sách nhà nước được hạch toán bằng đồng việt nam theo niên độ ngân sách,
cấp ngân sách và mực lục ngân sách nhà nước; trong quá trình quản lý,
thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi phí sai phải thu hồi.
− Yêu cầu đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên NS xã
Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước phải thực sự đem lại hiệu
quả cao nhấ trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tổ chức bộ máy kiểm
soát chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước phải gọn nhẹ theo hướng
cải cách hành chính.
− Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã
Đầu năm ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách gửi dự toán chi
ngân sách đến kho bạc nhà nước dể làm căn cứ kiểm soát chi. Hàng tháng
theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trường đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
12
lập giấy rút dự toán ngân sách kèm hteo các hồ sơ thành toán gửi khoa bạc
nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.
Kho bạc nhà nước kiểm tra, kiểm soát và hồ sơ thanh toán của đơn vị
sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định, nếu đủ điều kiện theo quy định
thì thực hiện thanh chi trả cho đơn vị.
Khi thực thiện chi trả, thanh toán các khoản chi thường xuyên theo dư
toán, kho bạc nhà nước thực hiện chỉ cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước theo đúng sự toán ngân sách đa được giao và theo đúng tính chất của
nguồn kinh hí đã dược cấp và đúng mục lục ngân sách nhà nước.
1.2.3 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua Kho bạc
nhà nước
1.2.3.1 Kiểm soát lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN

Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của bộ tài
chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên, căn cứ vào tình hiwnhf
thực hiện nhiệm vụ của năm trước và sự kiến cho năm kế hoạch các đơn vị
sử dụng ngân sách tiến hành lập dự toán chi Ngân sách nhà nước, kho bạc
nhà nước tiến hành kiểm soát việc lập dự toán ngân sách theo đúng quy định
của luật ngân sách nhà nước
1.2.3.2 Kiểm soát chấp hành chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN
Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ: Kho bạc nhà nước căn cứ
theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của chính phủ quy
định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị và chế độ tiêu chuẩn định mức của nhà nước để tiến hành kiểm
soát thanh toán.

×