Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

CỦNG CỐ VỐN TỪ VỰNG CHO HỌC SINH KHỐI 10, 11, 12 QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM GIÚP CÁC EM HỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.9 KB, 21 trang )

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CỦNG CỐ VỐN TỪ VỰNG CHO HỌC SINH KHỐI 10, 11, 12 QUA
MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM GIÚP CÁC EM HỨNG THÚ HỌC MÔN
TIẾNG ANH HƠN.

A- Đặt vấn đề:
Trong bất kỳ công việc gì, dù là lao động bằng vận động chân tay hay lao động
trí óc đều rất cần đến hứng thú bởi vì không có hứng thú với công việc hay lĩnh vực
gì đó thì ta cứ cố gắng nhất định ta sẽ làm được. Tuy vậy, tính chất và hiệu quả
công việc ta đạt được chỉ ở mức trung bình hoặc thậm chí còn không đạt yêu cầu
với công việc. Ngược lại, nếu ta có hứng thú hay ưa thích với công việc hay lĩnh
vực ấy thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ làm rất tốt, có rất nhiều sáng tạo, cải tiến, tìm
tòi và đổi mới nhất là với công việc mà thật sự đam mê. Chính những yếu tố này là
nguồn cảm hứng, động lực giúp ta đi đến những thành công vượt trội cùng với
nghị lực phi thường mà lúc bình thường ta không nghĩ mình có thể đạt được. Trong
việc học tiếng cũng vậy, nếu ta yêu thích ta cũng sẽ gặt hái được những thành công
nhất định. Để sử dụng được môt ngoại ngữ thành thạo như một phương tiện giao
tiếp, hay giúp ta tiến xa hơn trong sự nghiệp thì rất nhiều người lúc đầu học ngoại
ngữ thì rất hứng thú sau đó thì chán, nản dần thậm chí còn thấy sợ mỗi khi học hay
nhắc đến nó. Người ta luôn miệng than phiền là ngoại ngữ rất khó bởi họ không có
hứng thú. Như vây, tạo ra hứng thú đã khó, nhưng duy trì được hứng thú học ngoại
ngữ lâu dài thì càng khó hơn. Trong quá trình dạy môn ngoại ngữ, tôi thấy nhiều
học sinh cũng như vậy. Tất cả những lí do trên đã trả lời cho câu hỏi vì sao tôi lựa
chọn đề tài này để tiến hành nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ công sức
nhỏ bé của mình vào việc giúp học sinh tạo ra hứng thú cũng như hứng thú hơn
trong quá trình học môn Anh văn.

1. Cơ sở thực tiễn:
Là một giáo viên đã trải nghiệm trên 12 năm trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh
ở các khối lớp 10; 11; 12. Tôi nhận thấy một điểm trung ở học sinh cả 3 khối đó là:


phần lớn các em còn thiếu và yếu về vốn từ vựng, điều này gây cản trở cho việc
học và hứng thú học môn ngoại ngữ nói chung và môn Anh văn nói riêng. Học sinh
yếu vốn từ vựng nên trong các giờ dạy tôi thấy các em thường rất bí từ khi muốn
diễn tả ý tưởng của mình. Bên cạnh đó thì kiến thức nền tảng về các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội liên quan tới chủ đề bài học của các em cũng rất hạn chế. Kết quả là
việc dạy của giáo viên chưa đạt kết quả thật sự tốt, việc học của học sinh không đạt


hiệu quả cao như mong đợi. Chính những lý do xuất phát từ thực tế của việc: Dạy
và Học môn tiếng Anh đã là nguồn cảm hứng giúp tôi nảy sinh ra ý định muốn tìm
hiểu và nghiên cứu về đề tài: “ CỦNG CỐ VỐN TỪ VỰNG CHO HỌC SINH
KHỐI 10, 11, 12 QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM GIÚP CÁC EM HỨNG
THÚ HỌC MÔN TIẾNG ANH HƠN.” Với hy vọng giúp học sinh hứng thú hơn
khi học tiếng Anh nhờ có vốn từ vựng đa dạng và phong phú.

2. Cơ sở lý luận:
Có nhiều quan điểm khác nhau cho rằng người học tập trung thì sẽ đạt kết quả
tốt hơn những người học không tập trung nhưng quan điểm này chưa hoàn toàn
đúng vì học không chủ ý cũng mang lại kết quả khá tốt, tức là người học tiếp thu
môt cách không định thông qua các hoạt động hàng ngày hay các trò chơi. Phương
pháp này không đòi hỏi người học lúc nào cũng phải tập trung ghi nhớ, nhưng lại
lưu giữ thông tin khá lâu, không bị mệt mỏi căng thẳng. Điều này cũng rất đồng
thuận với quan điểm và tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội về
phương pháp dạy và học đó là: “ Học mà chơi; chơi mà học” hay với học sinh thì: “
Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Dựa vào những quan điểm lí luận trên mà
tôi nhận thấy rằng: Dù học nội ngữ hay ngoại ngữ thì việc có được vốn từ vựng đa
dạng, phong phú sẽ giúp cho người học có hứng thú hơn nhiều với môn học và đặc
biệt là môn tiếng Anh, khi học sinh hứng thú sẽ chăm chỉ hơn, dành nhiều thời gian
hơn cho việc học và yêu quý môn học hơn. Học sinh không còn tình trạng bí từ
vựng khi muốn giao tiếp cũng như khi làm bài đọc hiểu, nghe hiểu trong các giờ

học Anh văn nữa. Qua một thời gian thực hiện phương pháp gây hứng thú học qua
các hoạt động trò chơi đã mang lại cho các giờ học Anh văn một luồng gió mới.
Giờ học đạt kết quả cao hơn, học sinh thích thú với môn học hơn, khi học sinh đã
thích học thì giáo viên cũng hăng say với việc giảng dạy hơn. Phương pháp tổ chức
các hoạt động thông qua các trò chơi ít nhiều đã mang lại niềm đam mê cho học
sinh mà trước đó không nhiều học sinh quan tâm đến môn học này.

a. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Qua nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Anh tôi nhận thấy phần lớn học sinh đều
rất yếu và thiếu vốn từ vựng. Chính điều này làm giảm hứng thú học bộ môn này.
Số học sinh tự học để bổ sung vốn từ vựng là không nhiều. Vốn từ mà các em có
được chủ yếu là nhờ thầy, cô cung cấp trên lớp nên số lượng từ rất hạn chế. Ngoài
ra, vốn từ vựng nghèo còn gây khó khăn khi các em làm bài tập ngữ pháp, bài đọc
hiểu, nghe hiểu và đặc biệt khi giao tiếp. Tôi cho rằng cần tiến hành đề tài nghiên
cứu càng sớm càng tốt. Do đó, đề tài mang tính cấp thiết cao.


b. Năng lực nghiên cứu của tác giả:
Không thể phủ nhận một điều rằng: nghiên cứu khoa học là vô cùng khó khăn
và vất vả nhưng với niềm đam mê, hứng thú công việc giảng dạy và nghiên cứu tôi
đã quyết đinh lựa chọn đề tài trên để nghiên cứu. cùng với thời gian trên 10 năm
trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp 10, 11, 12, và đã tham gia viết sáng kiến kinh
nghiệm và 02 lần được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà tây cũ xếp loại C vào các năm
học 2003 - 2004 và 2007- 2008, thì tôi khẳng định rằng mình có thể thực hiện tốt
đề tài cũng như việc xử lý số liệu trong qúa trình thực hiện.

3. Đối tượng nghiên cứu:
a. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Ban đầu người nghiên cứu chỉ chủ ý nghiên cứu học sinh khối 10, nhưng trong
quá trình tiến hành, tác giả nhận thấy cần mở rộng đối tượng nghiên cứu là khối 11

và 12 vì cần tôi cần biết xem khối lượng từ vựng các em học ở lớp 10 sau một đến
hai năm còn duy trì được nhiều không? Hơn nữa, cần phải có đối tượng so sánh mở
rộng giữa các nhóm, khối học sinh 10A5, 10 A6, 11A6, 12A2, 12A5 để làm rõ vấn
đề : liệu rằng nghèo vốn từ vựng có làm giảm hứng thú học môn Ngoại ngữ của các
em hay không ?

b. Chọn phương pháp nghiên cứu:
Mỗi đề tài yêu cầu người nghiên cứu phải lựa chọn đúng phương pháp nghiên
cứu để đạt được kết quả khách quan, trung thực và đảm bảo tính khoa học. Sau khi
tìm hiểu các phương pháp và cách thức thu thập số liệu, tôi đã quyết định lựa chọn
phương pháp: Thu thập số liệu, phân tích, đánh giá bằng cách: Phát phiếu trả lời
câu hỏi, thực nghiệm quan sát, thu thập số liệu và dựa vào phiếu trả lời để phân
tích, đánh giá, sau cùng là đưa ra kết luận.

c. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Nghiên cứu này chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng học sinh các khối lớp
10, 11, và 12 để đi sâu phân tích, đánh giá. Phạm vi nghiên cứu không mở rộng
toàn bộ học sinh các lớp vì điều kiện và thời gian chưa cho phép. Thời gian tiến
hành khảo sát và thu thập số liệu, phân tích đánh giá, rút ra kết luận bắt đầu từ:
tháng 09 năm học 2013 đến tháng 04 năm học 2014.

B- Nội dung SKKN:
1. Các bước tiến hành:
Người nghiên cứu tiến hành phát phiếu khảo sát khi tiến hành đề tài với các
nhóm học sinh khối 10, 11, 12 ở các thời điểm khác nhau. Dưới đây là phiếu khảo
sát đầu năm học 2013 - 2014:
Phiếu khảo sát về hứng thú học môn tiếng Anh dành cho 20 học sinh khối 10
trước khi tiến hành đề tài:
( Học sinh đánh dấu x vào các trường hợp tương ứng với các mức độ trong phiếu)
Phiếu khảo sát số: 01



Số tt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Họ và tên đệm H/S
Đinh Thị Lan Anh
Đỗ Minh Ánh
Nguyễn Thị Hồng Hải
Nguyễn Thị Hà Hồng
Phạm Thị Ngọc Hiên

Phạm Thị Thuý Lan
Đào Thị Thanh Mai
Nguyễn Thành Nam
Đoàn Thị Hồng Ngân
Dương Đức Toàn
Lê Văn Thắng
Đỗ Thị Vân
Hoàng Thị Xuân
Nguyễn Văn Quân
Tạ Quốc Đạt
Lê Hoàng Long
Ngô Thị Sen
Vũ Văn Sơn
Trần Thị Hải Yến
Hà Thu Phương
Tổng: 20

Không thích học

Thích học

Rất thích học
x

x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
8 h/s

12 h/s

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước khi tiến hành đề tài nhóm học sinh khối 10:
Các mức độ
Rất thích học
Thích học
Không thích học

Số lượng học sinh
12/20
8/20
0/20

Tỷ lệ phần trăm (%)
60%

40%
0%

Qua phiếu khảo sát và kết quả phân tích tính theo tỷ lệ phần trăm ở trên của
nhóm học sinh lớp 10 thì kết quả tổng hợp cho thấy: có 12/20 học sinh rất hứng thú
học tiếng Anh chiếm 60%, số học thích học tiếng Anh chỉ là 8/20 chiếm 40%. Và
nhất là 0/20 học sinh không thích học. Như vậy, số học sinh thích học còn chiếm tỷ
lệ thấp, nhiều em còn chưa coi trọng việc học tiếng Anh.
Phiếu khảo sát về hứng thú học môn tiếng Anh dành cho 20 học sinh khối
11 trước khi tiến hành đề tài:
( Học sinh đánh dấu x vào các trường hợp tương ứng với các mức độ trong phiếu)
Phiếu khảo sát số: 02
Số tt Họ và tên đệm H/S
Không thích học Thích học
Rất thích học
1
Hoàng Thị Thuỳ Duyên
x


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20

Phạm Thị Thu Hằng
Hoàng Thị Bích Huyền
Đoàn Thị Thanh Hoa
Phạm Thị Thuý Hoài
Nguyễn Thị Thu Hương
Phạm Quang Huy
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thanh Loan
Nguyễn Thảo Nguyên
Lê Công Sự
Hoàng Thanh Tâm
Hoàng Thị Thanh
Đoàn Văn Thành
Phạm Văn Toản
Nguyễn Thu Uyên
Lê Thị Yên
Lê Anh Xuân
Nguyễn Văn Vương
Trần Quang Vượng
Tổng số: 20


x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
X
X
X
3 h/s

7 h/s

10 h/s

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước khi tiến hành đề tài nhóm học sinh khối 11:
Các mức độ
Rất thích học
Thích học

Không thích học

Số lượng học sinh
10/20
7/20
3/20

Tỷ lệ phần trăm (%)
50%
35%
15%

Qua phiếu khảo sát số 02 và kết quả tổng hợp đánh giá kết quả cho thấy: có
10/20 học sinh rất thích học tiếng Anh, chiếm tỷ lệ 50%. Có 7/20 học sinh thích học
tiếng Anh chiếm 35% . Còn 3/20 học sinh không thích học tiếng Anh chiếm 15%.
Qua tìm hiểu cho thấy xu hướng học sinh không thích học tiếng Anh so với khối 10
tăng lên.
Phiếu khảo sát về hứng thú học môn tiếng Anh dành cho 20 học sinh khối 12
trước khi tiến hành đề tài:
( Học sinh đánh dấu x vào các trường hợp tương ứng với các mức độ trong phiếu)
Phiếu khảo sát số: 03
Số tt Họ và tên đệm H/S
Không thích học Thích học
Rất thích học
1
Nguyễn Kim Anh
x
2
Tạ Thị Thanh Dung
x



3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Nguyễn Quỳnh Hoa
Nguyễn Thị Thu Huệ
Thái Thị Lan Hương
Nguyễn Hồng Minh
Đào Hồng Nam
Nguyễn Thị Nga
Đỗ Thị Ngọc
Nguyễn Minh Quý
Nghiêm Văn Thắng

Tô Thị Thuý
Phạm Bá Toàn
Nguyễn Tiến Việt
Đoàn Thị Tuyết
Nguyễn Quyết Tiến
Vũ Thị Như Quỳnh
Tô Thị Thơm
Tạ Thị Hoài Thu
Nguyễn Thị Hồng Vân
Tổng Số: 20

x
x
x
x
X
x
x
X
X
x
x
X
x
X

5 h/s

6 h/s


x
x
x
x
9 h/s

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát trước khi tiến hành đề tài nhóm học sinh khối 12:
Các mức độ
Rất thích học
Thích học
Không thích học

Số lượng học sinh
9/20
6/20
5/20

Tỷ lệ phần trăm (%)
45%
30%
25%

Thông tin ở phiếu khảo sát và bảng kết quả phân tích đánh giá cho thấy: Chỉ có
9/20 học sinh rất thích học, chiếm 45%, nhóm học sinh thích học chỉ có 6/20 chiếm
tỷ lệ 30%. Còn số học sinh không thích học tiếng Anh là 5/20 chiếm 25%.
Như vậy, thực trạng của vấn đề không như chúng ta mong muốn vì khi nhìn vào
tổng thể cả 3 khối thì tôi thấy rằng: học sinh càng lên lớp cao thì càng tỷ lệ thuận
với hứng thú học hơn. Cụ thể ở lớp 10 thì không có học sinh nào không thích học
nhưng lên đến lớp 12 thì đã có 5 trong số 20 học sinh không ưa thích môn tiếng
Anh. Qua tìm hiểu tôi thấy hầu hết các em đều không có hứng thú học môn này

lắm, không muốn tìm hiểu về một nền văn hoá mới bởi rào cản về từ vựng và kiến
thức nền có liên quan đến môn học. Lý do khác nữa là do các quên nhiều kiến thức
cơ bản. Trước những khó khăn trên đã khiến tôi phải đặt ra rất nhiều câu hỏi để giải
quyết vấn đề như: Làm thế nào và bằng cách nào để giúp các em có hứng thú, đam
mê với môn học này khi đa số các em đều cho rằng tiếng Anh là môn học rất khó ?


Sau khi thực hiện cuộc khảo sát có số liệu trong tay, tôi bắt đầu hiện thực hoá ý
tưởng của mình với suy nghĩ: Học sinh thiếu và yếu về vốn từ vựng thì tìm cách
giúp các em củng cố vốn từ, nếu thiếu hứng thú học thì truyền cảm hứng học cho
các em. Tuy nhiên, với thời lượng trên lớp thì khó có thể giúp các em mở rộng, trau
rồi và rèn luyện kỹ từ vựng được chỉ có thể tiến hành đầu giờ hay cuối các tiết học
thay vì kiểm tra đầu giờ. Điều này sẽ giảm căng thẳng, áp lực phải học thuộc lòng ,
ghi nhớ máy móc nhiều từ mới. Trong quá trình giảng dạy tôi đã nảy sinh ra ý
tưởng làm cách nào đó để giúp học sinh vừa học, vừa chơi thông qua một số hoạt
động và trò chơi vào đầu giờ lên lớp để bổ sung vốn từ vựng còn đang rất nghèo
của học sinh. Thay vì kiểm tra bài cũ như thông thường, tôi giới thiệu chủ đề bài
học, hầu hết học sinh đều tỏ ra rất hứng thú học, không có em nào tỏ ra mệt mỏi,
căng thẳng, bị áp lực như khi phải đứng lên để trả lời vấn đáp.Trò chơi chỉ kéo dài
5 đến 7 phút thôi nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì ngoài sự mong đợi của tôi bởi
vì các em rất hào hứng tham gia học tập.

2. Các phương thức tổ chức trò chơi cho học sinh tham gia:
2.1 Trò chơi Family words:
Phương pháp này theo tôi đánh giá là rất hiệu quả bởi vì nó giúp học sinh có được
nhiều từ mới với cùng một chủ đề bài học, nó cũng giúp học sinh rễ học, rễ nhớ, rễ
ràng trao đổi, học hỏi lẫn nhau, tạo cơ hội cho học sinh nhút nhát tham gia làm việc
theo nhóm. Dựa vào chủ đề các bài học trong chương trình mà giáo viên có thể đưa
ra các chủ đề từ khác nhau cho thích hợp như: Family members, Body parts, school
activities, daily activities, computer devices, means of transportations, Body parts...

Với các mỗi chủ đề trên trong các tiết học yêu cầu học sinh phải tập trung suy nghĩ
độc lập trước, viết ra các từ có liên quan đến chủ điểm mà giáo viên đưa ra, giáo
viên ấn định thời gian là 5 đến 7 phút. Các thành viên trong nhóm tập trung trao đổi
số lượng từ mà mình vừa viết ra. Đại diện của các nhóm sẽ lên bảng viết ra các từ
vừa tìm được, các thành viên dưới lớp cổ vũ, động viên cho nhóm trưởng của nhóm
mình, nhóm nào viết được nhiều nhất thì thắng cuộc. Trong trường hợp các nhóm
bằng số lượng từ như nhau thì có thể phân biệt bằng cách tìm ngữ nghĩa của từ đó,
cách đọc phát âm chuẩn để tìm ra đội thắng, phần thưởng là những tràng pháo tay
giòn giã hoặc những món quà nhỏ như thước kẻ, bút… Không khí tiết học ngoại
ngữ trở nên vô cùng sôi nổi. Bằng cách này thì thành viên của các nhóm cũng có
dịp để học hỏi lẫn nhau. Giờ đây thì giáo viên giống như một trọng tài đưa ra
những nhận xét, đánh giá. Tuy nhiên, đòi hỏi người giáo phải chuẩn bị giáo án một
cách thật cẩn thận với rất nhiều phương án dự phòng vì sẽ có khá nhiều từ mới mà
các em đưa ra ở mỗi tiết học. Với cách này thì việc xây dựng vốn từ vựng cho các
em theo từng chủ điểm trở nên nhẹ nhàng hơn. Các em hứng thú học thì càng hứng
thú hơn, các em trước đây không thích học thì giờ đây thích học vì có cơ hội để
nhập cuộc cùng các bạn và thầy, cô giáo. Giáo viên cần thận trọng và lưu ý là chủ
đề đưa ra phải sát và gắn với chủ đề bài học để giúp các em học tiết học rễ ràng
hơn. Ví dụ: khi học Unit 1- Homelife - English 12 có thể đưa ra chủ đề như: Family


members để các em có thể thảo luận và tìm ra các từ như: Great-grandparents,
grandparents, parents, Uncles, aunts, brothers, sisters, younger-brothers or youngersisters, nephew, nieces, children, grandchildren. Còn với chủ đề từ về Body parts
thì các em có thể tập làm hoạ sỹ, vẽ ra một người nào đó mà em thích rồi mô tả
bằng tiếng Anh: face, head, forehead, eyes, eyeslashes , mouth, ears, nose, teeth,
chin, neck, hair, shoulder, arms, hands, fingers, thumb, leg, toe, knee… hay ở chủ
đề: Daily activities thì học sinh có thể tìm ra hàng loạt các động từ chỉ hoạt động
trong ngày như: Wake up, get up, review lessons, wash face, have breakfast, go to
work or school, return, take a snap, play sports, study, prepare meals, go to market,
go to bed… Unit 5- Technology and you có thể đua ra chủ đề: Computer devices

hay Unit 11-Natural resources có thể đưa ra chủ đề về: sources of energy..Điều
quan trọng nhất là học sinh rễ ràng nhớ được nhiều từ và có thể sử dụng hiệu quả
trong các giờ học kỹ năng tiếng tiếp theo như: Đọc hiểu, nghe hiểu, viết và ngữ
pháp.
Dưới đây là một vài chủ đề mà giáo viên đã đưa ra và tổ chức cho học sinh tham
gia: Trong chương trình tiếng Anh 10.
- Unit 1- A day in the life of… giáo viên cho học sinh tìm hiểu về: Daily activities
- Unit 5- Technology and you. Cho học sinh tìm hiểu về: Computer devices
- Unit 6- An excursion. Học sinh tìm hiểu về chủ đề từ: Things for a trip
- Unit 10- Endangered Species. Học sinh Viết chủ đề từ về: Endangered Species
- Unit 12- Music. Học sinh tìm hiểu về chủ đề từ: Kinds of Music
- Unit 13- Films and Cinema. Giáo viên cho học sinh mở rộng vốn từ về: Kinds of
films.
- Unit 16- Historical places. Các em có dịp làm quen với chủ đề từ: Name the
historical places in Vietnam. Học sinh sẽ có dịp đi du lịch qua sách vở với các địa
danh nổi tiếng ở cả 3 miền: Bắc-Trung-Nam….
Ví dụ: Unit 6- An excursion
Trong thời gian khoảng 5 phút học sinh tìm ra được các từ liên quan:
Sleeping-bags; blankets, mosquitor-nets, lighters, tents, pure water, food, bread,
raincoats, medicines, clothes, cameras, films, cell-phones, hats, umbrellas.
Sau khi tìm ra các từ giáo viên chọn lọc ra những từ nào gần với chủ đề thì cho học
sinh nắm bắt ngay trên lớp. Từ nào không nằm trong chủ đề thì bị loại. Đội thắng
cuộc là đội tìm được nhiều từ đúng với chủ đề.
-Unit 10- Endangered Species, học tìm ra các từ có liên quan như:
Pandas, tortoises, tigers, Rhinoceros, Elephants, Leopards, Parrots.
-Unit 13- Films and Cinema, học sinh tìm từ liên quan đến chủ đề này
như:Detective films, science fiction films, Love story films, Cartoon films,
Documentary films, War films, Thrillers, Action films, Romantic Films.
Trong chương trình tiếng Anh 11 có thể cho học sinh tìm hiểu về các chủ đề từ
như: Unit 8- Celebrations các có dịp để tìm hiểu về chủ đề từ là: popular

celebrations in a year: Chrismas, Halloween, Thanksgiving, Easter, Valentine’Day,
Mother Day, May Day, Graduation , Birthday, Tet holiday Festival, Independence


Day, wedding…Trong các từ mà học sinh tìm ra ở trên có một số từ cần phải loại ra
vì nó không hợp với chủ đề như: Birthday, graduation, hay wedding chỉ mang tính
cá nhân, không liên quan đến ngày nghỉ lớn trong năm ở Việt Nam cũng như trên
thế giới.
Unit 11- Sources of energy, các em có dịp tìm hiểu từ liên quan đến chủ đề:
Sources of energy and alternative sources:
Fossil fuels(Coals, natural gases, petrol), Tide energy, wave energy ,
Hydro-electricity, Solar energy , Nueclear energy , wind energy , Ethermal energy.
Trong chương trình tiếng Anh 12, các em được tìm hiểu về chủ đề:
- Unit 6- Future Jobs với chủ đề: Kinds of jobs: Teachers, Engineers, Drivers,
Doctors, nurses, farmers, Workers, taxi-drivers, waiters, Actors, Singers, Painters
Pilots,ballet-dancers,Computer-programmers,Chefs,Police,tour-guide,
entrepreneurs, air-hostess, cashiers, accoutants, artists, Musicians, guardians…
- Unit 12- Water sports, học sinh có dịp tìm hiểu về chủ đề từ:
Swimming, water polo, windsurfing, scuba-diving, rowing, synchronizedswimming…
- Unit 13- The 22 second SEA Games, chủ đề của các em là: Name the sports:
Shooting, tennis, football, badminton, wresting, body-building, basketball,
Volleyball, wushu, Karatedo, boxing, swimming, high jumping.
- Unit 14 - International organizations, giáo viên cho học sinh tìm hiểu về chủ đề
từ: tên viết tắt của các tổ chức trong nước và quốc tế phổ biến bắt đầu bằng các chữ
cái: WTO, WHO, WWF, UNICEF, IOC, AFF, VFF, FAO, UN, ILO, IMF, NGO.
Để không nhàm chán giáo viên cũng có thể cho các em chơi các chủ đề khác
như: Means of transportation: Buses, Trains, air-planes, bicycles, motorbikes, carts,
coaches, Ships, Canoes, Undergrounds, Vans, Boats, cars, shire-horses, Cyclos,
Radios, television, newspapers. Trong các từ trên thì có 3 từ không hợp với chủ đề
là: Radios, television, newspapers, những từ này thuộc về chủ đề truyền thông.

Cũng có từ ít xuất hiện như: shire-horses, carts. Do vậy, khi tổ chức các chủ đề như
thế này yêu cầu người giáo viên phải chuẩn bị bài giảng thật tốt, làm chủ tiết dạy,
có nhiều phương án dự phòng vì có những từ mới phát sinh mà các em tìm ra. Giáo
viên có thể tổ chức cho học sinh chơi ở phần warm-up activities của mỗi tiết học để
các em tìm hiểu, khám phá, mở rộng từ vựng mới liên quan đến bài học hoặc cuộc
sống, cũng có thể cho các em chơi ở phần cuối tiết học để củng cố vốn từ. Ngoài ra,
giáo viên có thể giới thiệu chủ đề tìm từ để học sinh có thể tiến hành ở nhà phục vụ
cho tiết học tiếp theo hoặc trong các giờ ngoại khoá.
2.2 - Matching: đây là trò chơi rất phổ biến, giáo viên có thể in các phiếu và
phát cho học sinh để các em tham gia.
- Match the words to the pictues:


- Match Vegetable Words and Pictures:

Với chủ đề về Time, giáo viên có thể cho các em kết nối như sau:


Match the Time: Digital to Analog to English:

Với chủ đề về Furniture words, đây là dịp giúp các em có thêm vốn từ về chủ đề
các đồ đạc trong gia đình, giáo viên có thể cho các em kết nối từ mô tả và các bức
tranh như sau:


Match Furniture Words and Pictures
Với chủ đề về Plants, giáo viên có thể cho các em kết nối như sau:

Plants, fruits and flowers:
Match Flower, fruits,vegetables Words and Pictures



- Match the symbols to the descriptions:
Matchthe words to the descriptions:

Match the Roman Numerals to the
Numbers:


- Match the shapes to the words:

Khi học bài: Unit 14- The world cup- English 10, thay vì dùng cách tìm hiểu
từ như mọi khi giáo viên có thể thay thế bằng hoạt động matching activities sau:
World Cup Soccer Flags 2010 - Match the Country Names to the National flags.


2.3. Trò chơi có tên gọi là:Think and write,
Giáo viên giới thiệu cho học sinh hiểu và nắm được luật chơi: Hai cá nhân
hoặc hai nhóm có thể tham gia chơi trò chơi này. Bạn A hay đại diện nhóm A nghĩ
và viết ra một từ tiếng Anh, thì bạn B hoặc đại diện nhóm B sẽ nghĩ ra từ tiếp theo
phải bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng của bạn A hay nhóm A. Trò chơi cứ tiếp tục lần
lượt như vậy cho tới khi nào đối phương bí từ không thể tìm được từ hoặc tìm từ
lặp lại thì bị thua cuộc, trò chơi này đòi hỏi các em tham gia phải phản ứng thật
nhanh và viết ra từ đó vì nghĩ quá 10 giây là bị thua cuộc: Học sinh có thể chơi ở
mọi nơi, mọi lúc có thể. Đây là cách mà các em ôn tập từ rất hiệu quả, luôn hứng
khởi, có tính ganh đua nhau rất cao, các thành viên khác ngồi dưới có thể cổ vũ cho
bạn mình hoặc đồng đội của mình, qua đó cũng học được khá nhiều từ mới.
Ví dụ: Bạn A viết từ book thì bạn B phải tìm từ nào bắt đầu bằng k như: key, bạn
A lại tiếp tục viết từ bắt đầu bằng y như: year….
Book=>key=>year=>right=>ten=>nice=>energy=>yes=>sad=>danger=>rich

=>high=>hour=>rain=>nine=>engineer=>ring=>go=>organize=>eight=>try=>
yet=>twenty=>yellow=>wide=>education=>now=>with=>hole=>end=>date=>
enrich=>change=>enlarge=>engrave…
2.4. Trò chơi tiếp theo là: The first letter. Cách chơi như sau: giáo viên đưa
ra một chữ cái nào đó trong bảng chữ cái, trong thời gian 5 phút, cá nhân hay nhóm
nào viết được càng nhiều từ đúng bắt đầu bằng chữ cái đó thì thắng cuộc, các nhóm
có thể trùng nhau về từ nhưng phải đúng thời gian và là từ có nghĩa: ví dụ giáo viên
đưa ra từ: T thì học sinh viết ra các từ phải bắt đầu bằng T: ten, tie, tense, task, the,
they, toe, think, thin, tie, test, tailor, town, that, this, those, train, transportation,
teenager, trade, tsunami, tired, three, tree, thought, though, talk, there, take,
Thursday, thick…Để giúp học sinh hứng thú hơn giáo viên có thể yêu cầu tìm từ
kết thúc nhiều hơn một chữ cái: ví dụ như: information , học sinh dựa vào đó để
viết ra: permission, education, excursion, collection, action, suggestion,
organization, production, modernization, industrialization, decicion, examination,
station, condition, population….
2.5. Trò chơi này có tên gọi là: the last letter.
Giáo viên nêu luật chơi như sau: Giáo viên đưa ra một từ và gạch chân chữ cái
cuối cùng, trong thời gian 5 phút, học sinh viết ra càng nhiều từ mà kết thúc bằng
chữ cái đó càng tốt, cá nhân hay đội nào viết đúng và được nhiều từ thì thắng cuộc.
Ví dụ: Buy như vậy các từ các em đưa ra sẽ kết thúc là: y : fly, dry, sky, play, stay,
day, way, pay, grey, study, poverty, carefully, windy, busy, sunny, easy, energy,
electricity, fifty…
2.6. Trò chơi này có tên gọi là: Mind-map.
ở hoạt động này học sinh cần phải tích cực tư duy, suy nghĩ tích cực, năng động
khi tham gia. Giáo viên chia lớp thành các nhóm rồi đưa ra chủ đề. Nhóm nào tìm
được nhiều nguyên nhân và giải pháp hợp lý thì thắng cuộc. ví dụ ở bài:
Unit 7- World population- English 11.


OVER POPULATION


CAUSES

PROBLEMS

SOLUTIONS
Với chủ đề là: overpopulation thì học sinh phải tìm ra nguyên nhân là: Lack
of knowledge, no birth-control methods, more children-more wealth, unstrict
population policy…phần: problems học sinh cần tìm ra các vấn đề như:
illiteracy, lack of food and clean water, poverty, air-polution, social evils,
unemployment. Phần: solutions thì học sinh cần tìm ra các từ như: applying
birthcontrol methods, family-planning programmes, raising people’s
awareness, strict punishment policy. Taking good care.

Ở hoạt động này thì người tổ chức phải khéo léo sắp xếp các em khá giỏi , hay
yếu kém hài hoà giữa các nhóm để tất cả mọi đối tượng đều được tham gia xây
dựng, đóng góp ý tưởng. Đội nào tìm nhanh và được nhiều ý tưởng hay thì là đội
thắng cuộc.
Như vậy, ở tất cả các cuộc chơi hay hoạt động thì giáo viên phải là người làm
chủ được mọi tình huống phát sinh, có nhiều giải pháp dự phòng, phổ biến và giới
thiệu luật chơi để đảm bảo rằng người chơi đã hoàn toàn hiểu được và tích cực
tham gia. Muốn vậy thì giáo viên phải chuẩn bị giáo án cẩn thận, chu đáo, thương
xuyên đổi mới cách vào bài, thường xuyên phải cập nhật kiến thức, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
3. Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích.
Phiếu khảo sát về hứng thú học môn tiếng Anh dành cho 20 học sinh khối 10
sau khi tiến hành đề tài:
( Học sinh đánh dấu x vào các trường hợp tương ứng với các mức độ trong phiếu)

Phiếu khảo sát số: 04

Số tt Họ và tên đệm H/S
Không thích học
1
Đinh Thị Lan Anh
2
Đỗ Minh Ánh

Thích học

Rất thích học
x
x


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20

Nguyễn Thị Hồng Hải
Nguyễn Thị Hà Hồng
Phạm Thị Ngọc Hiên
Phạm Thị Thuý Lan
Đào Thị Thanh Mai
Nguyễn Thành Nam
Đoàn Thị Hồng Ngân
Dương Đức Toàn
Lê Văn Thắng
Đỗ Thị Vân
Hoàng Thị Xuân
Nguyễn Văn Quân
Tạ Quốc Đạt
Lê Hoàng Long
Ngô Thị Sen
Vũ Văn Sơn
Trần Thị Hải Yến
Hà Thu Phương
Tổng: 20

x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
2 h/s

18 h/s

Bảng tổng hợp kết quả khảo sau khi tiến hành đề tài danh cho 20 học sinh khối 10:
Các mức độ
Rất thích học
Thích học
Không thích học

Số lượng học sinh
18/20
2/20
0/20

Tỷ lệ phần trăm (%)
90%
10%
0%


Phiếu khảo sát về hứng thú học môn tiếng Anh dành cho 20 học sinh khối 11
sau khi tiến hành đề tài:
( Học sinh đánh dấu x vào các trường hợp tương ứng với các mức độ trong phiếu)
Phiếu khảo sát số: 05
Số tt Họ và tên đệm H/S
Không thích học Thích học
Rất thích học
1
Hoàng Thị Thuỳ Duyên
x
2
Phạm Thị Thu Hằng
x
3
Hoàng Thị Bích Huyền
x
4
Đoàn Thị Thanh Hoa
x
5
Phạm Thị Thuý Hoài
x
6
Nguyễn Thị Thu Hương
x
7
Phạm Quang Huy
x
8

Nguyễn Thị Huyền
x
9
Nguyễn Thanh Loan
x


10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Nguyễn Thảo Nguyên
Lê Công Sự
Hoàng Thanh Tâm
Hoàng Thị Thanh
Đoàn Văn Thành
Phạm Văn Toản
Nguyễn Thu Uyên
Lê Thị Yên
Lê Anh Xuân
Nguyễn Văn Vương
Trần Quang Vượng

Tổng số: 20

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
0 h/s

x
3 h/s

17 h/s

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát sau khi tiến hành đề tài nhóm học sinh khối 11:
Các mức độ
Rất thích học
Thích học
Không thích học

Số lượng học sinh
17/20
3/20
0/20


Tỷ lệ phần trăm (%)
85%
15%
0%

Phiếu khảo sát về hứng thú học môn tiếng Anh dành cho 20 học sinh khối 12
sau khi tiến hành đề tài:
( Học sinh đánh dấu x vào các trường hợp tương ứng với các mức độ trong phiếu)
Phiếu khảo sát số: 06
Số tt Họ và tên đệm H/S
Không thích học Thích học
Rất thích học
1
Nguyễn Kim Anh
x
2
Tạ Thị Thanh Dung
x
3
Nguyễn Quỳnh Hoa
x
4
Nguyễn Thị Thu Huệ
x
5
Thái Thị Lan Hương
x
6
Nguyễn Hồng Minh
x

7
Đào Hồng Nam
x
8
Nguyễn Thị Nga
x
9
Đỗ Thị Ngọc
x
10
Nguyễn Minh Quý
x
11
Nghiêm Văn Thắng
x
12
Tô Thị Thuý
x
13
Phạm Bá Toàn
x
14
Nguyễn Tiến Việt
X
15
Đoàn Thị Tuyết
x
16
Nguyễn Quyết Tiến
x



17
18
19
20

Vũ Thị Như Quỳnh
Tô Thị Thơm
Tạ Thị Hoài Thu
Nguyễn Thị Hồng Vân
Tổng Số: 20

1 h/s

3 h/s

x
x
x
x
16 h/s

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát sau khi tiến hành đề tài của 20 học sinh khối 12:
Các mức độ
Rất thích học
Thích học
Không thích học

Số lượng học sinh

16/20
3/20
1/20

Tỷ lệ phần trăm (%)
80%
15%
5%

Trong quá trình thực hiện đề tài, phân tích đánh giá các nhóm đối tượng khác
nhau thì cho kết quả khác nhau, nhưng số liều chỉ ra rằng:
- Nhóm khối 10 là nhóm năng động, tích cực hơn cả, ưa khám phá, thích tìm tòi,
học hỏi nên số lượng từ các em đưa ra thường nhiều hơn, phong phú hơn, chính
xác, sát với chủ đề yêu cầu hơn, đặc biệt là nhóm học sinh: Rất hứng thú. Càng
ngày càng có nhiều em hứng thú học hơn.
- Nhóm đối tượng thứ 2 là nhóm học sinh khối 11: Nhóm này thì các chỉ số cho
thấy là các em không quá đam mê học lắm, tuy nhiên có nhiều khởi sắc, thay đổi
theo chiều hướng tích cực. Các em cũng rất có ý thức tìm hiểu từ mới, có trách
nhiệm hơn với việc học.
- Nhóm đối tượng thứ 3 là học sinh khối 12: Nhóm đối tượng này cũng đã quan tâm
khá nhiều tới việc chuẩn bị, nhiệm vụ giáo viên giao cho có liên quan đến môn học,
nên kết quả chưa thật sự làm người nghiên cứu hài long lắm vì vẫn còn học sinh
không thích, không quan tâm đến học cái gì và học như thế nào? Nói chung là chưa
tích cực học.
Qua kết quả thu được từ phiếu đánh giá và bảng tổng hợp kết quả cho thấy xu
hướng chung là đa số các em đã hứng thú hơn với môn tiếng Anh, nhất là với nhóm
học sinh khối 10. Với 90% học sinh rất thích học, chỉ còn số ít là 10% thích học.
Với khối 12 thì số học sinh rất thích học tiếng Anh đã tăng lên đáng kể so với trước
khi tiến hành đề tài vì cuối năm hầu hết các em đều rất bận rộn cho việc ôn thi tốt
nghiệp và đại học. Học sinh khối 11, số em thích học và rất thích học cũng tăng cao

hơn so với trước đó. Kết quả này theo tôi thì rất hữu ích, rất khách quan vì các trò
chơi và hoạt động diễn ra rất tự nhiên, không gò bó, học sinh không biết mình đang
trong nhóm đối tượng nghiên cứu.

C- Kết luận và Khuyến nghị:
1. Kết luận :
Tôi xin cam đoan là nội dung và đề tài này là do chính bản thân tôi trực tiếp
giảng dạy, đúc rút ra từ thực tế giảng dạy của mình. Sau này tổng hợp từ các bước,


các nội dung đã tiến hành trong năm học: 2013-2014. Đề tài này cũng sử dụng tài
liệu tham khảo ở một số nguồn như: sách giáo khoa lớp:10, 11, 12 và một số trang
websites.
Trong suốt quá trình tiến hành đề tài, không thể không gặp phải những sai sót,
rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, chia sẻ và gợi ý từ phía: Hội đồng khoa
học, Hội đồng sư phạm cùng quý thày, cô trong và ngoài hội đồng để giúp đề tài
của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi cũng hy vọng rằng đề tài sẽ phục vụ cho việc
học tiếng Anh của học sinh trở nên rễ ràng hơn, cũng như việc giảng dạy của thày,
cô thuận tiện hơn nhiều so với trước đây. Học sinh thì có them nguồn dữ liệu về
vốn từ phong phú để phục vụ cho việc học tiếng Anh.
- Duy trì được hứng thú học tập môn ngoại ngữ sẽ trở thành niềm đam mê và thói
quen tích cực.
- Hứng thú tạo nên thành công trong công việc, và việc học ngoại ngữ cũng không
ngoại lệ.
- Hứng thú tạo nên những sáng tạo phi thường, tạo động lực lớn lao trong quá trình
học tập.
- Duy trì được hứng thú lâu dài là một việc khó khăn hơn nhiều so với việc tạo ra
và có hứng thú.
- Tạo ra được môi trường hoạt động tập thể, tăng khả năng làm việc nhóm, giữa các
nhóm và giữa các cá nhân.

- Hứng thú là động lực quan trọng biến ước mơ, hoài bão thành hiện thực, mang lại
cho con người những cảm xúc thăng hoa trong công việc và học ngoại ngữ cũng
vậy.
- Tổ chức cho học sinh tham gia chơi các trò chơi là cách gây hứng thú hữu hiệu
giúp các em có nhiều cảm hứng học tập môn ngoại ngữ hơn theo tinh thần: “ Học
mà chơi, chơi mà học”, học theo hình thức không chủ ý, không gây áp lực quá căng
thẳng với học sinh.
- Giáo viên cần phải thường xuyên thay đổi và làm mới cách vào bài, cách tổ chức
các trò chơi để không gây nhàm chán cho học sinh.
2. Khuyến nghị:
- Cần tạo điều kiện hơn nữa về mặt thời gian, địa điểm để tác giả có thể thực hiện
đề tài với phạm vi và quy mô rộng hơn, số lượng học sinh tham gia lớn hơn.
- Hỗ trợ một phần kinh phí giúp giáo viên tiến hành nghiên cứu thuận lợi hơn.
- Phổ biến rộng rãi đề tài đã được cấp ngành công nhận tới mọi người để có thể
vần dụng vào công tác giảng dạy.
- Vận dụng và triển khai đề tài tới hầu hết học sinh để tạo nên phong trào học
ngoại ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng.
- Hội đồng sư phạm và Ban giám hiệu cần quan tâm nhiều hơn tới môn tiếng Anh,
tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phòng học chuyên biệt cho bộ môn này.

D- Tài liệu tham khảo:


website:
/>Sách và các nguồn tư liệu: Sách giáo khoa tiếng Anh 10- Nhà xuất bản
giáo dục số xb:51-2006/cxb/20-30/GD tháng 11 năm 2006.
Sách giáo khoa tiếng Anh 11 Nhà xuất bản giáo dục
Sách giáo khoa tiếng Anh 12, số xuất bản: 720-2007/cxb/5311571/GD tháng 6 năm 2008.
Thiết kế bài giảng tiếng Anh 11-tập 1 của tác giả: Nguyễn Thuỷ Minh
và Lương Quỳnh Trang, nhà xuất bản Hà Nội năm 2007.


E- phụ lục:
A- Đặt vấn đề:
1. Cơ sở lý luận:
2. Cơ sở thực tiễn:
a. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
b. Năng lực nghiên cứu của tác giả:
3. Đối tượng nghiên cứu:
a. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
b. Chọn phương pháp nghiên cứu:
c. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

B- Nội dung SKKN:
2.1 Trò chơi Family words:
2.2 - Matching:
2.3. Trò chơi có tên gọi là:Think and write.
2.4. Trò chơi tiếp theo là: The first letter.
2.5. Trò chơi này có tên gọi là: the last letter.
2.6. Trò chơi này có tên gọi là: Mind-maps.
3. Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích.

C- Kết luận và Khuyến nghị:
1. Kết luận :
2. Khuyến nghị:

D- Tài liệu tham khảo




×