Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải công nghiệp của một số nhà máy trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NHÀ MÁY TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Quý

THÁI NGUYÊN - 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích trong luận
văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại thị xã Phổ Yên tôi đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhà trường. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, phòng Quản lý
Đào tạo Sau Đại học cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Vũ Thị Quý
đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Trong thời gian nghiên cứu, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng
như hạn chế về mặt thời gian cho nên nội dung của luận văn không tránh khỏi
sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo để luận văn

này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Hương


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 3
1.2. Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp trên Thế giới và tại Việt Nam .... 13
1.2.1. Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp trên Thế giới ..................... 13
1.2.2. Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp tại Việt Nam...................... 16
1.2.3. Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp tại Thái Nguyên ................ 18
1.3. Khái quát về thị xã Phổ Yên .................................................................... 19

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
2.2.1. Khái quát về thực trạng phát triển công nghiệp của thị xã Phổ Yên .... 22


iv
2.2.2. Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp của một số nhà máy
trên địa bàn thị xã Phổ Yên ............................................................................. 22
2.2.3. Ảnh hưởng của nước thải từ một số nhà máy trên địa bàn thị xã Phổ
Yên đến chất lượng môi trường nước mặt ...................................................... 22
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm làm hạn chế, giảm thiểu ảnh hưởng
của nước thải công nghiệp đến môi trường..................................................... 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp ..................................... 23
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ................ 23
2.3.3. Phương pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn .......................................... 25
2.3.4. Phương pháp tổng hợp, so sánh đối chiều và xử lý số liệu................... 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 28
3.1. Khái quát về thực trạng phát triển công nghiệp của thị xã Phổ Yên ....... 28
3.1.1. Công ty CP Cơ khí Phổ Yên ................................................................. 30
3.1.2. Công ty CP Elovi Việt Nam .................................................................. 31
3.1.3. Công ty CP Prime Phổ Yên................................................................... 33
3.2. Đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp của một số nhà máy trên
địa bàn thị xã Phổ Yên .................................................................................... 36
3.2.1. Nguồn phát sinh và lưu lượng nước thải của một số nhà máy trên
địa bàn thị xã Phổ Yên .................................................................................... 36

3.2.2. Hiện trạng chất lượng nước thải của một số nhà máy trên địa bàn
thị xã Phổ Yên trước và sau xử lý ................................................................... 38
3.3. Ảnh hưởng của nước thải từ một số nhà máy trên địa bàn thị xã Phổ
Yên đến chất lượng môi trường nước mặt ...................................................... 49
3.3.1. Cửa xả thải và điểm tiếp nhận nước thải từ một số nhà máy ................ 49
3.3.2. Ảnh hưởng của nước thải từ một số nhà máy trên địa bàn thị xã Phổ
Yên đến chất lượng môi trường nước mặt ...................................................... 54


v
3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của nước thải với điểm tiếp nhận thông qua ý
kiến của người dân .......................................................................................... 70
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm làm hạn chế, giảm thiểu ảnh hưởng
của nước thải công nghiệp đến môi trường..................................................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
1. Kết luận ....................................................................................................... 75
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ môi trường

CCN


: Cụm công nghiệp

CP

: Cổ phần

KCN

: Khu công nghiệp

LVS

: Lưu vực sông

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đặc tính nước thải công nghiệp của một số loại hình sản xuất
thường gặp ........................................................................................ 5
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước ............................. 25
Bảng 3.1. Lưu lượng nước thải của một số nhà máy trên địa bàn thị xã
Phổ Yên ........................................................................................... 36
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước thải trước khi xử lý bằng hệ thống ........... 38
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống xử lý
của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên .................................................... 40
Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải trước khi xử lý bằng hệ thống xử lý

của Công ty CP Elovi Việt Nam ..................................................... 42
Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống xử lý
của Công ty CP Elovi Việt Nam ..................................................... 44
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nước thải trước khi xử lý bằng hệ thống ........... 46
Bảng 3.7. Kết quả phân tích nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống xử lý
của Công ty CP Prime ..................................................................... 48
Bảng 3.8. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại vị trí trước điểm tiếp
nhận nước thải của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên ........................... 54
Bảng 3.9. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại vị trí sau điểm tiếp
nhận nước thải của Công ty CP Cơ khí Phổ Yên ........................... 56
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại vị trí trước điểm
tiếp nhận nước thải của Công ty CP Elovi Việt Nam ..................... 59
Bảng 3.11. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại vị trí sau điểm tiếp
nhận nước thải của Công ty CP Elovi Việt Nam ............................ 61
Bảng 3.12. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại vị trí trước điểm
tiếp nhận nước thải của Công ty CP Prime ..................................... 65
Bảng 3.13. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại vị trí sau điểm tiếp
nhận nước thải của Công ty CP Prime ............................................ 67
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nước thải với điểm tiếp nhận thông qua ý kiến
của người dân .................................................................................. 71


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên................................................... 30
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên ........................... 31
Hình 3.3. Công ty Cổ phần Elovi Việt Nam ................................................... 31
Hình 3.4. Sơ đồ khối sản xuất sữa tiệt trùng của Công ty CP Elovi Việt
Nam ................................................................................................. 32
Hình 3.5. Công ty Cổ phần Prime ................................................................... 33

Hình 3.6. Sơ đồ quy trình sản xuất gạch lát tại Công ty CP Prime ................ 34
Hình 3.10. Biến động chỉ tiêu BOD5 tại điểm trước và sau khi tiếp nhận
nước thải của Cty CP Cơ khí Phổ Yên ........................................... 57
Hình 3.11. Biến động chỉ tiêu COD tại điểm trước và sau khi tiếp nhận
nước thải của Cty CP Cơ khí Phổ Yên ........................................... 58
Hình 3.12. Biến động chỉ tiêu BOD5 tại điểm trước và sau khi tiếp nhận
nước thải của Công ty CP Elovi Việt Nam ..................................... 62
Hình 3.13. Biến động chỉ tiêu COD tại điểm trước và sau khi tiếp nhận
nước thải của Công ty CP Elovi Việt Nam ..................................... 63
Hình 3.14. Biến động chỉ tiêu TSS tại điểm trước và sau khi tiếp nhận
nước thải của Công ty CP Elovi Việt Nam ..................................... 64
Hình 3.15. Biến động chỉ tiêu BOD5 tại điểm trước và sau khi tiếp .............. 68
nhận nước thải của Cty CP Prime ................................................................... 68
Hình 3.16. Biến động chỉ tiêu COD tại điểm trước và sau khi tiếp nhận
nước thải của Cty CP Prime ............................................................ 69


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường, quyết định
sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Tài nguyên nước là nguồn tài
nguyên vừa vô hạn, vừa hữu hạn tuy nhiên nguồn tài nguyên nước hiện nay
đang phải đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm và suy kiệt. Nguy cơ bị suy kiệt,
thiếu nước, đặc biệt là nguồn nước sạch và nước ngọt đang là một hiểm họa
lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người trên toàn trái đất. Trong
những năm qua, sự tăng nhanh về dân số, khai thác quá mức tài nguyên thiên
nhiên, khoáng sản, sự phát triển nhanh chóng của đô thị, công nghiệp,... đã
làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước. Do đó con người cần phải có biện
pháp xử lý để bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

Trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay, vấn đề môi trường, trong
đó bảo vệ nguồn nước luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm và
chú trọng. Vai trò to lớn của nước đối với đời sống con người cũng như tính
phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng,
tác động tới nước, tất yếu dẫn đến việc phải bảo vệ nguồn tài nguyên nước
bằng pháp luật.
Đứng trước sự hội nhập và phát triển nhanh chóng của đất nước hiện
nay, Thái nguyên đang là một tỉnh phát triển khá nhanh về mọi măt. Chính
nhờ sự phát triển nhanh chóng về đô thị, thương mại, xã hội mà hiện nay Thái
Nguyên là điểm đến của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Các KCN
được đầu tư và xây dựng nhanh chóng tại các xã, huyện của tỉnh đã tạo công
ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, nhu cầu về đời sống ngày một
cao, nhờ đó mà đô thị, thương mại cũng phát triển nhanh chóng. Trong đó
phải kể đến thị xã Phổ Yên, nơi hiện nay đang được rất nhiều Công ty trong
nước và nước ngoài tìm đến đầu tư, xây dựng các nhà máy, KCN, góp phần
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh
mẽ này cũng đang tạo ra những áp lực không nhỏ về môi trường cho thị xã


2
trong tương lai, đặc biệt là vấn đề về môi trường nước. Nguồn nước sạch bị
ảnh hưởng bởi nguồn nước thải công nghiệp hiện đang là vấn đề quan tâm
hàng đầu của người dân địa phương và của các cấp ban ngành thị xã Phổ Yên.
Để tìm hiểu về vấn đề này, thị xã Phổ Yên phải luôn đưa ra nhiều biện
pháp cũng như áp dụng chặt chẽ các quy định pháp luật về môi trường để
đánh giá chất lượng cũng như kiểm soát được nguồn thải công nghiệp.
Xuất phát từ vấn đề này và được sự đồng của nhà trường, Ban Chủ
nhiệm khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng sự
hướng dẫn của TS. Vũ Thị Quý, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiện trạng chất lượng nước thải công nghiệp của một số nhà máy trên địa

bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước thải của một số nhà máy trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá ảnh hưởng của nước thải công nghiệp của một số nhà máy
đến môi trường nước nước mặt trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải
công nghiệp đến môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tế, vận dụng
nâng cao kiến thức đã học.
- Củng cố được kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, có
điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tạo số liệu làm cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh
vực môi trường trong công tác lập kế hoạch quản lý việc xả thải nước thải
công nghiệp của các đợn vị trên địa bàn thị xã Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái
Nguyên nói chung.
- Nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý và bảo vệ môi
trường tại khu vực sinh sống.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc
do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi

trường (Nghị định số 80/2014/NĐ-CP) [5].
- Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ
của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở công
nghiệp), từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở
công nghiệp (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [1].
- Nước thải công nghiệp là nước thải từ:
+ Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản.
+ Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát,
thuốc lá.
+ Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung.
+ Cơ sở nuôi trồng thủy sản.
+ Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề.
+ Cơ sở: Thuộc da, tái chế da.
+ Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản.
+ Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc.
+ Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su.
+ Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật,
vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng.
+ Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng.
+ Cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử.
+ Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu.


4
+ Nhà máy cấp nước sạch.
+ Hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN.
+ Cơ sở sản xuất khác (Nghị định số 154/2016/NĐ-CP) [6].
- Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư;
sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có
mục đích sử dụng xác định (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [1].

- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Luật Bảo vệ Môi trường Việt
Nam, 2014) [14].
1.1.1.2. Đặc tính của nước thải công nghiệp
- Một số nước thải công nghiệp có chứa các hoạt chất hữu cơ, amoni, sắt
và các hợp chất có khả năng bị oxy hoá khác và chúng là các chất chủ yếu tạo
ra nhu cầu oxy sinh hoá (viết tắt là: BOD) của nưởc thải. Vì thế khi xả nước
thải công nghiệp có chứa nồng độ BOD cao hơn tiêu chuẩn cho phép ra các
nguồn tiếp nhận sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan trong các nguồn nước và tạo
ra môi trường yếm khí, làm mất cân bằng sinh thái của môi trường nước, gây
ra các hiện tượng như làm cá chết, nước có mùi, màu và huỷ hoại môi trường
sống của các sinh vật nước. Một số nước thải công nghiệp có chứa các hợp
chất độc hại đối với đời sống của các loài vi sinh vật nước. Các ion kim loại
nặng như thuỷ ngân, cadmi, chì,... và các hoá chất hữu cơ như polychlorinatex,
biphenil có thể tích luỹ trong cơ thể của các loài thủy sản, gây ra tác dụng độc
hại cho người sử dụng, ngoài ra các hợp chất hữu cơ có trong nước thải gây ra
mùi, màu và huỷ hoại môi trường nước, hàm lượng lớn của nitơ, phốtpho gây
ra hiện tượng phú dưỡng các nguồn nước (Trịnh Xuân Lai, Nguyễn Trọng
Dương, 2009) [12].
- Các thông số đặc trưng cho nước thải bao gồm nhiệt độ, màu sắc, pH,
BOD5, COD, chất rắn lơ lửng, asen, thủy ngân, chì, cadimi, crom (VI), crom


5
(III), đồng, kẽm, niken, mangan, sắt, tổng xianua, tổng phenol, tổng dầu mỡ
khoáng, sunfua, florua, amoni (tính theo N), tổng nitơ, tổng photpho (tính
theo P), clorua (không áp dụng khi xả vào nguồn nước mặn, nước lợ), clo dư,
tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, tổng hóa chất bảo vệ thực vật
photpho hữu cơ, tổng PCB, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ

phóng xạ β (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011) [1].
Bảng 1.1. Đặc tính nước thải công nghiệp của một số loại hình sản xuất
thường gặp
Loại hình sản xuất
công nghiệp

STT
1

Giấy và bột giấy

2

Thịt, sữa và các sản phẩm từ
thịt sữa

3

Chế biến hải sản

5

Trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm
Đường

6

Cao su


7

Ngâm và tẩm gỗ

8

Dệt nhuộm

9

Xi măng

10

Mạ điện

11

Nhựa và vật liệu tổng hợp

12

Thuộc và chế biến da

13

Xà phòng và chất tẩy rửa

14


Hóa chất hữu cơ, vô cơ

15

Kính

4

Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng
COD, BOD, SS, dung dịch sunfit, NH3, cặn
hòa tan, vi khuẩn
pH, BOD, chất rắn hòa tan, cặn lắng, NH3,
NO3-, dầu mỡ, vi khuẩn
pH, BOD, COD, SS, cặn hòa tan, Cl, dầu mỡ,
vi khuẩn
BOD, cặn hòa tan, N, P, vi khuẩn
pH, BOD, COD, SS, NO3-, vi khuẩn
BOD, COD, N, chất hoạt động bề mặt, S,
phenol, dầu mỡ, Cr
BOD, COD, SS, cặn hòa tan, màu, cacbon
hữu cơ
BOD, COD, SS, màu, dầu mỡ, kim loại nặng
(Cu, Zn, Cr,… )
pH, SS, nhiệt, cặn hòa tan
Kim loại nặng (Cu, Zn, Ni,… ), CN, axit, SS,
cặn hòa tan
BOD, COD, SS, nhiệt, kim loại nặng
BOD, COD, SS, kiềm, màu, độ cứng, NaCl,
SO2, S, amoni, dầu mỡ, vi khuẩn
pH, BOD, COD, SS, dầu mỡ, chất hoạt động

bề mặt
pH, BOD, COD, SS, cặn hòa tan, nhiệt
pH, BOD, SS, cặn hòa tan, Cl, NH3, độ đục,
nhiệt, phenol, dầu mỡ

(Nguồn: Xử lý nước thải công nghiệp - Công ty cổ phần PH Châu Âu - 2017) [16]


6
- Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản
xuất công nghiệp, từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho
sản xuất. Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của các cán bộ công nhân
viên trong Công ty sản xuất cũng là một dạng của nước thải công nghiệp.
Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng
phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình công nghiệp, công
nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản
lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên (Công ty Cổ phần PH Châu Âu,
2017) [16].
- Nước thải công nghiệp được chia làm 2 loại:
+ Nước bẩn: là nước thải sinh ra từ các quá trình sản xuất, xúc rửa máy
móc thiết bị hay từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên. Loại nước thải này
chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, ô nhiễm.
+ Nước không bẩn: là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị,
giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước hay nước rửa một số vật
liệu sản xuất sạch,... Loại nước này lấy nguồn từ nước sạch và nước phát sinh
hầu như vẫn là nước sạch, có chứa một ít bụi bẩn (Công ty Cổ phần PH Châu
Âu, 2017) [16].
1.1.1.3. Ảnh hưởng của nước thải công nghiệp đến môi trường và sức khỏe
con người
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và

KCN nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt
nước thải sản xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra
những thiệt hại đáng kể tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại
các khu vực lân cận.
Mặt khác, ô nhiễm môi trường này đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật,
gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân


7
cư sống gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những
năm gần đây và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.
- Tổng lượng nước thải các KCN toàn quốc khoảng trên 3 triệu m3/ngày
đêm. Mặc dù đóng góp cho nền kinh tế là đáng kể nhưng với 70% nước thải
công nghiệp chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường đã gây hậu quả về môi
trường ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã gây tác
động lớn đến cuộc sống người dân và môi trường thủy sinh (Nguyễn Thị
Phương Lâm, 2017) [20].
- Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa chất
hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm
lượng oxy trong nước, các loài thủy sinh bị thiếu oxy dẫn đến một số loài bị
chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại
hóa chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi
thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng
tới sức khỏe con người (Nguyễn Thị Thanh Huệ, 2012) [10].
- Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy,
ung thư,… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất

kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản (Thị Hà, 2015) [19]. Nước thải công
nghiệp không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh trước khi thải ra môi trường
dẫn đến nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, gây ra nhiều loại bệnh
nguy hiểm như ung thư (ung thư gan, dạ dày, bàng quang,…), bệnh Minimata
(tương tự bệnh Tê tê say say) do phơi nhiễm thủy ngân, Itai Itai do phơi
nhiễm với cadmium, ảnh hưởng tới hệ sinh sản và các bệnh về thần kinh do
phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật (Trần Thị Tuyết Hạnh, 2014) [8].


8
+ Các kim loại nặng
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì
chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng
cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm
nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt nó là nguyên nhân gây nên những làng
ung thư. Các kim loại nặng trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người là
Ag, Hg, Pb, As, Zn,… (T.P, 2016) [22].
+ Các hợp chất vô cơ
Các hợp chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu, chất màu,
thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực
phẩm. Các chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các
hidrocacbnon thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe con người. Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm độc mãn tính và các
bệnh hiểm nghèo như ung thư bàng quang, ung thư phổi … (T.P, 2016) [22].
+ Vi khuẩn trong nước thải
Vi khuẩn có hại trong nước có nguồn gốc từ chất thải sinh hoạt của con
người và động vật như virut gây nên bệnh tả, thương hàn và bại liệt. Nó chính
là nguyên nhân gây nên các vụ dịch, lây lan các bệnh nguy hiểm, làm cho
bệnh dịch ngày càng lan rộng (T.P, 2016) [22].
1.1.1.4. Một số phương pháp xử lý nước thải

Các phương pháp xử lý nước thải được chia thành các loại sau:
- Phương pháp xử lý lý học.
- Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý.
- Phương pháp xử lý sinh học (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam
Online, 2013) [18].
a. Phương pháp xử lý lý học
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách
các chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như


9
lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực
hoặc lực li tâm và lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ
lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử
lý thích hợp (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam Online, 2013) [18].
* Song chắn rác
Nước thải dẫn vào hệ thống xử xử lý nước thải trước hết phải qua song
chắn rác. Tại đây các thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ
hộp, rác cây, bao nilon,… được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống
hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện
làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.
Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô,
trung bình và mịn. Theo hình dạng có thể phân thành song chắn rác và lưới
chắn rác. Song chắn rác cũng có thể đặt cố định hoặc di động. Song chắn rác
được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn. Tiết diện của song chắn có
thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam Online,
2013) [18].
* Lắng cát
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích
thước từ 0,2 - 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị

cát, sỏi bào mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công
trình sinh học phía sau. Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng ngang và
bể lắng đứng. Ngoài ra để tăng hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng
được sử dụng rộng rãi (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam Online, 2013) [18].
* Bể lắng
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể
lắng đợt 1) hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý
sinh học (bể lắng đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng


10
ngang và bể lắng đứng. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng
ngang từ 10 - 20 % (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam Online, 2013) [18].
* Tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở
dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong
một số trường hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như
các chất hoạt động bề mặt. Trong xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường
được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản
của phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt nhỏ, nhẹ, lắng chậm
trong thời gian ngắn. Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các
bọt khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi
khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của
nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam
Online, 2013) [18].
b. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
* Trung hòa
Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về
khoảng 6,5 - 8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ
xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:

- Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm.
- Bổ sung các tác nhân hóa học.
- Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa.
- Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước
acid (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam Online, 2013) [18].
* Keo tụ - Tạo bông
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo
mịn phân tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 - 10 micromet. Các
hạt này không nổi cũng không lắng, tương đối khó tách loại. Vì kích thước


11
hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng
hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong
nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giữa các hạt. Lực này
có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ
nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown và do tác động
của sự xáo trộn. Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các hạt duy trì
trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có
thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion
trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của
các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của
hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là
quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với các
hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng
xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông (Diễn đàn Cấp thoát
Nước Việt Nam Online, 2013) [18].
c. Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan
có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia,

nitơ,… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ
gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm
thức ăn (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam Online, 2013) [18].
* Phương pháp sinh học kỵ khí
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp
tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian.
Một cách tổng quát quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.
- Giai đoạn 2: acid hóa.
- Giai đoạn 3: acetate hóa.


12
- Giai doạn 4 trong quá trình kị khí xử lý nước thải: methan hóa.
Các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như proteins,
chất béo, carbohydrates, celluloses, lignin,…trong giai đoạn thủy phân, sẽ
được cắt mạch tạo những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản
ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành
đường đơn và chất béo thành các acid béo. Trong giai đoạn acid hóa, các chất
hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H2 và CO2.
Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid.
Bên cạnh đó, CO2 và H2, methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình
thành trong quá trình cắt mạch carbohydrate. Vi sinh vật chuyển hóa methan
chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate,
acetate, methanol, methylamines và CO (Diễn đàn Cấp thoát Nước Việt Nam
Online, 2013) [18].
* Phương pháp sinh học hiếu khí
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn:
- Oxy hóa các chất hữu cơ.
- Tổng hợp tế bào mới.

- Phân hủy nội bào.
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí trong bể xử lý
nước thải có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công
trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều kiện tối ưu cho quá trình oxy hóa sinh
hóa nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều (Diễn đàn
Cấp thoát Nước Việt Nam Online, 2013) [18].
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.


13
- Luật Tài nguyên Nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
21/06/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ban hành ngày 27/07/204 của Chính
phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,
xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27 tháng
11 năm 2013 quy định việc thi hành Luật Tài nguyên Nước.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06 tháng
08 năm 2014 quy định về Thoát nước và Xử lý nước thải.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
Môi trường.
- Nghị định 154/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 11
năm 2016 quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

- Các quy chuẩn môi trường Việt Nam dùng để đánh giá bao gồm:
+ QCVN 40:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
+ QCVN 08:2008: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
1.2. Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp trên Thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Thực trạng quản lý nước thải công nghiệp trên Thế giới
Ở nhiều quốc gia đang phát triển, hơn 70% chất thải công nghiệp chưa
qua xử lý được xả vào nguồn nước và gây ô nhiễm nguồn nước cấp. Nước
thải công nghiệp có thể chứa một loạt các chất gây ô nhiễm. Một số nguồn lớn
nhất của chất thải công nghiệp độc hại bao gồm khai thác mỏ, nhà máy bột
giấy, thuộc da, các nhà máy đường và sản xuất dược phẩm. Trong nhiều


14
trường hợp, nước thải từ ngành công nghiệp không chỉ xả trực tiếp ra sông,
hồ, mà nó còn thấm xuống lòng đất và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và các
giếng. Ở các nước đang phát triển, điều này thường khó để phát hiện khi việc
quan trắc, giám sát thường khá tốn kém. Ngay cả khi được phát hiện, việc xử
lý có thể cũng vô cùng khó khăn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2017) [15].
* Các nước châu Âu
Ngay từ năm 1975, Liên minh châu Âu (EU) đã xây dựng hệ thống các
tiêu chuẩn về nước an toàn ở các sông, hồ. Năm 1980, EU tiếp tục đưa ra các
chỉ tiêu chất lượng, bắt buộc đối với nước uống, nước tắm,… Đây là các chỉ
tiêu nền tảng để thực hiện các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp,
nhất là nước thải có chứa các chất nguy hại. Ngoài các biện pháp kỹ thuật, EU
cũng áp dụng các công cụ kinh tế như thu phí nước thải, gắn việc thực hiện
trách nhiệm môi trường với giấy phép thương mại. Năm 1996, EU ban hành
chỉ thị về phòng, chống và kiểm soát ô nhiễm tích hợp (IPPC), trong đó đưa
ra các quy định nhằm giải quyết ô nhiễm từ các cơ sở công nghiệp lớn. IPPC
được sửa đổi, bổ sung vào năm 2007, 2008. Năm 2010, EU ban hành Luật về

phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm (IED), trong đó xác định rõ nghĩa vụ của
khoảng 50.000 cơ sở công nghiệp lớn trong khu vực trong việc phòng, ngừa,
giảm thiểu ô nhiễm nước. IED cũng yêu cầu các cơ sở này phải hoạt động
theo đúng giấy phép, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của IED, phải
đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như giá trị giới hạn phát khí thải, nước
thải, khả năng phục hồi môi trường khi nhà máy đóng cửa,… EU cũng yêu
cầu các nước thành viên phải duy trì hoạt động thanh tra môi trường, mỗi cơ
sở phải được thanh tra ít nhất 01 lần trong 03 năm.
Cũng trong năm 2010, Nghị viện châu Âu (EP) và Ủy ban hòa giải của
hội đồng châu Âu đã đi đến thỏa thuận cuối cùng về Chỉ thị khung cho hành
động Chung trong lĩnh vực tài nguyên nước (WFD). Để có được thỏa thuận
này, EU phải mất 12 năm để thiết lập các chính sách, khởi đầu là Hội thảo các


15
bộ trưởng về chính sách nước ở Frankfurt năm 1988. Rõ ràng, để đạt được
thành công trong xử lý nước thải công nghiệp, các nước châu Âu đã xây dựng
những quy định rõ ràng về trách nhiệm quản lý nước thải, bảo đảm hệ thống
kiểm soát, giám sát xả thải vào môi trường, buộc các ngành công nghiệp thực
hiện các biện pháp xử lý nước thải phù hợp với quy định, tạo động lực tài chính
và kinh tế giúp ngành công nghiệp đầu tư vào các giải pháp công nghệ nhằm
giảm chi phí nước thải (Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử, 2017) [24].
* Mỹ
Là quốc gia có nền công nghiệp phát triển, thường xuyên phải đối mặt
với tình trạng ô nhiêm, Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật, chính sách liên quan
đến môi trường ở cả cấp liên bang và cấp tiểu bang. Đây là hệ thống pháp lý
phức tạp buộc các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài phải thực hiện.
Trong vấn đề xử lý nước thải, Mỹ xây dựng Luật về chất lượng nước và công
nghệ dựa trên giới hạn giấy phép (NPDES), cho phép thiết lập các chương
trình giới hạn thải và đưa ra những điều kiện hạn chế cụ thể đối với từng

nguồn thải công nghiệp. Luật cũng quy định về việc thực hiện Chương trình
kiểm soát xả thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp vào hệ thống cống thoát
nước của thành phố,…
Đạo luật Nước sạch (CWA) ban hành năm 1948, sửa đổi năm 1972 cũng
quy định rõ việc điều tiết xả thải ô nhiễm vào vùng biển của Mỹ và quy định
tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. Theo quy định của Luật, cơ quan Bảo vệ Môi
sinh Mỹ đã triển khai chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường như thiết
lập các tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân
cử, 2017) [24].
* Hàn Quốc
Trong hoạt động xử lý nước thải công nghiệp, Hàn Quốc thiết lập tiêu
chuẩn nước thải kiểm soát nồng độ chất gây ô nhiễm có trong nước thải công
nghiệp. Khi các doanh nghiệp Hàn Quốc tiến hành xử lý nước thải công


×