Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Khảo sát tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ Tày ở Pác Nặm Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HẢI BẰNG

KHẢO SÁT TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA
NGHI LỄ TÀY Ở PÁC NẶM - BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN HẢI BẰNG

KHẢO SÁT TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA
NGHI LỄ TÀY Ở PÁC NẶM - BẮC KẠN
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ TÚ ANH

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Vũ Thị Tú Anh trong khuôn khổ chương
trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Hải Bằng

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu của bản
thân tôi ở bộ môn Văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Khi hoàn thành luận văn, tôi muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhất những
người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian đầy thách thức nhưng rất quan trọng
với cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Trước tiên, tôi xin được gửi lời tới PGS. TS
Vũ Thị Tú Anh lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, cảm ơn cô đã hướng dẫn
tôi tận tình trong quá trình hình thành ý tưởng, xây dựng đề cương nghiên cứu,
triển khai thu thập tài liệu và viết kết quả nghiên cứu thành bản luận văn này.
Tôi cũng muốn được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong bộ môn Văn
học Việt Nam, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy tôi
những tri thức khoa học và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình khảo sát, điền dã Tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ
Tày ở địa bàn huyện Pác Nặm, luận văn này đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, quan
tâm và lời động viên từ nhiều ban, ngành, đồng nghiệp, bà con nhiều xã trên địa
bàn huyện. Nhân đây, tôi muốn cảm ơn thầy Then Dương Văn Mu, thầy Mo

Hoàng Văn Phúc và Hoàng Văn Lý, những người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong các chuyến điền dã tín ngưỡng giải hạn trên địa bàn huyện Pác Nặm.
Gia đình và bạn bè tôi chính là động lực tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn
thành luận văn này. Tôi luôn ghi nhận và cảm kích với những hỗ trợ và động
viên của họ trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài luận văn này.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH .............................................................................. iv
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
6. Bố cục đề tài .................................................................................................... 8
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu ............................................................................. 8
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA
NGHI LỄ DÂN TỘC TÀY HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN .......... 9

1.1.

Các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian, văn hóa tâm
linh của người Tày ..................................................................................... 9


1.2.

Các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian, nghệ thuật
dân gian của người Tày ........................................................................... 12

1.3.

Các công trình nghiên cứu âm nhạc dân gian ......................................... 16

1.4.

Những công trình khác ............................................................................ 17

Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 18
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA
NGHI LỄ DÂN TỘC TÀY HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN ............. 20

2.1.

Những quan niệm của người Tày Pác Nặm liên quan tới tín ngưỡng
giải hạn qua dân ca nghi lễ Then của dân tộc Tày .................................. 20

2.1.1. Quan niệm về vũ trụ ................................................................................ 20

iii


2.1.2. Quan niệm về ma (phi), vía (khoăn), số phận (thổ), tướng mạo (mình)
Quan niệm về ma ..................................................................................... 20
2.2.


Nguyên nhân thực hành nghi lễ Then giải hạn........................................ 24

2.3.

Thực hành trong nghi lễ giải hạn qua dân ca (Then) của người Tày ở
Pác Nặm................................................................................................... 27

2.3.1. Người thực hành nghi lễ Then giải hạn ................................................... 27
2.3.2. Đồ lễ/ đồ cúng trong nghi lễ Then giải hạn ............................................. 30
2.3.3. Tiến hành một nghi lễ Then giải hạn của người Tày ở Pác Nặm............ 32
2.4.

Thực hành trong nghi lễ giải hạn qua dân ca bằng chữ Nôm Tày
(những thầy Mo) của người Tày ở Pác Nặm ........................................... 38

2.4.1. Quan niệm về vũ trụ ................................................................................ 38
2.4.2. Tín ngưỡng giải hạn của thầy Mo, Tào ở Pác Nặm thể hiện trường phái
Nho giáo .................................................................................................. 40
2.4.3. Những văn bản về lễ cúng giải hạn cầu an của người Tày và cách diễn
xướng trong lễ cúng giải hạn (cầu an) ..................................................... 41
2.4.4. Thời gian, không gian và cách diễn xướng và trang phục, đạo cụ của
nghi lễ giải hạn (cầu an) bằng chữ Nôm tày............................................ 41
2.4.5. Nội dung của văn bản Mo giải hạn bằng chữ Nôm Tày ở Pác Nặm....... 45
Tiêu kết chương 2 .............................................................................................. 62
Chương 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA
DÂN CA NGHI LỄ DÂN TỘC TÀY HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH
BẮC KẠN ............................................................................................... 63
3.1.


Nghi lễ giải hạn qua dân ca ở Pác Nặm và sự thể hiện những giá trị
văn hóa và cuộc sống của người Tày ...................................................... 63

3.2.

Giá trị nghệ thuật tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ Tày ở Pác Nặm
- Bắc Kạn .................................................................................................. 68

3.2.1. Các thể hát dân ca nghi lễ ........................................................................ 68
3.2.2. Thành tố văn học trong nghi lễ giải hạn qua dân ca................................ 76

iv


3.2.3. Nghệ thuật làn điệu tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ Tày ở
Pác Nặm - Bắc Kạn ................................................................................ 77
3.2.4. Thành tố mỹ thuật trong các nghi lễ giải hạn qua dân ca ........................ 78
3.3.

Nghi lễ giải hạn và an ninh sức khỏe, an ninh sinh kế đối với người Tày .... 80

Tiêu kết chương 3 .............................................................................................. 82
KẾT LUẬN....................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng:
Bảng 3.1:

Bảng tổng hợp người am hiểu hát dân ca nghi lễ Tày Pác Nặm ........ 68

Bảng 3.2:

Bảng thống kê số lượng người hát Then cổ, Then mới ở Pác Nặm ....... 71

Bảng 3.3:

Bảng tổng hợp tên gọi và làn điệu Then Bắc Kạn ........................ 73

Bảng 3.4:

Bảng so sánh số lượng người hát dân ca Tày Bắc Kạn................. 76

Hình:
Hình 2.1: Lầu kỷ tượng trưng cho mường trời ............................................... 46
Hình 2.2: Hình nộm mão làng ........................................................................ 47
Hình 2.3: Giải hạn thêm lương thực cho bài mệnh, cho người được giải hạn .... 48
Hình 2.4: Con cháu tạ lễ công ơn sinh thành của ông bà, cha mẹ .................. 49
Hình 2.5: Mâm cúng Nam Tào, Bắc Đẩu ....................................................... 51
Hình 2.6: Lời cúng và niệm chú trong nghi lễ giải tinh kỷ của thầy Hoàng
Văn Phúc......................................................................................... 52
Hình 2.7: Thầy cúng Hoàng Văn Phúc ban phúc lộc cho cả gia chủ ............. 57

iv



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự đặc sắc trong bản sắc văn hóa Tày Pác Nặm, Bắc Kạn, văn hóa Tày
Việt Nam
Văn học dân gian Việt Nam là một tổng thể đa diện nhưng thống nhất được
hợp thành bởi tinh hoa văn học dân gian của các dân tộc anh em. Một trong
những chủ thể của kho tàng ấy phải kể đến người Tày, một dân tộc có số lượng
dân cư đông nhất trong cộng đồng 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Tày ở
Việt Nam có một kho tàng văn học dân gian thể hiện đời sống tâm linh phong
phú và sâu sắc.
Bắc Kạn là vùng văn hóa của người Tày có cuội nguồn lịch sử hàng ngàn
năm. Nơi đây đang lưu giữ một kho tàng nghệ thuật dân gian đồ sộ, trong đó phải
nhắc tới nhiều làn điệu dân ca chưa được nghiên cứu tỉ mỉ, có hệ thống. Trữ
lượng âm nhạc dân gian Bắc Kạn rất phong phú với nhiều thể hát, lối hát khác
nhau đã đặt ra yêu cầu cần phải có chính sách, phương pháp bảo tồn nguồn di
sản quý báu của nhiều thế hệ người Tày Bắc Kạn sáng tạo nên.
Nghi lễ giải hạn qua dân ca (lẩu then, lẩu pụt, Mo) của người Tày ở Pác
Nặm- Bắc Kạn, phản ánh một trong những nét văn hóa tâm linh đặc sắc mạng
đậm chất tín ngưỡng đặc thù của dân tộc Tày.
Phong tục cúng giải hạn của dân tộc Tày ở Pác Nặm- Bắc Kạn đã có từ
rất lâu, và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cho đến nay nghi
lễ này vẫn được thực hành bởi nhiều thế hệ trong các gia đình và cộng đồng
người Tày.
Pác Nặm là một huyện vùng cao của tỉnh Bắc Kạn. Tuy đời sống của đồng
bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, nhưng cứ vào độ xuân về, khi vào thời điểm
cỏ cây, hoa lá trong rừng nở rộ, nhất là sau tết nguyên đán thì các hộ gia đình
người Tày lại tìm gặp thầy Tào, thầy Mo, thầy Then, thầy Pụt, để xem ngày lành,
sau đó tiến hành chuẩn bị lễ vật và đi đón thầy Tào, thầy Mo, thầy Then. Thầy
1



Pụt đến nhà để làm lễ cúng giải hạn cho các con cháu gia đình, nhằm xua đuổi
cái xấu, cầu mong một năm an lành, mùa màng bội thu…
1.2. Nghiên cứu dân ca nghi lễ Tày từ góc độ văn hóa, văn học dân tộc Tày
Trong số các nghiên cứu về đời sống văn hóa, những vấn đề về tín ngưỡng
và nghi lễ của người Tày là những chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm và
nghiên cứu. Tuy nhiên đời sống tín ngưỡng và nghi lễ của người Tày lại chỉ là
một phần trong các công trình nghiên cứu tổng quan về các dân tộc Tày. Tuy
nhiên theo khảo sát của chúng tôi mới chỉ một vài công trình nghiên cứu chuyên
sâu và chuyên biệt về các vấn đề tín ngưỡng và nghi lễ của người Tày, chủ yếu
tập trung vào các vấn đề (số lượng, nội dung, các chặng tín ngưỡng giải hạn dân
tộc Tày, các hình thức diễn xướng…). Trong các công trình nghiên cứu này,
Then và Mo là vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả hơn cả. Then
và Mo được khảo sát trên địa bàn rộng và thường được xem xét dưới góc độ hình
thức diễn xướng dân gian. Với những người hành nghề Then và Mo, một trong
những công việc quan trọng và chủ yếu nhất của họ là thực hành nghi lễ giải hạn,
cầu an theo các yêu cầu của gia chủ.
1.3. Giảng dạy dân ca nghi lễ Tày ở Pác Nặm - Bắc Kạn
Giải hạn là một trong những nghi lễ tồn tại phổ biến trong đời sống của cộng
đồng người Tày truyền thống và hiện đại ở huyện Pác Nặm - Bắc Kạn. Là một giáo
viên công tác tại huyện Pác Nặm - Bắc Kạn 12 năm và xuất phát từ thực tiễn cuộc
sống và công việc của một giáo viên Ngữ văn ở trường THPT Bộc Bố, tôi mong
muốn tìm hiểu bản sắc dân tộc, nghi lễ văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, cũng
như của các dân tộc khác để có thể giảng dạy những giá trị nhân văn, nhân bản cho
những người học trò địa phương thật sâu sắc và đầy đủ với tâm hồn con người và
bản sắc văn hóa địa phương. Tôi nghĩ, là một thầy giáo dạy văn, mình cần hiểu văn
học từ bối cảnh văn hóa, từ văn hóa lại hiểu thêm cái hay cái đẹp của ngôn ngữ
trong những áng văn gắn liền với phong vị đời sống văn hóa dân gian. Từ đó tạo
tiền đề đi sâu tìm hiểu, khám phá các tác phẩm và giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc
hơn về bản sắc, văn hóa của dân tộc mình.


2


2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, vấn đề tín ngưỡng giải hạn của dân tộc Tày đã trở thành đối
tượng của không ít nhà khoa học và vấn đề liên quan đến người Tày đã được đề
cập đến trong một số công trình nghiên cứu.
Ngay từ thời phong kiến, các nhà sử học đã nói tới xã hội, phong tục tập
quán của các dân tộc thiểu số trong đó có người Tày. Tiêu biểu là tác phẩm Kiến
văn tiểu lục của Lê Qúy Đôn, cuốn sách đã đề cập đến văn hóa của người Tày
nói chung.
Cuốn Văn hóa Tày Nùng của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư đã giới thiệu khá đầy
đủ về xã hội, con người và văn hóa dân tộc Tày, Nùng ở Việt Namn nói chung.
Cuốn Các dân tộc Tày- Nùng ở Việt Nam do Viện dân tộc học xuất bản
năm 1992 là công trình nghiên cứu có tính toàn diện và công phu nhất về điều
kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử tộc người, kinh tế truyền thống, văn hóa, vật chất,
văn hóa tinh thần, tổ chức xã hội…của hai dân tộc Tày, Nùng nói chung.
Cuốn Văn hóa truyền thống Tày- Nùng của tác giả Hoàng Quyết, Ma
Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toản đã miêu tả và
trình bày khá đầy đủ về xã hội và văn hóa Tày Nùng, chữ nôm Tày- Nùng, văn
học dân gian, nghệ thuật làm nhà ở của người Tày, Nùng ở Việt Nam.
Cuốn Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc của tác giả Hoàng Quyết,
Tuấn Dũng đã tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hóa tinh thần của dân
tộc Tày ở khu vực Việt Bắc với những phong tục tập quán như tục lệ đặt tên làng,
tập quán nhà ở, ăn mặc, thờ cúng tổ tiên, lễ cưới từ xa xưa của người Tày.
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tôi triển khai nghiên cứu này
nhằm thu thập hai loại tài liệu nghiên cứu. Loại thứ nhất là kết quả nghiên cứu
(sách, báo, luận án…) đã được các nhà khoa học công bố về người Tày, văn hóa
Tày và đời sống tín ngưỡng cũng như đời sống tâm linh của người Tày ở Việt

Nam. Loại thứ hai quan trọng hơn đó là các tài liệu dân tộc học do tôi thu thập
được trong quá trình điền dã ở trên địa bàn nghiên cứu.

3


Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm nghi lễ giải hạn với
ý nghĩa là chỉ hình thức nghi lễ giải hạn của Then và Mo, diễn xướng giải hạn
qua các lời dân ca của dân tộc Tày.
Với tầm quan trọng của nó trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam
nói chung, của mỗi tộc người cụ thể nói riêng, tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng
và nghi lễ phản ánh hai xu hướng chính về các vấn đề này. Thứ nhất, đó là những
công trình nghiên cứu mang tính lý luận và trình bày những đặc điểm chung của
các tín ngưỡng, các nghi lễ của các tộc người ở Việt Nam. Một trong số các công
trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này là Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
của Việt nam (2001) của tác giả Ngô Đức Thịnh đã có những phác họa về tín
ngưỡng của các tộc người ở Việt Nam. Trong đó, tác giả trình bày về những tín
ngưỡng: Tín ngưỡng thờ tổ tiên; Tín ngưỡng thờ thành hoàng; Đạo mẫu; Tín
ngưỡng Đức Thánh Trần; Tín ngưỡng nghề nghiệp. Tác giả cũng đưa ra mối quan
hệ giữa tín ngưỡng và âm nhạc cổ truyền, cũng như đưa ra những chức năng của
tín ngưỡng trong đời sống sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói đây là một công trình
khái quát về tín ngưỡng của tộc người ở Việt Nam.
Công trình Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam (2007) của
tác giả Nguyễn Đức Lữ tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần
như lễ hội, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ mẫu, phồn thực và
mê tín dị đoan. Tác giả cũng phân tích thực trạng của những tín ngưỡng dân gian
cũng như những biểu hiện của chúng trong giai đoạn hiện nay.
Xu hướng nghiên cứu thứ hai là những khảo cứu về tín ngưỡng và nghi lễ
của các tộc người. Trong số đó, có thể kể ra công trình nghiên cứu của tác giả Lý
Hành Sơn trong cuốn Các nghi lễ chủ yếu trong đời người của nhóm Dao tiền ở

Ba Bể, Bắc Kạn (2001) đã phân tích sắc thái địa phương, tính thống nhất và đa
dạng trong văn hóa Dao, tạo cơ sở khoa học để phát huy những mặt tích cực và
hạn chế những mặt tiêu cực của các nghi lễ trong việc xây dựng nếp sống mới ở
vùng người Dao tiền.

4


Đời sống tín ngưỡng và nghi lễ của người Tày cũng thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu
liên quan đến chủ đề này bao gồm nghiên cứu của tác giả La Công ý trong Đến
với người Tày và văn hóa Tày (2010), phân tích nhiều khía cạnh của đời sống
người Tày với một sự khái quát cao. Với tư liệu thu được từ các chuyến điền dã
trong gần 30 năm, kết hợp với các tài liệu khác, tác giả La Công ý đã có một
công trình viết về người Tày và văn hóa Tày khá đặc sắc. Ngoài những phần về
dân cư, ngôn ngữ lịch sử, phong tục tập quán… tác giả xem xét đời sống tín
ngưỡng và các nghi lễ của người Tày và khẳng định: Đề cập tới những giai tầng
xã hội người Tày không thể không nhắc tới những người làm nghề cúng bái bao
gồm 4 nhóm khác nhau là: Tào, mo, then, pựt. Có thể nói đây là tầng lớp xã hội
đặc biệt cho dù xem xét về mặt nhân khẩu họ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng
lại có ảnh hưởng hết sức to lớn đối với người dân ở địa phương.
Công trình nghiên cứu Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng (2009) của tác giả
Nguyễn Thị Yên, trên cơ sở tập trung khảo tả ở 4 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Thái Nguyên), đã có những phân tích chi tiết về đời sống tín ngưỡng dân
gian của người Tày, Nùng, thực trạng và biến đổi trong đời sống tín ngưỡng dân
gian cũng như các chức năng đời sống tín ngưỡng dân gian trong văn hóa Tày,
Nùng. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng mô tả và phân tích về một
số nghi lễ tiêu biểu: Lễ cấp sắc của Pụt Nùng; Lễ cấp sắc của then Tày; Lễ đầy
tháng của Pụt Tày; Lễ mừng thọ của Then Tày… Có thể nói đây là một tác phẩm
phân tích khá sâu đời sống tín ngưỡng và lễ hội của các tộc người Tày, Nùng.

Riêng về nghi lễ Then, tác giả phân tích ở các khía cạnh: nguyên nhân, thời điểm
cũng như các hình thức diễn xướng trong nghi lễ và chức năng chữa bệnh của
những người hành nghề Then.
Từ hệ thống các nguồn tư liệu dân tộc học, xã hội học, lịch sử văn hóa
Tày, đặc biệt là tình hình nghiên cứu tin ngưỡng giải hạn những năm gần đây,
tôi thấy cho đến này cho dù còn ít những công trình nghiên cứu về tin ngưỡng

5


giải hạn dân tộc Tày, và chưa có một công trình nghiên cứu về tin ngưỡng giải
hạn dân tộc Tày một cách tỉ mỉ, nhưng diện mạo văn hóa, văn học dân gian Tày
đã được hiện diện khá đầy đủ, là cơ sở quan trọng để tôi có thể đi sâu vào tìm
hiểu tin ngưỡng giải hạn dân tộc Tày, cho đến nay vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ,
nghiên cứu đề tài này là một việc làm hữu ích để hiểu hơn về những giá trị văn
hóa tinh thần mang đậm bản sắc của một dân tộc. Đồng thời giúp cho cá nhân tôi
có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị văn hóa của dân tộc Tày và có những bài giảng
hay trong phần Văn học địa phương của môn học.
Trong quá trình nghiên cứu tôi cố gắng khai thác những biểu hiện cụ thể
của tín ngưỡng giải hạn của dân tộc Tày cả về nội dung và nghệ thuật của văn
bản tín ngưỡng giải hạn, đặc điểm diễn xướng tín ngưỡng giải hạn và phương
thức bảo tồn tín ngưỡng giải hạn.
Bản thân tôi mặc dù là người con dân tộc Kinh, nhưng cũng rất may mắn
được công tác và sống gần gũi với bà con 12 năm nên phần nào cũng hiểu được
phong tục tập quán và đã nhiều lần chứng kiến lễ giải hạn của dân tộc Tày, nên
phần nào hiểu được đời sống văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân
tộc Tày. Từ đó tôi mong muốn tìm hiểu về mối liên hệ của tín ngưỡng giải hạn
dân tộc Tày ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn từ một hoạt động sinh hoạt tín
ngưỡng văn hóa đến việc khám phá những giá trị nội dung, nghệ thuật của văn
bản tin ngưỡng giải hạn dân tộc Tày ở Pắc Nặm dưới góc độ một tác phẩm Văn

học dân gian, một chủ đề Văn học địa phương nằm trong quá trình giảng dạy
môn Ngữ văn ở trường THPT. Hơn nữa giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về
bản sắc, văn hóa của dân tộc mình, giúp các em thêm yêu quê hương mình, đất
nước mình và mỗi học sinh luôn phát huy, giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa của
các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghi lễ giải hạn qua những bài dân
ca: Lẩu Then và Mo Tày ở huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

6


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu văn học từ góc độ văn hóa trong tín
ngưỡng giải hạn dân tộc Tày, qua đó để hiểu thế giới quan, quan niệm của người
Tày về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn trong một năm và
mùa màng được bội thu… Đặc biệt luận văn đi sâu vào tìm hiểu nội dung của
văn bản dân ca nghi lễ giải hạn dân tộc Tày về giá trị nghệ thuật và đặc điểm
diễn xướng của nghi lễ giải hạn, các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến
tín ngưỡng giải hạn dân tộc Tày huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu nghiên cứu tín ngưỡng giải hạn dân tộc Tày nhằm:
Thấy được những giá trị nhiều mặt của một loại hình nghệ thuật dân tộc
trên địa bàn cụ thể. Qua đó chỉ ra được các đặc điểm cũng như nét đặc thù của
tín ngưỡng giải hạn dân tộc Tày huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Chỉ ra giá trị của tín ngưỡng giải hạn dân tộc Tày và phương thức bảo tồn
những giá trị này trong xã hội ngày nay.
Từ một nghiên cứu cụ thể dân ca nghi lễ giải hạn, tôi hi vọng sẽ có những

bài giảng hay trong phần Văn học địa phương và giúp các em học sinh có cái
nhìn sâu sắc hơn về bản sắc, văn hóa của dân tộc mình, giúp các em thêm yêu
quê hương mình, đất nước mình, đồng thời tôi hi vọng góp thêm tiếng nói trong
việc nghiên cứu văn học dân gian của dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luân văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Tập hợp tư liệu văn bản của dân ca nghi lễ giải hạn dân tộc Tày. Khảo sát tín
ngưỡng giải hạn dân tộc Tày (số lượng, nội dung, các chặng tín ngưỡng giải hạn
dân tộc Tày, các hình thức diễn xướng…), tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Nghiên cứu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật biểu hiện trong các văn bản
dân ca nghi lễ được diễn xướng trong nghi lễ giải hạn của dân tộc Tày Pác Nặm,
tỉnh Bắc Kạn.

7


5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân loại.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp đối chiếu, so sánh.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Phương pháp điền dã.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm các nội dung chính theo bố cục sau:
Chương 1: Tổng quan về tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ dân tộc
Tày huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Chương 2: Đặc điểm nội dung tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ dân
tộc Tày huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Giá trị nghệ thuật tín ngưỡng giải hạn qua dân ca nghi lễ dân
tộc Tày huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

7. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Dựa vào nguồn tài liệu đã khảo sát từ những bài Then và Mo Tày về tín
ngưỡng giải hạn dân tộc Tày huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, luận văn đã góp
phần giới thiệu đời sống văn hóa cũng như văn học dân gian dân tộc Tày ở huyện
Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu tập tục tín ngưỡng giải hạn
từ các giá trị văn hóa của tín ngưỡng luận văn chỉ ra và khắc sâu được các giá trị,
nội dung và nghệ thuật trong các bản dân ca nghi lễ giải hạn của người Tày. Từ
đó nhằm cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tín ngưỡng giải hạn dân tộc Tày
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Luận văn góp phần cho người đọc hiểu thêm bản sắc của các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam. Qua đó giúp cho người đọc quan tâm và hiểu sâu sắc hơn nội
dung mang tính nhân văn của những bản dân ca nghi lễ truyền thống của dân tộc
Tày ở Pác Nặm. Đặc biệt qua luận văn giúp cho những thầy giáo, cô giáo dạy
môn Ngữ văn như tôi có nhiều nguồn tư liệu, kiến thức để dạy học có hiểu quả
cho các thế hệ học sinh thấy được nét đẹp bản sắc dân tộc mình. Từ đó các em
có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa, văn học bản địa, và thêm yêu
quê hương, đất nước.

8


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG GIẢI HẠN QUA DÂN CA NGHI LỄ
DÂN TỘC TÀY HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
Dân ca Tày (Tày - Nùng) nói chung và dân ca Tày Bắc Kạn nói riêng được
nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực: văn học dân gian, âm nhạc học, dân tộc
học… giới thiệu nhưng số lượng không nhiều. Khi đề cập tới nghệ thuật, văn
học, (thơ nôm, truyện cổ tích…), đa số đều quy gộp hai tộc người Tày - Nùng
thành một. Cần nói rõ tính lịch sử quá trình sống đan cài người Tày - Nùng tạo
nên mối liên hệ chặt chẽ, hình thành tự nhiên giao thoa văn hóa Tày - Nùng nhiều

vùng khác nhau, điển hình là Lạng Sơn, tại Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang…
hiện tượng hợp hôn, hỗn dung Tày - Nùng chưa đậm, do đó dân ca Tày vẫn
nguyên sơ và thuần Tày.
Trong lĩnh vực dân tộc học, một số tài liệu chỉ rõ người Tày là tộc người
bản địa xuất hiện ở Việt Nam cách đây hàng ngàn năm, lịch sử vẫn gọi người
Tày là Âu Việt hay Tây Âu [6, tr.47].
Với âm nhạc học, số lượng nghiên cứu chưa nhiều, điển hình có các tác giả:
Đàm Thế Vấn, Hoàng Tuấn, Nông Thị Nhình là những người đã nhiều năm ghi
chép, điền dã, ghi âm làn điệu thành bản phổ.
Địa danh Bắc Kạn ghép với Thái Nguyên thành Bắc Thái trong vùng Đông
Bắc gọi là Việt Bắc dẫn đến lối tư duy đa hợp (tổng thể là chính, chi tiết là phụ)
từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Dân ca Tày là bộ phận của nền âm nhạc dân tộc Việt Nam, có thể chia thành
các hướng nghiên cứu sau:
1.1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian, văn hóa tâm
linh của người Tày
Trong những năm 1950 đến 1980, ở miền Bắc Việt Nam (và trong cả nước
từ sau 1975), các hình thức tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống bị ngăn cấm, vì
bị coi là mê tín, không khoa học và lãng phí. Trong những quãng thời gian này,

9


mê tín dị đoan được định nghĩa là bất cứ một thực hành nào liên quan trực tiếp
tới bùa chú và có liên quan đến thế giới thần linh hay các thế lực siêu nhiên. Một
trong những chính sách có tác động lớn nhất ở tất cả các mặt của đời sống kinh
tế - xã hội miền Bắc là chương trình xây dựng “cuộc sống mới và con người mới”
diễn ra trong những năm 1960 - 1980 của thế kỷ XX. Đảng và Nhà nước lúc đó
muốn xây dựng con người mới bằng chủ trương xóa bỏ mê tín dị đoan mà một
trong những biểu hiện cụ thể của nó chính là không gian thiêng như đình, chùa,

đền, miếu... và những thực hành tín ngưỡng và nghi lễ truyền thống gắn với các
không gian thiêng này. Hậu quả của chủ trương này là có một số lượng đáng kể
các không gian thiêng bị phá hủy. Ở những nơi không bị phá hủy thì các hoạt
động gắn với các không gian thiêng cũng bị ngừng hoặc nằm trong sự kiểm soát
của chính quyền nhà nước ở địa phương.
Từ năm 1986, công cuộc đổi mới đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh
tế, xã hội, khi nền kinh tế đất nước được chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hôi chủ
nghĩa. Cũng trong quá trình này, Đảng và Nhà nước thể hiện rõ việc coi trọng và
cởi trói cho các hoạt động tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội. Theo tác giả Trần Minh
Thư (2005), hàng loạt văn bản của Nhà nước ban hành thấy rõ một sự điều chỉnh
theo thời gian được thể hiện ở nhiều cấp độ, từ Hiến pháp năm đến các Chỉ thị của
Thủ tướng chính phủ liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, nghi lễ và lễ hội nhìn
chung là theo hướng từ cấm đoán đến công nhận.
Với tầm quan trọng của nó trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam
nói chung, của mỗi tộc người cụ thể nói riêng, tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng
và nghi lễ phản ánh hai xu hướng chính về các vấn đề này. Thứ nhất đó là công
trình nghiên cứu mang tính lý luận và trình bày những đặc điểm chung của các
tín ngưỡng, các nghi lễ của các tộc người ở Việt Nam. Một trong số các công
trình nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này là Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng
của Việt Nam (2001) của tác giả Ngô Đức Thịnh đã có những phác họa về tín
10


ngưỡng của các tộc người ở Việt Nam. Trong đó, tác giả đã trình bày về những
tín ngưỡng: tín ngưỡng thờ tổ tiên; tín ngưỡng thờ thành hoàng; Đạo mẫu; tín
ngưỡng Đức Thánh Trần... tác giả cũng đưa ra mối quan hệ giữa tín ngưỡng và
âm nhạc cổ truyền, cũng như đưa ra những chức năng của tín ngưỡng trong đời
sống sinh hoạt cộng đồng. Có thể nói đây là một công trình khái quát về tín
ngưỡng của các tộc người ở Viết Nam.

Công trình Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam (2007) của
tác giả Nguyễn Đức Lữ tìm hiểu về tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần
như lễ hội, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, phồn thực và
mê tín dị đoan. Tác giả cũng phân tích thực trạng của những tín ngưỡng dân gian
cũng như những biểu hiện của chúng trong giai đoạn hiện nay.
Xu hướng nghiên cứu thứ hai là những khảo cứu về tín ngưỡng và nghi lễ
của các tộc người. Trong số đó, có thể kể ra công trình nghiên cứu của tác giả Lý
Hành Sơn trong cuốn Các nghi lễ chủ yếu trong đời người của nhóm Dao tiền ở
Ba Bể, Bắc Kạn (2001) đã phân tích sắc thái địa phương, tính thống nhất và đa
dạng trong văn hóa Dao, tạo cơ sở khoa học để phát huy những mặt tích cực và
hạn chế những mặt tiêu cực của các nghi lễ trong việc xây dựng nếp sống mới ở
vùng người Dao tiền.
Đoàn Tuấn Anh trong công trình Nghi lễ nông nghiệp của người Ba Na ở
tỉnh Gia Lai (2012) đã nghiên cứu sâu và có hệ thống về nghi lễ nông nghiệp của
người Ba Na ở tỉnh Gia Lai, trong đó tác giả đã trình bày các yếu tố mới tác động
dẫn đến việc biến đổi của nghi lễ nông nghiệp đồng thời khẳng định lại những
giá trị bền vững và đề xuất một số giải pháp để bảo tồn.
Tác giả Nguyễn Thị Song Hà trong Nghi lễ chu kỳ đời người của người
Mường ở Hòa Bình (2011) trình bày bức tranh có hệ thống và toàn diện về nghi
lễ chu kỳ đời người của người Mường ở Hòa Bình, từ đó làm rõ những đặc điểm
và sắc thái của nó trong xã hội truyền thống, đồng thời bước đầu so sánh, làm rõ
những điểm tương đồng và khác biệt trong nghi lễ chu kỳ đời người của người
11


Mường ở Hòa Bình với người Mường ở các tỉnh khác. Làm rõ sự biến đổi của
chu kỳ đời người từ truyền thống tới hiện đại, đồng thời chỉ ra những nguyên
nhân của sự biến đổi. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả đã đề xuất một số
kiến nghị góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị trong nghi lễ chu kỳ đời
người của người Mường ở Hòa Bình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và hội nhập hiện nay.
1.2. Các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian, nghệ thuật dân
gian của người Tày
Đời sống tín ngưỡng và nghi lễ của người Tày cũng thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Một số công trinh nghiên cứu tiêu biểu
liên quan đến chủ đề này bao gồm nghiên cứu của tác giả La Công Ý trong Đến
với người Tày và văn hóa Tày (2010) phân tích nhiều khía cạnh của đời sống
người Tày với một sự khái quát cao. Với tư liệu thu được từ các chuyến điền dã
trong gần 30 năm, kết hợp với các tài liệu khác, tác giả La Công Ý đã có một
công trình viết về người Tày và văn hóa người Tày khá đặc sắc. Ngoài những
phần về dân cư, ngôn ngữ lịch sử, phong tục tập quán... tác giả xem đời sống tín
ngưỡng và các nghi lễ của người Tày và khẳng định: Đề cập tới những giai tầng
xã hội người Tày không thể không nhắc đến những người làm nghề cúng bái bao
gồm 4 nhóm khác nhau là Tào, Mo, Then, Pựt. Có thể nói đây là tầng lớp xã hội
đặc biệt cho dù xét về mặt nhân khẩu họ chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại có
ảnh hưởng hết sức to lớn đối với người dân ở địa phương. Cụ thể, trong chương
VI của cuốn sách này, ở mục “Tín ngưỡng dân gian” [29, tr.371- tr.385], tác giả
đã nêu khái quát về đời sống tín ngưỡng của người Tày ở Việt Nam, qua đó
khẳng định thuyết đa thần, thuyết linh hồn bất tử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
đồng thời bàn về các ông Then, bà Then và vai trò chữa bệnh của họ thông qua
ma thuật, bùa ngải.
Từ thập kỷ 70 trong thế kỷ XX, có một vài công trình viết về dân ca và
văn hóa Tày Nùng. Trước hết phải nhắc tới Vi Hồng, tác giả cuốn sách Sli

12


lượn dân ca trữ tình Tày- Nùng, nhà xuất bản Văn hóa phát hành năm 1976.
Đây là biên khảo công phu, là kết quả nhiều năm nghiên cứu các biểu tượng
trong văn hóa dân gian Tày Nùng. Cách bố cục công trình gồm 5 phần chính

gọi là lớp đề tài:
Lớp 1: đề tài vũ trụ, lý giải thời xa xưa các quan niệm về trời đất, trăng sao
cùng hiện tượng thiên nhiên qua các truyện cổ tích, thần thoại của người Tày.
Lớp 2: thiên nhiên và miền núi, với sắc thái tươi tắn, tràn đầy sức sống, các
loài vật, cỏ cây hoa lá làm biểu tượng trong văn hóa Tày.
Lớp 3: đề tài hiện thực, ý nghĩa bao gồm những người sáng tạo ra tinh thần,
vật chất, chủ yếu bày tỏ tình cảm trai gái trao duyên.
Lớp 4: thân phận thấp hèn, mô tả sự phân chia giai cấp trong xã hội phong
kiến Tày ngày trước.
Lớp 5: xuất xứ một vài điều, tác giả cố gắng làm sáng tỏ nguồn cội sâu xa
trong nội dung sli - lượn, chứng minh người Tày là chủ nhân địa bàn cổ xưa khu
vực Việt Bắc.
Vi Hồng giới thiệu trong cuốn sách dày 315 trang nhiều đặc trưng về giai
tầng xã hội Tày Nùng, đề cao giá trị thẩm mĩ sli lượn. Đây là công trình nghiên
cứu chuyên sâu về văn học dân gian, được giới văn học rất quan tâm, tìm hiểu.
Để viết cuốn sách, trước đó (1976) Vi Hồng đã viết bài Vài suy nghĩ về hát quan
lang, lượn, phong Slư trên tạp chí văn học, điều này chứng minh tác giả trải qua
thời gian dài chuẩn bị đề tài.
Công trình nghiên cứu Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng (2009) của tác giả
Nguyễn Thị Yến, trên cơ sở tập trung khảo tả 4 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Thái Nguyên), đã có những phân tích khá chi tiết về đời sống tín ngưỡng
dân gian của người Tày, Nùng, thực trạng và biến đổi trong đời sống tín ngưỡng
dân gian cũng như các chức năng của đời sống tín ngưỡng dân gian trong văn
hóa Tày, Nùng. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cũng mô tả và phân
tích về một số nghi lễ tiêu biểu: Quyển đẳm trong đám tang thầy cúng người Tày,

13


Hát thợ trong đám tang của người Tày, lễ cấp sắc của Pụt Nùng, Lễ cấp sắc của

Then Tày, Lễ đầy tháng của Pụt Tày, Lễ mừng thọ của Then Tày, Lễ chữa bệnh
của Then Tày. Có thể nói đây là một tác phẩm khá sâu đời sống tín ngưỡng và lễ
hội của các dân tộc Tày, Nùng. Riêng về nghi lễ Then, tác giả xem xét như một
trong những nghi lễ tiêu biểu trong đời sống tín ngưỡng của người Tày và tác giả
phân tích ở các khía cạnh: nguyên nhân, thời điểm cũng như các hình thức diễn
xướng trong nghi lễ và chức năng chữa bệnh của những người hành nghề Then.
Trong công trình nghiên cứu khác có tựa đề Đời sống tín ngưỡng của người
Tày ven biên giới Hạ Lang, Cao Bằng tác giả Nguyễn Thị Yên dành một chương
(chương2) trình bày chi tiết hơn về các hình thức văn hóa tín ngưỡng của người
Tày ở khu vực biên giới Hạ Lang, Cao Bằng. Theo tác giả thì có 4 hình thức văn
hóa tín ngưỡng tiêu biểu, đó là Then và hình thức văn hóa tín ngưỡng Then; Tào
và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng Tào; siên và sinh hoạt sinh hoạt văn hóa tín
ngưỡng tín ngưỡng siên; thầy phường. Về vấn đề Then, tác giả đã giới thiệu
chung về Then, dụng cụ hành nghề, lý do hành nghề, các nghi lễ phục vụ cho
cộng đồng làng bản; các nghi lễ theo yêu cầu của các gia chủ; các nghi lễ đối với
bản thân Then. Trong các nghi lễ được thực hiện theo yêu cầu của các gia chủ,
tác giả khẳng định thực hành các nghi lễ giải hạn, cầu an là một trong những
công việc quan trọng nhất của những người hành nghề Then.
Tác giả Hà Đình Thành trong cuốn Văn hóa dân gian Tày, Nùng ở Việt Nam
(2010) đã nghiên cứu văn hóa dân gian Tày, Nùng trong bối cảnh văn hóa dân
gian Việt Nam để tìm ra những nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của hai dân tộc
này. Tập trung phân tích tổ chức xã hội của người Tày và khẳng định tổ chức xã
hội truyền thống của người Tày ở cấp địa phương chính là thôn bản. Thôn bản
với người Tày là một cộng đồng “cộng mệnh”, tức là sự gắn bó cộng đồng trên
cơ sở cùng tồn thờ những biểu hiện tâm linh và sự che chở của thần bản mệnh
cho thôn bản. Thôn bản cũng là nơi “cộng cảm” văn hóa, là nơi nương tựa, đùm
bọc, giúp đỡ, là nơi thực hành các nghi lễ cúng tế thu hút sự tham gia của người

14



dân trong bản. Tác giả cũng khẳng định người thực hành những nghi lễ mang
tính tín ngưỡng chính Mo, Then, những người có vai trò quan trọng trong đời
sống cộng đồng tộc người và họ thường có uy tín cao trong cộng đồng.
Liên quan đến tín ngưỡng của người Tày còn có cuốn Táng mừa pja lệ đằm
của tác giả Hoàng Hạc (sưu tầm và biên soạn năm 2004). Trong công trình này,
tác giả Hoàng Hạc đã giới thiệu hình thức hát bụi trong cúng vía và cúng mụ của
dân tộc Tày. Ngoài ra ta còn có thể kể đến một số công trình đề cập đến một nghi
lễ cụ thể như: Việc tang lễ cổ truyền của người Tày của Hoàng Tuấn Nam (1990);
Then cấp sắc của người Tày ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng của Nguyễn
Thị Yên (2005); Tục cưới xin của dân tộc Tày của Triều Ân, Hoàng Quyết
(2010).
Năm 1984, Lã Văn Lô và Hà Văn Thư viết cuốn Văn hóa Tày Nùng dày 160
trang gồm 3 phần, 2 phần đầu do Lã Văn Lô viết, phần 3 do Hà Văn Thư viết.
Phần 1: Giới thiệu xã hội và con người, tác giả trình bày theo phương pháp
lịch sử, dẫn giải khái lược người Tày Nùng từ thời Âu Lạc tới 1945 với những
tương đồng trong văn hóa.
Phần 2: Truyền thống văn hóa, gồm 2 chương
Chương 1: Thế giới quan, nhân sinh quan, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục
tập quán với 5 đề mục. Tác giả trình bày quan niệm cổ xưa về trời đất và con
người qua truyện thần thoại, cổ tích của người Tày - Nùng. Từ đó quy nạp hệ ý
thức bằng các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy pha trộn với tôn giáo du nhập
từ nhiều nơi: Đạo giáo, Khổng giáo, Phật giáo phù hợp với tầng lớp nông dân
Tày. Trong các mục tiếp theo tác giả liệt kê và khảo tả một số loại hình văn hóa
dân gian: ngày hội ngày tết truyền thống, tục lệ cưới xin, sinh đẻ, ma chay, cúng
giỗ, ăn sinh nhật, làm nhà, ăn mừng nhà mới.
Chương 2: Văn học nghệ thuật truyền thống gồm 6 đề mục. Tiếng nói, chữ
viết là điều kiện tiên quyết hình thành nên các đề mục sau như: thành ngữ, tục

15



ngữ, ca dao, cổ tích thần thoại, thơ ca cổ truyền, giới thiệu một số nhà nho Tày
trước cách mạng tháng 8, cuối chương 2 là mục: nghệ thuật trang trí, nhạc múa,
mục này tác giả còn viết khiên cưỡng, sơ lược.
Phần 3: Khái quát về văn hóa Tày Nùng sau cách mạng tháng tám gồm 7
nội dung chính:
- Tư tưởng khoa học chủ nghĩa Mác-Lênin tạo ra cách làm chủ tập thể.
- Lớp người Tày - Nùng mới ra đời nêu cao chủ nghĩa anh hung cách mạng.
- Cách tổ chức đời sống và quan hệ giữa người với người.
- Cấu trúc gia đình mới với các thành phần tộc người cùng chung sống dưới
mái nhà chung.
- Khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật trở thành nhân tố không thể thiếu
trong thôn, bản.
- Truyền thống văn hóa tốt đẹp của ông cha được khai thác, phổ biến.
- Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ngày càng tiến bộ về nội dung
và hình thức.
Cuốn văn hóa Tày - Nùng đề cập tương đối toàn diện về lịch sử, xã hội,
phong tục, tập quán… của người Tày- Nùng, đặc biệt rất có ích như một tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra một số bài viết mô tả với cảm nhận khác nhau như:
Vi Quốc Bảo (1971) viết dân ca đám cưới Tày - Nùng: Văn hóa các dân tộc
trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 3). Hoặc Lợi Chung (1993) đề cập tới âm
nhạc với không gian ban ngày ở bản Tày, Nùng trên tạp chí nghiên cứu văn hóa
nghệ thuật (số 1).
1.3. Các công trình nghiên cứu âm nhạc dân gian
- Điển hình là cuốn Dân ca Tày của nhà nghiên cứu âm nhạc Hoàng Tuấn,
dày 166 trang do nhà xuất bản âm nhạc in, phát hành năm 2000. Là người làm
công tác giảng dạy lý luận tại trường Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, Nhạc viện
Hà Nội, bản thân là người Tày nên nhạc sĩ Hoàng Tuấn dành nhiều thời gian,

công sức tiến hành khảo sát, xây dựng mô hình âm nhạc dân gian Tày. Cuốn sách
chia làm 5 chương:

16


Chương 1: Đại cương về người Tày.
Chương 2: Ca hát không có nhạc đệm.
Chương 3: Hát giao duyên - lượn slao báo.
Chương 4: Ca cúng lễ hát then.
Chương 5: Nhạc khí - nhạc múa.
Đây là cuốn sách nghiên cứu toàn diện theo góc độ âm nhạc dân tộc học, từ
chương 1 tới chương 5 tác giả trình bày như không tuân theo một cấu trúc, nhưng
xem kỹ cho thấy đây là bố cục hợp lý khi nội dung lớn, tính khái quát cao, tác
giả đã khảo sát trong không gian rộng từ Cao Bằng tới Quảng Ninh, tại các vùng
cư trú dân cư Tày vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong sách ví dụ về làn điệu, lối
hát trình bày dễ hiểu, cho thấy người viết có trình độ hiểu biết sâu sắc dân ca
Tày.
- Tác giả Nông Thị Nhình với hai cuốn sách:
+ Âm nhạc dân gian các dân tộc Tày- Nùng -Dao Lạng Sơn dày 235 trang
do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc in năm 2000.
+ Nét chung và nét riêng của âm nhạc trong diễn xướng then Tày - Nùng
dày 279 trang do Viện âm nhạc in năm 2004.
- Dân ca đám cưới Tày- Nùng do Nông Minh Châu viết năm 1973 dày
130 trang, tác giả tập trung phần Thơ lẩu (hát đám cưới) với nhiều nội dung
phong phú.
- Cuốn Lượn Cọi Tày Nùng của Cung Khắc Lợi, Lê Bích Ngân, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội, 1987. Cuốn sách giới thiệu một số đoạn lượn cọi được sưu
tầm và dịch ra tiếng Việt của hai tác giả với khoảng 1000 câu.
- Cuốn Lượn Cọi do Lục Văn Pảo sưu tầm - phiên âm - dịch và giới thiệu

dưới dạng song ngữ (Tày - Quốc ngữ), Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 1994.
Cuốn sách dày 647 trang với tổng số 21 bài dưới dạng song ngữ miêu tả về trình
tự các cung lượn của người Tày.
1.4. Những công trình khác

17


×