Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Công ước của liên hợp quốc về hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.64 KB, 65 trang )

Công ước của LHQ về hợp đồng chuyên chở hàng hóa
quốc tế toàn bộ hoặc một phần bằng đường biển
Các nước thành viên của công ước này,
Xác nhận lại niềm tin của họ về thương mại quốc tế dựa trên sự bình đẳng
và lợi ích tương hỗ là nhân tố quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ
hữu nghị giữa các thành viên
Thừa nhận rằng luật thương mại quốc tế không ngừng hài hòa và thống nhất
làm giảm và dở bỏ các rào càn pháp luật đối với dòng chảy thương mại
quốc tế, đóng góp to lớn vào sự hợp tác kinh tế toàn cầu giữa tất cả các
thành viên dựa trên sự bình đẳng, công bằng và lợi ích chung hướng tới sự
thịnh vượng của tất cả các dân tộc.
Nhận ra sự đóng góp to lớn của một thỏa thuận quốc tế để thống nhất một
số luật nhất định, liên quan tới vận đơn đường biển, được ký tại Brussels
ngày 25/8/1924 và sửa đổi của nó Protocols (hiệp định thư Protocols) và
công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, được ký tại
Hamburg ngày 31/3/1978, tiến tới sự hài hòa của pháp luật điều chỉnh việc
chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.
Lưu tâm tới sự phát triển của kỹ thuật và thương mại diễn ra từ khi chấp
nhận những hiệp định định đó và sự cần thiết phải hợp nhất và đổi mới
chúng.
Chú ý rằng chủ tầu và người chuyên chở không được hưởng lợi từ chế độ
trách nhiệm chung nhằm thực hiện các hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển liên quan tới các phương thức vận tải khác.


Tin rằng việc chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh hợp đồng chuyển
chở quốc tế một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển will promote legal
certainty, nâng cao hiệu quả chuyên chở hàng hóa quốc tế và tạo nên những
cơ hội tiếp cận mới cho các đối tác, các thị trường trước đây vốn cách xa
nhau, đóng vai trò nền tảng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại, kinh
tế cả trong nước lẫn quốc tế


CHƯƠNG I: những điều khoản chung
Điều 1: Các định nghĩa
1. Hợp đồng chuyên chở được hiểu là một hợp đồng trong đó người
chuyên chở đảm nhận chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
Hợp đồng phải quy định chuyên chở bằng đường biển hoặc chuyên
chở bằng đường biển cùng với các phương thức vận tải khác.
2. “volume contract” là hợp đồng chuyên chở quy định việc chuyên chở
một số lượng hàng nhất định bằng một loạt chuyến hàng trong một
khoảng thời gian xác định. Cách xác định số lượng có thể là nhỏ nhất,
lớn nhất hoặc a certain range.
3. “liner-transportation” là dịch vụ chuyên chở được cung cấp một cách
công khai thông qua những ấn bản hoặc các hình thức tương tự và
bao gồm việc vận chuyện bằng những con tàu hoạt động theo lịch
trình đều đặn giữa những cảng xác định theo lịch trình hằng hải công
khai có sẵn.
4. “non-liner transportation” là bất cứ việc vận chuyển nào không phải
là tàu chợ.
5. “carrier” người chuyên chở là người ký hợp đồng chuyên chở với
người gửi hàng.


6. (a) “performing party” bên thực hiện là người không phải người
chuyên chở thực hiện hoặc chịu trách nhiệm thực hiện bất kỳ trách
nhiệm nào của người chuyên chở theo hợp đồng chuyên chở như là
nhận hàng, bốc hàng, chuyển hàng, xếp hàng, vận chuyển hàng, chăm
sóc hàng, bốc hàng, giao hàng, và những công việc làm công khác dù
trực tiếp hay dán tiếp theo yêu cầu của người chuyên chở dưới sự
giám sát và kiểm sát của người chuyên chở.
(b) bên thực hiện “performing party” không bao gồm bất kỳ người nào
được ủy quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bởi người gửi hàng, bởi người

gửi hàng theo chứng từ, bởi một bên kiểm soát hoặc bởi người nhận
hàng thay vì người chuyên chở.
7. “maritime performing party” là bên thực hiện mà thực hiện hoặc chịu
trách nhiệm thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của người chuyên chở trong
suốt quá trình từ khi hàng đến cảng bốc hàng cho đến khi hàng rời cảng
dỡ hàng. Người vận chuyển nội địa là “bên thực hiện vận tải biển” chỉ
khi họ thực hiện dịch vụ chỉ trong khu vực cảng.
8. “shipper” là người ký hợp đồng chuyên chở với người chuyên chở.
1. 9. “documentary shipper” người gửi hàng theo chứng từ là người không
phải người gửi hàng nhưng được coi là người gửi hàng trong chứng từ
chuyên chở hoặc chứng từ chuyên chở điện tử.
10. “Holder” là:
(a) Người sở hữu chứng từ vận tải có thể chuyển nhượng được và nếu
là đó là chứng từ theo lệnh thì người đó được xác định như là người gửi
hàng hoặc người nhận hàng, hoặc là người được ký hậu hợp lệ, nếu là
chứng từ theo lệnh đã được ký hậu để trống hoặc chứng từ cho người cầm
là người cầm chứng từ đó; hoặc


(b) là người được phát hành hoặc được nhận chứng từ vận tải điện tử
có thể chuyển nhượng được theo các quy trình tại điều 9 đoạn 1.
11. “Consignee” là người có quyền nhận hàng theo hợp đồng chuyên chở
hoặc theo chứng từ vận tải hoặc chứng từ vận tải điện tử.
12. “Right of control” quyền kiểm soát đối với hàng hóa là quyền theo hợp
đồng chuyên chở đưa ra những hướng dẫn vận chuyển phù hợp với những
quy định trong chương 10.
13. “Controlling party” bên kiểm soát là người theo điều 51 có quyền thực
hiện quyền kiểm soát.
14. “Transport document” chứng từ vận chuyển là chứng từ được phát hành
theo hợp đồng chuyên chở bởi người chuyên chở là

(a) là bằng chứng việc nhận hàng theo hợp đồng chuyên chở của
người chuyên chở hoặc của bên thực hiện
(b) là bằng chứng hoặc chứa đựng một hợp đồng chuyên chở.
15. “Negotiable transport document” là chứng từ vận tải được xác định
bằng cách sử dụng các cum từ như “theo lệnh” hoặc “có thể chuyển
nhượng” hoặc một cách diễn đạt thích hợp khác có ý nghĩa tương tự theo
quy định của luật áp dụng đối với chứng từ, mà hàng đã được gửi theo lệnh
của người gửi hàng, theo lệnh của người nhận hàng, hoặc theo người cần
chứng từ, và không chỉ ra một cách rõ ràng là “non-negotiable” hoặc “not
negotiable”.
16. “Non-negotiable transport document” chứng từ vận tải không chuyển
nhượng được là chứng từ vận tải mà không phải là chứng từ vận tải có thể
chuyển nhượng.
17. “Electronic communication” giao dịch điện tử nghĩa là thông tin được
tạo ra, gửi, nhận hoặc lưu trữ bằng điện tử, kỹ thuật cảm ứng quang, kỹ


thuật số hoặc các cách thức tương tự, kết quả là thông tin được giao tiếp có
thể được truy cập để sử dụng hoặc tham khảo sau đó.
18. “Electronic transport record” chứng từ vận tải điện tử là thông tin trong
một hoặc vài bức điện được phát hành thông qua giao dịch điện tử theo hợp
đồng chuyên chở bởi người chuyên chở, bao gồm information logically
associated with the electronic transport record by attachments or otherwise
linked to the electronic transport record contemporaneously or subsequent
to ít issue by carrier, so as to become part of the electronic transport record
that:
(a) Bằng chứng về việc nhận hàng theo hợp đồng chuyên chở của
người chuyên chở hoặc bên thực hiện
(b) Là bằng chứng hoặc chứa đựng một hợp đồng chuyên chở.
19. “Negotiable electronic transport record” chứng từ vận tải điện tử có thể

chuyển nhượng được là chứng từ vận tải điện tử:
(a) được xác định bằng cách diễn đạt các từ như: “theo lệnh” hoặc
“có thể chuyển nhượng được” hoặc cách diễn đạt thích hợp khác được xem
như có ý nghĩa tương tự bởi luật áp dụng đối với chứng từ, hàng hóa được
nhận theo lệnh của người gửi hàng hoặc theo lệnh của người nhận hàng, và
không được khẳng định rõ ràng bằng “non-negotiable” hoặc “notnegotiable” và
(b) Việc sử dụng những chứng từ này phải đáp ứng yêu cầu theo điều
9 khoản 1.
20. “Non-negotiable electronic transport record” chứng từ vận tải điện tử
không thể chuyển nhượng được là chứng từ vận tải điện tử nhưng không
phải là chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng được.


21. Việc phát hành chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng được là
việc phát hành chứng từ theo các quy trình thủ tục, đảm bảo chịu sự kiểm
soát riêng từ bản thân chứng từ đã được tạo “its creation” cho tớ khi nó tạm
ngừng hiệu lực hoặc hết hiệu lực.
22. Việc chuyển giao chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng được
là việc chuyển giao quyền kiển soát độc quyền đối với chứng từ.
23. “Contract particulars” cụ thể hợp đồng là bất kỳ thông tin nào liên quan
đến hợp đồng chuyên chở hoặc hàng hóa (bao gồm các điều khoản, ký hiệu,
chữ ký và ký hậu được quy định trong chứng từ vận tải hoặc chứng từ vận
tải điện tử.
24. “Good” hàng hóa là là vật dụng, hàng hóa hoặc các loại khác được
người chuyên chở chịu trách nhiệm chuyên chở theo hợp đồng chuyên chở
và bao gồm cả bao bì và bất kỳ thiết bị nào bao gồm cả container mà không
được cung cấp bởi người chuyên chở hoặc người đại diện cho người chuyên
chở.
25. “Ship” là bất kỳ loại tàu thuyền nào dùng để chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển.

26. “Container” bao gồm bất kỳ loại container nào, transportable tank or
flat, swap-body hoặc bất kỳ loại unit load nào tương tự dùng để gia cố hàng
hóa và các thiết bị phụ trợ cho những unit load đó.
27. “Vehicle” là phương tiện vận tải hàng hóa bằng đường bộ hoặc đường
sắt”.
28. “Freight” cước là tiền thù lao trả cho người chuyên chở cho việc chuyên
chở hàng hóa theo hợp đồng chuyên chở.
29. “Domicle” nơi cư trú là nơi mà công ty, pháp nhân, hiệp hội của pháp
nhân hoặc tư nhiên nhân có chi nhánh hoặc trụ sở kinh doanh trung tâm


được đăng ký theo pháp luật tùy từng trường hợp, trung tâm hành chính
hoặc nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh chính và nơi cư trú thường
xuyên của tự nhiên nhân.
30.
Điều 2: Giải thích hợp đồng này.
Khi giải thích công ước này, phải xem xét đến tính quốc tế, sự cần thiết phải
hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và thiện ý trong thương mại quốc
tế.
Điều 3: Form requirements: mẫu yêu cầu.
Các thông báo, xác nhận, cho phép, thỏa thuận, tuyên bố và các liên lạc
khác quy định tại điều 19 khoản 2, 23, khoản từ 1 đến 4, 36, 51 điểm 1(b),
59 khoản 1, 63,66,67 khoản 2, 75 khoản 4 và 80 khoản 2 và 5 phải bằng văn
bản. Giao dịch điện tử có thể được sử dụng cho những mục đích này, miễn
là việc sử dụng này được sự chấp thuận của bên liên lạc và bên được liên
lạc.
Điều 4:
Chương 2: Phạm vi áp dụng
Điều 5: Phạm vi áp dụng thông thường
1. Theo điều 6, công ước này áp dụng cho hợp đồng chuyên chở có nơi

nhận hàng và nơi nơi giao hàng ở các quốc gia khác nhau, cảng bốc
hàng và cảng dỡ hàng để chuyên chở bằng đường biển ở các quốc gia
khác nhau, nếu theo hợp đồng chuyên chở bất kỳ một địa điểm nào
sau đây ở quốc gia thành viên công ước:
(a) Nơi nhận hàng
(b) Cảng bốc hàng
(c) Nơi giao hàng, hoặc


(d) Cảng dỡ hàng
2. Công ước này áp dụng không phân biệt quốc tịnh của tàu, của người
chuyên chở, của bên thực hiện, của người gửi hàng, của người nhận
hàng, hoặc bất kỳ bên liên quan nào khác
Điều 6: Các loại trừ cụ thể
1. Công ước này không áp dụng cho những hợp đồng vận tải bằng tàu
chợ sau:
(a) Hợp đồng thuê tàu, và
(b) Hợp đồng thuê cả con tàu và một phần con tàu.
3. Công ước này cũng không áp dụng cho hợp đồng vận tải không phải
là tàu chợ trừ khi:
(a) Giữa các bên không có hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê toàn
bộ hoặc một phần con tàu
(b) Có phát hành một chứng từ vận tài hoặc một chứng từ vận tải
biển.
Điều 7: Áp dụng cho các bên nhất định
Công ước này được áp dụng giữa người chuyên chở, người nhận hàng, bên
kiểm soát và người cầm giữ mà không phải một bên của hợp đồng thuê tàu
chuyến hoặc hợp đồng chuyên chở khác đã bị loại trừ khỏi phạm vi áp dụng
công ước này. Tuy nhiên, công ước này không áp dụng cho các bên trong
hợp đồng chuyên chở đã bị loại trừ theo điều 6.

Chương 3: Chứng từ vận tải điện tử
Điều 8: Cách dùng và hiệu lực của chứng từ vận tải điện tử.
Theo các yêu cầu được đặt ra ở công ước này:
(a) Bất kỳ cái gì ở trong hoặc ở trên chứng từ vận tải theo công
ước này có thể được ghi lại trong chứng từ vận tải điện tử,


miễn là sự phát hành và sử dụng sau này của chứng từ vận tải
điện tử phải được sự cho phép của người chuyên chở và người
gửi hàng; và
(b) Sự phát hành, kiểm soát độc quyền hoặc chuyển nhượng của
chứng từ vận tải điện tử có giá trị pháp lý tương đương như sự
phát hành, sở hữu hoặc chuyển nhượng của chứng từ vận tải.
Điều 9: Quy trình sử dụng chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng
được:
1. Cách dùng chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng được phải
tuân theo các quy trình được cung cấp cho:
(a) Cách thức phát hành và chuyển nhượng chứng từ cho một
người cầm dự định.
(b) Đảm bảo rằng chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng
được giữ lại được tính toàn vẹn của nó.
(c) Cách thức mà người nắm giữ chứng minh được họ là chủ sở
hữu.
(d) Cách thức cung cấp sự xác nhận cho người cầm giữ có giá trị
pháp lý, hoặc là, theo điều 10 khoản 2, hoặc điều 47 điểm 1(a),
1(c), cách thức chứng từ vận tải điện tử ngừng hoặc hết hiệu
lực.
2. Quy trình tại khoản 1 điều này phải được quy định cụ thể trong hợp
đồng và có thể dễ dàng đạt được.
Điều 10: Sự thay thế chứng từ vận tải có thể chuyển nhượng được hoặc

chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng được.
1. Nếu chứng từ vận tải có thể chuyển nhượng được đã được phát hành
và người chuyên chở và người nắm giữ chứng từ đồng ý thay thế


chứng từ đó bằng chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng
được:
(a) Người nắm giữ phải từ bỏ chứng từ vận tải có thể chuyển
nhượng được, một bản hoặc toàn bộ nếu như nhiều hơn một
bản được phát hành cho người chuyên chở;
(b) Người chuyên chở phải phát hành cho người nắm giữ chứng
từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng được bao gồm tuyên
bố rằng nó thay thế cho chứng từ vận tải có thể chuyển nhượng
được; và
(c) Chứng từ vận tải có thể chuyển nhượng kể từ đó sẽ không còn
hiệu lực hoặc hết hiệu lực.
2. Nếu chứng từ vận tải điện tử có thể chuyển nhượng được đã được
phát hành và người chuyên chở hoặc người cầm giữ đồng ý thay thế
chứng từ vận tải điện tử đó bằng chứng từ vận tải có thể chuyển nhượng
được:
(a).Người chuyên chở phải phát hành cho người nắm giữ chứng từ
vận tải có thể chuyển nhượng thay cho chứng từ vận tải điện tử bao
gồm tuyên bố rằng nó thay thế cho chứng từ vận tải điện tử có thể
chuyển nhượng được; và
(b) Chứng từ vận tải điện tử kể từ đó không còn hiệu lực hoặc
hết hiệu lực.
Chương 4: Nghĩa vụ của người chuyên chở
Điều 11: Vận chuyển và giao hàng
Người vận chuyển theo công ước này, phù hợp với những điều khoản trong
hợp đồng chuyên chở phải vận chuyển hàng hóa đến đích và giao cho

người nhận hàng.


Điều 13: Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở
1. Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa theo
công ước này bắt đầu từ khi người chuyên chở hoặc bên thực hiện
nghĩa vụ nhận hàng để chuyên chở và kết thúc khi hàng hóa đã được
giao.
a. (a) Nếu luật hoặc quy định của nơi nhận hàng yêu cầu hàng
hóa phải được bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền hoặc bên
thứ 3 từ đó mà người chuyên chở gom hàng thì thời hạn trách
nhiệm của người chuyên chở bắt đầu từ khi người chuyên chở
gom hàng từ cơ quan có thẩm quyền hoặc bên thứ 3.
b. Nếu luật hoặc quy định ở nơi giao hàng yêu cầu người chuyên
chở phải bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền hoặc bên thứ ba
để từ đó người nhận hàng có thể nhận hàng thì thời hạn trách
nhiệm của người chuyên chở kết thúc khi người chuyên chở
giao hàng cho cơ quan có thẩm quyền hoặc bên thứ 3.
2. Nhằm mục đích xác định thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở,
các bên có thể thỏa thuận thời gian và địa điểm nhận hàng và giao
hàng, nhưng một điều khoản trong hợp đồng sẽ không có hiệu lực
nếu nó quy định rằng:
(a) thời gian nhận hàng là sau thời điểm bắt đầu bốc hàng
ban đầu theo hợp đồng chuyên chở; hoặc
(b) thời gian nhận hàng là trước khi hoàn thành việc dỡ
hàng cuối cùng theo hợp đồng chuyên chở
Điều 13: Những nghĩa vụ cụ thể:
1. Trong suốt thời hạn trách nhiệm được xác định trong điều 12, và theo
điều 26, người chuyên chở phải tiến thành một cách thích đáng và



cẩn thận việc nhận, bốc, handle “vác”, xếp, vận chuyển, giữ gìn,
chăm sóc, dỡ, giao hàng hóa.
2. Bất kể những quy định trong khoản 1 điều này không ảnh hưởng tới
những quy định khác ở chương 4, chương 5-7, người chuyên chở và
người gửi hàng có thể thỏa thuận rằng biệc bốc hàng, dịch chuyển,
xếp hàng hoặc dỡ hàng được thực hiện bởi người gửi hàng, người gửi
hàng theo chứng từ hoặc người nhận hàng. Những thỏa thuận như
vậy phải được dẫn chiếu cụ thể trong hợp đồng.
Điều 14: Những nghĩa vụ cụ thể cho một hành trình bằng đường biển
Người chuyên chở bị rằng buộc trước, vào lúc bắt đầu và trong suốt hành
trình được biển phải thực hiện sự cần mấn hợp lý nhằm:
(a) Thu xếp và đảm bảo con tàu có khả năng đi biển
(b) Cung cấp thuyền bộ và trang thiết bị, vật dụng đầy đủ, duy trì
đủ thuyền bộ, trang thiết bị và vật dụng trong suốt hành trình
biển; và
(c) Tạo và duy trì toàn bộ và các bộ phận chứa hàng của tàu cũng
như những container được người chuyên chở cung cấp để chứa
hàng hóa phù hợp và an toàn cho việc tiếp nhận, vân chuyển và
bảo quản.
Điều 15: Hàng hóa nguy hiểm:
Mặc dù điều 11 và 13, người chuyên chở hoặc người thực hiện có thể từ
chối nhận hoặc bốc và tiến hành các biện pháp xử trí hợp lý bao gồm dỡ,
phá hủy hoặc vô hại hàng hóa nếu hàng hóa là hoặc có dấu hiệu trở thành
tác nhân nguy hiểm cho người, tài sản hoặc môi trường trong suốt thời hạn
trách nhiệm của người chuyên chở.
Điều 16: Hy sinh hàng hóa trong suốt hành trình đường biển.


Mặc dù điều 11, 13 và 14, người chuyên chở hoặc bên thực hiện có thể hy

sinh hàng hóa ở biển nếu sự hy sinh đó được tiến hành một cách hợp lý vì
an toàn chung hoặc nhằm mục đích bảo toàn tính mạng con người và các tài
sản khác trong hành trình chung khỏi sự nguy hiểm.
Chương 5: Trách nhiệm của người chuyên chở đối với mất mát, hư hỏng
hoặc chậm trễ
Điều 17: Trách nhiệm cơ bản
1. Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với mất mát hoặc hư
hỏng của hàng hóa cũng như sự chậm trễ trong việc giao hàng nếu
như nguyên đơn chứng minh được rằng mất mát hư hỏng, chậm trễ
hoặc sự kiên, tình huống gây ra hoặc góp phần vào những mất mát,
hư hỏng, chậm trễ đó diễn ra trong thời hạn trách nhiệm của người
chuyên chở đã được xác định trong chương 4.ư
2. Người vận chuyển được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm của
mình theo khoản 1 điều này nếu chứng minh được rằng nguyên nhân
hoặc một trong các nguyên nhân gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm
trễ không phải do lỗi của học hoặc của bất kỳ người nào được quy
định tại điều 18.
3. Người chuyên chở cũng được miễn toàn bộ hoặc một phần trách
nhiệm của họ theo khoản 1 điều này, nếu thay vì họ chứng minh
không có lỗi theo quy định tại khoản 2 điều này, họ chứng minh được
rằng một hoặc một vài sự kiện hoặc tình huống sau gây nên hoặc góp
phần vào mất mát, hư hỏng hoặc chậm trế:
(a) Thiên tai “hành động của trời”
(b) Những tai họa, nguy hiểm hoặc tai nạn trên biển hay sông
nước


(c) Chiến tranh, thù địch, xung đột vữ trang, cướp biển, khủng bố,
bạo động và nổi loạn
(d) Hạn chế về kiểm dịch, sự can thiệp hoặc gây cản trở bởi chính

phủ, cơ quan có thẩm quyền của dân, vua chúa hoặc con người
bao gồm giam cầm, bắt giữ hoặc tịch thu không phải do lỗi của
người chuyên chở hoặc bất kỳ người nào được đề cập tại điều
18.
(e) Đình công, bế xưởng, đình chỉ hoặc cản trở lao động
(f) Cháy trên tàu.
(g) Những ẩn tì không phát hiện được dù đã có sự cần mẫn thích
đáng
(h) Hành động hoặc thiếu sót của người gửi hàng, người gửi hàng
theo chứng từ, bên kiểm soát hoặc bất kỳ người nào mà hành
động của họ được người gửi hàng hoặc người gửi hàng theo
chứng từ chịu trách nhiệm theo điều 33 hoặc 34;
(i) Hành động bốc, dịch chuyển, xếp hoặc dỡ hàng hóa được thực
hiện theo thỏa thuận phù hợp với điều 13 khoản 2 trừ khi
người chuyên chở hoặc người thực hiện các hành động trên
thay cho người gửi hàng, người gửi hàng theo chứng từ hoặc
người nhận hàng.
(j) Hao hụt thể tích hay trọng lượng hoặc bất kỳ mất mát hoặc hư
hỏng nào xảy ra do nội tỳ, bản chất hoặc khuyết tật của hàng
hóa.
(k) Sự không đầy đủ hoặc thiếu sót trong đóng gói, kẻ ký mã hiệu
mà không được thực hiện bởi hoặc thay mặt cho người chuyên
chở.


(l) Cứu hay mưu toan cứu sinh mệnh trên biển.
(m)

Hành động hợp lý nhằm cứu hoặc mưu toan cứu tài sản


trên biển
(n) Hành động hợp lý nhằm tránh hoặc mưu toan tránh tổn thất đối
với môi trường hoặc
(o) Hành động của người chuyên chở theo quy định tại điều 15 và
16.
4. Mặc dù khoản 3 điều này, người chuyên chở phải chịu trách
nhiệm đối với toàn bộ hoặc một phần mất mát, hư hỏng hoặc
chậm trễ:
(a) Nếu nguyên đơn chứng minh được rằng lỗi của người chuyên
chở hoặc của một người theo quy định tại điều 18 gây nên
hoặc góp phần vào sự kiện hoặc tình huống đó…. Hoặc
(b) Nếu người khởi kiện chứng minh được rằng sự kiện hoặc tình
huống đó không được liệt kê ở khoản 3 điều này góp phần vào
mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ, và người chuyên chở không
thể chứng minh rằng sự kiện hoặc tình huống này không phải
do lỗi của người chuyên chở hoặc của bất kỳ người nào được
quy định tại điều 18.
5. Mặc dù quy định tại khoản 3 điều này, người chuyên chở cũng phải
chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoặc một phần mất mát, hư hỏng
hoặc chậm trễ nếu:
(a) Nếu nguyên đơn chứng minh được rằng mất mát, hư hỏng
hoặc chậm trễ được là do hoặc có thể được là do bởi tàu không
đủ khả năng đi biển, thuyền bộ không thích hợp, việc trang bị
và cung cấp cho con tàu không thích hợp, hoặc toàn bộ hoặc


một phần con tàu nơi chuyên chở hàng hóa hoặc bất kỳ
container nào được cung cấp bởi người chuyên chở dùng để
chuyên chở hàng hóa không thích hợp và an toàn cho việc tiếp
nhận, chuyên chở hoặc bảo quản hàng hóa; và

(b) Người chuyên chở không có khả năng chứng minh rằng:
không có sự kiện hay tình huống nào theo điểm 5(a) điều này
gây nên mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ hoặc họ đã tuân thủ
bộn phận và thực hiện cần mẫn theo điều 14.
6. Khi người chuyên chở được miễn trách một phần trách nhiệm theo
quy định tại điều này, người chuyên chở chỉ phải chịu trách nhiệm
đối với phần mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ do sự kiện hay tình
huống họ phải chịu trách nhiệm gây nên theo điều này.
Điều 18: Trách nhiệm của người chuyên chở đối với những người khác.
Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm những nghĩa
vụ theo công ước này gây ra bởi hành động hoặc thiếu sót của:
(a) bất kỳ bên thực hiện nào
(b) thuyền trưởng hoặc thuyền viên của tàu
(c) Người làm công cho người chuyên chở hoặc bên thực hiện; hoặc
(d) Bất kỳ người nào khác mà thực hiện hoặc chịu trách nhiệm thực
hiện bất kỳ nghĩa vụ nào theo hợp đồng chuyên chở cho dù hành
động của người đó là trực tiếp hay gián tiếp theo yêu cầu của
người chuyên chở hoặc dưới sự giám sát và kiểm soát của người
chuyên chở.
Điều 19: Trách nhiệm của bên vận chuyển đường biển
1. Bên vận chuyển đường biển phải tuân thủ những nghĩa vụ
và trách nhiệm như người chuyên chở theo công ước này,


có quyền tự vệ và giới hạn trách nhiệm của người chuyên
chở như quy định trong công ước này nếu:
(a) Nếu người thực hiện vận chuyển đường biển nhận hàng hóa để
chuyên chở ở nước tham gia công ước, hoặc giao hàng hóa ở
nước tham gia công ước, hoặc thực hiện các hành vi đối với hàng
hóa ở cảng của nước tham gia công ước; và

(b) Sự cố gây nên mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ diễn ra: (i) trong
suốt quá trình từ khi hàng hóa đến cảng bốc hàng cho tới khi rời
khỏi cảng dỡ hàng từ con tàu; (ii) trong khi người thực hiện vận
chuyển biển chăm sóc hàng hóa; hoặc bất kỳ khoảng thời gian
nào mà họ thực hiện bất kỳ hành vi nào theo hợp đồng chuyên
chở.
(c)
2.

Nếu người chuyên chở đồng ý nhận nghĩa vụ nhiều hơn quy định
trong công ước này hoặc đồng ý giới hạn trách nhiệm cao
hơn giới hạn được xác định theo công ước này, người thực
hiện vận chuyển biển không bị rằng buộc bởi thỏa thuận
này nếu họ không đồng ý rõ ràng việc chấp nhận những
nghĩa vụ và giới hạn cao hơn đó.
3. Người thực hiện vận chuyển biển phải chịu trách nhiệm
đối với những vi phạm theo công ước này gây nên bởi
hảnh động hoặc thiếu sót của bất kỳ người nào được giao
thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của người chuyên chở theo
hợp đồng chuyên chở theo các điều kiện được quy định tại
khoản 1 điều này.


4. Công ước này không quy định trách nhiệm đối với thuyền
trưởng, thuyền viên hoặc người làm công cho người
chuyên chở hoặc người thực hiện chuyên chở đường biển.
(sao lại không thấy nhắc đến bọn performing party khác
nhỉ)
Điều 20: Joint and several liability (Trách nhiệm liên đới)
1. Nếu người chuyên chở hoặc một hoặc vài người thực hiện

chuyên chở đường biển cùng chịu trách nhiệm đối với mất
mát, hư hỏng hoặc chậm trễ trong việc giao hàng hóa, trách
nhiệm của họ là chung và riêng biệt nhưng không quá giới
hạn trách nhiệm theo quy định của công ước này.
2. Không bị ảnh hưởng của điều 61, tổng trách nhiệm của toàn
bộ những người này không được vượt tổng giới hạn trách
nhiệm theo quy định của công ước này.
Điều 21: Chậm trễ.
Chậm trễ trong việc giao hàng xuất hiện khi hàng hóa không được giao ở
đích đến quy định trong hợp đồng chuyên chở trước thời gian đã được thỏa
thuận.
Điều 22: Tính toán bồi thường
1. Theo điều 59, bồi thường mà người chuyên chở trả cho mất mát hoặc
hư hỏng của hàng hóa được tính căn cứ vào giá trị hàng hóa tại địa
điểm và thời gian giao hàng được xác định phù hợp với điều 43.
2. Giá trị của hàng hóa được cố định theo giá tại sở giao dịch
“commodity exchange price”, nếu không có giá đó thì theo giá thị
trường, nếu không có giá tại sở giao dịch hoặc giá thi trường thì tham


khảo giá trị thông thông thường của hàng hòa cùng loại cùng chất
lượng ở nơi giao hàng.
3. Trong trường hợp mất mát hoặc hư hỏng đối với hàng hóa, người
chuyên chở không phải chịu trách nhiệm tri trả bất kỳ khoản bồi
thường nào nằm ngoài những quy định ở khoản 1 và khoản 2 điều
này trừ khi người chuyên chở hoặc chủ tàu đồng ý tính bồi thường
theo cách thức khác trong giới hạn của chương 16.
Điều 23: Thông báo trong trường hợp mất mát, thiệt hại hoặc chậm trễ
1. Người chuyên chở được cho rằng, khi không có những bằng chứng
ngược lại, đã giao hàng hóa theo miêu tả trong hợp đồng cụ thể nếu

mất mát, hư hỏng đối với hàng hóa, xác định những bản chất thông
thường của những hư hỏng đó không được thông báo đến người
chuyên chở hoặc bên thực hiện trước hoặc vào thời gian giao hàng;
hoặc, nếu mất mát hoặc thiệt hại là không rõ rệt thì trong vòng 7 ngày
làm việc ở nơi giao hàng sau khi giao hàng hóa.
2. Thất bại trong việc thông báo cho người chuyên chởhoặc cho bên
thực hiện theo quy định tại điều này không ảnh hưởng tới quyền đòi
bồi thường đối với mất mát hoặc thiệt hại đối với hàng hóa theo công
ước này, cũng như không ảnh hưởng tới sự chị định bằng chứng bắt
buộc đưa ra tại điều 17.
3. Việc thông báo được quy định trong điều này không được yêu cầu
đối với những mất mát hoặc thiệt hại được xác nhận bằng sự cùng
kiểm tra trực tiếp giữa người nhận hàng và người chuyên chở hoặc
người thực hiện chuyên chở đường biển đối với những trách nhiệm
đã được khẳng định.


4. Không có khoản bồi thường vì chậm trễ nào được chi trả nếu thông
báo tổn thất vì lý do chậm trễ không được gửi tới người chuyên chở
trong vòng 21 ngày liên tục kể từ ngày giao hàng
5. Khi thông báo theo điều này được gửi tới người thực hiện chuyên chở
đường biển, người đã giao hàng hóa thì nó có hiệu lực giống như
thông báo đã được gửi cho người chuyên chở, và thông báo được gửi
cho người chuyên chở cũng có hiệu lực giống như là thông báo được
gửi cho người thực hiện chuyên chở đường biển.
6. Trong trường hợp mất mát hoặc thiệt hại thực tế hay mất mát và thiệt
hại “apprehended”, các bên trong tranh chấp phải tạo điều kiện hợp
lý cho nhau để kiểm tra và kiểm đếm hàng hóa và phải cung cấp các
ghi chép và chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
Chương 6: Những điều khoản bổ xung liên quan đến chặng chuyên chở cụ

thể.
Điều 24: Sự chênh lệch (dịch tạm cái điều này chả hiểu gì cả)
Khi có sự khác biệt với luật áp dụng cấu thành vi phạm nghĩa vụ của người
chuyên chở như khác biệt với chính nó không ngăn cản người chuyên chở
hay người thực hiện chuyên chở khỏi sự tự vệ và giới hạn trách nhiệm của
công ước này, ngoại trừ những nội dung được quy định tại điều 61.
Điều 25: Hàng hóa trên bong:
1.Hàng hóa có thể được chuyên chở trên bong tàu chỉ khi:
(a) việc chuyên chở như vậy được quy định bởi pháp luật
(b) hàng hóa được chuyên chở trong hoặc trên container hoặc các
phương tiện khác phù hợp chuyên chở trên bong và bong tàu
được thiết kế đặc biệt phù hợp cho những container và phương
tiện đó; hoặc


(c) việc chuyên chở trên bong được thỏa thuận trong hợp đồng
chuyên chở, hoặc tập quán, thói quen hoặc thực tiễn thương
mại yêu cầu.
2. Những quy định của công ước này liên quan đến trách nhiệm của
người chuyên chở được áp dụng đối với những mất mát, thiệt hại
hoặc chậm trễ trong việc giao hàng hóa chuyên chở trên bong theo
khoản 1 điều này, nhưng người chuyên chở không phải chịu trách
nhiệm đối với mất mát hoặc thiệt hại đối với những hàng hóa này
hoặc chậm trễ giao hàng được gây ra bởi những rủi ro đặc biệt liên
quan đến việc chuyên chở trên bong khi hàng hóa được chuyên chở
trên bong theo điểm 1(a) và 1(c) điều này.
3. Nếu hàng hóa chuyên chở trên bong tàu trong trường hợp không phải
là trường hợp được cho phép theo khoản 1 điều này, người chuyên
chở phải chịu trách nhiệm đối với mất mát, thiệt hại của hàng hóa
hoặc chậm trễ khi giao hàng chỉ gây ra vởi việc chuyên chở trên

bong, và không có quyền tự bảo vệ theo quy định tại điều 17.
4. Người chuyên chở không có quyền viện dẫn điểm 1(c) của điều này
đối với bên thứ 3 có được chứng từ vận tải có thể chuyển nhượng
hoặc chứng từ vận tải điện tử có thể chuyện nhượng được một cách
chân thực, trừ khi cụ thể hợp đồng có xác nhận rằng hàng hóa có thể
được chuyên chở trên bong.
5. Nếu người chuyên chở hoặc chủ tàu đồng ý một cách rõ ràng rằng
hàng hóa sẽ được chuyên chở dưới bong, người chuyên chở không có
quyền hưởng lợi từ giới hạn trách nhiệm đối với bất kỳ mất mát thiệt
hại hoặc chậm trễ nào trong việc giao hàng đến mức mất mát, thiệt


hại hoặc chậm trễ gây nên bởi việc chuyên chở trên bong. (cần xem
lại cái khoản này, chả hiểu gì cả)
Điều 26: Vận chuyển trước hoặc sau khi vận chuyển đường biển
Khi mất mát hoặc thiệt hại đối với hàng hóa, hoặc sự kiện, hoặc tình huống
gây nên chậm trễ trong việc giao hàng xảy ra trong thời hạn trách nhiệm của
người chuyên chở nhưng chỉ liên quan đến giai đoạn trước khi bốc hàng lên
tàu hoặc sau khi dỡ hàng khỏi tàu, những quy định của công ước này không
có ưu thế hơn những quy định của các văn kiện thế giới khác vào thời điểm
xảy ra mất mát, thiệt hai, hoặc tình huống hay sự kiện gây nên sự chậm trễ
đó.
(a) Theo quy định của những văn kiện quốc tế đó được áp dụng cho
toàn bộ hoặc bất kỳ hành động nào của người chuyên chở nếu
người gửi hàng trực tiếp, riêng rẽ ký hợp đồng với người chuyên
chở đối với chặng đường vận tại cụ thể nơi mà mất mát, thiệt hại
đối với hàng hóa, hoặc sự kiện hay tình huống gây nên chậm trễ
trong giao hàng xảy ra.
(b) Quy định đặc biệt đối với trách nhiệm của người chuyên chở, giới
hạn trách nhiệm, hoặc thời gian tố tụng; và

(c) Không thể tách rời khỏi hợp đồng cũng như gây bất lợi cho người
gửi hàng theo dưới các văn kiện này.
( điều này cần xem lại, dịch vớ vẩn quá)
Chương 7: Nghĩa vụ của người gửi hàng đối với người chuyên chở
Điều 27: Giao hàng để chuyên chở
1. Nếu không thỏa thuận trong hợp đồng chuyên chở, người gửi hàng
phải giao hàng hóa sẵn sàng cho người chuyên chở. Trong mọi
trường hợp, chủ hàng phải giao hàng hóa trong điều kiện có thể


chống chịu việc chuyên chở như đã định, bao gồm việc bốc hàng, xê
dịch hàng, xếp hàng, lashing and securing (buộc và cố định), và bốc
hàng, và hàng hóa sẽ không gây nguy hại cho người hay tài sản
2. Người chuyên chở phải tiến hành thích đáng và cẩn thận bất kỳ nghĩa
vụ nào như thỏa thuận theo điều 13 khoản 2( từ assumed chưa dịch
được)
3. Khi container được đóng hoặc phương tiện được chất hàng bởi người
gửi hàng, người gửi hàng phải xếp hàng, buộc và cố định hàng cần
thận, thích hợp, theo cách không gây hại cho người và tài sản
Điều 28: sự hợp tác của chủ hàng và người chuyên chở trong việc cung cấp
thông tin và các chỉ dẫn.
Người chuyên chở và người gửi hàng phải trả lời các yêu cầu của nhau
nhằm cung cấp thông tin và các chỉ dẫn được yêu cầu để xê dịch và vận
chuyển hàng hóa được thích đáng nếu thông tin thuộc sở hữu của bên được
yêu cầu, hoặc chỉ dẫn nằm trong khả năng cung cấp hợp lý của bên được
yêu cầu và mặt khác chúng không sẵn có một cách hợp lý đối với bên yêu
cầu.
Điều 29: Nghĩa vụ của người gửi hàng để cung cấp thông tin, chỉ dẫn và các
chứng từ.
1. Người gửi hàng phải cung cấp cho người chuyên chở kịp thời những

thông tin, chỉ dẫn và chứng từ có liên quan đến hàng hóa mà không
sẵn có hợp lý đối với người chuyên chở cũng như cần thiết hợp lý:
(a) Đối với việc xê dịch và vận chuyển hàng thích đáng,
bao gồm cả sự phòng ngừa được tiến hành bởi người
vận chuyển và người thực hiện; và (câu này không
hiểu gì nè)


(b) Để người chuyên chở tuân thủ luật, quy định và những
yêu cầu khác của cở quan công quyền liên quan đến
việc vận chuyển đã định, miễn là bên chuyên chở
thông báo cho người gửi hàng kịp thời những thông
tin, chỉ dẫn, và chứng từ mà họ yêu cầu.
2. Điều khoản này không ảnh hưởng đến bất kỳ nghĩa vụ cụ thể nào nhằm
cung cấp những thông tin, chỉ dẫn và chứng từ nhất định liên quan đến hàng
hóa theo luật, quy định và những yêu cầu khác của cơ quan công quyền liên
quan đến việc chuyên chở đã định.
Điều 30: Trách nhiệm cơ bản của người gửi hàng đối với người chuyên chở.
1. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm đối với những mất mát thiệt
hại mà người chuyên chở phải gánh chịu nếu người chuyên chở
chứng minh được rằng những mất mát hoặc thiệt hại đó được gây nên
bởi việc vi phạm những nghĩa vụ của người gửi hàng theo công ước
này.
2. Ngoại trừ những mất mát hoặc thiệt hại gây nên bởi việc vi phạm
những nghĩa vụ của người gửi hàng theo điều 31, khoản 2 và điều 32,
người gửi hàng được miễn trách toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm
nếu nguyên nhân hoặc một trong các nguyên nhân gây nên mất mát
hoặc thiệt hại đó không phải do lỗi của họ hoặc lỗi của bất kỳ người
nào được nhắc đến tại điều 34.
3. Khi người gửi hàng được miễn trách một phần trách nhiệm theo điều

này , người gửi hàng chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần mất mát
hoặc thiệt hại do lỗi của họ hoặc lỗi của bất kỳ người nào được nhắc
tới tại điều 34.
Điều 31: Thông tin nhằm soạn thảo hợp đồng cụ thể.


1. Người gửi hàng phải cung cấp cho người chuyên chở kịp thời và
chính xác những thông tin được yêu cầu nhằm soạn thảo cụ thể hợp
đồng và phát hành chứng từ vận tải hoặc chứng từ vận tải điện tử, bao
gồm những sự cụ thể được nêu tại điều 36 khoản 1; tên của bên được
xác định là người gửi hàng trong hợp đồng cụ thể, tên của người nhận
hàng, (if any) và tên của người yêu cầu chứng từ vận tải hoặc chứng
từ vận tải điện tử được phát hành, (if any.)
2. Người chuyên chở được cho là đã đảm bảo sự chính xác của thông
tin cung cấp theo khoản 1 điều này vào lúc người chuyên chở nhận
được thông tin đó. Người chuyên chở phải. Người gửi hàng phải bồi
thường cho người chuyên chở những mất mát hoặc thiệt hại gây nên
bởi sự không chính xác của những thông tin đó.
Điều 32: Những quy định đặc biệt đối với những hàng hóa nguy hiểm
Khi hàng hóa bằng bản chất và đặc tính của nó hoặc xuất hiện hợp lý có thể
trở thành nguy hiểm cho người, tài sản hoặc môi trường:
(a) Người gửi hàng phải thông báo cho người chuyên chở về bản
chất hoặc đặc tính nguy hiểm của hàng hóa kịp thời trước khi
chúng được giao cho người chuyên chở hoặc người thực hiện
chuyên chở. Nếu người gửi hàng thất bại trong việc đó và
người chuyên chở hoặc người thực hiện chuyên chở không biết
về bản chất hoặc đặc tính nguy hiểm của hàng hóa, người gửi
hàng phải chịu trách nhiệm trước người chuyên chở đối với
những mất mát hoặc thiệt hại gây ra bởi việc thông báo thất
bại; và

(b) Người gửi hàng phải kẻ ký hiệu hoặc dán nhãn hàng hóa nguy
hiểm phù hợp với bất kỳ luật, quy định hoặc yêu cầu khác của


×