Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và định hướng cho quá trình hội tụ kế toán quốc tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO QUÁ TRÌNH HỘI TỤ
KẾ TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

DƯƠNG HUỆ KHANH

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM
VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO QUÁ TRÌNH HỘI TỤ
KẾ TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

HỌC VIÊN: DƯƠNG HUỆ KHANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG



Hà Nội, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và tài liệu trong luận văn là trung thực. Tất cả những tài liệu tham khảo và kế
thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Học viên thực hiện

Dương Huệ Khanh


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự cố
gắng nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Cô TS. Nguyễn Thị Thu Hằng người
đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Sau đại học
và khoa Tài chính – Ngân hàng Trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, tháng 03 năm 2018
Học viên thực hiện


Dương Huệ Khanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VÀ HỘI TỤ KẾ
TOÁN QUỐC TẾ ......................................................................................................5
1.1. Tổng quan về chuẩn mực kế toán ...........................................................5
1.1.1. Chuẩn mực kế toán là gì? ..................................................................5
1.1.2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán ...........................................6
1.1.2.1. Đối với Nhà nước .........................................................................6
1.1.2.2. Đối với Doanh nghiệp ..................................................................6
1.1.2.3. Đối với các nhà đầu tư, các trung gian tài chính .........................6
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình lập quy và hình thành
chuẩn mực kế toán quốc gia .........................................................................7
1.2. Tổng quan về hội tụ kế toán quốc tế.....................................................11
1.2.1. Thế nào là hội tụ kế toán quốc tế? ..................................................11
1.2.2. Sự cần thiết phải hội tụ kế toán quốc tế ..........................................11
1.2.2.1. Vấn đề toàn cầu hoá kinh tế và nhu cầu thông tin kế toán.........11
1.2.2.2. Vai trò của kế toán và nhu cầu chuẩn mực kế toán quốc tế .......13
1.2.3. Xu hướng hội tụ kế toán quốc tế .....................................................16
1.2.3.1. Lược sử quá trình hội tụ kế toán quốc tế ....................................16
1.2.3.2. Hội tụ kế toán quốc tế là xu hướng tất yếu .................................22
1.2.4. Chuẩn mực kế toán quốc tế là cơ sở khoa học và pháp lý của quá

trình hội tụ kế toán quốc tế .........................................................................23
1.2.4.1. Sự ra đời của chuẩn mực kế toán quốc tế ..................................23
1.2.4.2. Quy trình xây dựng các chuẩn mực kế toán quốc tế ..................24


1.2.4.3. Kết cấu cơ bản của một chuẩn mực kế toán quốc tế ..................32
1.2.4.4. Phương thức hội tụ chuẩn mực kế toán quốc tế .........................32
1.2.5. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực trình bày báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS) ......................................................................33
1.3. Một số kinh nghiệm quốc tế hội tụ kế toán quốc tế ............................33
1.3.1. Phương thức hội tụ toàn phần.........................................................33
1.3.2. Phương thức hội tụ theo hướng tiệm cận .......................................35
1.3.3. Phương thức hội tụ từng phần ........................................................37
1.3.3.1. Quá trình và phương thức hội tụ của Pháp ................................38
1.3.3.2. Quá trình và phương thức hội tụ của Trung Quốc .....................42
1.3.3.3. Quá trình và phương thức hội tụ của Malaysia .........................49
1.4. Đánh giá các phương thức hội tụ kế toán quốc tế của các nước trên
thế giới .............................................................................................................54
1.4.1. Phương thức hội tụ toàn bộ .............................................................54
1.4.1.1. Ưu điểm ......................................................................................54
1.4.1.2. Nhược điểm .................................................................................54
1.4.2. Phương thức hội tụ theo hướng tiệm cận .......................................55
1.4.2.1. Ưu điểm ......................................................................................55
1.4.2.2. Nhược điểm .................................................................................55
1.4.3. Phương thức hội tụ từng phần ........................................................55
1.4.3.1. Ưu điểm ......................................................................................55
1.4.3.2. Nhược điểm .................................................................................55
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM ..................57
2.1. Hoàn cảnh ra đời của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ..........57
2.2. Quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán

Việt Nam ..........................................................................................................59
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ......59
2.2.2. Đặc điểm môi trường ........................................................................59
2.2.3. Cơ chế ...............................................................................................60
2.2.3.1. Quy định pháp lý.........................................................................60


2.2.3.2. Tổ chức lập quy ..........................................................................61
2.2.3.3. Quy trình soạn thảo và ban hành ...............................................62
2.2.4. Quá trình hội tụ kế toán quốc tế tại Việt Nam ................................62
2.3. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành ..................................63
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình lập quy và hình
thành chuẩn mực kế toán Việt Nam .............................................................64
2.4.1. Nguồn lực tài chính..........................................................................64
2.4.2. Hệ thống luật pháp ...........................................................................65
2.4.3. Thuế ................................................................................................65
2.4.4. Sự ràng buộc giữa kinh tế và chính trị ...........................................66
2.4.5. Lạm phát ...........................................................................................66
2.4.6. Mức độ phát triển kinh tế .................................................................67
2.4.7. Trình độ giáo dục .............................................................................68
2.4.8. Văn hóa .............................................................................................68
2.5. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng chuẩn mực kế
toán Việt Nam .................................................................................................69
2.5.1. Thành tựu .........................................................................................69
2.5.2. Hạn chế .............................................................................................71
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHO QUÁ TRÌNH HỘI TỤ KẾ TOÁN QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM ..............................................................................................75
3.1. Lợi ích và thách thức khi Việt Nam hội tụ kế toán quốc tế................75
3.1.1. Đối với doanh nghiệp .......................................................................75
3.1.1.1. Lợi ích .........................................................................................75

3.1.1.2. Thách thức ..................................................................................75
3.1.2. Đối với nhà nước ..............................................................................76
3.2. Mục tiêu tổng quát .................................................................................77
3.3. Một số định hướng .................................................................................77
3.3.1. Các định hướng có tính chất ngắn hạn ..........................................78
3.3.2. Các định hướng có tính chất dài hạn ..............................................80
3.4. Điều kiện áp dụng phương thức hội tụ từng phần ..............................80


3.4.1. Đối tượng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế .............80
3.4.2. Điều kiện về thể chế .........................................................................81
3.4.3. Điều kiện về cơ sở hạ tầng ...............................................................82
3.5. Một số kiến nghị liên quan ....................................................................83
3.5.1. Đối với doanh nghiệp .......................................................................83
3.5.2. Đối với nhà nước ..............................................................................83
3.5.3. Đối với nơi đào tạo ...........................................................................84
3.5.4. Đối với hội nghề nghiệp ...................................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACCA
AFA
AICPA
AISG

Association of Chartered
Certified Accountants

ASEAN Federation of
Accountants
American Institute of Certified
Public Accountants
Accountants International Study
Group

ANC
ASBE

Accounting Standards for
Business Enterprises

ASC

Accounting Standards Council

BOT

Bank of Thailand
Chinese Accounting Standards
Committee
Canadian Institute of Chartered
Accountants

CASC
CICA
CNC
CPA
CRC


Certified Public Accountant

CSRC

China Securities Regulatory
Commission

DNNVV
DSAK
EC
EFRAG
EITF
EU
FAF
FAP
FASB
FDI
FRF
FRSC

European Community
European Financial Reporting
Advisory Group
Emerging Issues Task Force
European Union
Financial Accounting
Foundation
Federation of Accounting
Professions of Thailand

Financial Accounting Standards
Board
Foreign Direct Investment
Financial Reporting Foundation
The Philippines Financial
Reporting Standards Council

Hiệp hội kế toán công chứng Anh
Quốc
Liên đoàn kế toán các nước ASEAN
Viện kế toán viên công chứng Hoa
Kỳ
Nhóm nghiên cứu quốc tế về kế toán
Ủy ban chuẩn mực kế toán Pháp
Hệ thống chuẩn mực kế toán doanh
nghiệp Trung Quốc
Hội đồng chuẩn mực kế toán
Singapore
Ngân hàng Thái Lan
Ủy ban Chuẩn mực kế toán Trung
Quốc
Viện kế toán viên công chứng
Canada
Hội đồng Kế toán Quốc gia Pháp
Hội kế toán công chứng
Ủy ban Quy định kế toán Pháp
Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hội đồng chuẩn mực kế toán
Indonesia

Ủy ban Châu Âu
Nhóm tư vấn báo cáo tài chính châu
Âu
Ban xử lý các vấn đề phát sinh
Liên minh châu Âu
Tổ chức kế toán tài chính Hoa Kỳ
Liên đoàn kế toán Thái Lan
Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Tài
Chính của Hoa Kỳ
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổ chức báo cáo tài chính Malaysia
Hội đồng chuẩn mực báo cáo tài
chính Philippines


GAAP
GDP
IAI
IAS
IASB
IASC
ICAAT

ICAEW
IFAC
IFRS
IMF
IOSCO
IPSAS
M&A

MASB
MFRS
PCG
PFRS
PSAK
SAC
SEC
SET
SFAC
SFAS
SFRS

General Accepted Accounting
Principles
Gross Domestic Product

Các nguyên tắc kế toán chấp nhận
chung
Tổng sản phẩm quốc dân
Viện kế toán viên Indonesia

International Accounting
Standards
International Accounting
Standard Board
International Accounting
Standard Committee
Institute of Certified
Accountants and Auditors of
Thailand

Institute of Chartered
Accountants of England and
Wales
International Federation of
Accountants
International Financial Reporting
Standards
International Monetary Fund
International Organization of
Securities Commissions
International Public Sector
Accounting Standards
Merges and Acquisitions
Malaysia Accounting Standards
Board
Malaysia Financial Reporting
Standards
General Accounting Plan
Philippines Financial Reporting
Standards

Chuẩn mực Kế toán quốc tế

Standards Advisory Council
Securities and Exchange
Commission
The stock Exchange of Thailand
Statement of Financial
Accounting Concepts
Statement of Financial

Accounting Standards
Singapore Financial Reporting
Standards

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
Viện kế toán và kiểm toán Thái Lan
Viện kế toán viên công chứng Anh
và xứ Wales
Liên đoàn kế toán quốc tế
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc
tế
Quỹ tiền tệ Quốc tế
Tổ chức quốc tế các cơ quan quản lý
thị trường chứng khoán
Hệ thống chuẩn mực kế toán công
quốc tế
Mua bán và sáp nhập
Hội đồng chuẩn mực kế toán
Malaysia
Chuẩn mực báo cáo tài chính
Malaysia
Tổng hoạch đồ kế toán Pháp
Chuẩn mực báo cáo tài chính
Philippines
Chuẩn mực kế toán Indonesia
Ủy ban tư vấn chuẩn mực
Ủy ban chứng khoán và sàn giao
dịch Hoa Kỳ
Sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan

Báo cáo khuôn mẫu kế toán tài
chính
Báo cáo chuẩn mực kế toán tài chính
Chuẩn mực kế toán Singapore


SME
TAS
TFRS
TSCĐ
WEF
WTO

Small and Medium Enterprise
Thai Accounting Standards
Thai Financial Reporting
Standards
World Economic Forum
World Trade Organization

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chuẩn mực kế toán Thái Lan
Chuẩn mực báo cáo tài chính Thái
Lan
Tài sản cố định
Diễn đàn kinh tế Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng
biểu số
1.1

Tên bảng
Việc sử dụng chuẩn mực IFRS trong 166 quốc gia/vùng lãnh
thổ chia theo khu vực trên Thế giới

Trang

22


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ số
1.1

Tên sơ đồ
Quy trình ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế

Trang
26


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Qua những nghiên cứu về lịch sử hình thành cũng như quá trình phát triển của
chuẩn mực kế toán Việt Nam, tác giả đã chỉ ra được những thành tựu đã đạt được
cũng như những hạn chế còn tồn tại và cần khắc phục trong thời gian qua. Việc hội
tụ kế toán quốc tế là cần thiết trong tiến trình phát triển. Những ích lợi từ việc sử
dụng ngôn ngữ kinh tế chung toàn cầu giúp giải quyết được bài toán thống nhất

thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và
thị trường quốc tế.
Mỗi quốc gia sẽ có những cách thức để hội tụ kế toán khác nhau và những
bước đi khác nhau. Bằng việc nghiên cứu những phương thức hội tụ của các quốc
gia trên thế giới, tác giả đã đưa ra những ưu nhược điểm của từng phương thức hội
tụ. Thêm vào đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu những bài học kinh nghiệm từ các
quốc gia có ảnh hưởng tới hệ thống kế toán Việt Nam như Pháp và Trung Quốc, và
những quốc gia có nét tương đồng với Việt Nam như Malaysia. Từ đó, rút ra định
hướng trong quá trình hội tụ kế toán quốc tế cho Việt Nam là theo phương thức hội
tụ từng phần.
Việt Nam cần chủ động trong việc xây dựng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài
chính Việt Nam nhằm phục vụ cho quá trình hội nhập về kinh tế đồng thời giúp ổn
định và phát triển bền vững kinh tế quốc gia. Để đạt được kết quả đó, tác giả đã đưa
ra những định hướng trong tương lai ngắn hạn và dài hạn cùng với những kiến nghị
liên quan đối với doanh nghiệp, nhà nước, nơi đào tạo và hội nghề nghiệp.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới khiến cho lực
lượng sản xuất ngày càng phát triển. Sự phụ thuộc chặt chẽ giữa các thị trường vốn
quốc tế ngày càng mở rộng, hàng loạt các thương vụ sáp nhập, hợp nhất, liên doanh,
liên kết gia tăng. Vì thế, nhu cầu thực tiễn là phải có một hệ thống kế toán chất
lượng cao toàn cầu, một chuẩn mực thống nhất để ghi nhận thông tin tài chính cũng
như để đánh giá công bằng và chính xác tài chính giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Nhu cầu này là điều kiện đảm bảo cho các doanh nghiệp trên toàn thế
giới áp dụng các nguyên tắc trong công tác báo cáo tài chính. Vì nguyên nhân này,
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Board –

IASB) đã xây dựng các chuẩn mực phức tạp hơn.
Một hệ thống chuẩn mực kế toán thống nhất chất lượng cao toàn cầu không
chỉ gia tăng chất lượng báo cáo tài chính mà còn giảm đi chi phí vốn mà doanh
nghiệp phải gánh chịu để lập báo cáo tài chính theo các nguyên tắc kế toán chung
được chấp nhận (GAAP) của quốc gia sở tại. Động thái này tăng khả năng so sánh
giữa các báo cáo tài chính của những công ty trên các thị trường vốn khác nhau,
điều này khiến cho các nhà đầu tư quốc tế tăng thêm niềm tin và cơ sở để lựa chọn
và quyết định đầu tư. Với ưu thế rõ nét đó, ngày nay vấn đề đặt ra đối với các quốc
gia không chỉ dừng lại ở hoà hợp chuẩn mực kế toán quốc tế mà là hội tụ kế toán
quốc tế. Các quốc gia đều không ngừng nỗ lực để đạt đến hội tụ, đây là xu hướng tất
yếu khách quan nhưng mỗi quốc gia đều phải tạo lập riêng cho mình các hướng đi
khác nhau. Việt Nam không thể đi lệch khỏi xu hướng tất yếu đó. Để có thể hội
nhập cũng như hội tụ tới chuẩn mực kế toán quốc tế, hệ thống kế toán Việt Nam cần
phải có những bước đi thích hợp hơn. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hệ thống
chuẩn mực kế toán Việt Nam và định hướng cho quá trình hội tụ kế toán quốc
tế của Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Luận văn “Quá trình hòa hợp – hội tụ kế toán quốc tế và Phương hướng,
giải pháp của Việt Nam” của tác giả Tăng Thị Thanh Hà (2009) với mục tiêu xây


2

dựng phương hướng và giải pháp hòa hợp – hội tụ với kế toán quốc tế của Việt Nam
đã nêu ra được các đề xuất hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo
thông lệ quốc tế trên cơ sở chấp nhận hòa hợp với những đặc điểm của Việt Nam;
đồng thời, tác giả đã có những kiến nghị để thúc đẩy quá trình hòa hợp hội tụ kế
toán quốc của Việt Nam.
Tác giả Trình Quốc Việt (2009) cũng đã nghiên cứu về hội tụ kế toán quốc tế
qua luận văn “Đề xuất chiến lược hội nhập kế toán quốc tế cho Việt Nam”. Bằng

việc nghiên cứu các bước đi, chiến lược của các quốc gia, tác giả đã đưa ra được các
đề xuất như thiết lập một cơ chế mới cho hệ thống kế toán Việt Nam cũng như hoàn
thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Luận án “Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam
đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế” của tác giả Trần Quốc Thịnh (2014) đã
đưa ra được các đề xuất định hướng cho Việt Nam trong việc phát triển hệ thống
chuẩn mực báo cáo tài chính, giúp cho Bộ Tài chính có những nhận định đúng đắn
trong việc xây dựng chiến lược và lộ trình thích hợp cho kế toán Việt Nam.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những bài báo của các tác giả như Đặng Thái Hùng
(2008), Đoàn Xuân Tiên (2008), Phạm Hoài Hương (2010), … đã nghiên cứu và đề
xuất các chiến lược, lộ trình cũng như góp phần hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã quá lâu, vì thế cần đánh giá lại cũng như cập
nhật xu thế và các đặc điểm hội tụ đến thời điểm hiện tại để đưa ra những định
hướng mới cho kế toán Việt Nam, phù hợp với quá trình phát triển và xu thế hội tụ
kế toán quốc tế.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đưa ra định hướng cho kế toán Việt Nam trong quá
trình hội tụ kế toán quốc tế.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là để giải quyết các vấn đề:
- Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay đã đạt được những
thành tựu gì và còn những hạn chế nào.


3

- Quá trình hội tụ kế toán quốc tế của các nước trên thế giới, và rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam trong các bước đi để hội tụ với kế toán quốc tế.
- Tìm ra được định hướng cho Việt Nam trong quá trình hội tụ với kế toán
quốc tế.

4. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong quá trình
hội tụ kế toán quốc tế dựa trên các dự án hội tụ kế toán quốc tế của một số quốc gia
trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5. Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu
Về thời gian, luận văn sẽ nghiên cứu về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
kể từ khi chuẩn mực kế toán Việt Nam được ra đời cho đến nay và quá trình hội tụ
kế toán quốc tế từ khi thành lập Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) cho
đến nay.
Về không gian, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên
cứu hai vấn đề chính sau đây:
+ Phân tích các dự án hội tụ kế toán quốc tế đã và đang diễn ra hiện nay ở
một số quốc gia trên thế giới theo các phương thức hội tụ và các nước đại diện
như: Pháp, Trung Quốc, Malaysia…
+ Phân tích quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam trong
thời gian qua để đưa ra định hướng cho kế toán Việt Nam trong quá trình hội
tụ kế toán quốc tế.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện
chứng, phương pháp quy nạp, phương pháp thống kê và phân tích, phương pháp
tổng hợp và các phương pháp khác.
7. Những đóng góp của luận văn
Những đóng góp chính của luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu xu thế hội tụ kế toán quốc tế đang diễn ra trên thế giới hiện nay
và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;


4

- Đưa ra một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong quá trình hội tụ kế

toán quốc tế.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần tóm tắt kết quả nghiên cứu, mở đầu, kết luận, danh mục viết
tắt, danh mục bảng biểu – sơ đồ, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3
chương chính:
Chương 1: Tổng quan về chuẩn mực kế toán và hội tụ kế toán quốc tế
Chương 2: Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chương 3: Định hướng cho quá trình hội tụ kế toán quốc tế của Việt Nam


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VÀ HỘI TỤ KẾ
TOÁN QUỐC TẾ
1.1.

Tổng quan về chuẩn mực kế toán

1.1.1. Chuẩn mực kế toán là gì?
Theo điều 149 (1, 2) – Luật Doanh nghiệp 1963 của Anh, ban lãnh đạo công ty
phải trình bày các báo cáo tài chính với cổ đông của công ty, báo cáo tài chính phải
phản ánh “cái nhìn trung thực và hợp lý” về vị trí tài chính và lợi nhuận hay lỗ của
công ty. “Cái nhìn trung thực và hợp lý” không được định nghĩa bởi bất kỳ luật nào
ở Anh hay quốc tế. “Cái nhìn trung thực và hợp lý” là nội dung được bắt nguồn từ
thế kỷ 19 và được lọc ra từ luật lệ xét xử. Luật lệ xét xử này đã chỉ ra rằng nếu ban
lãnh đạo công ty tuân theo chuẩn mực kế toán trong việc lập báo cáo tài chính, thì
đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc báo cáo tài chính có cái nhìn trung thực và
hợp lý. Một ý kiến hợp pháp đã được trình bày với Ủy ban Chuẩn mực kế toán từ
Mary Arden, Arden đã đưa ra ý kiến rằng “tác động ngay lập tức của việc ban hành
chuẩn mực kế toán là tạo ra tính hợp lý cho quan tòa quyết định là việc tuân theo

chuẩn mực là điều cần thiết để đáp ứng được yêu cầu trung thực và hợp lý”. Như
vậy, chuẩn mực kế toán được định nghĩa là những thực tiễn tốt nhất trong kế toán.
Nói cách khác, chuẩn mực kế toán được hiểu là cơ sở cho việc lập và giải thích các
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính (Oireachtas Library & Research Service,
2010).
Ở Việt Nam, Theo Điều 7 – Luật kế toán số 88/2015/QH13 do Quốc hội ban
hành ngày 20/11/2015, chuẩn mực kế toán được định nghĩa là những quy định và
phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính. Tổ chức có trách nhiệm
nghiên cứu và ban hành chuẩn mực kế toán là Bộ Tài chính.
Tóm lại, chuẩn mực kế toán là những quy định làm cơ sở cho việc lập báo cáo
tài chính. Hệ thống chuẩn mực kế toán tạo ra một hệ thống các quan điểm hành xử
cho tất cả kế toán viên.
Chuẩn mực kế toán bao gồm những nguyên tắc chung và những nguyên tắc cụ
thể:


6

- Nguyên tắc chung là những giả thiết, khái niệm và những hướng dẫn dùng
để lập báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc cụ thể là những quy định chi tiết dùng để ghi chép các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh.
Nguyên tắc chung được hình thành do quá trình thực hành kế toán còn nguyên
tắc cụ thể được xây dựng từ các quy định của tổ chức quản lý.
Mỗi quốc gia, tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế của mỗi nước, sẽ có những
nguyên tắc kế toán của nước mình, được gọi là các nguyên tắc kế toán chung được
chấp nhận (GAAP – General Accepted Accounting Principles).
1.1.2. Sự cần thiết phải có chuẩn mực kế toán
Để người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được các thông tin phản ánh trên báo
cáo tài chính, thực hiện tốt các chức năng của kế toán tài chính, bắt buộc người làm

kế toán phải biết chuẩn mực kế toán. Vậy vì sao cần phải có chuẩn mực kế toán
chung? Chúng ta có những lý do sau để đặt ra chuẩn mực kế toán chung:
1.1.2.1. Đối với Nhà nước
- Là cơ sở cho Nhà nước quản lý tình hình tài chính của Doanh nghiệp
- Là cơ sở cho Nhà nước xem xét và quyết định điều chỉnh Luật cho phù hợp
với thời điểm, đáp ứng kịp thời nhu cầu về thông tin kế toán.
- Là cơ sở để Nhà nước đánh giá sự phát triển kinh tế, tài chính của Doanh
nghiệp và của cả nước.
1.1.2.2. Đối với Doanh nghiệp
- Có tuân thủ các chuẩn mực kế toán thì người lập và người sử dụng báo cáo
tài chính mới có thể hiểu được các thông tin phản ánh trên báo cáo.
- Chuẩn mực kế toán là nền tảng để thực hiện chức năng của kế toán tài chính
là báo cáo tình hình tài chính.
- Là phương tiện quan trọng dùng để báo cáo tình hình tài chính của một
doanh nghiệp.
- Là cơ sở cho ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định hoạt động
kinh doanh và điều hành cho tương lai.
1.1.2.3. Đối với các nhà đầu tư, các trung gian tài chính


7

- Cung cấp những thông tin hữu ích cho việc so sánh giữa các doanh nghiệp
và ra quyết định đầu tư hay cho vay đúng đắn.
- Cung cấp thông tin hữu ích để đánh giá luồng tiền trong tương lai.
- Cung cấp thông tin về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, hay tình hình
tài chính của doanh nghiệp
Vậy, chuẩn mực kế toán chung sẽ giúp cho các thông tin phản ánh trong báo
cáo tài chính trở nên thiết thực, tin cậy và so sánh được. Đó là lý do hệ thống chuẩn
mực kế toán chung là hợp lý và thống nhất cho tất cả mọi người làm kế toán.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình lập quy và hình thành chuẩn mực
kế toán quốc gia
Theo lý thuyết kế toán quốc tế của Frederick D.S.Choi và Gary K. Meek
(2011) hệ thống chuẩn mực kế toán và thực hành kế toán của mỗi quốc gia là kết
quả có được từ sự ảnh hưởng qua lại của các nhân tố kinh tế, lịch sử, thể chế và văn
hóa. Sự khác nhau giữa các quốc gia là điều chắc chắn. Có 8 nhân tố ảnh hưởng lớn
đến việc lập quy và hình thành chuẩn mực kế toán (Choi & Meek, 2011), bao gồm:
(1) Nguồn lực tài chính, (2) Hệ thống luật pháp, (3) Thuế, (4) Sự ràng buộc giữa
kinh tế và chính trị, (5) Lạm phát, (6) Mức độ phát triển kinh tế, (7) Trình độ giáo
dục và (8) Văn hóa.
- Nguồn lực tài chính: Ở các nước với thị trường vốn mạnh như Mỹ hay Anh thì
lợi nhuận kế toán là thước đo năng lực điều hành công ty của nhà quản trị. Khi đó,
kế toán được thiết kế để giúp các nhà đầu tư đánh giá các dòng tiền trong tương lai,
các rủi ro và để xác định giá trị công ty. Việc công bố thông tin rất rộng rãi để đáp
ứng các nhu cầu của một số lượng lớn các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu. Ngược lại,
các nước có nguồn tài chính dựa vào quan hệ tín dụng, ở đó ngân hàng là nguồn
cung cấp tài chính chủ yếu, kế toán tập trung vào việc bảo vệ các nhà cung cấp tín
dụng thông qua việc đo lường một cách thận trọng lợi nhuận để giảm thiểu việc chia
cổ tức và để lại vốn đủ để bảo vệ những người cho vay. Vì các định chế tài chính có
thể tiếp cận trực tiếp bất kỳ thông tin nào họ muốn, các báo cáo công bố một cách
rộng rãi được xem là không cần thiết. Nhật Bản và Thụy Sĩ là ví dụ về nhóm các
nước này.


8

- Hệ thống luật pháp: Hệ thống luật pháp quyết định về mối quan hệ giữa các cá
nhân và các định chế. Hệ thống luật pháp phương Tây bao gồm hai hướng: dân luật
(code/civil law) và thông luật (common/case law). Trong các nước theo hệ thống
dân luật, các quy định về kế toán được tích hợp vào hệ thống pháp luật quốc gia và

thường có xu hướng quy định chi tiết cách thức và quy trình. Các nước theo hệ
thống này là các nước có ảnh hưởng bởi nguồn gốc từ Pháp, Đức. Ngược lại, các
nước theo hệ thống thông luật (ảnh hưởng bởi Anh) phát triển theo cơ sở từng
trường hợp và không cố gắng bao quát tất cả trường hợp trong bộ luật. Tại các nước
này, các quy tắc kế toán được thiết lập bởi các tổ chức thuộc lĩnh vực tư nhân. Việc
này cho phép chúng có tính thích nghi cao hơn và dễ đổi mới hơn. Kế toán tại các
nước theo hệ thống dân luật thường có xu hướng tập trung vào hình thức pháp lý,
trong khi kế toán theo thông luật thường có xu hướng tập trung vào bản chất.
- Thuế: Tại nhiều quốc gia, các quy định về thuế quyết định các chuẩn mực kế
toán bởi vì các công ty phải ghi nhận doanh thu và chi phí trong hệ thống sổ sách
của mình để thực hiện cho mục đích thuế. Nói cách khác, các nguyên tắc kế toán và
tài chính tương tự nhau. Các ví dụ cho trường hợp này là Đức và Thụy Điển. Tại
các nước khác (chẳng hạn Mỹ), kế toán tài chính và kế toán thuế là riêng biệt: Lợi
nhuận tính thuế là lợi nhuận kế toán tài chính được điều chỉnh theo sự khác biệt
giữa thuế và kế toán.
- Sự ràng buộc giữa kinh tế và chính trị: Các quan niệm và kỹ thuật kế toán
được chuyển giao thông qua sự xâm lược, thương mại và các sức mạnh tương tự.
Hệ thống ghi sổ kép vốn có nguồn gốc từ Italy từ thế kỷ XV và được lan truyền
sang các nước châu Âu cùng với các tư tưởng khác trong thời Phục hưng. Chủ
nghĩa thực dân Anh xuất khẩu các kế toán viên và các kỹ thuật kế toán trong hệ
thống thuộc địa của mình. Đức đóng chiếm Pháp trong thế chiến thứ 2 dẫn đến việc
Pháp áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất. Mỹ áp dụng các quy tắc kế toán của
mình tại Nhật sau thế chiến thứ 2.
- Lạm phát: Lạm phát làm méo mó kế toán theo giá gốc vởi nó làm cho tài sản và
các chi phí liên quan bị đánh giá thấp, và lợi nhuận bị phóng đại lên. Các nước có
mức lạm phát cao thường yêu cầu các công ty thực hiện điều chỉnh sự thay đổi giá


9


cả trong báo cáo. Ví dụ, Mexico áp dụng kế toán điều chỉnh theo mức giá chung nếu
lũy kế lạm phát trong 3 năm liên tiếp lớn hơn hoặc bằng 28% (tức mức lạm phát
trung bình của một năm là 8%). Trong những năm 1970, để phản ứng với mức lạm
phát cao bất thường, Mỹ và Anh đều thực nghiệm bằng phương pháp báo cáo ảnh
hưởng của sự thay đổi giá cả.
- Mức độ phát triển kinh tế: Nhân tố này ảnh hưởng đến các loại nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong một nền kinh tế và quyết định loại nào là thịnh hành nhất. Loại
giao dịch, trong chiều ngược lại, quyết định các vấn đề kế toán mà nó đối mặt. Ví
dụ, hệ thống thưởng cho nhà quản lý dựa trên cổ phiếu không quá quan trọng trong
các nước mà thị trường chứng khoán còn chưa thật sự phát triển. Ngày nay, nhiều
nền kinh tế công nghiệp đang chuyển mình sang kinh tế dịch vụ. Các vấn đề liên
quan trong sản xuất, như định giá tài sản cố định và ghi nhận chi phí khấu hao trở
nên không quan trọng. Các thách thức mới nổi lên đối với kế toán là đánh giá các tài
sản vô hình và các nguồn lực con người.
- Trình độ giáo dục: Các chuẩn mực kế toán và các hoạt động thực hành kế toán
phức tạp sẽ không có tác dụng nếu bị hiểu nhầm và sử dụng sai. Ví dụ, các kỹ thuật
báo cáo phức tạp về biến động của chi phí theo sự ứng xử của chi phí sẽ không có ý
nghĩa trừ khi người thực hành hiểu kế toán chi phí. Công bố các thông tin về rủi ro
của các chứng khoán phái sinh sẽ không có giá trị thông tin trừ khi các thông tin
được đọc hiểu một cách thông thạo. Các kỹ thuật định giá phức tạp trong định giá
chứng khoán phái sinh sẽ không đi vào thực tế nếu những người thực hành kế toán
không hiểu và áp dụng chính xác các kỹ thuật đó.
- Văn hóa: Văn hóa tượng trưng cho một hệ thống độc lập bao gồm các giá trị và
cách ứng xử chung trong một cộng đồng và có khuynh hướng được duy trì trong
một thời gian dài. Từ những năm 1980, các nghiên cứu đều khẳng định văn hóa là
một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán. Có thể nói sự khác
biệt nền văn hóa giữa các quốc gia đã tạo nên nhiều hệ thống kế toán khác nhau,
hình thành nên các cách ghi chép, tính toán và trình bày thông tin khác nhau trong
hệ thống kế toán của mỗi quốc gia.



10

Hofstede (1984) phân loại bốn lĩnh vực văn hóa và phân tích sự ảnh hưởng của
chúng đến kế toán: (1) chủ nghĩa cá nhân, (2) sự né tránh tính không chắc chắn, (3)
khoảng cách quyền lực, (4) chủ nghĩa trọng nam. Dựa trên các phân tích của
Hofstede, Gray (1988) đã đưa ra khuôn mẫu liên kết giữa văn hóa và kế toán. Ông
đã đề xuất rằng bốn mảng giá trị văn hóa kế toán ảnh hưởng đến thực hành báo cáo
tài chính của một quốc gia bao gồm:
+ Tính chuyên nghiệp với sự kiểm soát của pháp luật: Có sự đối lập giữa ưa
chuộng áp dụng các phán xét nghề nghiệp mang tính cá nhân và các quy tắc tự
đưa ra hội nghề nghiệp với việc tuân thủ các quy định của pháp luật.
+ Tính thống nhất với linh hoạt: sự ưa chuộng tính thống nhất và nhất quát so
với việc linh hoạt trong đối phó với các tình huống.
+ Chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa lạc quan: sự ưa chuộng cho việc áp dụng
cách thức đo lường một cách thận trọng để đối phó với những bất ổn của các
sự kiện trong tương lai thay vì cách tiếp cận lạc quan, sẵn sàng chấp nhận mạo
hiểm.
+ Bí mật và rõ ràng: sự ưu tiên cho việc đảm bảo tính bảo mật và hạn chế tiếp
cận của các thông tin kinh doanh đối lập với việc sẵn sàng công bố các thông
tin cho công chúng.
Ngoài mô hình trên, Nobes (1995) đã đưa ra mô hình đơn giản hóa các nhân tố
ảnh hưởng đến sự khác biệt trong báo cáo tài chính giữa các quốc gia. Theo mô
hình này có hai nhân tố là văn hóa và bản chất của hệ thống tài chính. Nobes (1995)
lập luận rằng nguyên nhân quan trọng cho sự khác biệt trong báo cáo tài chính giữa
các quốc gia là sự khác biệt về mục đích báo cáo. Hệ thống tài chính của một quốc
gia được xem là nhân tố thích hợp nhất quyết định mục đích của báo cáo tài chính.
Cụ thể, hệ thống tài chính của một quốc gia qua thị trường chứng khoán mạnh với
một lượng lớn các cổ đông bên ngoài hay không sẽ quyết định bản chất của hệ
thống báo cáo tài chính trong một quốc gia.

Để khắc phục các vấn đề phát sinh do khác biệt kế toán giữa các quốc gia, các
nước đã và đang nỗ lực trong việc hài hòa và hội tụ các chuẩn mực kế toán. Ngày
càng nhiều quốc gia lấy hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế làm hệ thống chuẩn


11

mực kế toán quốc gia, hay xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia tiệm cận
nhiều hơn với chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.2. Tổng quan về hội tụ kế toán quốc tế
1.2.1. Thế nào là hội tụ kế toán quốc tế?
Năm 1998, IASC đã nhắc đến “hội tụ” (convergence) lần đầu tiên trong Báo
cáo chiến lược và sau đó Hiến chương của IASB đã khẳng định trong Hiến chương
“hội tụ” là một mục tiêu của tổ chức này. Hội tụ kế toán quốc tế được hiểu là một
quá trình phát triển hướng đến một hệ thống chuẩn mực kế toán chung được sử
dụng trên toàn cầu và có chất lượng cao. Chất lượng cao ở đây được hiểu là hệ
thống chuẩn mực kế toán khi được áp dụng sẽ phản ánh thông tin tài chính của
doanh nghiệp một cách trung thực và hợp lý nhất. Hội tụ là quá trình mà tiền thân là
“hòa hợp” rồi “quốc tế hóa” đến nay là “hội tụ” (Herz & Petrone, 2005). Mục đích
của hội tụ kế toán quốc tế là để thiết lập hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao
để cải thiện so sánh phạm vi quốc tế về các thông tin tài chính, cũng như giảm chi
phí cho người sử dụng, đầu tư, kiểm toán để nhằm mục đích xa hơn là phát triển thị
trường vốn trên toàn cầu. Ban đầu IASC đã xác định mục tiêu hòa hợp với GAAP
của các quốc gia, tuy nhiên ngày nay IASB đã sử dụng khái niệm hội tụ nhằm gia
tăng tính so sánh thông tin trên báo cáo tài chính và hướng đến một bộ tiêu chuẩn có
chất lượng cao hơn. Việc phát triển chuẩn mực của IASB là sự chuyển đổi từ hòa
hợp sang hội tụ. Hội tụ được xem như quá trình “tiêu chuẩn hóa” chuẩn mực. Hai
khái niệm hội tụ và hòa hợp không đối lập nhau mà phản ánh quá trình phát triển
của chuẩn mực kế toán ở những mức độ khác nhau.
Theo tác giả, “hội tụ” được hiểu là quá trình phát triển hướng đến một hệ

thống chuẩn mực báo cáo tài chính chung, chất lượng cao được áp dụng trên toàn
cầu. Chất lượng cao ở đây là báo cáo tài chính được lập theo các chuẩn mực kế toán
phản ánh được đầy đủ, trung thực và có tính hợp lý nhất về các thông tin tài chính
của doanh nhiệp. Và hệ thống chuẩn mực chung đó phải đáp ứng nhu cầu thông tin
ra quyết định trên thị trường vốn và các yêu cầu khác của nền kinh tế thị trường.
1.2.2. Sự cần thiết phải hội tụ kế toán quốc tế
1.2.2.1. Vấn đề toàn cầu hoá kinh tế và nhu cầu thông tin kế toán


×