Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án Tiếng việt 5 tuần 33 bài: Mở rộng vốn từ trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.76 KB, 2 trang )

Giáo án tiếng việt lớp 5
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẺ EM
I/ Mục tiêu:
- Hiểu và biết thêm một số từ ngữ về trẻ em.
- Tìm được hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em( bt3) ; hiểu nghĩa của các thành
ngữ, tục ngữ nêu ở bài tập 4
-Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực
II/ Đồ dùng dạy học:
Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: HS nêu tác dụng của dấu hai chấm, cho ví dụ.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (147):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung
bài.
-HS làm việc cá nhân.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (148):
-Mời 1 HS đọc nội dung BT 2.
-Cho HS làm bài thao nhóm 7, ghi kết quả thảo luận
vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại lời giải đúng, tuyên dương những nhóm
thảo luận tốt.
*Bài tập 3 (148):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.


-Cho HS làm bài theo nhóm tổ, ghi kết quả thảo luận
vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*Bài tập 3 (148):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào vở.

*Lời giải:
Chọn ý c) Người dưới 16 tuổi

*Lời giải:
-trẻ, trẻ con, con trẻ,…- không
có sắc thái nghĩa coi thường,
hay coi trọng
-trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng,
thiếu niên,…- có sắc thái coi
trọng
-con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi
ranh, nhóc con,… - có sắc thái
coi thường.
*VD về lời giải:
-Trẻ em như tờ giấy trắng.
-Trẻ em như nụ hoa mới nở.
-Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.

*Lời giải:
a) Tre già măng mọc.



Giáo án tiếng việt lớp 5
-Mời 4 HS nối tiếp trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

b) Tre non dễ uốn.
c) Trẻ người non dạ.
d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói.



×