Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Quản lý nhà nước về hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN HỒNG CHINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐOÀN HỒNG CHINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ BẮC

THÁI NGUYÊN - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
được thực hiện nghiêm túc, trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

Đoàn Hồng Chinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý Nhà nước về hải quan tại
Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,
động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu
sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo Bộ phận Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Đỗ Thị Bắc.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn.

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp
tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn

Đoàn Hồng Chinh


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HẢI QUAN ......................................................................... 5
1.1.

Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về hải quan .......................................... 5

1.1.1. Khái niệm, mục đích, dặc điểm quản lý Nhà nước về hải quan............... 5

1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về hải quan .............................................. 12
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về hải quan ................... 21
1.2.

Cơ sở thực tiễn quản lý Nhà nước về hải quan ở Việt Nam..................... 25

1.2.1. Kinh nghiệm Cục hải quan thành phố Hải Phòng ................................ 25
1.2.2. Kinh nghiệm Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh ............................ 27
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra quản lý Nhà nước về hải quan cho Cục
hải quan tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 29
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 30
2.1.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 30

2.2.

Khung phân tích .................................................................................... 30

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 31


iv

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 32
2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 33

2.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 34

2.6.1. Chỉ tiêu lập kế hoạch quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 34
2.6.2. Chỉ tiêu thực trạng quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 34
2.6.3. Kiểm tra, thanh tra quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 34
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH .................................. 35
3.1.

Giới thiệu khái quát Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh ............................ 35

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh ....... 35
3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh ................. 35
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh ................ 38
3.2.

Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 40

3.2.1. Lập kế hoạch quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................... 40
3.2.2. Thực trạng thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hải quan tại
Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 43
3.2.3. Kiểm tra, thanh tra quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 62

3.2.4. Kết quả quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.. 65
3.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về hải quan
tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh......................................................... 69

3.3.1. Yếu tố khách quan................................................................................. 69
3.3.2. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 73


v

3.4.

Đánh giá chung quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................... 76

3.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 76
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 78
Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH ............ 82
4.1.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý Nhà nước
về hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh ..................................... 82

4.1.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải
quan tỉnh Quảng Ninh ........................................................................... 82
4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải
quan tỉnh Quảng Ninh ........................................................................... 83

4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 84
4.2.

Giải pháp nhằm tăng cường hoàn thiện quản lý Nhà nước về hải
quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh ................................................ 86

4.2.1. Giải pháp cho hoạt động tuyên truyền pháp luật về Hải quan với
nhiều hình thức khác nhau .................................................................... 86
4.2.2. Giải pháp về phát triển và chuyển giao phương pháp quản lý mới ...... 87
4.2.3. Giải pháp về công tác cán bộ ................................................................ 89
4.2.4. Giải pháp về kiểm tra, thanh tra ............................................................ 91
4.3.

Kiến nghị ............................................................................................... 93

4.3.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ ............................................................... 93
4.3.2. Đối với Tổng Cục hải quan ................................................................... 94
4.3.3. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101


vi

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBCC

: Cán bộ công chức


CBCC-NLĐ

: Cán bộ công chức - người lao động

DN

: Doanh nghiệp

GTGT

: Giá trị gia tăng

HQCK

: Hải quan cửa khẩu

KT-XH

: Kinh tế xã hội

NSNN

: Ngân sách nhà nước

QLNN

: Quản lý nhà nước

TMCP


: Thương mại cổ phần

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TTHC

: Thủ tục hành chính

UBND

: Ủy ban nhân dân

XNK

: Xuất nhập khẩu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng:

Bảng 2.1:

Ý nghĩa của điếm số bình quân................................................... 32

Bảng 3.1:


Kế hoạch thực hiện thu thuế xuất nhập khẩu Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 ....................................... 40

Bảng 3.2:

Kế hoạch tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán
bộ tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 .............. 41

Bảng 3.3:

Ý kiến về công tác lập kế hoạch QLNN về hải quan tại Cục
hải quan tỉnh Quảng Ninh năm 2017 .......................................... 42

Bảng 3.4:

Kết quả thu thuế xuất nhập khẩu Cục hải quan tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2015-2017 .......................................................... 44

Bảng 3.5:

Ý kiến về tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh năm 2017 .......... 45

Bảng 3.6:

Hình thức tuyên truyền pháp luật về hải quan tại Cục hải
quan tỉnh Quảng Ninh năm 2015-2017 ...................................... 47

Bảng 3.7:


Ý kiến về tổ chức tuyên truyền pháp luật về hải quan về hải
quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh 2017 ............................ 48

Bảng 3.8:

Thống kê nguồn nhân lực tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2015 - 2017 ................................................................. 50

Bảng 3.9:

Ý kiến về công tác tổ chức và hoạt động tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh năm 2017......................................................... 53

Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao
động do Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh tổ chức năm 2017 ....... 55
Bảng 3.11: Kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ
Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 ................. 58
Bảng 3.12: So sánh kết quả thực hiện với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho
cán bộ Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017 ..........59


viii

Bảng 3.13: Ý kiến về công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức của Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh năm 2017 .........60
Bảng 3.14: Ý kiến về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
năm 2017 ............................................................................................61
Bảng 3.15: Khiếu nại, tố cáo, phản ánh đường dây nóng tại Cục hải

quan tỉnh Quảng Ninh năm 2017 ................................................ 62
Bảng 3.16: Ý kiến về công tác kiểm tra, thanh tra quản lý Nhà nước về
hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh năm 2017............... 63
Bảng 3.17: Thực trạng thanh tra, kiểm tra tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
năm 2017 ................................................................................................ 64
Bảng 3.18: Thực trạng XNK tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh năm 2017 ....... 65
Bảng 3.19: Hoạt động chống buôn lậu và xử lý vi phạm tại Cục hải
quan tỉnh Quảng Ninh năm 2017 ................................................ 65
Bảng 3.20: Phân luồng tờ khai XNK tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
năm 2017 ..................................................................................... 66
Bảng 3.21: Kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
năm 2017 ..................................................................................... 67
Bảng 3.22: Xuất nhập khẩu hàng hóa theo nhóm hàng năm 2015-2017
tại Việt Nam ................................................................................ 68
Bảng 4.1:

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020 ....................................... 90

Hình:
Hình 2.1. Khung phân tích của đề tài .................................................................. 28
Hình 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh ............... 35


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế với thế giới ngày càng sâu
rộng, Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế như: tổ chức Hải
quan thế giới (WCO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn

đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Đây là cơ hội và động
lực phát triển kinh tế song Việt Nam cũng phải thay đổi một số cơ chế, chính
sách, nội luật hóa các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết… cho phù
hợp với sân chơi chung của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra đối với hệ thống các cơ quan quản lý Nhà
nước của nước ta, trong đó có ngành Hải quan phải phát huy nội lực tối đa để
vừa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài,phát triển giao thương quốc tế vừa khuyến khích sản xuất trong nước,
loại trừ các yếu tố gây nguy hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước, đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh chính trị của Việt Nam.
Trong những năm qua, hoạt động xây dựng và phát triển của Hải quan
tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng lớn mạnh và vinh dự được nhận nhiều phần
thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2000); Huân
chương Lao động hạng Nhất (năm 1995); Huân chương Lao động hạng Nhì
(năm 1991); 2 Huân chương Chiến công hạng Ba (năm 1998, năm 2009);
Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới (năm 2005). Trong xây
dựng, phát triển, trưởng thành Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh đã nhiều năm
được trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ của Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Cờ của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bằng khen của
Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh.


2
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn có những tồn tại, bất
cập trong hoạt động QLNN tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh như: Hàng
năm, Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện công tác tuyên truyền dưới
nhiều hình thức nhưng hiệu quả chưa đạt được như mong đợi; các văn vản
pháp quy liên quan đến hoạt động Hải quan còn chưa phù hợp với thực tiễn
dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về Hải quan; việc triển
khai mô hình thông quan điện tử đã được triển khai tuy nhiên về tư duy và

cách thức thực hiện thủ tục hải quan vẫn theo mô hình cũ, do đó làm hạn chế
sự tăng trưởng phát triển của hoạt động thương mại qua địa bàn tỉnh; khó
khăn trong việc bố trí sắp xếp nhất là những vị trí công tác như kiểm soát
chống buôn lậu, kiểm soát phòng chống ma tuý, thu thập thông tin, giám sát
ngoài giờ, những đơn vị biện giới, hải đảo, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở
doanh nghiệp; công tác đào tạo bồi dưỡng có lúc, có nơi chưa thực sự đạt hiệu
quả còn mang tính hình thức; chỉ tiêu về số vụ chuyển cơ quan khác khởi tố
chưa hoàn thành (14/16 vụ, đạt 88%), một số đơn vị chưa hoàn thành chỉ tiêu
khởi tố hình sự...
Trong khi đó, ngoài các hoạt động giao lưu thương mại, hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh… tuân thủ các quy
định của pháp luật còn có những hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng,
các vụ gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy, vũ khí…
đã và đang diễn ra với quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng mà Cục
Hải quan tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn trung chuyển trọng
điểm của nhiều đối tượng, tổ chức tội phạm trong nước và tội phạm đa quốc
gia. Điều này đòi hỏi hoạt động QLNN tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
phải không ngừng tăng cường và hoàn thiện. Trước yêu cầu thực tiễn đó, tác
giả đã chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan tỉnh
Quảng Ninh” làm luận văn thạc sỹ, đề tài có ý nghĩa lớn về lý luận và thực
tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quản lý Nhà nước
về hải quan trong những năm tiếp theo.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm quản lý Nhà
nước về hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao năng

lực quản lý Nhà nước về hải quan trong những năm tiếp theo.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước về hải quan.
- Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về hải
quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề quản lý Nhà nước về hải
quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại Cục hải quan tỉnh
Quảng Ninh.
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2015 - 2017.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác lập kế hoạch, thực
trạng, thanh tra quản lý Nhà nước về hải quan và đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, là tài liệu giúp Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh xây dựng quy hoạch và kế
hoạch quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020 có cơ sở khoa học.


4
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, quản lý Nhà nước về
hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình
quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh và đối với các
địa phương có điều kiện tương tự.

5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về hải quan.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục hải quan
tỉnh Quảng Ninh.
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về
hải quan tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh.


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
1.1. Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về hải quan
1.1.1. Khái niệm, mục đích, dặc điểm quản lý Nhà nước về hải quan
1.1.1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về hải quan
a. Khái niệm hải quan
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý (2013), Hải
quan là “công tác kiểm soát, đánh thuế hàng hóa xuất nhập cảnh”, hoặc là “cơ
quan làm công tác kiểm soát, đánh thuế hàng hóa xuất nhập cảnh”.
Theo Tổ chức Hải quan thế giới (2006) thì “Hải quan là cơ quan chính
phủ chịu trách nhiệm thi hành luật Hải quan và chịu trách nhiệm thu thuế và
lệ phí xuất nhập khẩu, đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ
khác liên quan tới việc nhập khẩu, quá cảnh và xuất khẩu hàng hoá”.
Hải quan là từ rút gọn của từ gốc “Hải ngoại thuế quan” với đối tượng
quản lý là “hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài trong lãnh thổ hải quan”. Nhà nước Việt Nam quản lý lĩnh vực hải quan

thông qua việc ban hành pháp luật, chính sách và quy định Hải quan Việt
Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải;
phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức
thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan;
kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.


6
Hải quan là ngành thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quan trọng của chính
phủ, tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà nước về Hải quan tại các cửa khẩu,
thu thuế xuất nhập khẩu, thuế gián thu và các lệ phí khác có liên quan tới hoạt
động đối ngoại, chống buôn lậu qua biên giới, thực hiện thống kê hàng hoá
thực xuất và thực nhập.
b. Khái niệm quản lý Nhà nước về hải quan
Theo tác giả Võ Kim Sơn (2010), Quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa rộng
là hoạt động tổ chức, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp
và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm
pháp luật.
Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ
thống các cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi
hoạt động cụ thể của con người theo pháp luật và bằng pháp luật nhằm đạt được
những mục tiêu và yêu cầu đặt ra của QLNN dựa trên những điều kiện và quy
luật khách quan của đời sống xã hội. Tham gia vào quá trình QLNN gồm chủ thể
QLNN (các cơ quan, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước) và đối
tượng QLNN (các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi tác động của QLNN)
quản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: quốc phòng, an ninh,
kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ... nhằm duy trì sự ổn

định và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong đời sống xã hội; nội dung, hình
thức, phương pháp và công cụ QLNN do pháp luật quy định.
Đối với QLNN về Hải quan, hiểu theo nghĩa rộng là một mặt của công tác
QLNN về kinh tế, có vị trí quan trọng trong thực thi chính sách kinh tế của Nhà
nước, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Công tác QLNN về hải quan có vai
trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc phát triển xuất
nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch, giao thương quốc tế,
khuyến khích sản xuất trong nước, đóng góp nguồn thu cho ngân sách nhà nước,
góp phần bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh quốc gia. Trong bối cảnh Việt Nam hội


7
nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tạo ra nhiều cơ hội phát triển ngành Hải
quan song đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức lớn như: sự gia tăng về quy
mô, tính phức tạp của các hoạt động thương mại quốc tế, nguy cơ khủng bố, ô
nhiễm môi trường và sức khoẻ cộng đồng; nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc
tế trong lĩnh vực hải quan mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc là thành viên; yêu
cầu tạo điều kiện thuận lợi tối đa về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam...
Hiểu theo nghĩa hẹp, QLNN về hải quan là quá trình tổ chức, điều hành hệ
thống tổ chức của Hải quan Việt Nam đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, phương tiện vận tải
theo các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà
nước về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và
giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo quy định hiện hành tại Luật Hải quan 2014 thì nội dung quản lý nhà
nước về hải quan bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển Hải quan Việt Nam;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
3. Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;
4. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
5. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp
quản lý hải quan hiện đại;
7. Thống kê nhà nước về hải quan;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật về hải quan;
9. Hợp tác quốc tế về hải quan. (Quốc Hội, 2013)


8
1.1.1.2. Mục đích của quản lý Nhà nước về hải quan
Mục đích của quản lý nhà nước lĩnh vực hải quan được xác định nhằm
góp phần bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, khoa học và công nghệ; hợp tác và giao lưu quốc tế; bảo vệ chủ
quyền và an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, QLNN về Hải quan còn là sự tác động của
các chủ thể mang quyền lực Nhà nước (ở đây là Hải quan) chủ yếu bằng pháp
luật đến các đối tượng quản lý (là hàng hoá, phương tiện xuất nhập khẩu, xuất
nhập cảnh) nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
Là đơn vị QLNN cấp cơ sở, mục đích QLNN tại Cục hải quan Tỉnh
được cụ thể hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu,
xuất nhập cảnh, quá cảnh hàng hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, bảo hộ sản
xuất trong nước; cho giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền
quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế; thu hút tinh hoa văn hoá nhân loại
làm giàu bản sắc văn hoá Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của
ngành Hải quan nói riêng và toàn xã hội nói chung.
1.1.1.3. Đặc điểm quản lý Nhà nước về hải quan

Cục hải quan là đơn vị QLNN về hải quan cấp cơ sở nên một số chức
năng QLNN về hải quan bị thu hẹp, chủ yếu trọng tâm đối với các chức năng
có tính chất thực thi, thực hiện công vụ. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chủ thể quản lý của Cục hải quan
Theo Luật Hải quan 2014 quy định tại Điều 100, cơ quan quản lý nhà
nước về hải quan gồm:
(1). Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
(2). Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống
nhất quản lý nhà nước về hải quan.
(3). Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước
về hải quan.


9
(4). Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan tại địa phương.
(Quốc Hội, 2013)
Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung, thống nhất. Tổng cục trưởng Tổng Cục hải quan thống nhất quản lý,
điều hành hoạt động của Hải quan các cấp; Hải quan cấp dưới chịu sự quản
lý, chỉ đạo của Hải quan cấp trên.
Hiện nay, Tổng Cục hải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực
hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về
hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan trong phạm vi cả nước.
Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng Cục hải quan, chịu trách nhiệm
trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của
Tổng Cục hải quan. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục
trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công.
Đối với Cục hải quan, chủ thể quản lý được quy định tại Quyết định số

1919/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 06/9/2016, cụ thể như sau
(1). Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là Cục hải quan) là tổ chức trực thuộc Tổng Cục hải quan, có
chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng Cục hải quan quản lý nhà nước về hải
quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp
luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục hải quan theo quy định của
pháp luật.
(2). Cục hải quan có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng theo quy
định. Cục trưởng Cục hải quan chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng
Cục hải quan và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục. Phó Cục
trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công phụ trách.


10
Thứ hai, về đối tượng quản lý của Cục hải quan
Đối tượng của QLNN về hải quan được quy định tại Điều 2 Luật Hải
quan 2014 [6], gồm: (1) tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; (2) tổ
chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải;
(3) cơ quan hải quan, công chức hải quan; (4) cơ quan khác của Nhà nước
trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Tổ chức, cá nhân, khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng
hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, phương tiện vận tải phải tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan. Các trường
hợp vi phạm sẽ bị xử lý bằng các chế tài được quy định tại Luật Hải quan
2014 và pháp luật hiện hành khác của Việt Nam. Trong trường hợp điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật
Hải quan 2014 thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Đối với những

trường hợp Luật Hải quan 2014, văn bản pháp luật khác của Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa có quy định thì có thể áp dụng
tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan [6], nếu việc áp dụng tập
quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam.
Đối tượng quản lý của Tổng Cục hải quan về cơ bản giống với đối
tượng được quy định tại Điều 2 Luật Hải quan 2014, trong đó, đối với Khoản
3, cơ quan hải quan cụ thể là Cục hải quan và công chức hải quan. Công chức
hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức
vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử
dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (Quốc Hội, 2013).


11
Cục hải quan, công chức hải quan tại Cục hải quan là đối tượng quản lý
của Tổng Cục hải quan và các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ của Cục hải
quan theo chuyên ngành dọc.
Thứ ba, về phạm vi quản lý của Cục hải quan
Hoạt động QLNN về hải quan được Chính phủ quy định chi tiết phạm
vi địa bàn hoạt động hải quan. (a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt
liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội
địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; khu
vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực
ưu đãi hải quan; các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo
thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông
quan; các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải
quan; (b) Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được
phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm

kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phương tiện vận tải và xử lý vi
phạm pháp luật về hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối với Cục hải quan, địa bàn hoạt động được thu hẹp. Một số hoạt
động tác nghiệp như kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống
gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng,
chống ma túy; thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
được thực hiện trong phạm vi địa bàn hoạt động của Cục hải quan nhưng hoạt
động phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng,
chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới được triển khai ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.


12
Thứ tư, về hình thức quản lý của Cục hải quan
Quản lý nhà nước tại Cục hải quan được dựa trên hệ thống các văn bản
pháp luật quy định hoạt động hải quan; sử dụng và áp dụng pháp luật hải quan
hiện hành thông qua việc tổ chức triển khai thi hành trên thực tế; bảo vệ pháp
luật hải quan thông qua việc đề ra và thực hiện phòng, chống vi phạm pháp
luật hải quan và xử lý vi phạm hành chính; thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám
sát việc tuân thủ pháp luật hải quan. (Quốc Hội, 2013)
1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về hải quan
Nội dung QLNN về hải quan được quy định tại Điều 99 Luật Hải quan
2014 bao gồm:
(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển Hải quan Việt Nam;
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hải quan;
(3) Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;
(4) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;

(5) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
(6) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương
pháp quản lý hải quan hiện đại;
(7) Thống kê nhà nước về hải quan;
(8) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật về hải quan;
(9) Hợp tác quốc tế về hải quan. (Quốc Hội, 2013)
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội của từng địa
phương mà công tác QLNN tại Cục hải quan ở từng tỉnh tập trung vào một số
nội dung, nghiệp vụ cụ thể để phát huy hiệu quả QLNN về hải quan. Ngày
09/06/2010, Tổng Cục hải quan đã ban hành Quyết định số 1169/QĐ-TCHQ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hải quan


13
trực thuộc Cục hải quan liên tỉnh, thành phố. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Cục hải quan nhằm thực hiện các nội dung QLNN chủ yếu như sau:
1.1.2.1. Lập kế hoạch quản lý Nhà nước về hải quan
Bất kỳ một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào, kế hoạch quản lý luôn
được coi là nền tảng cơ bản của quá trình quản lý. Kế hoạch quản lý đúng đắn
sẽ là chìa khóa thành công cho những hoạt động quản lý tiếp theo. Kế hoạch
quản lý cho biết mục tiêu hoạt động của tổ chức đó trong một thời kỳ và một
điều kiện nhất định. Vì vậy, để quản lý Nhà nước về hải quan trong tiến trình
hiện đại hóa hải quan, trước hết phải kế hoạch quản lý Nhà nước về hải quan
phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tiến trình hiện đại hóa
hải quan nói riêng, phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Kế hoạch quản lý
Nhà nước về hải quan trong tiến trình hiện đại hóa hải quan là xác định con
đường và hướng hoạt động của hải quan nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định,
căn cứ vào các đặc điểm kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định.
Kế hoạch quản lý Nhà nước về hải quan thể hiện qua việc các cơ quan

quản lý nhà nước xây dựng và ban hành chiến lược phát triển hải quan cho
từng giai đoạn, cụ thể thành các kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế
hoạch ngắn hạn nhằm phát triển hải quan cho từng thời kỳ, quy hoạch mạng
lưới hải quan phát triển phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và
tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan.
Tóm lại, kế hoạch quản lý Nhà nước về hải quan nhằm đưa hải quan
phát triển theo một quỹ đạo nhất định. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có
tầm nhìn chiến lược, nghiên cứu kỹ tình hình thực tế, đặt quản lý Nhà nước về
hải quan trong bối cảnh kinh tế - xã hội để đề ra các mục tiêu phát triển phù
hợp, tránh những mục tiêu phát triển quá xa vời, khó có thể đạt được hoặc
những mục tiêu không thống nhất, không nhất quán, dễ bị thay đổi trong thời
gian ngắn. (Mai Hữu Khuê, 2003)


14
1.1.2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước về hải quan
a. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan
Cục hải quan là cấp QLNN cơ sở, không có chức năng ban hành mà
chủ yếu thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan. Trên thực tế,
số lượng văn bản quy phạm pháp luật về hải quan tương đối lớn và đa dạng,
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Hiến pháp, Luật hải quan, Bộ luật dân
sự, Bộ luật tố tụng Dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng Hình sự, Luật
thương mại, Luật hàng hải, Luật doanh nghiệp, Luật thuế xuất khẩu, Thuế
nhập khẩu, Luật thuế Giá trị gia tăng (VAT), Luật quản lý thuế... Ngoài ra, là
hệ thống các văn bản dưới luật gồm Nghị định, Thông tư, Thông tư liên tịch,
Quyết định... thuộc các cấp QLNN của Việt Nam mà trọng tâm là Chính phủ,
Bộ Tài chính, Tổng Cục hải quan, Cục hải quan và các ngành hữu quan (Bộ Y
tế, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...). Nhiệm
vụ đặt ra đối với các Cục hải quan là áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật
về hải quan vào thực tiễn, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động

QLNN về hải quan. Theo đó, nội dung thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về hải quan của Cục hải quan nhằm thực thi công vụ như sau:
Thứ nhất, Cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, chống
gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng,
chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động của Cục hải quan.
Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác
phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan.
Thứ ba, tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực hiện việc ấn định thuế,


15
theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế và phúc tập hồ sơ hải quan; đảm
bảo thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Thứ tư, thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo
thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu
nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo theo thẩm
quyền Cục hải quan được pháp luật quy định.
Đây là nội dung QLNN chủ yếu và quan trọng nhất của Cục hải quan,
việc thực thi công vụ đặc thù phải dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật
về Hải quan đồng thời việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về hải quan là để các Cục hải quan thực hiện các nội dung QLNN về hải quan.
(Nguyễn Duy Thông, 2010)
b. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về hải quan

Để thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật, cần phải có những
hướng dẫn cụ thể nên hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về Hải
quan có vai trò rất quan trọng. Nếu như trong nội dung QLNN về hải quan
của Tổng Cục hải quan là “hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về
Hải quan” thì tại Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là “tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về
Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn
Cục hải quan”.
Cục hải quan là cơ quan QLNN cấp cơ sở, có trách nhiệm thực thi Luật
và văn bản dưới luật về hải quan và các chuyên ngành khác không thuộc lĩnh
vực Hải quan nhưng có hàng hóa, sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông
trong địa bàn quản lý của Cục hải quan như: thuế, y tế, kiểm dịch, môi
trường, văn hóa... Do đó, số lượng văn bản quy phạm pháp luật Cục hải quan
phải tổ chức thực hiện tương đối lớn. Song trình độ, năng lực nhận thức về


×